Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Navibank và WesternBank “dính nợ” gần 3,000 tỷ đồng với hai công ty của ông Đặng Thành Tâm

-Chịu thiệt 144 tỷ đồng, SaigonTel "tháo chạy" khỏi Western Bank
(Dân trí) - Sau Kinh Bắc, đến lượt SaigonTel mạnh tay bán toàn bộ cổ phần Western Bank đang nắm giữ. Tuy nhiên, cả hai doanh nghiệp này vẫn đang là "Chúa chổm" của ngân hàng với khoản nợ dài hạn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SaigonTel - SGT) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III và 9 tháng đầu năm 2012.

Chuyển nhượng cổ phần Western Bank cho 2 cá nhân

Theo BCTC của SGT, tại thời điểm 30/9/2012, tại hạng mục đầu tư cổ phiếu (dài hạn) của công ty đã không còn ghi nhận 18,81 triệu đơn vị cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank). 

Như vậy, trong 9 tháng, công ty đã thoái toàn bộ số vốn này khỏi ngân hàng, được định giá 302,1 tỷ đồng.

Cụ thể, trong kỳ, SGT đã chuyển nhượng 13,35 triệu cổ phần Western Bank cho ông Nguyễn Bảo Tâm và 5,46 triệu cổ phần ngân hàng này cho bà Hoàng Thị Hồng Tứ theo Hợp đồng chuyển nhượng ký ngày 10/8/2012. 

Western Bank hiện có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Như vậy, giá trị số cổ phần mà SGT đã chuyển nhượng cho 2 cá nhân nêu trên chiếm 10,07% vốn điều lệ Western Bank.

Tuy nhiên, thuyết minh về khoản này, SGT cho biết, giá chuyển nhượng bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cp. Tính ra, nếu với mức mệnh giá thì tổng giá trị lô cổ phần chỉ đạt 188,1 tỷ đồng, chiếm 6,27% vốn điều lệ Western Bank. Trong thương vụ này, SGT bị "hụt" mất 114 tỷ đồng.

Hiện tại, chưa rõ về thông tin về của hai cá nhân nhận chuyển nhượng "khủng" cổ phiếu Western Bank từ công ty.

Trong khi đó, công ty đã bổ sung vào khoản đầu tư dài hạn 15 tỷ đồng đối với công ty cổ phần Đầu tư Quỹ Bản Việt.

Các khoản đầu tư dài hạn vào Western Bank và CTCP Quỹ Bản Việt đều không được được công ty trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn. Do Western Bank là cổ đông chiến lược hạn chế chuyển nhượng còn tại Quỹ Bản Việt, công ty chỉ trích lập dự phòng khi các khoản đầu tư bị giảm sút giá trị không phải tạm thời và ngoài kế hoạch do kết quả Quỹ bị lỗ.

Định giá số cổ phần của Western Bank mà SGT nắm giữ tại thời điểm đầu năm là 302,1 tỷ đồng.
Định giá số cổ phần của Western Bank mà SGT nắm giữ tại thời điểm đầu năm là 302,1 tỷ đồng.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, một công ty khác của ông Đặng Thành Tâm là CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) cũng đã công bố việc thoái toàn bộ 26,55 triệu cổ phiếu Western Bank, tương ứng trị giá 265,5 tỷ đồng - chiếm 9% vốn điều lệ ngân hàng.

Sau thoái vốn, KBC còn nợ ngân hàng tổng cộng 1.820 tỷ đồng cả trái phiếu.

Nặng nợ ngân hàng

Nặng nợ ngân hàng

Tương tự KBC, mặc dù đã thoái mạnh vốn khỏi Western Bank song mối quan hệ vay nợ của SGT với ngân hàng vẫn còn rất khăng khít. Theo thuyết minh tại BCTC hợp nhất quý III của SGT, đến 30/9, dư nợ dài hạn đến hạn trả của ngân hàng đối với Western Bank còn 6,18 tỷ đồng, bằng 75% so đầu năm.

