Chiều 8/10, Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã có buổi họp báo trực tuyến tại 2 đầu cầu Hà Nội và TPHCM về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2012. Ông Phùng Đình Thực - Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam đã chủ trì buổi họp báo.
Báo cáo tại buổi họp báo cho biết trong 9 tháng đầu năm 2012, PetroVietnam đã đạt tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 106% kế hoạch và đạt 78% kế hoạch năm.Về đầu tư xây dựng mới, tập đoàn cũng đã ký được 3 hợp đồng dầu khí mới, trong đó có một hợp đồng ở nước ngoài, có 2 phát hiện dầu khí mới là Kình ngư trắng và Thỏ trắng đưa tổng cộng 5 mỏ, công trình mới vào khai thác. Đến nay, đầu tư ở nước ngoài của PetroVietnam đạt 1,8 tỷ USD đã chuyển tổng vốn dự án đầu tư là 5,2 tỷ USD.
Bên cạnh hướng tìm kiếm, tổ chức khai thác dầu khí, tập đoàn còn tổ chức khai thác khoáng sản rắn và kinh doanh xăng dầu ở nước ngoài.
Tại buổi họp báo, ông Phùng Đình Thực cũng đã trả lời các câu hỏi của nhà báo chung quanh tình hình sản xuất kinh doanh, việc tái cơ cấu, tình trạng thoái vốn ở các tổng công ty, công ty con của PetroVietNam...-PetroVietnam: Phát hiện 2 mỏ dầu khí mới
– EVN nợ Petro Vietnam 14.000 tỷ: “Không hy vọng đòi được ngay”(VnEconomy).-- Khi EVN kêu…thừa điện ! (Mạnh Quân). EVN đang nợ PVN 14.000 tỷ đồng
- Petro VN ngại trao quyền vào tay một người (TT). – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ còn 24 đơn vị (TQ). - Tái cấu trúc PVN, “trảm” hàng loạt công ty con (VNN).
Giả mù sa mưa: Thống đốc tuyên chiến với lợi ích nhóm ngân hàng (VnEx 8-10-12) -- Phe mình tuyên chiến với phe ta? (Và câu này chỉ là "đá" Ngân hàng Phương Tây của ông Đặng Thành Tâm: "Có những ngân hàng chỉ do một, hai cổ đông hoặc một nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Đặc biệt, các nhóm cổ đông này sử dụng vốn không hiệu quả, gây nên thất thoát vốn, buộc ngân hàng phải tái cơ cấu") Vietnam Tells Central Bank to Deal With Bad Debt (WSJ 8-10-12)
Ngân hàng Nhà nước can thiệp 'quá nhiều' (BBC 8-10-12)
Dừng thí điểm hai tập đoàn: “Tự làm và tự kết thúc là điều không bình thường” (SGTT 5-10-12) -- P/v TS Lê Đăng Doanh
SGTT.VN - Trước quyết định của Thủ tướng Chính phủ dừng thí điểm hai tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) và tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) hôm 4.10, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định, đã có thí điểm thì phải có đánh giá, tổng kết, chứ nếu “tự mình thí điểm và tự kết thúc là điều không bình thường”.
Thưa ông, việc dừng thí điểm hai tập đoàn nói lên điều gì?
Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) thí điểm được 2 năm là chấm dứt
|
Đây là một diễn biến chứng tỏ Thủ tướng đã có phản ứng kịp thời hơn với việc thí điểm hai tập đoàn đó, vì chúng được thành lập sau này.
Tuy nhiên, tôi cho rằng cần phải có đánh giá, tổng kết, chứ không thì không biết kết quả thí điểm thế nào? Tôi rất mong đợi một kết quả đánh giá và công khai với công luận, vì việc thành lập tập đoàn cũng mất rất nhiều công sức. Những người chủ trương thí điểm rất hy vọng sẽ có quả đấm thép, nhưng bây giờ quả đấm thép đâu? Vì sao lại như vậy?
Vậy đánh giá của ông là gì, với các tập đoàn?
Có điều rõ ràng là việc thí điểm các tập đoàn được tiến hành vội vã, không được chuẩn bị kỹ. Có quá nhiều công ty con, ví dụ như Vinashin có đến 300 công ty con, rồi hai tập đoàn này cũng có hơn 200 công ty con, cháu. Như vậy trở nên quá phức tạp, hỗn độn, và chất kết nối giữa các thành viên cũng không rõ ràng. Tập đoàn phải có thế mạnh. Tôi thấy phát biểu trên báo chí, ông Phạm Viết Muôn (phó trưởng ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp), nói rằng sẽ có tám tập đoàn trở nên mạnh và thành tầm cỡ khu vực. Trước đây cũng nói Vinashin sẽ thành tầm cỡ khu vực và còn có những câu “hùng hổ” hơn thế rất nhiều!
Bởi vậy cần phải có đánh giá khoa học, phải có hội đồng thẩm định. Nếu không thì tự mình thí điểm, tự mình đánh giá rồi tự mình kết thúc, là điều không bình thường.
Ông không lạc quan khi Chính phủ công bố sẽ giảm số lượng tập đoàn xuống còn 5 – 7?
