Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Buông lỏng và chèn lấn Tiền đâu giải quyết nợ xấu?

Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời diễn ra hồi tháng 8, dù Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đã từng khẳng định không có chuyện Nhà nước lấy tiền ngân sách để cứu doanh nghiệp (DN)”. Tuy nhiên, với diễn biến thời gian qua thì có thể thấy: Nếu cứ để các ngân hàng thương mại và DN loay hoay tự xử lý vấn đề nợ xấu thì số lượng DN không có vốn sản xuất kinh doanh phải dừng hoạt động, phá sản sẽ tiếp tục gia tăng.


Doanh nghiệp đang rất cần vốn để khôi phục sản xuất
Ảnh: Hoàng Long 

Phát hành trái phiếu cứu DN

Thực tế thì, nếu không có một cơ quan đủ mạnh đứng ra để giải quyết nợ xấu thì "cục máu đông” này sẽ không được thông và cuối cùng DN sẽ lãnh đủ, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH Phan Văn Quý khẳng định. Theo ông Quý (người hiện tại đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần tập đoàn Thái Bình Dương), đến thời điểm này rất cần Chính phủ "ra tay” cứu các DN. Bởi nếu chưa tìm được giải pháp để giải quyết nợ xấu thì các dòng tiền trong ngân hàng không thể lưu thông được, trong khi DN lại mỏi mòn chờ nguồn vốn.

Không thể dùng tiền ngân sách để giải quyết nợ xấu vì ai cũng biết trong giai đoạn hiện tại việc cân đối ngân sách là rất khó khăn. Hơn nữa, tiền từ ngân sách là tiền thuế của dân, mà tiền thuế của dân muốn chi vào bất kỳ việc gì phải nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Vì vậy, cần phải tìm ra một giải pháp khác để cứu DN, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, ông Vũ Viết Ngoạn khẳng định. Giải pháp khác, theo ông Ngoạn, đó là học kinh nghiệm của các nước về cách họ giải quyết nợ xấu. "Kinh nghiệm của các nước trong trường hợp này là Chính phủ phải đứng ra can thiệp. Khi Chính phủ bỏ tiền ra xử lý nợ xấu cho cả hệ thống ngân hàng cũng như của toàn bộ nền kinh tế thì sau một thời gian, khi nền kinh tế phục hồi lên được thì tài sản Chính phủ đứng ra mua lại có thể bán đi để thu hồi lại nợ. Thông qua các công ty mua bán nợ, Chính phủ có thể can thiệp để mua lại nợ, giúp DN xử lý được khó khăn và khôi phục lại mối quan hệ tài chính tín dụng giữa ngân hàng và DN”, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia bày tỏ.

Chưa minh bạch khó giải quyết được "cục máu đông” 

Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thể hiện mối lo lắng về "nợ xấu gia tăng, xử lý còn chậm và còn nhiều khó khăn”. Trình bày trước Quốc hội và cử tri cả nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập đến "tiến trình tái cơ cấu đầu tư, DN nhà nước, thị trường tài chính, ngân hàng thương mại đang ở giai đoạn đầu, còn nhiều khó khăn, cần có quyết tâm cao, nguồn lực cần thiết và lộ trình thích hợp”. Nhưng nguồn lực cần thiết này là bao nhiêu và sẽ lấy từ đâu?- câu hỏi ấy vẫn còn bỏ ngỏ.

Chia sẻ với Chính phủ về các giải pháp để giải quyết "cục máu đông” nợ xấu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương Võ Trí Thành cho rằng, không dễ tìm ra giải pháp để giải quyết nợ xấu khi mà dư luận xã hội đang tạo áp lực bắt các cơ quan chức năng phải giải trình, giải quyết có hiệu quả các khoản nợ xấu. Theo ông Thành, chỉ một cách duy nhất làm hài lòng dư luận là phải giải trình minh bạch. Xử lý nợ xấu cần phải có một chế định gắn với một khuôn khổ pháp lý đầy đủ sức lực và quyền hạn thực hiện, đồng thời với một cơ chế minh bạch thông tin cũng như cơ chế giám sát, hỗ trợ đúng đắn nhất. 

