Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Trung ương Đảng 'thay đổi nhân sự lớn'

- Trung ương Đảng ‘thay đổi nhân sự lớn’? (BBC).  thứ sáu, 12 tháng 10, 2012

 

Cựu đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nhận định có nhiều khả năng sẽ có thay đổi nhân sự sau Hội nghị Trung ương trong lúc có ý kiến từ bên ngoài cho rằng 'ai làm đúng tinh thần Nghị quyễt 4 thì ở lại, ai sai thì phải đi'.

Trả lời câu hỏi của BBC về chuyện liệu các đồn đoán hiện nay về khả năng thậm chí có cả thay đổi ở vị trí thủ tướng, Giáo sư Thuyết nói:

"Tôi nghĩ là khả năng cũng lớn đấy,"

"Bởi vì chỉ riêng cái việc phải chịu trách nhiệm về những vụ việc lớn như Vinashin, Vinalines và các tập đoàn khác, về cái việc để cho ngân hàng bị lũng đoạn, rồi về những sự yếu kém của nền kinh tế, sự xuống cấp của văn hóa, xã hội... thì khả năng thay đổi chắc là phải có."

Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cũng đánh giá lịch trình của thay đổi nếu xảy ra:

"Chắc chắn là nếu như có thay đổi thì ngay sau Hội nghị này là người ta thay đổi rồi,"

"Các kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào ngày kết thúc Hội nghị, theo dự kiến là ngày 15/10."

GS Thuyết nói về khả năng thay đổi nhân sự

Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói có khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ ra đi.

'Bão lớn'

Giáo sư Thuyết nói tình thế hiện nay buộc Hội nghị Trung ương phải có "đột phá" vì "nếu không có đột phá cũng không được" vì người dân đang có nhiều bức xúc trong khi Nghị quyết Trung ương 4 cũng đã hứa hẹn sẽ có những thay đổi căn bản.

Vị cựu Đại biểu Quốc hội cũng nhắc tới chuyện cuộc họp được triệu tập sớm 15 ngày bên cạnh chuyện bảo vệ bí mật cho hội nghị dài tới hơn hai tuần và nói Đảng sẽ không có những bước đi như vậy nếu đây chỉ là một hội nghị bình thường.

Mặc dù vậy ông cũng nói mọi chuyện còn tùy thuộc vào "ý kiến thực tế" của các Ủy viên Trung ương và kết luận điều tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

Khi được hỏi liệu Bộ Chính trị liệu có phải chịu trách nhiệm tập thể khi mà Đảng đóng vai trò lãnh đạo tối cao, Giáo sư Thuyết nói ông biết có những trường hợp cả một Thường vụ Tỉnh ủy đã phải kiểm điểm nhưng điều này chưa xảy ra ở cấp cao hơn.

Hai nhà quan sát Việt Nam khác không muốn nêu tên cũng có suy nghĩ như Giáo sư Thuyết và một người nói bóng gió rằng hiện đang có "bão lớn".

Một trong hai vị nói tình hình kinh tế Việt Nam chưa bao giờ bấp bênh như hiện nay kể từ khi tiến trình Đổi Mới bắt đầu hồi năm 1986.

'Người đi, người về'

Bình luận từ Singapore, nhà nghiên cứu Việt Nam David Koh từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á lại cho rằng có hai luồng ý kiến khác nhau về những gì được bàn kín tại Hội nghị Trung ương 4 trong đó vấn đề chỉnh đốn Đảng được chú trọng:

"Ví dụ là có một cách nói của một số người bảo rằng Nghị quyết đó 'là chỉ "đổi việc chứ không đổi người,' ông Koh trả lời bằng tiếng Việt.

"Nếu mà lấy tinh thần đấy làm chính thì mọi người mong muốn là một số người được thay thế nào đó thì... chắc là việc này không có đâu.

"Còn nếu tinh thần Hội nghị Trung ương 4 là ... ai sai thì phải đi, ai đúng ở lại thì theo tinh thần đó sẽ có người đi người về thôi," ông Koh nói.

