Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Bài 2: Để hải ngoại và trong nước san bằng dị biệt

-TLQ- Sinh viên báo chí Mỹ bị 'sốc' với chính quyền CSVN
LTS: - Cần phải phân tích thêm những điều mà ông Nghị này nói:
Thật khó hiểu lý do nào mà Trung Quốc có thể tự đưa quân vào Việt Nam. Trình độ một ông Nghị bên xứ Hoa Kỳ thế này thì thật khó hiểu. Nhớ là bây giờ đang ở thế kỷ 21.  
Hơn nữa, ai cần hòa giải đây, với người dân thì có cần không, họ là anh em máu mủ, không thể xóa bỏ được. Nhưng hãy nhìn lại trong nước với tình hình bạo lực như hiện nay...... Trong khí đó ngày 30-4 vẫn được ra rả cho là ngày giải phóng, ai giải phóng ai đây. Mọi chuyện chỉ được giải quyết khi thật lòng ... 
Trích:  -Thứ hai, tôi không muốn Trung Quốc lấy lý do Việt Nam có xáo trộn để đưa quân vào can thiệp. Khi quân Trung Quốc đã vào Việt Nam rồi thì họ khó mà rút ra và đó là một đại họa cho dân tộc.
-Mười câu hỏi ôn hòa đề nghị ông Hoàng Duy Hùng chuyển giúp

Lê G. (Danlambao) - Tôi chưa thấy trong thời kỳ đấu tranh bạo động, ông Hoàng Duy Hùng đã làm được những gì ngoài việc qua lại Việt Nam, cầu khấn vua Hùng thứ sáu và nói chuyện với tình báo Mỹ; và tôi không muốn hỏi ông Hoàng Duy Hùng là từ khi ông chuyển qua đấu tranh ôn hòa thì ông đã làm được những việc gì vì tôi đã từng thấy bao nhiêu người đã nhận được một kết quả duy nhất là sự bẽ bàng không hơn không kém.
Những lời tư vấn kinh tế của Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, những “xe còi hụ” của Nguyễn Hữu Liêm, những phân tích dè bỉu xã hội Mỹ của Đỗ Kh., và những thỏa hiệp giống như của ông Hùng hình như chưa hề có tác dụng gì đáng kể trong công cuộc đấu tranh vì dân chủ, tự do ở Việt Nam. Mà tình hình xã hội của Việt Nam theo đánh giá của những tổ chức uy tín lẫn những trí thức nổi tiếng gần đây có vẻ càng ngày càng trầm kha!

Về phương pháp đấu tranh của ông Hùng, tôi xin không có ý kiến gì ngoài việc trích ý kiến của một người khác mà tôi thấy khá hay: “Hoàng Duy Hùng đi từ sai lầm bạo động sang sai lầm hợp tác với ĐCS. Người khôn ngoan không chọn cả hai con đường này nhưng luôn luôn tranh đấu cho một Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, phú cường. Al Hùng phải biết điều sơ đẳng nhất là trong chính trị không phải tự nhiên mà có những thứ này, "freedom is not free". Đối với CS mình phải làm những cái nó sợ đó là diễn biến hoà bình, đừng làm cái nó không sợ: súng đạn, ma giáo, dối trá vì đó là "nghề của chàng"” (Ý kiến của Trần Văn). 

Tôi không hiểu cách ôn hòa của ông Hùng có ý nghĩa cụ thể và trừu tượng nào, cũng không hiểu ôn hòa đối thoại là phải khen ông Cựu Chủ Tịch nước Việt Nam sống giản dị hay không nhưng tôi luôn trung thành với cách đấu tranh bất bạo động kiên trì, kiên quyết và kiên định. Vì thế, tôi, đóng vai là một cử tri thành phố Houston mong ông Nghị Hoàng Duy Hùng giúp tôi thỉnh cầu những việc rất ôn hòa như sau (việc này rất hợp với ông trong tư cách một ông nghị và một luật sư): 

1. Mong ông chuyển câu hỏi này đến ông Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Việt Nam, ông Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Việt Nam và ông Chánh án Tòa án Tối Cao. 

Thể theo yêu cầu Góp ý bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992, các nhà trí thức tiêu biểu cùng nhiều đồng bào trong và ngoài nước trong đó có nhiều cử tri Houston đã trao cho Quốc Hội Bản góp ý của mình. Ngay sau đó, ông Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu hàm ý đe dọa: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa... Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!... Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể... thì nó là cái gì?!... Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.” Nhận thấy đây là việc phỉ báng và đe dọa cá nhân tôi, nên tôi (dĩ nhiên cùng những người khác nếu họ muốn) muốn kiện ông Nguyễn Phú Trọng ra tòa. 