TS. Trần Du Lịch cũng cho rằng, việc giải quyết nợ xấu là một vấn đề hệ trọng của Chính phủ và nền kinh tế hiện nay, đồng thời nó đồng hành với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có tái cấu trúc hệ thống tài chính, các ngân hàng thương mại. Để giải quyết nợ xấu, trước hết Ngân hàng Nhà nước phải công khai rõ ràng, hiện nay nợ xấu, theo tiêu chuẩn Việt Nam là bao nhiêu? Đặc biệt không thể để tồn tại hiện tượng ngân hàng thương mại nói 4% mà Ngân hàng Nhà nước lại nói 8%. Không chỉ có vậy, cần làm rõ nợ xấu tồn tại ở những khu vực nào, lĩnh vực nào, thực chất là bao nhiêu. Sau khi công khai rõ ràng và đúng sự thực con số nợ xấu, cần phải có quy định yêu cầu các ngân hàng thương mại phải trích lập quỹ dự phòng nợ xấu. Mặt khác, phải có sự giám sát độc lập, chặt chẽ quá trình giải quyết nợ xấu cũng như có chế tài mạnh xử lý các ngân hàng giấu nợ xấu theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu tập trung quyết liệt xử lý nợ xấu thì hết quý II-2013  kinh tế Việt Nam sẽ có chuyển biến tích cực, và năm tới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5%. Tuy nhiên muốn làm được điều này nhiều ý kiến cho rằng: Chính phủ cần thành lập một Ủy ban giải quyết nợ xấu bao gồm đại diện của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ: Tài chính, Xây dựng, Công thương, Công an…Theo đó, Ủy ban giải quyết nợ xấu sẽ hình thành một Công ty mua bán nợ, hoạt động dưới sự giám sát độc lập của các Ủy ban chuyên trách của QH để giải quyết vấn đề nợ xấu.


