Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và tập thơ Hoa Địa Ngục

-Hình Quỹ Tù Nhân Lương Tâm
Nguyen Chi Thien, Vietnamese Dissident Poet, Dies at 73
- NYT --Mr. Thien, a dissident writer who wrote poetry opposing the Communist government in Vietnam, endured prolonged imprisonment, torture and solitary confinement.
--Nguyễn Chí Thiện từ trần: Nguyen Chi Thien dies at 73; poet, Vietnamese prisoner (LAT 5-10-12) - Chuyện này đã xảy ra vài hôm trước, nhưng bản tin này là "khách quan" nhất.
- Thơ & nhạc: Tiễn biệt nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Trần Trung Đạo).

--Nguyễn Chí Thiện
Cuộc đời tù đày và đấu tranh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
Trần Bình Nam

Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời tại bệnh viện Western Medical Center tại Santa Ana, Little Sài gòn sáng sớm ngày 2 tháng 10 năm 2012. Anh ra đi khi trời hừng sáng, bình an như sự lựa chọn của anh. Tôi đến thăm anh ngày 1/10. Bên giường bệnh là nhà báo Trần Phong Vũ. Anh Vũ cho biết dường như anh Nguyễn Chí Thiện bị ung thư phổi. Và bác sĩ đã báo cho anh Thiện triệu chứng nhưng anh không tiến hành chữa trị. Anh có sự lựa chọn của một người cao niên biết bị bệnh hiểm. Trên giường bệnh trắng tinh anh nằm im, nước da hồng hào, trán ấm, thở dưỡng khí, không trao đổi được bằng lời nhưng đôi mắt tinh anh cho biết anh còn nhận được anh em.

Thật buồn và thật là một mất mát lớn. Cái dũng khí, cái nhìn lớn của anh Nguyễn Chí Thiện là một thứ quý hiếm lịch sử Việt Nam không phải lúc nào cũng có.

Theo các tài liệu anh Nguyễn Chí Thiện sinh năm 1939 tại phố Hàng Bột Hà nội, sau về Hải Phòng sinh sống. Năm 1958 nhân dính líu với vụ Nhân Văn Giai Phẩm anh bị tù 2 năm. Năm 1961 anh lại bị bắt vì tham gia nhóm Đoàn Kết. Ra tù anh Nguyễn Chí Thiện vẫn tiếp tục các hoạt động chống đảng Cộng sản. Năm 1965 anh bị bắt lại và lần này bị giam 13 năm qua các trại tù nằm dọc sông Hồng Hà.

Sau khi cộng sản chiếm miền nam, năm 1978 Nguyễn Chí Thiện được phóng thích và trả về Hải Phòng. Anh làm nghề kèm trẻ tại tư gia để sống. Mẹ anh mất năm 1970, bố anh mất vài năm sau đó.

Nguyễn Chí Thiện được thế giới bên ngoài biết đến qua tập thơ mang nhiều tên như “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực”, “Hoa Địa Ngục” anh âm thầm làm trong những năm tù đày. Ngày 2/4/1979 anh lần mò lên Hà nội, quẳng tập thơ vào khuôn viên tòa đại sứ Anh. Anh bị bắt.

Do sự can thiệp của Hội Văn Bút Quốc Tế, Hội Văn Bút Việt Nam Hải ngoại và cộng đồng người Việt tị nạn, năm 1990 anh được trả tự do. Cuối năm 1995, sau khi thiết lập bang giao với Hoa Kỳ, Hà nội cho phép anh sang định cư tại Hoa Kỳ dựa vào thủ tục bảo lãnh của người anh ruột nguyên là sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

Tập thơ của anh được chính phủ Anh giao lại cho cộng đồng Việt Nam và nội dung của nó đã tạo nên một xúc động chưa từng có. Tập thơ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nó chứa đựng mặt thật của chủ nghĩa cộng sản và chế độ mang tên nó tại Việt Nam. Tập thơ cũng chứa đựng những tiên đoán chính xác về sự suy tàn của chủ nghĩa, và sự yếu kém của thế giới trước sức mạnh yêu ma của chủ nghĩa cộng sản, nhất là sự hoang tưởng của một số trí thức và triết gia phương Tây.

Hôm nay Nguyễn Chí Thiện đã nằm xuống, chúng ta hãy ngoãnh nhìn cuộc đời của anh để ghi lại những kỳ tích của một cuộc đời đấu tranh chống bạo tàn hiếm có.

Năm 16 tuổi khi quân đội của ông Hồ Chí Minh vào tiếp thu thành phố Hà nội, anh vui mừng trong vận hội mới:

Ngày ấy tuy xa mà như còn đấy

Tuổi hai mươi tuổi bước vào đời

Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi

Bốn phía bao la chỉ thấy

Chân mây rộng mở tuyệt vời

Đồng Lầy - 1972



Nhưng Nguyễn Chí Thiện đã nhanh chóng nhận thấy sự tráo trở bất lương của người cộng sản:

Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ

Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ

Không sợ!

