Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Một Thế Hệ Thất Nghiệp

-Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 121126

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh....   

 

   * Thành một đôi ta rất đá vàng * 

"Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" là một thành ngữ thông dụng trong truyện võ hiệp Kim Dung. Nhưng đấy cũng có thể là một sự thật kinh tế mà các cô cậu vừa đỗ cử nhân chưa mấy chú ý....

Sau cuộc tổng tuyển cử ngày sáu Tháng 11, thời sự kinh tế Hoa Kỳ bàng hoàng nhắc đến vực thẳm ngân sách "fiscal cliff". Đấy là khi mà một quyết định của Quốc hội khóa 112 từ Tháng Tám năm ngoái có thể tự động cắt giảm công chi và tăng thuế kể từ đầu năm tới. Một tuần trước ngày bầu cử, cột báo thường xuyên này đã nhắc đến chuyện đó trong bài "Đắc Cử Bên Bờ Vực - Nhìn Vào Hố Sâu Tài Chánh Sau Khi Thắng Cử".

Bây giờ, Hành pháp và Thượng viện Dân Chủ cùng Hạ viện Cộng Hoà còn 34 ngày để tìm ra giải pháp thỏa hiệp - giảm chi bao nhiêu và tăng thuế những ai, cỡ chừng nào - hầu tránh một rủi ro suy trầm cho năm tới. Nếu kinh tế bị giảm mất 500 tỷ đô la, như giới làm luật đã ước tính trên nguyên tắc, thì sản xuất và thất nghiệp sẽ bị hậu quả bất lợi trong hơn một năm, trước khi tình hình có thể sáng sủa hơn nhờ hệ thống công chi thu được chấn chỉnh. "Trong hơn một năm" có nghĩa là cận kề cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2014. Không ai muốn cử tri uống thuốc đắng cho lành bệnh khi mình có thể thất cử vì toa thuốc đắng ấy.

Vì vậy, "bệnh ở trong người thành bệnh bạn - bệnh ở lâu dài thành bệnh thân - gối tay lên bệnh nằm thanh thản – thành một đôi ta rất đá vàng". Xin mượn thơ Mai Thảo để nói về căn bệnh kinh tế của Hoa Kỳ! Một bệnh thâm niên trong sự hồn nhiên của con bệnh....

***

Trong cuộc bầu cử vừa qua, đa số cử tri cho rằng kinh tế là vấn đề đáng quan tâm nhất. Và 53% tin rằng đấy là trách nhiệm của Tổng thống George W. Bush. Tổng thống Barack Obama tái đắc cử khi ban tham mưu tranh cử khéo khai thác sự ngộ nhận này và ứng cử viên đối lập là Mitt Romney còn gây ra nhiều ngộ nhận khác. Vì vậy, đảng Cộng Hoà không đáng lãnh đạo.

Nhưng chẳng nhờ vậy mà nước Mỹ sẽ khá hơn - và đấy mới là vấn đề "kinh tế cũng là chính trị". Chỉ vì Hoa Kỳ đang đi hết một chu kỳ chi tiêu và vay mượn quá sức mình.

Chu kỳ ấy khởi sự từ hơn ba chục năm trước, từ một thế hệ rồi. Mà không chỉ có Hoa Kỳ. Hầu hết các nền kinh tế công nghiệp hoá (Âu Châu, Hoa Kỳ và Nhật Bản) đều gặp hiện tượng đó và tương đối thì nước Mỹ bị nhẹ hơn cả. Giới kinh tế có trí nhớ thì vạch ra cho ta thấy một núi nợ vòi vọi, không chỉ trong khu vực công (bội chi ngân sách khiến chính quyền phải đi vay) mà cả khu vực tư nhân và doanh nghiệp đều cùng nhau chất lên một núi nợ và cả nước hồ hởi đi vay nước ngoài. Vay ngoại quốc là "nhập cảng tiết kiệm của xứ khác" hoặc bị thâm hụt cán cân thanh toán hay cán cân chi phó. Năm 1980, tổng số nợ của các hộ gia đình Mỹ ở khoảng một ngàn năm trăm tỷ đô la, đến năm 2000 thì đã quá sáu ngàn tỷ: trong hai chục năm tăng gấp bốn. Chưa thấm vào đâu cả! Vì đến 2005 thì đã tăng gấp đôi, vượt 12 ngàn tỷ...

