-Phạm Nguyên Trường dịch
Những nan đề kinh tế khó giải quyết vì cơ chế chính trị
-China: Reform May Not Be Coming
Tuổi Trẻ
Trung Quốc đối mặt với thách thức chưa từng có. TTO - "Đối mặt với cơ hội phát triển cùng thách thức chưa từng có”. Đó là phát biểu của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tại phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần 18 ở thủ đô Bắc ...
Trung Quốc sắp có tên lửa đạn đạo trên tàu ngầmTiếng nói nước Nga
Trung Quốc triển khai vũ khí hạt nhân với tàu ngầmVietnam Plus
TBT Trung Quốc: 'Tham nhũng có thể khiến đảng sụp đổ'VietNamNet
--80% thị dân Trung Quốc muốn cải tổ chính trị- Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18: Người trẻ Trung Quốc mong gì? (TT). – Lãnh đạo TQ đối mặt thách thức chưa từng thấy (DĐDN). – Trung Quốc không khoan dung bất kỳ hình thức tham nhũng nào (LĐ). – PHÔNG ĐẠI HỘI ĐCS TRUNG QUỐC LẦN THỨ 18 KHÔNG CÓ ẢNH CÁC ÔNG: MARX, LÊ NIN VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG(CRI/ Phạm Viết Đào). – Bùi Mẫn Hân – Vương triều Trung Quốc đang gặp rắc rối(Phạm Nguyên Trường). – Cách mạng là gì? (Zetamu).
* AFP photo - Quảng trường Thiên An Môn, nơi diễn ra Đại hội
khóa 18 của ĐCS Trung Quốc khai mạc vào ngày 08 tháng 11 năm 2012 *
Đôi khi những cuốn sách mà những nhà lãnh đạo hàng đầu của đất nước đọc có thể tiết lộ rất nhiều về những điều họ đang suy nghĩ. Vì vậy, một trong những cuốn sách được một số thành viên sắp tới của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc – cơ quan quyết định cao nhất của đất nước – đọc, có thể làm người ta ngạc nhiên: đấy là cuốn Chế độ cũ và cách mạng của Alexis de Tocqueville.
Những nhà lãnh đạo mà ĐCSTQ sẽ trao cho chiếc gậy chỉ huy tại Đại hội XVIII, dự kiến tổ chức vào ngày 08 tháng 11, được nói là không chỉ đọc chẩn đoán của Tocqueville về điều kiện xã hội vào đêm trước của Cách mạng Pháp, mà còn đề nghị bạn bè của họ đọc nó nữa. Nếu đúng như thế, câu hỏi rõ ràng là vì sao các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc lại chuyền tay nhau tác phẩm cổ điển của nước ngoài nói về cuộc cách mạng xã hội này.
Tìm câu trả lời không phải là việc khó. Đấy có khả năng là những nhà lãnh đạo này cảm thấy rằng – bằng bản năng hay lí trí – cuộc khủng hoảng sắp xảy ra đe dọa sự sống còn của ĐCSTQ chẳng khác gì cuộc cách mạng Pháp đặt dấu chấm hết cho triều đình Bourbon vậy.
Dấu hiệu của sự lo lắng đã hiện rõ. Vốn đang chạy khỏi Trung Quốc hiện đạt mức cao kỉ lục. Những cuộc thăm dò các triệu phú đô la của Trung Quốc cho thấy một nửa trong số họ muốn di cư. Trong khi đang có những lời kêu gọi tăng cường dân chủ, ông Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc tương lai được nói là đã đến gặp con trai của cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang, một nhà cải cách và là thần tượng của những người dân chủ ở Trung Quốc. Trong khi không nên kì vọng quá nhiều vào chuyến thăm này, nhưng có thể nói mà không sợ sai là các nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc biết rằng Thiên triều đang sắp có loạn.
Ý tưởng cho rằng một hình thức khủng hoảng chính trị nào đó có thể chôn vùi Trung Quốc trong những năm tới có thể làm nhiều người – đặc biệt là các doanh nghiệp phương Tây và giới tinh hoa chính trị, những người đã coi sức mạnh và sự bền vững của ĐCSTQ là một sự đương nhiên – coi là ý tưởng nhảm nhí. Trong đầu óc của họ, quyền lực của Đảng là cực kì vững chắc, không gì có thể lay chuyển được. Tuy nhiên, một số xu hướng đang nổi lên –các xu hướng này còn chưa được quan sát hoặc chỉ được lưu ý một cách riêng rẽ – đã làm thay đổi đáng kể cán cân quyền lực giữa ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc. Đảng đánh mất sự tín nhiệm và quyền kiểm soát, còn xã hội thì có thêm sức mạnh và sự tự tin.
