Thống đốc: Có lợi ích nhóm xuất hiện trong hệ thống ngân hàng
--
Nhóm cổ đông này sử dụng không hiệu quả gây thất thoát vốn ngân hàng. NHNN nhận định lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu. Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" phát trong Bản tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối nay (7/10), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra một số nhận định về tình hình lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng cũng như những tin đồn liên quan đến một số lãnh đạo trong ngành ngân hàng bị bắt thời gian qua.
PV: Có nhiều ý kiến bàn tán về lợi ích nhóm trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng thương mại. Có lợi ích nhóm trong quá trình này không và Thống đốc lý giải như thế nào về luồng dư luận này?Thống đốc: Trong những năm qua chúng ta đã chứng kiến hệ thống NHTM cổ phần phát triển quá mạnh, quá nóng, nhưng hệ thống văn bản quản lý với các ngân hàng nói chung còn nhiều bất cập, không theo kịp với tốc độ phát triển của NHTM cổ phần, gây khó khăn trong việc quản lý ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra giám sát không phát huy được hiệu quả, đôi khi còn có sự buông lỏng.Từ chỗ hệ thống phát triển nhanh, nóng, hệ thống phát triển chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả dẫn tới rất nhiều hệ lụy phải chấn chỉnh. Một trong những hệ lụy là xuất hiện lợi ích nhóm. Có những nhóm lợi ích xuất hiện trong 1 ngân hàng cũng như hệ thống. Nó có thể thao túng ngân hàng và ảnh hưởng đến cả hệ thống.Vừa qua, trong quá trình tái cấu trúc, bằng cách triển khai hoạt động thanh tra giám sát, các nội dung về lợi ích nhóm đã được phơi bày.Có những ngân hàng chỉ do 1, 2 cổ đông hoặc 1 nhóm cổ đông chi phối, dư nợ ngân hàng có đến 70 - 90% phục vụ cho nhóm cổ đông đó. Nhóm cổ đông này sử dụng vốn không hiệu quả gây thất thoát vốn ngân hàng, buộc ngân hàng phải tái cơ cấu.Phần lớn các tổ chức tín dụng này và các cổ đông đã nhận thức được vấn đề và phối hợp với NHNN để xử lý. Nhưng cũng có 1 nhóm cổ đông hoặc cá nhân chống đối dưới hình thức trước mặt cơ quan quản lý thì phải chấp nhận, nhưng bên ngoài thì cấu kết với những phần tử xấu đưa ra những thông tin thất thiệt, bôi nhọ những cán bộ lãnh đạo, bóp méo thực tế tái cấu trúc ngân hàng, gây hoang mang trong dư luận, đề làm cơ quan quản lý chùn bước trong hoạt động tái cơ cấu, từ đó gây ra những tin đồn ngoài thị trường về lợi ích nhóm trong quá trình tái cơ cấu.Trước tình hình này, ban lãnh đạo NHNN nhận định lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng. Gần đây, ban cán sự Đảng NHNN đã thực hiện đợt kiểm điểm, phê bình và tự phê bình. Kết thúc đợt đánh giá, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận không có lợi ích nhóm trong ban cán sự Đảng NHNN cũng như từng cá nhân trong ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước.NHNN không lùi bước, kiên quyết đấu tránh với lợi ích nhóm để xử lý được các NHTM yếu kém, mang lại sự lành mạnh cho các NHTM và hệ thống.PV: Sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Á Châu (ACB) bị bắt gây chao đảo cho ACB và hệ thống ngân hàng. NHNN có sự hỗ trợ và đến nay ACB đã hoạt động bình thường. Tuy nhiên, xã hội vẫn còn lan truyền một số tin đồn cá nhân khác trong ngành ngân hàng bị bắt gây hoang mang cho người gửi tiền, Thống đốc nhận định ra sao về vấn đề này?Thống đốc: Do đặc thù của hoạt động ngân hàng nên trong chủ trương hoạt động, NHNN đã trình Bộ Chính trị và Chính phủ là thực hiện tái cấu trúc hệ thống nhưng phải đảm bảo an toàn, lành mạnh của các TCTD.Do vậy, cá nhân nào đó trong HĐQT hay ban điều hành vi phạm pháp luật thì phải xử lý nghiêm. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động ngân hàng phải có cách xử lý bài bản hơn. Mục tiêu quan trọng là nếu cá nhân, tổ chức nào làm thất thoát tài sản của Nhà nước, người dân thì phải tạo điều kiện cho họ trước tiên khắc phục đầy đủ các thất thoát đó, còn những hành vi vi phạm sẽ phải xử lý nghiêm minh theo pháp luật.Vừa qua có tin đồn này tin đồn nọ, nhưng quần chúng không có gì phải hoang mang vì đây đã là một chương trình có trước, NHNN và các cơ quản quản lý pháp luật có đầy đủ các phương án để xử lý các hệ lụy.Cũng nhân những việc vừa rồi, các thế lực thù địch, phản động tung tin đồn gây hoang mang nên đề nghị nhân dân cảnh giác với những thông tin đó và hoàn toàn tin tưởng vào sự vận hành thị trường của cơ quan quản lý và NHNN. Thống đốc: Có ngân hàng 70 - 90% dư nợ phục vụ nhóm cổ đông chi phối Thống đốc: Có lợi ích nhóm xuất hiện trong hệ thống ngân hàng Nhóm cổ đông này sử dụng không hiệu quả gây thất thoát vốn ngân hàng. NHNN nhận định lợi ích nhóm là rào cản lớn nhất trong quá trình tái cơ cấu. Thống đốc: Không thể nói chính sách tiền tệ năm nay quá thắt chặt Theo Thống đốc, biểu hiện rõ nhất của chinh sách tiền tệ thắt chặt là lãi suất phải tăng lên và thanh khoản khó khăn. - Chính phủ yêu cầu tăng cường kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng (TP).- Việc liên quan đến 1 số lãnh đạo ngân hàng sẽ ‘nóng’ nhất nghị trường (GDVN).
Phát hiện hàng loạt công nhân “ốm giả” Cơ quan BHXH TPHCM vừa phát hiện hàng chục công nhân (CN) Công ty TNHH Nhà máy Sửa chữa và Đóng tàu Sài Gòn (Saigon Shipyard) sử dụng giấy nghỉ ốm hưởng BHXH giả để hợp thức hóa
---Bản tuyên bố Trịnh Nguyễn về việc thu hồi đất và trù dập hai đảng viên 2012-10-06 Vào ngày 5/10, hơn 400 người dân tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, đã đồng ký tên vào một bản tuyên bố đòi hỏi chính quyền phải tỏ rõ quan điểm trong vụ việc thu hồi đất của 42 gia đình thương binh liệt sĩ và trù dập hai đảng viên vì họ không đồng ý cho thu hồi đất.
Hàng ngàn công nhân đình công hôm Thứ Sáu tại một xưởng của công ty Foxconn ở Trung Quốc, nơi sản xuất điện thoại di động iPhone 5 cho hãng Apple, làm tê liệt sản xuất loại điện thoại này.
-Foxconn hit by unrest at iPhone factory (Financial Times)-More than 200 quality control employees at a Foxconn factory in central China refused to work on Friday to protest their working conditions
Gói nới lỏng định lượng mới (QE3) của Fed không phải nhằm thao túng USD mà để kích cầu nội địa và điều này có lợi cho cả thị trường khác.-Cho dù ban đầu có nhiều ý kiến cho rằng gói nới lỏng định lượng thứ 3 (QE3) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ gây ra cuộc chiến tiền tệ toàn cầu, nhưng bài phân tích của Bloomberg View giải thích tại sao những ý kiến trên là không chính xác.