Ngân hàng cũng còn nợ NHTMCP Nam Việt (Navibank) 6,25 tỷ đồng và NH Công thương Quế Võ 14,5 tỷ đồng.

Trong khi đó, các khoản nợ ngân hàng dài hạn của công ty tại thời điểm 30/9/2012 hầu như không thay đổi so với đầu năm.

Cụ thể, công ty còn 2 hợp đồng vay với Western Bank chưa thanh toán, tổng dư nợ vẫn còn 135,556 tỷ đồng. 

Trong đó, một hợp đồng ký ngày 29/3/2009 trong hạn mức tín dụng 35 tỷ đồng với lãi suất vay bằng lãi suất huy đồng tiền gửi tiết kiệm 12 tháng loại lãnh cuối kỳ + 0,4%/tháng. 

Mục đích khoản vay nhằm đến bù, san lấp Khu công nghiệp Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn 1, tỉnh Bắc Ninh. Thời gian khoản vay 60 tháng. Như vậy, thời gian đáo hạn khoản vay còn hơn 1 năm. Khoan vay được bảo đảm bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay.

Hợp đồng thứ hai ký ngày 31/5/2011 trong hạn mức tín dụng 150 tỷ đồng với lãi suất vay 22%/năm cho năm đầu tiên. Sau đó lãi suất được điều chỉnh 1 tháng/lần bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm 12 tháng loại lãnh cối kỳ ở bậc thang cao nhất cộng biên độ tối thiểu do ngân hàng công bố tại thời điểm đó.

Khoản vay vẫn với mục đích thanh toán đền bù, giải tỏa mặt bằng dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn 2. Thời gian khoản vay trong 60 tháng, đảm bảo bằng 4,5 triệu cổ phiếu SQC của Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn.

Ngoài ra, công ty còn phát hành trái phiếu không đảm bảo bằng tài sản nhằm mục đích huy động vốn tài trợ dự án Cụm công nghiệp Nam Sông Hồng cho Western Bank với tổng số lượng trái phiếu phát hành 300.000 trái phiếu, mệnh giá 1 triệu đồng/cp, thời hạn 5 năm, lãi 12,5%/năm (lãi thanh toán định kỳ hàng năm; bắt đầu sau 1 năm kể từ ngày phát hành trái phiếu). Do Thuyết minh của SGT không nêu thời điểm thực hiện khoản vay, nên nếu tính đơn thuần trên mệnh giá (chưa bao gồm lãi hàng năm) thì khoản vay của SGT với Western Bank thông qua phát hành trái phiếu không đảm bảo là 300 tỷ đồng.

Như vậy, phần vay nợ dài hạn của công ty với ngân hàng là 435,556 tỷ đồng, chiếm 76,54% tổng nợ dài hạn của công ty tại thời điểm cuối tháng 9.

Các khoản nợ dài hạn của SGT tại các ngân hàng (đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: SGT/Dân trí.
Các khoản nợ dài hạn của SGT tại các ngân hàng (đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: SGT/Dân trí.
Bên cạnh Western Bank, SGT còn có dư nợ tại 2 ngân hàng khác là Navibank và NH Công thương Quế Võ. 

Nợ của công ty tại Navibank còn 98,5 tỷ đồng với 3 hợp đồng vay. Trong đó, đáng chú ý có hai hợp đồng, một ký vào ngày 14/6/2011 với số tiền vay 50 tỷ đồng lãi suất hiện nay là 19,7%/năm áp dụng từ 17/6/2012. Hợp đồng này nhằm thực hiện đền bù, giải tỏa mặt bằng dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn II, thời hạn 7 năm. Khoản vay này được đảm bảo bằng 1,2 triệu cổ phiếu SQC của Khoáng Sản Sài Gòn Quy Nhơn.

Hợp đồng tiếp theo trị giá 41,5 tỷ đồng, ký ngày 1/12/2011 lãi suất hiện nay là 18,7%/năm áp dụng từ 1/9/2012. Mục đích vay nhằm đầu tư dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn giai đoạn 2, thời gian vay 84 tháng. Khoản vay được đảm bảo bằng hơn 11,65 triệu cổ phiếu Western Bank của CTCP Đầu tư Sài  Gòn Bắc Giang.

