Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Giải mã ‘cơn điên’ biến động vàng, lãi suất

-(Đất Việt) Giá vàng tăng giá theo thế giới sẽ không bất thường nếu không có chênh lệch hơn 3 triệu đồng cũng như nhân tố mua gom của các ngân hàng (NH). Trong khi đó, dù cho vay còn khó khăn nhưng các NH đang đẩy lãi suất huy động lên cao. Căn bệnh thiếu thanh khoản của NH thật khó chữa.

Doanh nghiệp đang thiếu vốn trầm trọng

 Thiếu trước hụt sau


Đầu tuần này, giá vàng đã lên đỉnh trong một năm qua, ở mức 47,8 triệu đồng/lượng. Khoảng cách giá vàng trong nước cũng được đẩy lên mức trên 3 triệu đồng. Giá vàng đã tăng liên tiếp trong mấy tuần qua, khoảng cách giá trong nước và thế giới ngày càng nới rộng đã cho thấy dấu hiệu bất ổn của cung cầu trên thị trường. Để giải quyết vấn đề này, thị trường đã rất trông đợi vào 300.000 lượng vàng được NHNN đưa ra thị trường.

Tuy nhiên, số vàng đó dường như đã không có mấy tác dụng khi trong số số hơn 300.000 lượng thì trên 270.000 lượng là vàng móp méo của NH dập lại và chuyển đổi từ vàng thương hiệu khác sang vàng SJC. 

Điều này chứng minh một thực tế đã được nói đến rất nhiều gần đây là thiếu hụt nguồn cung và tăng giá vàng là do các ngân hàng thu gom. Thực tế này, đã được chính ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch SJC nói đến từ đầu tháng 9 khi cơn sốt vàng manh nha và mới đây ông Nguyễn Thanh Trúc – Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quỹ Nông nghiệp tiếp tục khẳng định điều này. Theo đó, sự gia tăng nhu cầu về vàng của các NHTM để đảm bảo thanh khoản về vàng mới có thể là nguyên nhân chính khiến giá vàng tăng.

 


Trước đây, khi giá vàng thấp và ổn định, ngân hàng có thể đã sử dụng nguồn vốn huy động bằng vàng để tài trợ cho các tài sản bằng các đồng tiền khác, trong đó có thể là VND và ngoại tệ. Do thị trường vàng trong nước và thị trường vàng thế giới không liên thông với nhau nên nếu muốn bù đắp lại, các NHTM chỉ còn một cách duy nhất là mua lại vàng ở trong nước. Khi giá vàng tăng, các ngân hàng sợ giá càng tăng, người dân đến rút vàng để bán lại càng đẩy mạnh mua vào khiến cho nguồn cung tăng cao. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, việc mua vàng chỉ có mỗi SJC theo quy định của NHNN nến các ngân hàng đều đổ về thương hiệu này để mua nên đã gây ra biến động cục bộ về cung cầu. 

Xu hướng này, được dự báo sẽ còn tăng cao khi giá vàng đang tăng lên mức đỉnh, trong khi đó, càng cuối năm nhu cầu rút vàng về đề để phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng của người dân càng lớn… sẽ đẩy các ngân hàng vào thế mua bằng được vàng để bù đắp thiếu hụt thanh khoản do mình đã ứng trước.

Điều này càng được khẳng định khi các ngân hàng không chỉ tăng mua mà một số NH còn tăng mạnh lãi suất huy động vàng phần khuyến khích người dân mua vàng gửi vào NH bất chấp đến 25.11 này, hình thức này sẽ phải chấm dứt. Tại ACB, STB và EIB, lãi suất huy động vàng đã tăng gần gấp đôi lên mức cao nhất là 1,4 - 1,6%/năm cho kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống.

 

Cùng với vàng, một tuần gần đây, lãi suất huy động trên thị trường cũng đã có mức tăng mạnh. Lãi suất trên 12 tháng đã được các NH đẩy lên mức 13%. Trong khi đó, lãi suất huy động dưới 12 tháng đang bị không chế trần cũng được đưa lên cao. Lãi suất 1 tháng cho những khoản tiền gửi 1 tỷ trở lên đã là 12,5%, trong khi 500 triệu đã là 12% cao hơn trước ít nhất 1%.

