Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012
Việt Nam Tìm kiếm sự ổn định
-Cuộc Tìm kiếm Sự ổn định của Việt Nam -Vietnam’s Search for Stability
Alexander L. Vuving/The Diplomat
Lê Quốc Tuấn X CafeVN chuyển ngữ
Vào ngày 15 tháng 10, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc một cuộc họp dài nhất, thừa nhận những sai lầm lớn trong việc ngăn ngừa và khắc phục nạn tham nhũng. Trọng tâm thảo luận của cuộc họp là việc quản lý yếu kém và tệ bao che của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật đãcuối cùng thoát khỏi việc bị trừng phạt.
Biện pháp nửa vời này gói gọn bản chất cố hữu của nạn tham nhũng trong nền chính trị Việt Nam, nhưng cũng phản ánh mong muốn ổn định của giới lãnh đạo đảng. Nghịch lý thay, chính việc thiếu kiên quyết chống lại các quan chức tham nhũng như Dũng sẽ đẩy Việt Nam vào sâu hơn trong một kỷ nguyên của sự tranh giành chính trị và kiệt quệ về kinh tế.
Sự vươn lên và tồn tại qua thử thách của ông Dũng như một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất Việt Nam minh họa gọn gàng sự phát triển của nhà nước cộng sản trong thời kỳ đổi mới. Được đỡ đầu bởi cả hai nhà lãnh đạo của 2 phe phái lớn trong đảng cầm quyền của Việt Nam, vị chủ tịch nước bảo thủ Lê Đức Anh, và Võ Văn Kiệt vị thủ tướng có tinh thần cải cách, Dũng đã trở thành thành viên trẻ nhất của bộ phận tạo quyết định cao nhất của Việt Nam, Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản vào năm 1996. Cực kỳ thực dụng, táo bạo, và có chí cương quyết, ông khéo léo tận dụng các lợi thế gồm niềm hy vọng của giới muốn cải cách cho một nhà lãnh đạo không sợ thay đổi, niềm ưa chuộng của phe bảo thủ về một nhà lãnh đạo cứng rắn với phe đối lập cùng quyền lực không giới hạn của đảng-nhà nước, để củng cố địa vị của mình.
Bên dưới sự vươn dậy đến quyền lực của ông Dũng là một hỗn hợp phát triển gồm bốn đường lối chính sách đặc trưng cho nền chính trị đương đại Việt Nam. Đường lối đầu tiên lèo lái bởi phe bảo thủ, những người chủ trương tính ưu việt của ổn định chính trị thông qua sự gìn giữ của chế độ. Đường lối thứ hai được đại diện bởi những nhà cải cách, thúc đẩy hiện đại hóa và sự cởi mở trong nước và quốc tế bằng cách áp dụng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản.
Cuộc hôn nhân giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự nổi lên của hai đường lối chính sách khác. Một đường lối trung đạo,từng cố gắng làm cầu nối sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản. Đường lối kia theo đuổi phương cách song phương, tích lũy lợi nhuận của con đường tư bản chủ nghĩa và sức mạnh của giải pháp cộng sản.
Đường lối trung đạo tiếp cận được những lợi ích của việc là một chính sách chính trị hợp lý trong cuộc chung sống lâu dài giữa phe bảo thủ và cải cách. Một con đường trung lộ đã được xác nhận bởi Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Công sản lúc ấy, trong thời gian 1999-2000. Ông Phiêu khởi xướng một chiến dịch lớn chống tham nhũng và khuyến khích sự pha trộn của những tư tưởng mới hòa giải lợi ích của đảng với thành phần đa số lớn hơn của đất nước. Vì không thực tế, những nỗ lực này biến mất cùng với sự xụp đổ của ông Phiêu vào năm 2001.