-- Tiền đâu giải quyết nợ xấu? (ĐĐK).. – Việt Nam ‘sẽ tập trung vào cải tổ’ (BBC).- Chính phủ quyết đẩy nhanh xử lý nợ xấu (ĐTCK).-- Chia sẻ kinh nghiệm xử lý nợ xấu (Petrotimes).
- Phó chủ tịch UBKT Quốc hội: Doanh nghiệp chết thì ngân hàng cũng phải cùng chết (CafeF).
- “Nóng” vấn đề xử lý nợ xấu bất động sản (CafeLand). – Đấu giá BĐS: Doanh nghiệp mở “đường máu”(DNSG). – Tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp chuyển trụ sở về nhà (VNE).
- 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất (SGGP).
- Doanh nghiệp miền Bắc chi hối lộ cao hơn miền Nam (CafeF/PLTP).
- Việt Nam vào top 25 thị trường chứng khoán tăng tốt nhất 2012 (VnEco). – Giảm lãi suất, chứng khoán có khởi sắc? (ĐTCK).
- Gắn máy in tự động chống gian lận cho 500 cây xăng (Infonet).
- Nhiều mặt hàng tồn kho đã về mức an toàn (SGGP).
- Khai thác biển: Năng suất, chất lượng ngày càng thấp (LĐ).
- Cá lại chết trắng sông Chà Và (LĐ).
- Kẻ thù của DN và người tiêu dùng (DĐDN).
- Gặp sức mua lớn, áo phao “cháy hàng” vì trời lạnh (TTXVN). – Chợ đêm miền Tây ế ẩm (TT).- ƠN ĐẢNG ĐƯA ĐƯỜNG, CHỈ LỐI (!) (Bùi Văn Bồng).
- Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với TP.HCM (TTXVN).
- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm, làm việc tại Ninh Bình, Hà Nam: Phấn đấu đưa các BV thành BV vệ tinh hiện đại trong khu vực (SK&ĐS).
- “Phải sống để trả lãi ngân hàng” (SGTT). - Nợ lương, tăng giá: Công nhân đói lòng (Vef). - Lương hưu không đáp ứng đủ nhu cầu tuổi già (LĐ).
- Phạt nhà máy đóng tàu trên 485 triệu đồng (TN).- Giảm chi phí đầu tư các tuyến cao tốc: Có đảm bảo chất lượng công trình? (TT). - Buộc phải ghi đúng giá mua bán nhà, đất (PLTP). – Bất cập trong bình xét hộ nghèo tại Hà Nội: Nhà 2 tầng khang trang, thu nhập 10 triệu đồng/tháng vẫn… nghèo! (DV).- Đề xuất tăng phí sử dụng hè, lề đường trông giữ ô tô (TP). - Tôi khẳng định: Không thu được phí xe máy! (Kiến thức). - Ô tô dưới 10 chỗ đóng phí sử dụng đường bộ 130.000 đồng/tháng (DV).
- Trên 736 tỷ đồng bị tạm dừng thanh toán (SGGP). - Vụ chợ Tân Hiệp, Đồng Nai: “Lấn cấn” tiền của Nhà nước (LĐ).
- Biểu dương Thiếu tá Công an liêm khiết (CAND/ DT). – Nhận vài chục ngàn, CSGT có tham nhũng? (NLĐ).
- Truy tố cán bộ ngân hàng chiếm đoạt, lừa đảo tiền tỉ (TN). - Khiển trách nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ngãi (TN). – PHÚ QUỐC (KIÊN GIANG): Khởi tố nguyên bí thư kiêm chủ tịch xã Cửa Cạn (PLTP).
Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến đúng hướng (VOV).
- Chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2013 khoảng 5,5% (TN/TTXVN).
- Công bố đề án tái cơ cấu thị trường tài chính (PLTP).
- Độc quyền vàng miếng SJC và ẩn số tỷ giá (SGTT). - Có hay không việc lách huy động vàng? (PLTP).
- Phân loại doanh nghiệp bảo hiểm để tái cấu trúc (TTXVN). - Các tập đoàn phải thoái vốn ngành bảo hiểm (TT).
- Ông Bùi Kiến Thành: Vốn cho doanh nghiệp dưới góc nhìn chuyên gia kinh tế (VnEconomy). - Sẽ giảm lãi suất cho vay (TN). - Lãi suất cho vay nhiều khả năng hạ (DV). – Sắp hạ lãi suất cho vay về 10%? (VEF). - Thù lao bạc tỷ của các chủ ngân hàng lao dốc (VTC). -
Các DN nộp thuế ‘khủng nhất’ (TP).
- Làm không lương để… chờ thời (SGTT).
- DN ưu tư trước kế hoạch kinh doanh 2013 (ĐTCK). - Dự báo mức tăng lương khối doanh nghiệp giảm (DV). - Ngành tài chính dẫn đầu về tỉ lệ nghỉ việc (LĐ).
- Xuất khẩu cần thận trọng trước phòng vệ thương mại (VOV). - Việt Nam xuất khẩu 1 triệu tấn caosu thiên nhiên (LĐ).
- Dầu khí dồn sức đẩy mạnh sản xuất (Đầu tư).
- Sẽ tính giá điện theo thời gian sử dụng? (KP).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 5: Nuôi cá xứ lạnh (TN). - Kiểm soát chặt việc nuôi chồn nhung đen (DV).
- Chuyển giao cảng Năm Căn cho công ty tư nhân (TN).
- Người lao động Việt Nam ở Malaysia: Phấn khởi vì được tăng lương sớm! (SGTT).
- TPHCM: Giá đất không tăng trong năm tới (DT).
- EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (TBKTSG).


