Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

5 VẤN ĐỀ BỊ TÁC ĐỘNG NHIỀU NHẤT TỪ KẾT QUẢ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ

-You made your voice heard and you made the difference. -Làm cho tiếng nói của bạn được nghe, và bạn tạo ra sự thay đổi.
-5 VẤN ĐỀ BỊ TÁC ĐỘNG NHIỀU NHẤT TỪ KẾT QUẢ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ
anhbasam

TTXVN (Niu Yoóc 5/11)
Mức độ quan tâm của thế giới đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay có thể không bằng năm 2008. Nguyên nhân của vấn đề này một phần do cuộc bầu cử năm nay chủ yếu tập trung vào chính sách đối nội của nước Mỹ. Ngoài ra, khi theo dõi cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình lần thứ ba khán giả toàn cầu đã không thể tìm thấy sự khác biệt nào trong chính sách đối ngoại của Mitt Romney với những gì Nhà Trắng đang làm.
Mỹ hiện vẫn là cường quốc số một về sức mạnh quân sự và là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù khả năng định hình các sự kiện kinh tế và địa chính trị của Mỹ đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua, đây có thể là Ápganixtan, Irắc, thế giới Arập đang thay đổi hoặc cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, thế nhưng trong ngắn hạn, Oasinhtơn vẫn có khả năng áp đặt được ý chí của mình đối với nơi này. Điều đó cho thấy rằng Nhà Trắng vẫn là trung tâm quyền lực mạnh nhất thế giới và kết quả cuộc bầu cử ngày 6/11 sẽ được thế giới theo dõi sát sao. Tạp chí Time (Mỹ) ngày 5/11 đã đề cập đến 5 vấn đề có thể bị tác động nhiều nhất từ kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012.
1. Xyri: Phá v thế bế tắc?
Cuộc nội chiến ở Xyri đã làm hơn 20.000 người thiệt mạng nhưng đất nước này vẫn đang ở thế hoàn toàn bế tắc: chế độ của Tổng thống Bashar Assad không thể tiêu diệt được quân nổi dậy, và quân nổi dậy cũng không thể lật đổ được chế độ al Assad. Xét nguy cơ tạo ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở khu vực, tạo cơ hội cho lực lượng Hồi giáo cực đoan trà trộn vào nước này, Mỹ lại do dự trước quyết định can thiệp trực tiếp, ngay cả khi muốn tạo điều kiện cho quân nổi dậy tiếp cận vũ khí hạng nặng nhằm tạo thế cân bằng với quân chính phủ. Cả Barack Obama lẫn Mitt Romney đều khẳng định họ phản đối việc đưa binh sỹ Mỹ vào Xyri ngay cả giới hạn ở việc thực thi một “vùng cấm bay” hoặc bảo vệ những nơi mà quân nổi dậy đã kiểm soát được, khiến cho các đồng minh của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp tức giận. Chính quyền Obama đang tập trung thiết lập một cơ cấu lãnh đạo đối lập thống nhất với quan điểm ôn hòa để thu hút sự hỗ trợ của bên ngoài cho lực lượng này. Nhiều nhà hoạt động đối lập và quân nổi dậy đã bày tỏ sự không hài lòng và giận dữ trước tính bị động trong chính sách của Chính quyền Obama bất chấp gây thương vong ngày càng tăng cho dân thường. Vì vậy, cùng với việc Romney công khai bày tỏ sẵn sàng trang bị vũ khí cho quân nổi dậy và một số tuyên bố cứng rắn đối với Tổng thống al Assad đã đem lại tia hy vọng cho lực lượng nổi dậy rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn cho số này nếu Romney thắng cử.
2. Ixraen: Một nhà nước Do Thái “Đỏ”
Tổng thống Obama đã giành được 78% số phiếu từ cử tri Mỹ gốc Do Thái trong cuộc bầu cử năm 2008, và dù phe Cộng hòa đã nỗ lực hết sức để xóa bỏ lợi thế này của Obama trong cuộc bầu cử năm nay nhưng theo thăm dò dư luận Obama sẽ vẫn giành được tới 70% số phiếu từ cử tri Do Thái, so với khoảng 25% bỏ phiếu cho Romney. Như vậy, con số này cho thấy Ixraen không phải là vấn đề duy nhất tác động đến cử tri Mỹ gốc Do Thái dù ở Ixraen phần lớn người dân nước này (khoảng 52%) ủng hộ Romney, so với chỉ 25% ủng hộ Obama thắng cử.
Dù sao Ixraen cũng chỉ là một trong số ít quốc gia trên thế giới mà người dân muốn Romney trúng cử. Điều này có thể bắt nguồn từ căng thẳng giữa Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Ixraen Benjamin Netanyahu trước nỗ lực năm 2009 của Obama muốn tái khởi động tiến trình hòa bình với người Palextin. Bình luận của Romney bị ghi lén trong buổi gây quỹ ở Florida đầu năm nay (Romney bày tỏ nghi ngờ về bất kỳ giải pháp nào đối với cuộc xung đột Ixraen – Palextin và đổ lỗi cho người Palextin cho thế bế tắc hiện nay) chắc chắn đã củng cố suy nghĩ của người Ixraen tới thời điểm này. Tuy nhiên, sau đó ít lâu Romney lại bày tỏ mong muốn một giải pháp 2 nhà nước được hai bên đàm phán. Hiện vẫn chưa rõ các ứng cử viên sẽ làm gì để khởi động lại tiến trình đàm phán nếu trúng cử.
Với mối quan ngại hàng đầu của Chính phủ Ixraen hiện nay – Iran, Romney đã sử dụng những ngôn từ khá cứng rắn nhưng các cam kết chính sách thực tế của ứng cử viên này lại có vẻ gần giống với những gì Obama đang làm – tăng cường cấm vận kết hợp với đe dọa hành động quân sự. Tuy nhiên, việc ông Romney vẽ ranh giới với Iran nếu nước này có khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân và tuyên bố của một trong những cố vấn hàng đầu của Romney rằng phe Cộng hòa sẽ tôn trọng quyết định của Ixraen sử dụng vũ lực đối với Iran, dường như đã làm giới diều hâu ở quốc gia này hài lòng. Bộ máy hoạch định chiến lược của Ixraen vẫn ngầm hiểu rằng kịch bản tối ưu nhất không phải là Mỹ bật đèn xanh cho một cuộc tấn công vào Iran, mà chính Mỹ sẽ phải lãnh đạo một cuộc tấn công như thế. Về vấn đề này, Romney cũng đã bày tỏ rõ quan điểm rằng ông “không tin rằng trong những phân tích mới nhất của mình, nước Mỹ sẽ phải sử dụng tới hành động quân sự” (đối với Iran). Nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngoại giao đối với thế bế tắc hiện nay nhiều khả năng sẽ được nối lại sau cuộc bầu cử tổng thống và chính phủ diều hâu Ixraen có thể hy vọng vào một chính quyền Romney cởi mở hơn trước những thuyết phục của Ixraen trong lựa chọn biện pháp cứng rắn khi đối thoại với Iran.