Một trong những xu hướng này là sự xuất hiện của những nhân vật độc lập có uy tín về mặt đạo đức trong xã hội: các doanh nhân thành đạt, các học giả có uy tín và các nhà báo, nhà văn nổi tiếng, và những blogger có ảnh hưởng. Chắc chắn là sau vụ thảm sát trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 1989, ĐCSTQ đã theo đuổi một chiến lược kết nạp giới tinh hoa ngoài xã hội. Nhưng những người như Shuli Hu (胡淑丽 người sáng lập hai tạp chí chuyên viết về kinh tế có ảnh hưởng), Pan Shiyi (潘石屹một nhà kinh doanh bất động sản dám nói thẳng), Yu Jianrong (于建嵘 một nhà khoa học xã hội và trí thức có tiếng), Wu Jinglian (吴敬琏 nhà kinh tế học hàng đầu), và các blogger như Hàn Hàn và Li Chengpeng李承鹏 , là những người đã đạt được thành công trong lĩnh vực của mình, và đã duy trì tính toàn vẹn và sự độc lập của họ.
Tận dụng lợi thế của Internet và weibo (tương tự như Twitter), họ đã trở những chiến sĩ đấu tranh cho công bằng xã hội. Sự dũng cảm về mặt đạo đức và địa vị xã hội của họ, đến lượt mình, đã giúp họ xây dựng được sự ủng hộ của quần chúng (có hàng chục triệu đệ tử trên mạng weibo). Tiếng nói của họ thường điều chỉnh lại khuôn khổ của những cuộc tranh luận về chính sách xã hội và đẩy ĐCSTQ vào thế phòng ngự.
Đối với Đảng đấy là những hiện tượng rất đáng lo ngại. Đảng đã phải nhường những đỉnh cao chỉ huy trong nền chính trị Trung Quốc cho những người đại diện độc lập của các lực lượng xã hội mà Đảng không thể kiểm soát được. Độc quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc tạo ra chuẩn mực đạo đức xã hội đã không còn, và bây giờ độc quyền của quyền lực chính trị cũng đang bị đe dọa.
Sự mất mát này kết hợp với sự sụp đổ uy tín của Đảng trong lòng những người dân bình thường. Chắc chắn là, sự mờ ám, bí mật và dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn hàm ý vấn đề về sự tín nhiệm. Nhưng, trong thập kỷ vừa qua, một loạt các vụ bê bối và khủng hoảng– liên quan đến an ninh công cộng, thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả mạo, ô nhiễm môi trường – đã phá hủy nốt một chút uy tín còn sót lại.
Một trong những sự kiện quan trọng là vụ sữa bột trẻ em bị nhiễm độc trong năm 2008. Việc đàn áp những tin tức nói về sự kiện của chính quyền (xảy ra ngay trước Thế vận hội Bắc Kinh) không chỉ làm cho nhiều trẻ sơ sinh bị chết, mà còn làm cho nhiều người Trung Quốc bình thường không còn tin tưởng vào chính quyền nữa. Về môi trường, có lẽ bằng chứng đáng kể nhất là người dân Bắc Kinh thích đọc các nghiên cứu của Đại sứ quán Hoa Kỳ về chất lượng không khí hơn những báo cáo của chính quyền của họ.
Một chế độ đã bị mất tín nhiệm thì chi phí cho việc duy trì quyền lực là cực kì cao và cuối cùng trở thành không thể chịu đựng được – bởi vì họ phải đàn áp thường xuyên hơn và nặng nề hơn.
Nhưng đàn áp càng ngày càng mang lại ít lợi ích cho Đảng hơn: giá phải trả cho những hành động tập thể giảm đi nhanh chóng. Chế độ chuyên chế tiếp tục duy trì được quyền lực nếu họ có thể chia rẽ dân chúng và ngăn chặn được những hoạt động đối lập có tổ chức. Mặc dù hiện nay Đảng Cộng sản Trung Quốc đang phải đương đầu lực lượng đối lập chưa có tổ chức, nhưng hàng ngày nó đang phải trực diện với những hoạt động chống đối hầu như đã có tổ chức rồi.
Theo ước tính của các nhà xã hội học Trung Quốc, mỗi ngày đều có 500 cuộc bạo động, biểu tình tập thể, và đình công, tăng gần bốn lần so với một thập kỷ trước. Với sự phổ biến của điện thoại di động và máy tính có kết nối Internet, việc tổ chức những người ủng hộ và đồng minh trở thành dễ dàng hơn bao giờ hết.
Hơn nữa, thách thức ngày càng gia tăng chứngtỏ dân chúng đã nhận thức được rằng chính quyền đã sợ dân và có xu hướng chấp nhận những yêu cầu của họ khi phải đối mặt với những người phản đối đầy giận dữ. Trong một số cuộc phản đối mang tính tập thể được nói đến nhiều trong năm vừa qua – vụ tranh chấp đất đại ở làng Ô Khảm thuộc tỉnh Quảng Đông và những cuộc phản đối liên quan đến môi trường ở Đại Liên, Shifang什邡 và Giang Tô, Chính phủ đã chùn bước.
