Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Phản động nhân danh lòng yêu nước

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch sử dụng nhiều luận điệu khác nhau để kích động chống Ðảng, chống Nhà nước ta, kêu gọi lật đổ chính quyền. Dù nấp dưới danh nghĩa nào, vẫn có thể nhận ra các luận điệu nhằm mục đích chống phá của chúng. Mới đây, một số website và blog truyền bá bài viết của Phạm Lê Vương Các - người tự giới thiệu là "sinh viên đại học năm thứ ba"(!?), cũng nằm trong  các thủ đoạn mà các thế lực thù địch đang triển khai.

Sau khi viện dẫn "triết gia Socrate bị kết án tử hình vì tội đầu độc tư tưởng cho giới trẻ và chống lại nhà nước dân chủ chủ nô", Bruno "phải lên máy chém vì ủng hộ thuyết "nhật tâm", Phạm Lê Vương Các nhắc tới một số nhân vật lịch sử như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... và gọi họ là "những người tiên phong trong việc chống nhà nước phong kiến nửa thuộc địa đương thời để xóa bỏ sự nô dịch, lạc hậu, và bất công". Từ những cứ liệu đó, tác giả này kết luận "không thể xem chống nhà nước là hành vi hoàn toàn tiêu cực được". Khi làm công việc này, Phạm Lê Vương Các đã bỏ qua một nội dung có tính chất nền tảng là bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, và tính tất yếu của quá trình nhận thức cùng hành vi của con người trong bối cảnh lịch sử ấy. Phải chăng, tác giả do thiếu hiểu biết hay cố tình bỏ qua nội dung nền tảng này, đánh đồng nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến nửa thuộc địa với nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay?
Trên thực tế, bản chất các loại hình nhà nước mà những nhân vật lịch sử do Phạm Lê Vương Các viện dẫn đã từng sống lại hoàn toàn khác nhau, mục đích đấu tranh của mỗi người cũng rất khác nhau. Từ sự mập mờ này, Phạm Lê Vương Các nhận định "tuy cùng một  hành vi chống nhà nước, nhưng đã làm cho Việt Nam sản sinh ra những con người "phản động" theo tinh thần lý luận đấu tranh giai cấp nhưng lại mang bản chất "yêu nước" theo tinh thần ý thức trách nhiệm của một công dân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ, tùy theo cách hiểu khác nhau của mỗi người". Sao lại đánh đồng "phản động" với "yêu nước"? Nếu là người hiểu biết, không thể nhầm lẫn giữa hai phạm trù đối nghịch nhau như thế. Phản động hay yêu nước đều phải dựa trên các tiêu chí xét đoán rõ ràng, được cả cộng đồng thừa nhận, không phải muốn là có thể nói vống lên. Trong cuộc sống, suy nghĩ và hành vi của con người có ý thức đều hướng tới mục tiêu cụ thể, mà tựu trung trước hết là vì nhu cầu của bản thân mình và vì nhu cầu của cộng đồng mà mình là thành viên. Thử hỏi ba blogger mà Phạm Lê Vương Các đứng ra bao biện cho họ đã đóng góp gì cho đất nước, cho cộng đồng nơi họ sống, mà có thể gán cho tên gọi "người yêu nước"? Việc họ viết năm, bảy cái entry chứa đựng thông tin mơ hồ, thật - giả và tốt - xấu lẫn lộn... để vu cáo chính quyền lẽ nào lại là biểu hiện của lòng "yêu nước"? Và không biết vì ấu trĩ không hiểu mối quan hệ giữa hiến pháp và pháp luật với nhà nước hay tôn thờ chủ nghĩa vô chính phủ mà Phạm Lê Vương Các còn viết một cách rất tùy tiện rằng: "Không thể lấy hiến pháp và pháp luật để bảo vệ Nhà nước"! Thử hỏi, nếu Nhà nước không có hiến pháp và pháp luật sẽ ra sao, ai sẽ bảo vệ quyền lợi của người dân?! Xã hội sẽ ra sao nếu mỗi công dân lại tự đề ra một luật riêng cho bản thân để muốn làm gì thì làm?
