Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Đại biểu Quốc hội đề nghị nghiên cứu nhất thế hóa chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước

-Sửa gì ở Hiến pháp? (NVP)

Thông thường các nước sửa Hiến pháp khi có một hai vấn đề gì đó thật bức xúc, cấp bách hay cần hợp thức hóa, phải đưa ra biểu quyết ở Quốc hội hay trưng cầu dân ý trước toàn dân. Ví dụ như khi Nga sửa Hiến pháp năm 2008 kéo dài nhiệm kỳ tổng thống nước này từ 4 lên 6 năm, Ấn Độ tu chính Hiến pháp năm 1967 để bổ sung tiếng Sindhi làm ngôn ngữ chính thức, Ireland sửa Hiến pháp năm 1973 để giảm độ tuổi đi bầu từ 21 xuống 18 tuổi…
Nếu đọc kỹ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, thật khó có thể nêu bật lên vấn đề nào nổi trội trong đợt sửa đổi lần này. Tờ trình của Ủy ban dự thảo có nói về mục đích của việc sửa đổi Hiến pháp lần này là: “… để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.” Đây là một mục đích rất chung chung, có thể đúng vào bất kỳ thời điểm nào hay áp dụng vào bất kỳ tình huống nào.
Sau khi Dự thảo được công bố tại Quốc hội, dư luận cho rằng Dự thảo Hiến pháp lần này đã tăng quyền cho Chủ tịch nước như một điểm nhấn sửa đổi. Thật ra đây là nhận xét hơi vội vàng vì những điều Dự thảo nói về Chủ tịch nước cũng dựa trên căn bản Hiến pháp năm 1992, chỉ có điều được làm rõ về mặt chi tiết ở một số điều khoản.
Trong Hiến pháp 1992, Chủ tịch nước vẫn có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ…; vẫn là người thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; Quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Chủ tịch nước, theo Hiến pháp 1992, có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ khi xét thấy cần thiết.
Nay Dự thảo chỉ làm rõ thêm những điểm này, ví dụ chuyện phong hàm thì “quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc, phó đô đốc, chuẩn đô đốc hải quân; bổ nhiệm Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam”; chuyện họp với Chính phủ thì “Khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước”.
Trong bối cảnh nạn tham nhũng đang tàn phá đất nước, nhiều người đặt vấn đề tham nhũng tồn tại được là vì cơ chế kiểm soát quyền lực ở nước ta yếu, nhiều lỗ hổng, dễ bị lợi dụng. Hay hiện nay đang có tình trạng đầu tư dàn trải, tràn lan khi tỉnh nào cũng chạy đua cho có bến cảng, sân bay, khu công nghiệp… Cũng có người cho rằng đó là bởi quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương còn nhiều bất cập để xảy ra tình trạng cả nể, xét duyệt dự án đầu tư của địa phương vì các áp lực khác nhau chứ không vì lợi ích chung của đất nước.
Đấy là những vấn đề mà việc sửa đổi Hiến pháp phải bao quát để giải quyết trong đợt sửa đổi lần này.
Với chuyện kiểm soát quyền lực, cần nhấn mạnh và làm rõ được quan điểm sửa đổi mà Ủy ban Dự thảo có nêu: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Làm sao để giải quyết hai vế đối nghịch nhau trong cùng một câu: vừa thống nhất, có sự phân công, phối hợp lại vừa có sự kiểm soát giữa ba nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp?
Chuyện dùng quyền lực để kiểm soát quyền lực là chuyện thế giới đã trải qua, đã trăn trở và thu lượm nhiều kinh nghiệm trong hàng trăm năm qua; tại sao chúng ta không tiếp thu thành tựu chung của nhân loại trong lãnh vực này mà cứ khăng khăng nói và làm theo cách của chúng ta.
Hiến pháp phải được sửa đổi để sao cho các bộ trưởng, mỗi khi ra văn bản trái luật thì ngay tức thì bị Quốc hội cách chức; lệnh của Thủ tướng Chính phủ nếu sai luật sẽ bị Chánh án tòa án nhân dân tối cao bác bỏ theo đơn kiện của công dân; Quốc hội phải chuyên nghiệp hoàn toàn, phải chủ động xây dựng các dự án luật và có toàn quyền triệu tập các thành viên Chính phủ đến giải trình mọi chính sách.
Lấy ví dụ chuyện kiểm soát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sao cho làm ăn có hiệu quả, không vì lợi nhuận nhất thời mà đầu tư tràn lan ra ngoài lãnh vực chính hay không vì vị thế độc quyền mà chèn lấn các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. Bởi các bộ hay thậm chí chính phủ là chủ sở hữu doanh nghiệp, ắt hẳn sẽ đứng về lợi ích của doanh nghiệp, vai trò giám sát các tập đoàn, tổng công ty phải giao cho các bộ phận kiểm toán độc lập thuộc Quốc hội chẳng hạn để tìm sự cân bằng về quyền lực. Ngành tư pháp cũng phải đứng ra một cách công minh để xét xử những trường hợp độc quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác hay cho toàn xã hội.
Nói một cách hình ảnh, Luật Doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp hình thành cơ chế giám sát lẫn nhau giữa hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát để cổ đông hưởng được lợi ích cao nhất thì Hiến pháp cũng phải làm được chuyện tương tự giữa Quốc hội, Chính phủ và hệ thống tòa án.
Nếu chưa làm được điều đó, thiết nghĩ chưa cần phải sửa đổi Hiến pháp theo cách sửa đổi hình thức như hiện thời. 

