Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Lỗi phạt không sang tên đổi chủ phương tiện: “Hoàn toàn không khả thi”

Phạt xe không chính chủ: Ngồi trên trời làm chính sách (VNN 12-11-12)  -THD:- Tôi đã tránh bàn đến nghị định này, vì "cái ngu" của nó đã vượt quá sự tưởng tương của tôi (ít nhất là từ sau vụ Bộ trưởng (lúc ấy) Nguyễn Thiện Nhân đế nghị ghi nợ của sinh viên lên bằng tốt nghiếp!).  "Con dại cái mang": Đồng chí X ("người cầm đầu chính phủ" Ha!) nghĩ sao về nghị định này? Hay vài năm nữa lại "đăng đàn" xin lỗi nhân dân?

-- Kiên quyết phạt xe không sang tên (NLĐ). – Phạt xe không chính chủ: Thêm phiền hà cho dân (DV). – Phạt xe không “sang tên”: Gây phản ứng vì cách làm chưa chuẩn (DT). – CSGT có nghiệp vụ kiểm tra “đúng là mượn xe”(KT). – Yêu cầu xe chính chủ là không khả thi (VOV). – Tướng Nghị: “Không phải mang CMTND, hộ khẩu khi đi xe không chính chủ” (GDVN).

- Hơn 66.000 người thích hội phản đối bộ trưởng Đinh La Thăng(Chuacuuthe). – Thư ngỏ nữ sinh viên gửi Bộ trưởng Thăng (Bùi Văn Bồng). - “Chính chủ”- điều bất cập của một chính sách không mới(Mạnh Quân). --Dân hiểu chưa đúng quy định phạt xe không chính chủ”Những văn bản pháp luật phá hoại Nhà nước pháp quyền (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). - Thủ tục chuyển quyền phải thuận tiện (TP). - Không bắt dân đem hộ khẩu ra đường(TP). - Vợ chính chủ (Quê Choa). - Video: Hitler phát điên vì không có xe chính chủ (Nguyễn Anh Vũ). - Công bố kết quả xe cháy nổ (TT). – Tùy tiện dùng viên tiết kiệm nhiên liệu dễ làm cháy xe (SGTT). - Lạm dụng phụ gia xăng dầu làm tăng nguy cơ cháy xe (TN).
- Hải Phòng: Đề nghị khiển trách giám đốc Sở GTVT (PLTP).
-Tướng Nghị: "Không phải mang CMTND, hộ khẩu khi đi xe không chính chủ"
(GDVN) - Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội vừa có công điện số 141 gửi Giám đốc công an các địa...-Yêu cầu xe chính chủ là không khả thi Đài Tiếng Nói Việt Nam
Nghị định 71 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34) đã chính thức có hiệu lực. Một trong các qui định của Nghị định này khiến nhiều người băn khoăn là: “Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe ..- Phạt xe không chính chủ: Ngồi trên trời làm chính sách (VNN).
- Ôtô, xe máy và chuyện chính chủ, phụ chủ(VnEco). - Đừng sốc vì “chính chủ” hay không (VNN). - Phí sang tên đổi chủ sẽ giảm xuống 1% (TP). – Phỏng vấn Viện trưởng Nghiên cứu Lập pháp Đinh Xuân Thảo: ‘Nên hoãn phạt xe không chính chủ 6 tháng hay 1 năm’(VNE). - Phạt xe không chính chủ: Chưa thể thực hiện ngay (Infonet). - Chính chủ!(NLĐ). – Rộn ràng bàn tán chuyện xe chính chủ (VNN). – Tâm thư của độc giả về việc xử phạt tăng nặng xe không chính chủ (GDVN). - “Đi xe của người trong gia đình thì không bị phạt” (SGTT). - ‘Chính chủ’ – Ai cũng thích, nhưng… (VNN). – Gửi bác Đinh La Thăng – Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải (Lề Trái). - Thái Sinh: Bệnh mù màu (Trần Nhương).- Không phạt người đi xe mượn (TT). – Khó được lòng dân!(NNVN). – Phạt xe không chính chủ: Báo chí và CSGT đang hiểu sai quy định?(TTVH). – Xử phạt hay thêm gánh nặng cho dân? (ĐĐK).

