Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Mỹ cần một chiến lược về Đài Loan

- Bauxite Việt Nam --L.C. Russell Hsiao và H.H. Michael Hsiao, The Diplomat, 5 tháng Mười 2012 --Trần Ngọc Cư dịch

Sự phát triển nhanh chóng các quan hệ giữa Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc) và Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) trong thập kỷ vừa qua đang thay đổi hướng đi của nền hòa bình xuyên Eo biển Đài Loan. Mặc dù những điều kiện thuận lợi cho hòa bình đang gia tăng trong ngắn hạn, nhưng những thách thức trong trung hạn và dài hạn lại tiếp tục tăng lên và sẽ đòi hỏi một sự điều chỉnh trong đường lối Washington xử lý các quan hệ xuyên Eo biển Đài Loan. Chắc chắn là, cả ba nước đều đồng ý phải duy trì “nguyên trạng” hiện nay (the current status quo) tại Eo biển Đài Loan – nhưng phải coi chừng: mỗi bên có lối giải thích riêng về ý nghĩa của cái gọi là “nguyên trạng”.

Thật vậy, Washington, Đài Bắc và Bắc Kinh định nghĩa “nguyên trạng” một cách khác nhau. Nhưng hình như Washingtonlà Chính phủ duy nhất không có một định nghĩa rõ ràng hay một chiến lược rõ ràng về phương cách duy trình “nguyên trạng” này. Tuy nhiên, sự thiếu sót một định nghĩa như vậy tại Washingtonlại mâu thuẫn với chủ trương “hàm hồ chiến lược” (strategic ambiguity) của các nhà hoạch định chính sách Mỹ (một chính sách vốn nằm trong bài bản của Mỹ trong 3 thập kỷ nay) trong việc quản lý các quan hệ xuyên Eo biển Đài Loan. Đường lối quản lý xung đột của Washington đã có ích lợi ở mức độ là nó đã chống lại khả năng xung đột xuyên Eo biển Đài Loan, bằng cách ngăn chặn không cho Trung Quốc xâm lăng Đài Loan và ngăn chặn Đài Bắc tuyên bố độc lập trên pháp lý (de jure independence) trong một thời kỳ quá độ đầy bấp bênh – nhưng một chiến lược như thế sẽ có hiệu quả rất giới hạn trong việc duy trì hòa bình dài hạn trong khu vực.
Lời tuyên bố sau đây của một cựu quan chức cao cấp Mỹ vào năm 2004 đã phản ánh lập trường hàm hồ củaWashingtonvề “nguyên trạng”. “Trước Ủy ban Quan hệ Quốc tế Hạ viện ngày 21 tháng Tư 2004, Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, James A. Kelly, được Dân biểu Grace Napolitano (Dân chủ-bang California) chất vấn, liệu việc Mỹ cam kết bảo vệ nền dân chủ Đài Loan có mâu thuẫn với cái gọi là Chính sách một-nước-Trung Hoa (One-China Policy) hay không? Kelly thú nhận sự khó khăn trong việc định nghĩa lập trường của Mỹ: ‘Thật ra, tôi không định nghĩa lập trường này, và tôi không chắc mình có thể định nghĩa nó một cách rất dễ dàng’. Ông còn nói thêm: ‘Tôi chỉ có thể nói với quí vị cái điều mà lập trường này không phải là. Nó không phải là [Kelly nhấn giọng] nguyên tắc một-nước-Trung Hoa mà Bắc Kinh đề nghị”.
Mặc dù những tuyên bố chính thức như thế phản ánh những lối giải thích khác nhau giữa Washington và Bắc Kinh về “nguyên trạng”, nhưng sự hàm hồ này không nhất thiết phục vụ lợi ích của Mỹ về lâu về dài vì nó dựa trên một tiền đề khập khiểng, một tiền đề đang dẫn đường cho quan điểm của Washington về các quan hệ xuyên Eo biển Đài Loan. Những cách đánh giá tình hình này đang cản trở các nhà hoạch định chính sách tạiWashingtontrong việc hình thành một đường lối hành động tại Eo biển Đài Loan có thể thiết thực hơn cho việc củng cố các giá trị và lợi ích của Mỹ trong khu vực. Rõ ràng là, có một xu thế trong hệ thống quan liêuWashingtonlà nhìn những biến cố tại Eo biển Đài Loan theo lăng kính nhị nguyên: độc lập hay thống nhất, do đó sẽ có chiến tranh hay hòa bình. Theo lý luận này: Nếu Đài Loan quyết đòi một nền độc lập trên pháp lý,  thì Bắc Kinh – dựa vào luật chống ly khai 2005 – sẽ xâm chiếm Đài Loan. Trái lại, nếu cả hai bên Eo biển đều đồng ý tiến tới thống nhất, thì sẽ có hòa bình. Đây là một lựa chọn [quan điểm] rất sai lầm – một quan điểm vô tình tạo lợi thế cho Bắc Kinh.