Khoản vay của SGT tại NH Công Thương Quế Võ ký ngày 18/8/2009 trong hạn mức tín dụng 80 tỷ đồng cũng được sử dụng để đầu tư xây dựng 50.000 m2 nhà xưởng tại KCN Đại Đồng, Hoàn Sơn. Lãi suất bằng tổng lãi suất huy động tiết kiệm 12 tháng, trả lãi cuối kỳ và biên độ 3,5%. Phương thức cho vay theo dự án đầu tư, thời hạn rút tiền vay theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, được đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay.

Có thể thấy, hầu như các khoản vay được nhắc tới ở trên đều nhằm để công ty đầu tư cho dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn. Dự án này đã "ngốn" 356,5 tỷ đồng tiền vay gốc của SGT tại 3 ngân hàng Western Bank, Navibank và Công Thương Quế Võ.

Tại hạng mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang ghi nhận, ở thời điểm 30/9/2012, số dư đầu tư dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn là 284,68 tỷ đồng, tăng 20,4 tỷ đồng so đầu kỳ. Số dư giai đoạn 2 của dự án này 360,33 triệu đồng, giảm mạnh so 5,95 tỷ đồng hồi đầu kỳ.

Mối quan hệ của SGT với Navibank còn thể hiện ở khoản nhận ký quỹ và ký cược dài hạn trị giá 223,73 triệu đồng, không thay đổi so đầu kỳ.

Hiện, tại SGT, KBC và Navibank đều có 1 lãnh đạo chung là ông Đặng Thành Tâm. Ông Tâm là thành viên HĐQT Navibank, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc KBC và là Chủ tịch HĐQT SGT. Hiện ông Tâm đang nắm 23,69% cổ phần SGT, 34,94% cổ phần KBC và 4,98% cổ phần Navibank. Ngoài ra, ông Tâm còn sở hữu 40% cổ phần SQC.

Lỗ ròng 227,8 tỷ đồng trong 9 tháng

Theo BCTC hợp nhất, trong quý III/2012, doanh thu của công ty đạt 11,36 tỷ đồng, tăng so 9 tỷ đồng cùng kỳ 2011. Lũy kế 9 tháng, công ty có 306 tỷ đồng doanh thu, gần gấp 6 lần cùng kỳ.

Tuy nhiên, do khoản giảm trừ tới 161,2 tỷ đồng nên doanh thu thuần 9 tháng bị giảm còn 144,77 tỷ đồng.
Giá vốn hàng bán trong quý tăng mạnh từ 9,5 tỷ đồng lên 13,5 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận gộp âm 2,13 tỷ đồng.

Chốt quý, SGT lỗ ròng 176,25 tỷ đồng, thiệt hại tăng gấp hơn 7 lần so khoản lỗ 24,73 tỷ đồng cùng kỳ 2011.

Lũy kế 9 tháng công ty lỗ ròng 227,8 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 9, lỗ chưa phân phối của SGT lên tới 308 tỷ đồng.

Cán cân tiền mặt của SGT tới 30/9 chỉ còn thặng dư đúng 9,58 tỷ đồng, giảm mạnh so 54,4 tỷ đồng hồi đầu năm.
- Lộ diện “cục nợ” 3.000 tỉ đồng của công ty ông Đặng Thành Tâm (Petrotimes).Tập đoàn nhà nước Lỗ nặng, lương cao: Khập khiễng nhân sự, cơ chế (PLTP 18-11-12)
Chiêu rút 3.000 tỷ từ NH của ông Đặng Thành Tâm (VNN 18-11-12) Báo Người Cao Tuổi lại tấn công ông Đặng Thành Tâm: Sự thật về ông Đặng Thành Tâm công bố các dự án đầu tư lên tới 16 tỉ USD: Dự án lớn, năng lực đầu tư bé nhỏ (NCT 15-11-12) - Ông Đặng Thành Tâm có thực sự “giàu sụ”? (Kiến thức). – Chống tham nhũng: 7 năm chưa kết quả (RFA). - Công ty bà Đặng Thị Hoàng Yến: Vay nợ dài hạn cuối quý 3 gấp đôi số dư đầu năm (Petrotimes). – Những đại gia bật bãi khỏi ngân hàng (Vef).