Ông Koh, người nói ông không có thông tin từ bên trong cuộc họp hiện nay, cũng nhắc lại rằng các vị trí chủ chốt trong chính quyền hiện nay xuất phát từ các đánh giá tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản hồi tháng 1/2011 và từ đó tới nay thời gian chưa phải là dài.

Trước câu hỏi liệu việc Đảng họp kín trong suốt hai tuần có đi trái với tuyên bố của họ về chuyện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" hay không, Tiến sỹ Koh nói:

"...Sau khi Đảng quyết định xong rồi thì 'dân biết, dân làm, dân kiểm tra'."

"Ý của Đảng Cộng sản Việt Nam không phải là dân hãy biết mọi điều, mặc dù có một điều thực chất dân mà biết thì chưa chắc là hay đâu,"

"Dân cũng hiểu rằng hệ thống chính trị ở Việt Nam là Đảng đi trước, dân đi theo. Còn nó có tốt hay không tốt thì lại là chuyện khác."

Cần 'đột phá'

Tiến sỹ Koh nói Việt Nam hiện đang cần có những thay đổi lớn nhưng cũng cảnh báo sự cải thiện sẽ không tới nhanh.

TS Koh: 'Đi nhanh phải đi từ từ'

Tiến sỹ David Koh từ Viên Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói Việt Nam đã chịu hậu quả vì muốn phát triển nhanh.

"Thì rõ ràng tình hình trong nước đã đến giai đoạn phải có sự đột phá.

"Còn sự đột phá thì như tôi vừa ngồi với anh em chiều nay cũng bàn tới chuyện này thì bọn tôi cũng nghĩ rằng là dọn một nhóm người đi thì chưa chắc là cái cần phải thay đổi sẽ đến ngay.

"Mọi việc thời này thì nó không phải như thế đâu, nó sẽ đi ngoắt ngoéo, lúc trầm, lúc thăng nên mọi người hãy bình tĩnh.

"Thay lãnh đạo có lẽ rất quan trọng, có thể là việc đầu tiên phải làm, nhưng không có nghĩa là con người này sẽ có thể sửa hệ thống này để mọi người có thể đi theo một đường tốt hơn trong một vài năm thôi.

"Tôi nghĩ là đường đi còn dài, mọi người không nên sốt ruột và cứ phải xem là đi cái đường nào và cho hệ thống này một chút thời gian để nó tự điều chỉnh.

"Tôi nghĩ là trong giới lãnh đạo thực ra cũng có nhiều người nhận ra tất cả những vấn đề dân đã biết và dân muốn được làm nhưng để thay đổi một hệ thống nó ăn sâu vào tâm trí, thói quen của những người cầm quyền ở trên thì nó cần thời gian lâu hơn.

Ông cũng nói với BBC Việt Nam đã có 4.000 năm lịch sử thì chuyện đợi chờ thêm 10 năm nữa để có thay đổi cũng không phải là chuyện gì lớn.

Theo Tiến sỹ Koh, ở Việt Nam các chính trị gia có thể chuyển từ bảo thủ sang cải cách và ngược lại tùy nhận định của họ về sự cần thiết cũng như lợi ích mà các thay đổi mang lại.

Trong khi đó một người từng cùng là phó Thủ tướng với ông Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu những năm 2000 mới đây cũng lên tiếng về chuyện ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những sai phạm kinh tế vừa qua.

Ông Vũ Khoan nói Việt Nam đang đứng trước các thách thức kinh tế mà "đã lâu rồi không gặp phải" trong khi đang có "sự phân tâm, lo lắng trong xã hội" và những thách thức đối ngoại cũng rất lớn.

Ông Khoan từng được cho là một trong những đối thủ của ông Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc đua vào ghế thủ tướng nhưng ông đã rút lui -Trung ương Đảng 'thay đổi nhân sự lớn'? (BBC 12-10-12)

Chỉnh đốn đảng và cuộc chiến trên các trang web (RFA 12-10-12)
Tự do báo chí và tự do ngôn luận phải tuân thủ quy định của pháp luật (ND 12-10-12)

-Tại sao đại học ở các nước độc tài tệ: Why Dictators Build Terrible Universities (FP 11-10-12)

-- THỨ 2 CÁC ‘ĐẦY TỚ NHỎ’ SẼ ĐƯỢC THÔNG BÁO… (VLB).

