Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Ngân hàng Trung Quốc mở văn phòng tại Việt Nam

- 

-Văn phòng được đặt tại Hà Nội, có thời hạn hoạt động là 5 năm. Trụ sở chính của văn phòng tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Theo giấy phép ngày 2/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép Ngân hàng Agricultural Bank of China Limited, có trụ sở chính tại Bắc Kinh, Trung Quốc được mở văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội. 

Văn phòng đại diện được mở có tên đầy đủ là Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội, tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Agricultural Bank of China Limited - Hanoi Representative Office.

Văn phòng có địa chỉ tại phòng V502-503, tầng 5, Pacific Place, 83B Lý Thường Kiệt, Hà Nội và có thời hạn hoạt động là 5 năm.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện Agricultural Bank of China Limited - Hà Nội gồm: Làm chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường; xúc tiến các dự án đầu tư của Agricultural Bank of China Limited tại Việt Nam; thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thoả thuận ký giữa Agricultural Bank of China Limited với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp Việt Nam, các dự án do Agricultural Bank of China Limited tài trợ tại Việt Nam; các hoạt động khác phù hợp với pháp luật Việt Nam khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.-Ngân hàng Trung Quốc mở văn phòng tại Việt Nam

 

-Lập lại trật tự trên thị trường tài chính-Sau cú shock tâm lý hồi cuối tháng 8 liên quan đến vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên và bắt giữ và/hoặc khởi tố một loạt các cá nhân có liên quan (như ông Lý Xuân Hải, và gần đây là ông Trần Xuân Giá), thị trường tài chính dần dần đã lấy lại được sự ổn định. Sau 3 tuần biến động khá mạnh, một cân bằng mới đã được thiết lập, tuy còn khá mong manh. Thị trường chứng khoán giảm về mốc tham chiếu mới, quanh ngưỡng 390 điểm.

Mốc này tuy có thấp hơn mốc hồi giữa tháng 8 (khoảng 430 điểm), nhưng không quá lớn, chỉ thấp hơn khoảng 9%.  Các ngân hàng thương mại đã bắt đầu tăng cho vay trở lại, mặc dù thái độ thận trọng hơn trong các khoản vay lớn vẫn phổ biến so với hồi giữa tháng 8.

Thị trường có xảy ra hiện tượng trú ẩn ngắn hạn vào các tài sản “an toàn” hơn nhưng vẫn có thanh khoản cao như vàng và đô la, tuy không nhiều. Giá vàng có tăng mạnh nhưng phần nhiều đó là do các biến động kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc Quỹ dự trữ Liên bang Mỹ quyết định nới lỏng định lượng không giới hạn lần thứ 3, khiến cho thị trường tiền tệ quốc tế hình thành kỳ vọng rằng đồng Đô la sẽ tiếp tục bị mất giá.

Xu hướng trú ẩn tài sản dài hạn cũng không có chuyển biến mạnh, mặc dù về mặt tâm lý, nhiều người giàu ở Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến chuyện đa dạng hóa các hình thức giữ tài sản, trong đó bao gồm cả việc nắm các tài sản ở nước ngoài như bất động sản. Tuy nhiên, xu hướng này đã có từ lâu, và là một xu hướng khá tự nhiên ở các nền kinh tế mới nổi.

Dư luận quốc tế đang quan tâm nhiều hơn đến Việt Nam, đặc biệt là sau sự kiện một số nhân vật có tiếng tăm trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bị bắt giữ phục vụ điều tra về một số sai phạm. Các tờ báo lớn như New York Times, Wall Street Journal, Bloomberg, và Asia Sentinel liên tục đăng các bài viết về Việt Nam với những quan ngại rõ ràng về sự ổn định của hệ thống tài chính và tương lai ngắn và trung hạn của nền kinh tế Việt Nam.

Có lẽ đây là lần đầu tiên báo chí quốc tế dùng khái niệm “crony capitalism” (chủ nghĩa tư bản thân hữu) (New York Times) và “economic meltdown” (sụp đổ kinh tế) khi nói về Việt Nam (New York Times). Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên trong nhiều năm báo chí quốc tế đặt vấn đề Việt Nam có thể phải vay của IMF để giải cứu kinh tế (Bloomberg) và lần đầu tiên báo chí quốc tế nói về bất ổn chính trị ở Việt Nam và sự mối nguy mà người lãnh đạo chính phủ ở Việt Nam đang phải đối mặt (Asia Sentinel).

Báo News Week trong một bài viết có tựa “từ hổ thành mèo, nền kinh tế Việt Nam đã đi sai đường như thế nào” thậm chí còn nói mỉa mai rằng Việt Nam giờ đây đã trở thành tấm gương mà các nền kinh tế cải cách sau như Miến Điện KHÔNG nên đi theo.

Kéo theo làn sóng phê bình của media là làn sóng hạ điểm xếp hạng tín dụng của các hãng xếp hạng tín dụng lớn trên thế giới. Hồi cuối tháng 9 vừa qua, Moody’s đã hạ điểm xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam xuống mức B2, là mức thấp nhất mà công ty này dành cho Việt Nam từ trước đến nay. Moody’s cũng hạ điểm xếp hạng của tám ngân hàng thương mại của Việt Nam gồm ACB, BIDV, MB, SHB, Sacombank, Techcombank, Vietinbank và VIB. Tất cả đều bị hạ một bậc trong xếp hạng khả năng tín dụng độc lập từ E+ xuống E. Tệ hơn nữa, theo BBC trích lời của ông Matt Hildebrandt, kinh tế gia từ JPMorgan Chase Bank ở Singapore, cho rằng Việt Nam sẽ còn bị hạ bậc ít nhất một lần nữa trong sáu đến chín tháng tới.
 
Môi trường đầu tư sau tháng 8

Đối với các nhà đầu tư trong nước, môi trường kinh doanh và thực trạng hoạt động của thị trường những năm qua có một đặc trưng là hệ thống luật pháp cùng các cơ chế giám sát rất không hoàn chỉnh và lỏng lẻo. Điều này dẫn tới thực tế là nhiều hoạt động được coi là bình thường nhưng nhìn dưới lăng kính của pháp luật hay của nhà quản lý thì có thể có vấn đề. Thí dụ điển hình là câu chuyện ngân hàng huy động tiền gửi vượt trần lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước. Những chuyện như vậy là những chuyện ai cũng biết, ai cũng thấy, và không ai bị xử lý, mặc dù trên nguyên tắc, đều vi phạm pháp luật.

Thực trạng đó dẫn đến việc về nguyên tắc nhiều doanh nhân làm ăn ở Việt Nam có thể vướng vào vòng lao lý bất kỳ lúc nào. Các sự kiện hồi cuối tháng 8 vừa qua giống như một hồi chuông nguyện hồn, làm tất cả bừng tỉnh và nhận ra tình trạng bấp bênh của mình. Vì thế, thị trường hình thành một tâm lý (không hẳn là phổ biến) là thu hẹp bớt các khoản đầu tư ở Việt Nam, chuyển tiền và tài sản ra nước ngoài, chuyển gia đình ra nước ngoài để giảm bớt rủi ro.

Các quỹ đầu tư nước ngoài đã đầu tư ở Việt Nam đang đứng trước áp lực buộc phải thoái vốn theo mệnh lệnh của nhà đầu tư (những người đưa tiền cho các quỹ đầu tư này kinh doanh). Nhiều quỹ đầu tư lớn đều sẽ có đại hội các nhà đầu tư trong quý 4 này và các nhà đầu tư đứng đằng sau các quỹ này sẽ quyết định liệu có nên tiếp tục giữ các danh mục đầu tư ở Việt Nam hay là thoái vốn để rút tiền về nước. Áp lực thoái vốn là một vấn đề lớn, làm nhiều người lo ngại. Tuy nhiên, một điểm rất tệ, nhưng giờ đây lại trở thành điểm mạnh, của thị trường chứng khoán Việt Nam trong việc ngăn cản dòng vốn chảy ngược ra nước ngoài, là tính thiếu thanh khoản của thị trường.