 – Phạt xe không chính chủ: báo chí và CSGT đang hiểu sai quy định? (TV Pháp Luật).
Cơ sở pháp lý cho việc xử phạt vi phạm điều khiển xe mô tô mà không có giấy đăng ký xe mang tên người điều khiển
Hôm nay, ngày 10/11/2012, Nghị định 71/2012/NĐ-CP  sửa đổi Nghị định34/2010/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Trên các diễn đàn và các phương tiện truyền thông đang xôn xao về việc sẽ xử phạt đối với hành vi không mang theo giấy tờ xe chính chủ. Vậy đâu là cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn để áp dụng quy định này?

Trước đây, trong Nghị định 34 cũng có quy định về vấn đề này, cụ thể:

Điều 33. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;

Theo điểm e, mục 8.3 Điều 1 Nghị định 71 sửa đổi điều khoản này như sau:
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
e) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;

Vậy, thế nào là chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định?

Theo Thông tư 36/2010/TT-BCA ngày 12 tháng 10 năm 2010, thì trách nhiệm đăng ký của chủ sở hữu xe như sau:
Điều 6:Trách nhiệm của chủ xe
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc bán xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.


Mặt khác, theo Nghị định 71 và Nghị định 34, thì người điều khiển xe chỉ bị xử phạt khi không mang giấy tờ như sau:

Điều 24: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định);


Như vậy có thể tóm tắt lại ở 2 ý:

1. Quy định xử phạt này là không mới
2. Cá nhân điều khiển xe không có trách nhiệm mang theo giấy tờ xe có mang tên mình (khoản 2 điều 24 không hề quy định về Giấy đăng ký xe phải mang tên người điều khiển xe). 

Mặc dù Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính chưa quy định nghĩa vụ chứng minh vi phạm là của ai, nhưng theo nguyên tắc được áp dụng chung cho quan hệ pháp luật công, chẳng hạn trong Luật hình sự, thì cơ quan tố tụng mới là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh tội phạm.  

Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012 đã bổ sung về nghĩa vụ chứng minh vi phạm tại  khoản 2, điều 3, tuy nhiên đến 1/7/2013 Luật này mới có hiệu lực.

Vì thế, nếu muốn phạt người dân theo điểm e, mục 8.3 Điều 1 Nghị định 71 thì CSGT phải chứng minh được rằng xe này đã được mua, bán, tặng, cho mà không làm thủ tục sang tên.


- Mức xử phạt mới: “Nóng” câu chuyện xe chính chủ (TTXVN). – Lỗi phạt không sang tên đổi chủ phương tiện: “Hoàn toàn không khả thi” (DT). – Trưởng phòng CSGT Hà Nội: Mượn xe cần mang theo hộ khẩu, giấy khai sinh (GDVN). –Không xử phạt người mượn xe để lưu thông (CP). – Xe mượn: Không bị phạt (NLĐ). – Xe không chính chủ lưu hành bình thường (PL&XH).

Xử phạt xe không chính chủ: Ngày đầu... nhắc nhở Tuổi Trẻ
Xử phạt xe không chính chủ: Ngày đầu... nhắc nhở. TTO - Ngày 10-11, lực lượng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội chính thức xử phạt chủ ôtô, xe máy không sang tên đổi chủ xe, với mức phạt từ 2-4 triệu đồng (xe máy) và 6-10 triệu đồng (ôtô). Đây chính ...
Ngày đầu xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 71Đài Tiếng Nói Việt Nam
Đi xe không chính chủ có thể bị phạt tới 10 triệu đồngDân Trí
CSGT Hà Nội lý giải về 'lỗi xe không chuyển quyền sở hữu'Tiền Phong Online

- CSGT lúng túng khi xử phạt (TN). - Ngày đầu thực hiện xử phạt theo Nghị định 71/NĐ-CP: Cần có quy định “mở” (ANTĐ). - Phạm lỗi lấn tuyến, mất cả ngày công (TT). – NGHỊ ĐỊNH 71/2012 VÀ HỆ LỤY (Hồ Hải). – Sinh viên lo lắng vì chưa “sang tên” cho xe máy (GDVN).
-Lỗi phạt không sang tên đổi chủ phương tiện: “Hoàn toàn không khả thi”(Dân trí) - Việc xử phạt lỗi mua bán trao đổi phương tiện nhưng không sang tên đổi chủ hoàn toàn không khả thi. Bởi người điều khiển phương tiện có thể “lách luật” bẳng ủy quyền sử dụng tài sản.
-Khó xác định được người điều khiển phượng tiện là khi mua bán không sang tên đổi chủ.
 >>  Thôi rồi... xe ơi!
 >>  Đi xe không chính chủ có thể bị phạt tới 10 triệu đồng