Đồng Lầy - 1972



Chiến dịch cải cách ruộng đất đã biến Việt Nam thành một đấu tố trường đầy máu và nước mắt:

Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai

…………………

Bãi sú, bờ lau, rừng rú

Thây người vun bón nuôi cây

Đạo lý tối cao của xứ đồng lầy

Là lừa thầy phản bạn

Và tuyệt đối trung thành với vô hạn

Với Đảng, với Đoàn, với lãnh tụ thiêng liêng

Đồng Lầy - 1972



Nhận thức của Nguyễn Chí Thiện đã đưa anh vào tù năm 1958 và ra vào nhiều lần tổng cọng30 năm. Nhưng lao tù không khuất phục được anh:

Dù đời ta sa đáy vực khổ oan

Cũng được, miễn là thoát ra khỏi đó

Đời ta sẽ tự do như gió

Mang lời ca tha thiết tâm can

Dù đời ta - 1973



Nguyễn Chí Thiện không tin tưởng suông. Anh tin tưởng các chế độ cộng sản sẽ sụp đổ với một luận cứ vững chắc không khác gì 4 thế kỷ trước nhà khoa học Galileo người Ý đã tin quả đất tròn dù phải bị xử tội chết. Nguyễn Chí Thiện nhắn với đảng cộng sản:

Người nhô lên trong cơn động đất nhất thời

Thì rồi cũng có thể nhất thời

Người chìm trọn trong những cơn động đất

Núi – 1973



Lời tiên đoán của anh đã xẩy ra 17 năm sau khi hàng lọat các nước cộng sản Đông Âu rồi đến Liên xô, thành trì của chủ nghĩa sụp đổ.

Năm 1975 khi được tin cộng sản Hà nội chiếm trọn miền Nam, Hoa Kỳ rút quân, cả thế giới cúi đầu nhục nhã, Nguyễn Chí Thiện đang bị giam tại nhà tù Phong Quang Lào Kay bình tĩnh viết:

Khi Mỹ chạy bỏ miền Nam cho cộng sản

Sức mạnh toàn cầu nhục nhã kêu than

Giữa lao tù bệnh hoạn cơ hàn

Thơ vẫn bắn, và thừa dư sức đạn!

Vì thơ biết một ngày mai xa xôi nhưng sáng lạn

Không dành cho thế lực yêu gian

Khi Mỹ chạy – 1975



Anh khuyên thế giới đừng sợ hải và mất lòng tin

Đừng sợ cái cực kỳ man rợ

Dù nó đương thời rông rỡ nơi nơi

Phải vững tin vào bước tiến con người

Đừng sợ - 1975



Nhưng trong trí óc tuyệt vời và nhân bản của anh, Nguyễn Chí Thiện vẫn mường tượng một tiến trình sụp đổ trong hòa bình, một điều không một nhà chính trị lớn nào trên thế giới dám tiên đoán cho mãi đến năm 1989. Năm 1971 khi đang bị giam tại nhà lao Phú Thọ, anh đã làm bài thơ “Sẽ có một ngày” bất hũ:

Sẽ có một ngày con người hôm nay

Vất súng vất cùm, vất cờ, vất Đảng

Đội lại khăn tang, quay ngang vòng nạng

Oan khiên!

Về với miếu đường mồ mã gia tiên

Mấy chục năm trời bức bách lãng quên

Bao hận thù độc địa dấy lên

Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng

Tấ cả bị lùa qua cơn ác mộng

Kẻ lọc lừa kẻ bạo lực xô chân

Sống sót về đây an nhờ phúc phận

Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân

Đứng bên nhau trong mất mát quây quần

Kẻ bùi ngùi hối hận

Kẻ bồi hồi kính cẩn

Đặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông

Khai sáng kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng

Tiếng sáo mục đồng êm ả

Tình quê tha thiết ngân nga

Thay tiếng “Tiến Quân ca”

Và “Quốc Tế ca”

Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!

Sẽ có một ngày -1971



Hôm nay Nguyễn Chí Thiện đã vĩnh viễn rời chúng ta, nhưng tinh thần anh vẫn còn đây: trong sáng, kiên quyết, nhìn xa, nhân bản giữa đại nạn của nhân loại và của đất nước không may vẫn còn đầy chia rẽ của chúng ta.

Anh Nguyễn Chí Thiện! Anh đi như một vì sao chợt tắt. Nhưng ánh sáng xẹt trên nền trời vẫn còn ôm ấp, an ủi và nuôi dưỡng lòng tin của dân tộc Việt Nam.



Trần Bình Nam

Oct. 3, 2012

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com



- Phạm Hồng Sơn: “Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê (pro&contra).





