Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Hà Nội: Hàng trăm người bao vây, “cấm chợ” Bát Tràng; Đà Nẵng: Dân làng Kim Liên bao vây lán trại Lilama

Hà Nội: Hàng trăm người bao vây, “cấm chợ” Bát Tràng (DT).

(Dân trí) - Vụ việc bắt đầu từ sáng nay, 5/11. Hàng trăm người dân kinh doanh trong chợ gốm làng cổ Bát Tràng (Hà Nội) đã đóng cửa quầy, ngừng kinh doanh buôn bán, tập trung tại cổng chợ, phản đối đơn vị quản lý chợ.

Các hộ kinh doanh ngừng buôn bán, quây kín cổng chợ.
Các hộ kinh doanh ngừng buôn bán, quây kín cổng chợ.

Ghi nhận của phóng viên, từ sáng sớm, rất đông người dân kinh doanh buôn bán ở chợ gốm Bát Tràng đã quây kín cổng chợ. Mọi người mang theo những tấm bìa các-tông ghi khẩu hiệu cầu cứu các cơ quan chức năng cũng như phản đối đơn vị quản lý chợ là Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng (Hapro Bát Tràng).

 

Hai tờ giấy khổ lớn ghi thông báo cáo lỗi của các hộ kinh doanh trong chợ gửi tới du khách được dán ở 2 bên cổng chợ. Theo nội dung thông báo này, nguyên nhân các hộ kinh doanh đóng cửa chợ Bát Tràng là do bức xúc trong việc mua bán các ki-ốt trong chợ. Các du khách đến chợ ngày hôm nay đều được những người tập trung ở cổng chợ giải thích, xin lỗi về sự việc và mời ra về.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, chợ gốm Bát Tràng ra đời từ năm 2004 với sự hợp tác giữa người dân làng gốm và Công ty CP Sứ Bát Tràng. Theo đó, 2 bên thống nhất đầu tư xây dựng dưới dạng hợp đồng thuê ki-ốt, phía Hapro Bát Tràng có mặt bằng được nhà nước giao sản xuất, phía người dân làng gốm góp tiền xây dựng với diện tích ban đầu là 13,5 m2.

 

Các quầy hàng được quây bạt, ngừng mọi hoạt động kinh doanh.
Các quầy hàng được quây bạt, ngừng mọi hoạt động kinh doanh.

 

Các hộ kinh doanh tại đây cho hay, do làng nghề chật hẹp, không có nơi giới thiệu sản phẩm, người dân đã hợp tác với Hapro để xây dựng chợ gốm. Đặc biệt, chỉ có người dân làng gốm Bát Tràng mới được góp vốn xây dựng và sau đó kinh doanh tại đây.

Bác Phùng Thị Phin (SN 1941, ở xóm 1, Bát Tràng), chủ một ki-ốt trong chợ gốm, cho hay, lúc đầu xây dựng, các ki-ốt đều không có cửa, không vách ngăn. Quá trình kinh doanh, các hộ dân đã tự bỏ tiền ra để xây dựng thêm và hoàn thiện nội thất từng gian hàng.

 

Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hưng bức xúc khi gian hàng mình đang kinh doanh bị đem cho đơn vị khác thuê.
Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hưng bức xúc khi gian hàng mình đang kinh doanh bị đem cho đơn vị khác thuê.

 

Sau khi kết thúc hợp đồng thuê ki-ốt 5 năm, đến nay, giữa người dân và Hapro Bát Tràng vẫn chưa thống nhất được phương án ký kết hợp đồng tiếp theo. Phản ánh của các hộ kinh doanh, trước đây, người dân ký hợp đồng thuê ki-ốt với Hapro Bát Tràng thông qua Hợp tác xã gốm sứ Bát Tràng do chính các hộ kinh doanh tại đây bầu ra. Tuy nhiên, khi thời hạn hợp đồng kết thúc, phía Hapro Bát Tràng đã ra thông báo yêu cầu các hộ kinh doanh ký hợp đồng mới trực tiếp với công ty. Giá thuê cũng được tính cao hơn so với trước kia. Không đồng tình với cách làm mới của Hapro Bát Tràng, các hộ kinh doanh trong chợ vẫn chưa ký hợp đồng mới.
Sự việc bắt đầu “nóng” từ ngày 26/10 vừa qua, 5 hộ kinh doanh trong chợ nhận được thông báo từ Công ty Cổ phần Đồng Tiến Thành (trụ sở tại quận Ba Đình, Hà Nội) về việc Công ty Đồng Tiến Thành đã ký hợp đồng thuê 5 ki-ốt mà 5 hộ đang kinh doanh.

