Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Một chất vấn dành cho Thủ tướng: Đại biểu Dương Trung Quốc: "Thủ tướng đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?".



-Từ coi thường đến thách thức nhân dân - sự khả ố của Đảng cầm quyền Đông A
Tôi có cảm giác là như vậy. Một thông điệp rất rõ ràng: Đảng cầm quyền đã phân công cho ông công việc này thì ông làm, việc gì ông phải nghe theo chúng mày, lũ nhân dân kia. Ai bắt chúng mày đã trao cho Đảng của ông cái quyền được cầm quyền vĩnh viễn. Ngu thì ráng chịu đi! Chúng mày làm gì được Đảng của ông nào?

Tại sao Thủ tướng không thể từ chức? (RFA 14-11-12) -- Có ý kiến GS Tương Lai
Lá bài "thương binh" ("tự trọng" là thế này ư?): Thủ tướng: Đảng hiểu rõ về tôi (VNN 14-11-12) - "Ban chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi, cả về sức khỏe, thương tật, cả về năng lực, phẩm chất, đạo đức cả về tâm tư, nguyện vọng của tôi"! 'Mong Thủ tướng trả lời cụ thể hơn' (ĐV 14-11-12) - Trương Tấn Sang: 'Không hoàn thành thì rút' (ĐV 14-11-12)
Nguyễn Tấn Dũng bị kêu gọi từ chức: Vietnam's Prime Minister urged to resign (AFP Radio Australia 14-11-12)


 – Toàn văn báo cáo giải trình của Thủ tướng trước Quốc hội (VOV).
(VOV) - Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo giải trình của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phiên trả lời chất vấn sáng 14/11.
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Thưa các đồng chí lão thành cách mạng và các vị khách,
Thưa đồng chí, đồng bào,
Trước hết, thay mặt Chính phủ, tôi xin chân thành cảm ơn Quốc hội đã cơ bản đồng tình với các Báo cáo của Chính phủ và đã thông qua các Nghị quyết về kinh tế, xã hội năm 2013.
Tại Kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đã gửi 175 phiếu chất vấn với  247 câu hỏi đến Thủ tướng và các thành viên Chính phủ; trong đó, có 05 phiếu với 11 câu hỏi chất vấn Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ đã uỷ nhiệm và yêu cầu các thành viên Chính phủ theo chức năng nhiệm vụ được giao, trả lời bằng văn bản gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Hai ngày qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, thứ 3 và đã có 4 Bộ trưởng trực tiếp cùng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và 03 Bộ trưởng tham gia trả lời chất vấn tại Hội trường.
Thay mặt Chính phủ, tôi xin báo cáo, giải trình thêm về một số nội dung mà nhiều đại biểu Quốc hội và đồng bào cả nước quan tâm, chất vấn. Đây cũng là những công việc mà Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo trong thời gian tới. 
VỀ CẬP NHẬT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ YÊU CẦU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM
1. Đầu kỳ họp, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tình hình kinh tế, xã hội 9 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2012. Trong tháng 10 và nửa đầu tháng 11, tình hình kinh tế, xã hội tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực. Giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,85%, thấp hơn nhiều so với mức tăng của tháng 9, 10 tháng tăng 6,02%. Thu ngân sách 10 tháng đạt 76,2%, chi ngân sách đạt 78,8% dự toán. Xuất khẩu 10 tháng tăng 18,4%; nhập khẩu tăng 6,8%. Cán cân thanh toán tiếp tục được cải thiện, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 5,8% (tháng 9 tăng 4,6%); tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ước cả năm tăng 3,9%; xuất khẩu gạo cả năm khoảng 7,5 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng dịch vụ tăng 17,1% (nếu loại trừ yếu tố tăng giá còn tăng 6,8%). Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 5,35 triệu người, ước cả năm đạt 6,5 triệu người, tăng 8,1%. Đã tạo việc làm cho gần 1,2 triệu lao động, đạt gần 80% kế hoạch năm. Văn hóa xã hội tiếp tục có chuyển biến, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, công tác đối ngoại đạt kết quả tích cực.
Những kết quả nêu trên tạo thêm thuận lợi để chúng ta phấn đấu đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ mà Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại phiên khai mạc kỳ họp.
Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, đất nước ta phải đương đầu với nhiều thách thức. Kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hội nghị các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) mới đây đã đưa ra đánh giá tiêu cực về kinh tế toàn cầu năm 2013 và cho rằng các giải pháp kích thích tăng trưởng gần đây không đủ để kinh tế thế giới nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng suy giảm. Nợ công vẫn là mối đe dọa sự tăng trưởng kinh tế không chỉ khu vực EU mà cả Nhật Bản, Hoa kỳ, có nguy cơ đẩy kinh tế thế giới vào tình thế khó khăn hơn.
Ở trong nước, kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát chưa vững chắc, sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, tổng cầu giảm, tồn kho còn lớn, nợ xấu còn cao. Nếu không được giải quyết có hiệu quả, nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái trì trệ, tác động tiêu cực đến việc làm và đời sống nhân dân. Các lĩnh vực văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn nhiều vấn đề phải quan tâm và phải dành thêm nguồn lực để giải quyết. Cơn bão số 8 đã gây thiệt hại khá nặng nề cho một số tỉnh ven biển Bắc Bộ.
2. Bối cảnh nêu trên đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phát huy những lợi thế và kết quả đạt được, kiên định các giải pháp đúng và đang phát huy hiệu quả, đồng thời theo sát tình hình, chỉ đạo quyết liệt, hành động khẩn trương, kịp thời xử lý những khó khăn, thách thức mới, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2012 và chuẩn bị tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ năm 2013. Trong đó, tập trung giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Quản lý thu, chi ngân sách chặt chẽ, hiệu quả và triệt để thực hành tiết kiệm, loại bỏ các khoản chi chưa cấp bách, hạn chế đi công tác nước ngoài, giảm hội họp, dành thời gian chỉ đạo kiểm tra thực thi nhiệm vụ. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả; chủ động cân đối cung - cầu bảo đảm đủ các mặt hàng thiết yếu và các hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán, không để biến động lớn về thị trường, giá cả. Thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; khẩn trương trợ giúp đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão vừa qua, sớm phục hồi sản xuất, ổn định đời sống. Chuẩn bị tốt các điều kiện để mọi người dân, nhất là những hộ nghèo, gia đình chính sách và đồng bào ở những vùng bị thiên tai đón tết vui tươi lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
VỀ CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013
Chính phủ sẽ khẩn trương triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013. Kiên trì các giải pháp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; tạo đột phá trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và bảo đảm tăng trưởng. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thiết thực, cụ thể; đặc biệt là tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong tổ chức thực hiện. Chủ động làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận và quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ năm 2013. Theo tinh thần đó, Chính phủ sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:
I. GIẢI QUYẾT HÀNG TỒN KHO, XỬ LÝ NỢ XẤU, THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP, THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH PHÁT TRIỂN
Tồn kho cao, nợ xấu lớn trong điều kiện tổng cầu giảm đang là những nút thắt trong nền kinh tế. Nhiều đại biểu đã bày tỏ lo lắng về tình trạng này. Chính phủ nhận thức rõ điều đó. Nghị quyết 13 năm 2012 của Chính phủ, tuy có những tác động tích cực nhưng chưa đủ mức, cần có những giải pháp mạnh hơn cả về cơ chế chính sách và nguồn lực theo quan điểm là trong giới hạn của tổng nguồn, phải phân bổ và phân kỳ đầu tư hợp lý nhất để nền kinh tế vượt qua sức ỳ, ra khỏi khó khăn, tạo đà đi lên. Chính phủ sẽ tập trung vào các giải pháp sau:
1. Về giải quyết hàng tồn kho
(1) Tăng nhanh tổng cầu của nền kinh tế. Mở rộng tín dụng cho sản xuất và tiêu dùng, tăng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Cùng với việc đẩy mạnh giải ngân các công trình trong kế hoạch đầu tư năm 2012, sẽ phân bổ ngay vốn và đẩy nhanh tiến độ các dự án trong kế hoạch 2013, tập trung cho những dự án tạo sức lan toả lớn, những dự án thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở xã hội, ký túc xá học sinh sinh viên. Thực hiện chủ trương hỗ trợ xi măng, sắt thép cho việc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các công trình giao thông, thủy lợi ở nông thôn, nhà ở cho hộ nghèo... cùng với việc huy động sự đóng góp của nhân dân trên địa bàn. Tỷ lệ hỗ trợ từ ngân sách phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương. Giải pháp này nhiều địa phương đã và đang thực hiện mang lại kết quả tốt, cần được nhân rộng.
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, trong đó, điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 1,05 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tỷ lệ tăng lương tối thiểu từ ngày 01/7/2013, đồng thời tìm mọi giải pháp cân đối nguồn để khi có điều kiện tiếp tục tăng lương theo sát lộ trình cải cách, ưu tiên các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, nhằm giảm bớt khó khăn, cải thiện đời sống và kích cầu tiêu dùng.
(2) Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Chính phủ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến bán hàng, coi trọng bán hàng sản xuất trong nước trên thị trường nội địa, đưa hàng Việt về nông thôn. Để bảo đảm hiệu quả cho chương trình này, phải xây dựng tiêu chí hỗ trợ có tính đến kết quả đầu ra. Khuyến khích các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước.
Quản lý chặt việc buôn bán qua biên giới. Tập trung chỉ đạo các lực lượng chức năng ngăn chặn có hiệu quả nạn buôn lậu dưới mọi hình thức, nhất là từ nay đến dịp Tết Nguyên đán. Xử lý nghiêm tình trạng nhập khẩu và sản xuất kinh doanh các mặt hàng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường và có nguy cơ lan truyền dịch bệnh. Xử lý nghiêm các địa phương, đơn vị, cá nhân vì lợi ích cục bộ mà dung túng, bao che buôn lậu và buông lỏng kiểm soát hoạt động buôn bán qua biên giới.
(3) Giảm chi phí sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm.
Tiếp tục hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận tín dụng. Ban hành cơ chế mới về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực hiện khoanh nợ hoặc bảo lãnh cho những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Trong khi chưa bỏ được quy định về trần lãi suất huy động, tiếp tục mở rộng việc áp trần lãi suất cho vay đối với một số sản phẩm và khu vực ưu tiên. Tăng hạn mức tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn và cho hộ nông dân vay tín chấp; phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân ở nông thôn trong việc bảo lãnh cho vay và thu hồi nợ.
Thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng nguồn thu, tạo khả năng tăng thu về sau. Xem xét áp dụng các biện pháp về thuế, phí và các gói hỗ trợ ngay trong nửa đầu năm với mức độ lớn hơn, thời gian dài hơn để giảm nhẹ gánh nặng cho doanh nghiệp.
Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính (thủ tục hải quan, thuế, tiếp cận đất đai, tín dụng, đầu tư, đăng ký kinh doanh...) để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Trên cơ sở những thực tiễn tốt nhất đã đạt được ở những địa phương, đơn vị trong từng lĩnh vực quản lý, lấy đó làm tiêu chuẩn áp dụng chung cho toàn ngành, toàn quốc và công bố công khai để mọi người biết và giám sát thực hiện.
Cả ba nhóm giải pháp nêu trên đều cần có nguồn lực tài chính, đòi hỏi phải tăng cường công tác chống thất thu và điều đặc biệt quan trọng là triệt để thực hành tiết kiệm. Chính phủ sẽ quy định chặt chẽ hơn việc tiết kiệm chi tiêu Ngân sách năm 2013.
2. Về xử lý nợ xấu
Từ nửa cuối năm 2011, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh. Theo kết quả kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu tại thời điểm thanh tra là 8,82% tổng mức tín dụng của nền kinh tế, tương đương khoảng 250 nghìn tỷ, trong đó 73% số nợ có tài sản bảo đảm, các tổ chức tín dụng cũng đã trích lập được khoảng 75 nghìn tỷ đồng quỹ dự phòng rủi ro.
Nợ xấu đang cản trở tín dụng không đến được doanh nghiệp, là nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính. Xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách, cần thực hiện khẩn trương, quyết liệt nhưng phải có lộ trình phù hợp, quy trình chặt chẽ và theo hướng: chỉ đạo tập trung, hành động theo nhiều tuyến, bằng nhiều giải pháp, kể cả việc giải phóng hàng tồn kho, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài các giải pháp về hỗ trợ doanh nghiệp như đã trình bày, Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau đây:
(1) Rà soát đánh giá lại chính xác tổng mức nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu (theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản...).
(2) Các tổ chức tín dụng phải chủ động cơ cấu lại nợ với các hình thức thích hợp, trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro và sử dụng quỹ này để xử lý nợ xấu. Tổ chức tín dụng nào chưa trích lập đủ thì phải dùng các nguồn phù hợp, kể cả vốn điều lệ để bù đắp và buộc phải giảm mức tăng trưởng tín dụng để bảo đảm an toàn.
(3) Yêu cầu tổ chức tín dụng (chủ nợ) và doanh nghiệp có nợ phải khẩn trương xử lý tài sản bảo đảm để thanh lý nợ xấu.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, mặc dù phải sử dụng nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu nhưng không thể không có vai trò của Nhà nước. Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án thành lập công ty mua bán nợ, ban hành các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc xử lý nợ xấu, xác định rõ cơ chế hoạt động của công ty này phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam và có tham khảo thông lệ quốc tế.
Một trong những trọng tâm cần tập trung xử lý là nợ đọng xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách. Hiện nay, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản khoảng 90 nghìn tỷ đồng; trong đó, nợ các dự án đã hoàn thành khoảng 20 nghìn tỷ, nợ các dự án chuyển tiếp gần 70 nghìn tỷ đồng. Phần lớn các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản là ở các địa phương. Tình hình này có nguyên nhân từ việc phân cấp đầu tư; nhiều dự án do địa phương quyết định, phê duyệt trong khi trung ương chịu trách nhiệm cân đối nguồn vốn. Thực tế, các địa phương đều mong muốn đẩy nhanh xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, doanh nghiệp được tham gia xây dựng dự án đã rất tích cực, nhiều trường hợp chủ động ứng vốn thi công công trình trong khi nguồn vốn cân đối có hạn. Đây cũng là bất cập về cơ chế chính sách, có trách nhiệm của cả Trung ương và địa phương. Chính phủ đã yêu cầu các địa phương lập phương án cụ thể để khẩn trương xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản thuộc các dự án do địa phương quyết định và đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong cả nước.
Với các giải pháp đồng bộ, phấn đấu đưa mức nợ xấu về khoảng 3-4% vào cuối năm 2015.