Nguy hiểm hơn, theo Phạm Lê Vương Các: "Một khi nhà nước không còn là của dân, do dân, và vì dân trên thực tế thì chống lại nhà nước đó là hành vi tất yếu". Cần vạch rõ sự dối trá này vì nó chỉ đúng khi "dân" ở đây là đại đa số nhân dân, chứ không phải là một vài cá nhân chưa làm được bất cứ điều gì cho dân nhưng vẫn xưng xưng tự nhận là "đại diện của nhân dân". Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà nước thuộc địa nửa phong kiến  ở Việt Nam chỉ phục vụ bộ máy cai trị thực dân, thẳng tay đàn áp bóc lột nhân dân. Còn Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Hiến pháp khẳng định là Nhà nước "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân". Chúng ta xây dựng Nhà nước pháp quyền chính là xây dựng một nhà nước dân chủ ngày càng hoàn thiện, nơi nhân dân đứng ra tự tổ chức, tự quản lý, tự điều hành xã hội của mình. Tính thống nhất bao trùm lên mọi hoạt động tổ chức và thực hiện quyền lực của nhân dân, chứ không phải mâu thuẫn hay đối kháng. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân lập ra thông qua bầu cử, ý chí của đại đa số nhân dân thể hiện qua hoạt động của Nhà nước một cách công khai, minh bạch, và hành động của Nhà nước thể hiện ý chí, tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân. Nhân dân lập ra Nhà nước để bảo vệ cho các quyền và lợi ích của chính mình, nếu Nhà nước không có Hiến pháp và pháp luật bảo vệ thì sẽ không bảo vệ được nhân dân. Ðiều 6 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (năm 1992) quy định "Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân"; Ðiều 53 khẳng định công dân "có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương". Trong trường hợp công dân không đồng tình với Nhà nước, hoặc muốn đưa ra ý kiến riêng thì có thể "kiến nghị với cơ quan Nhà nước", Ðiều 74 nêu cụ thể "Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào". Quy định của pháp luật nước ta cũng nêu rõ, công dân có quyền phản đối cơ quan Nhà nước, công dân có thể kiện cơ quan Nhà nước ra tòa án. Ðó là quyền của công dân, bởi không phải lúc nào các cơ quan nhà nước cũng đúng, và ở nước ta đã có một số trường hợp công dân thắng kiện cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, Phạm Lê Vương Các còn cho rằng, có sự khác nhau trong quan niệm "chống nhà nước" giữa "các nước dân chủ" với các nước XHCN. Xét từ chính trị học, tất cả các mô hình nhà nước đều có những mặt tốt và mặt hạn chế, con người luôn cố gắng tiệm cận với một mô hình nhà nước hoàn hảo như tiệm cận với chân lý. Nhà nước còn có tính lịch sử, văn hóa sâu sắc, không thể đem mô hình nhà nước của quốc gia này áp dụng cho quốc gia khác mà hy vọng sẽ có kết quả. Tuy nhiên, Phạm Lê Vương Các lại đưa ra quan niệm lệch lạc: "chống lại nhà nước XHCN ở đây luôn được nhà cầm quyền xem là mối đe dọa lực lượng thống trị, an ninh quốc gia, phá vỡ khối đại đoàn kết thống nhất, và lý tưởng của toàn dân".  Xét từ nguồn gốc và bản chất của nhà nước, điều này thật ngây thơ, người viết hoàn toàn không hiểu biết. Ðể bảo vệ nhà nước, mọi quốc gia đều phải áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, một số quốc gia phương Tây còn theo dõi tường tận đến từng cá nhân, thậm chí phát động tấn công các quốc gia khác với lý do... để bảo đảm an ninh! Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất, dù là hành pháp, lập pháp hay tư pháp đều phải làm đúng, làm hết trách nhiệm của mình. Nhà nước khuyến khích hoạt động phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể. Khi công dân có vấn đề cần giải quyết, họ đều có quyền yêu cầu các tổ chức đoàn thể, hệ thống thông tin đại chúng... giúp đỡ. Song không vì thế, công dân lại làm dư luận hoang mang, gây mất ổn định xã hội bằng đưa tin bịa đặt trên internet, nói xấu lãnh đạo, nói xấu người khác mà không đưa ra bằng chứng, rồi kích động bạo loạn, kêu gọi lật đổ chính quyền... Các Ðiều 87, Ðiều 88, Ðiều 92 của Bộ luật Hình sự quy định rõ các tội danh liên quan đến hành vi chống chính quyền nhân dân, chỉ có ai cố tình không hiểu mới phát ngôn tùy tiện như vậy. Xét trên mọi phương diện, hành vi "làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội dung chống nhà nước" đều rất nguy hiểm đối với xã hội và không thể gọi đó là hành vi yêu nước. Vì thế, các nước phương Tây đã đối xử rất cứng rắn với Julian Assange khi trang mạng Wikileaks tải lên những thông tin "nhạy cảm".