Như một triết lý nhà Phật, thói đời có vay thì có trả.

Chu kỳ trả nợ đã bắt đầu từ năm 2007 khiến nạn suy trầm kinh tế 2008-2009 mới chậm phục hồi – năm năm đã qua rồi - và đà tăng trưởng trong mươi năm tới, sẽ tiếp tục ở cái mức èo uột là dưới 2%. Nạn suy trầm rất nhẹ vào Tháng 12 năm 2007 đã chấm dứt từ Tháng Bảy năm 2009 mà kinh tế chưa khởi sắc và chính quyền gây bội chi còn nặng hơn, hơn ngàn tỷ mỗi năm trong bốn năm liền, để bù vào số chi bị sút giảm của khu vực tư (tư nhân và doanh nghiệp).

Các cứng cử viên khó trình bày vấn đề quá rắc rối và lưu cữu như vậy trong có 15 giây trên truyền hình, nên cũng chẳng nói ra một sự thật mất lòng và mất phiếu: Hoa Kỳ phải chấn chỉnh chi thu, chứ không chỉ dễ dãi tăng thuế nhà giầu để bù vào bội chi hoặc để san xẻ lợi tức cho dân nghèo. Đấy là một lý do chủ yếu khiến tăng chi là bệnh khó lành.

Lý do kia là chính cử tri cũng không biết nên chê thuốc đắng và chỉ thích uống nước đường. Trong số đó có một thế hệ rất trẻ.... Đấy là thế hệ sẽ trả nợ mà không biết. Thực tế là họ đang trả nợ mà chẳng hay.

"Đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh!"

***

Sau đây là vài ba thống kê đắng chát do Hội đồng Doanh gia Trẻ Young Entrepreneur Council thu thập trong tài khóa 2011, quý độc giả tò mò có thể tìm đọc trên mạng http://theyec.org.

Trong năm qua, 53,6% những người tốt nghiệp bốn năm đại học, ở tuổi 25 hay trẻ hơn, đã bị thất nghiệp toàn thời hay bán thời. Lớp người trẻ ở cấp trung học, từ 17 đến 20 tuổi, còn vất vả hơn: thất nghiệp 31,1%, khiếm dụng 54% - khiếm dụng là muốn tìm việc toàn thời mà không ra nên đành nhận việc bán thời. Các cô cậu cử mới ra trường bị thất nghiệp 9,4%, khiếm dụng 19,1%.

Đó là về tình hình nhân dụng, vài ba chuyện trong 43 sự kiện đáng lo ngại cho thế hệ tới.

Về lợi tức thì hầu hết đều chỉ tìm ra việc lương thấp, ít cần tay nghề, tức là nhận việc kém "khả năng thật" của họ mà phù hợp với đòi hỏi tầm thường nhưng khắt khe của thị trường. Sau bốn năm đầu tư công sức trong nhà trường, đấy là thực tế phũ phàng đang chờ đợi ở ngoài đời, chỉ có phân nửa là tìm ra việc sau cả năm đi kiếm. Mà tình hình chưa có cải thiện từ nay đến năm 2020. Tám năm và bốn cuộc bầu cử nữa.

Vốn dĩ không khờ - đã tốt nghiệp tú tài và mơ bằng cử nhân thì có ai khờ - giới trẻ bèn xoay cách khác. Tạm hoãn hôn nhân và có con, một phần tư ca bài "trở về mái nhà xưa". Để sống cùng cha mẹ. Những người khá hơn vậy thì vừa sống cùng cha mẹ vừa đi học tiếp - và học cha mẹ ở phép đi vay.