-- Navibank và WesternBank “dính nợ” gần 3,000 tỷ đồng với hai công ty của ông Đặng Thành Tâm

Hai công ty KBC và SGT do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch hiện đang có khoản vay và nợ tại Ngân hàng Navibank và WesternBank lên đến gần 3,000 tỷ đồng.
* KBC: Thoái sạch vốn tại Westernbank, hợp nhất quý 3 lỗ ròng hơn 132 tỷ đồng
* SGT: Quý 3 thoái hết vốn khỏi WesternBank, lỗ ròng 176 tỷ đồng

Trong 9 tháng đầu năm 2012, số lỗ của Kinh Bắc (HOSE: KBC) và SaigonTel (HOSE: SGT) tương ứng với 233 tỷ và 228 tỷ đồng. Đặc biệt, lỗ lũy kế của SGT là 308 tỷ đồng, “nuốt trọn” 50% vốn điều lệ của công ty.

Được biết, tại Ngân hàng TMCP Nam Việt – Navibank (HNX: NVB), ông Đặng Thành Tâm hiện đang giữ chức Thành viên Thường trực HĐQT. Còn tại Ngân hàng TMCP Phương Tây – WesternBank (WEB), cổ đông lớn KBC và SGT vừa mới thoái hết sạch vốn, lần lượt là 26.5 triệu cp và 18.81 triệu cp trong quý 3/2012.
KBC vay và phát hành trái phiếu gần 2,400 tỷ đồng với WesternBank và NaviBank
Tính đến thời điểm 30/09/2012, vay ngắn hạn của KBC tại Navibank giảm gần 549 tỷ xuống còn 118 tỷ đồng. Trong đó, vay ngắn hạn 30 tỷ đồng và các khoản thấu chi chiếm đến 88 tỷ đồng. Khoản vay dài hạn đến hạn trả gần 37 tỷ đồng.
Cũng tại Navibank, KBC hiện đang có khoản vay dài hạn 116 tỷ đồng và 300 tỷ đồng trái phiếu được thế chấp bằng quyền sử dụng lô đất B1-B2-B3-B4-B5-B6 tổng giá trị 606 tỷ đồng.
Đối với WesternBank, dư nợ vay dài hạn của KBC tại ngân hàng này là 320 tỷ đồng. Đồng thời, KBC cũng phát hành cho WesternBank 1,500 tỷ đồng trái phiếu (KBC Bond 002, 003, 004, 006, 007) và tất cả tài sản thế chấp đều được hình thành từ vốn huy động.
Như vậy, trong tổng số 3,000 tỷ đồng trái phiếu KBC phát hành, WesternBank và NVB chiếm 1,800 tỷ đồng trái phiếu.