Vậy tôi muốn hỏi các ông là các ông có thể khẳng định là sẽ thụ lý vụ kiện và đưa vụ kiện này ra tòa để tôi và ông Nguyễn Phú Trọng giải quyết mối mâu thuẫn một cách ổn thỏa? 

2. Mong ông chuyển câu hỏi này đến Bộ Trưởng Công An. 

Xin ông cho biết cô Nguyễn Hoàng Vi đã phạm tội hoặc bị nghi ngờ phạm tội gì mà bị các nhân viên dưới quyền của ông khám xét và xâm phạm vào chỗ kín? Mong ông cho biết các công an khám xét chỗ kín của cô Nguyễn Hoàng Vi có hay không vi phạm pháp luật? Câu hỏi này ông có thể điều nghiên kỹ để trả lời một trong ba phương án sau: có, không, tôi không thể trả lời câu hỏi này. 

3. Mong ông chuyển câu hỏi này đến Bộ Trưởng Công An và Bộ Trưởng Bộ Y Tế. 

Cô Phạm Thanh Nghiên bị bệnh nặng cần phải đi đến những trung tâm y tế của thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh để khám và chữa bệnh. Nhưng cô ấy vẫn còn đang trong diện quản chế sau hạn tù. 

Vậy mong các ông bà cho biết, cô Phạm Thanh Nghiên phải làm sao để nhận được sự hỗ trợ y tế cần thiết? Trong trường hợp cần làm đơn xin đi khám bệnh và cô Phạm Thanh Nghiên đã làm đơn rồi mà vẫn không được chính quyền xét cho đi, ông Bộ Trưởng Công An có thể chỉ ra những lý do mà chính quyền không cho phép cô ấy đi khám và chữa bệnh? Cũng trong trường hợp này, nếu cô Nghiên có mệnh hệ gì thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? 

4. Mong ông chuyển câu hỏi này đến ông Chánh Án Tòa án Tối cao Việt Nam. 

Các phiên tòa xử Tạ Phong Tần, Anh Ba SG, Điếu Cày, xử 14 thanh niên Công Giáo, xử Đoàn Văn Vươn được tuyên bố là công khai nhưng sao những người dân tới dự bị ngăn cản nhiều vòng và có người còn bị công an áp chế, đánh đập? 

5. Mong ông chuyển câu hỏi này đến ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. 

Trong những năm ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ Tướng đã xảy ra nhiều vụ bê bối gây thiệt hại lớn cho đất nước. Cụ thể là vụ phá sản và nợ nần của Vinashin, vụ phá sản và nợ nần của Vinalines, vụ khủng hoảng hệ thống ngân hàng, vụ đầu tư vào Boxit Tây Nguyên đến bây giờ có nguy cơ lỗ nặng… Thiết nghĩ nếu là người tự trọng như Thủ tướng đã từng nói thì ông ấy đã từ chức. Nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng không từ chức vì Đảng cộng sản vẫn giao trọng trách Thủ Tướng cho ông ta (theo lời ông ta nói). 

Vậy thưa các ông, theo các ông, Đảng Cộng Sản Việt Nam không có người tài nào khác ngoài ông Nguyễn Tấn Dũng để lãnh đạo đất nước qua khỏi những khó khăn về kinh tế này? Câu hỏi này các ông có thể điều nghiên kỹ để trả lời một trong ba phương án sau: có, không, tôi không thể trả lời câu hỏi này. 

6. Mong ông chuyển câu hỏi này đến ông Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. 

Ông Nguyễn Minh Triết khi phát biểu ở Cuba đã cho cả thế giới biết nhiệm vụ lớn lao của Việt Nam là canh giữ hòa bình cho thế giới. Còn ông Trương Tấn Sang thì yêu cầu ngư dân bám biển trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quấy nhiễu ở Biển Đông. 