Nếu cai trị bằng sự dọa nạt không còn đứng vững được, những người cầm quyền mới của Trung Quốc phải bắt đầu lo lắng cho tương lai của ĐCSTQ. Khi cuộc cách mạng chính trị thầm lặng tiếp tục phát lộ, câu hỏi bây giờ là liệu họ sẽ chú ý đến dấu hiệu của nó, hay họ sẽ cố gắng để duy trì cái trật tự – giống như chế độ quân chủ Pháp – không thể cứu vãn được.
Bùi Mẫn Hân 裴敏欣 là Giáo sư về quản trị tại Claremont MacKenna College và thành viên không thường trú của cáp của Quỹ Marshall Đức ở Hoa Kỳ.
Nguồn nguyên bản: http://www.project-syndicate.org/commentary/rising-political-uncertainty-in-china-by-minxin-pei
Đại hội ĐCSTQ: China prepares to unveil new leaders (FT 7-11-12)
Vài cuốn sách mới về Trung Quốc: China: Worse Than You Ever Imagined (NY Review of Books 22-11-12)
Vài cuốn sách mới về Trung Quốc: China: Worse Than You Ever Imagined (NY Review of Books 22-11-12)
- Vương triều Trung Quốc đang gặp rắc rối (boxitvn/ project-syndicate.org). - Lãnh đạo TQ đối mặt thách thức chưa từng thấy (VNN). - Trung Quốc một ngày trước đại hội đảng (VNE). - Khai mạc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 (TQ). – Trực tiếp: Đại hội 18 Đảng CS Trung Quốc (BBC). - Đoàn Chủ tịch Đại hội 18 TQ có nhiều “nguyên lão” (TTXVN). – Thử thách cho lãnh đạo mới tại Trung Quốc (VOA). - Đại hội Đảng có thay đổi Trung Quốc? (BBC). – Những điều chưa biết về đại biểu Trung Quốc (VNN). – Ông Tập Cận Bình là Tổng Thư ký Đại hội đảng 18 (TTXVN). – Tập Cận Bình: Đảng Cộng sản Trung Quốc sẵn sàng chuyển giao quyền hành (RFI). - Lãnh đạo mới TQ đối mặt thách thức chưa từng thấy (VNN). – Nguyễn Hưng Quốc: Hai cuộc bầu cử (VOA’s blog).
- Tập trung thảo luận chống tham nhũng (TP). – Đại hội ĐCS Trung Quốc tập trung chống tham nhũng (Tin tức). - Trung Quốc khai mạc Đại hội Đảng: Tập trung thảo luận chống tham nhũng (TP). – Thế giới nhìn về Trung Quốc (NLĐ). – TQ thay lãnh đạo, tại sao quan trọng với thế giới? (VNN). - Bùi Tín: Những lão gia còn ‘nằm trong nôi’ ở Trung Quốc (VOA’s blog). – Chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc – Cơ hội và thách thức(RFA). – Cử tri Mỹ nghĩ gì về Đại hội Đảng TQ? (BBC). – 80% dân thành thị Trung Quốc muốn cải tổ chính trị (RFI). – Bắc Kinh siết chặt an ninh đến nghẹt thở (Le Monde/ Le Figaro & Libération/ Thụy My).
- Một bà mẹ, 3 tăng sĩ Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc (VOA).
- Tập trung thảo luận chống tham nhũng (TP). – Đại hội ĐCS Trung Quốc tập trung chống tham nhũng (Tin tức). - Trung Quốc khai mạc Đại hội Đảng: Tập trung thảo luận chống tham nhũng (TP). – Thế giới nhìn về Trung Quốc (NLĐ). – TQ thay lãnh đạo, tại sao quan trọng với thế giới? (VNN). - Bùi Tín: Những lão gia còn ‘nằm trong nôi’ ở Trung Quốc (VOA’s blog). – Chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc – Cơ hội và thách thức(RFA). – Cử tri Mỹ nghĩ gì về Đại hội Đảng TQ? (BBC). – 80% dân thành thị Trung Quốc muốn cải tổ chính trị (RFI). – Bắc Kinh siết chặt an ninh đến nghẹt thở (Le Monde/ Le Figaro & Libération/ Thụy My).
- Một bà mẹ, 3 tăng sĩ Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc (VOA).
Thử thách cho lãnh đạo mới tại Trung Quốc
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 121107
Những nan đề kinh tế khó giải quyết vì cơ chế chính trị
Trong khi cả thế giới chú ý vào kết quả tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ thì Đại hội khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc chính thức khai mạc vào ngày 08 tháng 11 này. Sau Đại hội, một thế hệ lãnh đạo thứ năm sẽ nhận lãnh di sản do thế hệ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo để lại. Di sản này có quá nhiều nan đề lưu cữu từ đã lâu nên sẽ là những thách đố cho lớp lãnh đạo mới. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những nan đề này qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Thế hệ thứ năm
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau nhiều năm chuẩn bị và nhiều lần đình hoãn, và sau Hội nghị kỳ bảy của Ban chấp hành Trung ương khóa 17 vừa kết thúc tuần qua, Đại hội khóa 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chính thức nhóm họp ở Bắc Kinh vào mùng tám này. Đây là một biến cố quan trọng vì 10 năm mới có một lần, là khi đảng sẽ đưa ra một lớp người lãnh đạo mới lên thay thế những người đã được đề cử từ Đại hội khóa 16 vào năm 2002.