GS Thuyết nói về khả năng thay đổi nhân sự (BBC).

- CHỦ DÒM TỚ TẮM (Huỳnh Ngọc Chênh).

Chuyện tin đồn (Đông A). -  Nhận diện “bộ mặt thật” của Quanlambao (Bùi Văn Bồng).

- Hội nghị Trung ương 6 sẽ không có một kết quả thực sự (RFA).

- “Đã phê và tự phê thì đừng che đậy khuyết điểm” (DV).

- Thử bóc tách một giá trị ảo (Bùi Văn Bồng). 

 

 - -- Quy trình xử lý đảng và chính quyền đối với Thủ tướng (Cầu Nhật Tân).

Trong lịch sử gần đây của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị phải nhận hình thức kỷ luật và bị khai trừ khỏi Trung ương có đồng chí Trần Xuân Bách, đồng chí Nguyễn Hà Phan. Một người có bài phát biểu được cho là đi ngược lại đường lối của Đảng. Một người thì bị tố cáo từng làm việc cho bên kia. Trong trường hợp hai đồng chí này, đầu tiên Thường trực Bộ Chính trị họp, đánh giá, lấy biểu quyết nhất trí là là “có vấn đề”. Sau đó Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác minh củng cố. Trên cơ sở báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị họp lại, đánh giá, biểu quyết có kỷ luật hay không và nhất trí hình thức kỷ luật. 

Sau đó, Tổng bí thư thay mặt Bộ Chính trị báo cáo trước Ban Chấp hành Trung ương. Trong trường hợp của hai đồng chí nói trên, việc Trung ương nhất trí khai trừ chỉ là thủ tục. Sau đó, đảng bộ và các cơ quan chính quyền có liên quan sẽ thực hiện những bước tiếp theo. 

Tuy nhiên, hai đồng chí Bách và Phan chỉ là Ủy viên Bộ Chính trị. Nếu trường hợp là tứ trụ hay có chân trong thường trực Bộ Chính trị thì khá phức tạp mà chưa có tiền lệ xử lý hay kỷ luật. Vừa qua, đây chính là chỗ khiến Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương lúng túng (xin không đề cập chuyện lợi ích nhóm, mua bán phiếu, với tiêu cực khi kiểm phiếu trong bài này).

Lấy trường hợp của Thủ tướng. Câu chuyện bắt đầu từ Tự kiểm điểm, một sinh hoạt chính trị thông thường của đảng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4. Trong sinh hoạt này, nội dung tự kiểm điểm phải được cấp ủy quản lý thông qua (tức là Bộ Chính trị) bằng hình thức lấy phiếu. Khi xem xét, đánh giá thông qua thì một vài Ủy viên Bộ Chính trị thấy nội dung tự kiểm điểm của Thủ tướng “có vấn đề” nên chưa thông qua được. Nội dung quan trọng nhất và yếu nhất trong bản tự kiểm điểm là Tư tưởng chính trị trong đó có việc người thân chấp hành các chủ trương, có vi phạm 19 điều cấm Đảng viên, trách nhiệm cá nhân trong lĩnh cực công tác … Thế là bản tự kiểm điểm của Thủ tướng chưa thể thông qua được.

Vậy là những “vấn đề” này cần xác minh. Tổng Bí thư giao cơ quan chức năng của Đảng là Ủy Ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra, báo cáo Bộ Chính trị. Để thận trọng, Bộ Chính trị còn thành lập Bộ phận giúp việc, huy động thêm 2 Ủy viên Bộ chính trị khác tham gia. Trong khi đang thẩm tra thì xảy ra nhiều vụ bắt bớ Bố già, soái mà dường như đều có liên quan đến người thân và liên quan trực tiếp đến đối tượng đang thẩm tra. Như vậy là càng “có vấn đề”. Đấy là chưa nói tới một trang blog ngày đêm tung các thông tin có giá trị như những cú điểm huyệt chết người.