Điều này chỉ là diễn biến mới nhất trong “cuộc chiến vẫn khốc liệt” trên thị trường huy động vốn vốn âm ỉ và đang bùng phát mạnh vào cuối năm khi NH đồng loạt tăng khuyến mại và lãi suất.

Vừa qua, hầu hết các NH đều tung ra những gói khuyến mại lớn. Điển hình như BIDV và VRB đang liên minh tổ chức chương trình khuyến mại cho người gửi tiền có tổng giá trị 32 tỷ; ACB sau sóng gió cũng tung ra gói giải thưởng 9 tỷ cho khách hàng gửi tiền; OCB cũng đang ráo riết thực hiện chương trình khuyến mại lớn nhất năm...

Điều này có lẽ mang tính quy luật nhiều hơn khi mà năm nào cũng vậy. Càng gần đến cuối năm, vấn đề thanh khoản càng căng thẳng. Năm nay, khi NH siết chặt việc cho vay trên thị trường liên NH, thì có lẽ cuộc chiến huy động vốn sẽ còn khốc liệt hơn. 

Bệnh cũ khó dứt

Nhìn trong một chuỗi như trên thì vãng, lãi suất tăng đều liên quan đến nhân tố thanh khoản của NH. Nhưng điều có thể như là một nghịch lý đặt ra là tại sao khi lệ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế vẫn rất thấp. Đến tháng 9/2012, con số này vẫn chỉ ở mức 1,8%. Trong khi đó, việc tăng trưởng huy động lại cao hơn hẳn, vượt 11%. 

Trong báo cáo mới đây về hoạt động ngân hàng trong quý 3, NHNN cũng đã thừa nhận thực tế này. Theo đó, đang có hiện tượng một số NH nhỏ đang không có tài sản thế chấp để vay trên thị trường liên NH, cũng không có giấy tờ có giá để vay trên thị trường mở nên đã sẵn sàng nâng lãi suất. Tình trạng huy động tiền vượt trần lãi suất vẫn tiếp diễn trong bối cảnh tín dụng không cao cho thấy thanh khoản của những NH này dường như đang có vấn đề. 

Điều này cho thấy, sự ổn định tạm thời và bề mặt chưa cho thấy bền vững trong vấn đề thanh khoản của các NH. Từ đó cũng dễ hiểu vì sao cứ ngân hàng này khuyến mại, ngân hàng khác cũng ồ ạt tung ra các chương trình tặng quà, và rất nhiều chương trình na ná nhau. Và các phương thức khuyến mại được xem là cách chủ lực để giữ chân, câu kéo khách hàng trong khi áp lực thanh khoản vẫn rất lớn.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, thanh khoản của các NH tuy đã được cải thiện, nhưng chưa hẳn đã "bình phục" hoàn toàn, hiện tượng tăng lãi suất huy động không phải để cho khách hàng vay đã nói lên điều này. 

Tuy nhiên, tình trạng này thể  hiện sự bất ổn của nền kinh tế. Trong khi DN đang sống dở chết dở thì tiền vẫn chạy lòng vòng không đưa vào sản xuất. Kết cục là DN không có vốn, không thể tiếp tục hoạt động, phải đóng cửa, nợ hiện tại lại trở thành nợ xấu, NH lại tiếp tục không cho vay, như  vậy nền kinh tế không thể phát triển. Về dài hạn, điều này lại là mầm mống gây ra hậu quả về lâu dài.-- Giải mã ‘cơn điên’ biến động vàng, lãi suất (ĐV).  --Thiếu thanh khoản đẩy giá vàng trong nước lên cao

Các ngân hàng đang huy động vàng bù đắp khoản cho vay ra quá nhiều trước kia, đã đẩy giá vàng trong nước lên cao so với vàng thế giới.– “Sốt” thanh khoản ngân hàng đẩy vàng “nội” tăng giá(TTXVN).  – Giá vàng khó bứt phá trong tuần tới (DT).  – Tuần tới, giá vàng sẽ ảm đạm(VnMedia).  Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung: Việt Nam là một điểm sáng tin cậy, an toàn (Petrotimes). -

-Kiều hối năm 2012 dự báo 11 tỷ USD

Một số chuyên gia dự báo, kiều hối năm nay có thể tăng 20% và đạt khoảng 10-11 tỷ USD, cao hơn mức tăng trung bình 10-15% những năm gần đây.