- Sửa gì ở Hiến pháp? (Nguyễn Vạn Phú). 

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị tăng quyền của Chủ tịch nước để kiểm soát quyền lực các cơ quan khác.
Với dung lượng gần 15.000 chữ, bản tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể hiện các nội dung góp ý chi tiết đến từng điều.

Theo đó, rất nhiều nội dung còn có quan điểm khác nhau, không chỉ ở câu chữ.

Cân nhắc thẩm quyền của Chủ tịch nước

Với các ý kiến góp ý ở chương “Chủ tịch nước”, một số vị đại biểu đã đề nghị làm rõ vai trò của Chủ tịch nước, mối quan hệ giữa Chủ tịch nước và Tổng bí thư; nghiên cứu nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước, làm rõ mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quân ủy Trung ương.

Bên cạnh đó cần bổ sung quy định về cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng thuộc Chủ tịch nước.

Cũng có vị đại biểu đề nghị cân nhắc quy định giới hạn Chủ tịch nước chỉ đảm nhiệm chức vụ tối đa không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời tăng quyền của Chủ tịch nước để kiểm soát quyền lực của các cơ quan khác.

Bản tập hợp cho biết, 11 ý kiến ở 6 tổ tán thành quy định về thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc phong hàm, cấp sĩ quan cấp cao (tướng lĩnh các cấp và bổ nhiệm chức vụ tương đương). Chỉ có 1 ý kiến khác đề nghị giữ như Hiến pháp hiện hành.

Có đại biểu đề nghị cân nhắc thẩm quyền phong hàm cấp tướng, trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước, trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đồng thời quy định rõ các cấp bậc trong công an và việc phong quân hàm trong lực lượng công an.

3 vị đại biểu ở 3 tổ khác nhau đã cùng đề nghị quy định rõ nội hàm của việc “thống lĩnh lực lượng vũ trang” hoặc thay từ “thống lĩnh” bằng từ khác.

Lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp?

Về việc bảo vệ Hiến pháp, có 10 ý kiến ở 7 tổ tán thành việc giao cho nhiều cơ quan có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp, không thành lập cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp.

Loại ý kiến thứ hai, đề nghị có cơ quan chuyên trách về bảo vệ Hiến pháp, cũng nhận được sự đồng tình của 10 ý kiến ở 7 tổ. Bên cạnh đó cũng có một số ý kiến cho rằng, khi cần thiết thì thành lập hội đồng bảo hiến thuộc Quốc hội.

Tại tờ trình Quốc hội về dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ quan điểm tán thành với loại ý kiến thứ nhất.

Theo Ủy ban, cần tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan của Quốc hội, đặc biệt là Ủy ban pháp luật của Quốc hội trong việc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Đồng thời, tiếp tục giao Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bảo đảm tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc thuộc phạm vi kiểm tra, giám sát, quản lý của mình.