Ngay sau khi Chủ tịch Fed ông Ben Bernanke công bố gói QE3, ông Guido Mantega, Bộ trưởng tài chính Brazil, đã chỉ trích Mỹ châm ngòi cho cuộc chiến tiền tệ toàn cầu.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times trong tháng 9 vừa qua, ông Mantega cho biết: “Nước Mỹ đang theo đuổi chính sách bảo hộ nội địa. Bất kỳ nước nào kiểm soát và thao túng đồng nội tệ là đang thực hiện chế độ bảo hộ. Chúng tôi không làm điều đó. Gói QE3 của Fed sẽ chỉ mang lại lợi ích rất nhỏ (ở Mỹ) do nước này đang xảy ra tình trạng thiếu thanh khoản và lượng thanh khoản đó không phục vụ lĩnh vực sản xuất”. Brazil và các thị trường mới nổi khác cho rằng với việc mua vào trái phiếu một cách mạnh mẽ, Fed đang phá giá USD và làm giảm khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế mới nổi. Hơn nữa, động thái này của Fed sẽ gây áp lực lớn lên giá thực phẩm và hàng hóa năng lượng.Alex Frangos của tờ Nhật báo Phố Wall cho rằng lượng tiền mặt mới in thêm có thể gây ra làn sóng tiền tệ “không thể kiểm soát và mất ổn định về mặt tài chính” vì người ta sử dụng lượng tiền này để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn tại các nền kinh tế mạnh hơn ở châu Á và châu Mỹ Latinh.Tuy nhiên, bài xã luận của Bloomberg View cho rằng mục tiêu chủ yếu của Fed không phải là kiểm soát và thao túng đồng USD mà là kích cầu nội địa: “Fed hy vọng làm được việc này chủ yếu bằng cách hạ lãi suất và thuyết phục nhà đầu tư rằng lãi suất sẽ ở mức thấp trong một thời gian đáng kể. Việc này sẽ khích lệ người tiêu dùng chi tiêu và công ty thuê thêm lao động cũng như đầu tư. Nếu mọi chuyện đúng như dự tính, nhập khẩu của Mỹ sẽ tăng và các nước xuất khẩu như Brazil có thể hy vọng kiếm được lợi nhuận. Như vậy, QE3 chắc chắn không châm ngòi cuộc chiến tiền tệ”.Alex Frangos cho rằng thời điểm hiện tại không giống năm 2010 khi Fed tung ra gói QE2, rất nhiều thị trường mới nổi đang vật lộn với cuộc chiến kiểm soát lạm phát và cảm thấy bị đe dọa trước nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng của Fed. Nhưng với việc tốc độ tăng trưởng tại các thị trường mới nổi này giảm 1/2, thì gói QE3 dường như lại có ích, chứ không có hại. Thực tế, “các ngân hàng trung ương châu Á và châu Mỹ Latinh đang đưa ra chính sách hòa hợp với các động thái của Fed. Các nền kinh tế ngày một trì trệ và các ngân hàng trung ương đang hạ lãi suất, người ta lo lắng về tăng trưởng nhiều hơn về lạm phát. Các nước như Indonesia và Trung Quốc đều nhận thấy nguồn vốn ngoại đang chảy ra, và động thái mới nhất của Fed có thể giúp tái cấp vốn cho hệ thống tài chính”. Bất chấp những chỉ trích sai lầm về tác động của QE3, nhưng mối lo ngại của ông Mantega về tình trạng kiểm soát và thao túng tiền tệ là đúng đắn. Thực tế, đây là vấn đề mà cả Brazil và Mỹ cần quan tâm.Về vấn đề thao túng và kiểm soát tiền tệ, mặc dù Trung Quốc đứng đầu về việc này, nhưng không phải là duy nhất. Viện Kinh tế quốc tế Peterson mới đây công bố danh sách 20 nước, vùng lãnh thổ chuyên thao túng và kiểm soát tiền tệ, xếp thứ tự theo dự trữ ngoại hối. Trung Quốc đứng đầu danh sách, tiếp đến là Nhật Bản, Arập Xêút, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong và Thụy Sĩ.
Do vậy, bài xã luận của Bloomberg View ủng hộ việc tăng cường giám sát tiền tệ theo các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hoặc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vì việc này sẽ có lợi do tình kiểm soát và thao túng tiền tệ có thể làm gia tăng xung đột chính sách thương mại và ngược lại.-