Thiếu thanh khoản làm cho việc thoái vốn của các quỹ đầu tư đang hoạt động ở Việt Nam trở nên không khả thi. Nếu các quỹ đầu tư lớn thoái vốn, họ sẽ không tìm được người mua, ít ra là không thể tìm được trong thời gian này. Nếu họ bán trực tiếp trên sàn giao dịch thì sẽ làm giá cổ phiếu của họ sập mà vẫn không có lực hấp thụ. Có lẽ vì thế mà một số quỹ như Vietnam Equity Holding (“VEH”) và Vietnam Property Holding (“VPH”) thuộc công ty quản lý quỹ Saigon Asset Management, sau một giai đoạn dài đắn đo cuối cùng đã quyết định không thoái vốn vào đầu tháng này.

Thiếu thanh khoản làm cho khả năng rút vốn ồ ạt khỏi thị trường Việt Nam có vẻ như là một kịch bản khó xảy ra. Thế nhưng điều chắc chắn mà ai cũng nhìn thấy là dòng vốn mới sẽ không vào nữa, hoặc nếu có vào thì cũng vào với sự cẩn trọng gấp đôi. Nhiều công ty và các quỹ nước ngoài đang cân nhắc đầu tư vào Việt Nam hiện nay cũng tạm ngừng lại để quan sát. Đối với họ, không phải là việc bắt giữ một vài cá nhân khiến lọ họ ngại, mà có hai lý do lớn:

Thứ nhất, các vụ bắt giữ này có phải là một giấu hiệu của sự bất ổn chính trị hay không.  Ổn định chính trị từ trước tới nay vẫn được coi là một lợi thế lớn của Việt Nam và trong khi các thông tin chính thức còn chưa được công bố thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có lý do để lo ngại về nền tảng của sự ổn định này đang bị thử thách.

Thứ hai, các vụ bắt giữ này cho thấy nhiều hơn các vấn đề tồn đọng trong hệ thống tài chính và doanh nghiệp của Việt Nam, vì thế đánh giá của họ về thực trạng cũng như tiềm năng ngắn và trung hạn của nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng theo hướng bi quan hơn, mặc dù các nhìn nhận về tiềm năng phát triển dài hạn vẫn không thay đổi.-Lập lại trật tự trên thị trường tài chính

Lập lại trật tự trên thị trường tài chính (tiếp theo và hết)

Nguyên nhân

Không chỉ hệ thống tài chính, mà toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua hoạt động theo một trạng thái khá bát nháo do bị quản lý quá lỏng lẻo, một phần vì hệ thống luật và các quy định luôn phải chạy theo thực tế vốn phát triển nhanh hơn, một phần vì năng lực quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng cũng không đáp ứng được thực tế cần phải giám sát, một phần vì câu chuyện các quan hệ “thân hữu” giữa nhà quản lý và doanh nghiệp khiến nhiều sai phạm bỉ bỏ lơ. Nhìn nhận một cách công bằng, hiện trạng này cần phải được xử lý, nếu không kinh tế Việt Nam sẽ không thể bứt phá khỏi tình trạng cân bằng thấp như hiện nay. Vì vậy, nếu các vụ bắt giữ này là nhằm chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, tính minh bạch, tinh thần thượng tôn pháp luật, và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính thì đó là việc cần phải làm.

Tuy nhiên, cách làm cho tới nay là có vấn đề. Các vụ bắt giữ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tính đến thời điểm này ở Việt Nam đều theo một khuôn mẫu truyền thống, nghĩa là rất bí mật tới phút chót để đảm bảo việc bắt giữ được thành công. Khuôn mẫu này trong các vụ việc lớn liên quan đến tài chính có thể không thích hợp vì công chúng không được “chuẩn bị” để hiểu chuyện gì đang diễn ra. Do đó, tâm lý hoảng loạn rất dễ xảy ra. Điều này được minh chứng trong vụ bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên. Vụ bắt giữ hết sức đột ngột này đã tạo ra một cơn hoảng loạn chưa từng có trên thị trường chứng khoán Việt Nam khiến nhiều nhà phân tích cho rằng riêng vụ bắt giữ này đã làm thị trường mất tới gần 5 tỷ USD, tương đương với toàn bộ khoản nợ xấu của Vinashin.

Vì thế, thông thường ở Mỹ hay Âu Châu phải qua quá trình giải shock, thí dụ, bắt điều trần trước các ủy ban của hạ viện/thượng viện, thông tin được dần dần thẩm thấu để công chúng hiểu rõ vụ việc trước khi việc bắt giữ diễn ra. Ngay cả việc tống giam nhiều khi cũng không cần thiết. Các cá nhân này có thể tại ngoại hầu tòa hoặc quản thúc tại gia để chờ hầu tòa thay vì bị giam giữ bằng cách nộp tiền bảo lãnh.

Truyền thông liên quan đến việc chấn chỉnh thị trường tài chính đang bị lệch lạc. Rất ít thông tin chính thức từ cơ quan chức năng liên quan đến các vụ bắt giữ được công bố cho công chúng. Trong khi đó, báo chí trong nước đã viết rất nhiều bài mang tính suy đoán về lý do của các vụ bắt giữ, trong đó có nhiều lý do không hợp lý. Thí dụ, đầu tư tài chính bị coi là phạm luật, trong khi đó thì tất cả các công ty đều phải có trách nhiệm quản lý nguồn tiền của mình, trong đó bao gồm cả việc gửi tiền ở ngân hàng và đầu tư ngắn/dài hạn.

Câu chuyện dùng cổ phiếu thế chấp vay vốn, phát hành trái phiếu…bị coi là quay vòng vốn bất hợp pháp trong khi bản chất nghiệp vụ này là bình thường. Nếu trái phiếu thiếu chất lượng mà vẫn bán được thì lỗi nằm ở phía người mua chứ không phải ở phía người bán. Và vì thế, việc bắt lỗi và xử lý (nếu có) phải nằm ở chỗ xử lý các vi phạm liên quan đến việc cố ý đầu tư vào các tài sản chất lượng thấp gây thiệt hại cho các cổ đông.
Trong khi báo chí trong nước không có nhiều thông tin và chỉ đưa ra những lý do thiếu cơ sở, thì việc này lại tạo cơ hội cho các trang mạng đưa ra hàng loạt thuyết âm mưu khác nhau. Các thuyết âm mưu này trong nhiều thời điểm lại có vai trò dẫn dắt dư luận, tạo ra sự suy đoán nhiều khi là tùy tiện và gây hoang mang cho thị trường.

Để lập lại trật tự trên thị trường tài chính

Việc chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, tính minh bạch, tinh thần thượng tôn pháp luật, và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính  nói riêng và nền kinh tế của Việt Nam nói chung là việc cần phải làm, và có tầm quan trọng đặc biệt cho triển vọng phát triển dài hạn của Việt Nam. Để việc này có tác dụng tích cực, và được thị trường nhìn nhận một cách tích cực, nhà nước cần có một lộ trình rõ ràng, công khai, minh bạch cho công chúng và các nhà đầu tư nắm được. Thí dụ, các vấn đề sẽ tập trung chấn chỉnh, giải quyết là vấn đề gì, nguyên tắc giải quyết các vi phạm trong quá khứ là gì, các hoạt động kinh doanh từ giai đoạn này trở đi sẽ phải tuân theo khuôn khổ như thế nào, cơ chế giám sát mới là gì và các nguyên tắc của cơ chế giám sát mới như thế nào.