-Buông lỏng và chèn lấn (NVP)-Mỗi khi nói đến những yếu kém của khu vực kinh tế nhà nước, người ta thường quên vai trò của các bộ, ngành được giao làm đại diện chủ sở hữu các doanh nghiệp nhà nước. Giả thử các nơi này chỉ cần làm đúng chức trách được giao, tuân thủ nghiêm khắc các quy định sẵn có, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng không đến nỗi lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất như bây giờ.
Lấy ví dụ, theo Thông tư 242/2009 hướng dẫn thi hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước… không được tự ý vay vốn làm cho hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ vượt quá ba lần mà phải báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước xem xét quyết định.
Thế nhưng, theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của 91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2011, có đến 30 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó có 8 tập đoàn, tổng công ty trên 10 lần! Chẳng hạn, Tổng công ty đầu tư phát triển Đường cao tốc vay nợ đến 56,47 lần so với vốn, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 - 21,85 lần, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - 15,07 lần! Báo cáo không nói là một khi tỷ lệ này vượt ba lần như quy định, các bộ, ngành làm đại diện chủ sở hữu có nhắc nhở gì các tập đoàn, tổng công ty hay không, họ quyết định cho vay vượt mức như thế nào và có báo cho Bộ Tài chính theo quy định hay không.
Để tránh nợ nần chồng chất, Thông tư 242 quy định công ty nào không được phép huy động vốn vượt mức ba lần như nói ở trên nhưng liên tục hai năm liền có hệ số nợ phải trả vượt vốn điều lệ ba lần thì phải có kế hoạch cơ cấu lại nguồn vốn như điều chỉnh vốn điều lệ, chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính, đa dạng hóa sở hữu các đơn vị thành viên, thu hồi vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính hoặc kém hiệu quả. Liệu đã có tập đoàn, tổng công ty nào trong 30 đơn vị nói trên bị yêu cầu thực hiện những biện pháp này? Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ báo cáo với Quốc hội nhưng liệu trước đó đã có biện pháp yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng theo tinh thần Thông tư 242?
Vì sự buông lỏng này, tình hình nợ nần ở các tập đoàn, tổng công ty đã lên đến mức báo động. Năm 2011, tổng số nợ phải trả của tập đoàn, tổng công ty là 1.292.400 tỷ đồng, tăng 18,9% so với năm 2010. Gần 1,3 triệu tỷ đồng, tức là gần bằng một nửa tổng dư nợ tín dụng của toàn nền kinh tế, chỉ ở 90 tập đoàn, tổng công ty nhà nước! Vẫn biết nợ của các doanh nghiệp bao gồm nhiều dạng như trái phiếu chứ không chỉ tín dụng ngân hàng nhưng với con số và tỷ lệ lớn như thế, còn đâu tín dụng cho các thành phần khác của nền kinh tế.
Thử nhìn vào các tập đoàn có nợ phải trả lớn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nợ phải trả 286.817 tỷ đồng; Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nợ phải trả 275.278 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam, nợ phải trả 69.577 tỷ đồng; Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, nợ phải trả 61.768 tỷ đồng; Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam, nợ phải trả 71.112 tỷ đồng, không thể nào hình dung nổi một đơn vị không thôi có số nợ bằng một phần mười tổng dư nợ của toàn nền kinh tế. Cứ lấy chi phí vay nợ thấp nhất mà tính cũng sẽ thấy rằng các đơn vị này chạy đủ tiền để trả lãi cũng đã hết sức rồi, còn đâu trả nợ gốc hay có lãi trừ phi được ưu đãi hết mức.
Chúng ta còn nhớ đã có nhiều quy định khống chế mức đầu tư ngoài ngành của doanh nghiệp nhà nước cũng như những yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải thoái dần vốn ra khỏi những nơi đã đầu tư trái ngành. Thế mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm 2011 vẫn tăng đầu tư vào các lãnh vực chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm, ngân hàng và bất động sản lên đến 23.744 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2010).
Một điểm cuối cùng cũng có thể gây bất ngờ ở nhiều người. Theo báo cáo của Chính phủ gởi Quốc hội, năm 2011, thuế thu nhập doanh nghiệp mà các tập đoàn, tổng công ty nộp cho nhà nước là 47.710 tỷ đồng (tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực doanh nghiệp nhà nước mà Bộ Tài chính công bố trong cân đối thu chi ngân sách năm 2011 là 56.265 tỷ đồng). So với tổng thu thuế thu nhập doanh nghiệp của tất cả mọi thành phần là 184.481 tỷ đồng, thì các tập đoàn, tổng công ty chỉ chiếm 25,8%. Tín dụng, đất đai, chính sách ưu đãi, nhiều nguồn lực khác, cái nào các doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm tỷ lệ cao nhưng nộp thuế thì chỉ chiếm một phần tư – có lẽ câu hỏi về hiệu quả đã có câu trả lời.-Buông lỏng và chèn lấn (NVP)

- Nợ công – Public debt (Giang Lê).. – LS Lê Như Hà: Chuyện lãi suất ngân hàng (Alan Phan).
- Giám sát sau “bấm nút” (ANTĐ).

 
Nợ công, nợ ngân hàng của Việt Nam được hé mở
Tổng nợ công theo định nghĩa quốc tế vào cuối 2011 là 128,9 tỷ USD, tổng nợ DNNN 62,1 tỷ USD bằng 55% GDP, nợ ngân hàng nội địa lên tới 121%GDP...
 