Đến năm 2006, phương cách song phương nổi lên như một phương cách mạnh nhất của bốn đưòng lối chính sách của Việt Nam. Bị thôi thúc bởi những người theo phe cải cách của phương pháp này, Việt Nam nhanh chóng kết thúc các cuộc đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông Dũng, người nối kết chặt chẽ nhất với các thành phần của đường lối song phương được bầu làm thủ tướng với nhữngquyền hạn làm lu mờ ngay cả những người đứng đầu Đảng Cộng sản. Nguyện sẽ biến các tập đoàn khổng lồ của nhà nước thành những cầu thủ quốc tế, ông Dũng nhận được ủng hộ của đảng để trở thành một siêu giám đốc điều hành có hiệu lực của những cỗ máy khổng lồ. Ông đã sử dụng chúng vừa như một kênh đầu tư để tiếp liệu vào cuộc tăng trưởng cao vừa là một công cụ tiện dụng để kiểm soát được nền kinh tế.
Tuy nhiên, mô hình của ông Dũng sớm bị đổ vỡ. Một vài tháng trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008, Việt Nam bắt đầu giai đoạn biến động và suy thoái kinh tế riêng của mình, vốn hiện vẫn chưa đến hồi kết thúc. Tỷ lệ tăng trưởng tụt giảm trung bình dưới 6% trong năm năm qua, giảm từ khoảng 8 % của thời gian năm năm trước. Trong vòng một vài năm, một trong 13 tập đoàn được ông Dũng thành lập đã bị phá sản, gây thiệt hại hơn 4 tỷ đô la Mỹ, trong khi một tập đoàn khác được cho là đã đổ nợ.
Thật ngạc nhiên, ông Dũng đã sống sót vào một nhiệm kỳ thứ hai bất chấp cơn khốn khó của kinh tế và các vụ bê bối tham nhũng từng trở thành đặc hiệu cho nhiệm kỳ đầu của ông. Tuy nhiên, tầng lớp lãnh đạo đã không chịu để bị ảnh hưởng bởi nạn tham nhũng kinh niên tràn ngập trong chính phủ. Tìm cách đánh bóng lại hình ảnh của mình và duy trì một số cân bằng giữa các dòng chính sách đối nghịch nhau, đại hội đảng lần thứ11 vào năm 2011 đã chọn Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật trung dung với một khuôn mặt sạch sẽ làm thủ lĩnh mới của đảng.
Đường rạn nứt chính trong giới lãnh đạo chính trị Việt Nam không còn được phân chia giữa phe bảo thủ và cải cách như trong những năm 1990.Rạn nứt ấy hiện nằm giữa phe trung đạo và phe song phương và vấn đề trọng tâm là làm thế nào để đối phó với nạn tham nhũng. Thật vậy, giớilãnh đạo Việt Nam từ năm 2011 là biểu hiện tài năng mới của các chiều hướng chính sách. Không một ai trong số bốn nhà lãnh đạo hàng đầu là một kẻ bảo thủ hay một nhà cải cách. Bên cạnh Tổng Bí thư Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là mộtnhân vật ôn hòa khác và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là một người đi theo đường lối nước đôi. .
Ngay sau khi củng cố vị trí của mình, trong tháng 1 năm 2012, ông Trọng đã phát động một chiến dịch lớn để làm trong sạch đảng. Được hỗ trợ bởi Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, vào cuối tháng Tám và đầu tháng Chín chiến dịch ghi được thành công lớn đầu tiên của mình với việc bắt giữ những ông trùm ngân hàng từng có quan hệ gần gũi với ông Dũng. Thời điểm của các vụ bắt giữ không phải là ngẫu nhiên. Một tháng sau, một hội nghị trung ương của ủy ban trung ương đảng để quyết định số phận của thủ tướng.
Lần này, một lần nữa ông Dũng thoát hiểm được cuộc tấn công từ đối thủ của mình. Đa số trong Ủy ban Trung ương đảng đã tha không khiển trách ông. Ông đã không cần phải xin lỗi cho việc làm sai trái của chính phủ và gia đình mình - Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương đảng đãchung nhau cùng xin lỗi cho ông ta. Bằng cách này, như thông cáo của hội nghị trung ương giải thích, là đảng sẽ tránh được việc không châm thêm dầu vào ngọn lửa của "các thế lực thù địch."