Nhà nước cũng cần làm rõ để mọi người hiểu việc chấn chỉnh này là một phần không thể thiếu trong nỗ lực của nhà nước về việc đổi mới và nâng cao tính hiệu quả - minh bạch của nền kinh tế chứ không phải là việc làm mang tính tình huống, ngắn hạn. Và mục tiêu của nó là nhằm giúp hệ thống kinh tế tư nhân vững mạnh hơn.

Song song với việc chấn chỉnh hệ thống kinh tế tư nhân, cần có nỗ lực tương xứng liên quan đến cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Đây là một xứ mệnh đã được đặt ra từ lâu nhưng chưa làm được bao nhiêu. Điều này là thiết yếu vì nó cho thấy nhà nước có một kế hoạch hoàn chỉnh – đồng bộ, và triển khai nó cũng theo một cách hoàn chỉnh – đồng bộ chứ không phải cái gì dễ làm thì làm còn cái gì khó thì bỏ qua một bên.

Một điểm đặc biệt quan trọng mà nhà nước không thể bỏ qua hoặc thờ ơ là lòng tin của các nhà đầu tư và các chuyên gia, các nhà quản lý cao cấp của nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam. Họ là những người tạo ra “cú hích” cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bằng vốn, công nghệ, trình độ quản trị, và kinh nghiệm quốc tế. Khi một nhà đầu tư nước ngoài ra đi, việc lôi kéo họ quay lại là việc khó khăn và có thể mất hàng thập kỷ. Khi một chuyên gia nước ngoài dứt áo ra đi vì sự nghiệp của anh ta ở Việt Nam lỡ dở, có lẽ cả đời anh ta sẽ không bao giờ quay lại.

 

- Thái sư xơi xong 56 tỉ rồi bùng làng (Cầu Nhật Tân). Bộ phim thái sư Trần Thủ Độ ngốn hết 56 tỉ tiền thuế của dân (chưa quyết toán chính thức). Kinh phí sau đó được ném cho một đạo diễn và kíp làm phim của Trung Quốc thực hiện gần 100%. Chỉ vài nhân vật chính là của Việt Nam. Nhân vật phụ và quần chúng đều người Trung Quốc. Đó là chưa nói đến nhiều chi tiết đạo diễn đã cố tình xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Đây là bộ phim “lịch sử” mang phong cách mậu dịch do UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư, đặt hàng để chiếu dịp kỷ niệm 10/10/2010. Cùng dịp này, Hà Nội còn vinh dự có vài công trình “ô nhục” khác như công viên Hoà Bình, đường Láng – Hòa Lạc, con đường Gốm sứ.

—————–

Đây là bộ phim “lịch sử” mang phong cách mậu dịch do UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư, đặt hàng để chiếu dịp kỷ niệm 10/10/2010. Cùng dịp này, Hà Nội còn vinh dự có vài công trình “ô nhục” khác như công viên Hoà Bình, đường Láng – Hòa Lạc, con đường Gốm sứ.
Bộ phim thái sư Trần Thủ Độ được biết đã ngốn hết 56 tỉ tiền thuế của dân (chưa quyết toán chính thức).

Kinh phí sau đó được ném cho một đạo diễn và kíp làm phim của Trung Quốc thực hiện gần 100%. Chỉ vài nhân vật chính là của Việt Nam. Nhân vật phụ và quần chúng đều người Trung Quốc. Đó là chưa nói đến nhiều chi tiết đạo diễn đã cố tình xuyên tạc lịch sử Việt Nam.

Mặc dù UBND TP Hà Nội đã ra sức khoe mẽ cho bộ phim, thậm chí đã từng dùng công văn của UBND TP để đề đưa phim dự giải này giải kia. Song trước dư luận phản đối mạnh mẽ, bộ phim đã bị ném sọt rác mà chưa lên sóng được 1 giây.

Trong cái kíp gọi là “quản lý văn hóa” của Hà Nội người ta dễ dàng nhận ra các khuôn mặt xôi thịt như Hồ Quang Lợi (cựu phóng viên bộ đội, Trưởng ban Tuyên giáo), Phạm Quang Long (cựu an ninh văn hóa – Giám đốc Sở Văn hóa) vừa qua có công phá chùa Trăm Gian, Ngô Thị Thanh Hằng (nguyên Phó Chủ tịch Thành phố phụ trách văn xã), Phạm Quốc Bản (Bản “bộ đội” – nguyên Giám đốc sở Thông tin Truyền thông), Trần Gia Thái (giám đốc Truyền hình HN).

Hiện, UBND TP Hà Nội vẫn lẩn trốn các câu hỏi về bộ phim “lịch sử” này. 

 

- Hệ quả “kết hôn cưỡng ép“ của hai tập đoàn kinh tế nhà nước (PLVN). Rốt cuộc, sự lãng phí thời gian và tiền bạc sau các phép cộng, phép chia đâu chỉ 2 năm...

Hai tập đoàn kinh tế nhà nước chuyên ngành xây dựng, kết quả của một phép cộng cơ học và hành chính các tổng công ty thành viên, rốt cuộc rồi cũng đã đi đến kết quả tất yếu.

Lễ ra mắt HUD diễn ra cách đây chưa lâu, và nay một lễ chia  tay không biết có còn được tổ chức?
Lễ ra mắt HUD diễn ra cách đây chưa lâu, và lễ chia tay không biết có được tổ chức?

Bằng quyết định số 1428 của Thủ tướng Chính phủ, vậy là "ai lại đi về nhà nấy". Sau 2 năm tồn tại dưới danh nghĩa thí điểm, họ, dường như không để lại được bất kỳ dấu ấn nào đối với nền kinh tế ngoài mấy tấm bảng tên to tổ chảng treo ngoài trụ sở cùng dòng tiêu ngữ, nghe có vẻ sang trọng, trên đầu các công văn.

Bộ Xây dựng, cơ quan mà trước đây vẫn đóng vai trò "bộ chủ quản" của các tổng công ty, mà sau đó, có thể nói như là "mất quyền" vì sự thí điểm thành lập tập đoàn, nay lại có cơ hội "lấy lại quyền năng của mình" như đã có.

Một vài con số đã được bộ này đưa ra để thuyết minh Thủ tướng cho ngừng thí điểm hai tập đoàn này. Nói chung thì cơ quan quản lý dường như bao giờ cũng có lý. Hồi hình thành 2 tập đoàn này, trong báo cáo thuyết minh của bộ này trình lên Thủ tướng, có lẽ cũng đầy những cơ sở thế này, thế kia.

Giờ đây, "ai về nhà nấy". Câu chuyện thí điểm thành lập tập đoàn đã được bộ trưởng Bộ Xây dựng gọi như là "một bài học".

Như đã nói ở trên, việc thành lập 2 tập đoàn ngành xây dựng, là một phép cộng bằng mệnh lệnh hành chính mà không thuần nhất như những tập đoàn khác, như dầu khí, hóa chất, viễn thông... Dù cũng có những tổng công ty làm nòng cốt, như tổng công ty HUD và Sông Đà, nhưng về bản chất, đó vẫn là thực thể được dựng nên từ phép cộng của nhiều tổng công ty, mà mỗi tổng công ty đều có một thế mạnh riêng, một lịch sử riêng,  và cả một niềm tự hào riêng.

Họ, trước đây là đối thủ cạnh tranh của nhau tại các gói thầu, nay bỗng lại buộc phải "tình thương mến thương" dưới một mái nhà, lại có "người làm mẹ", "người làm con", cho nên chuyện "bằng mặt mà không bằng lòng" thì không thể tránh, nhưng vì quyết định hành chính mà vẫn phải vui vẻ chấp hành mà thôi.

Trước khi bị "sáp nhập" vào tập đoàn, nhiều tổng công ty cũng đã công khai - nếu nói là "phản ứng" thì cũng không hẳn đã đúng - nhưng có việc "bày tỏ thái độ không mong muốn" - như trường hợp của Lilama.