Tháng 10 5, 2012

Phạm Hồng Sơn
Ông Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939 tại Hà Nội, tác giả của tập thơ nổi tiếng Hoa địa ngục vừa qua đời ngày 02/10/2012 tại nước Mỹ. Những dòng sau đây xin được thay cho lời cầu nguyện tốt đẹp nhất tới linh hồn người quá cố và những bạn hữu, thân nhân và những người yêu quí ông.
Kể cả sau này khi thời thế đã thay đổi và Hoa địa ngục được xuất bản chính thức ở Việt Nam thì có thể vẫn có nhiều độc giả không thiện cảm với những từ ngữ thường quá bộc trực, cay đắng hay mang tính chửi thẳng của tác phẩm này. Nhưng nếu đặt những cảm xúc hoặc những hình thức thể hiện sang một bên thì không thể không thừa nhận Hoa địa ngục đã dám phê phán ba yếu tố – ba vấn đề – mà cho đến tận bây giờ không phải ai cũng nhận ra hoặc dám đụng đến, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường được gọi là “Bác” và chủ nghĩa Marx-Lenin.
Ngay năm 1959, trước khi vào tù lần thứ nhất và khi mới chỉ chớm tuổi 20, Hoa địa ngục[i] đã chĩa sự phê phán không úp mở vào đúng Đảng:
“Tôi thường đi qua phố
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng
Đã mang lại Ấm no và Ánh sáng!”
(“Tôi thường đi qua”, 1959)
và bản chất gieo rắc cái ác của Đảng:
“Trên mảnh đất, Đảng gieo mầm tội lỗi!
Trong lành cũng phải tanh hôi!
Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi!
Bạo lực đi về rất vội! “
(“Trên mảnh đất”, 1964)
Càng về sau, qua những lần tù càng dài thêm, sự phê phán và nhận thức về bản chất Đảng lại càng sâu hơn và, dĩ nhiên, gay gắt hơn:
“Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Đảng khóa đã mười mấy năm!”
(“Gửi Bertrand Russel”, 1968)
“Đảng bắt câm, bắt nói, bắt khóc, bắt cười
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán
Là tù ngục mục xương độc đoán
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa”
(“Đồng lầy”, 1972)
“Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ.”
(“Đảng”, 1973)
Và đây, Hoa địa ngục phác lên một hình ảnh toàn trị thu nhỏ của Đảng, kiểm soát hết các nhân quyền cơ bản:
“Nhà văn nhà báo
Nhà giáo nhà thơ
Nhà thờ nhà chùa
Đều sợ đều thua
Nhà tù – nhà Vua!
Chớ đùa với Đảng!”
(“Nhà văn”, 1980)
Còn về “Bác”, Hoa địa ngục đã đề cập nhiều lần trong nhiều giai đoạn khác nhau nhưng có thể nói bài “Không có gì quí hơn độc lập tự do” là bài điển hình cho cái nhìn tổng quát nhưng xuyên thấu qua mọi lớp vỏ tuyên truyền về Hồ Chí Minh hay của chính Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nếu vẫn thành kiến về những đại từ nhân xưng như “thằng”, “nó”, “con” thì có thể có hơi khó khăn để đồng cảm được với sự bộc trực, tinh ý của Hoa địa ngục lúc mới có 29 tuổi:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!

Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó
Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Độc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó…”
(“Không có gì quí hơn độc lập tự do”, 1968)
Và chỉ bằng hai câu thôi, Hoa địa ngục đã có thể tóm gọn “Bác”:
“Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc”
(“Tên hề”, 1971)
Về chủ nghĩa Marx-Lenin tức chủ nghĩ cộng sản, điều đáng ngạc nhiên nếu không muốn nói là kinh ngạc, trong một hoàn cảnh ngặt nghèo thông tin, tuổi đời còn rất trẻ và chắc chắn không có nhiều thời gian để đi học hay tự đọc, vì đã phải liên tục đi tù, nhưng Hoa địa ngục ngay lúc chưa đầy 25 tuổi đã nhận ra sai lầm rất chính trị:
“Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!”
(“Mỗi lầm lỡ”, 1963)
Dường như năm tháng tù đày triền miên lại làm cho Hoa địa ngục nhận thức sâu hơn chủ nghĩa Marx-Lenin về sự bất tương thích và hệ lụy của nó đối với dân tộc:
“Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà.”
(“Đồng lầy”, 1972)
Và đây Hoa địa ngục đã nói về chủ nghĩa Marx cách đây gần 40 năm mà lại gần giống như những gì ai đó mới lần đầu lên tiếng gần đây:
“Chủ nghĩa Mác chỉ là không tưởng
Trái với bản chất con người, reo rắc tai ương

Nếu cứ ngu si ôm mãi chủ nghĩa này
Nếu cứ thẳng tay bóp mãi dạ dầy
Đất nước nở mặt nở mày làm sao được nữa!
Dân tộc ta phải quăng ngay nó vào bếp lửa
Nồi cơm mới có thể mong đầy
Tự do, no ấm mới sum vầy”
(“Chủ nghĩa Mác”, 1984)
Có thể nói, so với tuổi đời của bản thân, Hoa địa ngục đã nhận thức được rất sớm và cũng dám phê phán bác bỏ rất sớm, mặc dù không hệ thống, về ba trụ cột chính của quyền lực cộng sản tại Việt Nam: Đảng, Bác, Marx-Lenin.
Nếu nhìn lại “Nhân văn-Giai phẩm” và “Xét lại chống Đảng”, những hoạt động và biến cố xảy ra gần trước và sau so với Hoa địa ngục, trong ánh sáng nhận thức về ba trụ cột đó thì lại thấy nhận thức của Hoa địa ngụccòn sớm cả so với thời đại nữa. Trong “Nhân văn-Giai phẩm” đã có những tiếng nói, bài viết và thái độ bất ưng, phê phán sâu sắc về sự chà đạp nhân quyền cơ bản hay vấn đề pháp trị của Đảng và có thể có cả những phê phán ẩn dụ về lãnh tụ nữa nhưng tất cả vẫn còn hoàn toàn trên tinh thần chấp nhận Đảng, tránh xa vấn đề “Bác” và không hề đề cập đến Marx-Lenin. Ở “Xét lại chống Đảng” cũng tương tự, chỉ là không đồng ý với chính sách của Đảng lúc đó, còn về chủ nghĩa Marx-Lenin, Hồ Chí Minh và Đảng đều vẫn được tôn trọng – tinh thần này gần như vẫn được các cựu thành viên của các biến cố đó giữ nguyên cho đến tận gần cuối những năm 1990.
Nhìn lại bối cảnh khắc nghiệt, tăm tối của Hoa địa ngục cách đây gần nửa thế kỷ và thực trạng hôm nay còn rất nhiều bậc trí giả vẫn tự coi Đảng, Bác là những thứ húy kỵ, lại càng thấy cái ghê gớm nhất, đáng kính phục nhất của Hoa địa ngục: không phải là bản lĩnh tù đày, kiên gan trong cô đơn hay trường thơ tố cáo in trong trí nhớ, mà là sự nhìn ra sớm, nhìn thấy triệt để nhưng lại không giấu mọi người về cái Ác rất to lớn – cái Ác ở tầm quốc gia, dân tộc.
Hoa địa ngục đương nhiên phải chia tay trần thế nhưng chắc chắn không bao giờ phải đi về địa ngục.
© 2012 pro&contra