3. Về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản
Bất động sản, nhất là nhà ở là một loại hàng tồn kho đặc biệt, liên quan trực tiếp và đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nợ xấu. Do quản lý yếu kém, thiếu quy hoạch, kế hoạch phù hợp nên thị trường nhà ở phát triển quá nóng, cơ cấu không hợp lý và tình trạng đầu cơ làm dư thừa nguồn cung, nhất là loại nhà ở cao cấp, vượt quá khả năng của phần lớn người có nhu cầu mua nhà để ở. Trong bối cảnh phải thực hiện chính sách tiền tệ và tài khoá thắt chặt, tổng cầu giảm, làm  thị trường bất động sản bị đóng băng, kéo theo tồn kho lớn về vật liệu xây dựng. Cùng với các biện pháp tăng tổng cầu, trong đó có cầu về nhà ở và vật liệu xây dựng, xử lý nợ đọng trong xây dựng cơ bản như đã trình bày ở trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao một Phó Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Tài chính... phối hợp với các địa phương đánh giá đúng thực trạng và có phương án cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, đồng thời chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau:
(1) Mở rộng tín dụng cho vay mua nhà, khuyến khích các tổ chức tín dụng liên kết với chủ dự án để cung cấp tín dụng dài hạn cho người có nhu cầu mua nhà để ở. Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố tìm nguồn vốn phù hợp để mua lại các khu nhà làm nhà tái định cư, nhà ở xã hội, ký túc xá sinh viên... Một số địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giải pháp này và đạt kết quả bước đầu.
(2) Rà soát các dự án đã giao để xác định các dự án tạm dừng, dự án được tiếp tục triển khai, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp và yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện. Cho phép phân nhỏ các căn hộ phù hợp với quy hoạch; khuyến khích hạ giá bán để đáp ứng nhu cầu và khả năng thanh toán của nhiều đối tượng dân cư.
(3) Đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng thêm nhu cầu văn phòng làm việc, căn hộ cho thuê; nghiên cứu điều chỉnh chính sách bán nhà cho các đối tượng là người nước ngoài có dự án đầu tư, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.
(4) Tăng cường quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Rà soát lại quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện và chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược về nhà ở đã ban hành, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
Chính phủ sẽ tiếp tục đề xuất bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp về quản lý đô thị và kinh doanh bất động sản. Nghiên cứu xây dựng các định chế tài chính mới để hỗ trợ thị trường như Quỹ tiết kiệm nhà ở, Quỹ đầu tư bất động sản... Hoàn thiện các chính sách thuế để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản và khuyến khích sử dụng tiết kiệm đất.
Giải quyết hàng tồn kho, xử lý nợ xáu và tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản có liên quan chặt chẽ với nhau và phải được tiến hành đồng thời với các giải pháp đồng bộ. Chính phủ coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
II. VỀ CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ
Đây cũng là nội dung mà nhiều đại biểu quan tâm, chất vấn, trong đó nhấn mạnh ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, gắn tái cơ cấu kinh tế với đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược… Chính phủ xin tiếp thu để chỉ đạo thực hiện và báo cáo giải trình thêm như sau:
Chính phủ đã xây dựng Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, sẽ được thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước.
Ngay từ năm 2012 Chính phủ đã tập trung triển khai 3 lĩnh vực: tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty; cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
1. Về tái cơ cấu đầu tư
Vừa qua, chúng ta đã triển khai nhiều giải pháp và đã có một số kết quả bước đầu. Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, trình Quốc hội sửa Luật ngân sách nhà nước, ban hành Luật đầu tư công. Triển khai thực hiện kết luận của Hội nghị Trung ương lần thứ ba khóa XI và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và kiểm soát chặt chẽ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm dần tỷ trọng và nâng cao hiệu quả; kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải. Hoàn thiện cơ chế nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn giám sát trong việc bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình, xử lý nghiêm các vi phạm. Đổi mới cơ chế phân bổ vốn đầu tư, thực hiện cân đối vốn đầu tư theo kế hoạch trung hạn; kiên quyết tập trung vốn cho các công trình dự án quan trọng, cấp thiết, sớm hoàn thành, đưa nhanh vào sử dụng để phát huy hiệu quả. Ưu tiên bố trí vốn cho các công trình đã hoàn thành, các công trình cần thiết phải hoàn thành trong năm 2013 và vốn đối ứng cho các dự án ODA. Các dự án, công trình khởi công mới phải được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm thủ tục đầu tư, xác định rõ nguồn vốn. Đối với các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ nhưng không có nguồn để bố trí tiếp thì chuyển sang hình thức đầu tư khác phù hợp hoặc phải tạm đình chỉ.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư, trước hết là đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ theo hướng bảo đảm quản lý thống nhất của Trung ương về mục tiêu và danh mục các chương trình, dự án theo quy hoạch. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch làm căn cứ để xây dựng các chương trình, kế hoạch đầu tư trung và dài hạn.
Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội nước ta trong những năm tới là rất lớn trong khi nguồn vốn Ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, nguồn ODA ưu đãi đang giảm dần khi nước ta trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Vì vậy, cùng với việc cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả đầu tư công phải có giải pháp thu hút được nhiều vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước. Tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA làm cơ sở cho việc vận động tài trợ; chỉ đạo sửa đổi cơ chế đầu tư theo các hình thức BT, BOT, PPP và các chính sách phí, thuế, giải phóng mặt bằng; tiến hành tổng kết 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài... để có cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn, nhằm thu hút được nhiều nguồn vốn ngoài Nhà nước tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
 2. Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Tháng 7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Thực hiện nghiêm túc Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nước, Chính phủ đang triển khai các nội dung sau đây:
Rà soát phân loại doanh nghiệp để quyết định tỷ lệ tham gia vốn của Nhà nước; điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, cung cấp hàng hoá dịch vụ công thiết yếu, công nghiệp nền tảng, các ngành, lĩnh vực có công nghệ cao, sức lan toả lớn.
Tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo các phương án đã được phê duyệt; thực hiện lộ trình thoái vốn nhà nước ở những công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối.
Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước theo các loại hình công ty phù hợp; áp dụng chế độ quản trị tiên tiến; thực hiện minh bạch công khai trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chí của công ty niêm yết. Đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Thực hiện cơ chế đặt hàng của Nhà nước và hạch toán theo cơ chế thị trường đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội.
Cùng với việc chấm dứt thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế, Chính phủ đang chỉ đạo rà soát, đánh giá lại các tập đoàn, yêu cầu các tập đoàn thực hiện thoái vốn trong các ngành nghề không phải là ngành nghề kinh doanh chính. Khẩn trương phê duyệt đề án tái cơ cấu của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Trong khi tiến hành nghiên cứu thấu đáo phương án thành lập một cơ quan thực hiện thống nhất chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để ban hành nghị định mới về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, trong đó quy định cụ thể quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quản lý ngành, Bộ tổng hợp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên và người đại diện phần vốn nhà nước.
Chính phủ sẽ xây dựng và ban hành nghị định riêng về điều lệ tổ chức hoạt động cho từng tập đoàn kinh tế và một số tổng công ty lớn. Tổng kết Luật doanh nghiệp năm 2005, xây dựng khuôn khổ pháp luật phù hợp để quản lý có hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. 
Tăng cường công tác xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của tổ chức đảng trong doanh nghiệp; đổi mới công tác cán bộ, qui trình, cơ chế tuyển chọn, xác định rõ quyền và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc xem xét, quyết định nhân sự lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp nhà nước.
3. Về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng với lộ trình cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu hình thành hệ thống tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình; hoạt động an toàn, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao; vận hành theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Trong giai đoạn 2011-2015, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính, tăng cường năng lực, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu đối với từng loại hình tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quĩ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng nước ngoài...) phù hợp với tình trạng tài chính của từng tổ chức tín dụng.
 Đã thực hiện giám sát hoạt động, thanh tra toàn diện và kiểm toán bắt buộc đối với 9 ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém; yêu cầu từng ngân hàng này tự xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại theo đúng pháp luật và lộ trình cụ thể. Đến nay, đã sắp xếp được 6 ngân hàng và hoạt động của các ngân hàng này đã dần ổn định, quyền lợi của người gửi tiền được bảo đảm, Nhà nước không bỏ tiền bù đắp cho các tổ chức tín dụng này.
Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chí quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hướng tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế; tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm an toàn hệ thống.  
Thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Tại kỳ họp này, nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước đã quan tâm nêu nhiều ý kiến về các vấn đề xã hội như giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm; bảo đảm trật tự an toàn xã hội... Những lĩnh vực này Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu và còn nhiều hạn chế, yếu kém. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chiến lược phát triển, các chương trình mục tiêu quốc gia và các kế hoạch đã đề ra, khắc phục hạn chế yếu kém, tạo chuyển biến cụ thể trên từng lĩnh vực.
Nhiệm vụ sắp tới là rất nặng nề. Tiếp thu những ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ khẩn trương triển khai và phấn đấu thực hiện các Nghị quyết của Đảng và của Quốc hội. Chính phủ xin trân trọng đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát và trên cương vị công tác của mình, mỗi vị đại biểu Quốc hội có những đóng góp thiết thực cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.
Xin cảm ơn Quốc hội./.
- Quốc hội chất vấn thủ tướng: đoạn tuyệt xin lỗi (TT). - Chất vấn: Tạm hài lòng với… câu hỏi! (VNN). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn các Đại biểu QH (GD&TĐ). – Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu, làm hết sức mình để khắc phục hạn chế, yếu kém (QĐND). –“Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu khắc phục yếu kém” (TTXVN). - Chính phủ đang khắc phục các khuyết điểm (TP). – Video Chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu QH. – Video:Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn (VTV). – ‘Mong Thủ tướng trả lời cụ thể hơn’ (ĐV).
- Thủ tướng Việt Nam bị đại biểu Quốc hội kêu gọi từ chức (VOA). – Việt Nam: Một đại biểu Quốc hội “khuyên” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ chức (RFI). – Đại biểu Quốc hội kêu gọi TT Nguyễn Tấn Dũng từ chức(RFA). – Thủ tướng nên làm gương từ chức? (BBC).