“Họ thông báo ngày 5/11 chúng tôi phải dọn hàng đi, nếu không dọn họ sẽ cho người đến dọn.” - nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hưng (SN 1954), Phó Ban quản lý chợ, một trong 5 chủ ki-ốt trên, bức xúc cho biết.

 

Người dân muốn giữ gìn, phát triển thương hiệu chợ gốm làng cổ Bát Tràng.
Người dân muốn giữ gìn, phát triển thương hiệu chợ gốm làng cổ Bát Tràng.

 

Điều khiến các hộ kinh doanh trong chợ gốm bức xúc, lo lắng là ngày 2/11, hơn 50 đối tượng “đầu gấu” kéo đến chợ, đe dọa, khủng bố tinh thần người dân từ 11h trưa đến 17h chiều.
Sáng nay 5/11, toàn bộ các hộ kinh doanh trong chợ gốm Bát Tràng đã đồng loạt đóng cửa, tập trung tại cổng chợ, phản đối cách làm của Hapro Bát Tràng. Khi sự việc xảy ra, lực lượng công an sở tại đã có mặt, đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Không có xô xát hay bất cứ va chạm đáng tiếc nào xảy ra trong suốt buổi sáng nay.
Chiều nay, một cuộc họp giữa đại diện các hộ kinh doanh trong chợ với Hapro Bát Tràng và chính quyền địa phương đã diễn ra. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến bạn đọc những thông tin mới nhất về vụ việc trên.

Tiến Nguyên

Ông Nguyễn Bá Thanh bảo chính phủ đừng có đụng đến ông! “Sửa luật chứ không chỉnh nghị quyết của Đà Nẵng” (PLTP 1-11-12)..-Đà Nẵng: Dân làng Kim Liên bao vây lán trại Lilama

TTO - Một thanh niên của làng Kim Liên (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) bị công nhân Công ty Lilama 45-3 đánh gãy tay vào chiều 4-11, sau đó nhiều dân làng kéo đến bao vây lán trại của công ty này.

Theo người dân Kim Liên, lúc 16g30 ngày 4-11, anh Nguyễn Đức Nghĩa (20 tuổi, trú tại P.Hòa Hiệp Bắc) đi câu cá về thì bị các công nhân Công ty Lilama 45-3 chặn lại lấy cá. Khi anh Nghĩa không chịu đưa cá, các công nhân này đã đánh anh Nghĩa bị gãy tay, gãy nhiều răng.

Sau khi biết được anh Nghĩa bị đánh, người dân địa phương đã kịp thời đưa anh Nghĩa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng rồi ồ ạt kéo vào bao vây lán trại nơi các công nhân ở.

Lúc này, các công nhân vẫn cố thủ trong lán trại, ném vỏ chai bia tấn công lại người dân. Sự việc càng căng thẳng hơn khi người dân đã dùng gạch, đất đá ném trở lại vào lán trại.

Ông Nguyễn Hữu Thiết, phó chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho biết ngay khi nhận được tin báo của người dân, chính quyền đã huy động công an và lực lượng dân quân vào cuộc nhưng vẫn không ngăn cản được sự đối kháng giữa người dân và công nhân.

Hàng trăm công an của TP Đà Nẵng ngay sau đó đã được tăng cường phong tỏa khắp các ngả đường. Lực lượng cứu hộ hầm Hải Vân cũng được huy động để ứng phó trường hợp người dân đốt lán trại.

Đến 22g10 tối 4-11, cả ngàn người dân vẫn tiếp tục bao vây lán trại của Công ty Lilama 45-3. Lực lượng công an đã phong tỏa các đường vào lán trại, di chuyển các công nhân đi nơi khác.