Hơn nữa, quan điểm này không đứng vững vì Đài Loan hiện nay không muốn tiến tới cái gọi là độc lập mà cũng không muốn tiến tới cái gọi là thống nhất. Sự tin tưởng chỉ có trong giới thư lạiWashingtonđã giới hạn khả năng của Mỹ trong việc khai thác những cơ hội nội tại trong tình hình hiện nay. Nói cách khác, chính sách của Mỹ đã bị ràng buộc vào một ảo ảnh về tính tất yếu (the mirage of inevitability). Ngoài ra, chiến lược này tự thân là phản động [đi ngược với trào lưu] và ngăn cảnWashingtonnắm thế chủ động trong việc bảo vệ lợi ích của mình, bằng cách khoán trắng việc làm quyết sách về Đài Loan cho Trung Quốc. Và dựa vào sự chênh lệch sức mạnh ngày một gia tăng tại Eo biển Đài Loan, Bắc Kinh tự ý định nghĩa thế nào là độc lập và thế nào là thống nhất. Nói cách khác, Bắc Kinh định nghĩa những điều kiện để có hòa bình và chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Loại “nguyên trạng” này là không bền vững.
Chắc chắn là, trong một thập niên nay, hình như đã có một sự thay đổi cơ bản trong thái độ của cử tri Đài Loan mà tất cả các chính đảng đang tranh giành quyền lực tại đó sẽ phải nhìn nhận. Đặc biệt là, cử tri Đài Loan đã tránh xa việc hậu thuẫn cho cả “thống nhất” lẫn “độc lập” như là những mục tiêu chính trị trung hạn. Thật vậy, theo một cuộc thăm dò công luận vào tháng Chín 2011 được tiến hành bởi Hội đồng nghiên cứu các vấn đề lục địa của Đài Loan, trong đó các người tham dự phỏng vấn được hỏi về lập trường của họ về những quan hệ xuyên Eo biển Đài Loan, 87,2% nói rằng họ ủng hộ việc duy trì “nguyên trạng”, trong khi chỉ có tổng cộng 7% cho biết họ muốn thống nhất hay độc lập “càng sớm càng tốt”. Theo một cuộc thăm dò gần đây hơn, vào tháng Tám 2012, mang tên Phong vũ biểu Tâm trạng tại Đài Loan do cơ quan Nghiên cứu Thăm dò các Chỉ dấu tại Đài Loan – một cơ quan thăm dò mới – chỉ có 18,6% dân số Đài Loan cho rằng hai bên Eo biển Đài Loan “cuối cùng” phải thống nhất, trong khi 66,6% không chấp nhận con đường tiến tới thống nhất. Đài Loan là một quốc gia muốn giữ nguyên trạng, còn Trung Quốc thì không.
Dưới ánh sáng của những cuộc thăm dò này, có lẽ người ta có thể giải thích được sự kiện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – một chế độ độc tài độc đảng với thái độ trước sau như một về mục tiêu nhiên hậu là thống nhất Đài Loan với “Tổ quốc” – đã có quan điểm trắng-đen rõ ràng với Đài Loan. Dẫu sao, Đài Loan, trong khuôn khổ hiến pháp Trung Hoa Dân quốc (THDQ) hiện nay, đang tồn tại như một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đây là một thực tế khách quan. Theo định nghĩa của Công ước Monvideo năm 1933 về Quyền lợi và Bổn phận của các Quốc gia, “một quốc gia có tư cách pháp nhân quốc tế phải có những điều kiện sau đây: a) một dân số thường trực; b) một lãnh thổ được qui định rõ ràng; c) một chính phủ; và d) khả năng tham gia các quan hệ với nhiều quốc gia khác”. Đài Loan có tất cả 4 thuộc tính này. Việc Mỹ thiếu quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan không thay đổi được thực tế này. Thật vậy, Công ước nói trên còn qui định rằng “sự hiện hữu của một quốc gia về mặt chính trị không tùy thuộc vào sự công nhận bởi các quốc gia khác”. Hơn nữa, “sự công nhận một quốc gia có thể công khai hay ngấm ngầm. Sự công nhận ngấm ngầm phát sinh từ bất cứ hành vi nào ám chỉ ý định công nhận quốc gia mới này”.