Liên quan đến việc tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ theo Nghị quyết 71, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam khẳng định: “Việc phạt lỗi không sang tên đổi chủ phương tiện là hoàn toàn không khả thi”.
Theo ông Hùng, việc xử phạt lỗi này theo Nghị định 71 phải hiểu một cách chính xác là xử phạt chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ chứ không phải xử phạt người điều khiển xe không chính chủ. Đây là 2 điều hoàn toàn khác nhau về bản chất.
Bởi vì luật pháp Việt Nam không ai cấm người không có xe mượn xe của người có xe để đi. Chẳng hạn như ngay trong gia đình có một chiếc xe ô tô thì nếu như có giấy phép lái xe cả bố mẹ và các con đều có thể sử dụng. Và luật pháp Việt Nam cũng không bắt buộc người điều khiển phương tiện phải điều khiển xe chính chủ của mình.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là khi lực lượng chức năng tiến hành xử phạt làm sao xác định được người điều khiển phượng tiện là khi mua bán không sang tên đổi chủ?.

“Bởi trong luật dân sự có một quy định là hợp đồng ủy quyền sử dụng tài sản. Thậm chí người được ủy quyền sử dụng tài sản mà cụ thể ở đây là sử dụng phương tiện còn qua công chứng. Điều này hoàn toàn hợp pháp được pháp luật bảo vệ. 
Vậy, điều đơn giản là khi mua bán phương tiện, giữa 2 bên hoàn toàn có thể không cần phải thực hiện các thủ tục sang tên đổi chủ mà thực hiện dưới hình thức hợp đồng ủy quyền sử dụng tài sản thì vẫn hợp pháp và việc xử phạt lỗi không sang tên chính chủ trở nên vô hiệu”, ông Hùng phân tích. 
Theo ông Hùng, vì thế, việc xử phạt lỗi mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện nghe thì rất hợp lý nhưng không khả thi. 

“Ở đây, câu hỏi phải đặt ra là tại sao khi người dân mua xe lại không muốn thực hiện sang tên đổi chủ. Trong khi tâm lý chung của bất cứ ai là khi sở hữu tài sản mình phải bỏ tiền mua đều muốn đứng tên chính danh. Như việc khi mua nhà đất, ai cũng muốn chuyển ngay sang tên của mình. Vấn đề chính nằm ở phí trước bạ khi sang tên đổi chủ với phương tiện quá cao”, ông Hùng nói. 

Khi mà việc sang tên đổi chủ phương tiện mất phí đến hơn 1/10 tài sản thì chủ phương tiện sẽ thực hiện dưới hình thức ủy quyền hoặc cầm giấy tờ khi lưu thông dưới danh nghĩa mượn phương tiện thì cũng không thể có đủ căn cứ để xử phạt được. 

Tuy nhiên, ông Hùng khẳng định: “Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương thực hiện việc khi mua bán trao đổi phương tiện đồng thời tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ. Bởi như vậy, việc quản lý phương tiện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chẳng hạn như với hình thức quản lý vi phạm giao thông bằng camera tại các tuyến đường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh… hình ảnh quay lại xe vi phạm có khi chỉ là số biển xe. Nếu là xe chính chủ, việc phạt rất dễ dàng. Hoặc trong các vụ án hình sự có manh mối là phương tiện giao thông, việc phá án cũng sẽ thụân lợi hơn nhiều.



Kh xc định được người điều khiển phượng tiện l khi mua bn khng sang tn đổi chủ.
-"Khi mua bán phương tiện, có thể không cần phải thực hiện các thủ tục sang tên đổi chủ mà thực hiện dưới hình thức hợp đồng ủy quyền sử dụng tài sản thì vẫn hợp pháp và việc xử phạt lỗi không sang tên chính chủ trở nên vô hiệu”, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam phân tích.

Tuy nhiên, cách thức đưa việc mua bán trao đổi phương tiện kèm theo sang tên đổi chủ thì không phải cứ phạt mà thực hiện được. Theo tôi, “mắt xích” là việc các cơ quan chức năng phải tham mưu để giảm lệ phí trước bạ thì người dân sẽ tự nguyện thực hiện. Ví dụ như lệ phí trước bạ nhà đất có 1% thì thử hỏi có ai mua xong mà không muốn thực hiện sang tên đổi chủ ngay đâu?”.

Cũng về việc xử phạt lỗi mua bán trao đổi phương tiện nhưng không sang tên đổi chủ, ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cũng cho rằng khi chưa xác định được rõ ràng chủ sở hữu phương tiện thì chưa thể xử phạt người điều khiển. Vì vậy, căn cứ tình hình thực tế tại Việt Nam thì việc xử phạt với những trường hợp này là rất khó.