Người ta ưa gọi lớp người mới này là "Thế hệ thứ năm" sau các thế hệ của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Được tuyển chọn từ cả chục năm trước, hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ là tiêu biểu cho thế hệ đó trong vai trò Tổng bí thư đảng và Thủ tướng. Kỳ này chúng ta tìm hiểu xem là họ thừa hưởng di sản gì và xoay trở ra sao với quá nhiều vấn đề ngổn ngang của Trung Quốc. Trước hết và như mọi khi, xin ông trình bày cho quý thính giả của chúng ta bối cảnh của những vấn đề mà ông đã theo dõi từ lâu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa ông, hai người mà ông vừa nêu tên, Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, là khuôn mặt tiêu biểu của thế hệ lãnh đạo thứ năm. Họ sẽ lên lãnh đạo đảng, nhà nước rồi quân đội Trung Quốc trong cả chục năm tới, nếu như không có sự biến nào khác. Họ sẽ lãnh đạo trong một cơ chế tối cao của Bộ Chính trị là Thường vụ Bộ Chính trị gồm năm người khác, nếu như số Ủy viên trong Thường vụ được giảm từ chín xuống bảy người theo nhiều tin đồn vào giờ chót. Sự việc cơ chế tối cao này có bao nhiêu người và gồm những ai lại chưa được xác định có cho thấy một chi tiết là sau mấy năm chuẩn bị và nhiều cuộc vận động ngầm ở bên trong từ mấy tháng nay, lãnh đạo đảng Cộng sản vẫn chưa đạt dược sự đồng thuận. Đấy là một vấn đề.
- Chuyện thứ hai, di sản mà thế hệ thứ năm nhận lãnh từ thế hệ trước có nhiều vấn đề mới, loại vấn đề mà thế hệ Hồ Cẩm Đào Ôn Gia Bảo không gặp. Nhưng chìm sâu bên dưới lại có những nan đề có thể nói là muôn thuở mà tầng lớp Hồ-Ôn giải quyết không nổi sau 10 năm lãnh đạo. Các vấn đề nan giải này còn trở thành trầm trọng hơn và đấy mới là thách đố cho thế hệ mới. Chi tiết đáng chú ý nhất là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đều đã nói đến yêu cầu cải tổ và chuyển hướng mà sau cùng họ gây thất vọng và nay đang trút sự thất vọng đó cho lớp người sẽ lên.
Vũ Hoàng: Chúng ta sẽ lần lượt đi vào từng chi tiết của các vấn đề này. Đầu tiên, xin ông trình bày lại cho thính giả của chúng ta rõ về tình hình Trung Quốc khi họ có một lớp lãnh đạo mới từ Đại hội 16, từ 10 năm trước.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Mười năm về trước, Trung Quốc có vẻ trưởng thành hơn sau kế hoạch cải cách của Đặng Tiểu Bình thời 1979 và sau quyết định của họ Đặng từ chuyến "Nam tuần", thăm thú các tỉnh miền Nam vào năm 1992 sau vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989. Năm đó, Đặng Tiểu Bình đã vượt qua khủng hoảng chính trị từ vụ Thiên an môn và quyết định là tiếp tục cải cách về kinh tế cho cởi mở hơn, nhưng cũng kiểm soát về chính trị cho chặt chẽ hơn.
Đa số dân chúng đã thấy ra và bất mãn vì tình trạng bất công và tệ nạn tham nhũng. Họ biểu tình phản đối ngày một đông làm lãnh đạo e sợ nguy cơ động loạn. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Từ 1992 đến 2002, dưới sự lãnh đạo của Giang Trạch Dân, Lý Bằng và Chu Dung Cơ, Trung Quốc tiếp tục đổi mới và còn được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Năm 2002 đó, Tổng sản lượng kinh tế xứ này ở quãng một ngàn 450 tỷ Mỹ kim và lợi tức bình quân một đầu người đã vượt cái ngưỡng trung bình của ngàn Mỹ kim. Đấy là di sản mà thế hệ Hồ-Ôn tiếp nhận được từ thế hệ trước. Và từ trình độ kinh tế của nước Anh, họ vượt qua nước Đức rồi nước Nhật và trở thành nền kinh tế hạng nhì thế giới kể từ năm 2010 với Tổng sản lượng tăng gấp năm lần, nay đã vượt bẩy ngàn 250 tỷ đô la.
- Nhưng trong di sản họ tiếp nhận, các khó khăn kế thừa từ địa dư hình thể và từ chiến lược phát triển theo kiểu Đông Á - chủ yếu là lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng – đã ngày càng tỏ lộ.