Thu gọn cũng cần làm khoa học, phải có căn cứ, xem xét, đối chiếu tình hình kinh tế trong nước và thế giới như thế nào, năng lực của mình thế nào? Chứ bây giờ làm thế này tôi thấy hết sức phân vân, căn cứ khoa học không rõ, không rút ra kinh nghiệm gì từ Vinashin, Vinalines. Có thể đã có rút kinh nghiệm rồi mới tạm dừng thí điểm, nhưng việc đó đã khoa học và đầy đủ chưa? Cần làm rõ!
Sau khi dừng thí điểm hai tập đoàn, theo ông, nên tổ chức, sắp xếp các tập đoàn còn lại như thế nào?
Phải làm các tập đoàn trở nên lành mạnh hơn, cần công khai, minh bạch. Phải tách bạch rõ quyền chủ sở hữu, áp dụng các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp hiện đại. Hiện tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra tiêu chuẩn mà Trung Quốc đã áp dụng, tức là có các mục tiêu rõ ràng, yêu cầu phải đạt mục tiêu như thế nào khi bổ nhiệm. Dựa trên các tiêu chí bổ nhiệm, ông phải thực hiện các công việc này trong thời gian này, mới gọi là bổ nhiệm, chứ bây giờ như Vinashin sau khi ông Phạm Thanh Bình bị bắt, sau ba tuần ông Trần Quang Vũ cũng bị bắt, lại đưa ông khác lên. Người ta không hiểu căn cứ bổ nhiệm như thế nào? Trên thế giới họ bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, với mục tiêu rõ ràng, năm thứ nhất ông phải đạt được gì, năm thứ ba phải đạt được gì. Nếu không đạt được vì lý do gì từ trong và ngoài nước ra sao, chứ nếu không thì không đạt được tiêu chí hiện đại nào cả.
Tại sao chuyện minh bạch của các tập đoàn mãi không làm được?
Ở đây có sự gắn kết lợi ích thế nào đó mà không công khai minh bạch được. Giống như bây giờ có mệnh lệnh hành chính bắt các ngân hàng cho các tập đoàn vay, sau đó lại có mệnh lệnh xoá nợ cho Vinashin. Điều đó hoàn toàn không bình thường và không phù hợp với kinh tế thị trường. Tại sao như thế thì người ta hoàn toàn có thể hiểu được, cả việc đằng sau đó có câu chuyện gì nữa nhưng mà hiện vẫn chưa có lời giải. Tôi nghĩ Quốc hội cần lên tiếng, giám sát, đòi có trách nhiệm rõ ràng, bởi số tiền thất thoát lớn là tiền của dân.
Ông cũng đề cập tới sự lộn xộn của các tập đoàn do có quá nhiều công ty con, làm sao để chúng hoạt động có hiệu quả?
Cần trả lời nhiều câu hỏi: Việc lập ra các doanh nghiệp con ấy là thế nào? Mục đích làm gì? Trách nhiệm ra sao?
Lập ra phải có phương án kinh tế kỹ thuật chứ! Ví dụ như Vinashin ở Thanh Hoá có trạm nuôi heo, ở Hà Nội có gara ôtô Vinashin, ở Tam Đảo có khu du lịch nghỉ dưỡng Vinashin. Trại heo có đóng góp gì cho đóng tàu? Những chuyện thế không ai đề cập, không ai truy trách nhiệm, lẳng lặng thu xếp với nhau thế thôi.
Theo ông cần làm gì để xử lý vấn đề hiện nay của các tập đoàn là nợ xấu?
Theo ông Đinh Tuấn Minh thì số nợ của các tập đoàn khoảng 200.000 tỉ đồng. Vậy phương án xử lý là như thế nào? Nếu cần thì phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, bán tài sản đi để lấy số tiền đó trả nợ.
VIỆT ANH (THỰC HIỆN)
Chuyên gia Vũ Đình Ánh
Vẫn phải đi tìm mô hình thích hợp
Ông Vũ Đình Ánh cho rằng việc Thủ tướng quyết định dừng thí điểm hai tập đoàn cho thấy “mô hình không đạt mục tiêu thì thôi, quay về cơ chế cũ”.
Tuy nhiên, ông Ánh nói điều đó cũng không có nghĩa là mô hình đó là sai lầm, mà là cách triển khai không đạt hiệu quả. Chẳng hạn, mô hình tập đoàn tốt cho lĩnh vực nhà và đô thị nhưng bây giờ chưa chuẩn bị kịp đội ngũ CEO “xịn”, mà chỉ có các CEO quản lý tầm công ty thì khó thành công. Đồng thời, cũng không có nghĩa mô hình cũ là đúng. Do đó, vẫn phải trong quá trình đi tìm mô hình thích hợp hơn.
Đáng chú ý, Việt Nam không nên đặt vấn đề có bao nhiêu tập đoàn, mà quan trọng nhất là phải tìm ra mô hình phù hợp với mục tiêu đặt ra, ít nhất là với doanh nghiệp nhà nước. “Thế nhưng hiện nay, việc xác định Nhà nước đóng vai trò gì trong nền “kinh tế thị trường kiểu Việt Nam” chưa rõ, thì làm sao biết doanh nghiệp nhà nước họ làm gì được, làm sao có mô hình phù hợp”, ông Ánh nêu vấn đề.