Lập luận của các ý kiến cho rằng cần thành lập Hội đồng Hiến pháp là, hội đồng này sẽ giữ vai trò là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập để giúp Quốc hội kiểm tra, kết luận về tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan ở trung ương và địa phương ban hành.

Trường hợp phát hiện có vi phạm Hiến pháp thì yêu cầu cơ quan ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản. Đây là việc làm cần thiết nhằm thực hiện chủ trương của Đại hội IX và X về việc xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp, bảo đảm khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành.

Cân nhắc vai trò kinh tế nhà nước

Liên quan đến nội dung còn nhiều tranh cãi về các thành phần kinh tế và vai trò của kinh tế nhà nước, theo tổng hợp, 12 ý kiến ở 8 tổ tán thành quy định tên các thành phần kinh tế trong Hiến pháp. Tuy nhiên, 9 ý kiến ở 8 tổ lại đề nghị không nêu tên cụ thể các thành phần kinh tế trong Hiến pháp, vì vậy nên bỏ đoạn “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển”.

Một số vị đại biểu cũng đề nghị cân nhắc, xác định vị trí, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Liên quan đến thời gian lấy ý kiến nhân dân, có đến 10 ý kiến tại 7 tổ đề nghị nên tăng. Cụ thể, nên kéo dài thêm 1 đến 2 tháng, từ ngày 1/12/2012 đến 1/4/2013, cũng có ý kiến cho rằng cần ít nhất 6 tháng để thực hiện việc này.

Chiều 15 và cả ngày 16/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

- Tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước (TT).-  Tại sao Thủ tướng không thể từ chức? (RFA).   – Phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết:Văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng (RFA). - Thủ tướng: “Tôi sẽ tiếp tục đảm nhiệm công việc đã làm” (DT). – Thủ tướng Dũng: Tôi sẽ tiếp tục như đã làm 51 năm qua (Đào Tuấn). - Thủ tướng nêu hướng tháo gỡ các nút thắt kinh tế (VnEco).- Nợ công Việt Nam ở mức gần 55% GDP (DT). –“Mong Quốc hội ủng hộ kế hoạch giải cứu bất động sản” (DT).

- Thống đốc tự chấm mình 8 điểm (LĐ). – Thống đốc và chuyện quản lý vàng (TT). – Nóng bỏng vốn cho DN, quản lý vàng (NNVN). – “Nghe Thống đốc trình bày, lạc quan của tôi giảm đi” (SGTT).
- Bộ trưởng lý giải chuyện “thuốc Trung Quốc nhưng giá Mỹ” (VnEco).- Biết BS Trung Quốc sai phạm vẫn khó xử (Khampha). – Phó Thủ tướng trả lời, các đại biểu liên tục cười ồ (NLĐ). – Tôi không phát động phong trào “Nói không với phong bì” (LĐ). – Xin cơm từ thiện nhà chùa để có tiền đưa bác sĩ (LĐ).
- Phải có phản biện đầy đủ với các dự án thủy điện (SGGP). – Đóng cửa rừng tự nhiên, nhiều hệ lụy! (NNVN).
- Sẽ thu hồi lại dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính (DĐDN). – Chuyển 5,2 ha đất công viên Yên Sở sang đất ở (VnMedia).

- Thủ tướng: Tìm thêm nguồn lực để tăng lương theo lộ trình (DT). – Thủ tướng chỉ thị chặn đứng lừa đảo bằng “sổ đỏ” giả (DT).- Nguyễn Hưng Quốc: Muốn trở thành lãnh đạo: Không được giỏi (VOA’s blog). 

- Đồng chí ơi (Nguyễn Thông). - Á tế á ca (xin tặng bài này cho những nhà làm chính sách đương thời) (Nguyễn Thông). – TRỊ BỆNH CỨU NGƯỜI(Faxuca).
- GS Nguyễn Tiến Dũng: Lấy giàu làm sang thì xa xỉ trọc phú (PN Today).- Rồi chung cuộc thì lịch sử sẽ phán xét ông Võ Nguyên Giáp như thế nào?  (BVN).

Tổng số lượt xem trang