Tại sao gia đình Ôn Gia Bảo giàu dữ vậy? Lobbying, a Windfall and a Leader’s Family (NYT 24-11-12) -- Bài "bom tấn" thứ hai trên báo NYT
New York Times tung một đòn nữa vào thủ tướng Trung Quốc khi mô tả các chiêu thức 'kiếm tiền tỷ' của gia đình ông
Báo New York Times ở Mỹ vừa đăng thêm một bài về thân quyến của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cho rằng họ đã kiếm lời khổng lồ sau vụ chính quyền Trung Quốc cho công ty Bình An không phải chia nhỏ cổ phần.
Bài của nhà báo David Barboza hôm 24/11/2012 đã điều tra ra nguồn gốc tài sản hàng tỷ đô la của thân nhân Thủ tướng Trung Quốc, người có tiếng ‘thương dân’ cho tới gần đây và cũng sắp từ nhiệm sau Đại hội Đảng 18.
Theo bài báo, chiêu thức kiếm tiền tỷ của thân nhân ông Ôn Gia Bảo không quá phức tạp.
Hồi 2001, chính phủ Trung Quốc cho công ty bảo hiểm Bình An được miễn yêu cầu chia nhỏ cổ phần cho các bên khác, theo một quy định nhằm buộc các công ty tài chính lớn phải không được tập hợp vốn quá mức.
Kết quả là Bình An duy trì vị thế một tập đoàn tài chính lớn và sau khi đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán Hong Kong năm 2004.
Nhờ ơn lãnh đạo?
Nhưng vào giữa hai thời điểm đó, thân nhân của ông Ôn Gia Bảo, thông qua công ty Thái Hồng, đã mua cổ phiếu của Bình An vào tháng 12/2002 với giá chỉ bằng ¼ giá mà HSBC của Anh trả hai tháng trước.
Trước khi lên sàn chứng khoán Hong Kong, giá cổ phiếu của Bình An tăng bốn lần, và tiếp tục tăng sau đó, đưa công ty này thành tập đoàn tài chính – bảo hiểm vào loại lớn nhất thế giới, với trị giá chừng 50 tỷ USD, hơn cả A.I.G, Metlife hay Prudential.
Trị giá cổ phiếu của Thái Hồng tăng ngoạn mục, từ 65 triệu USD đầu từ vào, lên tới 3,7 tỷ USD năm 2007, theo New York Times trích các nguồn sổ sách tài chính công khai.
Điều đáng nói là, theo New York Times, quyết định để Bình An không phải chia nhỏ thành các công ty bé hơn mà được đặc quyền giữ nguyên tầm vóc hồi 2001, thuộc về cơ quan do ông Ôn Gia Bảo, khi đó là Phó Thủ tướng, chịu trách nhiệm đưa ra.
New York Times nói họ nhìn thấy văn bản của Bình An gửi cho Phó Thủ tướng họ Ôn để vận động giữ nguyên tập đoàn này.
Cuộc vận động từ 1999 đã thành công, và thân quyến của ông Ôn Gia Bảo thì ‘trúng quả to’ (hay được ‘windfall’- theo cách gọi trong tựa đề bài báo).
Có tin là Ôn Gia Bảo đã yêu cầu Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc điều tra về tài sản gia đình ông
Vẫn theo David Barboza, phóng viên của New York Times tại Trung Quốc, Văn phòng Phó Thủ tướng hồi đó và Bộ Tài Chính đã có các cuộc họp để bàn về đơn kiến nghị mà lãnh đạo công ty ‘Ping An Insurance’ gửi thẳng lên họ trước khi ra quyết định miễn trừ không buộc phải sát nhập hay chia nhỏ công ty ra.
New York Times nói Bình An nay gửi cho họ thông cáo phản hồi rằng mọi hoạt động nêu trên “hoàn toàn tuân thủ quy định pháp luật”.
Nhưng Bình An không bình luận về chuyện ‘các cổ đông bán đi mua lại cổ phần” của nhau.