Vay và nợ của KBC tại Navibank và WesternBank
ĐVT: tỷ đồng

SGT phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu không có bảo đảm cho WesternBank
Hiện SGT đang có khoản nợ dài hạn đến hạn trả 6.2 tỷ đồng đối với WesternBank. Đặc biệt, SGT đã phát hành cho WesternBank 300 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo bằng tài sản với thời hạn 5 năm để huy động vốn tài trợ cho dự án Cụm công nghiệp Nam Sông Hồng.
SGT vay dài hạn gần 136 tỷ đồng tại Westernbank theo hai hợp đồng vay trong hạn mức tín dụng 35 tỷ và 150 tỷ đồng. Cụ thể, SGT vay hợp đồng hạn mức 35 tỷ đồng để đền bù, san lấp KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn giai đoạn 1 và được đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Riêng hợp đồng vay hạn mức 150 tỷ đồng được đảm bảo bằng 4.5 triệu cp SQC của CTCP Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn (HNX: SQC), là công ty do em gái ông Đặng Thành Tâm – bà Đặng Thị Hoàng Phượng làm Chủ tịch HĐQT. SGT sử dụng hợp đồng này cho khoản vay dùng để thanh toán chi phí đền bù, giải tỏa mặt bằng dự án KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn giai đoạn 2. Tính đến 30/09/2012, KBC cũng đang nắm 6.9 triệu cp SQC, tương đương tỷ lệ 6.27%.
Tại Navibank, tổng các khoản vay và nợ của SGT tại ngân hàng này là 136 tỷ đồng.
Trong đó, khoản vay ngắn hạn của SGT tại NVB là 31.5 tỷ đồng theo hợp đồng vay ngày 15/12/2012, thời hạn cho vay 12 tháng kể từ ngày giải ngân. Đồng thời, công ty cũng có khoản nợ dài hạn đến hạn trả 6.3 tỷ đồng tại ngân hàng này.
Khoản vay dài hạn của SGT tại NVB gần 100 tỷ đồng theo 3 hợp đồng vay với hạn mức lần lượt 40 tỷ, 50 tỷ và 41.5 tỷ đồng. Cụ thể, SGT đảm bảo cho khoản vay hạn mức 40 tỷ đồng bằng tài sản hình thành từ vốn vay để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tân Phú Trung. Hợp đồng vay hạn mức 50 tỷ đồng để đền bù, giải tỏa mặt bằng dự án KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn giai đoạn 2 được đảm bảo bằng 1.2 triệu cp SQC. Riêng hợp đồng vay hạn mức 41.5 tỷ đồng với mục đích đầu tư dự án KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn giai đoạn 2 được đảm bảo bằng 11.65 triệu cp WesternBank của CTCP Đầu tư Sài Gòn Bắc Giang. Đây là công ty con của KBC có vốn điều lệ 420 tỷ đồng, hiện KBC đang nắm 62% vốn tại công ty này.
Vay và nợ của SGT tại Navibank và WesternBank
ĐVT: tỷ đồng

Đan Thanh (Vietstock)- Navibank và WesternBank “dính nợ” gần 3,000 tỷ đồng với hai công ty của ông Đặng Thành Tâm
Báo của ông Nguyễn Như Phong tiếp tục săm soi ông Đặng Thành Tâm: “Sốc”: Lợi nhuận công ty của ông Đặng Thành Tâm giảm 700% (PetroTimes 115-11-12)

(Petrotimes) - Đây là thông tin được thể hiện trong báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2012 của Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC) do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Kiêm Tổng giám đốc.
Trụ sở của Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc.
Cụ thể, theo bản báo cáo trên, lợi nhuận sau thuế của KBC trong quý III/2012 là -132,24 tỉ đồng (lỗ 132,24 tỉ đồng) trong khi số lỗ này của quý III/2011 chỉ là -18,86 tỉ đồng (lỗ 18,86 tỉ đồng). Và nếu tính chung cho 9 tháng đầu năm thì lợi nhuận sau thuế của KBC là -233,22 tỉ đồng (lỗ 233,22 tỉ đồng), cao hơn 15 lần so với số lỗ 9 tháng đầu năm 2011 của KBC (con số này của năm 2011 là -15,388 tỉ đồng).
Đáng chú ý, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của KBC trong quý III là -107,334 tỉ đồng và tính chung trong 9 tháng là -220,637 tỉ đồng.
Tính đến ngày 30/9/2012, tổng số tiền KBC phải vay từ các NH là 837 tỉ đồng từ 3 ngân hàng là: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (400,799 tỉ đồng với lãi suất từ 15 – 18%), Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây (320 tỉ với lãi suất 18%) và Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt là 116,354 tỉ đồng với lãi suất từ 21,1 – 22,7%).
Ngoài ra, KBC cũng vay 3.841 tỉ đồng từ các khoản vay dài hạn hạn khác như vay ngân hàng, vay dài hạn từ bên liên quan.
Ông Đặng Thành Tâm trong vòng vây của báo chí trong lần trở lại nghị trường đầy bất ngờ sáng 30/10/2012.
Trong phần giải trình kết quả kinh doanh hợp nhất quý III/2012, KBC lý giải: Lợi nhuận hợp nhất sau thuế quý III năm 2012 đạt -132,24 tỉ đồng (lỗ 132,24 tỉ đồng), giảm 700% (quý III năm 2011 lỗ 18,86 tỉ đồng). Nguyên nhân do kinh tế vẫn khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, làm giảm lợi nhuận và tăng chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trước đó, trong lần xuất hiện có phần bất ngờ tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, trao đổi với báo chí, ông Đặng Thành Tâm khẳng định, con số nợ của Tập đoàn đầu tư Sài Gòn và Tập đoàn Tân Tạo không đến 500 triệu USD (tương đương khoảng 10.000 tỉ đồng). Và theo cách nói của ông Đặng Thành Tâm thì con số đó vẫn ở mức an toàn và vẫn đang trong tầm kiểm soát vì ông cho rằng con số đó chưa bằng 1/2 tổng vốn điều lệ của 2 doanh nghiệp trên.
Tuy nhiên, phải thấy rằng, với những kết quả kinh doanh có phần khó khăn như hiện nay, bài toán giải quyết gánh nặng nợ nần của KBC xem ra rất nan giải, đặc biệt khi các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, bức tranh kinh tế 2013 sẽ còn vô vàn thách thức, khó khăn.
Nhóm phóng viên Petrotimes