Điều đáng chú ý là đảng đã chọn bảo vệ các thành viên tham nhũng của mình thay vì loại bỏ họ. Lý do có thể là vì, số lượng đảng viên tham nhũng đã chỉ đơn giản là đã nở rộ đến một mức độ kông thể ngăn chặn được nữa. Tuy nhiên, một lý do khác liên quan đến cách tiếp cận mềmmỏng là lòng tôn thờ đến sự ổn định của đảng. Mặc dù ông Trong không đạt được mục tiêu của mình, cuộc hội nghị của đảng vẫn mang dấu ấnlãnh đạo của ông. Phát biểu tại cuộc họp, ông nhấn mạnh rằng sự ổn định chính trị nên là mối ưu tiên hàng đầu.
Cuộc họp của đảng đã lựa chọn để tiếp tục lãnh đạo, nhưng quyết định này không phải là cuối cùng. Thay vào đó, quyết định này chỉ mở ra một giai đoạn thứ hai, hứa hẹn sẽ gay gắt hơn so với giai đoạn trước. Ngay sau hội nghị trung ương, các phương tiện truyền thông nhà nước báo cáo rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, người được biết đến là một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Dũng, đã nhận được những giải thưởng lớn. Trong phe kia, ông Trọng nói với một nhóm các cử tri rằng các kế hoạch đã được chuẩn bị để thực hiện một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, có thể vào giữa năm sau. Cũng trong cuộc gặp gỡ với cử tri của mình trong tư cách là một thành viên quốc hội saucuộc hội nghị trung ương đảng, ông Sang kêu gọi người dân hãy gạt bỏ sợ hãi để đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
Lời kêu gọi của ông Sang có thể được xem như là một lời thú nhận tiềm ẩn cho sự thất bại, nhưng ngay cả như vậy, không hề có kẻ chiến thắng nổi lên rõ ràng sau cuộc họp của đảng. Điều sắp đến trong nền chính trị Việt Nam không phải là một thời kỳ ổn định mà là một thời bối rối.Cuộc đấu đá nội bộ trong tầng lớp cầm quyền sẽ gia tăng khi thời hạn lựa chọn các nhà lãnh đạo mới cho nhiệm kỳ tới đến gần. Với một giớilãnh đạo bị chia rẽ sâu sắc, nền kinh tế đang khó khăn của Việt Nam sẽ có rất ít cơ hội để được giải quyết đúng đắn,chưa nói đến hiệu quả của cuộc chuyển dịch cơ cấu. Trong tương lai gần, nếu có một con hổ châu Á mới xuất hiện, đấy sẽ không phải là Việt Nam.
Nguồn: The Diplomat
Mr. Sang’s call can be seen as an implicit confession of defeat, but even so, no clear winner emerged from the party meeting. What lies ahead in Vietnamese politics is not a period of stability but one of confusion. The infighting within the ruling elites will only intensify as the deadline to select new leaders for the next term approaches. With a leadership deeply divided, Vietnam’s struggling economy will have little chance to be properly managed, to say nothing of instituting effective restructuring. If a new Asian tiger emerges in the near future, it won’t be Vietnam.
Dr. Alexander L. Vuving is an Associate Professor at the Asia-Pacific Center for Security Studies.
Related posts:
Vietnam’s 2020 Vision
Vietnam’s Land Hero
Vietnam’s New Cabinet
--
Vì sao 1/2 tân học sinh “bỏ” Trường Xiếc VN? (TTVH 24-10-12) -- Sau khi chứng kiến những gì mà các ông Nguyễn Sinh Hùng, Đình La Thăng, Vương Đình Huệ... có thể làm được thì các em còn hi vọng gì ở nghề xiếc? Về quê cày ruộng là đúng thôi.
