Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Khôi phục hình ảnh; Ông Nguyễn Tấn Dũng tự « đánh roi vào mình »

- - Một bức ảnh bên lề Đại hội 18 bị gỡ đi một cách khó hiểu (RFI).


Bức ảnh hai lãnh đạo quá cố Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương trong triển lãm, đã bí mật biến mất.
Bức ảnh hai lãnh đạo quá cố Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương trong triển lãm, đã bí mật biến mất.
AFP
Tại trung tâm báo chí phục vụ đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc khai trương cuối tuần qua, có một góc thu hút không ít sự chú ý của giới báo chí trong và ngoài Trung Quốc đến đưa tin về sự kiện. Đó là gian trưng bầy những tấm ảnh ghi lại lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc qua các kỳ đại hội Đảng từ năm 1945. Đáng chú ý hơn nữa người ta thấy hình hai gương mặt cấp tiến từng bị đảng khai trừ là ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, trong một bức ảnh ghi lại trong Đại hội 12 hồi năm 1982.
Trên bức hình, người ta thấy hình vị Tổng bí thư đảng Hồ Diệu Bang đang nói nhỏ vào tai Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, một lão làng của Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ. Phía sau, mờ hơn một chút nhưng người ta vẫn nhận ra một nhân vật nổi tiếng khác là ông Triệu Tử Dương.
Cả hai ông Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương đều được coi là những nhân vật có đầu óc cải cách. Ông Hồ từng bị cách chức vào năm 1987 vì lý do đã ủng hộ các cuộc biểu tình của sinh viên đòi dân chủ. Ông qua đời năm 1989, thời điểm phong trào đấu tranh của sinh viên Trung Quốc đòi dân chủ lên cao điểm. Ông Triệu lên kế tục cũng đã từ chối đưa chiến xa vào đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989 và sau đó cũng bị đảng thải loại ngay. Ông chết năm 2005 sau 15 năm bị quản thúc tại gia.
Đó là lý do mà vì sao sự xuất hiện của hai nhân vật, có thể coi là có thiện chí với dân chủ trong đảng Cộng sản Trung Quốc, dù là qua tấm ảnh tư liệu, đã làm dấy lên hy vọng cởi mở dân chủ ở thế hệ lãnh đạo mới, nhất là những bức ảnh này là để tuyên truyền cho đại hội 18.
Sự xuất hiện của hai nhân vật rất đặc biệt này đang gây nhiều thắc mắc trong giới báo chí, liệu có phải đây là một tín hiệu báo trước một ê -kíp lãnh đạo mới có đầu óc cởi mở chăng ? Thế nhưng những thắc mắc chưa kịp được giải mã thì bức ảnh trên đã biến mất một cách bí mật và khó hiểu trước ngày khai mạc đại hội 18, chẳng khắc gì với vụ tượng Khổng Tử biến mất khỏi quảng trường Thiên An Môn cách đây không lâu.
Cũng cần nói thêm, khả năng bức ảnh quý trên bị đánh cắp là khó và gần như là không thể xảy ra vì trung tâm báo chí của Đại hội được bảo vệ và kiểm soát nghiêm ngặt nhất, chỉ có thể bị người tổ chức rút đi mà thôi. Như vậy thì một loạt câu hỏi khác lại đặt ra : Tai sao một bức ảnh được lựa chọn để trưng bày, nếu là một sai sót thì người chọn ảnh của Tân Hoa Xã có bị mất việc không ? Liệu đây có phải là cách để bày tỏ xu hướng cải cách trong ban lãnh đạo mới của đảng ?
Những thắc mắc như vậy chỉ có thể xảy ra ở chế độ cộng sản như Trung Quốc mà việc chuyển giao quyền lực luôn diễn ra mập mờ, không có gì minh bạch. Cải cách hay bảo thủ với thể chế ở Trung Quốc chỉ khi sự việc xảy ra thì người ta mới nhận biết được rõ.