Báo cáo thẩm tra có trong tay rồi, Tổng Bí thư triệu tập mấy cuộc họp liền mà Bộ Chính trị chưa thông qua được nội dung tự kiểm điểm của đồng chí Thủ tướng. Quả bóng được “khéo léo” đưa sang chân Trung ương. Chỗ này chính là chỗ mà Bộ Chính trị chưa làm tròn nhiệm vụ bởi trách nhiệm thông qua nội dung tự kiểm điểm Ủy viên là của Bộ Chính trị, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư.

Triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành, Bộ Chính trị đưa toàn bộ tài liệu ra báo cáo trước Trung ương. Sau khi nghiên cứu, đánh giá, Trung ương bỏ phiếu nhất trí đề nghị Bộ Chính trị tiến hành lấy phiếu tín nhiệm nội bộ. Trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm, (nếu tín nhiệm thấp) Bộ Chính trị đề xuất hình thức kỷ luật hay xử lý để lấy biểu quyết trước Trung ương. Trên cơ sở kết quả biểu quyết (nếu quá bán nhất trí kỷ luật), Tổng Bí thư thay mặt Ban Chấp hành ký thông báo kỷ luật tới toàn thể Trung ương.

Tuỳ hình thức kỷ luật mà đảng và chính quyền có các bước phù hợp tiếp theo. Nếu chỉ cảnh cáo qua loa, chuyển vị trí công tác (tức không còn giữ chức vụ Thủ tướng) thì không có chuyện khai trừ khỏi Bộ Chính trị và Trung ương. Tuy nhiên, quy trình xử lý về mặt chính quyền thì chưa hoàn tất.

Theo Luật Tổ chức Chính phủ, Thủ tướng là chức danh do Quốc hội bầu ra và miễn nhiệm/bãi miễn trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch nước. Do vậy, phải chờ tới khi Quốc hội họp kỳ họp kế tiếp (kỳ họp thứ 4 – cuối tháng 10/2012) thì đồng chí mới chính thức bị tước hết quyền lực.

Hình thức kỷ luật nặng nhất là công khai khai trừ khỏi Bộ Chính trị, khai trừ khỏi Trung ương, khai trừ khỏi Đảng, có lẽ chỉ áp dụng đối với các “tội danh” cấm kỵ như kiểu của đồng chí Trần Xuân Bách và Nguyễn Hà Phan.

Đẹp nhất thì đồng chí lãnh đạo tự nguyện xin nghỉ, không tham gia Trung ương vì lý do sức khoẻ để nhường chỗ cho các đồng chí khác có năng lực, phẩm chất cách mạng phù hợp với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và sự nghiệp xây dựng CNXH của đất nước. Sẽ có một buổi bàn giao trong đó các lãnh đạo bắt tay ôm nhau thắm thiết, hôn nhau chùn chụt, sẽ có bài phát biểu ghi nhận công lao và đóng góp của đồng chí, báo chí rùm beng, rồi trao huân huy chương cao quý … Nhưng đồng chí phải về nhà đuổi gà cho vợ.

Cũng có kịch bản nữa rất rất ít xảy ra là đồng chí sau khi nhận kỷ luật rất ăn năn và muốn cống hiến đến hơi thở cuối cùng. Nếu được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành “đoái thương”, đồng chí có thể được bố trí một chỗ ngồi đảm bảo danh dự mà không phương hại đến sự nghiệp chính trị của một số đồng chí khác – (gần như sẽ không xảy ra trong trường hợp này).

Nguồn


---

 --Sự mất tự do của một số người là điều kiện cho tự do của mọi người

 Bauxite Việt Nam 

                                                                                 quốc bảo của một đất nước

                                                 chính là những con người không còn sợ hãi*

Aung San Suu Kyi

Đầu đề của bài viết này được gợi ý từ chủ đề của diễn từ nhận giải Sách Hay của Nguyễn Văn Trọng: «Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người». Và đấy là một luận điểm của Marx.

Một số người được nói đến ở đây là những người đi vào chốn lao tù bằng sự can đảm, bằng lòng cao thượng, nghĩa hiệp. Họ vào tù để thể hiện tự do của chính họ, và tự do của họ, hay là sự mất tự do của họ, nếu nhìn từ góc độ khác, là điều kiện cho việc một ngày nào đó mọi người ở Việt Nam sẽ có tự do. Theo định nghĩa của Aung San Suu Kyi, họ chính là quốc bảo.