- Ngô Nhân Dụng: Khủng hoảng vì cơ cấu (Người Việt). “Lý do khiến Ba Dũng an toàn là vì đã tự bày trận đấu trên một sân banh khác, và theo những luật chơi khác… Cuối cùng, trận đấu giải tán; không có kết quả nào cả vì không thể tính điểm ai thắng, ai thua. Ðể khỏi mất mặt cả bầu đoàn, họ đành phải đưa ra những khẩu hiệu trống rỗng cùng với những biện pháp nửa mùa, không thể gây ra hiệu lực cụ thể nào cả. Họ lúng túng, bế tắc vì không theo một luật chơi chung. Mà họ cũng không thể quay lại, sử dụng các luật chơi kiểu Stalin hay Mao”.
- Không thấy Hy vọng từ một đổi mới (KTĐT). – Nguyễn Đình Ấm: LIỆU QUỐC HỘI CÓ “CỞI TRUỒNG“ (Huỳnh Ngọc Chênh). -Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ hành động (TBKTSG).
- Chiến sĩ Thống đốc, chiến sĩ nông dân (Đào Tuấn).
- “Mạng nhện” sở hữu giữa ACB với KienLongBank, DaiABank, Eximbank, VietBank và VietABank (Vietstock).
- Về phòng chống tham nhũng: “Chẳng ai tự xử mình cả!” (DV). - ĐBQH Trương Trọng Nghĩa: Hạn chế báo chí là bước lùi trong phòng chống tham nhũng (SGGP). – Sửa không khéo, luật chống tham nhũng như hổ không răng (VNN).
- Quốc hội thảo luận về kinh tế-xã hội: Nghe Chính phủ báo cáo: Lo! (PLTP). - Đừng trì hoãn tăng lương tối thiểu (NLĐ). – Đại biểu Quốc hội ‘buồn’ về đề xuất hoãn tăng lương (VNE). - Không thể hoãn cái sự… tăng lương (ĐV). – Tiêu xài dàn trải, lấy gì tăng lương? (VNN).
--Đầu tư vào ngân hàng, ngại chuyện chưa minh bạch
(TBKTSG Online) - Trong phần thảo luận chuyên đề ngân hàng của “Viet Capital Vietnam access day” diễn ra hôm 24-10 đa phần các diễn giả có mặt đều cho rằng lĩnh vực ngân hàng Việt Nam chưa thực sự minh bạch khiến nhà đầu tư nước ngoài chần chừ khi muốn bỏ vốn vào ngành này.
Ngại nhất nợ xấu đảo ngược
(TBKTSG Online) - Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội, ông Trần Đình Long đã bày tỏ với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online những ý kiến e ngại của mình xung quanh vấn đề điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thời gian qua.
Đừng nghĩ nền kinh tế đã phục hồi
(Dân trí) - Tại buổi thảo luận tổ sáng nay 24/10, nhiều đại biểu Quốc hội không đồng tình về bản đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội của Chính phủ. Bởi nền kinh tế đang cực kỳ khó khăn, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể là rất lớn. >> Kinh tế vĩ ...
Đại biểu Quốc hội 'buồn' vì đề xuất hoãn tăng lươngVNExpress
Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ hành độngThời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Thảo luận các vấn đề về KTXH, phân bổ ngân sáchVietnam Plus- Công ty phá sản, công nhân về nước (RFA).
- Xử phạt bọn ba que xỏ lá (Phair Zios).
Trung Quốc: Một đế quốc bất ngờ? China's Inadvertent Empire (National Interest Nov-Dec 12)
Gia tăng ngân sách quốc phòng Trung Quốc làm láng giềng lo ngại: China’s increasing military spending unnerves neighbors (WP 24-10-12)
Cải tổ cấp lãnh đạo quân đội Trung Quốc: Beijing Shakes Up Military Leadership (WSJ 24-10-12) -- China’s other transition: Military to be led by new generation (WP 24-10-12)
Châu Á bất ổn: Asia's New Age of Instability (National Interest Nov-Dec 12)
Giáo sư Cao Huy Thuần: "Trả cái đầu lại cho cái đầu" (VHNA 21-10-12)
-Quảng Nam khai thác được hơn 4,5 tấn vàng
Với hơn 4,564 tấn vàng được khai thác, nhưng tỉnh Quảng Nam chỉ thu được hơn 162 tỷ đồng Việt Nam tiền thuế tài nguyên.