Hơn 35% những người trẻ quay lại đại học vì không tìm ra việc. Họ tài trợ việc học lẫn việc chi tiêu bằng tín dụng học đường. Một ngàn tỷ đô la "student loan" là kết quả của hiện tượng đó. Trung bình thì mỗi cô cậu sinh viên này mắc nợ 25 ngàn đồng, trong hai năm qua đã có 31% bị vỡ nợ. Chúng ta vừa nói đến một trái bóng tín dụng cả ngàn tỷ đô la. Với rủi ro ở cuối chân mây là bóng bể vì sinh viên tốt nghiệp vẫn không tìm ra việc để trả nợ học phí.

Họ học không đúng nghề mà thị trường trông đợi.

Đấy là lý do giải thích vì sao các doanh nghiệp loại nhỏ và vừa đang cần ba triệu việc làm khá chuyên môn vì đòi hỏi kiến thức về khoa học, thuật lý (technology), vật lý và toán học. Trong khi ấy vẫn có 8% dân số lao động bị thất nghiệp và phân nửa những người trẻ được đào tạo theo kiểu khác, kiểu cũ.

***

Sau ba chục năm hồ hởi vì tiền rẻ và nhiều nên đi vay dễ dàng và chất lên một núi nợ, Hoa Kỳ đang chật vật trả nợ nên một nạn suy trầm nhỏ đã kéo dài hơn một hạn kỳ thông thường là quanh quẩn trong một năm. Nạn Tổng suy trầm 2008-2009 đã gieo họa thất nghiệp cho cả xã hội và sẽ dẫn đến hiện tượng "Tổng thất nghiệp" của thế hệ trẻ vì khả năng nhân dụng không phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Mười năm sau khi hồ hởi nói về cuộc cách mạng tín học Ai Ti, và kinh tế tri thức, "knowledge economy", người ta giật mình nhìn ra một vực thẳm còn sâu hơn cái hố ngân sách "fiscal cliff" đang được truyền thông và các chính khách bàn tán.

Những người lạc quan thì nói đến kết quả thần diệu của khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ là năng suất: khu vực chế biến cần ít người hơn mà sản xuất nhiều phẩm vật hơn, và hơn hẳn các nước khác. Người bi quan thì nhìn vào một thế hệ đã thành tài mà chưa thành người có khả năng sản xuất tương ứng với yêu cầu mới. May là thế hệ này còn có phim ảnh để giải trí!

"Chưa Thấy Quan Tài Chưa Đổ Lệ" là cuốn phim họ chưa được xem.

--Một Thế Hệ Thất Nghiệp

-Bloomberg nói về giấc mơ vỡ nát ở VN

Anh xử vụ đưa hối lộ cho Lê Đức Thúy

-India’s Lanco turns to China for funding
(Financial Times)-
Power group eyes as much as $2bn for new projects, in a further sign that heavily indebted Indian companies are seeking Chinese financing

-India Ink: India and China Deepen Economic Ties

Trade between the sometimes hostile neighbors has skyrocketed, and $5.2 billion in new deals announced on Monday.

Ngoại giao Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Foreign Policy Under Xi Jinping (Dilplomat 23-11-12) -- Taylor Fravel
Bài dài về "thái tử đảng" bên Tàu: China's princelings come of age in new leadership (Reuters 25-11-12)

-Trung Quốc có sẽ cải tổ được không? Is China Up to the Challenge? (Yale Global 22-11-12) -- Bài David Shambaugh