- Từ địa dư hình thể, tình trạng "nhất quốc tam kinh", một quốc gia có ba nền kinh tế, đã đặt ra bài toán phát triển cân đối cả ba khu vực địa dư. Đó là 1) vùng duyên hải, 2) các tỉnh lạc hậu bị khóa trong lục địa và 3) cả khu vực hoang vu bát ngát trong vùng biên trấn. Thế hệ Giang-Chu có phát động kế hoạch "Tây Bộ Đại Khai Phát" để đầu tư vào sáu tỉnh và năm đặc khu tự trị ở bên trong mà không thành. Thế hệ Hồ-Ôn càng thấy ra mối nguy của chiến lược hướng ngoại để xuất khẩu kiểu Đông Á mà họ tiếp nhận từ Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân. Chỉ vì các tỉnh duyên hải mở ra buôn bán với bên ngoài càng bỏ xa các tỉnh lạc hậu bên trong.
Thế hệ trước để lại gì
Một người đàn ông đang nhìn các bức chân dung của cựu lãnh đạo Trung Quốc (từ trái sang) Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ khi ông đi ngang qua một studio ở Bắc Kinh vào ngày 06 tháng 11 năm 2012. AFP
Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì một mặt, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong 10 năm qua và vượt xa các cường quốc kinh tế đi trước như Anh, Đức, Nhật. Mặt khác, họ càng phát triển lại càng đào sâu những dị biệt bên trong xuất phát từ địa dư hình thể lẫn chiến lược phát triển hướng ra ngoài. Thế hệ Hồ-Ôn đã làm những gì và có thành công không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là từ năm 2003, họ chủ trương tập trung quyền lực kinh tế và chính trị về trung ương để tái phân bố lại phương tiện cho các tỉnh nghèo thay vì để các đảng bộ địa phương có quá nhiều quyền hành và sáng kiến và gây ra tình trạng phát triển bất công và không cân đối.
- Một cách cụ thể thì có hai kế hoạch. Họ tính khôi phục vùng Đông Bắc với ngành công nghiệp nặng bị tàn tạ mà họ gọi là "Chấn Hưng Đông Bắc Lão Công Nghiệp Cơ Địa" gồm ba tỉnh của khu vực xưa gọi là Mãn Châu và một phần của Nội Mông. Tham vọng kia là phát triển sáu tỉnh trung bộ mà họ gọi là "Kế Hoạch Quật Khởi Trung Bộ". Hai kế hoạch này đi cùng yêu cầu phát triển hài hòa và tái phân lợi tức là những chủ điểm của chiều hướng cải cách trong tinh thần chuyển lượng thành phẩm mà Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo muốn tiến hành. Rốt cuộc thì cũng không xong và gánh họa đó đang được trao cho thế hệ mới.
Vũ Hoàng: Theo như ông nhận xét thì vì sao lại không xong?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, dưới cái vẻ tập trung quyền lực vào một tập thể và lấy quyết định theo tinh thần đồng thuận thì tập thể đó không đồng nhất vì chỉ là một tập hợp của nhiều phe nhóm quyền lợi khác nhau. Họ chỉ đồng thuận ở mẫu số chung nhỏ nhất, là thay đổi những gì không xâm phạm vào quyền lợi riêng. Những gì có thể đi ngược quyền lợi thì bị cản trở hay phá ngay từ bên trong. Đấy là nguyên nhân cốt lõi nhất nằm trong bản chất chính trị của chế độ.
- Thứ hai, sau khi củng cố được quyền lực từ Đại hội 16 để dám đưa ra những yêu cầu lớn lao hơn sau Đại hội 17 vào năm 2007 thì họ lại gặp mối họa ngoại nhập. Đó là vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và nạn Tổng suy trầm toàn cầu 2008-2009. Khi đó, bài toán mà Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đưa ra là hãy tạm hãm đà tăng trưởng để cải cách cơ chế, bài toán đó trở thành bất khả vì đà tăng trưởng có thể sụt giảm nặng hơn dự tính. Kết quả thì thay vì nhắm vào phẩm chất của tăng trưởng, họ lại trở về mục tiêu nguyên thủy là tăng trường bằng mọi giá. Cuối năm 2008, lãnh đạo Trung Quốc ào ạt tăng chi và bơm tím dụng để kích thích kinh tế hầu bù đắp vào sự thiếu hụt của xuất khẩu vì tình trạng đình trệ đồng loạt của các thị trường Âu-Mỹ-Nhật.
Di sản mà Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đang nhận lãnh là một hệ thống chính trị không có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế của một quốc gia quá phức tạp.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Một chỉ tiêu cải cách mà họ đề ra là nâng cao khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa để bớt lệ thuộc vào thị trường quốc tế và nhất là cho cuộc sống của người dân được dễ thở hơn, chỉ tiêu đó không thành. Trong khi ấy, thế giới lại trầm trồ ngợi khen đà tăng trưởng ngoạn mục của kinh tế Trung Quốc khi các nước công nghiệp tiên tiến đều suy trầm và Trung Quốc vượt qua Nhật Bản! Đây là một nghịch lý che giấu những vấn đề chúng ta có thể gọi là mới.