- Đầu tư chéo: Quy định chặt, giám sát lỏng (ĐTCK).
-- Giá vàng tuần tới “ảm đạm” quanh 43 triệu đồng (VnMedia).  – Vàng vẫn có khuynh hướng tăng giá lâu dài (Petrotimes).
- Giá bán USD ngân hàng lên cao nhất gần 5 tuần (vinacorp).
- Chung cư giá rẻ sẽ chỉ là hiện tượng nếu không có định hướng phát triển đúng (ĐBND).
- Kinh tế khó khăn, hàng đổ đống đắt khách (VTC).
- Thị trường “ngả nghiêng” vì rượu rởm (VnEco).
- Tránh là ‘con mồi’ của đa cấp bất chính (VEF).
- Đi tìm thước đo khác cho sự thịnh vượng: Hạnh phúc, hay sự hài lòng xã hội (TTCT).

Hơn 8.000 lao động Vinashin bị nợ bảo hiểm xã hội
Tính đến hết tháng 10, có 47 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Vinashin tại Hải Phòng còn nợ gần 170 tỷ đồng tiền bảo hiểm. - Nhiều dự án và nhà máy của Vinashin dừng hoạt động (LĐ/ VinaCorp).
- Doanh nghiệp nước ngoài ở Đồng Nai: Mở cửa hàng hỗ trợ giá cho công nhân (SGTT).  – Hàng trăm công nhân nhập viện vì ngộ độc thực phẩm (TT).  - Sự thật đằng sau việc lao động ‘Thanh Nghệ Tĩnh’ bị tẩy chay (Petrotimes).
- Chủ tịch quận Liên Chiểu: “Tôi không trả lời báo nào về chuyện nợ lương!” (Infonet).
- Lãnh đạo Công ty CP bê tông xây dựng Hà Nội: Nhiều dấu hiệu sai phạm cần được làm rõ (Công lý).
- Chính quyền xã tiếp tay chuyển nhượng trái phép đất công trên đảo Phú Quốc (CAND).
- Vỡ đường ống, gần 1.000 lít dầu tràn ra vùng biển Dung Quất (DT). – Cận cảnh thu gom dầu tràn trên biển Dung Quất (VTC).
- Để chính sách không bị “mưa đá dư luận” (SGTT). – Xử phạt xe không chính chủ: Khi người dân bị thí điểm (DV).
- Khai thác, kinh doanh quặng apatit: Cần xóa bỏ độc quyền (LĐ).
- Hà Nội: dân khổ vì 20.000ha đất bị quy hoạch “chưa phù hợp” (SGTT). – Dân “quây” công trình xây dựng sai phép (LĐ).
- MỘT DẠNG TÂM LÝ, ĐỘNG CƠ SỐNG AN PHẬN (Bùi Văn Bồng).
- Một bản tái định cư ở Sơn La 23 năm chưa có điện (TTXVN).
- Nợ xấu, những mảng màu không dễ nhận diện (ĐTCK). – TS Nguyễn Minh Phong: Công ty mua bán nợ là cần thiết nhưng… (Petrotimes). – Xử lý nợ xấu: Có đảm bảo không phát sinh? (ĐĐK).
- Quý III, lợi nhuận của các ngân hàng giảm trung bình hơn 40% (CafeF).
- Tăng hiệu quả đầu tư công, đầu tiên phải chống dàn trải! (VEN). – Nghị định mới về phân quyền sở hữu doanh nghiệp nhà nước (VOV).
- An tâm với hàng tồn kho? (DĐDN).
