Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
3 vấn đề tập trung thảo luận
Nhấn mạnh với tinh thần tiếp tục đổi mới, phát huy dân chủ, trí tuệ của Trung ương trong quá trình xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề của Đảng và đất nước trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu một số ý kiến mang tính gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương thảo luận.
Theo đó, thứ nhất, về kinh tế-xã hội năm 2012 và phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, phân tích kỹ những đặc điểm nổi bật của năm 2012, làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém đang tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan; dự báo những khả năng sắp tới với tinh thần thật sự khách quan, khoa học, toàn diện. Chú ý đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì mức tăng trưởng hợp lý, tạo tiền đề và lấy lại đà tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững trong những năm sắp tới.
Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, cần xác định những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2013.
Nhấn mạnh Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước” là vấn đề lớn, khó khăn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương cho ý kiến: Vì sao lúc này chúng ta vẫn tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước? Phạm vi nội dung đến đâu?...
Đề cập đến vấn đề đất đai, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung thảo luận kỹ để đi đến thống nhất ban hành Nghị quyết của Trung ương định hướng cho việc nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai. Chú ý tiếp tục hoàn thiện các quy định về giá đất theo hướng giá đất do Nhà nước xác định trên nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án sản xuất, kinh doanh;…
Thứ hai, về phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, Tổng Bí thư cho rằng đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng, đã được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Có một loạt vấn đề cần được thảo luận, làm rõ như: vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ? Phạm vi, mục tiêu yêu cầu của mỗi Đề án đến đâu? Đổi mới căn bản, toàn diện là gì? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục-đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ?...
Thứ ba, liên quan đến một số vấn đề về xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, từ Đại hội XI của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành khá nhiều văn bản quan trọng và đã dành nhiều công sức cho việc thực hiện nhiệm vụ theo chốt này.
Xem xét nội dung xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược
Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang được toàn Đảng tập trung triển khai thực hiện rất tích cực theo đúng kế hoạch, lộ trình. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo ráo riết và chặt chẽ; đồng thời đã tiến hành kiểm điểm tập thể và cá nhân một cách nghiêm túc theo đúng quy định.
Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng |
Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo kết quả bước đầu để Trung ương cho ý kiến. Về việc lập lại Ban Kinh tế Trung ương và việc xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo, Bộ Chính trị đã có Tờ trình và Đề án trình Trung ương.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Hội nghị này, Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể mà chủ yếu tập trung cho ý kiến về mục đích, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm, nội dung của việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Nội dung công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước bao gồm: yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể; độ tuổi tham gia quy hoạch; số lượng, cơ cấu của quy hoạch; đối tượng và điều kiện lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch;… Sau khi Trung ương thống nhất về những vấn đề quan trọng này và Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cụ thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí tham dự Hội nghị căn cứ vào Đề án, Tờ trình của Bộ Chính trị và bằng kinh nghiệm, thực tiễn của công tác xây dựng quy hoạch cán bộ ở địa phương, Bộ, ngành mình trong những năm qua nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung của Đề án, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để đi đến thống nhất cao ban hành Nghị quyết, tạo tiền đề cho việc thực hiện nội dung của công tác quy hoạch cán bộ chấp chiến lược.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, có thể nói, ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài như Hội nghị lần này. Hầu hết vấn đề chúng ta sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng, khó và nhạy cảm. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém, cần phải tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Với tinh thần chung như trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự dân chủ và đổi mới, tập trung nghiên cứu, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng, sâu sắc để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.- Khai mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Baomoi/ CP).
Đảng Cộng sản Việt Nam bất ngờ triệu tập hội nghị trung ương -RFI Theo tin từ Thông tấn xã Việt Nam, Hội nghị trung ương 6 vừa khai mạc sáng nay, 01/10/2012, tại Hà Nội với một trong những nội dung chính là "quy hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước".
-Trung ương Đảng họp 'hội nghị giữa kỳ' , 1 tháng 10, 2012 bbc -Tuy nhiên, không rõ sẽ có công bố thay đổi trong nhân sự cấp cao như dư luận bàn tán một thời gian gần đây hay không.
Ông Trọng, trong diễn văn khai mạc, nói "Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể" trong hội nghị lần này, nhưng nhiều người cho rằng phát biểu này để chỉ quy hoạch cho các khóa tới và vẫn có khả năng sẽ có chuyển dịch nội bộ sau hội nghị 6. Ban Chấp hành Trung ương có thể sẽ kỷ luật một số thành viên. Trong những tháng qua, đã có việc một số ủy viên bị sắp xếp lại vị trí." GS Carlyle Thayer
- Trung ương sẽ bàn nhiều vấn đề quan trọng, khó và nhạy cảm (DT). – Trung ương bàn quy hoạch lãnh đạo chủ chốt (VNN). - Trung Quốc: điều khác lạ và câu chuyện còn bỏ ngỏ (SGTT).