Vũ Hoàng: Hậu quả là thế hệ lãnh đạo mới ngày nay lại cùng lúc gặp các vấn đề muôn thuở lẫn những vấn đề mà ông gọi là mới. Đó là loại vấn đề gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, dị biệt về lợi lức và nhất là về nhận thức giữa các thành phần dân chúng tại thôn quê và thành thị lẫn các địa phương bên trong và bên ngoài tiếp tục đào sâu. Trong khi ấy, đa số dân chúng đã thấy ra và bất mãn vì tình trạng bất công và tệ nạn tham nhũng. Họ biểu tình phản đối ngày một đông làm lãnh đạo e sợ nguy cơ động loạn. So với tình hình của 10 năm trước thì nguy cơ này đã thành trầm trọng hơn. Huống hồ, nhu cầu kích thích kinh tế bằng công chi và tín dụng lại thổi lên bong bóng đầu cơ và chất thêm một núi nợ cao tới chừng nào và bên trong bị ung thối ra sao thì chưa ai biết.
- Cùng vấn đề xã hội có đặc tính bất công đó còn có mâu thuẫn chính trị giữa hai quan điểm. Một số lãnh đạo và đảng bộ các địa phương có giao tiếp với bên ngoài thì muốn Trung Quốc phải tăng trưởng mạnh và tiếp tục hội nhập vào môi trường quốc tế để có thể cạnh tranh thắng lợi với các quốc gia đã công nghiệp hóa. Một số lãnh đạo khác lại chủ trương là phải ưu tiên cải cách để thăng tiến nông thôn và các tỉnh nghèo, và tài nguyên thu thập được từ các tỉnh hướng ngoại và các thành phố phải được san xẻ để có được mạng lưới an sinh xã hội cho dân nghèo, nếu không thì loạn to.
Nhiều vấn đề nan giải
Một người phụ nữ soi bóng dưới một vũng nước lớn tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 05 tháng 11 năm 2012. AFP photo
Vũ Hoàng: Như vậy, có phải là hai quan điểm đối nghịch đó trên thượng tầng và những bất ổn ở bên dưới đang là thách thức mới cho thế hệ lãnh đạo thứ năm hay chăng?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng ngoài yếu tố thuộc về cá tính và tội ác trong gia đình của viên Bí thư Trùng Khánh là Bạc Hy Lai, vụ khủng hoảng chính trị này ít nhiều là biểu hiện của mâu thuẫn về quan điểm và chiến lược trên thượng tầng lãnh đạo. Đáng chú ý hơn cả là vụ khủng hoảng lại là cơ hội tranh đoạt quyền bính giữa các phe phái để cài người vào trong Bộ Chính trị và đưa người vào Thường vụ. Đằng sau, các thái thượng hoàng tiếp tục tác động vào khả năng xoay chuyển của thế hệ lãnh đạo đang lên mà không dứt khoát nổi về chiến lược đối phó với tình trạng nguy ngập mà cả Hồ Cẩm Đào lẫn Ôn Gia Bảo cùng xác nhận từ năm ngoái. Đó là kinh tế gặp tình trạng bất công, bất ổn, thiếu cân đối và không bền vững.
- Chính là trong bối cảnh chính trị bất trắc đó ở bên trong, người ta còn thấy ra một vấn đề khác từ bên ngoài. Đó là khối kinh tế công nghiệp hóa là Hoa Kỳ, Âu Châu và Nhật Bản sẽ còn mất nhiều năm sa sút để giải quyết các vấn đề nội tại. Nghĩa là nguy sơ tổng suy trầm lại có thể tái diễn, chứ tình trạng chung không được sáng sủa như mấy năm trước.
Vũ Hoàng: Như vậy, quả là di sản kinh tế mà thế hệ thứ năm đang nhận lãnh có quá nhiều vấn đề nan giải, có phải vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra di sản mà Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đang nhận lãnh là một hệ thống chính trị không có khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế của một quốc gia quá phức tạp. Và vì môi trường quốc tế không còn thuận lợi, các vấn đề kinh tế này càng trở thành trầm trọng hơn vào những năm tới. Trong hoàn cảnh đó việc cải tổ và chuyển hướng để thoát cơn khủng hoảng do thế hệ trước để lại quả là cái gân khó nhá.
Vũ Hoàng: Xin trân trọng cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về cuộc trao đổi này.
Hu Jintao says no end to one-party rule
(Financial Times)-In a hall packed with elderly retired party leaders Chinese President Hu Jintao on Thursday insisted there would be no change to one-party rule, as he unveiled a series of economic targets to be met by the next generation of leaders
China's Hu says graft threatens state, party must stay in charge
BEIJING (Reuters) - Outgoing Chinese President Hu Jintao warned on Thursday that corruption threatens the ruling Communist Party and the state, but said the party must stay in charge as it battles growing social unrest.
(Financial Times)-In a hall packed with elderly retired party leaders Chinese President Hu Jintao on Thursday insisted there would be no change to one-party rule, as he unveiled a series of economic targets to be met by the next generation of leaders
China's Hu says graft threatens state, party must stay in charge
BEIJING (Reuters) - Outgoing Chinese President Hu Jintao warned on Thursday that corruption threatens the ruling Communist Party and the state, but said the party must stay in charge as it battles growing social unrest.