Nói cách khác, chính sự hiện hữu của Trung Hoa Dân Quốc đã đặt một mối đe dọa sinh tồn cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vì nó cung ứng một mô hình thay thế hợp pháp cho tương lai Trung Quốc bên cạnh mô hình do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa ra. Như bài hát thời Cách mạng Văn hóa “Đông phương Hồng” thường xuyên nhắc nhở dân chúng: “Nếu không có Đảng Cộng sản, thì sẽ không có nước Trung Hoa mới”. Do sự kiện CHNDTH là một Nhà nước Đảng trị (a Party-State), người ta có thể suy diễn, sự hiện diện của THDQ và thể chế dân chủ tại Đài Loan sẽ tước đoạt tính chính đáng của ĐCSTQ, vì Đài Loan có thể cung ứng một mô hình thay thế cho hệ thống chính trị Trung Quốc hiện nay.
Tuy vậy, do sự cách biệt về quyền chủ quyền ngày một gia tăng tại Eo biển Đài Loan [giữa Trung Quốc và Đài Loan], những biến chuyển [chính trị-xã hội] nói trên đòi hỏi Washington phải duyệt xét lại kỹ càng quan điểm truyền thống của mình về những kỳ vọng, khả năng và hậu quả do những biến cố tại Eo biển Đài Loan đưa đến. Nằm ở cốt lõi của vấn đề này là cách giải thích củaWashingtonvề “nguyên trạng”. Chiến lược của Bắc Kinh đối với Đài Loan là rất rõ ràng, và gần như có một sự đồng thuận xã hội tại Đài Loan về “nguyên trạng” [không độc lập, không thống nhất, ND]. Vì thế,Washingtoncần phải có một quan điểm tương ứng, chính xác hơn quan điểm hiện nay, về “nguyên trạng” ấy. Việc Mỹ không chịu đối phó với sự chênh lệch chủ quyền tại Eo biển Đài Loan sẽ trở thành một nguyên nhân thực sự đưa đến bất ổn về lâu về dài. Việc Mỹ từng bước âm thầm từ bỏ hậu thuẫn của mình đối với chủ quyền của Đài Loan, một chủ quyền được định nghĩa theo điều kiện của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), có tiềm năng gây bất bình ngày một gia tăng từ cả hai phía của lăng kính chính trị tại Đài Loan – và do đó tạo ra một tình trạng bấp bênh ngày càng nghiêm trọng hơn tại Eo biển Đài Loan. Sự kiện này có thể dẫn đến việc Đài Loan phải có những biện pháp quyết liệt để đảm bảo sự tồn tại của mình.
Việc Mỹ xoay trục chiến lược hướng về châu Á đòi hỏi một sự tái quân bình lực lượng tại Eo biển Đài Loan. Mặc dù mọi bên đều có thể đồng thuận về nhu cầu phải xích lại gần nhau, nhưng những kỳ vọng gắn liền với những tương tác này lại khác nhau. Kể từ khi Tổng thống Đài Loan Mạc Anh Cửu đắc cử nhiệm kỳ hai vào tháng Giêng 2012, Bắc Kinh đã bắt đầu thúc đẩy việc tiến tới một hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, do có sự “cải thiện” bề ngoài về tình hình ổn định tại Eo biển Đài Loan trong 4 năm qua, Washington có xu thế sẽ không thay đổi chính sách Đài Loan của mình, theo quan niệm của một số người. Nhưng, việcWashingtonthiếu một chiến lược, nhằm thể hiện một kết quả mong muốn, đang dẫn đến tình trạng “chênh lệch chủ quyền” ngày một gia tăng tại Eo biển Đài Loan. Trong khi Bắc Kinh vẫn tiếp tục dành cho mình quyền sử dụng vũ lực để buộc THDQ (Đài Loan) phải chịu khuất phục dưới sự thống trị của CHNDTH, việc này có thể tạo ra một “sự đã rồi” (fait accompli) dẫn đến việc sáp nhập Đài Loan vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nếu Mỹ không chịu làm gì cả, thì sự tan vỡ của một thỏa ước tạm thời (modus vivendi) giữa Đài Loan và Trung Quốc sẽ tức khắc dẫn đến xung đột giữa Bắc Kinh và Đài Bắc về vấn đề chủ quyền của hai nước cộng hòa.