- Thủ tướng ‘nên tự kỷ luật’ (BBC). “Thế thì trách nhiệm của Thủ tướng ở đây thì tôi muốn hỏi đó chỉ là trách nhiệm chính trị thôi hay là trách nhiệm của người được giao trực tiếp chỉ đạo các tập đoàn kinh tế”.  ‘Còn nhiệm vụ, còn làm’ (BBC). “Cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, tôi sẽ không thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm qua”.

- 51 năm theo Đảng, bao nhiêu năm vì Dân? (Han Times). – Đại biểu khuyên từ chức, Thủ Tướng ‘theo Đảng 51 năm’ nên kiên quyết bám ghế (DLB). – THỦ TƯỚNG ĐÃ LÀM VẬY, SẼ VẪN LÀM NHƯ VẬY! (Bùi Văn Bồng). – Phiên dịch trả lời chất vấn của Thủ Tướng … (QLB). – Nghị trường thiếu chiếc đèn pin (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).- Dân – đảng (Trương Duy Nhất).

- EXIT (Thùy Linh). – NÊN TỪ CHỨC (Kha Trà Phương). – NHIỀU VỤ LÌNH XÌNH, NGU GÌ TỪ CHỨC (?!) (Bùi Văn Bồng).- THỦ TƯỚNG NÓI SAI RÙI (Huỳnh Ngọc Chênh). – MỆNH ĐẾ VƯƠNG (Văn Công Hùng) . –Không bỏ được bà nào (Quê Choa).- Ông Dương Trung Quốc hỏi và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời (Hiệu Minh).

--Cứ công khai minh bạch thì hơn - (Nguyễn Vĩnh). - Nguyễn Duy Xuân: Chấm điểm Đại biểu Quốc hội (VHNA). – Dân chủ (TN).- Chất vấn các bộ trưởng tại nghị trường:Sao phải hạn chế số lượng và thời gian? (LĐ).- Những phát ngôn ‘kinh điển’ từ Quốc hội (TVN). – Kết thúc phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: Kiềm chế cho được lạm phát (ĐĐK). - Hà Nội bị mất điện trong lúc Thủ tướng trả lời chất vấn (PLTP). –Yêu cầu của Quốc hội với Chính phủ: Nghiêm túc thực hiện cam kết (DV). – Thủ tướng: từ 2006 đến 2012 (viet-studies/ TDN).
- Khi bộ trưởng ‘vấp’ câu hỏi khó (VNN).

-Thủ tướng: "Tôi sẽ tiếp tục đảm nhiệm công việc đã làm"-(Dân trí) – “Tôi không chạy cũng không xin, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào Đảng và nhà nước đã phó thác. Tôi sẽ tiếp tục công tác như tôi đã làm 51 năm qua” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời câu hỏi của đại biểu về quan điểm xin lỗi và từ chức.