Việt Anh (ghi)
Chuyên gia Nguyễn Quang A
Phải có một cơ quan quản lý tài sản của các tập đoàn
Bình luận về sự kiện dừng thí điểm hai tập đoàn, ông Nguyễn Quang A cho rằng nó đánh dấu sự quay trở lại của chế độ bộ chủ quản, thể hiện sự không thành công của mô hình tập đoàn thuộc chủ quản của Thủ tướng, điều mà ông đã từng cảnh báo hồi năm 2006.
Sở dĩ mô hình Thủ tướng chủ quản không thành công là do Việt Nam học theo mô hình của Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng giờ nó đã lạc hậu. Có hai điểm khác biệt lớn ở hai nước kia là doanh nghiệp thuộc chủ quản của Thủ tướng là doanh nghiệp tư nhân, họ phải cạnh tranh với nhau, còn ở Việt Nam thì là của Nhà nước và được độc quyền. Bên cạnh đó, cơ chế ngân sách mềm, tín dụng dễ dàng của Việt Nam dành cho các tập đoàn là “quá nuông chiều”, do đó chúng hoạt động không hiệu quả.
Bên cạnh đó, cơ chế Thủ tướng chủ quản tập đoàn còn gây một hệ luỵ là chủ tịch tập đoàn đó được coi tương đương bộ trưởng. “Ngang hàng thì không nói được” – chuyện đó làm xói mòn việc kiểm tra, giám sát của các bộ đối với tập đoàn.
Nêu đề xuất xử lý các tập đoàn hiện nay của Việt Nam, ông Quang A cho rằng, cần phải có một cơ quan nhà nước quản lý tài sản quốc gia ở các tập đoàn, không nằm trong Chính phủ, có thể là trực thuộc Quốc hội, và phải có luật hoạt động riêng, minh bạch, không phụ thuộc gì vào Chính phủ.
|
-Ts. Alan Phan: Điều hành DNNN ở Việt Nam giống như đi đánh bạc mà không dùng tiền mình
Chính phủ đã “dám” cắt xuống còn 5 -7 tập đoàn, tổng công ty tại sao không “dám” cắt hẳn sự bảo hộ đối với các đơn vị này?
Ts. Alan Phan - Chủ tịch quỹ đầu tư Viasa Fund tại Hồng Kông khi trao đổi với chúng tôi đã cho rằng, còn duy trì tập đoàn, tổng công ty thì Nhà nước sẽ còn phải tiếp tục “chạy theo trả nợ”. Thay vì tái cấu trúc, thu gọn hoạt động, rút bớt số lượng các doanh nghiệp này thì Việt Nam cần phải chấp nhận vận hành theo cơ chế thị trường – tức rút “gậy chống lưng” để các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh như một doanh nghiệp bình thường.Khi quyết định thành lập các tập đoàn và tổng công ty, Việt Nam cũng mong muốn rằng đó sẽ là những Chaebol như của Hàn Quốc. Tuy nhiên, đến nay theo ông, tại sao mô hình này lại không thành công ở Việt Nam?
Có 3 yếu tố có thể tóm tắt nên sự thành công của các Chaebol của Hàn Quốc bao gồm: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Thứ nhất, thời điểm Chaebol ra đời thì trên thị trường thế giới chưa có một nền kinh tế mạnh như Trung Quốc của bây giờ. Do vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư vốn vào Hàn Quốc để làm công xưởng sản xuất, do nước này có lợi thế là gần Nhật Bản, học được kỹ thuật chất lượng của Nhật trong khi các yếu tố khác khá rẻ so với Nhật Bản. Do vậy, mọi “ưu ái” của nhà đầu tư đã dồn về phía Hàn Quốc
Thứ hai là yếu tố địa lợi. Hàn Quốc lúc đó ngoài vị thế trên thị trường, còn lợi thế là đồng minh chiến lược của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc. Quốc gia này đã dành cho Hàn Quốc sự giúp đỡ mạnh mẽ bởi Mỹ với viện trợ tài chánh và kỹ thuật, cũng như mở cửa thị trường Mỹ cho sản phẩm Hàn Quốc.
Thứ ba là nhân hòa. Người dân Hàn Quốc lúc đó rất chịu khó học hỏi cầu tiến. Trong số du học sinh tại Mỹ thì số sinh viên Hàn Quốc chiếm lượng lớn nhất tại các trường đại học. Do vậy, người Hàn Quốc được đào tạo theo văn hóa phương Tây từ rất sớm.
Và một điểm cốt lõi là các Chaebol được điều hành bởi tập đoàn tư nhân. Chính phủ chỉ hỗ trợ về vốn, còn vấn đề điều hành do tư nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm, tiền đầu tư được quản lý chặt bởi các gia đình tư nhân. Điều hành lối thị trường và quản lý bởi gia đình nên tham nhũng không phải là vấn nạn.
Trong khi ở Việt Nam, yếu tố "thiên thời" gần như không có do thời điểm hình thành các tập đoàn và tổng công ty nhà nước là lúc phần lớn ở các nước trên thế giới đã xóa bỏ mô hình này, nhất là sau thất bại kinh tế nặng nề của Liên Xô và Trung Quốc thời mới mở cửa.