- Tìm “lối đi nhỏ” ưu đãi thuế cho quỹ mở (ĐTCK).
- Ai cứu, cứu ai? (TBKTSG).
- Vàng nội chênh 3,8 triệu đồng/lượng so với thế giới (DT).
- Bán tháo chung cư Đại Thanh suất ngoại giao (VNE). – Địa ốc vùng vẫy “dội bom” tin nhắn để đẩy hàng (Infonet).
- Trung Nguyên và câu chuyện “Tấm ngân phiếu một triệu Bảng” (VnEco).
- Công nghiệp xi măng: Cái giá phải trả (VIR).
- Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy hợp tác nông nghiệp (TTXVN).
- Thị trường méo mó vì gas lậu (ĐĐK).
- Để xuất khẩu thủy sản không “vỡ trận” (DĐDN).
- Phải báo cáo nợ xấu của các Tập đoàn, Tổng công ty (ĐĐK).   – Xử lý nợ xấu: Có đảm bảo không phát sinh? (ĐĐK).
- Vị tiến sĩ ‘bật lại’ thống đốc ngân hàng (ĐV).
- Chốt tuần, giá vàng giảm 70.000 đồng/lượng (VOV).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 17-11-2012: “… xấu xa đậy lại” (VF).
- Chuẩn bị ký hợp đồng xây Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (TBKTSG).
- Bị miễn nhiệm trái luật, lãnh đạo chứng khoán Phương Đông “kêu cứu“ (PLVN).
- Kinh doanh đa cấp tiếp tục lừa móc hầu bao người dân (NĐT).  – Hàng đa cấp chễm chệ trong chợ Phú Lâm (PN).
- Doanh nghiệp Mỹ muốn tham gia dự án sân bay, metro (TBKTSG).
- Xuất khẩu gạo: Làm nhiều hơn, tiền ít hơn! (VnEco).
- Madagascar: Chiến trường dầu khí mới tại Đông Phi (Petrotimes).
- Châu Phi có thể nuôi sống cả thế giới (Tin tức).
- Bà Clinton sẽ tranh cử Tổng thống Mỹ 2016? (Infonet).
- Thailand to join Trans-Pacific Partnership trade talks
November 18, 2012 8:47 PM
BANGKOK (REUTERS) - Thailand will join talks on deeper trade ties with the United States and other countries under the Trans-Pacific Partnership (TPP), Thai Prime Minister Yingluck Shinawatra said on Sunday.
China’s Credit Dilemma theDiplomat.com
- “Đồng euro sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong dài hạn” (TTXVN). - Trung Quốc-ASEAN hợp tác buôn bán sản phẩm gỗ (TTXVN).
- Đồ gốm sứ: Trung Quốc bị Châu Âu áp thuế chống cạnh tranh bất chính (RFI).
- Những thay đổi trong trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ (Sống Magazine).
- Hungary thu hút ngày càng nhiều người Pháp đến làm răng (RFI).
- Ikea thừa nhận sử dụng lao động khổ sai tại Đông Đức (VOA).
- Kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái (BBC).  - Ân oán khó phân biệt (TN).



Tổng số lượt xem trang