3. Trung Quốc: Sẽ không có thay đổi lớn
Trong ngày có mặt đầu tiên ở Nhà Trắng nếu được bầu, Romney thề rằng ông sẽ tuyên bố Trung Quốc là “kẻ lũng đoạn tiền tệ”, đe dọa một cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Về phần mình, Chính quyền Obama đã cố gắng đưa việc ngăn chặn Trung Quốc là ưu tiên chiến lược hàng đầu. Nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc không lấy gì làm sợ hãi. Mặc dù thăm dò dư luận cho thấy người Trung Quốc có thái độ tích cực hơn với Obama, giới lãnh đạo nước này vẫn đưa ra lời cảnh cáo đối với cả hai ứng cử viên vì đã lạm dụng quá nhiều chủ đề Trung Quốc trong tranh cử. Bắc Kinh không xem mối đe dọa về tiền tệ của Romney là đặc biệt nghiêm trọng. Nhà phân tích Jia Qinggua cho biết: “Theo kinh nghiệm của lịch sử, một tổng thống mới sẽ không thay đổi đáng kể chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc vì mối quan hệ giữa hai nước quá gần gũi và lợi ích quá đan xen. Rất khó để một chính quyền mới thay đổi đột ngột chính sách đối với Trung Quốc nếu nó mang lại nhiều thiệt hại cho kinh tế và lợi ích quốc gia của Mỹ”.
Do ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh là sự ổn định trong quan hệ, giới lãnh đạo Trung Quốc đang hy vọng cho sự tái cử của Obama vì quan hệ với bất kỳ chính quyền mới nào thường bắt đầu không được suôn sẻ. Mặt khác như nhà nghiên cứu Shen Dingli thuộc Đại học Phúc Đán lại lập luận: “Nếu Romney trúng cử, cả ông và Tập Cận Bình vẫn sẽ bắt tay nhau và quên ngay những gì ứng cử viên đã nói cũng giống như những gì mà Bắc Kinh và Oasinhtơn đã vượt qua sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008”. Như vậy, bất chấp những gì các ứng cử viên tổng thống đã thể hiện, Bắc Kinh dường như không quá bận tâm vì khoảng cách giữa lời nói và việc làm ở đây là hoàn toàn khác nhau.
4. Liên minh châu Âu (EU): Thắt lưng buộc bụng hay nới lỏng tiền tệ?
Cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài suốt 4 năm qua đã cho thấy 27 quốc gia trong cộng đồng này ngày càng trở lên gắn kết chặt chẽ với nhau. Cuộc khủng hoảng này cũng cho thấy mức độ ảnh hưởng đối với kinh tế toàn cầu, trong đó phải kể đến trước hết là kinh tế Mỹ. Sự sụt giảm tiêu dùng ở Mỹ là nguồn gốc chính cản trở sự phục hồi của các nền kinh tế EU do xuất khẩu giảm sút trong khi đó, tình trạng nợ nần ở Mỹ có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính ở mọi nơi.
Obama là ứng cử viên được ưa thích ở châu Âu và những người cùng phe với Tổng thống Pháp Francois Hollande coi Obama như một đồng minh quan trọng trong cuộc tranh luận giữa chính sách trung tả – thúc đẩy tăng trưởng theo trường phái Keynes với chủ trương thắt lưng buộc bụng theo trường phái trung – hữu do Thủ tướng Đức Angela Merkel đứng đầu. Trong khi đó, các tiếp cận với thách thức kinh tế của Romney có vẻ thiên hữu, giống với quan điểm của bà Merkel nhưng nhìn nhận chung của giới lãnh đạo EU cho rằng quan điểm kinh tế của Romney vẫn chưa rõ ràng. Những ngôn từ diều hâu của Romney với Nga và Iran làm các chính phủ ở châu Âu cảm thấy không thật thoải mái trong khi việc ông ta phản đối giám sát chặt chẽ hơn đối với các thị trường tài chính đã không được giới lãnh đạo châu Âu hoan nghênh.
Sự suy yếu tương đối của Mỹ đồng nghĩa với việc châu Âu không còn phải nhất nhất tuân theo chỉ đạo từ Oasinhtơn đối với các vấn đề từ quy mô ngân sách quân sự của mình, việc chia sẻ các cam kết của NATO đến điều hành nền kinh tế của mình. Vào ngày 6/11, quan ngại chính của châu Âu, giống như của phần lớn cử tri Mỹ, là xem nước Mỹ có sớm vực dậy được nền kinh tế của mình hay không. Một nền kinh tế Mỹ phục hồi mạnh mẽ sẽ có tầm quan trọng đặc biệt đến kinh tế toàn cầu.
5. Băng  Bắc Cực đang tan nhanh
Bắc Cực, nơi tốc độ băng tan nhanh chóng đang khiến sự mong chờ từ kết quả cuộc bầu cử vào ngày 6/11 tăng lên. Băng tan là dấu hiệu của hành tinh ấm lên, một hiện tượng đã nhận được sự đồng thuận của các nhà khoa học rằng nguyên nhân chủ yếu là do lượng khí thải cácbon do con người gây ra. Thế nhưng việc hạn chế lượng khí thải này lại không được ứng cử viên nào đề cập trong cuộc bầu cử mà chỉ tập trung vào vấn đề tạo việc làm, ít nhất là cho tới khi có sự đổ bộ của bão Sandy.
Thị trưởng thành phố Niu Yoóc, Michael Bloomberg, từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, cuối tuần trước đã bày tỏ ủng hộ Barack Obama tái cử với lập luận rằng Obama đã có những chính sách tích cực nhằm hạn chế lượng khí thải cácbon, trong khi Romney đã thay đổi quan điểm trước đó về sự ủng hộ hành động chống biến đổi khí hậu. Bloomberg đã ủng hộ Obama vì ứng cử viên này có thể tiến hành các hành động cần thiết hơn dù vị đương kim tổng thống này đã làm nhiều nhà hoạt động môi trường thất vọng trong nhiệm kỳ đầu tiên. Nếu gấu bắc cực được quyền bỏ phiếu, Bắc Cực đã không phải thấp thỏm chờ đợi sự lựa chọn được đưa ra vào ngày 6/11. Nhưng như Ngài Thị trưởng Bloomberg, chúng có thể lựa chọn ứng cử viên mà chúng tin là ít thất hứa hơn./.