Nhưng yếu điểm lớn nhất vẫn là việc quản trị hoạt động yếu kém, tiền của người khác (OPM) thì mạnh anh nào anh nấy "rút ruột".
Ngày nay, ngay cả các Chaebol ở Hàn Quốc cũng đã gặp rắc rối vì yếu kém quản trị không đem lại hiệu quả so với các đối thủ nhỏ và nhanh hơn.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đầu tư ngoài ngành mới chính là nguyên nhân dẫn đến “cái chết” của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam, ông có nghĩ thế không?
Không, tôi không nghĩ thế. Kinh doanh mà không phải dùng tiền của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ có hiệu quả. Giống như việc đi đánh bạc mà không đánh bằng tiền của mình, sinh lời thì mình hưởng, còn thua lỗ thì người khác lãnh dùm.
Nghiêm trọng hơn là, cho phép thành lập các doanh nghiệp này nhưng lại thiếu các cơ chế để quy trách nhiệm cá nhân.
Các Chaebol của Hàn Quốc nếu hoạt động không hiệu quả thì người điều hành bị sa thải ngay lập tức dựa trên các chỉ số tài chánh, ngắn và dài hạn. Còn ở Việt Nam, với tư tưởng nhiệm kỳ, có 5 năm, tôi sẽ cố gắng làm thật nhiều dự án mới, không phải vì mục tiêu lợi nhuận chung hay xây thương hiệu công ty mà để thu lợi cá nhân qua tiền bạc hay quyền lực.
Còn việc đầu tư một ngành hay đa ngành bản chất không khác nhau. Khi muốn điều hành DN phải coi việc quản lý hiệu quả là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Vậy ý ông là việc hạn chế đầu tư đa ngành của các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước không phải là vấn đề cốt lõi, mà cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách minh bạch và giao trách nhiệm cụ thể cho cá nhân?
Rất khó có thể nói cái gọi là "nâng cao hiệu quả sử dụng đồng tiền" khi mà mỗi ngày, một cá nhân đại diện phải quyết định cả triệu USD nhưng không phải tiền của mình, không đủ kỹ năng quản trị, không có thì giờ giám sát, sử dụng người theo giới thiệu của bà con bạn bè …
Chính phủ dự kiến sẽ rút xuống chỉ còn 5 -7 tập đoàn, tổng công ty hoạt động trong những lĩnh vực thiết yếu, ông có cho rằng điều này sẽ giúp Việt Nam quản lý tốt hơn hoạt động của các doanh nghiệp này không?
Theo tôi, nếu đứng trên góc độ kinh tế thuần túy, bỏ qua những mục tiêu chính trị, xã hội thì việc duy trì các tập đoàn, tổng công ty dưới sự bảo hộ của Nhà nước sẽ có hiệu quả tốt hơn vì mất ít tiền hơn.
Chính phủ đã “dám” cắt xuống còn 5 -7 tập đoàn, tổng công ty tại sao không “dám” cắt hẳn sự bảo hộ đối với các đơn vị này?
Nếu biện hộ đó là những lĩnh vực thiết yếu, Chính phủ phải phụ trách thì ai sẽ là người quyết định rằng mô hình kinh doanh này quá quan trọng không thể thay thế nhà nước?
Đơn cử như điện lực của Mỹ, nơi tôi ở, cả trăm năm nay đều do tư nhân điều hành, 20 - 30 năm mới cắt điện một lần và người chủ doanh nghiệp điện phải đi xin lỗi từng gia đình do sự cố thiên tai; trong khi tại Khu đô thị Phú Mỹ Hưng - nơi tôi đang sinh sống, cũng được đánh giá là khu đô thị hạng sang bậc nhất ở Việt Nam, thì việc cắt điện mỗi tuần được coi là việc bình thường!
Là một trong những người giúp kết nối các nhà đầu tư, ông thấy các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn gì trong việc cải cách khối doanh nghiệp Nhà nước hiện nay của Việt Nam?
Tôi cho rằng muốn thu hút được đầu tư nước ngoài, bản thân môi trường kinh doanh của chúng ta phải tự hoàn thiện trước khi họ có ý kiến. Phần lớn đang “wait and see” (đợi xem). Các nhà đầu tư luôn đặt mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả dự án lên hàng đầu. Họ chỉ chọn Việt Nam nếu ở đây thỏa mãn các nhu cầu họ. Còn nếu không, có vài trăm cơ hội đầu tư vào các nước khác đang “mở cửa đón chào”.
Xin cảm ơn ông!
Khánh Linh (thực hiện)
IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
-Vơi đi nỗi lo thoái vốn để đóng quỹ
Đề tài nóng được nhiều nhà đầu tư bàn luận và lo lắng trong những ngày đầu tháng 10 là.
Những thương hiệu bán lẻ đắt nhất thế giới 2012 - Văn hóa – đạo đức của nhà báo quốc doanh thảm hại thế này sao? (Chu Mộng Long).
-- Việt Nam – EU khởi động vòng đàm phán FTA (NLĐ). - Đàm phán Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (TN).