[i] Các bài thơ trích dẫn ở đây đến từ hai nguồn: Hoa địa ngụcThơ Nguyễn Chí Thiện






- Vài kỷ niệm với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (ĐCV). - Ngô Nhân Dụng: Nhờ đâu không mất nước? (Người Việt). - Cuộc đời tù đày và đấu tranh của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (ĐCV).
- Trở lại Sài Gòn và Tây Nguyên (ĐCV). - GS Nguyễn Xuân Vinh: Thi sĩ Nguyễn Chí ThiệnHai giờ với thi sĩ Nguyễn Chí ThiệnTạm biệt bạn tù: Nguyễn Chí Thiện – Nguyễn Chí Thiện: Tôi biết thằng nói câu đó (Sáng Tạo). – Nỗi Nghẹn Ngào vì sự ra đi của thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (TNLT).. – HRW lưu ý trường hợp của tù nhân chính trị Nguyễn Hữu Cầu (VOA). – Những người anh hùng không được thừa nhận: Unsung Heroes (Foreign Policy).



-Vài kỷ niệm với nhà thơ Nguyễn Chí Thiện_Nguyễn Quang Duy


-Tháng 1 năm 1995, anh Thiện rời Việt Nam sang Hoa Kỳ, khi ấy tôi đang làm Phó Ngọai Vụ cho Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu, nên đựơc Ban Chấp Hành thu xếp mời anh Thiện sang thăm đồng bào Úc châu. Tôi gọi điện thọai cho anh Thiện ngỏ lời và sau đó viết thơ bằng Anh Ngữ để anh Thiện lo thủ tục nhập cảnh. Vì lý do sức khỏe mãi đến cuối năm 1996 anh Thiện sang Úc lần đầu, tôi có trong Ban Tổ Chức nhờ đó tôi có vài kỷ niệm với anh Thiện.


Việc tiếp xúc với đồng bào thì anh Thiện đã quá quen nên rất nhẹ cho ban tổ chức. Về ngọai vận chúng tôi có tổ chức họp báo. Tôi nhớ hôm ấy anh Thiện vẫn đội cái nón anh thường đội đầu cúi xuống bàn không phải để đọc mà để tập trung thuyết trình. Anh nói tiếng Anh giọng Pháp nhưng rõ ràng mạch lạc dễ hiểu. Nhưng đến phiên người Úc đặt câu hỏi thì anh phải nhờ chúng tôi dịch lại vì anh không hiểu tiếng Anh giọng Úc.

Tờ báo chính tại thành phố Melbournee tờ The Age có gởi ký giả đến tham dự.Tôi ngồi cạnh người ký giả này, ngay khi kết thúc tôi hỏi anh ta :”anh có cần phỏng vấn hay thêm tin tức gì không ?” anh ký giả trả lời “không tôi đã viết xong bài”. Hôm sau Báo The Age có bài viết rất dài và rất hay với hình anh Thiện đội nón đúng phong cách của một nhà thơ Việt Nam đang dũng cảm đấu tranh cho tự do.


Anh cũng được Viện Đại Học Victoria mời đến nói chuyện. Lúc ấy tôi đang học và làm việc tại Viện Đại Học Melbourne nên nhận ra nhiều anh chị sinh viên sang du học đã tham dự cuộc nói chuyện. Tôi có nói với anh Thiện để anh biết và quan tâm đến các anh chị em này. Anh rất vui khi biết được điều này.




Một Câu Lạc Bộ nay không còn sinh họat cũng mời anh thuyết trình, người chủ trương Câu Lạc Bộ này có quan điểm chính trị không đồng nhất với các Tổ Chức trong Cộng Đồng, nhưng do yêu cầu của anh "người ta mời thì mình nên tới", tôi được thu xếp đưa anh đến sinh họat với Câu Lạc Bộ này. Khác với các sinh họat khác anh thường rất từ tốn tại đây anh nói lớn, đôi khi gằn giọng lên án cộng sản và cả những người hải ngọai tiếp tay với cộng sản.




Cộng Đồng tại Victoria tổ chức nhiều buổi để anh Thiện có cơ hội tiếp xúc với đồng bào. Nói chung tại Victoria chuyến thăm viếng lần đầu của anh rất thành công.