Ông Obama theo chủ nghĩa gì? (Blog Tâm sự y giáo 7-11-12) -- Bài rất hay!
Hài kịch tiếp tục: Bộ Chính trị thông báo kết quả kiểm điểm phê bình (NN 8-11-12)
Châu Á và Obama: Asia and the Obama victory (Economist 11-11-12)
Nhà nước, đảng ‘ta’ và bầu cử Mĩ (DLB).  – Bản dịch đầy đủ, không bị cắt xén: Diễn văn thắng cử của Obama (ĐCV). – Tổng thống Obama: ‘Nhiều người ở các quốc gia khác phải mạo hiểm cả cuộc sống chỉ để có cơ hội như chúng ta’ (TCPT).  – Chúc mừng Obama (Trần Nhương).
- Vũ Xuân Tửu: CHÚC MỪNG VÀ KHUYÊN ÔNG Ô-BA-MA (Nguyễn Trọng Tạo).- Thất bại hay chiến thắng của Cộng Đồng Người Việt với kết quả bầu cử địa phương ngày 06 tháng 11? (Sống Magazine).Nội các mới của Obama: Ai đi, ai ở? Obama’s changing Cabinet (WP 7-11-12) -  Có người đồn Kerry sẽ thay Hillary Clinton.  Kẹt là nếu Kerry rời chức thượng nghị sĩ thì cái ghế này có lẽ sẽ rơi vào tay Scott Brown (Đảng Cộng Hoà), người vừa bị Elizabeth Warren (my heroine!) hạ. Éo le!  