- EIU: Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại (TTXVN). - WB dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 5,2% (TN). - Không lạc quan, không bi quan! (DV).
Người dân đang phải mua vàng giá 'trên trời'?!
Dựa hơi nhà nước độc quyền, các công ty kinh doang vàng lãi bạc tỉ
Nguoi Viet Online
HÀ NỘI (NV) - Nhờ quyết định “SJC hóa vàng lá” của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, một số công ty kinh doanh vàng bạc kiếm lời bạc tỉ.
Khách đang đứng tại một cửa hàng vàng ở Hà Nội. Thị trường vàng lên cơn sốt ở Việt Nam, giúp đám quốc doanh kiếm tiền như nước. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) |
Theo báo Lao Ðộng, trước đó Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam chính thức thông báo “chỉ công nhận loại vàng lá mang nhãn hiệu SJC” của tổng công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn là nhãn hiệu độc nhất được mua bán trên thị trường Việt Nam. Ðể thực hiện quyết định này, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam lần lượt ký nhiều quyết định cho phép một số công ty dập bỏ các nhãn hiệu khác để đúc gia công lại thành vàng mang nhãn hiệu SJC.
Một giám đốc công ty kinh doanh vàng ở Hà Nội tiết lộ, mỗi lượng vàng đổi “mác” mang lại cho ông 3 triệu đồng tương đương 150 đô. Cứ mỗi đợt dập lại 1,000 lượng vàng, ông bỏ túi gần 3 tỉ đồng, tương đương $150,000.
Theo báo Tiền Phong, có đến 17 công ty vàng bạc đá quý sở hữu các loại vàng lá đang xếp hàng chờ tổng công ty SJC ở Sài Gòn dập vàng cho mình. Tổng số vàng này lên đến 350,000 lượng mà SJC chỉ mới gia công được trên 50,000 lượng.
Cũng theo báo Tiền Phong, các loại vàng lá khác như Rồng Thăng Long của công ty Bảo Tín Minh Châu ở Hà Nội bán với giá thấp hơn SJC khoảng 150 đô/lượng. Loại vàng lá nhãn hiệu AAA của công ty Agribank thấp hơn SJC 100 đô/lượng... Sau khi trừ tiền gia công khoảng 100,000 đồng/lượng, tương đương 5 đô, công ty được phép “chuyển đổi” vàng lá chỉ cần bán sang tay vàng SJC “mới” lập tức bỏ túi mỗi lượng khoảng 150 đô.
Báo Tiền Phong còn cho biết, trong khi nhiều công ty thu lợi lớn trên đống vàng thì Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam lo tìm cách huy động vàng trong dân. Con số này theo tiết lộ mới đây lên đến 400 tấn, trị giá 22 tỉ đô.
Tuy nhiên, báo Pháp Luật dẫn lời của ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng người dân Việt Nam đang tiếp tục khát vàng. Mất niềm tin vào đồng tiền giấy của chính quyền Việt Nam, người dân tung tiền ra mua vàng. Cầu tăng cao trong khi cung không đáp ứng kịp đã đẩy giá vàng lên đến 48.4 triệu đồng, tương đương 2,410 đô/lượng trong tuần lễ qua tại Việt Nam.
HP là doanh nghiệp vô giá trị?
Chiến lược "dâu và kem" của Amazon
- Toàn cảnh ‘sức khỏe’ ngành ngân hàng 8T.2012 (VF).
- Khó khăn thanh khoản khi ngừng huy động vàng? (VnEco). – Có nên nhập vàng lúc này? (TBKTSG). - ‘Độc quyền khiến giá vàng nội ngoại vênh cao’ (VnE). – Đề nghị điều tra vụ khách hàng “sập bẫy” sàn vàng 25 tỷ đồng (DT). - Dồn vàng sang nhà đất: May ít, rủi nhiều (TP).
- Tháo chạy khỏi sàn: Hủy niêm yết để giữ thể diện (VEF).
- Nông nghiệp, thủy sản Ninh Thuận có tỉ lệ nợ xấu cao (PLTP).
- Sao không giảm giá xăng? (NLĐ). - Một DN xăng dầu gửi đăng ký giá lên Bộ Tài chính (PLTP).
- Nỗi lo hàng hóa Asean + 1: Nguy cơ thua trên sân nhà (TN).
- Dệt may xuất khẩu theo FOB : Lợi nhuận cao, khó khăn nhiều (RFI).
- ĐBSCL: Giá lúa giảm mạnh do mưa dầm (SGGP).
- Nghịch lý nhập khẩu thực phẩm (DV). - TP.HCM: Rau khan, hàng đắt giá vì ngập (VEF).
- Rủ nhau săn hàng giá rẻ (DV).
- Kinh tế Trung Quốc ẩn chứa rủi ro (NLĐ).
Những người ủng hộ cải cách đang thúc giục ông Tập Cận Bình cắt bỏ những đặc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước, tạo thuận lợi cho người di cư từ nông thôn lên các thành phố ổn định cuộc sống
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: REUTERS
Các chuyên gia thân cận chính phủ Trung Quốc cảnh báo rằng nhà lãnh đạo sắp tới của nước này, nhiều khả năng là ông Tập Cận Bình, sẽ phải thúc đẩy cuộc cải cách đang đình trệ nếu ông không muốn đối mặt với những bất ổn kinh tế, tình trạng náo động (trong dân chúng) và thậm chí là
khủng hoảng.
khủng hoảng.