Khi rảnh chúng tôi có hỏi anh có muốn chúng tôi chở đi đâu chơi không ? Anh Thiện cho biết anh làm thơ so sánh bác Hổ và bác Hồ nhưng chưa bao giờ được thấy con hổ (con cọp) nếu sở thú Melbourne có cọp thì cho anh đến xem. Nếu tôi không lầm lần ấy anh đã được gặp bác Hổ dù chỉ là bác Hổ trong chuồng. Tôi biết it nhất có hai bài thơ anh Thiện viết về bác Hổ:






THẦN HỔ


Ôi hổ đó đáng thờ như thần hổ


Chớp nhoáng vài giây tạt chết bốn bò!


Thịt lại có mùi, công an đành bỏ


Hổ chẳng miếng nào, tù được bữa no!


Từ bữa đó, tù gọi tôn là bác Hổ


Vẽ chân dung người rõ đẹp, rõ oai


Đem đóng treo lên ở phía cửa ngoài


Thay bác Hồ, ai cũng chán tận mang tai!





Những Ghi Chép Vụn Vặt


Thứ 27


Khổng Tử nói: “Hà chính sợ hơn mãnh hổ”


Tôi tưởng đó chỉ là lời văn cường điệu mà thôi


Chế độ này đã mở mắt cho tôi


Tôi sợ bác Hồ vạn lần hơn bác Hổ !






Anh Thiện là người sống nội tâm, ít nói, ai hỏi thì vui vẻ trả lời. Ngay giữa chỗ đông người ồn ào vui nhộn tôi vẫn thấy có lúc anh ngồi im lặng trầm ngâm như đang nghỉ ngơi tâm trí hay nghĩ ngợi chuyện gì.



Mười năm sau 2006 tôi gặp lại anh Thiện tại Canberra, anh vẫn bất khuất và kiên cường như ngày nào, sức mạnh nội tâm anh như truyền cho mọi người vững bước đấu tranh. Tôi hỏi xin anh email và anh cho biết không có, tôi không ngạc nhiên vì biết đó là cách sống của anh.






Năm 1996 anh Thiện có nói với tôi anh sẽ sống để chứng kiến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam. Tiếc thay chế độ cộng sản đang tan rã nhưng anh không còn để tận mắt chứng kiến.






Xin gởi đến gia đình Nhà Thơ Nguyễn Chí T lời chia buồn và cầu chúc linh hồn Thomas More Nguyễn Chí Thiện sớm nhập cõi vĩnh hằng.






Nguyễn Quang Duy


Melbourne, Úc Đại Lợi


© Tác giả gửi bài đến Ban biên tập. © Diễn Đàn Người Dân ViệtNam

*** Mời xem thêm các bài khác trong trang bài viết Nguyễn Quang Duy


.www.diendannguoidanvietnam.com
diendannguoidanvietnam


- Hoa địa ngục về cõi vô thường (BBC). – VĨNH BIỆT NHÀ THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN (Nhật Tuấn). – Nguyễn Xuân Hoàng: Vĩnh biệt nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (VOA’s blog). – ‘Ngục sỹ’ Nguyễn Chí Thiện qua đời tại Mỹ (BBC). -Phan Thanh Tâm – Ai Giữ Tập bản thảo Hoa Địa Ngục? (DĐTK). – Hai tập thơ tù Nguyễn Chí Thiện & Hồ Chí Minh(DLB). – Ngô Nhân Dụng: Ngọn lửa tâm can Nguyễn Chí Thiện (Người Việt). – Video: Đinh Quang Anh Thái nói về sự ra đi của Nguyễn Chí Thiện (RFAVietnamese).
-- Nguyệt Quỳnh – Khi Lòng Dân Đã Quyết (Dân Luận).
Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và tập thơ Hoa Địa Ngục (RFA). -RFA 2006-06-25





Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tại buổi ra mắt tập thơ Hoa Địa Ngục. RFA PHOTO/Nguyen An
Tên tuổi Nguyễn Chí Thiện đã được công chúng biết đến như một nhà thơ của lao tù.
Ông lấy chất liệu cho thơ từ những đoạn đời khổ ải, những mảnh đời tan nát, từ những ngày những tháng và những năm trong ngục tối, trong cùm kẹp, trong đói khát hận thù không phải chỉ của ông, mà của cả những bạn tù đồng cảnh ngộ.