Do đó, với những điều đã trình bày ở trên, giải pháp cho một nền hoà bình và ổn định lâu dài tại Eo biển Đài Loan là phải tích cực tăng cường sự tin cậy, tinh thần bình đẳng, và địa vị của các quốc gia theo một cung cách phù hợp với chính sách và các giá trị Mỹ. Những điều chỉnh dần dần trong chính sách của Mỹ nhằm phản ánh một quan điểm chính xác hơn về cái gọi là “nguyên trạng”, biết nhìn nhận thực tế khách quan tại Eo biển Đài Loan, sẽ đối phó hữu hiệu tình trạng “cách biệt chủ quyền” ngày một gia tăng, đồng thời tái quân bình sự chênh lệch lực lượng và đảm bảo hoà bình lâu dài tại Eo biển Đài Loan.
L.C.R.H. – D.C.M.H.
L.C. Russell Hsiao là Chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Viện Dự án 2049 (Project 2049 Institute) tại Washington; D.C. Michael Hsiao là Nhà nghiên cứu ưu hạng và là Giám đốc Viện Xã hội học, Viện hàn lâm Trung Hoa (Academia Sinica) tại Đài Loan.

Nguồn: The Diplomat, 5 tháng Mười 2012 -
-
Du học sinh hướng về Tổ quốc (NLĐ).  – Chia sẻ kinh nghiệm thực thi pháp luật về biển, đảo (TTXVN).  – Sẽ thành lập lực lượng kiểm ngư(NLĐ). – Lần đầu đến với lính đảo (PL&XH).
Tập đoàn Anh Nga TNK-BP bắt đầu khai thác khí đốt tại mỏ Lan Đỏ ngoài khơi Việt Nam (RFI).
 - Chuyên gia Nga: Trung Quốc có tiềm năng hạt nhân khủng khiếp (PN Today). - Trung Quốc sắp nhận tầu đổ bộ siêu khủng từ Ukraina (PN Today).
“Hiện đại hóa” niềm tin bằng thuốc súng? (SGTT).  – Vì sao các nước ASEAN đua nhau mua vũ khí?  (Petro Times).  – Cuộc chạy đua hiện đại hóa vũ khí tên lửa (TQ).  - Đông Nam Á mở “hầu bao” bao nhiêu cho vũ khí? (DT).
Nhật Bản kìm nén, Trung Quốc giữ nhịp tuần tra Senkaku (PN Today).  – Chuyên gia Mỹ: Trung Quốc không thể chiếm đóng Senkaku (PN Today).  – Tranh chấp Senkaku, Trung Quốc tẩy chay cuộc họp của IMF ở Tokyo (RFI).  – Xe Nhật bán tại Trung Quốc giảm mạnh (BBC).  – Trung Quốc: ngành ô-tô Nhật Bản gặp khó khăn, các đối thủ được lợi(RFI). – Hội nghị thường niên của IMF và WB tại Nhật Bản, ngân hàng Trung Quốc không tham dự  (ANTĐ).  - Nhật và ASEAN hợp tác phòng thủ mạng (PLTP). - Nhật Bản tăng cường quân sự toàn diện (TN). - Nhật-Hàn để thỏa thuận hoán đổi tiền tệ hết hạn giữa vụ tranh chấp biển đảo (VOA).
Hợp tác Nga Việt: Vietnam’s regional growth tied to renewed Russian relations (Global Times 24-9-12) -- Bài của Carl Thayer trên Global Times!