Bằng giọng điệu khẩn cấp và thẳng thắn, những cảnh báo trên được công khai cả trong nội bộ đảng và ngoài công chúng, phản ánh một cuộc tranh luận về định hướng của ban lãnh đạo mới chuẩn bị tiếp quản quyền lực trong tháng tới. “Mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang ẩn chứa nhiều rủi ro” là nhận định trong một báo cáo từ trang web Strategy and Reform (Chiến lược và Cải cách) của một trong số những nhóm chuyên gia chiến lược của Trung Quốc.
Nhóm chuyên gia tư vấn, bao gồm các học giả, giám đốc doanh nghiệp, cố vấn chính sách và một số quan chức chính phủ, suốt năm nay đã liên tục đặt câu hỏi với các quan chức có trách nhiệm vạch kế hoạch chi tiết cho thập niên cầm quyền sắp tới của lãnh đạo mới. Theo hãng tin Reuters, báo cáo của nhóm chuyên gia này còn cho rằng “thập niên tới sẽ là cơ hội cuối cùng để Trung Quốc theo đuổi cải cách một cách chủ động và chúng ta nên nắm lấy thời cơ này”.
Đại hội đảng Trung Quốc sẽ nhóm họp vào tháng tới và ông Tập Cận Bình được xem là nhân vật thay thế Chủ tịch Hồ Cẩm Đào trong vai trò lãnh đạo cao nhất. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh tỉ lệ tăng trưởng hằng năm thấp nhất trong vòng ít nhất là 13 năm trở lại đây, trong khi những căng thẳng xã hội, như sự giận dữ vì tham nhũng tràn lan, chiếm đoạt đất đai và những nhu cầu về phúc lợi xã hội chưa được đáp ứng đã khuấy động các cuộc phản đối.
“Những mâu thuẫn về kinh tế và xã hội của Trung Quốc dường như đang đến gần ngưỡng giới hạn” - giáo sư kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Ngô Kính Liễn lưu ý trong một cuộc phỏng vấn mới đây của tạp chí Tài Kinh.
Những người ủng hộ cải cách đang thúc giục ông Tập Cận Bình cắt bỏ những đặc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước, tạo thuận lợi cho người di cư từ nông thôn lên các thành phố ổn định cuộc sống, chỉnh sửa hệ thống tài khóa nhằm hạn chế tình trạng chiếm dụng đất đai của các chính quyền địa phương. Hầu hết những người đề xuất nói với Reuters rằng cải cách chính trị phải bắt đầu từ cơ sở. Họ gọi dân chủ hoàn toàn là một ý tưởng xa vời hoặc không thực tế.
Đặng Duyệt Văn, biên tập viên của Study Times, tờ báo của Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, cho rằng “bạn không thể giải quyết tất cả những vấn đề này trong một thập niên nhưng bạn có thể chuyên tâm vào những cải cách mà người dân bình thường thấy cần thiết và hãy chứng tỏ bạn đang đi đúng hướng”.
Mới đây, ông trở nên nổi bật sau khi mạnh dạn chỉ ra những cơ hội trôi qua trong cuộc cải cách và nói rằng những người kế vị Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo phải chuyển động nhanh hơn. Ông Đặng viết trong một cuốn sách tiếng Hoa mới xuất bản về chủ đề cải cách: “Hai hoặc ba năm nữa và hầu hết nhiệm kỳ chính trị tới sẽ là một giai đoạn quyết định đối với sự phát triển của Trung Quốc”.
Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc vẫn tương đối mạnh khỏe với tăng trưởng 7,6% trong quý II song những người ủng hộ cải cách tỏ ra lo lắng về triển vọng phát triển dài hạn.Hai công ty TQ bị “tố” ở Mỹ Hai công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc (TQ), Huawei và ZTE, ngày 8-10 đáp trả những công bố trong báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, đồng thời nói rằng điều đó không có cơ sở và các sản phẩm của họ có thể sử dụng an toàn ở Mỹ. Đài CNN cho biết 2 công ty TQ này đang muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ở Mỹ.
Báo cáo - tập trung vào hoạt động kinh doanh của 2 công ty này - cho rằng việc cung cấp thiết bị của Huawei và ZTE ẩn chứa nguy cơ đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Ủy ban trên đã mở cuộc điều tra dựa trên các lo ngại rằng TQ có thể dùng 2 công ty để tiến hành các hoạt động gián điệp kinh tế, quân sự hoặc tấn công mạng.
Hoài Vy
|
Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 121008
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Vì Sao Doanh Nghiệp Chưa Tuyển Thêm Nhân Công?
* Tổng Thống Hoa Kỳ Vã Mồ Hôi - Và Sợ Thất Nghiệp *
Dư âm của cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tổng thống vào tối Thứ Tư mùng ba vừa dứt, thống kê của Bộ Lao động về nhân dụng Tháng Chín lại gây tranh luận khác vào sáng Thứ Sáu: tỷ lệ thất nghiệp hạ từ 8,1% xuống 7,8%, thấp nhất kể từ khi Tổng thống Barack Obama nhậm chức vào Tháng Giêng năm 2009.