Thủ tướng: Tìm thêm nguồn lực để tăng lương theo lộ trình
Mở đầu phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, của cá nhân Thủ tướng trong điều hành để nền kinh tế đạt được kết quả đáng biểu dương trong bối cảnh khủng hoảng của thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khuyết điểm yếu kém điều hành của Chính phủ như Thủ tướng đã nhận trước Quốc hội trong ngày khai mạc.
Bà Hương đề nghị người đứng đầu Chính phủ trình bày giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém đó.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương: Giải pháp nào khắc phục những hạn chế yếu kém Thủ tướng đã nhận?.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương: "Giải pháp nào khắc phục những hạn chế yếu kém Thủ tướng đã nhận?".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trần tình, phiên khai mạc kỳ họp, với trọng trách được Đảng, người dân tin cậy, giao phó, với tư cách của Uỷ viên Bộ Chính trị, ông Dũng đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm chính trị về tất cả những hạn chế yếu kém khuyết điểm trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó có yếu kém, khuyết điểm về việc giám sát kiểm tra hoạt động của các tập đoàn kinh tế, TCty, DNNN. Khi đó, Thủ tướng đã hứa sẽ làm hết sức mình để khắc phục hạn chế yếu kém này nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ hiện đang triển khai các giải pháp, nhiệm vụ đó. “Chúng tôi đã thực hiện nhiều giải pháp có thể nói là đồng bộ để khắc phục những hạn chế khuyết điểm yếu kém để nâng cao năng lực điều hành của mình” – người đứng đầu Chính phủ quả quyết.
Theo đó, có 3 nhóm giải pháp được ông Dũng nhấn mạnh. Trước hết là nâng cao năng lực trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế cơ chế luật pháp cũng như việc thực thi thể chế này. Theo Thủ tướng, đây là một lĩnh vực hạn chế yếu kém của Chính phủ. Các cơ chế thể chế Chính phủ đề nghị Quốc hội ban hành hoặc trực tiếp ban hành có thực tế là sớm phải sửa đổi bổ sung.
Có những thể chế, pháp luật đã có nhưng phải chờ nghị định, thậm chí khi ban hành nghị định lại không phù hợp hoặc tổ chức thực hiện không hiệu quả. Ngoài ra, có những thể chế, quy định chậm được sửa đổi bổ sung. Những quy định cần xây dựng để ngăn chặn bất cập nảy sinh cũng rất chậm chạp.
Nhóm giải pháp thứ 2 là nâng cao năng lực dự báo, đánh giá tình hình và năng lực phản ứng chính sách trong điều kiện thị trường quốc tế ngày càng sâu rộng và đưa ra cơ chế chính sách phù hợp hiệu quả trong điều kiện thị trường đầy biến động bất trắc.
Ông Dũng thừa nhận: “Năng lực này cũng chưa được đáp ứng, chúng tôi đang cố gắng khắc phục”.
Nhóm giải pháp thứ 3 là nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý trong việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch chiến lược. Thủ tướng Chỉnh phủ thắng thắn nhìn nhận, ngay trong việc xây dựng quy hoạch kế hoạch hiện cũng đã không phù hợp, dẫn đến tình trạng lãng phí đầu tư, cản trở tiến trình cơ cấu nền kinh tế.
Ngoài ra, người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định đã tập trung tăng cường kỷ luật kỷ cương trong quản lý, như việc giám sát kiểm tra các tập đoàn kinh tế. Ông Dũng nhắc lại việc nghiêm túc nhận trách nhiệm về vấn đề này và hứa sẽ cố gắng cải thiện.
Hướng tới mục tiêu này, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo hoàn thiện bộ máy hành chính các cấp vì sức mạnh trước hết nằm ở tổ chức, để không có việc nào mà không có người chịu trách nhiệm hoặc có những việc đến 2-3 người phụ trách mà không biết xác định trách nhiệm cho ai. Nguyên tắc cải cách bộ máy tới đây là làm sao phân công lại nhiệm vụ để đề cao được trách nhiệm, nâng cao được sức năng động của cán bộ lãnh đạo các cấp.
Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương: Giải pháp nào khắc phục những hạn chế yếu kém Thủ tướng đã nhận?.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi không chạy, không xin cũng không thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào Đảng giao".
“Bên cạnh những việc làm được, làm tốt của Chính phủ, đóng góp vào thành tựu chung cũng còn những hạn chế yếu kém trong điều hành trên tất cả các lĩnh vực mà tôi đã nhận. Để khắc phục những hạn chế này, nâng cao năng lực điều hành, Chính phủ đã nghiêm túc có những chương trình kế hoạch cụ thể để nâng cao hiệu lực hiệu quả điều hành, trong đó tập trung vào những vấn đề đã nói, với tinh thần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2013, kế hoạch năm năm mà Quốc hội đã đề ra…” – ông Dũng chốt lại nội dung này.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) tiếp thêm một truy vấn về trách nhiệm. Ông Quốc đặt vấn đề, trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong đó có Thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin Trung ương Đảng kỷ luật. Còn tại Quốc hội, Thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn Nhà nước, khiến người dân tự đặt câu hỏi, dường như Thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước Đảng.
Tuy nhiên, đại biểu đánh giá, việc Thủ tướng có lời xin lỗi trước Quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận. Nhưng nhìn ở góc độ khác, việc xin lỗi - một hành vi văn hóa rất đáng khích lệ trong dân - cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với người dân.
“Không thể xin lỗi việc chậm trễ giờ bay của ngành hàng không mà bỏ qua những chế tài xử phạt đã quy định nếu gây thiệt hại cho khách hàng. Khách nước ngoài họ gọi hàng không nước ta là Sorry Airlines là vì thế. Việc làm cho dân hiểu là Nhà nước tạo độc quyền vàng cho SJC khiến dân bất an và chịu thiệt thòi kéo dài để rồi Thống đốc ngân hàng xin lỗi vì đã không giải thích rõ khiến dân hiểu lầm v.v... Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật, chứ không chỉ là lời xin lỗi. Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?” – ông Quốc lập luận.
Ông Quốc viện dẫn lịch sử, thế hệ cha ông coi việc quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. Đảng cũng đã từng có một Tổng bí thư - người có công lớn với Cách mạng tháng Tám 1945, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong cải cách ruộng đất 1956 đã từ chức và tiếp tục phấn đấu để rồi ba thập kỷ sau trở lại với cương vị Tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc đổi mới.
Ông Quốc nhắc lại yêu cầu Thủ tướng nói về băn khoăn của ông, Thủ tướng đang “nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân” cũng như quan điểm về việc hướng tới văn hóa từ chức để “đoạn tuyệt” với lời xin lỗi.
Đại biểu Dương Trung Quốc: Thủ tướng đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?.
Đại biểu Dương Trung Quốc: "Thủ tướng đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?".
Trả lời câu hỏi “hóc” này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia sẻ, với cá nhân ông, hôm nay (14/11/2012), chỉ còn 3 ngày nữa tròn 51 năm theo Đảng.
Thủ tướng khẳng định bản thân không xin Đảng cho đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác, mặt khác ông cũng không từ chối thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào Đảng giao phó. Là một Đảng viên, ông Dũng cũng tự tin cho rằng đã nghiêm túc báo cáo với Đảng, với Bộ Chính trị, BCH TƯ về bản thân mình.
“Đảng đã hiểu rõ về tôi, cả ưu khuyết điểm, phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng, sức khỏe cũng như thương tật, tâm tư nguyện vọng. Đảng đã quyết định phân công tôi ứng cử làm nhiệm vụ Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi, tôi nghiêm túc chấp hành quyết định của cơ quan quyền lực cao nhất với tôi” – người đứng đầu Chính phủ lập luận.
Ông Dũng cho rằng, có thể nói gần suốt cả cuộc đời ông đã theo Đảng và tái khẳng định bản thân không chạy cũng không xin, không thoái thác bất cứ nhiệm vụ nào Đảng và nhà nước đã phó thác.
Người đứng đầu Chính phủ kết lại: “Tôi sẽ tiếp tục công tác như tôi đã làm 51 năm qua”.
Tiếp theo phần chất vấn về trách nhiệm, đúng như chờ đợi, vấn đề thủy điện, an toàn thủy điện Sông Tranh 2 làm nóng Quốc hội 2 ngày qua tiếp tục được đề cập, chất vấn Thủ tướng.

Đại biểu Thích Thanh Quyết (Quảng Ninh) nêu yêu cầu muốn nghe thông tin trực tiếp từ Thủ tướng về chủ trương để khắc phục khuyết điểm của những thủy điện gây bất cập cho nhân dân thời gian qua, trong đó có thủy điện Sông Tranh 2.

Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng khẳng định, thời gian qua, thủy điện đã đóng góp 41% cho tổng sản lượng điện của cả nước. Những năm qua cả nước đủ điện để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu đời sống của nhân dân có đóng góp lớn của thủy điện.
Chủ trương khai thác thủy điện, ông Dũng khẳng định luôn nhắc các Bộ chức năng, phải thực hiện yêu cầu, thực hiện quy định của pháp luật trong lập dự án, xây dựng dự án, thẩm định, quá trình thi công, xây dựng cho tới vận hành phải thực hiện nghiêm túc.
Đại biểu Thích Thanh Quyết: Cách nào khắc phục khuyết điểm thủy điện gây bức xúc cho dân?
Đại biểu Thích Thanh Quyết: "Cách nào khắc phục khuyết điểm thủy điện gây bức xúc cho dân?".
Chính phủ cũng yêu cầu rà soát toàn bộ quy hoạch thủy điện trong cả nước, đã tiến hành rà soát lần thứ hai các dự án trong quy hoạch, nếu không đảm bảo các yêu cầu nêu trên thì loại bỏ khỏi quy hoạch. Tinh thần là phát huy tiềm năng lợi thế để xây dựng phát triển đất nước, nhưng nếu không đảm bảo yêu cầu nêu trên, tức không có lợi, tức lợi bất cập hại thì loại khỏi quy hoạch. Qua hai lần rà soát, Bộ trưởng Công thương cho biết đã đưa ra khỏi quy hoạch 107 dự án.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định đã quản lý chặt chẽ việc xây dựng mới các dự án thủy điện. Ông Dũng dẫn chứng dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A – một dự án tiềm năng thủy điện lớn, được đưa vào quy hoạch. Tuy nhiên, khi xây dựng dự án, ông Dũng nhấn mạnh yêu cầu tiến hành thẩm định một cách chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, nếu không đạt yêu cầu thì không làm.
Đối với thủy điện Sông Tranh, Thủ tướng thông tin, tại kỳ họp này, UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã thực hiện giám sát thủy điện Sông Tranh và có báo cáo gửi đại biểu. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Trịnh Đình Dũng đã có giải trình thêm trước Quốc hội.
Đến thời điểm này, các chuyên gia, chuyên ngành trong nước, cả 2 công ty tư vấn hàng đầu của Nhật, Thụy Sĩ báo cáo đập thủy điện sông Tranh bảo đảm an toàn. Các Bộ chức năng như Công thương, Xây dựng, Khoa học - Công nghệ, Hội đồng nghiệm thu nhà nước, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam cũng đều báo cáo thủy điện này an toàn.
“Nhưng để chắc chắn hơn, đảm bảo an toàn cho dân cần phải làm các việc: không tích nước, lập tổ công tác ứng trực tại thủy điện Sông Tranh, thuê chuyên gia tư vấn hàng đầu quốc tế; tiếp tục tổ chức hội thảo lắng nghe ý kiến chuyên gia, công bố công khai thường xuyên cách ứng phó với động đất” – Thủ tướng nhấn mạnh.
P.Thảo
Ảnh: Việt Hưng