Nhà nước của chúng ta đang có bước chuyển quan trọng để tự hoàn thiện, từ đó tiếp tục tổ chức, lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước, củng cố niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân. Và khi trong bộ máy Nhà nước còn những "con sâu làm rầu nồi canh", chúng ta cần đấu tranh làm trong sạch theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI). Hệ thống pháp luật của nước ta được xây dựng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, nhưng một số cán bộ, công chức chưa thực hiện đúng nhiệm vụ, chức trách được giao, vẫn còn tình trạng cơ hội, trục lợi cá nhân, gây bất bình trong nhân dân. Những cán bộ trong bộ máy nhà nước, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị khởi tố trong thời gian qua là minh chứng cho quyết tâm lập lại kỷ cương xã hội của Nhà nước. Do đó, mỗi công dân cần có cái nhìn toàn diện hơn về vai trò của Nhà nước, cũng như cần đóng góp thiết thực để xây dựng Nhà nước. Từ lâu, những ý kiến đóng góp tâm huyết của người yêu nước chân chính luôn luôn được ghi nhận, nghiên cứu, xem xét một cách nghiêm túc.
ANH KHÔI
-Phản động nhân danh lòng yêu nước
-Lần đầu tiên?! (Lời thú nhận muộn màng):  Bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (VNN 15-10-12) -- "Lần đầu tiên, Trung ương tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trong không khí dân chủ, thẳng thắn và xây dựng." tức là thú nhận: Cho đến nay, xuyên suốt lịch sử Đảng, chưa bao giờ "Trung ương tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trong không khí dân chủ, thẳng thắn và xây dựng" cả ! Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị TƯ 6 (VNN 15-10-12) Câu then chốt: "Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xétkỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị"  Một đồng chí nào?  Không nói tên thì có phải là Bộ Chính Trị cố tìnhgiấu giếm, bao che, chẳng sòng phẳng với nhân dân đó hay sao?  "Thẳng thắn", "chân thành" là như thế ư? [Có lẽ lời giải thích nằm ở câu này: "Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc..thương yêu đồng chí"  Ha Ha ha!  Tất cả đều vì Tình Yêu! LOVE! AMOUR! AMORE!]
Báo nước ngoài: Vietnam PM escapes punishment despite censure (AFP 15-10-12) Vietnam Communist Party chief admits corruption failings, doesn’t directly censure PM (AP WP 15-10-12) --  Bad reviews for Vietnam’s one-man show (Bangkok Post 15-10-12) Vietnam’s Communist Party Admits Mistakes as Dung Stays in Power(Bloomberg 15-10-12)
Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp (BBC 15-10-12)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: bất ngờ và không bất ngờ (RFA 15-10-12)
Khi tin đồn tìm ta trú ngụ (SVVN 15-10-12)
Website Viêt Nam làm lãnh tụ bực mình: Vietnam Websites Rile Leaders (WSJ 15-10-12)
--HỠI NHÂN DÂN CẦN LAO CỦA TA (Mafiovi)
- Một người Nghẹn ngào, tất cả Nghiêm trang chỉ có một kẻ Cười khẩy .
Nhưng chớ đắc thắng vội vì hơn 3 triệu Đảng viên chưa tham chiến và 90 triệu Dân lại càng chưa .
- Đảng ta? - Trăm bảy Tim đồng .
Đảng ta? trăm bảy tấm lòng giá băng.
Đảng ta - Mác Lê Nin vĩ đại
Rượu một chai Bia chín vại mỗi ngày
Đảng ta trưa tối No-Say
Biết chi đau đớn cỏ cây Đồng bào
-Vietnam's ruling party chides leaders, signals reform
HANOI, (REUTERS) October 16, 2012 - Vietnam's ruling Communist Party has promised economic reforms and a restructuring of state firms and the banking system after a top-level meeting that criticised senior members, thought to include Prime Minister Nguyen Tan Dung, but left them in post.
- Mời tham gia ký tên: Chiến dịch Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói (Democracy4VN).
- - Bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng (TTXVN).
Bế mạc Hội nghị 6 Trung ương Đảng CSVN