Được biết, ba ngày trước, nhóm công nhân trên đã có mâu thuẫn với thanh niên làng Kim Liên.

HỮU KHÁ - TRƯỜNG TRUNG .

- Đà Nẵng: Dân làng Kim Liên bao vây lán trại Lilama (TT).- Công nhân đánh người, dân bao vây cư xá (NLĐ).  
- Kiếm đồng tiền sạch từ nơi bẩn nhất Sài thành (VNN).
Hàng trăm người đòi đập phá khu trọ công nhânVNExpress 

Thấy một thanh niên bị công nhân đánh nhập viện, người dân đã kéo đến bao vây, đòi đập phá khu ở của công nhân hơn 6 tiếng. Gần 200 cảnh sát, bộ đội, dân quân... được điều đến vãn hồi trật tự.

15h30 chiều 4/11, anh Nguyễn Đức Nghĩa (20 tuổi, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đi câu cá về ngang qua lán trại của công nhân Công ty Lilama 45.3 (trụ sở Quảng Ngãi) thì bị nhóm công nhân gây chuyện, dùng gậy đánh gẫy tay trái làm 3 đoạn, vỡ xương hàm.

Lực lượng công an được tăng cường dày đặc để trấn an người dân. Ảnh: N.Đ
Lực lượng công an được tăng cường dày đặc để trấn an người dân. Ảnh: N.Đ

Bức xúc, hơn 500 người dân mang theo gậy kéo đến khu nhà trọ của công nhân để phản đối và đòi đập phá, gây ra cảnh hỗn loạn. Cả trăm công an, bộ đội, dân quân phường được điều đến hiện trường.

Do nhóm công nhân phía trong cầm vỏ chai khiêu khích nên người dân kéo đến ngày một đông, liên tục huyên náo khiến cơ quan chức năng không kiểm soát được tình hình. Chính quyền phường phải yêu cầu lực lượng công an quận xuống hỗ trợ để tránh xảy ra sự việc đáng tiếc. Đồng thời yêu cầu lãnh đạo công ty làm việc với người dân để có cách hòa giải.

22h 30, lực lượng cảnh sát cơ động thành phố Đà Nẵng mới rời khỏi hiện trường. ẢNh: N.Đ
22h30, lực lượng cảnh sát cơ động thành phố Đà Nẵng mới rời khỏi hiện trường. ẢNh: N.Đ

20h, bất chấp sự có mặt của hơn 100 công an, cảnh sát 113, dân quân, người dân vẫn tiếp tục vây hãm khu nhà ở của công nhân, buộc công an quận phải liên hệ với công an thành phố can thiệp. 60 cảnh sát cơ động thuộc Phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động Công an thành phố Đà Nẵng mang theo bình xịt hơi cay, kính bảo vệ được điều đến. Lúc 22h30, người dân mới chịu rời hiện trường.

Một số người cho biết, lâu nay thanh niên địa phương đã xích mích với công nhân của công ty này. Sự việc như được đổ thêm dầu khi các công nhân đánh anh Nghĩa nhập viện. "Nếu công an không đến kịp thời thì chắc chắn hôm nay có án mạng", nhân chứng này nói.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Phạm Tấn Xử, Chủ tịch phường Hòa Hiệp Bắc, cho biết công an quận Liên Chiểu đã tạm giữ nhóm công nhân đánh người để điều tra. Tuy nhiên, phường vẫn cử công an cùng lực lượng dân quân tự vệ ở lại hiện trường trong đêm nay đề phòng bất trắc.