China has installed a new leadership team, but no one should hold his breath waiting for dramatic reforms, suggests China scholar David Shambaugh. China’s leaders understand the challenges of corruption, slowing growth, ethnic discontent, strained relations with neighbor states and trade partners, but may find these difficult to address. Shambaugh lists four constraints for the new generation of leaders: Many policymakers and special interests have come to depend on strategies and policies that delivered so much growth during the past three decades. State-run institutions account for 30 percent of China’s GDP, and disruptions will be painful for special interests. China’s exports need to move up the value chain, developing hand in hand with innovations and higher education standards, which can also contribute to questioning of authority and countering fierce nationalism that keeps the world’s largest citizenry in line. Hardline conservatives in China are expected to resist any reforms. Shambaugh is not optimistic about huge improvements for the Chinese people or in the nation’s foreign relations. – YaleGlobal

China’s leaders know reform is needed, but are trapped by old formulas for success
David Shambaugh
YaleGlobal, 21 November 2012

Long menu of problems: New Party Secretary General Xi Jinping (top); angry protesters demand cancellation of polluting petrochemical plant in Zhejiang

WASHINGTON: China has ended the suspense by announcing the new leadership headed by Xi Jinping to the nation and the world. While the Communist Party and Central Military Commission elites are now identified, we must wait until March for a clearer idea of the policy orientations of China’s new elite, when the National People’s Congress will appoint ministers of State Council and other government officials. But it is not premature to identify their main challenges and speculate about how the leaders  may respond.

There exists a surprisingly strong consensus inside and outside of China on the principal problems and what reforms are needed. They essentially constitute significantly relaxing state and party control and allowing private sector and civil society greater leeway, while redirecting resources to spurring innovation and reducing social inequities. Specifically, urgent tasks include: 

 – reorienting the economic growth model away from investments into physical infrastructure and subsidized exports to one driven by domestic consumption and innovation, emphasizing the knowledge economy and service industries;

 – breaking the government’s monopoly over several sectors, while empowering civil society and loosening controls over the media, so as to facilitate the free flow of information needed in a real market economy and innovation society;

– adequately resourcing “public goods” for the populace – including healthcare, environmental protection, improved quality of education, pensions, old age care – while seriously addressing social stratification and inequity;

 – instituting the real rule of law – so as to counter rampant corruption, rising crime, systemic abuse of privilege and power, and facilitate the predictable functioning of a market economy;

 – addressing seething discontent among ethnic groups in Tibet and Xinjiang in positive ways instead of relying on intimidation and repression

 – permitting greater political pluralism, even within a one-party system.

Neighbors hope for a more accommodating and less confrontational posture from China’s new leaders.

In the foreign-policy arena, China’s neighbors hope it will adopt a more accommodating and less confrontational posture, particularly over maritime territorial disputes. Beijing also needs to work with the United States to stem the strategic competition and mistrust now pervasive in the relationship. Its relations elsewhere in the world are increasingly afflicted by the growing perception of China as a mercantilist state soaking up natural resources and investing in strategic assets. China also needs to play a greater role in global governance commensurate with its power and position in the international community.    

Inside and outside of China there exists a common recognition that the country has reached a threshold in its development in which the broad programs and policies of the past 30 years are producing diminishing returns and qualitatively new directions and reforms are needed. 

Will the new “fifth generation” leadership embrace the needed radical reforms? While one always hopes that new leaders bring fresh perspectives and policies, four factors caution more prudent expectations.

The first is what political scientists refer to as “path dependency” – a state’s addiction to its existing path. It is very difficult to change the macro direction and orientation of state policies – particularly if its growth model has produced such extraordinary results as has China’s over the past three decades. This growth model has not only produced impressive national development – it has also employed a huge relatively unskilled workforce. To transition away from this model risks widespread unemployment and labor unrest, which would threaten social stability and party rule. 

The “fifth generation” 
of Chinese leaders may bring new perspectives, but are constrained in embracing radical reforms.