Cho đến thời điểm New York Times đăng bài báo nói trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa trả lời yêu cầu có phản hồi.
Bài báo trước của New York Times đăng hồi tháng 10 năm nay đã gây ra chấn động Trung Quốc và dư luận quốc tế.
Hôm 26/10/2012, trang New York Times bản tiếng Trung và tiếng Anh đều bị chặn ở Trung Quốc vì đăng bài nói đầu tư của gia đình ông Ôn Gia Bảo bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế và có trị giá tổng cộng về tài sản, cổ phiếu tới 2,7 tỷ USD.
Báo Mỹ còn viết một trong số các cơ sở làm ăn này, công ty bảo hiểm Bình An đã hưởng lợi từ chính những lần cải cách về chính sách được thông qua năm 2004 bởi một cơ quan nhà nước mà ông Ôn Gia Bảo giám sát.
“Trong nhiều trường hợp, tên tuổi các thân nhân ẩn sau nhiều vỏ bọc, bình phong là đối tác, khoản đầu tư gồm cả bạn bè, đồng nghiệp, đồng sự kinh doanh.”
Năm 2003, ông Ôn Gia Bảo lên làm Thủ tướng Quốc vụ viện của Trung Quốc.
Về bài báo hồi tháng 10/2012, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đây là cách ‘bôi nhọ’ lãnh đạo nước này và sau đó có tin thân quyết ông Ôn tìm hiểu cách kiện báo Mỹ qua luật sư của họ ở Hong Kong.
.-NYT: 'Nhà thủ tướng TQ kiếm lời to'
Báo New York Times ở Mỹ vừa đăng thêm một bài về thân quyến của Thủ tướng Ôn Gia Bảo, cho rằng họ đã kiếm lời khổng lồ sau vụ chính quyền Trung Quốc cho công ty Bình An không phải chia nhỏ cổ phần.
Bài của nhà báo David Barboza hôm 24/11/2012 đã điều tra ra nguồn gốc tài sản hàng tỷ đô la của thân nhân Thủ tướng Trung Quốc, người có tiếng ‘thương dân’ cho tới gần đây và cũng sắp từ nhiệm sau Đại hội Đảng 18.
Theo bài báo, chiêu thức kiếm tiền tỷ của thân nhân ông Ôn Gia Bảo không quá phức tạp.
Hồi 2001, chính phủ Trung Quốc cho công ty bảo hiểm Bình An được miễn yêu cầu chia nhỏ cổ phần cho các bên khác, theo một quy định nhằm buộc các công ty tài chính lớn phải không được tập hợp vốn quá mức.
Kết quả là Bình An duy trì vị thế một tập đoàn tài chính lớn và sau khi đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán Hong Kong năm 2004.
Nhờ ơn lãnh đạo?
Nhưng vào giữa hai thời điểm đó, thân nhân của ông Ôn Gia Bảo, thông qua công ty Thái Hồng, đã mua cổ phiếu của Bình An vào tháng 12/2002 với giá chỉ bằng ¼ giá mà HSBC của Anh trả hai tháng trước.
Trước khi lên sàn chứng khoán Hong Kong, giá cổ phiếu của Bình An tăng bốn lần, và tiếp tục tăng sau đó, đưa công ty này thành tập đoàn tài chính – bảo hiểm vào loại lớn nhất thế giới, với trị giá chừng 50 tỷ USD, hơn cả A.I.G, Metlife hay Prudential.
Trị giá cổ phiếu của Thái Hồng tăng ngoạn mục, từ 65 triệu USD đầu từ vào, lên tới 3,7 tỷ USD năm 2007, theo New York Times trích các nguồn sổ sách tài chính công khai.
Điều đáng nói là, theo New York Times, quyết định để Bình An không phải chia nhỏ thành các công ty bé hơn mà được đặc quyền giữ nguyên tầm vóc hồi 2001, thuộc về cơ quan do ông Ôn Gia Bảo, khi đó là Phó Thủ tướng, chịu trách nhiệm đưa ra.