- Những thách thức đang chờ Tổng thống Obama (RFA). - Thách thức kinh tế cho ông Obama (BBC). – Tổng thống Obama trước hai thách thức kinh tế và đối ngoại (RFI). –Tổng thống Mỹ Obama trở lại Nhà Trắng đối mặt với cuộc chiến ngân sách (RFI). –Ông Obama, Quốc hội bắt đầu thương lượng về ngân sách (VOA). - Ông Obama và chính sách quốc phòng khôn ngoan (ĐV). – Di dân muốn Tổng thống Obama giải quyết vấn đề di trú (VOA). - Obama với những ‘bức tường lửa’ phía trước (TVN). – Sống Magazine phỏng vấn Giám Đốc Ban Việt ngữ RFA về cuộc bầu cử Tổng Thống 2012: “Nước Mỹ đang chia đôi!” (Sống Magazine).
- Thêm bốn năm nữa cho mái tóc Barack Obama bạc thêm! (Sống Magazine). –Barack Obama- Cuộc đời và sự nghiệp qua ảnh (VOV). – Mitt Romney sẽ làm gì sau thất bại (VNE). – Michelle Obama đã khác xưa (NLĐ). – Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận bà Hillary sẽ từ chức (DT). – Ai sẽ là Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền Obama II?(TQ). – Ai sẽ thay ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng Mỹ? (NLĐ). – Phe bảo thủ và cấp tiến có thể đồng ý với nhau (VOA).