Khai thác tại hai mỏ vàng lớn Bồng Miêu (Tam lãnh, huyện Phú Ninh) và mỏ vàng Đắk Sa, (Phước Đức, huyện Phước Sơn), Quảng Nam đã khai thác hơn 4,564 tấn vàng và 1,671 tấn bạc…
Đây là hai mỏ vàng được cho là lớn nhất Việt Nam đã được cấp phép liên doanh với nước ngoài tổ chức khai thác tại.
Qua hơn 8 năm, hai công ty đã khai thác hơn 4,564 tấn vàng và 1,6 tấn bạc. Trong đó mỏ vàng Bồng Miêu đã khai thác hơn 1,793 tấn vàng và 671 kg bạc. Mỏ vàng Đắk Sa huyện Phước Sơn khai thác hơn 2,771 tấn vàng và hơn 1 tấn bạc.
Với hơn 4,564 tấn vàng được khai thác, nhưng tỉnh Quảng Nam chỉ thu được hơn 162 tỷ đồng Việt Nam tiền thuế tài nguyên và các nguồn thu nộp ngân sách khác do hai công ty khai thác này nộp.
Tại buổi làm việc với Công ty vàng Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho rằng, sản lượng vàng khai thác được tại Quảng Nam khi cấp giấy phép khai thác là xuất khẩu 100%. Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Quang yêu cầu xem xét chế biến sâu vàng và tiêu thụ trong nước để tăng thêm nguồn thu cho quốc gia và ngân sách địa phương.
Bên cạnh đó, việc giải quyết khai thác vàng trái phép diễn ra hết sức phức tạp, hiện chính quyền địa phương vẫn chưa thể ngăn chặn được gây thất thoát lớn đến tài nguyên khoáng sản vàng.
Tỉnh Quảng Nam được xem là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản. Trong đó khoáng sản vàng được cho là lớn nhất toàn quốc. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên khoáng sản quí hiếm này đã bị khai thác trái phép gây thất thoát lớn trong hơn 20 năm qua.
Việc khai thác khoáng sản trái phép kéo dài nhiều năm đã gây tác động xấu đến môi trường vùng đầu nguồn. Nhất là ô nhiễm nguồn nước và rừng bị tàn phá nghiêm trọng.
850 nhà dân nứt, lún vì động đất ở Sông Tranh 2 (VNEx 24-10-12) -- Dân ùn ùn bỏ về xuôi, chuyển vào rừng vì sợ động đất ở Quảng Nam (infonet 24-10-12)
Phải tháo bằng được 2 điểm nghẽn: Nợ xấu - hàng tồn
Lao động
Với tư cách là ĐBQH đồng thời là thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói “cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị”, như một giải pháp tháo gỡ khó khăn chung, chứ không thể chỉ trông chờ vào Chính phủ. Lấy ví dụ việc “người dân Hàn ...
Tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế: Đặt kỳ vọng vào quyết tâm của ...An ninh thủ đô
Quốc hội thảo luận tại tổ: Sốt ruột trước tốc độ giải cứu kinh tếThanh Niên
Quốc hội thảo luận về tình hình KT-XH 2012Đài Truyền Hình Việt Nam
Nhiều “ma thuật” để giấu nợ xấu (DT 24-10-12) -- P/v TS Trần Hoàng Ngân
-Bóng Bể, Ngân Hàng Kẹt Vốn Vì Nợ Xấu
(Nguyễn Xuân Nghĩa)
--Không dùng dự trữ quốc gia để bình ổn giá
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không dự trữ bằng tiền để bổ sung cho nguồn lực dự trữ quốc gia.
--Việt Nam vẫn hấp dẫn đầu tư nhờ dân số trẻ
Dân số trẻ chính là động lực của nền kinh tế hiện tại và tương lai vì đây vừa là lực lượng lao động, vừa là thị trường tiêu dùng tiềm năng.