Nga sắp ký hợp đồng “khủng” bán vũ khí cho Iraq (LĐ). – Nga, Iraq ký các hợp đồng về vũ khí trị giá nhiều tỉ đôla (VOA).  – Nga điều tra âm mưu lật đổ chính quyền (NLĐ). - Video, ảnh: Nổ 4.000 tấn đầu đạn ở nước Nga (VTC). - Nổ kho đạn tại căn cứ quân sự Nga (VOV).  - Ấn Độ có thể phạt Nga 100 triệu USD (VnE).
Mỹ cử lực lượng hùng hậu đến Philippines tham gia tập trận chung (RFI).  – Mỹ cần một chiến lược về Đài Loan(Diplomat/ BoxitVN).  – Hoa Kỳ không thể kiểm soát mối quan hệ với Trung Quốc (TCPT).
Bắc Hàn sẵn sàng ‘đấu hỏa tiễn với kẻ thù’ (BBC).  – Bình Nhưỡng tuyên bố đủ khả năng tấn công Mỹ bằng tên lửa(RFI).  – Phi đạn Bắc Triều Tiên có thể bắn tới lục địa Hoa Kỳ (VOA).
-North Korea says its rockets can hit U.S. mainland
SEOUL (Reuters) - North Korea has rockets that can hit the U.S. mainland, it said on Tuesday, two days after South Korea struck a deal with the United States to extend the range of its ballistic missiles.- CHDCND Triều Tiên đe dọa Mỹ và Hàn Quốc (PLTP).  – Seoul xác nhận 3 binh sĩ Bắc Triều Tiên vượt tuyến đào ngũ (RFI).
*********
Hậu quả sau hội nghị Thành Đô? (RFA). - Hội nghị Trung ương 6 vào cao trào (BBC). – Trông chờ gì khi Đảng họp kín? (BBC).
Công khai kết quả kiểm điểm mới lấy lại được lòng tin (DV). - Càng công khai, càng lợi (ANTĐ).
- Lê Anh Hùng “Tính Đảng” trong nhân dân (BoxitVN).

Dân Văn Giang ‘dồn’ Chính phủ (BBC). – Ban Dân vận Trung ương bị dân vận (Cầu Nhật Tân).  – Nông dân Văn Giang, Vĩnh Phúc biểu tình khiếu kiện đến Ban Dân Vận Trung Ương (TTXVA).  – Hãy đặt mình vào vị trí người dân (TVN).
-  – Khoảnh “đất vàng” ở Cần Thơ bị “phù phép” để bán như thế nào? (CAND).  – Đề nghị xem lại vụ án tham ô tại Hội Chữ thập đỏ Đồng Nai (TN).  – Rối bời dự Luật Đất đai (NLĐ). – Phải khắc phục yếu kém và tham nhũng liên quan đến đất đai (Công Lý).  - Cử tri TPHCM kiến nghị Quốc hội: Muốn xóa quy hoạch “treo” phải sửa từ luật đất đai (SGGP). - Chưa tháo gỡ được nút thắt về đất đai (TP). – Minh Diện:Thời vận của dân làng (Bùi Văn Bồng).
Hà Nội xét xử 33 vụ án tham nhũng trong 9 tháng
Dân Trí
(Dân trí) - Ngày 9/10, Phó Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Đào Sỹ Hùng cho biết, trong 9 tháng đầu năm đã xét xử 33 vụ án với 91 bị cáo phạm các tội tham nhũng. Đáng chú ý lần đầu tiên Hà Nội xử tử hình tội “tham ô tai sản”.
33 vụ án tham nhũng đã được xét xửThanh Tra
Giải quyết 95,9% số án thụ lýNhân Dân
Hà Nội xét xử 33 vụ với 91 bị cáo phạm các tội về tham nhũngHà Nội Mới
Xử lý mạnh cán bộ, công chức mua dâm
Sài gòn Giải Phóng
(SGGP).- Theo Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội TPHCM, từ tháng 7-2012, TPHCM chỉ áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người bán dâm và Trung tâm Tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu (Sở LĐTB-XH TPHCM) đã ngưng tiếp nhận đối tượng này.