-  Lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá là không thể chấp nhận. (VOV) -Hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật, không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào cũng không thể chấp nhận.
Gần đây, một số cơ quan, tổ chức nước ngoài đua nhau lên án việc Việt Nam xét xử 3 blogger Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần với luận điệu rằng bản án này “quá nặng” và “không nhất quán” với một số thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Đây là những cáo buộc không chính xác khi mà quyền tự do ngôn luận được ba blogger này lợi dụng nhằm chống phá nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Trước hết phải khẳng định rằng, quyền tự do ngôn luận được pháp luật Việt Nam công nhận và được ghi tại Điều 69 của Hiếp pháp.
Trên thực tế, quyền này được đảm bảo và thực thi ở Việt Nam. Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và nhân dân trên thế giới ghi nhận và đánh giá cao thành tựu của Việt Nam trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Chính vì vậy, những cáo buộc về việc Việt Nam không đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, đặc biệt là trong vụ xét xử 3 blogger là không có căn cứ.
Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm… và bày tỏ qua mọi phương tiện truyền thông”.
Tuy nhiên, cũng trong chính văn bản này, tại Điều 29 cũng khẳng định rõ rằng “trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người phải chịu những hạn chế do luật định… nhằm thỏa mãn… những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng và nền an sinh chung”.
Như vậy rõ ràng, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là bị giới hạn bởi các quy định của luật pháp.
Đối chiếu vào trường hợp ba blogger Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần thì rõ ràng là ba đối tượng này đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, chính sách phát triển công nghệ thông tin và việc tạo điều kiện để người dân được bày tỏ quan điểm cũng như tiếp cận thông tin một cách đa dạng của nhà nước Việt Nam.
Ba blogger này còn thể hiện rõ sự thiếu thiện chí trước chính sách tích cực và cởi mở của Nhà nước.
Mới đây, phản ứng trước bộ phim của một người Mỹ nhạo báng Đạo Hồi, Tổng thư ký LHQ Ban Ki moon đã chỉ rõ rằng: Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chỉ được bảo vệ khi nó được dùng vào các mục đích công lý và phục vụ cộng đồng. Còn các bằng chứng về hành vi của ba blogger này đã cho thấy họ đã xuyên tạc, châm biếm nhằm chống lại các cá nhân và cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Do đó, các hành vi này đáng bị lên án.
Hàng trăm trang tài liệu có nội dung tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam đã được ba đối tượng này phát tán trên mạng.
Hành vi này rõ ràng là đã vi phạm pháp luật của Việt Nam mà cụ thể là Điều 88 của Bộ Luật hình sự.
Trên cơ sở đó, việc đưa ba blogger này ra xét xử là hoàn toàn dựa trên căn cứ của pháp luật. Quá trình điều tra, xét xử ba blogger này cũng được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục của pháp luật Việt Nam. Vì thế việc cho rằng bản án “quá nặng” là cáo buộc không có cơ sở, không dựa trên căn cứ pháp luật.
Cũng giống nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam công nhận và đảm bảo việc thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Những hành vi lợi dụng các quyền này mà vi phạm pháp luật thì không chỉ Việt Nam mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều không thể chấp nhận.
Điều 18 Hiến pháp CHLB Đức ghi rõ: “Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là tự do báo chí, tự do tuyên truyền… làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân”.
Chính vì vậy, việc Việt Nam xét xử 3 blogger Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần là hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam, tập quán cũng như các quy định quốc tế.