To be sure, China does not need to jettison its export economy or domestic infrastructure construction, but it does need to adjust both. The composition of its exports needs to move up the value chain – and this is linked to shifting investment from “hard” to “soft” infrastructure: education, science, cutting-edge technologies, innovation and cultural creativity. For China to make these transitions requires more than a shift in financial allocations, though, as it requires loosening of the political system, media censorship and civil society. A “knowledge economy” cannot easily be built in an authoritarian system.  

This leads to the second inhibiting factor: the Soviet shadow. The Chinese Communist Party is profoundly conscious of the factors that led to the collapse of the Soviet Union and its former satellite states in Eastern Europe. More recently, it has nervously watched and assiduously studied the “color revolutions” across Eurasia and the Arab Spring. The party is petrified about the possibility of a repeat in China, and is of the view (to quote Mao) that “a single spark starts a prairie fire.” They fear that taking even initial steps towards opening the political system to genuine pluralism, empowering civil society, loosening media censorship, permitting free inquiry and critical thinking in education and research, or making the legislative and judicial systems autonomous of party control, would inevitable cascade out of control and spell the demise of party rule. In discussions and publications, many party intellectuals recognize that these reforms are needed, but Communist Party conservatives are of no mind to permit them.

The third obstacle is institutionalized interests. China may not be a democracy, but it certainly has strong vested interest groups and bureaucratic politics. It is natural that those in any system possessing wealth, resources, power and privilege are not about to voluntarily surrender them—and they will use all available means to sabotage attempts to undermine them. In the case of China, to attack these vested interests that distort the system is to attack the very system. The Chinese Communist party-state is not about to destroy itself.  

China’s transition requires more than shifting financial allocations. A knowledge economy is not easily built in an authoritarian system.

The core problem is the state sector of the economy, which still accounts for roughly 30 percent of GDP. This includes state monopolies of the banking, energy, finance, defense, heavy industrial, aerospace, telecommunications, and much of the transportation sectors, as well as enormous swaths of land and property owned by the party, state and military. Lenin warned of “state-monopoly capitalism” in 1917 – China has it in spades today. These vested interests, particularly the 145,000 state enterprises and 120 “national champion” corporations, are not about to divest their interests voluntarily.

Aside from the state monopolies, three other entrenched interest groups inhibit reforms: the military, the sprawling internal security apparatus and the arch-conservative wing of the Communist Party. Taken together, this “iron quadrangle” of key and well-resourced actors succeeded in commandeering the outgoing Hu Jintao administration. Even if Xi Jinping and the new leadership wished to loosen or break the chokehold that these interest groups exert in China, they would encounter stiff and insurmountable resistance.    

The fourth obstacle to reforming China’s relations with its neighbors and the western world lies in its aggrieved nationalism and entrenched national narrative of victimization. This narrative, assiduously developed over six decades through the propaganda and educational systems, underpins the political raison d’etre of the Communist Party – but it is a core source of the frictions with China’s neighbors and the West. China needs to shed this psychological baggage to truly normalize relations with Asia and the West – but to do so is to undercut the party’s legitimacy.

Because of these obstacles, as well as the sheer totality and complexity of the problems and policy challenges, I am not optimistic that China’s new leadership can undertake the reforms needed for improving domestic society and its foreign relations. Thus, the world should expect more acute problems at home and more frictions abroad.

 

The author is professor and director of the China Policy Program in the Elliott School of International Affairs at George Washington University, and nonresident senior fellow in the Foreign Policy Studies Program at the Brookings Institution. He has recently edited Tangled Titans: The United States & China (2012) and is author of China Goes Global: The Partial Power (2013). Click here for an excerpt.
Rights:Copyright © 2012 Yale Center for the Study of Globalization

-Trung Quốc đầu tư 26 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng trong tháng 11

Trong tháng 11, Trung Quốc đã chi 160 tỷ nhân dân tệ (gần 26 tỷ USD) xây dựng cơ sở hạ tầng tại 4 thành phố nhằm thúc đẩy kinh tế.

Tổng số lượt xem trang