Ông Phạm Hùng, khi đó là Tổng giám đốc Lilama, hồi mới bắt đầu rậm rịch chủ trương thí điểm thành lập tập đoàn từng đã tự chấp bút viết một đề án chiến lược về việc đưa tổng công ty này thành một tập đoàn chỉ chuyên về công nghiệp nặng.

Giành được vị trí tổng thầu tại nhiều dự án trọng điểm quốc gia, như nhiệt điện Cà Mau, nhiệt điện Nhơn Trạch, Lọc dầu Dung Quất, "slogan" của Lilama khi đó là : "Sản phẩm của chúng tôi là một nhà máy". Thế rồi tham vọng đó phút chốc bị "xìu", Lilama trở thành công ty con của Sông Đà, "anh bạn" trước nay vẫn "bằng vai phải lứa". Cho nên như ông bà nói, sự "cưỡng hôn" nếu xảy ra, thì có sống với nhau cũng là "đồng sàng dị mộng" mà thôi.

Trả lời báo Lao động, ông Trần Văn Sơn, thứ trưởng Bộ Xây dựng - người phụ trách hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp ngành xây dựng – nói rằng, việc kết thúc thí điểm mô hình tập đoàn, thực chất là "trả lại sân cho em". Sân ở đây, theo ông Sơn, được hiểu là sân chơi bình đẳng cho các tổng công ty, mà trước đây, nếu có một công trình lớn mà tập đoàn (công ty mẹ) đã tham gia thì "con" (các tổng công ty thành viên) không được tham gia.

Vậy là sau phép cộng là phép chia. "Em kết hôn với anh", nay chia gia tài, "ai về nhà nấy". Nhưng cũng như hôn nhân, sự "kẻ ở người đi" còn để lại bao nhiêu hệ lụy về nhân tình thế thái.

Bên Sông Đà, ông Nguyễn Khánh Toàn - chủ tịch, ông Lê Văn Châu – tổng giám đốc đều là người cũ của Sông Đà, nhưng như bên HUD, ông Nguyễn Đăng Nam – chủ tịch là người cũ của HUD, nhưng ông Nghiêm Văn Bang – tổng giám đốc lại là người mới, vốn chỉ đứng đầu một đơn vị thành viên mà không phải là "nòng cốt".

Rồi không chỉ thế, sau 2 năm còn những đứa con chung, những dự định chung... Cho nên, cũng như thời kỳ sáp nhập, phải mất không ít thời gian tái cơ cấu, nay chia tách, mọi thứ đã không còn vẹn nguyên như trước, lại phải mất không ít thời gian để "refresh" bản thân.

Rốt cuộc là, sự lãng phí thời gian và tiền bạc sau các phép cộng, phép chia đâu chỉ 2 năm.

Đức Sơn

- Góp ý đề án lấy phiêu tín nhiệm: Phải trả ngay món nợ 11 năm (PLTP).

Dư nợ 9 tháng đầu năm tỉnh Đồng Nai tăng 6,67%
Tổng dư nợ đến cuối tháng 9/2012 của các ngân hàng chi nhánh tỉnh Đồng Nai đạt gần 62 nghìn tỷ đồng.

Đưa Vinashin trở lại Bộ GTVT?
Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT): Bộ này đang đề xuất Chính phủ cho phép quản lý trực tiếp 20 tập đoàn và TCty. Trong đó có cả Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

--Thua lỗ, các công ty tại Việt Nam nợ khoảng $1 tỷ tiền thuế

Nguoi Viet Online
Kiếm ăn khó khăn hay thua lỗ, hàng loạt công ty xí nghiệp đã nợ tiền thuế của nhà nước khoảng 20,000 tỉ đồng (khoảng $1 tỷ) bất kể là tư doanh hay quốc doanh.


Đại gia Việt chơi Hummer H3 không kém đại gia Nga
Những ’ngân hàng di động’ ở biên giới Việt - Lào
Đấu thầu thất bại 2.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Đây là phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ thất bại thứ 7 liên tiếp của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
6 nhà máy xi măng mới chuẩn bị đi vào hoạt động
Các nhà máy xi măng chuẩn bị đưa vào hoạt động trong tình hình lượng hàng tồn cao, đầu ra chưa khả quan sẽ gây thêm nhiều áp lực cho ngành.


- Sửa đổi Luật Đất đai: Những “nút thắt” cần tháo gỡ (VEN).  – Bớt quyền của dân, tập trung quyền cho chủ tịch tỉnh (SGTT).
- Mở bể than sông Hồng: Những cảnh báo không thể bỏ qua! (Petrotimes).
- “Thật trắng cũng cố nhuộm cho đen”?! (TTVH).
- Chủ tịch TP Cà Mau bị phê bình (DV).
- Hậu xử lý nhà máy Vonfram chui ở Quảng Ninh: Kỳ 1: Thành ủy Móng Cái có vô can? (PL&XH).
- Công an đề nghị triệu tập 12 sếp Vietinbank (NLĐ). Cuỗm tiền Nhà nước, 2 đối tượng bị bắt
(NLĐO) - Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố bắt tạm giam Lê Trọng Thảo (SN 1969, nguyên cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Mường Lát) và Hoàng Văn Hiếu (SN 1976, nguyên cán bộ địa chính Xã Tén Tần, huyện Mường Lát) để điều tra về hành vi tham nhũng.

Cán cân tổng thể 2013 có thể thặng dư khoảng 3 tỷ USD
GDP cùng với kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ tăng trong khi tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước sẽ giảm trong 2013.
Ngân hàng Mỹ rót 1,5 tỷ USD cho Việt Nam
US Eximbank sẽ dành hạn mức tín dụng 1,5 tỷ USD để hỗ trợ các dự án hợp tác thương mại giữa Mỹ với Việt Nam.

- Ngân hàng Mỹ rót 1,5 tỷ USD cho Việt Nam (VNE). – Đức hỗ trợ 272 triệu euro cho “kinh tế xanh” ở VN (TTXVN).
- Chấn chỉnh doanh nghiệp nhà nước bằng luật mới? (TBKTSG).
- Các ngân hàng hợp tác cho vay lãi suất 13%/năm (CafeLand/NĐT). – Mua hàng trăm ngàn tỷ trái phiếu doanh nghiệp: Khoản đầu tư nhiều rủi ro của ngân hàng (TP). – Ngân hàng không được giữ tiền phí bảo hiểm (ĐTCK). – Ngân hàng thắt chặt cho vay tín chấp tiêu dùng (DĐDN). – Nhân sự ngân hàng còn biến động mạnh (VIR). – Nhân viên ngân hàng đối mặt nguy cơ thất nghiệp (VNE).
- Doanh nhân xây dựng hệ thống tạo tiền (Vef). – Lạm dụng vốn vay, doanh nghiệp tự đào thải (Vef).
- “Đại phẫu” công ty chứng khoán bắt đầu quyết liệt (VnEco). – CTCK nào có nhiều tiền nhất?(CafeF/TTVN). – PVX lại trở thành điểm nóng của thị trường (VIR).
- Vị đắng mía đường đầu vụ  (NNVN). – Bảo hộ, giá đường trong nước gấp đôi giá thế giới  (SGTT).
- Nông dân nuôi cá tra: Tiếp cận vốn vay 11%/năm  (Stox).  – Cá tra bị bỏ đói vì không bán được(Infonet).
- Tôm – lúa, mô hình “nông nghiệp thông minh” (NNVN). – Dùng thóc gạo làm TĂCN – Lợi không? (NNVN).
- Masan được gì trong thương vụ mua cám Con Cò? (Infonet). – Tấp nập mua bán căn hộ 10 triệu đồng/m2 (CafeF/ TTVN). – Xóa chợ “Trời” gần ngàn hộ dân lo lắng (TP). – Xi măng đã ế lại thêm chồng chất (DT).  - Không xuất khẩu 8 loại khoáng sản (TT).