Ông tâm sự thế này về sự hình thành của thơ:
 Nghe câu chuyện này http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/PoetNguyenChiThien_NAn-20060625.html-0..." width="240"> 
 Tải xuống - download
Triệu cuộc đời khổ oan,
Nát tan trăm ngàn mảnh
Chắp lại mới hóa thành
Mấy vần thơ ai oán
Nàng thơ của ông không yêu kiều diễm lệ, mà là “một nàng thơ khốn khổ, nhục nhằn,” đói khát, hèn mọn:
Nàng thơ của tôi khát thèm rau muống
Mộng bát cơm đầy, quý đói hay ma?
Nhưng chính cái đơn sơ, giản dị mà lại không tầm thường của thơ Nguyễn Chí Thiện đã khiến thơ ông đi thẳng vào tâm hồn người đọc và được độc giả khắp nơi đón nhận như một ngùơi thân. Không rào đón, không lễ nghi, không cần giới thiệu.
Trúơc khi tên Nguyễn Chí Thiện được biết đến, ngừơi Việt hải ngoại đã xúc động với một tập thơ không tên, không tác giả, được phổ biến dưới nhan đề được lấy từ một câu thơ trong tập, là “Tiếng Vọng từ đáy vực,” rồi “Chúc thư của một người Việt Nam.”
NguyenChiThien150.jpg
Lúc đó là tháng chín năm 1980. Mặc dù không biết tên tác giả, nhưng những tâm tình hực lửa lao tù đã nhanh chóng được chắp cánh bay khắp địa cầu nhờ sự tiếp tay phổ biến của các nhà báo, dịch giả, nhạc sĩ cũng như những người quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt nam mà tập thơ là một bản cáo trạng viết bằng máu và nước mắt.
Bốn năm sau, tập thơ mới mang tên đích thực của nó là Hoa Địa Ngục với tác giả đích thực là Nguyễn Chí Thiện, dựa trên một bức thư tiết lộ của giáo sư P.J. Honey ở Anh quốc, bởi chính Nguyễn Chí Thiện đã đem tập thơ vào toà đại sứ Anh ở Hà Nội với bức thư ngắn mở đầu nguyên văn như sau:
“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của chế độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang phải chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong gông cùm công sản, tôi xin ông vui lòng cho phổ biến những bài thơ này trên mảnh đất tự do của quý quốc. Đó là kết quả 20 làm việc của tôi, phần lớn được sáng tác trong những năm tôi bị giam cầm.”
Ngay sau khi đưa được tập thơ vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội, tức là đã chắp cánh được cho tâm tình của mình đi xa, nhà thơ bị đưa thẳng vào xà lim vừa lúc vừa bước chân ra khỏi sứ quán. Chân bước vào tù nhưng lòng hân hoan mở hội, Nguyễn Chí Thiện đã tả lại tâm tình của mình như sau:(Xin nghe trong phần âm thanh bên trên)
NguyenNgocBich200.jpg
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tại buổi ra mắt tập thơ Hoa Địa Ngục. RFA PHOTO/ Nguyen An
Những lời quý thính giả vừa nghe được chính nhà thơ đọc cuối tuần qua tại Virginia, nhân dịp Tổ hợp xuất bản miền đông Hoa kỳ tổ chức buổi ra mắt “Hoa địa Ngục toàn tập” gồm hơn 700 bài thơ, cùng nhiều hình ảnh và tư liệu quý giá của một con người lấy trái tim, khối óc, máu, mồ hôi và sự đau đớn của chính mình để kết tinh thành thơ.
Buổi ra mắt còn nhằm trả lời cho một thắc mắc không biết xuất phát từ đâu, nhưng đã loan truyền trong dư luận đồng bào hải ngoại, như lời đại diện nhà xuất bản, nhà văn Trương Anh Thụy cho biết như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Trả lời cho những thắc mắc ấy, ngoài những hình ảnh và tư liệu được trưng bày, nhà thơ còn tuyên bố sẵn sàng làm các cuộc xét nghiệm để chứng minh chính mình là người đã đưa tập thơ vào toà đại sứ Anh tại Hà Nội hồi tháng sáu năm 1980.
Xét nghiệm là chuyện tương lai, không biết có cần làm hay không, nhưng trước mắt, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã chinh phục người nghe bằng chuyện thực xẩy ra trong những đoạn đời tù mà ông sử dụng như nguyên liệu thô để đưa vào thơ, và nhân thế giải thích ý nghĩa của những lời thơ có khi rất giản dị, nhưng mang trong nó những kinh nghiệm vô cùng đớn đau khắc nghiệt.
Trước hết, ông cho biết lý do tại sao phải làm thơ. Thơ là phản ánh những kinh nghiệm đoạ đầy của tác giả, nên đau khổ chính là cái nôi của thơ. Và bởi nhà thơ coi thơ như một tiếng nói phản kháng, nên thơ của ông không cao siêu, cũng không thơ mộng.
Nếu Phùng Quán từng sống trong đau khổ, và phải vịn câu thơ mà đứng dậy, thì Nguyễn Chí Thiện cũng nhờ thơ mà thóat được sự tuyệt vọng bởi, như một quy luật, khi sự tuyệt vọng đã được nói lên thành lời, thì nó đã thăng hoa để mang cứu rỗi cho chính ngừơi tuyệt vọng:
Hơn 700 bài thơ của Nguyễn Chí Thiện quả nhiên là tiếng gọi từ đáy vực, là hoa của địa ngục và là chúc thư của một con người Việt Nam đau khổ.– Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và tập thơ Hoa Địa Ngục (RFA).
-Nhà văn Vũ Thư Hiên viết về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện VTH: Người bạn tù thân thiết của tôi, anh Nguyễn Chí Thiện đã trút hơi thở cuối cùng lúc 7 g 17 phút sáng ngày 2 tháng 10 – 2012, ở xa quê hương mà từng phút từng giây anh hướng về. Chúng tôi có với nhau nhiều kỷ niệm, của đời tù cũng như của cuộc sống ngoài đất nước. Anh là nhà thơ bất khuất của “phe nước mắt” (chữ của nhà thơ Dương Tường). Khóc bạn, tôi chia sẻ với các bạn trên FB vài dòng hồi ức về anh để các bạn hiểu thêm về con người đáng kính, và hơn nữa, đáng yêu này.
….
Cán bộ giáo dục trại tên Bưởi cũng nương nhẹ đối với những người cộng sản Trung Quốc thuộc “vụ Quảng Ninh”.
- Họ giữ tư cách đàng hoàng lắm – Bưởi nhận xét – Đáng phục.
- Căn cứ tuổi họ thì đây là những người đã tham gia giải phóng Trung Quốc. – tôi nói – Vào thời gian đó chỉ những người có tư cách mới lãnh đạo được quần chúng.
Những người cộng sản này đến Việt Nam bằng con đường khá vòng vèo. Khoảng đầu thập niên 60, tôi không còn nhớ rõ năm nào, vùng Hoa Nam bị lâm vào một nạn đói cực kỳ khủng khiếp. Người chết đầy đường. Dân đói ùn ùn kéo đi Hồng Kông, nghe nói cả triệu người. Chính quyền Trung Hoa lục địa không tài nào ngăn nổi một cuộc di dân ồ ạt như thế. Nó không thể xảy ra nếu không được những người dày kinh nghiệm đấu tranh lãnh đạo. Chính những người cộng sản địa phương đã tổ chức cuộc chạy trốn ấy. Chính quyền Hồng Kông giam dân di tản lại rồi báo cho Bắc Kinh biết. Bắc Kinh tuyên bố: “Không hề có chuyện các công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bỏ chạy tới Hồng Kông”. Đảo quốc Đài Loan giang tay đón những đứa con đói khát của tổ quốc, nhưng không phải chỉ vì tình thương, mà còn vì những mục đích chính trị – họ nghĩ tới những đội biệt kích rồi đây sẽ được phái về “giải phóng tổ quốc”. Những người cộng sản được lọc ra, được huấn luyện, rồi được bỏ lên những con thuyền buồm, nhằm hướng Hoa lục. Không hiểu la bàn hỏng, thuyền trưởng tồi, hay vì những trục trặc nào khác, nhưng họ lại cập bến Quảng Ninh sau một cơn bão, tưởng mình đã ở trên đất đai của tổ tiên.
Tôi hỏi một cựu bí thư huyện ủy (huyện của Trung Quốc to bằng tỉnh của ta):
- Anh thất vọng về chủ nghĩa cộng sản, và chống lại nó?
- Đâu có. Tôi vẫn thích chủ nghĩa cộng sản. Tôi vẫn tin chỉ có nó mới mang lại cho chúng tôi công bằng và hạnh phúc.
- Thế mà anh đã ra đi khỏi nơi đang xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Tại sao?
- Mao Trạch Đông không phải cộng sản. Tôi có trách nhiệm trước dân chúng mà tôi lãnh đạo. Họ đói. Đã có những người chết. Chủ nghĩa cộng sản thì xa. Nồi cơm gần hơn.
Anh Nguyễn Chí Thiện, một tù nhân có thâm niên đáng kính, một nhà thơ được ưu ái trong tầng lớp trí thức của xã hội tù, bĩu môi:
- Các anh nói thối bỏ mẹ: “trách nhiệm trước dân chúng mà tôi lãnh đạo”. Dân chúng chẳng cần tới sự lãnh đạo của các anh. Vì các anh dân mới đói. Vì các anh dân Trung Quốc mới thân tàn ma dại.
Ông bí thư huyện, anh hùng lao động nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhìn Thiện, nín lặng.
Những người cộng sản Trung Quốc sống trong nhà tù Việt Nam như khách. Họ chỉ quan tâm tới tình hình Việt Nam trong chừng mực những gì liên quan tới họ. Ngoại giả, họ mặc. Là tù đấy, nhưng họ không quỵ lụy cán bộ trại, cũng không hòa nhập với cộng đồng tù Việt. Cán bộ có quát nạt họ cũng giả vờ điếc, không nghe thấy, không hiểu. Thỉnh thoảng hứng lên họ hát đồng ca những bài hát cách mạng của Trung Quốc, như bài “Xì lai!” mà chúng tôi cũng biết. Hoặc “Quốc tế ca”. Nhưng không bao giờ họ hát bài “Đông phương hồng” . mặt trời lên. Trung Hoa chúng ta có Mao Trạch Đông!”.
- Nạn đói là kinh niên đối với một nước như Trung Quốc. – tôi nói với Thiện – Không phải những người cộng sản là nguyên nhân duy nhất. Thời Tưởng, tôi biết, nạn đói còn xảy ra nhiều hơn. Hãy nhớ lại bọn Tàu phù sang ta năm 1945. Không phải chỉ đói, mà còn man rợ nữa…
Thiện trợn mắt nhìn tôi. Anh không thích một câu đế ngang xương như thế. Với anh, cộng sản là xấu, là tồi tệ, là kinh tởm, chấm hết. Không một cái gì của cộng sản có thể là tốt. Cái cách tôi đánh đồng loạt chính quyền Thưởng Giới Thạch với chính quyền Mao Trạch Đông như thế là không được. Không hiểu sao anh vẫn chấp nhận tôi như một ngoại lệ.
