Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Phản đối Trung, Đài âm mưu hút dầu khí Biển Đông

Bản đồ cho thấy 9 lô dầu khí Trung Quốc gọi thầu hồi tháng 6 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Một nhóm học giả Đài Loan và Trung Quốc Đại lục vừa khuyến cáo hai chính quyền tăng cường hợp tác quản lý vấn đề Biển Đông mà một trong những đề xuất là Bắc Kinh và Đài Bắc bắt tay chặt chẽ với nhau để khai thác dầu khí tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.
 
Lời kêu gọi của nhóm học giả này phụ họa cho những hành động liên tiếp gần đây của cả Trung Quốc và Đài Loan xâm phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
 
Theo nhật báo Taipei Times của Đài Loan số ra ngày 28/10, nhóm học giả này gồm 16 người thuộc các cơ quan nghiên cứu khác nhau tại Đài Loan và Đại lục, với hai người đứng đầu là Lưu Phục Quốc - chuyên gia nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan, và Ngô Sĩ Tôn - Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc. 

[Phản đối Trung Quốc mời thầu dầu khí ở Hoàng Sa]
 
Theo các học giả này, chính quyền hai phía nên phối hợp với nhau để hình thành ra một cơ chế cùng khai thác dầu khí trong vùng Biển Đông. 
 
Các học giả đã đưa ra một đề xuất: Tập đoàn lọc dầu CPC Corp của Đài Loan cùng với Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) nên mở rộng hợp tác hiện nay - vốn giới hạn ở vùng eo biển Đài Loan - qua việc khai thác nguồn tài nguyên từ vùng biển phía bắc của quần đảo Pratas (Đông Sa), cũng như qua các vùng biển ngoài khơi bờ biển phía Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa.
 
Ngày 28/8/2012, Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế 26 lô dầu khí, trong đó có lô dầu khí 65/12 nằm cách đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 3 hải lý
 
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị vào ngày 31/8 đã nêu rõ: “Việc Trung Quốc mời thầu quốc tế tại lô dầu khí nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước; đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), là hành động phi pháp và không có giá trị.

[Bộ Ngoại giao trao công hàm phản đối Trung Quốc]
 
Ông khẳng định Việt Nam phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu quốc tế lô dầu khí này.

Ngày 27/6, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao Công hàm phản đối việc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) mở thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam.
 
Trước đó, vào ngày 26/6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị giao nhấn mạnh, Việt Nam cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp./.

Phản đối Trung, Đài âm mưu hút dầu khí Biển Đông? (TTXVN). - Trung Quốc, Đài Loan rủ nhau hút dầu khí Biển Đông (VNE).- VNG và Quỹ VNIF tặng xuồng cứu hộ cho Trường Sa (QĐND).

- Hội nghị hẹp ASEAN – Trung Quốc bàn về Biển Đông (BNG/VOV).  – Thái Lan: Không nên để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN – Trung Quốc (Petrotimes).  – SOM ASEAN-TQ họp hội nghị hẹp không chính thức (TTXVN).
- Bài toán nguy hiểm của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo (ĐV).
- Thế trận chiến lược mới của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương (ND).
- Tàu hộ vệ tên lửa Úc cập cảng Sài Gòn (TN). - Không quân VN trước sứ mệnh ngăn chặn các mối đe dọa từ biển (NLĐ/ĐV).