Việc phản đối vụ xét xử này là sự cố tình can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, can thiệp vào quá trình tư pháp vốn dĩ cần phải được tôn trọng và tiến hành một cách độc lập. Vì thế, các hành động này không được hoan nghênh./.


Xúc động với bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ đảng viên và nhân dân cũng bày tỏ sự đồng tình về sự thẳng thắn trong kết luận của Hội nghị Trung ương 6.

Dư luận đồng tình với kết luận của Hội nghị TƯ 6
Ảnh: Thông tấn xã

Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, ngay trong tối qua, nhiều cán bộ, đảng viên đã bày tỏ sự đồng tình về sự thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương trong việc để xảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua.       
   
Nhiều cán bộ, đảng viên đã thực sự xúc động khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 - đã thông báo việc Ban Chấp hành Trung ương đã tự kiểm điểm và nhận phần trách nhiệm của mình trong việc để xảy ra và chưa ngăn chặn được những khuyết điểm, yếu kém trong thời gian qua và Ban Chấp hành trung ương xin nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân, đồng thời sẽ cố gắng làm hết sức mình để từng bước khắc phục. 
 
“Qua phát biểu của Tổng Bí thư, thấy Trung ương kiểm điểm nghiêm túc, thấy được khuyết điểm của mình trên mọi lĩnh vực, nhất là trong làm kinh tế… Điều này đã đáp ứng được mong mỏi của nhân dân, nhất là thái độ của Tổng Bí thư đã khóc khiến mọi người rất cảm động. Qua lần này, tôi thấy tin tưởng vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương. Trước đó, dư luận có nói, nhưng Đảng ta công khai nói, là chúng tôi tin”, ông Phạm Văn Chương, cựu chiến binh phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội bày tỏ.
 
Một số cựu chiến binh ở Hà Nội nói rằng, họ đã trông đợi rất nhiều vào Hội nghị Trung ương 6 khóa 11. Và sau bài phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tối qua, những người đã từng không tiếc máu xương của mình vì lý tưởng cao đẹp của Đảng đã cho rằng, việc Ban Chấp hành Trung ương thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng toàn dân về sự yếu kém của mình chứng tỏ Đảng đã thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của mình. 
 
Nhiều đảng viên cũng cho rằng, dù không được Ban Chấp hành trung ương đồng ý, nhưng việc Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị là thể hiện sự quyết tâm về chỉnh đốn Đảng và làm gương trong toàn Đảng về kiểm điểm, tự phê bình và phê bình.
 
Về vấn đề này, ông Chu Văn Đằng, phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng, “kiểm điểm của Bộ Chính trị của Đảng là thực hiện lời dạy của Bác: Một Đảng mạnh là dám nhận khuyết điểm”. Nay nhiều luồng thông tin khác nhau, lực lượng thù địch có thông tin sai sự thật, Tổng Bí thư công khai cho toàn dân thấy rõ yếu kém trong lãnh đạo chỉ đạo trong tập thể, cá nhân Ban Chính trị, Ban Bí thư… giúp tăng thêm lòng tin của nhân dân”.
 
Các đảng viên và cựu chiến bình ở Hà Nội cũng cho rằng, tại hội nghị lần thứ 6 này, Trung ương đã thể hiện quyết tâm, và giờ là lúc toàn đảng cần phát huy những kết quả bước đầu quan trọng của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, tạo được sự chuyển biến rõ rệt, khắc phục những hạn chế, yếu kém, xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.
 
VIDEO toàn bộ phóng sự "Dư luận về Hội nghị Trung ương 6".
 