-Thủ tướng: "Tôi sẽ tiếp tục đảm nhiệm công việc đã làm"

-Một chất vấn dành cho Thủ tướng

Tập hợp chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp 4 đến 14h30 ngày 10/11 cho thấy chỉ duy nhất một ý kiến chất vấn người đứng đầu Chính phủ.
Vẫn là xu hướng giảm dần, song con số này quá ít ỏi so với các kỳ họp khác. Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ ba, Thủ tướng nhận được 5 chất vấn, còn con số ở kỳ họp thứ 2 vào cuối năm ngoái là 7, giảm 12 chất vấn so với kỳ họp cuối 2010.
Về mặt thời gian, đây cũng là chất vấn mới được gửi, bởi cho đến ngày 5/11, khi xin ý kiến các vị đại biểu về danh sách trả lời chất vấn, đoàn thư ký kỳ họp cho biết trong 115 phiếu của 52 đại biểu ở 33 đoàn chưa có chất vấn nào được dành cho Thủ tướng.
Theo nguồn tin, người duy nhất gửi chất vấn đến Thủ tướng là một đại biểu đến từ đoàn Nghệ An. Chất vấn của đại biểu này xoay quanh vấn đề tiền thưởng kèm theo bằng khen của Thủ tướng, Chủ tịch UBND tỉnh dành cho hàng nghìn cá nhân, gia đình tại tỉnh Nghệ An.
Như vậy, không còn là với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước, hay bất cập trong quản lý quy hoạch với hàng ngàn dự án treo… như ở kỳ họp trước, độ rộng của vấn đề gửi tới người đứng đầu Chính phủ đã được thu hẹp đáng kể.
Tuy nhiên, việc Thủ tướng có đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp hay không không phụ thuộc vào số lượng các chất vấn.
Với tư cách người đứng đầu Chính phủ, tại kỳ họp cuối năm của Quốc hội, Thủ tướng được dành thời gian thỏa đáng để làm rõ thêm một số vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm. Nội dung này thường được ông chuẩn bị sẵn bằng văn bản.
Bởi vậy, thời gian dành để Thủ tướng đối thoại trực tiếp với các vị đại diện của dân thường cũng hạn hẹp, chỉ trên dưới một giờ đồng hồ. Và, không phải khi nào cũng đủ thời gian để ông trả lời hết toàn bộ các câu hỏi.
Tại kỳ họp cuối năm 2011, Thủ tướng chỉ có chừng hơn 20 phút để trả lời câu hỏi của 22 vị đại biểu. Ông đã dành hai phần ba quỹ thời gian này để trả lời chất vấn đầu tiên. Đó là những giải pháp cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, là quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo.
Phần trả lời của ông đã nhận được sự đánh giá cao của nhiều vị đại biểu và cử tri.
Ở kỳ họp này, nhiều vị đại biểu cũng cho biết đã chuẩn bị rất kỹ càng nội dung chất vấn Thủ tướng, khi ông đăng đàn trực tiếp thay vì gửi văn bản. Bởi, như vậy sẽ tăng tính đối thoại và tạo điều kiện cho cử tri giám sát tốt hơn, về cả trách nhiệm của người hỏi và người trả lời.
Theo chương trình kỳ họp, vào sáng 14/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có gần trọn buổi sáng để báo cáo và trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Theo Vneconomy-Một chất vấn dành cho Thủ tướng
Chất vấn Thống đốc ngân hàng về “lợi ích nhóm” (TN).  – Tội đồ “lợi ích nhóm”? (Nguyễn Vạn Phú). .   - 9 bộ, ngành báo cáo kết quả thực hiện lời hứa (SGGP).-
-  Triết học và triết lý trong giáo dục: Cần phân biệt hai khái niệm rồi bàn tiếp! (VNN).

Cần khẳng định: Nước ta chỉ tồn tại một triết học. Đó là triết học Mác-Lênin - chân lý thời đại, vũ khí lý luận vô địch của giai cấp vô sản thế giới.

Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, chắc chắn không phải là một
Ở nước ta, có sự phân biệt giữa triết học và triết lý; nhưng tài liệu phân biệt rạch ròi hai khái niệm đó dường như chưa có. Trên các diễn đàn, “triết lý giáo dục” được nói nhiều chứ không phải “triết học giáo dục”. Tra trên google, kết quả cũng phù hợp: Cụm từ đầu thu được số kết quả đo bằng “triệu”; còn cụm sau chỉ đạt mức “ngàn”.
Hẳn tổng bí thư phải là người số 1 có thẩm quyền nói về triết học và sự vận dụng nó vào giáo dục; nhưng gần đây khi làm việc với Bộ Giáo Dục (17-8-2012), ông không đề cập tí gì tới triết học, mà nói: “Cần hình thành một triết lý về giáo dục”. Qua đó, lần nữa ta thấy ông cũng xem đây là hai khái niệm.
Rất may, có hai hội nghị bàn về triết lý giáo dục mà khách mời toàn là những vị đã hoặc đang giữ quyền cao chức trọng trong ngành (hoặc liên quan với) giáo dục. Một cái do Viện Khoa Học GD (19-7-2012) và một nữa do Tạp Chí điện tử Đảng CSVN (31-8-2012) tổ chức. Thật buồn, khi tìm hiểu các báo cáo - kể cả báo cáo đề dẫn và báo cáo chính - tôi có hai ấn tượng: 1) khái niệm triết lý chưa được làm rõ trước khi thảo luận; 2) các báo cáo cố vận dụng triết học vào giáo dục, hơn là nói triết lý. Thế thì chính tôi cũng từng như vậy. Tôi cũng từng lơ mơ khái niệm triết lý; cũng từng cố kiết vận dụng triết học vào nghiên cứu y học (nhưng thất bại).
Đành tự tìm hiểu và nêu lên ở bài này những thu hoạch chủ quan và rất mong sự góp ý.
Chúng ta chỉ có một triết học, còn triết lý thì rất nhiều…
Từ điển cho thấy: Triết Học là một khoa học. Nội dung mà nó có được là nhờ nghiên cứu nghiêm túc, với phương pháp đặc thù, xác định. Triết học tìm tòi những quy luật chung nhất, bao quát nhất của tự nhiên và xã hội (quy luật của quy luật). Còn triết lý lại khác. Nếu triết học là lý luận (khách quan), thì triết lý chỉ là lý lẽ (chủ quan) do vậy sự đúng-sai có thể do góc nhìn; ngoài ra có thể nó chẳng liên quan gì tới Triết Học. Một ví dụ, có người bảo: triết lý phổ biến hiện nay là học để thi . Nó đúng hay sai: tùy quan điểm; nhưng quả là nó ít dính dáng tới triết học (sẽ nói thêm ở dưới).
Cần khẳng định: Nước ta chỉ tồn tại một triết học. Đó là triết học Mác-Lênin - chân lý thời đại, vũ khí lý luận vô địch của giai cấp vô sản thế giới. Mọi người đều đã được học, vậy ở đây chỉ xin nhắc lại vắn tắt: Duy nhất, chỉ có Đảng CSVN đủ tầm trí tuệ vận dụng một cách nhuần nhuyễn nhất và sáng tạo nhất triết học này vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nói khác, quan điểm của Đảng không phải là triết lý, mà là sự vận dụng triết học.