Nguyễn Chí Thiện làm nhiều thơ. Chiều chiều chúng tôi tụ họp nhau ở sau trại ngắm hoàng hôn, uống trà và nghe thơ. Nhìn cảnh những Kiều Duy Vĩnh, Nguyễn Chí Thiện, Lê Trình, Văn Thợ Mộc, Phổ Gián điệp, Tôn Thất Tần… kẻ đứng người ngồi trong ráng chiều bàng bạc của một vùng rừng núi âm u bắt đầu ngả sang màu tím, tôi nhớ tới bức tranh nổi tiếng Những Người Tháng Chạp trong cảnh lưu đầy ở Sibir thời Sa hoàng.
Những bài thơ của Nguyễn Chí Thiện không hợp với tạng tôi. Thơ của anh trần trụi, bỗ bã, nói thẳng vào vấn đề, mà tôi thì lại thích thơ gợi, thơ kích thích trí tưởng tượng, thứ thơ cho phép người đọc được tham gia thêm vào cái đã có sẵn trong bài thơ, câu thơ, một chút tâm hồn mình. Nhưng cũng có bài của anh đọng lại trong trí nhớ:
Không có chỗ trên con tàu Trái đất
Tôi là người hành khách bơ vơ.
Lỡ chuyến, lầm ga, mất cắp, bây giờ
Tôi ủ rũ trên sàn toa lạnh ngắt,
Cái toa đen dành cho súc vật.
hoặc:
Người xưa ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ cố hương…
Còn tôi đây ngẩng đầu nhìn nhện chăng tơ vướng
Rồi cúi đầu nhặt hạt cơm vương…
Cao lênh khênh giữa các bạn tù, Nguyễn Chí Thiện nhìn đời qua cặp kính trắng mà đàng sau chúng là cặp mắt lồi ngơ ngác. Bộ quần áo trại phát, dự tính cho người tù có chiều cao trung bình, quá cũn cỡn trên người anh, làm thò đôi cẳng chân khẳng khiu ra ngoài. Thiện không bao giờ đi dép, tứ thời anh diện đôi guốc mộc tự đẽo, làm anh cao thêm mấy phân nữa. Thiện không phải là người tù bướng bỉnh, chống đối bất cứ ai, vào bất cứ lúc nào. Anh còn thuộc loại hiền lành nữa là khác. Có vẻ lúc nào anh cũng ngơ ngác, cũng ngạc nhiên trước cuộc đời bụi bặm và uế tạp. Anh ghê tởm nó, nhưng cũng không có ý định dọn dẹp nó hay sửa chữa nó. Nói tóm lại, anh chẳng gây sự với cán bộ trại giam. Nhưng đó là một người tù không thể bẻ gãy. Tinh thần bất khuất trong những người tù không biểu hiện ở thái độ ngang tàng mà ở thái độ bất cần, thái độ khinh mạn.
Có lần đi lao động về tôi thấy Nguyễn Chí Thiện đã bị khóa cánh tiên ngoài cổng trại. Trông anh như bộ xương người trong giờ học cách trí – lồng ngực ưỡn ra nhìn rõ từng rẻ sườn. Nhìn thấy tôi Thiện mặt đỏ gay còn cố mỉm cười thay lời chào.
Trình Hàng Vải thì thào với tôi:
- Chúng nó bắt được mấy bài thơ của Thiện.
Những người tù số lẻ lặng lẽ đi ngang bạn mình đang bị hành hạ. Mặt họ đanh lại. Tôi nghĩ: chỉ cần nhìn thấy cảnh này chứ không cần nếm nó người dân cũng khó mà yêu được chế độ.
Kiều Duy Vĩnh đánh giá cao cái ngoại lệ mà người tù chống cộng đến cùng dành cho tôi:
- Thiện nó tin anh lắm đấy! Mà cũng trọng anh lắm đấy! Nếu không nó chẳng đọc thơ cho anh nghe đâu.
Tôi hiểu Kiều Duy Vĩnh quý tôi. Trong cái sự trọng tôi của Nguyễn Chí Thiện có ảnh hưởng tình cảm của Kiều Duy Vĩnh dành cho tôi. Nhưng không có Kiều Duy Vĩnh thì Nguyễn Chí Thiện cũng vẫn tin tôi không làm ăng-ten. Những người tù trí thức khác cũng tin như vậy.
Nguyễn Chí Thiện có trọng tôi hay không là chuyện không quan trọng. Trong tù tôi học được cách sống tự tại, mặc kệ người ta nghĩ về mình thế nào. Tôi mãi mãi vẫn là tôi, không phụ thuộc vào sự đánh giá của bất kỳ ai.
(trích trong Đêm Giữa Ban Ngày) -Nhà văn Vũ Thư Hiên viết về nhà thơ Nguyễn Chí Thiện
- Nhà thơ “ngục sĩ” Nguyễn Chí Thiện từ trần (RFA).  – Phỏng vấn nhà văn Trần Phong Vũ: Tác giả Hoa Địa Ngục qua đời (RFA).  – Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện qua đời, thọ 73 tuổi (Người Việt).
- Nguyễn Chí Thiện trong “Đêm giữa ban ngày” (ĐCV).  – Mời xem lại: Những bài thơ của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện (Poem).  – Hoa Địa Ngục (TT Berlin).  
- Thời của những Nghịch Lý (Minh Văn). “Nếu ai hỏi tôi ‘Điều gì nghịch lý nhất trên cõi đời?’, thì tôi sẽ trả lời rằng: ‘Chủ nghĩa Cộng Sản!’ Nó hệt như câu chuyện xây nhà từ nóc mà loài người vẫn thường ví von để diễu cợt vậy”. – Chú Đà “Khẩu Hiệu” (Minh Văn).  – TÔI VÀ VIỆT CỘNG (tiếp theo) (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Im lặng là rất có tội! (Tổ Quốc/ Thông Luật). – Lê Văn Trực: Nguyễn Tấn Dũng khẳng định (Thông luận).
- Một cách giữ nguời kiểu mới của Cộng sản Việt Nam (ĐCV).
- Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải lĩnh án tù (CAND).

Tổng số lượt xem trang