- HSBC hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam (VnEco).
- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, cần kiên quyết  (VEN).
- Huy động nhiều giải pháp đồng bộ thu hút đầu tư (VEN).
- Siết chặt cơ chế quản lý đầu tư công (Đầu tư).
- Ngân hàng Trung Quốc mở văn phòng tại Việt Nam (TTXVN).
- Doanh nhân thời giông bão (Đầu tư).  – Alan Phan: “Nghịch cảnh thường thể hiện nhân tài…”(VnEco).
- SJC “xử ép” người bán vàng? (PLVN).  – Vàng và câu chuyện thứ hai: “Hoạt náo viên” (VF).  – Vàng tăng sau bốn ngày giảm liên tiếp (TP).  – “Loạn” giá vàng và diễn biến độc quyền (PNTĐ).
- Toàn cảnh kinh tế 12-10-2012: Hướng về nơi xa xăm (VF).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 12-10-2012: Mèo lại hoàn mèo (VF).  – Thanh khoản tăng cao phiên cuối tuần (TN).  – Tự ý cho mượn chứng khoán bị phạt nặng (PLVN).  – Chứng khoán có kiếm lời cuối năm?(VEN).
- Rút ngắn thời gian có ý kiến về đề nghị điều chỉnh giá xăng dầu (CP).  – Sẽ có kịch bản điều hành giá xăng, dầu và điện  (VnMedia).
- VFA điều chỉnh giá sàn xuất khẩu gạo (TBKTSG).
- Vinacafe là của ai? (TBKTSG).
- Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới: Hoang tàn và nhếch nhác (PLXH).

 

- ‘Nếu là Trương Đình Anh tôi sẽ làm một việc mới hoàn toàn’ (GDVN).

- Sắp có kịch bản điều hành giá xăng dầu, điện, than (DT).
- Siết nhập khẩu vào thành phố thuộc trung ương (TT).

- Báo cáo Thủ tướng về đề xuất giảm thuế và tiền thuê đất (TT).  – Đằng sau những báo cáo láo (Lê Khả Sỹ).  – Thủ tướng yêu cầu xác định rõ trách nhiệm gây nợ đọng XDCB (LĐ). – Hầm đường bộ Đèo Cả – Phú Yên: Khởi công khi chưa chọn nhà thầu (TP).   – CŨNG LÀ MƯU KẾ CỦA QUAN (Lê Khả Sỹ).
- Đạo đức nghề nghiệp phải thành “lời tuyên thệ” của ngành Tư pháp (PLVN). – Chi cục phó Thi hành án dân sự bị chém (LĐ).
- Lãnh đạo phải kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí (PLTP). – Đạo đức nghề báo: Bao giờ mới được coi trọng? (Infonet).- Bốn nhóm vấn đề sai phạm của một số nhà báo (PLTP).  – Cần xử lí nghiêm chứ không chỉ chấn chỉnh báo đang sai sự thật để vu khống (Chu Mộng Long).  – Đoàn nhà báo quốc tế tìm hiểu ô nhiễm ở VN (TP).

- Trung Quốc: “Romney là kẻ đạo đức giả” (NLĐ). – Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ “đấu khẩu” trực tiếp (DT).  – Hai ứng cử viên phó tổng thống Hoa Kỳ tranh luận   –   Trăm sự nhờ ông phó Biden(Người Việt). – Võ mồm giữa Joe và Paul (Hiệu Minh).  – Ứng viên Romney nới rộng khoảng cách dẫn điểm (TTXVN). – Bí mật trong thông điệp tranh cử của Obama (Infonet). – Mỹ: thất nghiệp giảm, Obama hưởng lợi (TBKTSG). - Ứng viên Phó Tổng thống Mỹ khẩu chiến nảy lửa (VOV).  – Biden, Ryan khẩu chiến về ngoại giao, kinh tế (VNN). – Tranh luận phó TT Mỹ: Biden “gỡ gạc” cho Obama (TT). – Ông Joe Biden bị cáo buộc ‘thiếu tôn trọng’ đối thủ vì cười nhiều (TP).  – Obama v. Romney: Tranh cử tổng thống hay thi “vẻ đẹp Mỹ” (VF). Bài học từ cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ

Sống ở Úc nhưng tôi lại thích theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Có ba lý do chính

-Emerging-Market Resilience

Project Syndicate --As a group, emerging-market economies have been negatively affected by the recent downturn in developed countries. But they will remain an important global growth engine, even as the developed economies experience an extended period of below-trend growth.

--Renminbi hits 19-year high against dollar

(Financial Times)-Show of strength from the currency caught many investors flat-footed and is at odds with data that point to a broad slowdown in China’s economy

-Đức trên bờ vực suy thoái kinh tế

Một nhóm các chuyên gia đã hạ dự báo tăng trưởng của Đức và cảnh báo nước này có nguy cơ rơi vào suy thoái kinh tế.


--Nhật Bản tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế
Đây là lần đầu tiên trong hơn 3 năm chính phủ Nhật Bản hạ dự báo tăng trưởng 3 tháng liên tiếp.
Growth in Asia Expected to Moderate Further in 2012
IMF
Growth in Asia during the first half of this year has slowed to its lowest rate since the start of the global financial crisis, and only a modest and gradual pick up is expected next year, the IMF said.

-IMF: Châu Á có thể chỉ tăng trưởng như thời khủng hoảng

Tuy châu Á vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng vẫn có nguy cơ tăng trưởng dưới 4% vào năm sau.
--A Global 1937 PAUL KRUGMAN
The great mistake, repeated.


U.N. chief finds his voice, but remains cautious on China
UNITED NATIONS (Reuters) - Over the past six years U.N. Secretary-General Ban Ki-moon has undergone a metamorphosis from a soft-spoken diplomat cautiously juggling conflicting demands from big powers into an outspoken defender of human rights in Syria, Iran and elsewhere.
IMF: Châu Á có thể tăng trưởng như thời khủng hoảng
Tuy châu Á vẫn là khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng vẫn có nguy cơ tăng trưởng dưới 4% vào năm sau.

- Mỹ sẵn sàng đánh phủ đầu vì an ninh mạng (TN).
- Ấn Độ sửa luật chống tham nhũng (SGTT).
- Ông Thaksin không chấp nhận lệnh truy nã (NLĐ).

Năm 2017, Trung Quốc chỉ thua Mỹ về độ giàu (VnEco).
Pháp đã thông qua Hiệp ước về tài chính châu Âu (TTXVN).

Bất ngờ Nobel Hòa bình thuộc về Liên minh Châu Âu (TP).  – EU nhận Nobel Hòa bình giữa khủng hoảng (VNE).
Huawei Trung Quốc muốn chứng minh sự trong sạch (TP).  – Huawei Trung Quốc nằm trong ‘sổ đen’ quốc tế (Infonet).
Myanmar được xóa nợ hàng tỉ đôla (TT).
Điều tra ‘quan tham’ Trung Quốc sở hữu 21 căn nhà  (TP).

***************

--Chủ nghĩa tư bản thân hữu (phần 1)

Trong khoảng hơn một tháng trở lại đây, báo chí thế giới đặc biệt chú ý nhiều đến Việt Nam, từ Business Weekthe EconomistBloombergWall Street Journal,New York Times, đến Asia Sentinelthe Diplomat. Mật độ các bài viết trên báo chí nước ngoài về Việt Nam ngày càng dày đặc kể từ vụ ông Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên) bị bắt hồi tháng 8 vừa qua.
 