Vậy xin hai ông cho biết, chính phủ của các ông đã làm gì để thực hiện một mục đích thiết thực nhưng nhỏ bé hơn “canh giữ hòa bình thế giới” là ổn định công việc và cuộc sống của các ngư dân nước Việt Nam? (Chẳng hạn, vụ tàu bị bắn cháy nóc vừa qua nếu chính quyền không đòi được tiền bồi thường của Trung Quốc thì chính quyền có bỏ tiền ra bồi thường cho ngư dân không? Mong các câu trả lời nên cụ thể như thế vì vụ việc động chạm đến lợi ích sát sườn của người dân) 

7. Mong ông chuyển câu hỏi này đến Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. 

Các ông luôn luôn nêu cao tinh thần “hòa hợp hòa giải” với khúc ruột ngàn dặm. Thế nhưng nguyên nhân chính của sự hình thành cái khúc ruột đó là do chính quyền của các ông trong nhiều năm đã đối xử tàn bạo với cán chính quân của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước đây. 

Vậy để sự hòa hợp hòa giải được viên mãn các ông thấy chính quyền Việt Nam bây giờ có cần chính thức xin lỗi vì những hành động của mình trước đồng bào hải ngoại không?Câu hỏi này các ông có thể suy nghĩ kỹ để trả lời một trong ba phương án sau: cần, không cần, tôi không thể trả lời câu hỏi này. 

8. Mong ông chuyển câu hỏi này đến ông Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp Việt Nam 

Tại sao biểu tình chống Trung Quốc xâm lược lại gọi là tụ tập đông người? Nếu tụ tập đông người cần giải tán thì tại sao tụ tập để nhậu, tụ tập để chơi, tụ tập để đám cưới, liên hoan... lại không bị giải tán? 

9. Mong ông chuyển câu hỏi này đến ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban nội chính trung ương. 

Theo tôi biết để chống tham nhũng, Đảng cộng sản đã lập lại Ban Nội chính trung ương và cử ông làm trưởng ban. Ông đã có bài phát biểu rất ấn tượng ở Hội Đồng Nhân Dân Thành phố Đà Nẵng là “rà vô ngân hàng và hốt, hốt liền không nói nhiều”. 

Vậy xin ông cho biết, ông đã rà hoặc có kế hoạch rà những đâu? Và hốt hoặc đã lên kế hoạch hốt những ai? 

10. Mong ông chuyển câu hỏi này đến tất cả các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. 

Các ông có dám mở một diễn đàn công khai để thảo luận tất cả vấn đề xã hội với nhân dân Việt Nam không? Diễn đàn công khai này ở đâu cũng được, là gì cũng được (báo mạng, trang web, báo in, truyền hình….), miễn trong đó người dân được đưa ý kiến của mình lên một cách công khai, không bị cắt xén. Lưu ý các ông là chúng tôi sẽ cố gắng bảo ban nhau để có những ý kiến không xâm phạm đời tư, không đả kích cá nhân hoặc vô văn hóa,...

Xin ông Hùng thứ lỗi vì sự nhờ vả đường đột này. Nhưng thưa ông, tôi nhờ ông vì những lý do rất chính đáng sau: 

1. Nếu tôi tự gửi những câu hỏi này đến các ông bà ấy thì cũng như bao nhiêu thư ngỏ hay thư gửi đích danh khác được nhiều người gửi trước đây đều bị các ông quan chức đó lờ đi không trả lời. 

2. Ông là bạn bè với các quan chức đó và đang ôn hòa đối thoại với họ nên tôi tin chắc họ vì nể ông mà trả lời cho tôi. 

3. Vì ông là Tiến sỹ Luật nên rất tiện cho tôi trong trường hợp tôi mong muốn ở ông những góp ý về mặt pháp lý đối với các câu trả lời của các Ngài quan chức đó. 

Rất mong ông thông cảm những khó khăn của tôi và xin nhận ở đây lời biết ơn chân thành. Chúc ông cùng gia đình luôn vui vẻ, thành đạt, giàu sang và hạnh phúc. 



*****************


- Bài 2: Để hải ngoại và trong nước san bằng dị biệt Thanh Niên

Nghị viên TP.Houston (Mỹ) Hoàng Duy Hùng:
Bài 2: Để hải ngoại và trong nước san bằng dị biệt(TNO) Cùng gia đình rời Việt Nam vào đêm 30.4.1975 trên tàu HQ-08, ông Al Hoang - Hoàng Duy Hùng đã trải qua một hành trình rất dài trước khi trở thành nghị viên thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas (Mỹ). Câu chuyện của ông, từ âm mưu đánh bom tới nỗ lực đối thoại, minh họa sống động cho những hận thù, chia rẽ và hàn gắn giữa những con người Việt Nam. Mời quý vị theo dõi phần tiếp theo của cuộc phỏng vấn do Thanh Niên Online thực hiện.