- Ông Obama sẽ thăm Myanmar? (TN). – Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của tổng thống tái đắc cử: Obama ngửa một trong những lá bài? (SGTT). – Các ứng viên kế nhiệm bà Hillary Clinton (TN). – “Nga muốn ông John Kerry trở thành Ngoại trưởng Mỹ” (TTXVN). – Mỹ sắp có Ngoại trưởng ‘thân Việt Nam’? (ĐV). – Dân Puerto Rico muốn là bang thứ 51 của Mỹ (VNN).

-5 VẤN ĐỀ BỊ TÁC ĐỘNG NHIỀU NHẤT TỪ KẾT QUẢ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ
x-cafevn.org -

-Diễn văn thắng cử của Tổng thống Obama
Bauxite Việt Nam
MỸ VÀ NHỮNG BÀI HỌC ĐẮT GIÁ TẠI CHÂU Á
BA SÀM
MỸ VÀ TRUNG QUỐC: LỢI ÍCH VỪA ĐAN XEN, VỪA THÁCH THỨC
BA SÀM
China and America’s Economic Challenge
theDiplomat.com


-Asia’s Four Big Questions for Obama’s Second Term theDiplomat.com 
Reactions in Asian capitals to President Obama’s reelection are likely mixed today. His initiatives in the region have at times received applause and at times been subject to derision. Over the past four years, U.S. tensions with China have ebbed and flowed; ties to allies have at times frayed and at times been bolstered. Countries across Asia have, of course, experienced and perceived the first Obama administration in different ways. But tonight, as leaders in Tokyo, Beijing, Jakarta, and elsewhere look ahead to the next four years, they are all asking themselves the same four major questions:

What is the fate of the Asia pivot ? Secretary of State Hilary Clinton and Assistant Secretary for East Asian and Pacific Affairs Kurt Campbell are generally considered to be the pivot’s architects. But in what may prove an unfortunate turn for the pivot, they are also widely expected to depart the Obama administration. It is as of yet unclear whether this new Asia policy—which still appears to be more style than substance—has been sufficiently institutionalized to survive without champions in leadership positions in a second Obama administration. Nor is it clear who, should Clinton and Campbell leave government, those champions would be. The pivot’s fate will go far in determining the nature of U.S. relationships with countries across Asia over the next four years.
Will the Asia-Pacific military balance continue to shift in China’s favor ? The president and the Congress may successfully work out a deal over the next six weeks to avert sequestration. But any such deal is likely to include some level of cuts to defense spending, which will be on top of cuts that already are on the books. Maintaining a favorable military balance in Asia is a capital-intensive effort and, with U.S. Central Command necessarily sucking up attention and resources, one the United States is already failing to adequately fund.  Strategic stability in Asia could suffer for it.
Will the United States get serious about trade? Foreign developments all but forced the president’s hand when it came to completing free trade agreements with South Korea, Colombia, and Panama, all three of which were negotiated during the George W. Bush presidency. Now, with the pivot’s future questionable and with the Democratic Party set to expand its majority in the Senate, the Trans-Pacific Partnership  (also not an Obama initiative) may see its already-limited momentum stalled. TPP participants may find themselves more dependent on trade ties with China as a result.
Can the president’s economic plan kick start U.S. growth? With China’s economic growth slowing , perhaps permanently, its role as the engine driving growth across the region will be more limited. The United States can pick up some of the slack, but only if unemployment decreases, take-home pay increases, and businesses flourish. America’s economic performance over the past four years has lagged, and export-driven economies on the far side of the Pacific have suffered for it. If President Obama can turn things around—an unfortunately big if—countries across Asia will benefit.
Michael Mazza is a research fellow for the American Enterprise Institute .