Phá đường dây gái gọi tại Đà NẵngThanh Niên
Đà Nẵng triệt phá đường dây gái gọi 9XNgười Lao Động
Triệt phá 'nghiệp đoàn' mại dâm ở Đà thànhTiền Phong Online
Không văn minh, không thành thực và cũng không hiệu quả
VOA Tiếng Việt
Đầu tháng 10, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị ban hành chỉ thị về “nếp sống văn minh” với nội dung chính là đám cưới của các gia đình cán bộ trong thành phố phải, thứ nhất, không mời quá 300 người (nếu nhà trai và nhà gái tổ chức tiệc chung thì ...
Trần Đăng Khoa: Chuyện cưới…Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chỉ thị không mời cưới quá 300 người: Về cơ bản, người dân ủng hộBáo Giáo dục Việt Nam
'Cấm cỗ cưới không quá 300 người là quá cứng nhắc'Zing News
Lãnh đạo đất nước thì không thể “vinh thân phì gia” (Đào Tuấn). - Thương binh biểu tình tại Hà Nội đòi bảo vệ thanh danh (RFA). Truy nã GĐ doanh nghiệp mưu sát nhà báo
VietNamNet
- Qua nhiều tháng điều tra, công an xác định giám đốc doanh nghiệp là hung thủ đã mưu sát 1 nhà báo ngay tại nhà riêng của ông này. Liên quan đến vụ “gã giám đốc bí ẩn cố sát 1 nhà báo” xảy ra giữa tháng 3/2012 tại nhà riêng của nhà báo Nguyễn Đức .. - Chuyện ngụ ngôn về ngon nhất và nhanh nhất (Người Buôn Gió).
“HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TP. HẢI PHÒNG”? (Mai Thanh Hải).
Việt Nam truy tố 22 người tội ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ (VOA).  – Vụ án “Hội đồng Công Luật công án Bia Sơn” (RFA).
Điếu Cày: Toà án, công an gây khó khăn trong việc được thăm viếng và kháng cáo (DLB).  – Lời cảm tạ và tri ân của gia đình, thân nhân 3 sinh viên đã ra tòa ngày 26/9/2012 tại Nghệ An (NVCL).   – Công an bắt đầu tấn công người đi lễ ở DCCT Sài Gòn (Chuacuuthe).  – BUỔI LÀM VIỆC VỚI AN NINH VŨNG TÀU (Bùi Hằng).    – Tài xế đưa người đi đám tang Bà Liêng khiếu nại CSGT Tiền Giang (Chuacuuthe).
Còn nhiều cái khác (Người Buôn Gió).
Hãy cho Dân chủ một cơ hội (DLB).  - “Hiệp sĩ”, Nhà nước pháp quyền và quyền con người (TVN).
-'Quan Làm Báo' hoạt động trở lại, sau khi bị tấn công, bôi nhọ bà Hoàng Yến
Nguoi Viet Online
Trang Quan Làm Báo vừa hoạt động trở lại tại địa chỉ 'http:/quanlambao.blogspot.com' vào lúc 12:39 GMT, thư´ ba, 9 tha´ng 10, 2012, sau nhiều giờ bị tấn công và có bài bôi bẩn bà Đặng Thị Hoàng Yến, cựu Đại biểu Quốc hội.
‘Quan Làm Báo’ bị tấn công (DLB).  – Trang ‘Quan làm báo’ bị chiếm địa chỉ? (BBC).  – QUAN LÀM BÁO BỊ HACK VÀ BÀ ĐẶNG THỊ HOÀNG YẾN BỊ BÔI NHỌ (Huỳnh Ngọc Chênh).  –Blog Quan làm báo bị chiếm đoạt & đăng bài cảnh cáo cựu đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến là “quan làm báo”(Trương Duy Nhất).  – Quan Làm Báo bị hack – Tin chấn động(Han Times). – THÔNG BÁO KHẨN CẤP: QUANLAMBAO & CHAUXUANNGUYEN BLOG ĐÃ BỊ HACKED VÀ CÓ THỂ BỊ CÀI TROJAN ĐÁNH CẮP PASSWORD (TTXVA).