Beijing Blocks Dissident’s Art Company NYT-Liu Xiaoyuan, a lawyer friend of the artist Ai Weiwei, said that Chinese officials had revoked the business license of Mr. Ai’s art production company.
- Bán công nghệ hạt nhân cho Trung Quốc, Tập đoàn điện lực Pháp bị tố “cõng rắn cắn gà nhà” (Petrotimes).
- Tại sao các đại gia Trung Quốc “né” Đại hội Đảng 18? (Infonet).- Cái nghèo ở Bắc Triều Tiên (GDVN).- ‘Công khai để lấy lại niềm tin của dân’
-Hà Nội, Bắc Kinh và vấn đề dân chủ
Chủ tịch VN dự kiểm điểm Ngân hàng NN
- Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải có phương án về vỡ đập thuỷ điện Sông Tranh 2 (SGTT). – Báo cáo đánh giá tác động môi trường của các thủy điện: “Đa phần chỉ làm qua loa, hình thức!” (DV). –Sông Tranh 2: EVN chỉ “hỗ trợ”, người dân đòi “đền bù” (KT).
- Ai đã bảo kê cho giao dịch “ma” của “bầu” Kiên? (Petrotimes). – Bất ổn tài chính: Từ lỗ hổng chính sách đến “cố ý làm trái” (SGTT).
- “Có dư luận” về học vấn của tân Cục trưởng Hàng hải (NLĐ). – “Nghiêm túc rút kinh nghiệm bổ nhiệm từ trường hợp Dương Chí Dũng” (Infonet).
Ông Phạm Nhật Vinh thôi giữ chức Phó Tổng giám đốc Sacombank
Ông Phạm Nhật Vinh sang làm việc tại chứng khoán SBS. Sacombank bổ nhiệm ông Võ Anh Nhuệ và ông Hồ Doãn Cường làm Phó Tổng giám đốc.
Ông Thanh sẽ sang làm Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty con của Eximbank. Công ty có vốn điều lệ 1.700 tỷ đồng.
Bộ GTVT xin quản lý trực tiếp Vietnam Airlines
Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải cũng xin quản lý trực tiếp 3 đơn vị khác là Vinashin, Vinalines và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
- Bộ GTVT ‘lệnh’ dừng, trạm Tào Xuyên vẫn thu phí (VNN). – Bộ GTVT “lệnh” trạm Tào Xuyên phải dừng thu phí (TTXVN). - Phó Bí thư xã bị người tình xẻo tai tại bàn nhậu (GDVN).
- Công trình Nghìn năm Thăng Long không dột mới lạ! (PN Today).- TP HCM khai tử bốt điện thoại công cộng (VNE).
- Gần 4.000 căn hộ tái định cư “bế tắc” trong việc cấp sổ đỏ (DT). – Đấu giá đất “vàng”, có giữ được nhà cổ? (TT).
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: “Quan phường” còn yếu kém (VietQ). – Tín nhiệm thấp có thể xin từ chức ngay(PLTP). – Nguyên quan chức Quốc hội lý giải nguyên nhân nhiều Bộ trưởng thất hứa (GDVN). - Từ lẽ đời suy ra – LO LẮNG QUÁ SINH “ĐA NGHI”? HAY LÀM CHO XONG CHUYỆN? (Lê Khả Sỹ).
- “Vinalines, Vinashin không tốt thì chẳng làm được gì” (TP). – Chống tham nhũng khó (DLB).
- Họp báo về thủy điện Sông tranh 2: Chưa cho tích nước, tiếp tục nghiên cứu (NNVN). – Thủy điện Sông Tranh 2: Đừng vội nói đến hai chữ “an toàn” (NĐT). – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại Bắc Trà My: Chất vấn chuyện động đất (NNVN).
- Lợi nhuận doanh nghiệp hưởng, xả thải dân chịu (ĐĐK).
- Quan lỡ miệng lỡ ký (Petrotimes).
- Tự sướng! (ĐĐK).
- Xe cưới Lincoln Limousine nửa triệu đô ở ủy ban phường (GDVN). – Cưới to – kỷ luật! (ĐĐK). – Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào (*) (TP). – Điều không dễ tiên liệu (DT).
- CMND mẫu mới: Đẹp, hiện đại nhưng vẫn còn lo ngại (NĐT).
- Trung Quốc: điều khác lạ và câu chuyện còn bỏ ngỏ (SGTT).