“Chợ ngoại” giữa lòng Hòn ngọc Viễn Đông (NĐT 24-10-12) bài này không hay bằng bài Đi chợ “ngoại” ở Sài Gòn (Tuổi Trẻ 25-8-12) đã đăng mấy tháng trườc
Vietnam's tourism industry struggling (eTN 23-10-12)
Inflation Levels Rise in Vietnam (WSJ 24-10-12) -Việt Nam: Lạm phát lại tăng trong tháng 10
- Việt Nam xếp hạng 99/185 về môi trường kinh doanh (VOA).
- Tái cơ cấu nền kinh tế cần quyết liệt hơn (VOV).
- Fitch: Tiến trình tái cấu trúc ngân hàng của Việt Nam còn mờ nhạt (DT). – Bóng bể, ngân hàng kẹt vốn vì nợ xấu (RFA). - Có hay không chuyện ngân hàng lãi khủng? (PLTP). - Ngân hàng kè kè giục nợ khách (VnE).
- Ngại nhất nợ xấu đảo ngược (TBKTSG). – Nhiều “ma thuật” để giấu nợ xấu (DT). – Chuyên gia kinh tế Cao Sỹ Kiêm: Khó giảm nợ xấu xuống dưới 3% (KTĐT).
- Việt Nam: Lạm phát lại tăng trong tháng 10 (RFI). – Lạm phát tiếp tục tăng dù có giảm tốc (BBC).
- DN không muốn giãn thuế vì lo ‘mang nợ’ (VEF).
- Công ty Chứng khoán Hà Nội bị đình chỉ hoạt động 6 tháng (NDHMoney).
- Việt Nam: 17% “thượng đế” bị o ép (NLĐ).
- Vàng rối loạn vì… độc quyền (NLĐ). – Vàng giả, vàng nhái: Ai đen thì chịu? (VEF). - Quảng Nam: Đào được hơn 4,5 tấn vàng (VEF).
- NGHỀ NƯỚC MẮM NGẮC NGOẢI: Nhiều thương hiệu điêu đứng (NLĐ).
- Gỡ khó cho ngành thủy sản (TT).
- Xót xa nghề muối (ANTĐ).
- Trang trại tiền tỷ nơi ốc đảo (DV).
- Bắt đầu cuộc chiến về nhà giá rẻ (VnM).
- Chặn thép Trung Quốc “đội lốt” cách nào? (TT).
- Thái Lan sẽ mất vị trí quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (RFI).
- Tập đoàn sản xuất đất hiếm hàng đầu Trung Quốc tạm ngừng sản xuất (RFI).
- Facebook: vẫn lỗ mặc dù doanh thu tăng (BBC).
- Nhật gồng mình trước cuộc chiến tranh tiền tệ (VEF).
- Apple tung ra “iPad” mini cạnh tranh với các máy tính bảng giá rẻ (RFI). – Apple rầm rộ tung ra loạt sản phẩm mới (BBC).
- Ấn Độ thử nghiệm chương trình hỗ trợ tiền mặt cho người nghèo (VOA).
-QE3 tác động khiêm tốn đối với kinh tế Mỹ và toàn cầu
Theo nhà kinh tế trưởng J.P Morgan, đợt nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) chỉ tác động khá khiêm tốn đối với cả kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu.
- Tìm hiểu thực chất tình trạng người nghèo ở Mỹ (VHNA). “Chuẩn nghèo với hộ độc thân năm 2012 là thu nhập 11.170 USD/năm hoặc 931 USD/tháng (ở bang Hawaii và Alaska là 12.860 và 13.970 USD/năm), tương đương gần 20 triệu VNĐ mỗi tháng.
--Global Financial Reform and Cross-Border Integration: Is Asian Leadership Needed?
Peterson Institute -
---China to approve new nuclear reactors
(Financial Times)-Beijing says it will promote price reforms for electricity, coal, oil and natural gas and pledges to boost its hydro, solar and wind power generation
Nhãn:
ĐCSVN,
kinh tế TQ,
kinh tế VN,
Mỹ