- Tướng Trung Quốc: Áp dụng chiến tranh du kích với Nhật trên biển (VnMedia). – Đôi nét về hạm đội tàu ngầm Nhật Bản (Bee). – Phi công “non” trên tàu sân bay Liêu Ninh rất dễ gây thảm hoạ thê thảm(GDVN).
- Thay đổi lãnh đạo ở châu Á và bài toán khó cho tân chủ nhân Nhà Trắng (Petrotimes).
- Senkaku sẽ căng thẳng hơn sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền? (GDVN).
- Những luận cứ của Trung Quốc về vấn đề biển Đông không thuyết phục (CAND).  – ‘TQ dùng sức mạnh bảo vệ chủ quyền’(BBC).  – Úc nói kiềm chế TQ là ‘không thể’ (BBC).
- Học giả Thái Lan: Cần Bộ Quy tắc ứng xử để giải quyết tranh chấp ở biển Đông (CAND).  – Việt - Thái: quy chế mới, thách thức mới (SGTT).  – Cùng phấn đấu vì một ASEAN hoà bình, thịnh vượng (ĐĐK).
- « Học giả » Đài Loan và Trung Quốc kêu gọi hai bên hợp lực khai thác dầu khí tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông (RFI).  – Nỗ lực phi lý của học giả Trung Quốc, Đài Loan (TN). 
- Tàu Trung Quốc lại đến gần quần đảo tranh chấp với Nhật (RFI).  - Trung Quốc không nhượng bộ tranh chấp đảo với Nhật Bản (DV).  - Nhật tăng cường năng lực bộ binh (PLTP).  - Báo Malaysia: Nhật Bản muốn đối phó với TQ phải có vũ khí hạt nhân (GDVN).  – Vũ khí đất hiếm của Trung Quốc đã bị vô hiệu hóa ? (RFI).
- Khuất Đẩu – Annam Style (Dân Luận).
- Tặng xuồng cứu hộ cho Trường Sa (NLĐ).  – 3,5 tỷ đồng được trao cho huyện đảo Trường Sa (VOH).  –THỰC GÓP “ĐÁ”, XÂY TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải).
- Trung Quốc và chiến lược « lãnh địa hóa » Biển Đông (RFI). - Hạm đội Nam Hải lại tập trận (TN). - Trung Quốc khoe UAV, tàu chiến khủng tập trận ở biển Đông.   – Lộ ảnh tầu tên lửa khu trục tối tân nhất TQ (PN Today).  – ASEAN, TQ sẽ duy trì đà tham vấn về Biển Đông (TTXVN).  - Hội nghị ASEAN-Trung Quốc: Củng cố đối thoại, nâng cao niềm tin (PLTP). – Pháp muốn trở lại Châu Á (RFI).  - Mỹ sẽ tiếp tục chính sách kiềm chế TQ (TT).
- Bất đồng Điếu Ngư có thể thành xung đột vũ trang? (TTXVN).   - Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc (TTXVN).   – Nhật ‘siết’ an ninh quanh đảo tranh chấp với Trung Quốc (Zing).  – Bài học lịch sử: TQ có thể dùng vũ lực giải quyết tranh chấp Senkaku (GDVN).  – Nhật tăng cường lực lượng tuần duyên trên biển (RFI).  – Từ Senkaku nhìn về Hoàng, Trường Sa (DLB).    – Đối thoại Mỹ- Nhật -Ấn : cuộc họp ba bên để bàn về hợp tác an ninh (RFI).

- Báo nước ngoài nói về tên lửa bắn xa nhất Việt Nam (PN Today).  - Tàu hải quân Úc cập cảng Sài Gòn (DT).-- Trung Quốc tiếp tục cản trở việc soạn bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (VOA). – Thái Lan: 2 năm nữa mới có thể có COC giữa ASEAN-Trung Quốc (DT). – ASEAN – Trung Quốc: Vẫn tiếp tục đối thoại, chưa bàn được COC (Petrotimes). – Hội nghị hẹp ASEAN – Trung Quốc bàn về Biển Đông (Infonet).

- Nhật Bản bắt một thuyền trưởng Trung Quốc (TT). – Thủ tướng Nhật Bản: “Sẽ tăng cường an ninh biển” (Infonet). – Senkaku/Điếu Ngư soi vào lịch sử tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc (Petrotimes).

- 3 cựu sĩ quan Đài Loan làm gián điệp cho Trung Quốc bị bắt giữ (RFI).  – Đài Loan bắt nghi phạm gián điệp TQ (BBC). Taiwan’s China Spy Problem theDiplomat.com 

Úc tìm chỗ trong “thế kỷ của châu Á”
Tuổi Trẻ
Úc tìm chỗ trong “thế kỷ của châu Á”. TT - Úc đang đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng nhằm tối đa hóa việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi lên khác của châu Á để đưa nước này vào nhóm 10 nước giàu nhất thế giới vào năm ...
Úc chuyển trọng tâm sang châu ÁTiền Phong Online
Australia công bố chiến lược mới đối với Châu ÁLao động
Công bố Sách trắng "Úc trong thế kỷ châu Á"Thanh Niên

một công trình tập hợp ngắn gọn, súc tích về Hoàng Sa-Trường Sa do Quỹ nghiên cứu Biển Đông thực hiện.
Link tải về: http://seasfoundation.org/library/do...hiu-va-hanh-ng

Tổng số lượt xem trang