-China's leadership challenge in new era: douse "inequality volcano" YANGCHANG, China (Reuters) - In the mountain village of Yangchang in the backwater province of Guizhou in southwestern China, the roof of the Yang family home is cracked and about to cave in, held upright only by a few rickety tree trunks.
Tuổi Trẻ
Trung Quốc đối mặt với thách thức chưa từng có. TTO - "Đối mặt với cơ hội phát triển cùng thách thức chưa từng có”. Đó là phát biểu của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào tại phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần 18 ở thủ đô Bắc ...
Trung Quốc sắp có tên lửa đạn đạo trên tàu ngầmTiếng nói nước Nga
Trung Quốc triển khai vũ khí hạt nhân với tàu ngầmVietnam Plus
TBT Trung Quốc: 'Tham nhũng có thể khiến đảng sụp đổ'VietNamNet
--80% thị dân Trung Quốc muốn cải tổ chính trị- Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18: Người trẻ Trung Quốc mong gì? (TT). – Lãnh đạo TQ đối mặt thách thức chưa từng thấy (DĐDN). – Trung Quốc không khoan dung bất kỳ hình thức tham nhũng nào (LĐ). – PHÔNG ĐẠI HỘI ĐCS TRUNG QUỐC LẦN THỨ 18 KHÔNG CÓ ẢNH CÁC ÔNG: MARX, LÊ NIN VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG(CRI/ Phạm Viết Đào). – Bùi Mẫn Hân – Vương triều Trung Quốc đang gặp rắc rối(Phạm Nguyên Trường). – Cách mạng là gì? (Zetamu).
Tám trong mười người dân Trung Quốc muốn cải cách chính trị
DCVOnline – Tin AFP
Cuộc thăm dò được tờ Toàn cầu Thời báo công bố cho thấy 81 phần trăm dân số ở bảy thành phố lớn cho hay là họ ủng hộ sự cải cách chính trị.
DCVOnline – Tin AFP
Cuộc thăm dò được tờ Toàn cầu Thời báo công bố cho thấy 81 phần trăm dân số ở bảy thành phố lớn cho hay là họ ủng hộ sự cải cách chính trị.
Bắc Kinh – Tám trong mười người dân Trung Quốc muốn cải cách chính trị, theo một cuộc thăm dò được một tờ báo nhà nước công bố hôm thứ Tư ngày 7 tháng Mười Một, bài báo này dặm thêm vào những cuộc kêu gọi hiện ngày càng nhiều đòi hỏi một sự thay đổi xảy ra ngay trước cuộc chuyển giao quyền lực và lãnh đạo mười năm mới có một lần.
Cuộc thăm dò được tờ Toàn cầu Thời báo công bố cho thấy 81 phần trăm dân số ở bảy thành phố lớn cho hay là họ ủng hộ sự cải cách chính trị, với 66 phần trăm người được hỏi cảm nhận là nhà nước cần được người dân kiểm soát nhiều hơn.
Tờ Toàn cầu Thời báo liên kết với tờ Nhân dân Nhật báo, vốn là tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và cái quyết định cho công bố kết qủa cuộc thăm dò này tuồng ngụ ý cho thấy đảng đang ghi nhận những cuộc kêu gọi cải cách này, và được nhìn thấy như thế.
Nhưng trong lúc lãnh đạo đảng thường ăn nói đãi bôi về một vài cải cách chính trị trong tương lai, họ luôn kiểm soát quyền lực với bàn tay sắt và một nền dân chủ đa đảng là chuyện không bao giờ được nhắc đến.
Đảng cộng sản Trung Quốc hôm thứ Năm này sẽ bắt đầu khai mạc đại hội đảng xảy ra năm năm một lần, là biến cố chính trị quan trọng nhất trong nước, lần đại hội đảng năm này sẽ cho trình làng một dàn lãnh đạo mới cho thập niên tới.
Nhưng đảng đã và đang đối diện với những kêu gọi đòi cải cách để ngăn chận tham nhũng ngày càng gia tăng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, kinh tế Trung Quốc của ba tháng gần đây giảm xuống thấp nhất kể từ năm 2009.
Trong lúc người Mỹ đã bầu tổng thống Barrack Obama cho nhiệm kỳ thứ hai, thì tờ Toàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc đã không nói rõ loại cải cách nào mà những người được thăm dò đã trả lời.
Tuy nhiên, tờ báo nói 69.3 phần trăm của người được thăm dò cảm nhận là phương cách chống tham nhũng cần được tăng cường.
Qua cuộc đại hội đảng này, người ta cho rằng ông Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ chuyển giao quyền lực cho ông phó chủ tịch Tập Cận Bình vài trò lãnh đạo đảng. Và như thế, ông Bình sẽ được gọi là chủ tịch mới của Trung Quốc vào đầu năm tới.