Nguyễn Đông

Công nhân vô cớ đánh người, người dân bao vây công tyDân Trí
Công nhân đánh người, dân bao vây cư xáNgười Lao Động

- Bệnh viện xin lỗi vụ kim khâu “kẹt” trong bụng sản phụ (TN).  – Suýt mất mạng vì nghe lời “thần y”(DV).  - Bé 10 tháng tuổi tử vong, người nhà “vây” bệnh viện (DT). - Bé 10 tháng tuổi tử vong, người nhà “vây” bệnh viện (NLĐ). Bao vây Bệnh viện Nhi sau khi cháu bé 10 tháng tuổi tử vong
Báo Giáo dục Việt Nam
Sau khi cháu Thư tử vong nghi ngờ cái chết của cháu Thư là do việc tắc trách của các y bác sĩ trong khi thay băng nên rất đông người nhà nạn nhân đã vây kín khu vực Bệnh viện Nhi Nghệ An. Theo thân nhân của anh Đào, cháu Thư bị nổi hạch ở cổ, sốt cao ...
Bé gái 10 tháng tuổi tử vong bất thường tại bệnh viện Nhi Nghệ AnAn ninh thủ đô
Cháu bé 10 tháng tuổi tử vong, người nhà “vây” bệnh việnDân Trí
Bé 10 tháng tuổi tử vong khi đang thay băngVNExpress
- Học sinh sẽ phải “cõng” phí đường khi tới trường? (GD&TĐ).
- Công viên Thống Nhất tiếp tục bị ‘xén’ đất làm bãi đỗ xe (Petrotimes).  - Hồ Tây: Muốn ngồi ghế đá thì phải trả tiền.
- Đổ xô mua cây sưa giống về trồng mong đổi đời (NLĐ).
- “Người cha Tây” và đàn con linh trưởng khát khao được về rừng (DV).  - Bò bị “bắt cóc” để xẻo đùi, dân nơm nớp lo (DV).
- Theo chân thợ săn báu vật rừng: Cuộc chiến ngầm (ANTG).
- Mất cân bằng giới tính có thể gây họa cho dân tộc (ND).  - Một phần từ chuyện này: Cô gái Việt bị lừa bán sang Trung Quốc (TT).
- NGỤC TRUNG KÝ SỰ (NCTG).

- Nhộn nhịp “chợ tình” trong KCN Sóng Thần (PLTP).  -  Sở Khanh “đại náo” khu công nghiệp (KP).
- Hà Nội: Sập giàn giáo, 2 công nhân rơi từ tầng 16 (DV).

 

- Không lo chậm luật khi chưa sửa Hiến pháp (VNN).
- Đại biểu Quốc hội lo ngại dự luật thủ đô nảy sinh tiêu cực (VietQ).  – Đề xuất “siết” nhập cư vào Hà Nội gây tranh cãi (VnEco).  – Siết nhập cư dễ phát sinh tiêu cực “chạy” hộ khẩu (DT).  – Đừng để trung tâm kinh tế thành trung tâm… sinh kế? (Petrotimes).  – Đất chật, sao dân vẫn đổ về Thủ đô?(VNN).
- Án tham nhũng: Giơ cao, đánh khẽ (PLTP).
- Giấy khám sức khỏe giả: Giải quyết dứt điểm, tránh hậu quả khôn lường (NĐT).
- Đại biểu QH yêu cầu làm rõ chất lạ áo ngực (VNN). Các công ty Trung Quốc tiết lộ 'chất lạ' trong áo ngực
Tiền Phong Online
Cụ thể trên trang made-in-china.com, công ty Zhaoqing Elerf, có trụ sở tại (TP.Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) đăng trên trang bán hàng trực tuyến quảng cáo về sản phẩm áo ngực của hãng này cho biết: miếng vỏ của túi chất lỏng được làm từ ...
Áo ngực giá rẻ: Hàng nội không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc!Dân Trí
Chuyện... áo ngựcTuổi Trẻ
Tạm giữ nhiều áo ngực có chứa chất lạĐài Tiếng Nói Việt Nam
- Đường trên cao: Rung rinh nhà cao tầng? (KP).
- Cứu sống người bị vết thương xuyên đầu, có dòi (NLĐ).  – Bí ẩn vụ nạn nhân có 5 cây đinh đóng trên đầu  (NĐT).
- Xe “đầu gấu” (TT).
- Hành xác “chúa sơn lâm” (NLĐ).  – Điều kỳ lạ sau những vụ tàn sát voi rừng (VNN). - Khi cán bộ xã miền núi về thủ đô “kêu cứu” (ND).