Tranh luận nổi lên vì một bên cho là tình hình đã khả quan hơn với mức thất nghiệp giảm thấp, trong khi bên kia thì hoài nghi vì kinh tế mới chỉ tạo thêm có 114 ngàn việc làm, thay vì 250 ngàn như yêu cầu: ly nước còn vơi một nửa!
Một nhân vật nổi tiếng hoài nghi chính quyền Dân Chủ của ông Obama còn cho là bộ Lao động cố tình xào nấu thống kê để tô hồng sự thể trước khi dân chúng đi bầu vào tháng tới. Dĩ nhiên, lập luận của ông Jacques Welch, cựu Chủ tịch Tổng giám đốc tổ hợp GE, là khó vững vì công chức văn phòng thống kê về lao động của bộ không thể làm được việc đó.
Nhưng vì sao mà cùng một cơ quan lại đưa ra hai con số có nội dung trái ngược để người ta cãi lộn về chuyện ly nước đầy vơi?
Như đã trình bày đúng một tháng trước trên cột báo này ("Quả Trứng Và Con Gà - Chuyện Thất Nghiệp: Trứng Lép Sinh Gà Còi"), vấn đề nằm trong kỹ thuật khảo sát và tất cả chỉ là dự báo sơ khởi, còn được điều chỉnh sau này. Thứ nhất, cuộc khảo sát một dân số mẫu ở ngọn (khoảng sáu vạn gia đình) để xem là những ai có việc làm thì cho biết là có thêm 873 ngàn việc trong Tháng Chín nên đưa ra bức tranh màu hồng về mức thất nghiệp. Cuộc khảo sát ở gốc là 116 ngàn cơ sở kinh doanh và công quyền lại cho thấy một hình ảnh tiêu điều hơn, chỉ thêm có 114 ngàn việc, và mất 16 ngàn trong ngành chế biến sau khi đã mất 22 ngàn việc trong Tháng Tám, v.v....
Thuần về kỹ thuật thống kê, cuộc khảo sát các hộ gia đình có kết quả thất thường, với độ lệch rất cao nên ít giá trị dự báo bằng cuộc khảo sát các cơ sở tuyển dụng. Đâm ra chúng ta có hiện tượng kinh tế rất sát với chiều hướng chung là số việc làm chưa tăng, và hiện tượng chính trị om xòm là mức thất nghiệp có giảm. Trong thực tế, giới nghiên cứu kinh tế chú ý đến tỷ lệ khiếm dụng – muốn kiếm việc toàn thời mà chưa ra – gọi là U-6: nó không giảm, vẫn ở mức quá cao là 14,7%.
Tình hình thật ra vẫn chưa sáng sủa. Bài này xin đi xa hơn, với câu hỏi vì sao các doanh nghiệp vẫn ngần ngại tuyển dụng?
***
Theo cơ quan nghiên cứu có thẩm quyền định nghĩa về mức tăng trưởng kinh tế là NBER, Hoa Kỳ bị nạn suy trầm từ Tháng 12 năm 2007. Suy trầm hay "recession" là khi đà tăng trưởng giảm trong hai quý liên tiếp. Nạn suy trầm kéo dài 18 tháng và chính thức chấm dứt vào Tháng Bảy năm 2009, sáu tháng sau khi Chính quyền Barack Obama nhậm chức.
Khi ấy, vào mùa Thu 2009, Phó Tổng thống Joe Biden sớm dọa dư luận về sức hồi phục của nền kinh tế nhờ phép lạ của chính quyền mới với hàng loạt biện pháp kích thích kinh tế và cải tạo xã hội. Khổ thay, kinh tế ra khỏi suy trầm mà vẫn èo uột trong ba năm liền, thì đấy là lỗi của người tiền nhiệm George W. Bush! Nói phét rồi đổ lỗi là biệt tài của các chính khách.
Ai cả tin thì ráng chịu. Nhưng đoàn lữ hành vẫn phải đi tới để tìm hiểu vì sao thất nghiệp chưa giảm, doanh nghiệp chẳng tuyển người, lại còn muốn sa thải nhiều hơn?
Thực tế ngày nay là mức tin tưởng của giới tiêu thụ vào nền kinh tế có gia tăng và thị trường gia cư đã ngoi từ đáy vực. Các doanh nghiệp cũng thấy tình hình khả quan hơn. Trong thành phần 500 công ty của chỉ số chứng khoán tiêu biểu là Standard & Poor's 500, số doanh nghiệp ngoài ngân hàng và tiện ích (điện nước) đã đạt một kết quả kỷ lục: ngồi trên tấm nệm hiện kim vĩ đại là hơn một ngàn tỷ đô la.
Tức là các doanh nghiệp có sẵn tiền đầu tư, để tuyển lại người bị sa thải hoặc thâu nhận thêm người mới và sản xuất cho một thị trường bắt đầu khởi sắc. Vậy mà họ đầy ra ý là ỳ ra đấy, còn tính thải người và giảm bớt phí tổn. Khi doanh nghiệp nói đến "kiểm soát phí tổn", hay "cost control", hoặc nâng cao năng suất thì ta nên biết là họ sẽ giảm nhân công và thất nghiệp sẽ tăng.