Một số thành phần trong đảng đang cầm quyền có khuynh hướng ủng hộ một số cải cách chính trị nào đó để bào chữa và bênh vực cho tính chính đáng của đảng, nhưng chính xác nội bộ đảng đang bàn luận gì thì vẫn chưa ai biết vì tính bí mật thâm căn cố đế của đảng cộng sản Trung Quốc.
Những nhà phân tích thời cuộc nói áp lực đến từ chỗ người ta tin rằng ông Hồ Cẩm Đào đã thất bại trong việc ban hành những cải cách chính trị và kinh tế cần thiết để bảo đảm sự phát triển bền vững và ổn định xã hội.
Giới trí thức có uy tín trong xã hội cũng đã gia tăng việc kêu gọi cho sự cải cách trong những tháng gần đây.
Sau tham nhũng, những người được thăm dò bởi tờ Toàn cầu Thời báo xếp loại chuyện khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và hệ thống an sinh xã hội không thích hợp là những vấn đề lớn lao nhất của Trung Quốc.
Một cuộc thăm dò khác được báo chí nhà nước thực hiện hôm thứ Ba nói là hầu hết người dân Trung Quốc cho rằng khoảng cách giàu nghèo là vấn đề chính của Trung Quốc.
© DCVOnline
Cuộc thăm dò được tờ Toàn cầu Thời báo công bố cho thấy 81 phần trăm dân số ở bảy thành phố lớn cho hay là họ ủng hộ sự cải cách chính trị, với 66 phần trăm người được hỏi cảm nhận là nhà nước cần được người dân kiểm soát nhiều hơn.
Tờ Toàn cầu Thời báo liên kết với tờ Nhân dân Nhật báo, vốn là tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và cái quyết định cho công bố kết qủa cuộc thăm dò này tuồng ngụ ý cho thấy đảng đang ghi nhận những cuộc kêu gọi cải cách này, và được nhìn thấy như thế.
Nhưng trong lúc lãnh đạo đảng thường ăn nói đãi bôi về một vài cải cách chính trị trong tương lai, họ luôn kiểm soát quyền lực với bàn tay sắt và một nền dân chủ đa đảng là chuyện không bao giờ được nhắc đến.
Đảng cộng sản Trung Quốc hôm thứ Năm này sẽ bắt đầu khai mạc đại hội đảng xảy ra năm năm một lần, là biến cố chính trị quan trọng nhất trong nước, lần đại hội đảng năm này sẽ cho trình làng một dàn lãnh đạo mới cho thập niên tới.
Nhưng đảng đã và đang đối diện với những kêu gọi đòi cải cách để ngăn chận tham nhũng ngày càng gia tăng và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, kinh tế Trung Quốc của ba tháng gần đây giảm xuống thấp nhất kể từ năm 2009.
Trong lúc người Mỹ đã bầu tổng thống Barrack Obama cho nhiệm kỳ thứ hai, thì tờ Toàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc đã không nói rõ loại cải cách nào mà những người được thăm dò đã trả lời.
Tuy nhiên, tờ báo nói 69.3 phần trăm của người được thăm dò cảm nhận là phương cách chống tham nhũng cần được tăng cường.
Qua cuộc đại hội đảng này, người ta cho rằng ông Chủ tịch Hồ Cẩm Đào sẽ chuyển giao quyền lực cho ông phó chủ tịch Tập Cận Bình vài trò lãnh đạo đảng. Và như thế, ông Bình sẽ được gọi là chủ tịch mới của Trung Quốc vào đầu năm tới.
Đổi mới Nguồn ảnh: OntheNet |
Một số thành phần trong đảng đang cầm quyền có khuynh hướng ủng hộ một số cải cách chính trị nào đó để bào chữa và bênh vực cho tính chính đáng của đảng, nhưng chính xác nội bộ đảng đang bàn luận gì thì vẫn chưa ai biết vì tính bí mật thâm căn cố đế của đảng cộng sản Trung Quốc.
Những nhà phân tích thời cuộc nói áp lực đến từ chỗ người ta tin rằng ông Hồ Cẩm Đào đã thất bại trong việc ban hành những cải cách chính trị và kinh tế cần thiết để bảo đảm sự phát triển bền vững và ổn định xã hội.
Giới trí thức có uy tín trong xã hội cũng đã gia tăng việc kêu gọi cho sự cải cách trong những tháng gần đây.
Sau tham nhũng, những người được thăm dò bởi tờ Toàn cầu Thời báo xếp loại chuyện khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn và hệ thống an sinh xã hội không thích hợp là những vấn đề lớn lao nhất của Trung Quốc.
Một cuộc thăm dò khác được báo chí nhà nước thực hiện hôm thứ Ba nói là hầu hết người dân Trung Quốc cho rằng khoảng cách giàu nghèo là vấn đề chính của Trung Quốc.
© DCVOnline
Nguồn:
(*) Eight in 10 Chinese want political reform: survey. Agence France-Presse, 7 November 2012
(*) Eight in 10 Chinese want political reform: survey. Agence France-Presse, 7 November 2012