Trong một động thái có thể nói là chưa từng có, báo New York Times có liên tiếp nhiều bài viết về Việt Nam và gọi tình trạng kinh tế của Việt Nam hiện nay là “crony capitalism” (chủ nghĩa tư bản thân hữu). Trong số ra ngày 22 tháng 8 (In Vietnam, Growing Fears of an Economic Meltdown), NYT viết rằng: “nếu như cuộc khủng hoảng năm 1997 (ở Đông Á) vẫn bị cho là do “chủ nghĩa tư bản thân hữu” thì các vấn đề của Việt Nam hiện nay có thể được mô tả là chủ nghĩa tư bản thân hữu với phong vị riêng của cộng sản”. Phong vị riêng, theo NYT là “các công ty của nhà nước đông nghẹt những bạn bè và đồng minh của các quan chức trong hệ thống quyền lực của Đảng Cộng Sản”.

Trong số ra ngày 1 tháng 9 (In Vietnam, Message of Equality Is Challenged by Widening Wealth Gap), NYT lại viết: “sự giận dữ tập trung chủ yếu vào phiên bản Việt Nam của chủ nghĩa tư bản thân hữu – mối quan hệ chặt chẽ giữa các đại gia và các quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản. Sự phê phán/lên án này được dịp bùng lên vì các tin tức liên quan đến việc lợi dụng (quyền hạn) đã bị lộ ra từ các công ty của nhà nước - vốn vẫn là phần trung tâm của nền kinh tế, nhưng gần đây đã bị trục chặc lớn, và góp phần tạo ra tình trạng khủng hoảng tài chính rất trầm trọng hiện nay”.

Có lẽ trong lịch sử Việt Nam hiện đại, chưa một lần nào Việt Nam được mô tả là một nền kinh tế theo kiểu “chủ nghĩa tư bản thân hữu”. Bản chất của khái niệm này là gì, sự “kết án” của NYT nghiêm trọng đến thế nào, và vai trò của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông và Đông Nam Á hồi năm 1997 như thế nào?...sẽ là chủ đề của bài viết nhiều kỳ này.
 
Chủ nghĩa tư bản thân hữu
 
“Chủ nghĩa tư bản thân hữu” là một khái niệm không được định nghĩa với nội hàm rõ ràng. Nó thường được dùng để chỉ các nền kinh tế mà trong đó hệ thống doanh nghiệp có những mối quan hệ mang tính cấu kết với các quan chức trong hệ thống nhà nước, qua đó tạo thành các mạng lưới “thân hữu” (những người bạn thân) giữa hai giới doanh nhân và quan chức. Theo một nghiên cứu của Surajit Mazumdar (CRONY CAPITALISM: Caricature or Category?) Mối quan hệ “thân hữu” này dẫn tới hai hệ luỵ hiển nhiên:
 
Thứ nhất, nó ảnh hưởng tới sự phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả của nền kinh tế. Các quan chức cấu kết với các doanh nhân sẽ đẻ ra các chính sách và quyết định chính trị liên quan đến việc phân bổ nguồn lực có lợi cho các thân hữu của họ trong giới làm ăn. Thí dụ, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, trợ giá, lãi suất, kích cầu… có lợi cho một số doanh nghiệp nhất định. Sự ban phát các lợi ích này không phải miễn phí mà nó là kết quả của quan hệ “thân hữu” dựa trên lợi ích. Quan chức của chính phủ thì tìm kiếm lợi ích (rent seeking) dưới các dạng như tiền hối lộ, các đóng góp vào các quỹ tranh cử...còn giới doanh nghiệp thì tìm cách kiếm lợi bất chính dưới bóng của các thân hữu trong bộ máy chính quyền.
 
Thứ hai, các quan hệ “thân hữu” giữa quan chức và doanh nhân sẽ phá hỏng chức năng của nhà nước với tư cách là cơ quan giám sát và điều tiết các hoạt động của thị trường, thí dụ như việc giám sát các tiêu chuẩn liên quan đến việc đóng thuế, tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường, các quy định về sử dụng và đối xử với người lao động… Lý do là các “thân hữu” trong hệ thống chính quyền bị các “thân hữu” trong hệ thống doanh nghiệp vô hiệu hoá, há miệng mắc quai. Việc này đến lượt nó lại tạo ra một môi trường kinh doanh không dựa trên pháp luật, hoặc nói đúng hơn, pháp luật chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp nhỏ hoặc “cô thế” không có các thân hữu trong hệ thống quyền lực nhà nước hỗ trợ.
 
Mức độ nghiêm trọng của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” như thế nào thì còn tuỳ thuộc vào mức độ phổ biến của các quan hệ dạng này, sực chằng chịt của hệ thống mạng lưới lợi ích được đan lên giữa hai giới doanh nhân và quan chức, cũng như hình thái thể chế chính trị của chế độ, các yếu tố thuộc về nền tảng văn hoá và vai trò cũng như sự trưởng thành của hệ thống luật pháp. Nhìn dưới mức độ chung nhất, thì các quan hệ theo kiểu “thân hữu” này ở đâu cũng có – trong hệ thống các nền kinh tế thị trường hiện đại hiện nay.
 
Thí dụ như ở Mỹ, trong cuộc tranh cử đang diễn ra giữa ứng cử viên đảng cộng hoà Mitt Romney và đương kim tổng thống thuộc đảng dân chủ Barack Obama, ông Romney cũng tấn công ông Obama bằng khái niệm chủ nghĩa tư bản thân hữu. Hồi giữa tháng trước, khi phát biểu trước cử tri, ông Romney cho rằng: “tôi lấy làm xấu hổ để nói rằng chúng ta đang nhìn thấy tổng thống của chúng ta đưa tiền cho các doanh nghiệp của những người đóng góp tài chính cho chiến dịch tranh cử của tổng thống, khi ông ấy đưa tiền ra, 500 triệu USD dưới dạng cho vay, cho một công ty tên là Fisker là công ty sản xuất xe ô tô điện cao cấp, và giờ công ty này đang sản xuất loại xe đó ở Phần Lan. Làm như thế là rất sai, và phải dừng lại. Cái kiểu chủ nghĩa tư bản thân hữu đó không tạo ra công ăn việc làm và không tạo ra công ăn việc làm ở đất nước này.”
 
Chính thức hơn, một số thông kê, thí dụ như của Rasmussen Reports hồi đầu năm 2012 cho thấy tới 39% người Mỹ cho rằng nước Mỹ đang là một nền kinh tế theo kiểu “chủ nghĩa tư bản thân hữu. Theo một điều tra khác, cũng của Rasmussen Reports, 66% người Mỹ được hỏi cho rằng các quan hệ thân hữu đang chi phối các hợp đồng của chính phủ Mỹ với khối doanh nghiệp tư nhân; trong khi đó với tỉ lệ 3-1, các cử chi cho rằng các chính khách được bầu ra của Mỹ thường xuyên giúp đỡ các công ty mà họ có quan hệ gần gũi; và, với tỷ lệ 70% người Mỹ cho rằng chính quyền Mỹ và các đại công ty đi đêm với nhau và chống lại lợi ích của số đông người dân Mỹ. (còn tiếp)

--Chủ nghĩa tư bản thân hữu (phần 2)

Lý thuyết về CNTB thân hữu
 
Cần phải nói rằng khái niệm “chủ nghĩa tư bản thân hữu” trước nay được nhắc đến nhiều, tuy nhiên nó chỉ thực sự được xem xét cẩn thận khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 nổ ra ở Đông và Đông Nam Á. Trước khi cuộc khủng hoảng này nổ ra, thành công trong tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Koong, và Singapore được coi là thành công thần kỳ (spectacular success – theo cách nói của World Bank năm 1993). Nhiều học giả thời đó tìm cách giải thích sự thần kỳ của 4 “con hổ Châu Á” này và các chú “tiểu hổ” tiếp theo ở Đông Nam Á (bao gồm Thái Lan, Malaysia, và Indonesia) bằng nhiều lý thuyết khác nhau như “mô hình tăng trưởng đông á” hoặc là “nhà nước phát triển” – ám chỉ vai trò dẫn dắt của một nhà nước thông minh nhằm định hướng cho thị trường vượt qua các “bẫy” của kinh tế tự do để đạt được thành công nhanh hơn.
 