Có hai lý do giải thích hiện tượng này.
Trước nhất, dòng hiện him, lưu kim hay tiền mặt (cash flow) không là tiền lời. Mức lời của doanh nghiệp đo lường từ số thương vụ (lượng hàng bán ra) là một sự sút giảm, mỗi món hàng chỉ lời chút đỉnh hoặc còn lỗ nên doanh lợi chưa khả quan. Vì vậy, các đơn vị sản xuất đều lui về thế thủ, ghim tiền mặt và thải thêm người. Doanh nghiệp càng lớn thì càng thải mạnh. Đấy là tin kém vui từ các công ty như Staples, Hewlett-Packard hay Bank of America. Trong lãnh vực đầu tư tài chánh và ngân hàng, số người bị sa thải sẽ còn tăng hơn nữa.
Nhân đây, xin nói thêm rằng tình hình một doanh nghiệp thuộc loại "tiên báo" là FedEx có thể cho thấy điều ấy.
Công ty này thuộc loại "chuyển lực", là sợi dây kéo sự chuyển động kinh tế khi chuyên chở mọi thứ phẩm vật trên thị trường, từ tài liệu kế toán tài chánh đến hàng hóa, dụng cụ điện tử, máy móc, v.v... FedEx vừa thông báo kế hoạch "giảm chi" vì dự đoán sự sa sút của doanh lợi trong mấy tháng tới.
Hôm Thứ Hai, thị trường chứng khoán xác nhận chuyện đó khi dự báo khoản lời của doanh nghiệp còn giảm mạnh trong quý bốn, tới mức u ám của năm 2009.
Tình hình ấy tác động vào sức tiêu thụ của các hộ gia đình trong một nền kinh tế mà tiêu thụ là đầu máy có sức kéo là 70% tổng sản lượng. Khi ấy ta mới chú ý đến một hiện tượng khác: doanh nghiệp có khả năng tuyển dụng cao nhất không là các đại tổ hợp mà là tiểu doanh thương mới ra đời trong vòng năm ba năm trở lại.
Khi ấy, ta đụng vào loại lý do thứ nhì, thuộc về môi trường kinh doanh.
Trên thị trường, doanh gia có thể xoay trở trước mọi chướng ngại để kiếm lời. Nếu thấy có lời thì họ mở thêm cơ sở làm ăn và tuyển người. Nhưng không ai dám lấy quyết định kinh doanh trong một môi trường bất trắc, khi mà luật lệ thay đổi và rủi ro gia tăng mà chẳng ai đoán nổi. Đó là hoàn cảnh ngày nay của doanh trường Hoa Kỳ.
Trong mấy năm qua, chính trường đổ lỗi cho sự hoang dại của thị trường và liên tục đặt ra luật lệ mới và sắc thuế mới, được ngụy trang thành những đóng góp cho tình liên đới xã hội. Hệ thống luật lệ nhiêu khê phức tạp và hay thay đổi trở thành một ma trận có thể phục kích các tiểu doanh thương trong từng bước đầu tư và sản xuất. Và chính trường là một mê cung với những khẩu hiệu kết án doanh gia là tham lam, doanh nghiệp là vô cảm, làm giàu là cái tội!
Nhiều công trình nghiên cứu của Đại học Harvard hay các ngân hàng dự trữ địa phương đều nói đến môi trường kinh doanh bất trắc tại Hoa Kỳ là lý do khiến doanh nghiệp Mỹ cạnh tranh sút kém. Một cuộc khảo sát khác về mức tự do kinh tế cho thấy năm qua nước Mỹ bị tụt hậu so với các nền kinh tế công nghiệp khác.
Rốt cuộc thì chúng ta đang gặp một nghịch lý. Trong một năm tranh cử, các đại tổ hợp đều châm tiền ủng hộ chính trường với khẩu hiệu "thân hữu với doanh nghiệp" – pro business – và chiếm thế mạnh trên doanh trường, một biểu hiện tinh vi của chủ nghĩa tư bản thân tộc. Trong khi ấy, các tiểu doanh thương thấp cổ bé miệng, có 100 nhân công trở xuống, lại bị chính trường vây bủa bằng hệ thống luật lệ kiểm soát và những ẩn phí bất ngờ trong những đạo luật ngàn trang. Họ không dám tuyển thêm người.
-Thay đổi kết quả bầu cử Mỹ? Quá dễ
- Tương lai Facebook sau cột mốc 1 tỷ (BBC).
- Các tổ chức tín dụng hoạt động như thế nào? (LTDA).
--Nhật Bản, Hàn Quốc chấm dứt hoán đổi tiền tệ Nhật Bản và Hàn Quốc vừa nhất trí ngừng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ vào cuối tháng 10 này.
- Doanh nghiệp Brazil muốn đầu tư vào nông nghiệp (TT).
- Dự báo tăng trưởng Bắc Á -Thái Bình Dương giảm còn 7,2% trong năm 2012 (RFI). - WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế tại Đông Á-Thái Bình Dương (VOA). – Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại (VOA).