Thay lãnh đạo DNNN để tái cơ cấu (VEF 25-11-12)
Vinapco đã buôn lậu như thế nào? (PetroTimes 29-11-12)Ông Phạm Chí Dũng được tại ngoại (BBC 29-11-12)
Chống tham nhũng: Đầu voi đuôi chuột?  (Blog Bùi Văn Bồng 29-11-12)  
Báo chí ít tham nhũng nhất (PetroTimes 29-11-12) -- Nhưng tiêu cực thì có lẽ rất nhiều (nói theo thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên
Bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng đối với doanh nghiệp nhà nước (ND 29-11-12) -- Một bước tiến, ba bước lùi!

 
Tiền huy động đi đâu?
Nếu lấy tổng huy động từ đầu năm trừ đi các loại như tiền gửi NHNN, dư nợ tín dụng, dự trữ…thì vẫn dư 213.460 tỷ đồng không biết nằm ở đâu.
VietinBank cho EVN vay 6.200 tỉ đồng
(TBKTSG Online) - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ngày 29-11 đã ký kết hợp đồng tín dụng cho dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 3 với tổng số tiền là 6.200 tỉ đồng.
Quá trình tái cấu trúc ngân hàng đã khởi động nhưng những kết quả đạt được chưa thực sự nhiều. Nợ xấu vẫn là vướng mắc lớn nhất cho quá trình này.
-

Đại gia vỡ nợ, 700 công nhân ra đường
Hàng trăm lao động của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã (Công ty Thiên Mã), tại Cần Thơ sắp bị nghỉ việc vì công ty vỡ nợ 550 tỉ đồng.
Tính từ ngày 20/10 - 20/11, cả nước có khoảng 5,87 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể.

Nợ công Việt Nam 2012 ước 55,4% GDP
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, ước tính hết năm 2012, nợ công so với GDP của Việt Nam chỉ ở mức 55,4%. Chỉ số này của năm 2011 là 54,9%.
Tình hình kinh tế xã hội chuyển biến đúng hướng
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) -Ngày 29/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11. Các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2012, đồng thời đề ra giải pháp phấn ...
“Xem xét giảm lãi suất và áp trần lãi suất cho vay”VnEconomy
Thực hiện việc kiềm chế lạm phát của cả năm 2013Vietnam Plus
Nếu FTA giữa Việt Nam và EU được ký kết sẽ giúp 90% hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào EU được mức thuế đưa về 0%.
(NLĐO) - Sau một lần đến tiệm vàng đổi hai tờ 100 nhân dân tệ giả lấy tiền mặt trót lọt, Luo Zhen Bin cùng người tình chuyển hẳn sang “nghề” vượt biên giới mang tiền giả vào Việt Nam đổi lấy tiền thật.
Nguoi Viet Online
Những tuần lễ gần đây, lãi suất tài trợ địa ốc liên tục xuống thấp hơn, lập những kỷ lục thấp mới trong sự ngạc nhiên của tất cả mọi người.
Việt Nam còn có tiềm năng đạt tăng trưởng cao hơn mức dự báo 5% trong năm 2012 nếu cải cách cơ cấu kinh tế diễn ra hiệu quả.
-
Xuất hiện nạn chặt trộm đuôi trâu
An ninh thủ đô
ANTĐ - Ngày 28-11, tin từ UBND xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, Quảng Trị cho biết, con trâu cái khoảng 4 năm tuổi của vợ chồng ông Võ Viết Đốn, 58 tuổi và bà Nguyễn Thị Yến, 55 tuổi ở đội 5, thôn Phương Lang, xã Hải đã bị kẻ trộm chặt đứt đuôi. Thiếu tiền …
Sau khi lấy ý kiến góp ý về dự thảo thông tư, Bộ Tài chính cho biết từ 1/1/2013 sẽ chính thức thu phí đối với ôtô, xe máy.
Hà Nội xem xét bãi bỏ 3 loại phí
Dân Trí
(Dân trí) - Kỳ họp HĐND Hà Nội diễn ra từ ngày 3/12 đến 7/12 tới, HĐND sẽ xem xét bãi bỏ 3 loại phí (phí dự thi, dự tuyển; phí thẩm định kết quả đấu thầu; lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp).
Chưa bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND tỉnh Bình PhướcThanh Niên
Sẽ bãi bỏ 3 loại phíAn ninh thủ đô
Hà Nội “mổ xẻ” việc biến đất công viên thành sân tennis...Lao động

Tổng số lượt xem trang