-Giải pháp luân chuyển vốn: Áp dụng cho vay thế chấp dòng tiền
Ngoài cho vay có tài sản thế chấp, các ngân hàng áp dụng hình thức tín dụng thế chấp dòng tiền, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM cho biết.

 

- Giải pháp luân chuyển vốn (DĐDN).
- Doanh nghiệp Việt: Sẽ “chết”, nếu ỷ lại (DT). – Cơ chế chính sách giật cục, doanh nghiệp chết oan (TT).
- “Không bỏ trứng vào một giỏ” (ANTĐ).
- Tuần tới, giá vàng sẽ còn sốt? (VOV). – Thị trường vàng từ bài học bất động sản (Petrotimes).
- TTCK tuần qua: Giao dịch sôi động trở lại (Khampha). – ‘Nhanh tay’ hơn tự doanh CTCK, khối ngoại mua ròng 145 tỷ đồng tuần qua (Sàn OTC/Gafin).
- Bất động sản trong tuần: Giảm, giảm nữa, giảm xuyên thủng đáy… (DT). – Địa ốc Hà Nội sốt với nhà giá rẻ(VNE). – BĐS tuần 2 tháng 10: “Sốt hầm hập” căn hộ 10 triệu đồng/m2 (CafeF/TTVN).
- Lối thoát cho kinh doanh khách sạn cao cấp (DĐDN).
- Hiệp hội Lúa gạo ASEAN: Vì đâu Việt Nam ra rìa? (PLTP).
- Thu hút đầu tư vào chăn nuôi: Theo hướng mở (VIR).
- Ba ba cởi trói tư duy! (DV).
- Đường sản xuất trong nước kém cạnh tranh (Công thương).


- Cứu doanh nghiệp, không thể “hà hơi thổi ngạt” (TBKTSG).
- Quốc hữu hóa ngân hàng ‘nợ khủng’: Nên hay không? (DĐDN).
- Người ba lần đột phá cơ chế (DĐDN).

- Các siêu thị nỗ lực kiềm giữ giá (CAND).
- Lão tỉ phú gàn (TT)

- Hàn Quốc đóng cửa với lao động Việt: Nhiều gia đình điêu đứng (NĐT).

Châu Á không thể kéo kinh tế toàn cầu khỏi khủng hoảng (Gafin). – Tận dụng khủng hoảng(DĐDN). 

--Nhật Bản lo ngại trước đà tăng giá của đồng yên
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda nói rằng nền kinh tế Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ đi xuống giống như sự giảm tốc kinh tế toàn cầu.


-Bong bóng nhà đất: Kinh nghiệm từ các nước phát triển
Đa số các nước trải qua bong bóng bất động sản đều có tốc độ tăng trưởng GDP chậm, tỷ lệ thất nghiệp cao, khu vực tư nhân bị hạ đòn bẩy.

Nobel kinh tế lại về tay người Mỹ? (TT).

-Thái Nguyên: Phát hiện sán lá trong trứng gà
Đài Truyền Hình Việt Nam
Ký sinh trùng lạ phát hiện trong trứng gà được kết luận chính thức là loài sán lá thường ký sinh ở ống dẫn trứng gia cầm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên thực hiện xét nghiệm này khi một sinh viên trường Đại học Công nghệ thông ...
Phát hiện trong trứng gà có sán láĐài Tiếng Nói Việt Nam
Sinh vật lạ trong trứng ở Thái Nguyên không phải đỉaBáo Đất Việt
Sinh vật lạ trong trứng gà tại Thái Nguyên là sán láVietnam Plus

- Trần Đăng Khoa: Nói tiếp về chuyện cưới (VOV).
- Trò chơi có thưởng: Quy định càng chung chung càng dễ “lách” .   – Phỏng vấn LS Trần Đình Triển: Cấm bất hợp lý dễ “đẩy” người dân mang hai quốc tịch (NĐT).
- Vụ tàu cổ bị đắm: Quảng Ngãi: Khởi tố vụ án chống người thi hành công vụ (VOV).  – 10 tấn đá và lưới “trùm” lên tàu cổ vật (NLĐ).