- Cảnh cáo ông chủ tịch huyện “hào phóng” (TN).
-TRẠM THU PHÍ ĐỊNH QUÁN, ĐỒNG NAI: Phó trạm cũng không biết thu cho dự án nào! (PLTP).
- Xử vượt giới hạn, nhiều án bị hủy (PLTP).
- Thuỷ điện và bài toán biến đổi khí hậu ở Việt Nam (SGTT).
- Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Có thể phải điều chỉnh lại tiến độ tổng thể (SGTT).  - Quy phạm an toàn điện hạt nhân chưa hoàn tất (VNN).
- Thái Lan muốn tăng cường quan hệ ba chiều với VN và Lào (RFA).  - Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với Lào (TN).
- Những người đàn bà Trại 5 Lam Sơn (Sống Magazine).  – Ai đem bom đạn cày nát đất Tổ (DLB).   -Bài học yêu nước qua tấm gương Ngô Đình Diệm (DLB).
- 193. VỊ ĐÔ NGỰ SỬ TRUNG THỰC, THẲNG THẮN (Việt sử ký). - Tuần làm việc thứ ba của Quốc hội: Nhiều phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp (TT). –Không lo Hà Nội lạm dụng Luật Thủ đô (VIR). – Cấm, cấm và…cấm (LĐ). – Đánh thuế ước mơ? (LĐ). –Lo ngại nảy sinh tiêu cực khi ‘siết nhập cư’ vào thủ đô (VNE).

- Gián tiếp tăng lương (VIR). – Lương: Tăng, không tăng? (LĐ).
- Về vụ “nội chiến” tại chùa Tân Khánh (Bến Tre): Mặt trận tham gia giám sát giải quyết vụ việc(ĐĐK).
- “Bắt lỗi” nguyên nhân hàng trăm căn hộ chung cư chưa được cấp sổ đỏ (DT). – Vụ tạm cư gần chục năm ở Bình Điền, quận 8: Nhận nền nhưng chưa thể cất nhà! (SGTT).
- Sắp xếp lại VinaPhone và MobiFone: VNPT khó được hưởng miễn trừ (VIR).
- Thêm một ụ nổi bỏ hoang và món nợ hàng trăm tỉ đồng (LĐ).
- Vì sao vốn đầu tư tuyến metro số 1 đội thêm 30.000 tỉ đồng? (LĐ).
- Tam giác “Béc mút” (NNVN).

- Tập trung đầu tư phát triển y tế biển, đảo (SGGP).

- Miền Tây sau 15 năm bão  Linda (TT).
- Đưa tàu cháy trên biển vào cảng sửa chữa (TT).  – Tàu HP09 bị cháy do hở đường ống dẫn dầu (TN).
- Cám cảnh gia đình người đàn bà mắc bệnh “nhà giàu” (ĐH Hà Tĩnh).
- Nước sông Đồng Nai và Sài Gòn ô nhiễm nặng (PN).
- Miền đông Hoa Kỳ tiếp tục phục hồi sau bão Sandy(VOA).  – New York hậu Sandy : Đã có điện nhưng khan xăng (RFI).  – Thanh Chung: RÁC MỸ & ĐĨ BÚT AN – NAM(Phọt Phẹt). - Biến đổi khí hậu khiến bão dữ dội hơn ? (RFI). - Mỹ thiếu điện sau bão Sandy (TP).
- Dân Peru biểu tình chống đấu bò (VOA). - GS Nguyễn Xuân Hãn “bóc” chuyện lãng phí tiền tỷ từ sách giáo khoa (GDVN).

- Mẹ chạy xe ôm nuôi con học trường quốc tế (KT).
- Bắt dạy thêm như bắt trộm: Không nên thô bạo với nhà giáo (TT).
- Thương con khổ sở chen chân cổng trường mỗi ngày (VNE).
- Nhà vệ sinh trường học mất… vệ sinh (SK&ĐS).
- Phương pháp mới cứu sống bệnh nhân bị ong đốt (TTXVN).
- Phát hiện ngôi mộ cổ thuộc triều đại Pharaoh thứ V (TTXVN).

Tổng số lượt xem trang