-Ông Nguyễn Tấn Dũng tự « đánh roi vào mình » RFI – Thứ hai 05 Tháng Mười Một 2012
ng Nguyễn Tấn Dũng (tri) Trương Tấn Sang tại Đại Hội XI - ng Hồ Diệu Bang cng Diệp Kiếm Anh ở hng trước trong khi Đặng Tiểu Bnh v Triệu Tử Dương ở ngay pha sau
Ông Nguyễn Tấn Dũng (trái) Trương Tấn Sang tại Đại Hội XI Reuters
Báo chí Pháp hôm nay, 05/11/2012 lẽ dĩ nhiên đã quan tâm đến hai sự kiện nổi bật là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày mai và Đại hội đảng cộng sản Trung Quốc vào Thứ năm. Thời sự Pháp cũng được chú ý với bản phúc trình về sức cạnh tranh của Pháp, mà hai tờ Les Echos và Le Figaro cùng chạy hầu như một tựa : « Bản báo cáo dồn Tổng thống Hollande vào chân tường ». Thế nhưng Le Monde cũng không quên Việt Nam, với bài phân tích lời công khai thú nhận sai lầm gần đây của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trên phụ trang Điạ lý & Chiến lược, Bruno Philip, thông tín viên của Le Monde tại Đông Nam Á – trong hàng tựa « Au Vietnam, M. Dung s’autoflagelle / Tại Việt Nam, ông Dũng tự đánh roi vào mình » – đã dùng một hình tượng tôn giáo để nói về sự kiện thủ tướng Việt Nam, trong buổi khai mạc khóa họp thường niên của Quốc hội, ngày 22/10, đã công khai tự phê bình, điều ít thấy.
Nguyên nhân là vì kết quả hoạt động kinh tế tồi tệ và cách quản lý không mấy tốt các tập đoàn nhà nước, và nhiều vụ tai tiếng, mà vụ gần đây nhất dính đến một trong những người đồng minh của ông.
Bài báo nhắc lại lời ông Dũng công nhận tình hình kinh tế vĩ mô không tốt, lạm phát còn có thể tăng lên, nợ xấu (các ngân hàng) chồng chất và chấp nhận trách nhiệm chính trị của ông, chấp nhận các sai lầm của ông trước kết quả này. Thủ tướng Dũng còn cảnh báo là tăng trưởng Việt Nam sẽ chỉ khoảng 5,2% trong năm nay, mức thấp nhất từ năm 1999 đến nay.
Tác giả bài báo nhận thấy ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng Việt Nam có uy lực nhất từ trước đến nay, nhưng ông cũng phải dè chừng các đối thủ trong Đảng và các nhân vật trong hệ thống lãnh đạo tối cao, vẫn ẩn mình, rình rập, chờ đợi bước sai lầm của người rất bị ghen tỵ. Bài báo cho biết là các nhân vật trong đảng cho là chưa bao giờ một thủ tướng bị công khai chỉ trích dữ dội như thế.
Le Monde nhắc lại là sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương vào giữa tháng 10 bế mạc, ông Nguyễn Tấn Dung vẫn giữ được chiếc ghế của mình, bất chấp sự chống đối của chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Hai người này – vốn muốn làm ông Nguyễn Tấn Dũng suy yếu đi – đã không lay chuyển được ông Dũng.
Tuy nhiên Thủ tướng Việt Nam đã bị chỉ trích vì kết quả điều hành kém cỏi. Theo bài báo, đó là cách để dẹp yên những lời chỉ trích chính quyền và Đảng, được lưu truyền trên mạng.
Tác giả bài báo nhắc lại 3 sự kiện tác hại đến thủ tướng Việt Nam, từ vụ tập đoàn Vinashin, mà việc điều hành kém cỏi làm Nhà nước Việt Nam mất tương đương với 3 tỷ euro. Ông Dũng, theo bài báo từng chủ trương dựa vào các tập đoàn lớn nhà nước để kéo kinh tế đi lên, đã ở tuyến đầu hứng chịu vụ tai tiếng. Vụ thứ hai là việc cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên và vụ thứ 3 là vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ này đã thêm củi thêm lửa cho những đối thủ của ông Dũng.
Thông tín viên của Le Monde nhìn thấy là trong bối cảnh trên, ông Dũng không còn sự chọn lựa nào khác là phải tự kiểm điểm để cứu lấy điều then chốt : chiếc ghế và quyền lực của ông.
Theo Bruno Philipp, nơi thủ tướng Việt Nam, có hai mặt. Trước hết, ông là một nhân vật có vẻ hiện đại, mở cửa ra bên ngoài, nhưng một mặt khác, ông lại là người chủ trương cứng rắn đối các nhà ly khai, những bloger hay phê phán, mà nhiều người đã phải chiụ án tù. Theo bài báo thì ông Dũng phải trấn an cánh thủ cựu.
Bruno Philip kết luận : Chưa một thủ tướng nào của Việt Nam ghi đậm dấu ấn cá nhân của mình trong công việc mình làm như ông Dũng, ông vẫn là một người có tài thuyết phục nhân tâm. Nhưng ưu điểm này, theo bài báo, có thể tác hại ngược lại đến ông.
*****
Nguồn:

- Khôi phục hình ảnh
-ng Hồ Diệu Bang cng Diệp Kiếm Anh ở hng trước trong khi Đặng Tiểu Bnh v Triệu Tử Dương ở ngay pha sau
Ông Hồ Diệu Bang cùng Diệp Kiếm Anh ở hàng trước trong khi Đặng Tiểu Bình và Triệu Tử Dương ở ngay phía sau
Trung Quốc đưa lại hình ảnh hai cố Tổng bí thư Triệu Tử Dương và Hồ Diệu Bang vào trung tâm thông tin Đại hội Đảng 18, đặt ra các câu hỏi về ‘di sản Hồ Cẩm Đào’.
Theo hãng tin Nhật Bản Jiji Press, trong mục hình ảnh về lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc trên trang điện tử tại Trung tâm Thông tin Đại hội Đảng 18 ở Bắc Kinh, các phóng viên thấy có hình hai nhà lãnh đạo ít được nói đến, nhất là cố Thủ tướng, Tổng bí thư Triệu Tử Dương, bị thanh trừng năm 1989.
Nay, báo Nhật Bản và Trung Quốc ở nước ngoài trích nguồn của Jiji Press nói trong căn phòng trên lầu hai của Trung tâm Báo chí phục vụ Đại hội 18 dự kiến khai mạc ngày 8/11 này, hình tư liệu ghi cảnh ông Hồ Diệu Bang nói chuyện với ông Diệp Kiếm Anh đã được đăng lại.
Ảnh nhỏ, ý nghĩa to?
Các nhà nghiên cứu cho hay đó là bức hình chụp Ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1982, khi ông Hồ Diệu Bang là Tổng bí thư, còn Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã 85 tuổi.
Cũng ngay sau họ là hình nhỏ hơn chụp Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đặng Tiểu Bình và Thủ tướng Quốc vụ viện, ông Triệu Tử Dương.
Ông Triệu Tử Dương bị loại sau vụ Thiên An Môn vì bày tỏ thái độ ủng hộ sinh viên đòi dân chủ hóa và hình ảnh ông bị cấm lưu hành tại Trung Quốc kể cả sau khi ông qua đời năm 2005.
Còn ông Hồ Diệu Bang, vị lãnh đạo Đảng có đầu óc cải cách thì qua đời trước sự kiện Thiên An Môn năm 1989, và đám tang ông đã trở thành tâm điểm thu hút sinh viên đấu tranh đòi dân chủ nội bộ cho hệ thống chính trị Trung Quốc khi đó.
Dù đây chỉ là những hình ảnh nhỏ trong chùm ảnh về lịch sử Đảng, chúng đã gây ra bàn cãi trong giới quan sát Trung Quốc.
Tại chế độ cộng sản Trung Quốc, bộ máy công an văn hóa thường thanh lọc toàn bộ hình ảnh, văn bản liên quan đến chính trị gia bị thanh trừng, thậm chí tẩy hình của họ khỏi các bức ảnh lịch sử.
Tất cả cc tc phẩm về Triệu Tử Dương đều bị kiểm duyệt ở Trung Quốc
Tất cả các tác phẩm về Triệu Tử Dương đều bị kiểm duyệt ở Trung Quốc
Bức hình cuối cùng người ta thấy ông Triệu ở chốn công cộng chụp ngày 19/5/1989 khi ông ra quảng trường Thiên An Môn tuyên bố ủng hộ dân chủ nhưng vừa khóc vừa kêu gọi sinh viên hãy về nhà.
Sang ngày 4/6 năm đó, các lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn và Lý Bằng ra lệnh cho Quân Giải phóng dùng xe tăng và bộ binh tràn vào bắn giết sinh viên.
Ông Triệu, người từng làm Thủ tướng (1982-1987) và Tổng bí thư Đảng (1987-1989) bị giam tại gia cho đến lúc chết và chính quyền cấm nhiều bạn bè, cựu đồng chí đến dự đám tang ông ngày 29/1/2005.
Theo BBC Tiếng Trung tại London, những ngày qua có vẻ như có sự thay đổi thái độ ở cấp cao nhất tại Bắc Kinh về ông Triệu Tử Dương.
Phóng viên Đồng Thiên viết trên bbcchinese.com rằng mới hôm 30/10 vừa qua, báo chí ở Bắc Kinh đăng bài phỏng vấn con gái ông Triệu Tử Dương, bà Vương Nhạn Nam.
Dù bài phỏng vấn chỉ nói về nghệ thuật vì bà Vương là một nghệ sỹ, chuyện con gái Triệu Tử Dương được xuất hiện trở lại trên báo chí chính thống có thể là một dấu hiệu xét lại chính sách.
Người ta cũng đặt ra khả năng Chủ tịch Đảng sắp rời ghế, ông Hồ Cẩm Đào muốn để lại một di sản đầy đủ và bao dung hơn về các cựu lãnh đạo Đảng mà ông sắp trở thành một trong số họ.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/11/121104_zhaoziyang_picture_sight...
Trung ương Đảng TQ họp trước Đại hội 18
Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc
Cựu chủ tịch kêu gọi TQ vươn ra biển