-New battle follows hard on Obama win (Financial Times)-Democrats and Republicans already squabbling over the economic mandate each can claim from election that shocked GOP but left them in control of House
Obama 2.0 offers reboot of ‘hope’
(Financial Times)-Conspicuously absent from the election campaign was a clear agenda for a second term. On Tuesday night, the president began to fill in some of the blanks


--America’s Third-World Politics
Project Syndicate -With its presidential election over, the US can finally take a break from campaign politics, at least for a while. But a question lingers: How is it possible for the world’s most powerful country and its oldest continuous democracy to exhibit a state of political discourse that is more reminiscent of a failed African state?
- Vì sao Obama có thể đánh bại Romney? (Infonet). – Chứng khoán Mỹ rớt thảm sau khi Obama tái đắc cử (VnEco). – Obama: Thu nhỏ quy mô quân đội, đầu tư vũ khí công nghệ cao (ĐV). – “Đau đầu” tìm người kế nhiệm Ngoại trưởng Hillary Clinton (LĐ). – 3 mục tiêu quan trọng nhất của Obama nhiệm kỳ tới(Infonet). – Nghệ sĩ Hollywood ủng hộ ứng cử viên tổng thống nào? (VOA).
- Mỹ phát hiện tàu ngầm hạt nhân Nga ở gần lãnh hải (TTXVN).
- Obama đã thắng, Romney nhận thua (BBC).  - Mitt Romney thua vì xa dân (NLĐ).   – Thế giới 24h: Obama thắng vang dội (VNN). – Tổng thống Obama tái đắc cử (RFA). – Tổng thống Obama tái đắc cử (VOA). – Obama tái đắc cử nhờ giữ được cử tri truyền thống tại các bang trọng điểm (RFI).  – Nhật ký bầu cử 2012 (Bùi Văn Phú).  –Tổng thống Obama tái đắc cử, giới bình luận nói gì? (TT).  - Obama tái đắc cử: Ai mừng, ai tủi? (VEF). –Tâm trạng nước Mỹ (TQ).   – Vẫn tin Obama (BBC).
- Tổng thống Obama: Mọi sự tốt đẹp sẽ đến (VOA).  – Tổng thống Obama củng cố vị thế của ông trong lịch sử (RFI).   – Quyền lực của Tổng thống Mỹ theo Hiến pháp (TQ).  – Thách thức chờ ông Obama(NLĐ).  - Hàng loạt thách thức đón đợi Tổng thống Obama (LĐ). - Tổng thống tái đắc cử Mỹ thu hút sự quan tâm của dư luận (VOV).   - Bầu cử Mỹ năm 2012: Xu hướng mới trong chính trị Mỹ (PLTP).  – Tại sao bang Florida vắng bóng trên bản đồ kết quả bầu cử Mỹ? (NLĐ).
- Thế giới chúc mừng Tổng thống Obama tái đắc cử (RFI).   – Lãnh đạo thế giới chúc mừng tổng thống Obama tái đắc cử (VOA).  - Châu Á hoan nghênh Tổng thống Obama tái đắc cử (VOA).   – Trung Quốc chúc mừng ông Obama tái đắc cử tổng thống(VOA).  – Lãnh đạo Việt Nam điện mừng Tổng thống Hoa Kỳ (TTXVN).
- Quốc hội Hoa Kỳ tiếp tục chia rẽ sau bầu cử (VOA). – Lực lượng hai đảng tại Quốc hội Mỹ không thay đổi sau bầu cử (VOA). – Đảng Cộng hòa vẫn chiếm đa số tại Hạ Viện (VOA). – Tổng thống Mỹ Obama tái đắc cử, nhưng Đảng Cộng hòa vẫn kiểm soát Hạ viện (RFI).  - Thượng Viện Mỹ có số phụ nữ kỷ lục (VOA). – Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong mắt thế giới (VOA).  - Những yếu tố dẫn đến chiến thắng của ông Obama?(RFA). – Sự thay đổi thành phần dân số giúp Tổng thống Obama tái đắc cử (VOA).  – Người ủng hộ hôn nhân đồng tính đạt thắng lợi sau bầu cử (VOA).
Obama đã thắng, Romney nhận thua
Bầu cử Mỹ và các ý kiến quốc tế
Vẫn tin Obama


Tổng số lượt xem trang