New York Times nói họ nhìn thấy văn bản của Bình An gửi cho Phó Thủ tướng họ Ôn để vận động giữ nguyên tập đoàn này.
Cuộc vận động từ 1999 đã thành công, và thân quyến của ông Ôn Gia Bảo thì ‘trúng quả to’ (hay được ‘windfall’- theo cách gọi trong tựa đề bài báo).
Có tin là Ôn Gia Bảo đã yêu cầu Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc điều tra về tài sản gia đình ông
Vẫn theo David Barboza, phóng viên của New York Times tại Trung Quốc, Văn phòng Phó Thủ tướng hồi đó và Bộ Tài Chính đã có các cuộc họp để bàn về đơn kiến nghị mà lãnh đạo công ty ‘Ping An Insurance’ gửi thẳng lên họ trước khi ra quyết định miễn trừ không buộc phải sát nhập hay chia nhỏ công ty ra.
New York Times nói Bình An nay gửi cho họ thông cáo phản hồi rằng mọi hoạt động nêu trên “hoàn toàn tuân thủ quy định pháp luật”.
Nhưng Bình An không bình luận về chuyện ‘các cổ đông bán đi mua lại cổ phần” của nhau.
Cho đến thời điểm New York Times đăng bài báo nói trên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa trả lời yêu cầu có phản hồi.
Bài báo trước của New York Times đăng hồi tháng 10 năm nay đã gây ra chấn động Trung Quốc và dư luận quốc tế.
Hôm 26/10/2012, trang New York Times bản tiếng Trung và tiếng Anh đều bị chặn ở Trung Quốc vì đăng bài nói đầu tư của gia đình ông Ôn Gia Bảo bao trùm nhiều lĩnh vực kinh tế và có trị giá tổng cộng về tài sản, cổ phiếu tới 2,7 tỷ USD.
Báo Mỹ còn viết một trong số các cơ sở làm ăn này, công ty bảo hiểm Bình An đã hưởng lợi từ chính những lần cải cách về chính sách được thông qua năm 2004 bởi một cơ quan nhà nước mà ông Ôn Gia Bảo giám sát.
“Trong nhiều trường hợp, tên tuổi các thân nhân ẩn sau nhiều vỏ bọc, bình phong là đối tác, khoản đầu tư gồm cả bạn bè, đồng nghiệp, đồng sự kinh doanh.”
Năm 2003, ông Ôn Gia Bảo lên làm Thủ tướng Quốc vụ viện của Trung Quốc.
Về bài báo hồi tháng 10/2012, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đây là cách ‘bôi nhọ’ lãnh đạo nước này và sau đó có tin thân quyết ông Ôn tìm hiểu cách kiện báo Mỹ qua luật sư của họ ở Hong Kong.
.-NYT: 'Nhà thủ tướng TQ kiếm lời to'
-TQ điều tra tài sản gia đình thủ tướng
Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc
Chặn báo Mỹ vì bài về tiền nhà Ôn Gia Bảo
-Hé lộ khối tài sản khổng lồ của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Theo một báo cáo về quản lý hành chính và tình hình các công ty, gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sở hữu lượng tài sản có tổng giá trị vào khoảng 2,7 tỷ USD.
Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc
Chặn báo Mỹ vì bài về tiền nhà Ôn Gia Bảo
-Hé lộ khối tài sản khổng lồ của gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo
Theo một báo cáo về quản lý hành chính và tình hình các công ty, gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sở hữu lượng tài sản có tổng giá trị vào khoảng 2,7 tỷ USD.
Gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo được cho là sở hữu khối tài sản khổng lồ: 2,7 tỷ USD.
|
Tiết lộ về tổng tài sản của gia đình ông Ôn Gia Bảo lại là một ví dụ tồi tệ mới về việc người thân của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc lợi dụng các mối liên hệ chính trị để thu những món lợi khổng lồ.