Tin bài liên quan:



Vụ Đoàn Văn Vươn: 'Kết quả phũ phàng'

-Một số cán bộ ở Tiên Lãng được phục chức
Đài Á Châu Tự Do
Một số cán bộ ở Tiên Lãng được phục chức. RFA 15.10.2012. Một số cán bộ ở Tiên Lãng, Hải Phòng được phục chức sau khi bị cảnh cáo, kỷ luật liên quan vụ cưỡng chế đất ở nhà gia đình ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng có sai phạm. Nguồn Phapluat.vn ...
Vụ Đoàn Văn Vươn: 'Kết quả phũ phàng'BBC Tiếng Việt
Kéo dài thời gian vì “phức tạp”Tuổi Trẻ

Kéo dài thời gian vì “phức tạp”
Tuổi Trẻ
Chuyện ấy bây giờ: Xử lý vụ cưỡng chế đất đai tại Tiên Lãng, Hải Phòng: Kéo dài thời gian vì “phức tạp”. TT - Chín tháng đã qua kể từ sự kiện ngày 5-1 ở Tiên Lãng, vụ án ông Đoàn Văn Vươn “giết người, chống người thi hành công vụ” tiến triển đến đâu, .
Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp




Canh bạc của Đảng Cộng sản

Chuẩn bị cả bao mã tấu để chống lại công an
(NLĐO) - Ngày 16-10, Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã bắt 13 đối tượng để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ và tàng trữ hung khí, gây rối trật tự cộng xảy ra tại phường 6.
‘Không thi hành kỷ luật một đồng chí trong Bộ Chính trị’
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã nói như vậy hôm 15/10 trong bài phát biểu bế bạc Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng

- Có thể hoãn tăng lương 2013 do ngân sách khó khăn (VNN). – Chưa tăng lương, 22 triệu lao động sẽ gặp khó khăn (Infonet).
- Tham nhũng, lạm dụng chức quyền ảnh hưởng xấu kinh tế (VNN). – Xử lý tội phạm tham nhũng giảm(PL&XH).
- Xóa quy hoạch “treo” từ luật (TBKTSG). – Ước mơ nhỏ của nông dân (DV).
- Tiếp vụ “Đánh bạc rồi đánh nhau, Bí thư phường bị tố” tại Thanh Hóa: Công an triệu tập các đương sự liên quan (PL&XH).
- Hà Nội: Nhiều thanh niên khỏe mạnh, giả thương binh, lái xe tự chế (ANTĐ). – Tạm giữ phương tiện nếu giả danh “xe thương binh” (Petrotimes).
- Vì sao một thiếu úy công an làm vỡ cửa kính nhà nghỉ? (PL&XH).
- Hơn 668.000 đảng viên và quan chức TQ bị kỷ luật (TTXVN). – Chân dung quan tham ăn bẩn hơn 1 tấn vàng bạc (PN Today).- Nobel Hòa bình 2012: Thiếu thuyết phục (VF).

--- Bà Clinton nhận trách nhiệm vụ Đại sứ Mỹ bị sát hại (VOV).

Một ngày của Tony Blair ở Việt Nam
-
Không đáng làm giám đốc Vườn quốc gia (DV).
- Luật đất đai: Hoãn để ‘chín’ hơn? (VNN).
- Nhà máy Dung Quất bác tin “tạm đắp chiếu” (KP).--- “Con cưng” Nhà nước tiết kiệm 4.400 tỷ: Tôi chưa tin… (KT). Thêm 2 trường hợp công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt --Theo quy định mới tại Thông tư 165/2012/TT-BTC, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong 4 trường hợp thay vì 2 trường hợp được quy định tại Thông tư 226/2010/TT-BTC trước đây.

- Sân gôn phóng tay, công viên phần mềm lại… tiếc (TVN).
- Hậu xử lý nhà máy Volfram chui ở Quảng Ninh: Kỳ2: Đừng xử lý kiểu “đầu voi đuôi chuột” (PL&XH).
- Không công bố kết quả thăm dò, khảo sát tàu cổ (Infonet).  – Tấn công cảnh sát để cướp cổ vật: Dân manh động, chính quyền lỏng lẻo (PN).  – Quảng Ngãi: Việc trục vớt cổ vật tàu đắm gây nhiều nghi ngại (PN).



Tổng số lượt xem trang