* Sau thời gian “nói chuyện bằng bom” là đến đối thoại thực sự, sự xoay chuyển này có ý nghĩa như thế nào?
- Tôi chuyển qua đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam vì nhiều lý do:
Thứ nhất, đó là tôi phải theo nguyện vọng của đa số trong nước. Lúc tính đặt bom ở Sài Gòn, tôi thấy đa số dân chúng muốn yên ổn làm ăn để phát triển và họ muốn sự thay đổi ôn hòa để điều chỉnh những mặt trái của xã hội và chính trị hơn là bạo loạn. Tôi cho rằng tôi đi đấu tranh là đấu tranh cho nguyện vọng của những người trong nước, không phải đấu tranh cho bản thân tôi hay cho những người ở hải ngoại. Tiếp xúc với dân trong nước, tôi thấy đa số họ muốn như vậy thì tôi làm theo nguyện vọng của họ. 
Thứ hai, tôi không muốn Trung Quốc lấy lý do Việt Nam có xáo trộn để đưa quân vào can thiệp. Khi quân Trung Quốc đã vào Việt Nam rồi thì họ khó mà rút ra và đó là một đại họa cho dân tộc.

Cảnh sát xử lý vụ đặt bom trước nhà Nghị viên Hoàng Duy Hùng - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp
Thứ ba, tôi muốn dân tộc Việt Nam sớm có những cơ sở kinh tế vững mạnh cạnh tranh với các quốc gia khác. Tôi từng nghe Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore trình bày tại Houston rằng thời đại này là thời đại cạnh tranh về kỹ thuật và kinh tế hơn là chính trị, nước nào có kỹ thuật hay thương hiệu trước thì nước đó có lợi thế. Người hải ngoại có cái hay cái dở của người hải ngoại, người trong nước có cái hay cái dở của người trong nước, chúng ta cần đóng lại chương sử đau thương ý thức hệ Quốc gia - Cộng sản, để cùng chung tay nhau dùng “cái hay” hay “sở trường” của mỗi người xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. Nếu chúng ta cứ còn tranh chấp nhau, không chịu hợp tác với nhau, thì chúng ta để thời gian vụt qua đi, để các quốc gia khác nắm cơ hội nhanh chóng xây dựng thương hiệu, kỹ thuật của họ còn chúng ta thì mất lợi thế cạnh tranh mang lại quyền lợi cho con cháu. Như vậy là chúng ta cũng có lỗi với lịch sử.
Nếu chúng ta cứ còn tranh chấp nhau, không chịu hợp tác với nhau, thì chúng ta để thời gian vụt qua đi, để các quốc gia khác nắm cơ hội nhanh chóng xây dựng thương hiệu, kỹ thuật của họ còn chúng ta thì mất lợi thế cạnh tranh mang lại quyền lợi cho con cháu. Như vậy là chúng ta cũng có lỗi với lịch sử.
Thứ tư, tôi thấy tôi cũng cần phải điều chỉnh tư duy của chính tôi cho hợp với bối cảnh ở trong nước. Tôi trưởng thành trong hoàn cảnh coi Đảng Cộng sản và chế độ Cộng sản là kẻ thù không đội trời chung. Truyền thông và báo chí làm món ăn tinh thần của tôi ở bên hải ngoại khai thác tối đa những sai trái của Đảng và chế độ Cộng sản. Truyền thông hải ngoại né tránh, không nhắc đến những ưu điểm hay những cái tốt ở trong nước vì họ cho rằng đã là Cộng sản thì cái gì cũng xấu. Truyền thông trong nước có lề phải và lề trái thì truyền thông ở hải ngoại cũng như vậy. Những thành tựu và phát triển kinh tế của Đà Nẵng nói riêng và của Việt Nam nói chung cho thấy có nhiều sự tích cực cần phải cổ súy và thông tin cho hải ngoại nhưng ở hải ngoại lại không nói đến. Mới cổ súy những điểm tích cực như sự phát triển của Đà Nẵng thôi thì tôi đã bị người hải ngoại cho rằng là tuyên truyền cho Cộng sản. Ngược lại, nói chuyện với những người trẻ trong nước, họ cho tôi nhiều thông tin mặt trái của người hải ngoại. Tôi nhận ra cần phải có thông tin hai chiều cho người trong nước lẫn người ngoài nước. Tôi chuyển sang đối thoại là muốn đi tìm sự thật và nói lên sự thật với hy vọng một phần nào đó tạo nhịp cầu cảm thông cho những người trong và ngoài nước.  
Tôi biết khi tôi xoay chuyển từ bạo động sang đường hướng cùng làm việc trên những đồng thuận và ôn hòa đối thoại để giải quyết những bất đồng thì có một số người đã từng ủng hộ tôi, giờ họ không ưa, họ chụp cho tôi cái nón “Việt gian phản bội” hoặc nhiều từ ngữ dơ bẩn khác. Tuy nhiên, tôi không e sợ vì tôi biết tôi làm đúng với lương tri của mình và đúng với sở nguyện của đa số người dân trong nước. Tôi cũng biết khi tôi thay đổi như vậy, có những người hăm he tìm bằng mọi cách “cắt huyết mạch kinh tế” của tôi cũng như vận động làm cho tôi thất cử chức nghị viên nhưng tôi không bị chao đảo vì tôi đã làm theo đúng lương tâm của mình. Tôi cho rằng yêu nước là phải bằng cả tấm lòng cộng với tri thức thì mới góp được phần nào xây dựng quê hương; nếu không thay vì xây dựng thì là phá hoại. Nếu vì làm đúng với lương tri góp phần xây dựng cho đất nước mà mất chức nghị viên hoặc bị thiệt hại những chuyện khác nữa thì tôi vẫn làm vì “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” và tôi là người Việt có chút kiến thức thì tôi phải có bổn phận xây dựng đất nước của tôi.