Thông tin về khối tài sản khổng lồ của gia đình đương kim thủ tướng Trung Quốc được công bố trên các trang web của tờ Thời báo New York (New York Times) cả phiên bản tiếng Anh và phiên bản tiếng Trung. Nhưng ngay lập tức, cơ quan kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc đã chặn 2 trang web này.
Báo cáo trên được đưa ra trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị ra mắt thế hệ lãnh đạo mới của nước này còn niềm tin của dư luận nước này đối với chính quyền đang xói mòn nghiêm trọng do một loạt các vụ bê bối.
Ông Ôn Gia Bảo, 70 tuổi, sẽ về hưu sau khi giữ chức vụ Thủ tướng Trung Quốc trong 10 năm.
Trong suốt thời gian đó, ông thường tỏ ra mình là một nhà cải cách, quyết tâm xóa bỏ nạn tham nhũng, mua quan bán chức và lạm dụng chức quyền – những vấn nạn đã mang tính hệ thống trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hồi tháng 3, ông đã có bài phát biểu trước Hội đồng nhà nước trong đó ông lên tiếng cảnh báo rằng “mối nguy hiểm lớn nhất” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đối mặt là tình trạng hối lộ và Đảng có thể sẽ mất vị thế lãnh đạo đất nước nếu không hành động ngăn chặn.
“Nếu vấn nạn này không được xử lý, quyền lực chính trị sẽ thay đổi”, ông phát biểu.
Tuy nhiên, có nhiều tin đồn rằng trong nhiều năm gia đình ông Ôn Gia Bảo, đặc biệt là vợ ông, đã lợi dụng vị thế thủ tướng của ông để làm giàu cho gia đình mình.
Theo tờ Thời báo New York, mẹ, con trai, con gái, em trai, em rể và vợ ông Ôn Gia Bảo đã trở nên giàu có trong thời gian ông lãnh đạo Trung Quốc.
Với báo cáo trên, có khả năng Thời báo New York sẽ bị Trung Quốc “trả đũa”. Vào tháng 6, khi tờ Bloomberg News đưa tin rằng gia đình ông Tập Cận Bình, người sắp giữ chức vụ Chủ tịch Trung Quốc, có khối lượng tài sản trị giá ít nhất 376 triệu USD, trang web của tờ báo này đã bị chặn và các ngân hàng Trung Quốc dừng mua các dữ liệu tài chính của hãng Bloomberg khiến hãng này có thể mất đi doanh thu tới hàng triệu USD.
Tờ Thời báo New York mới chỉ bắt đầu hoạt động trang web bằng tiếng Trung từ cuối tháng 6 năm nay.
Người thân của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc thường lợi dụng chức quyền của các nhà lãnh đạo này để làm giàu.
|
Về nguyên tắc, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc như ông Ôn Gia Bảo không thể có tài sản lớn hay tham gia vào các hoạt động làm ăn sinh lời. Đáng lẽ với mức thu nhập khiêm tốn 140.000 nhân dân tệ/năm (22.600 USD) của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc, gia đình ông sẽ chỉ có thể có cuộc sống giản dị.
Nhưng nhiều nhà lãnh đạo nước này vẫn có những thỏa thuận tài chính rất tinh vi, thường là thông qua con cái và những người thân khác trong gia đình.
Theo tờ Thời báo New York, cách đây 5 năm mẹ của ông Ôn Gia Bảo, bà Yang Zhiyun hiện 90 tuổi, từng làm giáo viên, sở hữu khoản đầu tư 120 triệu USD ở Ping An, một trong các công ty tài chính lớn nhất thế giới.
Các cổ phiếu do mẹ ông Ôn Gia Bảo nắm giữ được ghi danh là Taihong, một công ty chủ vốn đăng kí kinh doanh ở tỉnh Thiên Tân, quê ông Ôn Gia Bảo.