Tuy nhiên, nói như Jong-Sung You (Đại học Harvard), thì “cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á đã làm thay đổi cách nhìn của thế giới về các nước này, đặc biệt là Hàn Quốc. Rất nhiều người, bao gồm cả IMF, đã cho rằng chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Hàn Quốc và các nền kinh tế khác trong khu vực chính là thủ phạm gây ra khủng hoảng. Vì thế mà chỉ trong một đêm, Hàn Quốc từ chỗ là hình mẫu lý tưởng của một “nhà nước phát triển” với hệ thống cai trị tốt chuyển sang một đất nước đầy những tệ tham nhũng và bè phái.”
 
Điều này tạo ra nhiều bí ẩn khó giải thích: tại sao vẫn là các nền kinh tế này, vẫn những hệ thống chính trị đó, vẫn các mối quan hệ mang tính bè phái và tham nhũng đó, nhưng lại có thời kỳ lại tạo ra những điều thần kỳ trong phát triển, còn những lúc khác lại đem đến khủng hoảng và đổ vỡ? Thêm nữa, các nền kinh tế Đông Á đều có mức độ tham nhũng cao, đều là chủ nghĩa tư bản thân hữu, nhưng có những nền kinh tế thành công hơn về mọi mặt (như Hàn Quốc) nhưng lại có những nền kinh tế tệ hơn về mọi mặt (như Philippines)?

David C. Kang – giáo sư đại học Dartmouth – có lẽ là học giả có nghiên cứu sâu sắc nhất về lĩnh vực này. Cuốn sách của ông “Crony Capitalism: Corruption and Development in South Korea and the Philipipnes” là một cuốn sách được nhắc đến thường xuyên trong các nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Châu Á. Trong cuốn sách này, Kang đưa ra một lý thuyết về chủ nghĩa tư bản thân hữu nhằm giải đáp cho bí ẩn trên.
Cách tiếp cận của Kang là cách tiếp cận chính trị thực dụng. Theo Kang, bản chất của mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và nhà nước là mối quan hệ mang tính tìm kiếm lợi ích từ chính sách (rent seeking). Rent được hiểu là món lợi nhuận đặc biệt tạo ra từ các chính sách.

Thí dụ một chính sách hạn chế nhập khẩu sẽ bóp méo thị trường trong nước về hàng nhập khẩu đó, làm cho nguồn cung bị hạn chế lại và vì thế những doanh nghiệp nào nhận được quotas để nhập khẩu sẽ được lợi vì có thể bán được giá cao. Vì thế chính sách này tạo ra một thứ lợi ích vốn dĩ không có nếu không có chính sách này ra đời, món lợi đó được gọi là rent.

Một thí dụ khác là các chính sách hỗ trợ phát triển, theo đó nhà nước thành lập ra các quỹ (thí dụ quỹ để kích cầu) và cho một số doanh nghiệp nhất định hưởng các khoản ưu đãi lấy ra từ quỹ này như cho vay với chi phí lãi vay rất thấp hoặc bằng không, hay là mua hàng hoá từ các doanh nghiệp này với số lượng lớn (thí dụ như đổ tiền làm cơ sở hạ tầng).

Các quan chức nhà nước có quyền lực để tạo ra các chính sách nhất định và các chính sách này lại tạo ra rent. Các doanh nghiệp biết rõ điều này, và vì thế, họ luôn tìm cách tác động lên các quan chức nhà nước để bộ máy nhà nước sản sinh ra các chính sách tạo ra rent và họ là người hưởng lợi. Các quan chức cũng biết rõ điều này, vì vậy trong khuôn khổ cho phép, họ cũng tìm cách tạo ra các chính sách bóp méo để tạo rent, và phân phát các lợi ích này tới các doanh nghiệp “thân hữu” của họ để các thân hữu này lại chia cho họ một phần rent kiếm được.

Rent seeking là bản chất của quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Thế nhưng, theo Kang, mức độ mà các quan chức tạo ra rent và đi kèm với nó là mức độ tham nhũng, lại phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống doanh nghiệp cũng như cấu trúc của hệ thống chính trị. Lý thuyết của Kang có thể được tóm lược bằng một bảng hai chiều mô tả quan hệ này.
 
Ông mô tả quyền lực của nhà nước theo hai nhóm: Thứ nhất là các nhà nước mạnh – là các nhà nước mà các quan chức lãnh đạo đất nước có thể tuỳ ý ra các quyết định/chính sách mà không chịu sự ảnh hưởng đáng kể nào từ xã hội hoặc các chính đảng cạnh tranh (thí dụ như nhà nước độc tài của Park Chung-Hee ở Hàn Quốc).

Thứ hai là các các nhà nước yếu – là các nhà nước mà các quan chức lãnh đạo đất nước không thể tuỳ tiện ban hành các quyết định hay chính sách mà các quyết định này chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trường chính trị (thí dụ có các chính đảng đối lập mạnh), hoặc của khối doanh nghiệp và các thế lực xã hội khác (thí dụ nhà nước mới thành lập).
 
Ông cũng mô tả quyền lực của khối doanh nghiệp thành hai nhóm:

Thứ nhất là các nền kinh tế với hệ thống doanh nghiệp tập trung, bao gồm một số ít các doanh nghiệp quy mô rất lớn và có quyền lực hùng mạnh trong xã hội (thí dụ như mô hình các đại công ty Cheabol của Hàn Quốc hoặcKeiretsu của Nhật Bản).

Thứ hai là các nền kinh tế với hệ thống doanh nghiệp khá phân tán và không có các đại công ty có sức mạnh chi phối hệ thống (thí dụ các nền kinh tế thị trường đã phát triển với nhiều công ty, tập đoàn lớn, nhưng không có công ty, tập đoàn nào có sức mạnh lấn át các đối thủ khác).
 

  Nhà nước mạnh Nhà nước yếu
Doanh nghiệp tập trung Loại 1: Cùng là con tin 
Mô thức: cấu kết
Mức độ tham nhũng: vừa
Loại 2: Tìm kiếm rent
Mô thức: từ dưới lên
Mức độ tham nhũng: lớn
Doanh nghiệp không tập trung Loại 3: Nhà nước thợ săn
Mô thức: từ trên xuống
Mức độ tham nhũng: lớn
Loại 4: Kinh tế tự do
Mô thức: phân tán
Mức độ tham nhũng: thấp

 
Theo Kang, nếu hệ thống chính trị, nền tảng xã hội, luật pháp không cho phép các quan chức nhà nước tuỳ tiện hành động nhằm tìm kiếm rent, và hệ thống doanh nghiệp cũng không tập trung để có một nhóm nhỏ các doanh nghiệp có thể thao túng, thì nền kinh tế ấy rơi vào tình trạng nền kinh tế tự do.

Các doanh nghiệp không dễ vận động hành lang và các quan chức cũng không dễ tạo ra các chính sách bóp méo để thu rent vì cả hai cấu trúc này đều quá phân tán về quyền lực. Đó là mô hình của các nền kinh tế thị trường đã phát triển với hệ thống luật pháp minh bạch và nền chính trị dân chủ đã trưởng thành. Trong trường hợp này, tham nhũng ở mức thấp, và sự cấu kết giữa doanh nghiệp và quan chức, nếu có, chỉ ở mức lẻ tẻ và phân tán. Các biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” không đáng kể, và không nghiêm trọng. (còn tiếp)

--Chủ nghĩa tư bản thân hữu (phần 3)

 

Ba loại chủ nghĩa tư bản thân hữu
 
Theo Kang, trong trường hợp hệ thống doanh nghiệp tập trung vào một nhóm nhỏ có quyền lực chi phối, và hệ thống nhà nước cũng mạnh, thì đất nước rơi vào tình trạng cả hai phe phái cùng là con tin của nhau. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp mạnh trực tiếp đàm phán với nhà nước về cách thức và cơ chế chia sẻ lợi ích khi cấu kết với nhau. Do không bên nào có thể ép được bên nào, quyền lợi được chia đều hơn, mức độ tham nhũng vì thế chỉ ở mức vừa phải.
 