Trong ngày đầu tiên thực hiện xử lý lỗi phạt mua bán trao đổi phương tiện nhưng không sang tên đổi chủ tại một số tỉnh thành cũng không mấy khả thi. Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Huynh - Trưởng phòng CSGT tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Điều vướng là rất khó xác định phương tiện đã được sang tên đổi chủ khi mua bán hay chưa bởi người điều khiển có thể trả lời rằng xe của nhà hay xe đi mượn. Trong khi tại các chốt chặn kiểm soát giao thông trên đường, lực lượng chức năng lại không thể có thời gian để xác minh tất cả các trường hợp. Tôi cũng chưa nhận được báo cáo về kết quả xử lý ngày hôm nay”. 

Lãnh đạo phòng CSGT tỉnh Hải Dương cũng cho biết: Thực tế, người ta có đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết và nói đang mượn xe thì CSGT khó làm gì được. Muốn điều tra, xác minh không thể làm ngay. Chỉ khi nào người ta thú nhận mới xử phạt được.



Tuy nhiên, Thượng tá Nguyễn Kim Hải - Phó trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ - Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (C67 - Bộ Công an) cho biết: Trong thông tư 36 của Bộ Công an đã quy định rõ, việc đăng ký xe sau 30 ngày mua bán thì phải sang tên đổi chủ, sau 30 ngày đó, nếu không làm thủ tục này, khi CSGT phát hiện sẽ tiến hành xử phạt.
Thượng tá Hải cũng giải thích rõ, mua, bán, cho tặng không sang tên đổi chủ theo đúng quy định mới tiến hành xử phạt theo quy định, còn trong trường hợp mượn xe hay hợp đồng lái thuê cũng không bị xử phạt.
Bắt đầu từ hôm nay 10/11, Công an TP Hà Nội sẽ tiến hành xử phạt đối với chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ. Mức phạt rất nặng, lên đến 10 triệu đồng.
Theo đó, những phương tiện không tiến hành sang tên đổi chủ trong quá trình chuyển nhượng sẽ bị phạt tiền. Ô tô chịu mức phạt từ 6 - 10 triệu đồng/xe, riêng mô tô, xe máy xử phạt 1 triệu đồng/xe. Anh Thế -
Lỗi phạt không sang tên đổi chủ phương tiện: “Hoàn toàn không khả thi”

-- Trưởng phòng CSGT Hà Nội nói gì về việc xử phạt xe không chính chủ? (GDVN). – Phạt nặng xe không chính chủ, cư dân mạng nháo nhào (VTC). – Xe không chính chủ bị phạt tới 10 triệu đồng (VNE). – Hà Nội: Người dân ý kiến việc xử phạt xe không chính chủ (TTVH). - Phạt xe không chính chủ: “Chết chúng em rồi!” (KT).  – Nhà có 5 người phải mua 5 xe máy? (PL&XH).  – Giải đáp thắc mắc: Làm thế nào để không bị phạt lỗi “xe không chính chủ”? (TTVH).  – Chồng đi xe của vợ bị phạt thế nào? (VNN).  – Không phải cứ đi xe mượn là đều bị xử phạt (Petrotimes).

NGHỊ ĐỊNH 71/2012 VÀ HỆ LỤY


 Hồ Hải
Chính phủ vừa ban hành nghị định 71 năm 2012 về quy định xử phạt giao thông, nghị định này sửa đổi từ nghị định 34 năm 2010. Trong đó, quy định tất cả người sử dụng phương tiện giao thông không có đứng tên chính chủ đều bị vi phạm và mức phạt tăng cao. Phạt đối với xe máy là 1 triệu đồng/lượt, còn xe hơi thì từ 6 đến 10 triệu đồng/lượt.

Vấn đề phạt cao hay phạt thấp đối với những vi phạm luật lệ giao thông, không là vấn đề phải bàn cãi. Thậm chí cần phải nghiêm khắc phạt thật nặng cho những ai điều khiển phương tiện giao thông phạm luật đi đường để phòng những tai nạn và tạo ra văn hóa văn minh trong giao thông là đúng đắn.

Thế nhưng việc phạt người đi xe không có đứng tên mình thì dường như trên thế giới chưa nghe nói bao giờ. Có lẽ chỉ có ở Việt Nam thời cộng sản hiện nay? Thế thì nghị định này sẽ có những hệ lụy gì về kinh tế và chính trị nước Việt? Chỉ cần đưa ra 2 hệ lụy rất dễ thấy sau đây để nhìn cái nghị định này rất sai lầm.