Họ là những Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, Lê Thanh Hải, Đinh Đăng Định… là những thanh niên công giáo và tất cả những người chịu mất tự do thân xác để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ sự thật, bảo vệ quyền con người, bảo vệ tự do suy nghĩ và hành động của chính họ và của những người khác. Họ đánh đổi tự do thân xác để giữ lấy tự do tư duy và tự do hành động. Hẳn nhiên, vào tù cũng là một hành động.

Các vị thẩm phán có thể kết án những con người không còn sợ hãi đó, đưa họ vào tù, giam cầm thân xác họ. Nhưng không thể giam cầm tự do của họ. Nghịch lý là, sự cầm tù về thân xác lại chính là biểu hiện, là minh chứng cho tự do tinh thần của họ, là minh chứng cho sự can đảm của họ, là điều kiện để xác nhận rằng họ không còn sợ hãi, để họ trở thành quốc bảo của đất nước.

Đất nước này đang hủy hoại quốc bảo của mình một cách không thương tiếc, gần như tất cả mọi lĩnh vực: những ngôi chùa như chùa Trăm Gian bị phá hủy (phá hủy bằng cách trùng tu) ; những thắng cảnh như Hồ Tây bị phá hủy bởi những con rồng xi măng xấu xí tột độ, phản thẩm mỹ tột độ; những khu rừng quốc gia như Cát Tiên cũng đang lăm le bị phá hủy; tài nguyên khoáng sản như bô xít, than… chảy dần ra nước ngoài cho đến khi kiệt quệ; những bộ óc tài năng bị tê liệt, những nguồn năng lượng chất xám bị hút kiệt trong những môi trường kìm hãm, trong những điều kiện làm việc tồi tệ cả về vật chất lẫn tinh thần; những con người không còn sợ hãi bị bắt giữ và giam cầm…

Một đất nước hủy hoại tất cả mọi quốc bảo của mình thì tương lai của đất nước ấy sẽ ra sao?

Tương lai của đất nước ấy chỉ có thể được cứu vãn bởi những con người không còn sợ hãi, Aung San Suu Kyi có lý khi nói như vậy (Mở ngoặc để đưa một minh chứng nhỏ: đồi Vọng Cảnh đã tiêu vong nếu không có Cù Huy Hà Vũ). Cho dù giờ đây họ còn quá đơn độc, ít ỏi, bị xa lánh, cho dù họ thất bại, cho dù kể cả trong trường hợp người ta có thành công trong việc hủy hoại hoàn toàn đất nước này, thì điều mà họ có thể và đã làm được là: bằng chính sự thất bại của họ trong việc để mất tự do thân xác, bằng cách chấp nhận trả giá cho tự do tinh thần và tự do hành động, họ đã để lại những ký ức, những dấu ấn tốt đẹp cho cả một cộng đồng, cho cả một dân tộc. Nói một cách khác, nếu cả đất nước này bị tiêu vong thì họ sẽ là những người còn lại.

Họ sẽ không bao giờ bị tiêu vong.

Họ là quốc bảo, vì nhờ có họ mà ta có cơ sở để hy vọng rằng cái ngày mà mọi người ở Việt Nam có tự do sẽ đến. Nhưng nó đến nhanh hay chậm thì tùy thuộc vào những người cho đến hiện nay vẫn còn tự do thân xác có vượt qua được nỗi sợ hãi của mình hay không.

N.T.T.H.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN



* Câu này trích từ bản dịch của An Văn đăng trên Bauxite Việt Nam, ngày 6/6/2011. Nhân đây, tôi xin cảm ơn ông/bà An Văn đã đề tặng bản dịch cho tôi. Một lời cảm ơn thật ra không thể đủ để diễn tả những trợ lực tinh thần to lớn mà tôi cảm nhận được khi đọc bài này và khi hình dung sự chia sẻ mà An Văn đã làm lan tỏa, không chỉ sang một mình tôi, cùng với hành động đặt bút dịch văn bản của Aung San Suu Kyi. Có thể đọc bản dịch ở đường link sau đây: http://boxitvn.wordpress.com/2011/06/06/khng-cn-s%E1%BB%A3-hi/

 

Tổng số lượt xem trang