Đây là mô hình xuất hiện ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee. Đặc trưng của nó vẫn là một dạng chủ nghĩa tư bản thân hữu, tuy nhiên mức độ tham nhũng không quá nghiêm trọng. Thêm nữa, do hai bên doanh nghiệp và chính quyền có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và lập trường (doanh nghiệp dễ đề đạt nguyện vọng và nhà nước cũng có quyền lực để quyết định nhanh), chi phí giao dịch trong trường hợp này thấp đáng kể. Đây làm một lợi điểm mà theo Kang, không phải là do Park Chung-Hee cố tình tạo ra mà đơn giản là một kết quả ngẫu nhiên khi ông này thực hiện tập trung quyền lực cả về chính trị và kinh tế.
 
Trong trường hợp nhà nước mạnh nhưng hệ thống doanh nghiệp lại phân tán, không hình thành được các quyền lực đối trọng với nhà nước, thì theo Kang, nhà nước biến thành một dạng “nhà nước thợ săn” – theo đó các quan chức nhà nước nắm trong tay quyền lực lớn, tự tung tự tác, và không gặp phải sự kháng cự đáng kể từ khối các doanh nghiệp nên thoả sức thu rent dưới mọi hình thức. Doanh nghiệp sẽ phát triển khó khăn, tham nhũng lớn, và theo mô hình từ trên xuống (quan chức đi thu tô).
 
Trường hợp cuối cùng, là nhà nước không tập trung quyền lực, nhưng khối doanh nghiệp lại tập trung trong một số ít các doanh nghiệp lớn. Trong trường hợp này, quyền lực của kinh doanh lấn át quyền lực chính trị. Các đại gia có thể can thiệp để nâng người này, hạ người kia trong hệ thống chính trị. Các doanh nghiệp đầy quyền lực này sẽ thoả sức thao túng, vô hiệu hoá các chính sách của nhà nước, vận động hành lang để tạo ra các chính sách bóp méo để thu rent. Tham nhũng trong các nền kinh tế thuộc dạng này cũng rất lớn, nhưng theo mô hình từ dưới lên (doanh nghiệp vận động chính sách để lấy rent).
 
Theo Kang, Philippines khác với Hàn Quốc ở chỗ đây là đất nước mà quan hệ doanh nghiệp – chính trị (Kang gọi là “chính trị tiền bạc” – money politics) đảo như một con lắc giữa hai thái cực – từ chỗ nhà nước yếu, doanh nghiệp mạnh và tham nhũng từ dưới lên vào những năm 1946 đến 1972 khi đất nước còn trong giai đoạn dân chủ - sang trạng thái nhà nước độc tài thiết quân luật dưới chế độ của Marcos từ năm 1972 trở đi, khi mà Marcos cũng các thân hữu của ông đã trấn áp tất cả các thế lực khác, kể cả hệ thống doanh nghiệp, và biến nền kinh tế từ chỗ một xã hội tìm kiếm rent sang một xã hội với nhà nước thợ săn. Theo Kang, Philippines đã đánh mất đi cơ hội chuyển từ xã hội tìm kiếm rent sang xã hội cùng là con tin (giống như ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee) vì Marcos đã không biết tự tiết chế quyền lực của mình và chung sống hoà bình với các doanh nghiệp mạnh.
 
Hàn Quốc và Philippines trong khủng hoảng 1997

Mô hình chính trị tiền bạc ở Hàn Quốc và Philippines như mô tả ở trên tồn tại trong vài thập kỷ trước thập kỷ 90 và đem lại sự khác biệt to lớn cho hai quốc gia. Trong khi cấu trúc “cùng là con tin” ở Hàn Quốc giúp cho nước này phát triển mau chóng, thì việc đảo qua đảo về giữa hai thái cực xã hội tìm kiếm rent và xã hội nhà nước thợ săn khiến cho Philippines chìm đắm trong nghèo đói và lạc hậu.
 
Tuy nhiên, theo Kang, các cấu trúc chính trị tiền bạc này ở hai nước có sự thay đổi lớn vào nửa sau của thập kỷ 80. Ở Hàn Quốc, cuộc chuyển đổi sang dân chủ hồi năm 1987 làm suy yếu quyền lực của nhà nước. Các chính đảng phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để dành quyền lực qua lá phiếu và vì thế sức đề kháng của nhà nước trước các đòi hỏi của xã hội và các doanh nghiệp cũng bị kém đi nhiều. Một số nhỏ các đại công ty của Hàn Quốc, không chịu sự kiểm soát của các quy luật thị trường vì quy mô quá lớn của họ, đã theo đuổi các quyết định ngày càng rủi ro hơn.
 
Nói cách khác, Hàn Quốc đã chuyển từ cấu trúc “cùng là con tin” sang cấu trúc “tìm kiếm rent”. Vì thế, dân chủ “quá nhiều” kết hợp với mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp – nhà nước đã đẩy tới việc xuất hiện nhiều chính sách không hiệu quả. Và cuộc khủng hoảng năm 1997 đã đưa tất cả các ung nhọt này ra ánh sáng.
 
Trong khi đó, theo Kang, sự tan hoang của đất nước Philippines dưới thời Ferdinand Marcos đã dẫn tới cao trào “Quyền lực của Dân” (People Power) vào năm 1986 và sự phát triển mới này đã san phẳng sân chơi của nhà nước và doanh nghiệp. Khi Philippines dần dần hồi phục, cả doanh nghiệp và nhà nước đều có ít quyền lực hơn. Philippines phải trải qua một cuộc tái cấu trúc đầy đau đớn trong những năm đầu của thập kỷ 90 để chuyển sang một cấu trúc mới “kinh tế tự do”. Sự ra đi của Marcos đã khiến các quan hệ “thân hữu” giữa nhà nước và doanh nghiệp bị xoá bỏ. Philippines đã thực hiện được việc cải cách chính sách và tăng cường các luật lệ giám sát về tài chính. Kết quả là, khi cuộc khủng hoảng năm 1997 xuất hiện, Philippines đã có sức chịu đựng tốt hơn. Theo Kang, triển vọng của Philippines sau cuộc khủng hoảng 1997 cũng có vẻ như sáng sủa hơn với một cấu trúc chính trị tiền bạc lành mạnh hơn, ít mang tính “thân hữu” hơn.
 
Kết luận
 
Lý thuyết của David C. Kang về chủ nghĩa tư bản thân hữu, ra đời cách đây cả 10 năm, mặc dù khá đơn giản, nhưng cũng đem lại một cách giải thích khá thuyết phục cho cả hai “bí ẩn” về các nền kinh tế mới nổi ở Đông và Đông Nam Á: Tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng có những nước phát triển tốt hơn (như Hàn Quốc) và có những nước phát triển kém hơn hẳn (như Philippines), và tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng một số nước lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng 1997 hơn các nước khác.
 
Đương nhiên đây chỉ là một góc nhìn được đơn giản hoá chứ không phải là một sự giải thích rốt ráo về lịch sử phát triển cũng như nguyên nhân của khủng hoảng ở các nước này. Tuy nhiên, dẫu sao, nó cũng đem lại một góc nhìn sâu sắc hơn về khái niệm “chủ nghĩa tư bản thân hữu” và các ngụ ý của nó đối với các nước đi sau như Việt Nam cũng đáng để suy ngẫm.

 

Tổng số lượt xem trang