Về du lịch, thường thì rất hiếm dân du lịch mang xe nhà đi đến quốc gia khác để thăm thú, ngoại trừ những chuyến du lịch dài ngày và đến các nước cùng biên giới. Nếu một người du lịch ở trời Tây đến Việt Nam, hầu hết bằng đường hàng không hoặc đường thủy. Khi đến Việt Nam họ thuê xe và tự lái để thăm thú, nếu họ tự đi. Vậy thì, họ có bị phạt không theo nghị định. Dĩ nhiên là bị phạt, và liệu nghị định này có làm ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch Việt Nam trong tương lai không? Hay là nhờ tận thu vô lý này mà số tiền mang về cho đảng nhiều hơn để cứu nền kinh tế đang sụp đổ do đảng làm sai, so với cái hệ lụy lâu dài cho ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế sạch xanh nói riêng của Việt Nam? Ngay cả dân tỉnh lên thành phố làm ăn, về thăm quê bằng xe đò hay máy bay, họ cũng cần thuê chiếc xe máy ở khách sạn vài ngày để đi thăm thú quê nhà.

Về chính trị, liệu sau nghị định này được áp dụng thì liệu cảnh sát giao thông có lạm dụng cửa quyền để tuýt còi bất kỳ ai dù không vi phạm luật lệ giao thông, chỉ để hòi giấy tờ xe là có chính chủ điều khiển hay không, hòng kiếm tiền phạt. Nếu nó bị lạm dụng thì có bao nhiêu % người điều khiển xe bị tuýt còi oan, và cái oan này là lỗi của cảnh sát giao thông ai chịu trách nhiệm? Lòng dân bất an và mất lòng tin với đảng cầm quyền vì những nghị định không giống ai như thế này sẽ dẫn đến những hệ lụy không nhỏ. Thời gian của người điều khiển giao thông bị mất do sự lạm dụng này sẽ tính bằng của cải vật chất mà họ làm ra thay vì không tuýt còi oan sẽ là bao nhiêu? Nó sẽ hệ lụy đến thu nhập kinh tế quốc dân lớn hay nhỏ đã có ai tính toán và kiểm tra trước khi nghị định được ban hành?
Thế thì liệu có bao nhiêu người biết lái taxi, xe tải, máy bay ca nô, tàu thuỷ, tàu ngầm là chính chủ nhân những phương tiện này mà mình đang lái? Họ có bị phạt không, và phạt bao nhiêu tiền cho một lượt mà người lái máy bay, ca nô, tàu thuỷ, tàu ngầm không có giấy tờ là chính chủ nhân phương tiện mình đang lái? Nghị định có quy định rõ không, cho nó toàn diện và đầy đủ?

Lâu nay, đảng cầm quyền luôn nói: "Làm sai thì phải sửa" nhưng đã bao lần đảng cầm quyền sửa rồi lại sai cuối cùng mọi hệ lụy khổ đau trút lên đầu dân lương thiện. Vậy có khi nào đảng cầm quyền ở Việt Nam thử nghĩ rằng vì sao đảng làm sai đã sửa mà lại còn sai không? Hay là vì đảng đã được đặt ân, đặt quyền, đặt lợi tự được quyền cho mình làm sai mãi, sai hoài và luôn lên tiếng là đảng sáng suốt soi đường chỉ lối dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Thậm chí áp đặt kiểu cả vú lấp miệng em là, con đường đảng đi là do toàn dân lựa chọn, nhưng lòng dân với đảng thì có còn gì để tín nhiệm sau 82 năm ê chề?

Asia Clinic, 18h52' ngày thứ Bảy, 10/11/2012





Sản xuất, kinh doanh áo ngực: Doanh nghiệp Việt bỏ lỡ thị phần (PN).
Kinh hoàng miến phơi trên cống nước thối (VNN).
Trẻ đường phố: nhiều thiệt thòi, lắm nguy cơ (PN).
Rộ mốt ăn thằn lằn “tăng cường sức khỏe” (GĐ).
Trạm thu phí đắt nhất nước bắt đầu hoạt động trở lại (DT).
Kho phế liệu cháy dữ dội, cả khu phố hoảng loạn (DT).  - Đồng Tháp: “Cát tặc” trên sông Tiền được bảo kê? (PN).

Tổng số lượt xem trang