- BỘ CÔNG AN ĐÃ TỊCH THU TRANG QUAN LÀM BÁO? (Cầu Nhật Tân).– Những kẻ không chính danh nào đã cướp tên miền trang Quan Làm Báo? (Lê Nguyên Hồng). –Blog Quanlambao bị hacker chiếm đoạt (No Fire Wall).
- Lê Diễn Đức: Tờ “Quan Làm Báo” bị tấn công: Cú ra đòn hạ cấp (RFA).  –  Thực thi công văn 7169 của Thủ tướng: Bộ Tin tặc và những hành động hạ cấp (DLB).

Trung Quốc: 500 cuộc biểu tình chống đối mỗi ngày (Newsland/ Echo.msk/ Kichbu). – Vụ nhà tranh đấu Lưu Hiểu Ba: TQ quản thúc vợ để gây áp lực với chồng (BBC).   – TQ cải tổ các trại ‘lao giáo’ tai tiếng (BBC).
Trung Quốc mạnh tay bài trừ tham nhũng sau vụ Bạc Hy Lai (VOA).   –Trung Quốc nêu gương vụ Bạc Hy Lai trong cuộc chiến chống tham nhũng (Petrotimes).  – Bắc Kinh tuyên bố trừng phạt 660.000 cán bộ tham nhũng (RFI).
Quốc hội Mỹ cáo buộc các công ty viễn thông Trung Quốc hoạt động gián điệp (Petro Times).  – Tập đoàn Hoa Vi lên án quốc hội Mỹ đánh phá Trung Quốc (RFI).  – Huawei và ZTE “phản pháo” các cáo buộc gián điệp của Ủy ban tình báo Mỹ (GenK).  – Huawei, ZTE: Báo cáo của Hạ viện Mỹ vô căn cứ (TBKTSG).  – Cisco cắt đứt quan hệ với ZTE (TT).

Gián điệp mưu hại con trai cả Kim Jong-il (VNE).  - Hàn Quốc khởi tố người âm mưu hãm hại Kim Jong-nam (VNN).  - Chẳng hiểu cái tựa này muốn nói gì: Gián điệp tông xe vào Kim Jong Nam là gián điệp? (TP). – Hàn Quốc bắt gián điệp Triều Tiên (TN).
Miến Điện, Hàn Quốc cam kết thắt chặt quan hệ kinh tế (VOA).  – Bà Aung San Suu Kyi sẵn sàng làm TT Myanmar(NLĐ).
- Chúc mừng phe tranh đấu cho tự do ngôn luận ở Philippines đã thắng bước đầu: Philippines đình chỉ đạo luật tội phạm mạng gây tranh cãi (VOA). – Philippines ngưng Luật tội phạm mạng (BBC).  – Tòa án Philippines tạm đình chỉ luật chống tội phạm trên mạng (RFI).
Iran đủ uranium để chế tạo bom nguyên tử trong 2 tháng (VOA).  – Iran có thể sản xuất bom hạt nhân trong vòng 10 tháng (ND).  - Iran bất ngờ thừa nhận khả năng sắp có chiến tranh (TTXVN). - Forein Policy: “Mỹ có thể tấn công Iran trước 6/11” (TTXVN). - Israel – Trung Quốc liên thủ tấn công mạng Iran? (NLĐ).  – Azerbaijan bỏ tù 22 người hợp tác với Iran trong âm mưu khủng bố (VOA).
Hoa Kỳ : Ứng viên Mitt Romney hứa hẹn một chính sách ngoại giao ở thế công (RFI).   – Ông Romney bị chê (NLĐ).  - Romney: “Sẽ định hướng thế giới bằng sức mạnh Mỹ” (NLĐ).   – Ông Obama, Romney tích cực vận động giành phiếu cử tri bang Ohio (VOA). – Ông Romney chỉ trích chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama (VOA).  – Ông Romney tìm thấy họ hàng xa nhờ tranh cử Tổng thống (Soha).  - Lộ ảnh thời thơ ấu cực độc của Mitt Romney (Zing).   - Chân dung ứng viên tổng thống Mỹ Barack Obama (VnE).   - Cử tri gốc Việt chọn ai làm tổng thống Mỹ? (VNE).

Nhiệm kỳ khó khăn của Tổng thống Chavez (Tin tức).

Tổng số lượt xem trang