Báo cáo của Thời báo New York cho hay người thân của ông Ôn Gia Bảo đã mua các cổ phiếu của các ngân hàng, công ty kinh doanh đồ trang sức, các khu nghỉ dưỡng, các công ty viễn thông và các dự án cơ sở hạ tầng, sở hữu các công ty và các tài sản ở nước ngoài. Trong các trường hợp trên, gia đình ông đều sử dụng dí danh.
Giá trị tài sản của gia đình ông Ôn Gia Bảo trong công ty Ping An trị giá khoảng 2,2 tỷ USD vào năm 2007, thời điểm cuối cùng những thông tin này được công bố. Trong bản báo cáo của mình, công ty Ping An tuyên bố “không biết nguồn gốc tài sản của những cổ đông của chúng tôi”.
Duan Weihong, một nữ doanh nhân giàu có sở hữu một công ty đã trở thành công cụ để gia đình ông Ôn Gia Bảo mua cổ phiếu. Bà Weihong khẳng định các cổ phiếu đó là của bà và giải thích rằng người thân của bà đã dùng các tên khác, trong đó có tên của người nhà ông Ôn Gia Bảo, để nắm giữ cổ phiếu cho bà, giúp bà giấu đi lượng tài sản thực sự của bà.
Gia đình ông Ôn Gia Bảo cũng được cho là có lợi nhuận từ “một dự án xây dựng biệt thự ở Bắc Kinh, một nhà máy săm lốp ở phía bắc Trung Quốc và một công ty đã tham gia xây dựng một số sân vận động phục vụ cho Olympic Bắc Kinh, trong đó có sân vận động “Tổ chim” nổi tiếng”.
Vợ ông Ôn Gia Bảo, bà Trương Bồi Lợi, được cho là đã tham gia kiểm soát thị trường kim cương Trung Quốc, trong khi em trai ông, Wen Jiahong, nắm giữ 200 triệu USD từ các nhà máy xử lý nước và các doanh nghiệp tái chế.
Trong khi dư luận Trung Quốc cho rằng nạn tham nhũng trong Đảng Cộng sản chỉ hạn chế ở các cấp thấp, còn các nhà lãnh đạo cấp cao thì trong sạch. Nhưng niềm tin đó đã sụp đổ sau khi xảy ra một loạt các vụ bê bối trong thời gian vừa qua bao gồm vụ “ngã ngựa” của chính trị gia Bạc Hy Lai và vụ tai nạn xe Ferrari dẫn đến cái chết của con trai ông Lệnh Kế Hoạch, trợ lý thân cận của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Tờ The New York Times trích dẫn: Năm 2009, Chen Jieren, cháu trai của ông He Guoqiang, một trong 9 ủy viên thường trực Bộ chính trị, đã nói với các nhà ngoại giao Mỹ rằng Đảng Cộng sản đã cắt “miếng bánh” kinh tế Trung Quốc để chia cho các nhà lãnh đạo nước này.
“Dư luận rộng rãi đều biết rằng cựu thủ tướng Lí Bằng và gia đình ông nắm giữ lợi nhuận từ ngành điện lực, một ủy viên thường trực Bộ chính trị là ông Zhou Yongkang cùng trợ lí kiểm soát lợi nhuận từ ngành dầu khí, một ủy viên thường trực Bộ chính trị khác là Jia Qinglin là nhà đầu tư chính của các dự án bất động sản lớn ở Bắc Kinh, con rể Chủ tịch Hồ Cẩm Đào điều hành trang Sina.com và vợ ông Ôn Gia Bảo kiểm soát ngành kim cương đầy lợi nhuận của Trung Quốc”, Chen cho biết.
TÙNG LÂM
Theo báo mới.com
http://www.baomoi.com/He-lo-khoi-tai-san-khong-lo-cua-gia-dinh-Thu-tuong-Trung-Quoc-On-Gia-Bao/119/9624748.epi#.UIpPm7qSBJ0.facebook