Có sự lẫn lộn triết học và triết lý, thể hiện ở một câu trong Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2008-2020 do Bộ Giáo Dục soạn thảo. Đó là câu: Phát triển sự nghiệp giáo dục cần dựa trên một hệ thống triết lý. Đó chính là một hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng… Trách gì các hội tháo chẳng lẫn lộn như thế…
Vận dụng triết học vào thực tiễn: Không dễ tí nào sất
Đảng ta đủ tầm cao trí tuệ vận dụng sáng tạo triết học Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, đưa nước ta lên CNXH - bước trung gian trước khi lên CNCS.
- Ở tầm vĩ mô, sự vận dụng đưa đến những nguyên lý bất di dịch - mà chúng ta đã được học tập cho đến khi thông suốt. Đó là:
a) Vai trò lãnh đạo của Đảng do lịch sử trao, không thể thoái thác;
b) Tam quyền chỉ phân công, có phối hợp, mà không phân lập;
c) Về kinh tế: kinh tế Nhà Nước phải là chủ đạo; đất đai phải thuộc sở hữu toàn dân…
… vân vân.
- Ở mức thấp hơn, Đảng đưa ra các phương hướng, quan điểm chỉ đạo hoặc chỉ thị… để cấp dưới vận dụng. Nhưng vận dụng rất không dễ. Dự thảo Chiến Lược GD phải sửa tới 14 lần vẫn không xong, nói lên điều đó.
Bản thân tôi, để có chức danh giáo sư, khỏi cần nói đã tốn biết bao công sức học tập triết học Mác-Lênin (mà học nhiều lần). Nhưng cũng xin thú thật: Tôi đã cố, nhưng vẫn không áp dụng nổi lý luận vào nghiên cứu y học. Do vậy tôi khâm phục ai vận dụng tốt thứ vũ khi bách thắng này; ví dụ, cụ GS Nguyễn Đức Bình.
- Cụ Nguyễn Đức Bình - nhà lý luận kiệt xuất - phát hiện rằng: Phong trào Văn Thân (chống Pháp) tan rã là thời điểm chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp phong kiến. Ngọn cờ, theo quy luật, chuyển qua tay giai cấp tư sản, nhưng cũng kết thúc chóng vánh khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại. Từ đó, giai cấp vô sản Việt Nam hoàn toàn lãnh đạo cách mạng - cho tới khi nào xây dựng xong CNCS.
Như vậy, từ 1789 tới nay giai cấp tư sản thế giới đã và vẫn cầm quyền. Chưa có dầu hiệu nó giãy chết. Nhưng ở nước ta nó chết mất tăm ngay khi chưa kịp lớn.
- Vậy mà trước đó tôi cứ hiểu sai: Các cuộc khởi nghĩa yêu nước đều do trí thức khởi xướng. Khi chưa có nền tân học, người khởi xướng phong trào yêu nước đương nhiên phải là các trí thức nho học. Từ năm 1919 nền học cũ chấm dứt, các cụ nho học đã quá cao tuổi, đương nhiên lớp trí thức mới (do nền tân học đào tạo) thay thế các cụ. Việc lập các đảng Văn Thân, Quốc Dân Đảng hay Cộng Sản đều do các trí thức chứ còn ai khác?. Ấy là tôi từng hiểu sai như vậy
Không như triết học, triết lý rất đa dạng, đủ cỡ, đủ mức
- Dường như mọi hành động của con người đều có mục tiêu. Khi theo đuổi lâu dài một mục tiêu, con người rút ra những lý lẽ tự mình cho là cao đẹp nhất, phù hợp nhất, hiệu quả nhất và dễ biện minh nhất - nghĩa là hình thành một triết lý. Tên trộm chuyên nghiệp cũng có triết lý riêng trong đó có những lý lẽ (đẹp) biện minh hành vi (xấu) của mình.
- Nếu triết học hình thành do nghiên cứu thì triết lý do trải nghiệm trong cuộc sống nhằm ứng phó tối ưu với một thực tiễn. Tùy góc độ, một thực tiễn có thể sinh nhiều triết lý.


Một ví dụ: Cùng một thực tiễn, mỗi nhóm lại có triết lý riêng. Khi xã hội lâm vào tình huống (nhân tạo) khiến thanh thiếu niên chỉ có một ngõ hẹp để tiến thân: thi đại học (quá ít trường dạy nghề), tất nhiên họ và phụ huynh sớm muộn sẽ nảy ra triết lý “học để thi’ (không học thêm, đố qua được cửa ải). Thầy cô coi “dạy thêm” là đáp ứng nhu cầu, và là cách làm ăn lương thiện. Cấp quản lý đối phó bằng hai biện pháp: 1) Cho đề thi thật khó vì thí sinh quá đông - để phân loại “giỏi - dốt” chính xác; 2) Ban hành quy định “cấm dạy thêm để giải tỏa bức xúc xã hội… 

Hai nhóm đầu rất đông đảo, nhưng tới tấp bị phê phán trên truyền thông, mà tại đó họ không bao giờ có cơ hội được giãi bày gì hết. Vòng luẩn quẩn hinh thành.
- Sự hình thành một triết lý thường có ý thức, nhưng cũng có thể vô thức. Có người diễn đạt dễ dàng triết lý của bản thân, có người không làm nổi, do trình độ hoặc triết lý chưa thật định hình. Dù sao, nghĩa chữ “triết” ở đây cũng tương tự như trong Triết Học - đều hàm ý đẹp, sáng láng, cao minh. Khác nhau là một bên lấy tiêu chuẩn khách quan để đánh giá; còn bên kia, chuyện “sáng láng” là tự đánh giá một cách chủ quan.
- Nếu lý luận triết học khó thay đổi (trừ khi đã cố áp dụng vẫn không nổi, hoặc khi bị một lý luận khác đánh đổ), thì triết lý có thể thay đổi rất nhanh khi thực tiễn thay đổi.
- Có triết lý của cá nhân, của nhóm, tầng lớp… thậm chí của cả dân tộc. Một dân tộc trải nhiều hiểm họa, nếu vẫn có cách tồn tại, sẽ rút ra một triết lý phù hợp để tồn tại lâu dài, thoát bị đồng hóa hoặc bị diệt. Lúc này, triết lý trở thành minh triết. Minh triết của Phật, của đức Giêsu, đức Ala… hấp dẫn được hàng tỷ người.
Không như triết học, triết lý hoàn toàn đơn giản dễ hiểu
Để hiểu triết học, phải có một trình độ. Còn triết lý, do người thường tạo ra trong đời thường nên hiếm khi cao siêu, mù mờ. Một học sinh cấp I và II làm sao hiểu nổi cái triết lý mơ hồ “học làm người” (?). Nếu lại còn hỏi hàng mấy trăm cháu đang xếp hàng trước mặt: “Làm người có khó không?” thì… hài thật.
Mặt khác, người này, nhóm này, tầng lớp này… không dễ áp đặt triết lý của mình cho đối tượng khác. Trong lịch sử, sự áp đặt triết lý tôn giáo (kể cả việc gọi tôn giáo khác là “tà đạo”) đã gây đau khổ, đổ máu không ít.
Trong đời thường, triết lý “học để thi” là cách đối phó thụ động, tiêu cực - nhưng hiệu quả - với một tình huống mà nạn nhân (rất đông) không có cách nào xóa bỏ, mặc dù trên danh nghĩa họ là “ông chủ”; còn thiểu số gây rắc rối lại chính là số ít “đầy tớ”, nhưng thực quyền. Dù nói gì, vẫn phải thừa nhận rằng đám “đầy tớ” đều tốt, đầy thiện tâm, thiện chí - đúng nghĩa. Bi hài là ở đó.
Một số vị hảo tâm trong giới quản lý ngồi bàn nhau đưa ra một triết lý tặng 20 triệu học sinh… rất có thể thành áp đặt. Cái ví dụ “học để thi” (ở trên) cho thấy triết lý của người học và người quản lý có thể xung khắc nhau. Câu hỏi: Ai phải tuân theo triết lý của ai?
Qua hành vi, có thể tìm ra triết lý bị ẩn dấu
- Một vị đầy tớ cứ khơi khơi nói trên truyền thông: “cần phải giáo dục nhân dân”. Triết lý nào đang ngự trong đầu ông này?
- Tự do đối với trí thức như ánh sáng mặt trời đối với thảo mộc. Khi người ta đưa cụm từ “đội ngũ trí thức” vào văn bản… thì triết lý của người sử dụng cái cụm từ này là gì?
- Nhưng hãy nói vào Giáo Dục. Sửa đoạn kết của chuyện Tấm Cám để che chắn cho các cháu, viết la liệt khẩu hiệu “học lễ” để đưa vào khuôn phép, đưa ra các bài “văn mẫu”, cho cả trường thi “chữ đẹp”, đặt tiêu chuẩn kết nạp 100%... vân vân và vân vân… có lẽ là cái ngọn của một triết lý đã thâm căn từ nền học cũ. Đây là nền học muốn có cái khuôn đẹp, cứng như thép, để đúc mọi sản phẩm của nó theo một cái mẫu chuẩn.
Câu hỏi tiếp theo là, cái triết lý này của ai: của trò, của phụ huynh (?) hay của thầy, hay của người quản lý?...
Điều chắc chắn là một triết lý không thể đồng thời của cả 4 hoặc 5 đối tượng kể trên.
  • Nguyễn Ngọc Lanh

- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 14): VĂN CHƯƠNG ĐẠI SIÊU HÌNH VÀ… NHỮNG CON SỐ… SIÊU TRỪU TƯỢNG? (Nhát sỹ Tô Hải).
- Trần Mạnh Hảo: Chuyện thật như đùa về một nền chính trị ngược đời (Nguyễn Tường Thụy).
- Giữ nguyên điều 4, sửa Hiến pháp làm gì? (Chuacuuthe).
- Dân cũng cần được đánh giá lãnh đạo (TN).  – Hằng năm phải lấy phiếu tín nhiệm: Có nên không? (LĐ).  – Video: QH thảo luận dự thảo lấy phiếu nhiệm -P.1; + QH thảo luận dự thảo lấy phiếu tín nhệm – P.2(VTV). - “Nếu mặc nhầm áo thì nên trả lại” (ANTĐ).   – Một đề bài cho Thủ tướng Chính phủ (Phair Zios).
- Chống tham nhũng thật (TN). - Luật pháp có trị được tham nhũng? (TVN). - Cố ý làm trái khác với tham nhũng (PLTP).  – Lời hay ý đẹp: Chống tham nhũng giống như đánh trận giả (Nguyễn Thông).. – Năn nỉ… ‘tiết chế lòng tham’ (ĐV). - Tham Nhũng Đại Cáo: Hô chống tham nhũng – chỉ để an dân (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- Quốc hội gãi tai với “hợp đồng sex”? (Đào Tuấn).
Ăn mất vệ sinh, lương chưa đủ sống
Tiền Phong Online
Công bố thu nhập và bữa ăn công nhân: Ăn mất vệ sinh, lương chưa đủ sống. > Hơn một triệu người phải nộp thuế thu nhập. TP - Kết quả khảo sát thực tế tiền lương và thực trạng bữa ăn ca của người lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp, do Viện Công ...
Lương chưa đủ 50% mức sống tối thiểuTuổi Trẻ
Đề xuất tăng lương tối thiểu lên 3 triệu đồngVNExpress
Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng lên 2-3 triệu đồng/thángNgười Lao Động
Lương tối thiểu tăng từ 1-7-2013 Tiền Phong Online
Lương tối thiểu tăng từ 1-7-2013. > Cắt giảm đầu tư để tăng lương · > Đại biểu Quốc hội bật khóc vì người nghèo. Chiều 10-11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2013. Theo đó, tăng lương tối ...
Tăng lương tối thiểu lên 1,15 triệu đồng/tháng từ 1.7.2013Thanh Niên
Quốc hội thông qua tăng lương tối thiểu từ 1/7/2013Vietnam Plus
Lương tối thiểu tăng lên 1,15 triệu đồng từ 1/7/2013Dân Trí
6 ngành kinh tế chiếm gần 100.000 tỷ đồng nợ xấu
Tính đến cuối tháng 6, 6 ngành kinh tế mà nợ xấu tập trung chủ yếu, chiếm đến 80,49% tổng số nợ xấu của toàn nền kinh tế.
- Ngành ngân hàng Việt Nam phản ánh các bất ổn trong nền kinh tế (Guardian/ TCPT).
- Nợ xấu ngân hàng chưa có dấu hiệu giảm (Đầu tư). – Tích cực giải quyết nợ xấu (HNM).
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất (VnE).
- Chuyên gia kinh tế “giải mã” việc TGĐ Habubank thành nhân viên thu nợ (GDVN).
- Bộ trưởng Tài chính: Doanh nghiệp xăng dầu sai phạm sẽ bị xử lý (VNN). - Lỗ “khủng”, lương cao (NLĐ).
- Còn độc quyền vàng miếng SJC, còn tình trạng đầu cơ (CAND).  - Giá vàng tuần tới sẽ còn tiếp tục tăng (DT).
- Dân Việt Nam mua xăng đắt hơn dân Mỹ 5000 VND (DĐ KTVN).
- Lúa gạo tăng giá do tâm lý? (TBKTSG).
- Bùng nổ tranh chấp BĐS (VNN).  – Tìm cách thoát khỏi vòng luẩn quẩn giữa ngân hàng và bất động sản (Đầu tư).
- Đồ gỗ: Lo xuất khẩu quên nội địa (VEF).
- Áo ngực ‘hàng hiệu’ rẻ như hàng Tàu (VEF).
- Hàng tết dồi dào (TN).
- Trung Nguyên nhận 400 héc ta cà phê từ Vinacafe (TBKTSG).

- Việt Nam muốn có 3 tỷ đôla FDI từ Anh (BBC).
- Định vị lại vị trí và vai trò của DNNN (CafeF). – Cổ phần hóa DNNN không nên tiến hành đồng loạt (DT).
- GDP Hà Nội dự kiến tăng trưởng 8,1% (DT).
- Thắt chặt quản lý ngoại hối (VNE).
- Ghế ‘nóng’ ngân hàng không ‘nóng’ (DĐDN).
- Giá vàng tăng gần 1 triệu đồng/lượng trong tuần này (DT).
- Phải đáp ứng đủ tín dụng trong dịp tết (TT).
- Cao, thấp tồn kho (TBKTSG).
- Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn về thuế (VIR). – Đề nghị miễn, giảm thuế thay vì gia hạn (TT). – Hiểu đúng về thuế trong lĩnh vực chứng khoán (ĐTCK).
- Hàng loạt NĐT rút khỏi công ty chứng khoán “xấu” (VTV). – Những người thất nghiệp nửa vời (CafeF/TBKTSG).
- Khó “ép” doanh nghiệp tạm dừng dự án (ĐTCK). – Doanh nghiệp “tố” hải quan áp thuế bừa (ĐĐK).
- Chuyên gia mách nước thoát ‘bẫy lừa’ địa ốc (VTC). – Dân The Manor không đóng phí, Bitexco dọa cắt dịch vụ gửi xe (DT).
- Điều hành xăng dầu: Cơ chế “lệch” thị trường (DĐDN).
- Sếp cà phê Trung Nguyên “giễu” cà phê Starbucks (VnEco).
- Tự cung cấp điện nhờ tận dụng năng lượng nhiệt thải (TN).
- Bài 3: “Gà nhà” không đá nhau thì đâu đến nỗi (ĐĐK).
- Hỗ trợ nông dân tạm trữ lúa gạo: Cần giải pháp thiết thực (ĐĐK).
- DN vừa và nhỏ mới là đối tượng đáng để cứu (TQ).
- Không được lợi dụng quy định về cơ cấu lại nợ để giấu nợ xấu (VOV).
- Phó tổng Petrolimex phân trần việc lỗ lớn, lương cao (PN Today).  – Trần tình thua lỗ, Petrolimex than giảm lương, cắt thưởng (VNN).
- Bình ổn vàng đâu chỉ chuyện đắt rẻ (VEF).  – Khép tuần vàng tăng hơn 1 triệu đồng/lượng (TP).  – Giá vàng tuần tới: Cửa tăng đang mở (VnEco).
- Toàn cảnh kinh tế 10-11-2012: Cố gắng vớt vát (VF).
- Nguyễn Quang Thân: Hàng đầu rồi tiến đi đâu? (DV). - Chồng bà Diệu Hiền làm giám đốc thủy sản Phương Nam (VNN). - Xuất khẩu gạo Nhất thế giới vẫn buồn (SGTT).
- Ngân hàng Việt Nam thứ hai vào châu Âu (TBKTSG).
- Xuất khẩu Trung Quốc tăng lên trong tháng 10 (RFI).
- Indonesia trong cơn say mỹ phẩm cao cấp (VNN).
- Mối nguy với nền kinh tế Nhật Bản (HNM).
- Đầu tư vào Lào và Campuchia ngày càng khó (TBKTSG).
- Đàm phán ngân sách EU 2013 thất bại (BBC).

China turns corner on economy as party chooses new leaders
BEIJING (Reuters) - China announced on Saturday that it is effectively turning the corner on the economy and likely to meet its growth target for the year, more good news for Communist Party policy makers meeting in Beijing to anoint new leaders for the next decade.


OBAMA, ROMNEY, X, O, MA, MAO… (Alan Phan).

China reports biggest trade surplus for nearly four years
(Financial Times)-The strong trade figures add to the evidence that the Chinese economy is set for a mild rebound in the fourth quarter after slowing for seven straight quarters
-
-Chinese Official Reaffirms ‘Rebalancing’ of Economy NYT -The chairman of the National Development and Reform Commission reaffirmed a greater emphasis on domestic consumption, even as China announced that its trade surplus soared in October.

Trung Quốc, cường quốc kinh tế số một thế giới năm 2016
ECONOMY: Balance of power to shift over next 50 years
Looking to 2060: Long-term growth prospects for the world (download the pdf version)
- Kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong 4 năm tới (VOV).
- OBAMA, người Mỹ đen đi trọn đường trần (Cali Today).  – Ông Obama triệu tập lãnh đạo Quốc hội để thảo luận vấn đề tài chính (VOA).- Obama thúc phe Cộng hòa cùng giải quyết cấp bách (VNE). – Obama tìm cách gỡ ‘bom hẹn giờ’ (VNE). – Những kẻ thua đậm nhất trong bầu cử Mỹ (TTVH).
- Bê bối ngoại tình: giám đốc tình báo Mỹ CIA từ chức (TT). – Tướng Petraeus từ chức Giám đốc CIA vì ngoại tình(VOA). – Mỹ: Giám đốc CIA từ chức vì ngoại tình (RFI).
- Vì sao ông Obama khóc?  (Infonet).  – Tổng thống Obama kêu gọi phá “vách đá tài chính” (DT).
- Giám đốc CIA từ chức: “Anh hùng không qua ải mỹ nhân” (PN).
- Tổng thống Obama thắng tại Florida, tăng thêm phiếu cử tri đoàn so với ông Romney (VOA).  – TT Obama: Người Mỹ “đã bỏ phiếu cho hành động” (VOA). – Alan Phan: Obama, Romney, và… (Tia sáng). – Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, từ góc nhìn luật học (1); – Bầu cử Tổng thống Mỹ, nhìn từ góc độ luật học (2) (NĐT). – TT Obama đứng trước bế tắc chính trị ‘fiscal cliff’ (VOA). – Tổng thống Obama đòi tăng thuế những người giàu nhất (RFI).  - Khẳng định chính sách (TN). - Obama công bố chính sách kinh tế (PLTP). – Tương lai nào cho nước Mỹ 4 năm tiếp theo? (Sống Magazine).  – Bạc tóc vì làm tổng thống (Huffington Post).
- HILLARY CLINTON, LÙI MỘT BƯỚC ĐỂ TIẾN HAI BƯỚC: “Siêu sao ngoại giao” (NLĐ).  - Tổng thống Mỹ 2016: sẽ là Hillary Clinton? (ANTĐ).
-Chủ tịch Hạ Viện Mỹ: 'Obamacare là luật, nhưng cần điều chỉnh'
Nguoi Viet Online
Dân Biểu John A. Boehner nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ABC hôm Thứ Năm rằng sự tái đắc cử của Tổng Thống Barack Obama có nghĩa đạo luật cải tổ y tế của ông (Obamacare) là “luật của nước Mỹ.”