Đã bắt được 86 học viên cai nghiện phá tường trốn trại
(NLĐO) – Chiều 14-10, ông Nguyễn Văn Nhãn, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội (CB-GD-LĐXH) tỉnh Bình Phước, cho biết đến thời điểm 17 giờ cùng ngày, đã có 86 học viên trốn trại bị lực lượng chức năng bắt lại.

- Bình Minh sau bão Chanchu (TT). – Đà Lam bên miệng “hà bá” (ND). – Mùa lũ ĐBSCL 2012: Nỗi niềm mưu sinh mùa nước nổi (TTXVN).
- Bệnh viện xả thải vượt quy chuẩn gần 50 lần (TN).
- Sớm ngăn chặn gia cầm lậu không rõ nguồn gốc (SGGP).
- 10 ngàn đồng mỗi suất ăn công nhân (Infonet).
- Chuyện cảm động về cụ bà ‘nằm sạp’ chợ Nhật Tảo (VNN).
- Trắng đêm lùng đàn cá sấu sổng chuồng (VNN). – Đã bắt được 47 con cá sấu sổng chuồng (Infonet).
- Kẻ bắt 2 bé mầm non làm con tin bị khởi tố (VNE).
- Nan giải bài toán đô thị hóa ở Trung Quốc (Tin tức/TTXVN).

- Chuyện người con hiến gan cứu mẹ (TT).
- Thuốc “tăng phọt” cho rau: Có tác dụng trên rau đang trồng (KT).
- “Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay…” (KT).
- “Hiệp sĩ” tuyên bố “giải nghệ”: Kẻ mừng người lo (NLĐ).
- Tai nạn giao thông – Nỗi đau để lại – Kỳ 5: Bất lực và hi vọng (TT).
- Bị đánh hội đồng tới chết vì trộm chó (VNE).
- Chồng nhẫn tâm tạt cả nồi nước sôi lên người vợ (TN).
- Cháy rụi chánh điện chùa Thập Phương (TT).
- Những già làng giữ rừng (CAND).
- Trung Quốc: Pháo hoa bắn vào dân, gần trăm người nhập viện (GDVN).
- Mỹ: Hai ứng viên “ráo riết” cho tranh luận lần thứ 2 (TTXVN).  – ‘Phù thủy’ trong tranh luận Tổng thống Mỹ(VNN).  – Tranh luận thắng có nên nỗi gì không? (SGTT).
- Tàu tuần dương và tàu ngầm hạt nhân Mỹ đâm nhau (NLĐ).
- Bầu cử QH và chính quyền địa phương tại châu Âu (TTXVN).
- Nhờ đâu Tổng thống Hugo Chavez tái đắc cử? (Petrotimes).
- Thời trang dây buộc tóc của Ngoại trưởng Mỹ Clinton gây tranh cãi (DT).


- Quý ông Ninomiya nhặt rác Hồ Gươm-tự hào hay xấu hổ? (PN Today). - Vụ “canh gà Thọ Xương”: Người lớn phải học tính nhân văn của con trẻ (GDVN). – “Sai nghiệp vụ: Câu chuyện của cả ngành giáo dục” (Bee). – Từ phóng viên vô cảm đến nền giáo dục hóc…xương gà (VietQ). – Bài học giáo dục từ bài văn “Canh gà Thọ Xương” (GDVN).

- Mở, và khó đỡ (TP).
- “Thắt lưng buộc bụng” đến giảng đường (ND). – Học sinh tiểu học “còng lưng” trả nợ trường chuẩn Quốc gia (Bee).
- Tiếp tục ‘siết’ lạm thu và dạy thêm, học thêm (Petrotimes).
- Sản phẩm “ôi” của nền giáo dục chạy theo thành tích (NĐT).
- Thế giới ảo, tương lai thực (DĐDN).

- Nỗi đau của ngành giáo dục (NĐT).
- Nhiều ngành trong ĐH công lập tại Huế có nguy cơ “đóng cửa” (DT).
- Người thầy đáng kính của tôi: Người lái đò “cộc tính” (TT).

Tổng số lượt xem trang