- Báo động: họ đã quyết định! (Nguyễn Gia Kiểng) (Thông Luận). – Tại sao họ cứ gây thù oán với dân tộc? (DLB).  - “Đuổi Chính phủ” (Đào Tuấn).
- BẢN PHÚC TRÌNH VỀ TÌNH HÌNH CÔNG LÝ, HÒA BÌNH VÀ NHÂN QUYỀN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY (Lê Quốc Quân).
- Tăng “sức mạnh” cho phòng chống khủng bố (PLVN).
- Qui hoạch lại chức phận đô thị (Trương Duy Nhất).
- Vụ án 194 phố Huế: Đề nghị Ủy ban Tư pháp Quốc hội giám sát quá trình truy tố, xét xử (DT).
- Kiến nghị khung giá đất có thể điều chỉnh 15-20% theo giá thị trường (CafeF/TTVN). – Chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật đất đai (CafeF/TTVN).

- Cử tri Mỹ đi bầu tổng thống giữa lo ngại tranh chấp pháp lý (DT).  – Bầu cử Tổng thống Mỹ đã bắt đầu cuộc chiến cuối (VnEco).  – Nước Mỹ khi thời điểm bỏ phiếu cận kề: Khó đoán định kết quả(VOV).  – Những mốc chính trong Bầu cử Mỹ 2012 (VOV).  – Kết quả bỏ phiếu sớm nghiêng về Obama(VNN).  – Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng đầy kịch tính (DV).  – Bầu cử Mỹ: Sáng mai có kết quả(SGTT).  – Người Trung Quốc muốn Romney làm Tổng thống Mỹ (TQ).  – Mitt Romney: chính trường như thương trường (Thương gia).


-Exclusive: China leaders consider internal democratic reform
BEIJING (Reuters) - China's outgoing leader and his likely successor are pushing the ruling Communist Party to adopt a more democratic process this month for choosing a new leadership, sources said, in an attempt to boost its flagging legitimacy in the eyes of the public.
Neil Heywood có dính tới tình báo Anh? BBC Tiếng Việt
Doanh nhân người Anh bị giết hại ở Trung Quốc, ông Neil Heywood đã từng cung cấp thông tin cho cơ quan tình báo Anh, tờ Wall Street Journal tuyên bố. Ông Neil Heywood từng liên lạc với một nhân viên tình báo MI6 của Anh và đưa tin về chính trị gia ...
"Nạn nhân bị vợ Bạc Hy Lai giết liên quan tới tình báo Anh"Dân Trí
Doanh nhân bị vợ Bạc Hy Lai sát hại là tình báoLao động
Doanh nhân bị vợ Bạc Hy Lai sát hại là "tình báo"Thể thao văn hóa

Tổng số lượt xem trang