Drone Wars
Project Syndicate -Under Barack Obama, the number of drone strikes carried out by the US has soared – with no evidence to prove their legality. Unless US leaders show otherwise in every case, American drone attacks in countries like Pakistan, Yemen, and Somalia should be called what they are: extrajudicial killings.
- Nam Triều Tiên phát hiện vết nứt trong lò phản ứng hạt nhân (VOA).
Đức từ bỏ năng lượng hạt nhân dẫn đến các lợi ích về kinh tế và môi trường Bauxite Việt Nam
Staff Writers, Nuclear Power Daily
London, UK (SPX) Nov 02, 2012
Nguyễn Hùng dịch
Lãnh đạo Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức đã sáng suốt nhanh chóng chiếm lấy thời cơ và dứt khoát đoạn tuyệt với điện nguyên tử ngay sau thảm họa nổ nhà máy điện nguyên tử tại Fukushima Nhật Bản vào tháng ba năm 2011. Và bây giờ nước Đức bắt đầu gặt hái thành tựu về lợi ích kinh tế và môi trường.
Lãnh đạo Việt Nam thay vì nghe lời đường mật phỉnh gạt hay nhận được lợi lộc từ nhóm lợi ích điện hạt nhân và các tập đoàn sản xuất nhà máy điện hạt nhân sốt sắng nhảy vào làm diện hạt nhân mà không lường trước những hậu quả kinh khủng của phóng xạ hạt nhân do NMĐHN tạo ra, hãy sáng suốt nhận khuyết điểm và nhanh chóng sửa sai, học tập theo Đức, dứt khoát từ bỏ điện nguyên tử vô cùng nguy hiểm cho tương lai của đất nước và an toàn của hàng triệu người dân. Hãy trở về với năng lượng phi hạt nhân và nhanh chóng phát triển và làm chủ kỹ thuật năng lượng tái tạo để tạo bước nhảy vọt cho kỹ nghệ và công nghệ năng lượng tái tạo tại Việt Nam trong thời gian tới và cho tương lai lâu dài bằng cách hợp tác và nhờ sự giúp đỡ của các nước tiên tiến, đặc biệt nước Đức và dân chúng Đức thân tình và thâm tình. Cụ thể trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Phó Thủ Tướng Đức Philipp Rosler, người gốc Việt Nam được gia đình người Đức nhận làm con nuôi từ khi mới chào đời, ông đã khuyến khích Việt Nam đi theo con đường mà Đức đã và đang chọn cho tương lai năng lượng của nước này. Kết quả chuyến viếng thăm của ông Phlipp Rosler, Đức vừa viện trợ Việt Nam khoảng 300 triệu EURO để tài trợ cho nhiều dự án phát triển tại Viêt Nam, đặc biệt là các dự án về năng lượng tái tạo và năng lượng sạch.
Trong khi đó Nga vì món lợi hàng chục tỷ USD đã và vẫn còn tiếp tục o bế lãnh đạo Việt Nam đi vào con đường diệt vong với dự án nhà máy điện hạt nhân. Hết Tổng thống Nga Putin rồi nay Thủ tướng Medvedev lại sang Việt Nam thúc đẩy tiến hành kế hoạch xây NMĐHN tại Ninh Thuận do Tập đoàn Rosatom của Nga thực hiện. Đây là một việc làm sai trái, nếu không nói là thất nhân tâm, chỉ vỉ lợi nhuận mà họ đã đẩy đất nước và dân chúng Việt Nam vào con đường diệt vong vì thảm họa hạt nhân mà chính Nga đã đang gánh chịu hậu quả của thảm họa tai nạn và nổ các lò phản ứng hạt nhân như Chernobyl.
Dân chúng Việt Nam khẩn thiết yêu cầu Nga hãy rút khỏi kế hoạch cho Việt Nam vay để Nga đứng ra xây nhà máy điện hạt nhân trong khi trên thế giới nhiều quốc gia tiên tiến, cụ thể Đức, Thụy Sĩ, Nhật và một số nước khác đã bắt đầu tử bỏ vĩnh viển năng lượng hạt nhân. Dân chúng Việt Nam hoan nghênh và biết ơn Nga giúp Việt Nam phát triển các loại năng lương an toàn khác cùng với những trợ giúp quân sự để Việt Nam có đủ khả năng chống lại những ý đồ và hành động xâm lược Tổ quốc Việt Nam trên đất liền cũng như ngoài biển Đông.
Bộ trưởng CHLB Đức Philipp Roesler: Cảm thấy ấm áp như trở về nhà
http://nld.com.vn/20120918104423536p0c1002/bo-truong-chlb-duc-philipp-roesler-cam-thay-am-ap-nhu-tro-ve-nha.htm
Đức viện trợ cho Việt Nam gần 300 triệu euro
http://www.baomoi.com/Duc-vien-tro-cho-Viet-Nam-gan-300-trieu-euro/122/7549141.epi
Thủ tướng Nga thăm Việt nam để thúc đẩy đàm phán thương mại
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121107-thu-tuong-nga-tham-viet-nam-de-thuc-day-dam-phan-thuong-mai
Chernobyl Victims.

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng 
Sau tai nạn tại Nhà máy điện hạt nhân Daiichi Fukushima trong năm 2011, Chính phủ Đức lập tức dẹp bỏ tám lò phản ứng hạt nhân lâu đời nhất và thông qua một đạo luật bắt buộc Đức phải đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào năm 2022. Hành động từng bước loại bỏ năng lượng hạt nhân này đã được các đảng phái chính trị Đức ủng hộ nhiệt tình. Ở những nước khác, nhiều người xem đó  như là sự “hoảng loạn chính trị”, và tạp chí trực tuyến Forbes.com đã đi xa hơn với câu hỏi viết trên đề tựa của một bài xã luận, có phải quyết định đó là “khùng – hoặc rõ ngu dốt”.
Nhưng số xuất bản đặc biệt của Tạp chí của các nhà khoa học Nguyên tử (the Bulletin of the Atomic Scientists), được xuất bản bởi SAGE, “Đức rút khỏi hạt nhân”, cho thấy rằng hành động ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân và đi kèm với sư chuyển hướng đến năng lượng tái tạo đã mang đến lợi ích kinh tế và môi trường có thể đo được. Một chuyên gia hàng đầu gọi hành động loại bỏ năng lượng hạt nhân của Đức là tác nhân làm thay đổi đối với ngành công nghiệp hạt nhân trên toàn thế giới.
Trong phần nhận xét tổng quát cho bài viết của mình, “Từ Brokdorf đến Fukushima: Cuộc hành trình dài để loại bỏ hạt nhân”, nhà nghiên cứu của Trường đại học Princeton, Alexander Glaser, đặt hành động loại bỏ hạt nhân của Đức trong bối cảnh lịch sử của nó, bao gồm sự đối đầu khủng khiếp, tương tự như trận nội chiến giữa những người biểu tình chống hạt nhân và cảnh sát.
Bởi vì sự phản đối trường kỳ của dân chúng chống lại điện hạt nhân, đến thập niên 1990 chỉ còn một vài người trong chính trường Đức tán thành ý tưởng xây dựng thêm lò phản ứng hạt nhân mới.Và, Glaser ghi chú thêm, quyết định của Đức hồi năm ngoái là theo đuổi công việc loại bỏ vĩnh viển năng lương hạt nhân không gì khác hơn là một kết quả đương nhiên; công tác nghiêm chỉnh lập kế hoạch dẹp bỏ công nghiệp hạt nhân và mở rộng đáng kể chương trình sản xuất các loại năng lượng thay thế điện hạt nhân đã bắt đầu cách đây hơn một thập niên.
“Công tác loại bỏ hạt nhân của Đức có thể cung cấp một bằng-chứng-của-khái niệm, chứng minh tính khả thi chính trị và kỹ thuật của sự từ bỏ một công nghệ gây nhiều tranh cãi có nguy cơ tác hại cao. Hành động loại bỏ năng lượng hạt nhân của Đức, dù cho có thành công hay không, có khả năng trở thành một tác nhân thay đổi việc dùng năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới, “Glaser kết luận.
Cũng trong số đặc biệt của tạp chí Bulletin về đề tài “Đức rời khỏi Hạt nhân”: Giáo sư ngành chính trị học Miranda Schreurs cùa Đại học Freie Universitat Berlin nói sự loại bỏ năng lượng hạt nhân và cùng lúc chuyển hướng sang năng lượng tái tạo đã mang lại lợi ích tài chính cho nông dân, các nhà đầu tư, và các doanh nghiệp nhỏ. Ông Felix Matthes của Viện Sinh thái Ứng dụng ở Berlin kết luận sự loại bỏ hạt nhân sẽ chỉ có tác động nhỏ và tạm thời đến giá điện và nền kinh tế Đức. Hai chuyên gia pháp lý Alexander Rossnagel và Anja Hentschel của Đại học University Kassel giải thích lý do tại sao các công ty điện lực không có khả năng đạt được thành công trong việc kiện Chính phủ đã ra lệnh ngưng vận hành nhà máy điện hạt nhân; và Lutz Mez, đồng sáng lập của Trung tâm nghiên cứu chính sách về môi trường của Đại học Freie Universitat Berlin, trình bày những ảnh hưởng không đáng kể  của hành động từ bỏ năng lượng hạt nhân có thể xem như là phát hiện đáng ngạc nhiên nhất.
Sự chuyển hướng sang các nguồn năng lượng phi hạt nhân được theo đuổi song song với chương trình  rời khỏi hạt nhân của Đức đã đạt một cột mốc thay đổi về khí hậu, ông Mez viết: “Nó đã thực sự tách rời năng lượng khỏi sự tăng trưởng kinh tế, với nguồn cung cấp năng lượng của đất nước và khí thải carbon dioxide giảm xuống trong thời gian từ 1990 đến 2011, ngay cả khi tổng sản lượng quốc gia tăng thêm 36%”.
Ngày 11/11/2012
Nguồn:
German nuclear exit delivers economic, environmental benefits
http://www.nuclearpowerdaily.com/reports/German_nuclear_exit_delivers_economic_environmental_benefits_999.html

Germany makes 50% electricity by Solar a reality!


N.H.
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
-Đức từ bỏ năng lượng hạt nhân dẫn đến các lợi ích về kinh tế và môi trường































Tổng số lượt xem trang