Ông Hoàng Duy Hùng và đoàn công tác thăm đền Kinh Dương Vương mà theo giải thích của ông là “về quê hương phải chào tổ tiên trước” - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp
* Trong nỗ lực đối thoại, ông và Thị trưởng Houston đã gặp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, và ông cũng đã sắp xếp để ông Sơn gặp những người được coi là chống đối nhà nước Việt Nam ở đấy. Cụ thể thì các nỗ lực đối thoại ấy đã đem đến kết quả gì?
Tôi nhận ra cần phải có thông tin hai chiều cho người trong nước lẫn người ngoài nước. Tôi chuyển sang đối thoại là muốn đi tìm sự thật và nói lên sự thật với hy vọng một phần nào đó tạo nhịp cầu cảm thông cho những người trong và ngoài nước.  
- Đánh giá kết quả chuyến đi của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, chúng ta lược qua cuộc hội luận của 8 đảng phái ở hải ngoại với tôi ở trên Đài BYN về chuyến đi của Thứ trưởng Sơn. Trong cuộc hội luận, Việt Tân vẫn nhất định chủ trương đấu tranh bất bạo động để dùng sức mạnh quần chúng lật đổ nhà nước. Tất cả các đảng phái khác như Vì Dân hoặc Khối 8406 đều cho rằng đã đến lúc phải ôn hòa đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng một số đảng phái đặt một số điều kiện trong đối thoại, như Hà Nội cần trả tự do cho những người bất đồng chính kiến. Riêng Liên Minh Dân Chủ cho rằng không cần có một điều kiện nào hết để đối thoại với Hà Nội. Đây là một hiện tượng chưa bao giờ có ở hải ngoại.
Về mặt tích cực, cuộc hội luận nêu trên cho thấy chuyến đi của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến Houston đã tạo một bước ngoặt động não đối với những người chống đối nhà nước Việt Nam; đó làm sao cho hải ngoại và trong nước san bằng được những dị biệt và cộng tác xây dựng đất nước trên những đồng thuận. Có lẽ đây sẽ là hướng đi của đa số cho những năm tháng kế tiếp.
Dẫu vậy cũng có mặt tiêu cực vì có một số người quá khích biểu tình và có người đặt bom trước cửa nhà Nghị viên Al Hoàng với lời hăm dọa sẽ giết cả nhà Hoàng Duy Hùng nếu tôi đi Việt Nam. Chuyến đi của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đến Houston là một bước thử lửa khuynh hướng nào thắng thế và rõ ràng khuynh hướng ôn hòa đối thoại với nhà cầm quyền Việt Nam đang bắt đầu mọc rễ ở hải ngoại.

Nghị viên Al Hoàng cùng Thị trưởng và Hội đồng thành phố Houston - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp
* Mới đây nhất, hồi tháng 3.2013, ông đã về Việt Nam để thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực đối thoại, hợp tác. Chuyến đi ấy đã mở ra những điều gì? Ông đánh giá các động thái của nhà nước Việt Nam như thế nào?
- Dầu bị đặt bom và bị hăm dọa sẽ giết cả nhà tôi nếu tôi đi Việt Nam, nhận lời mời của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, từ ngày 22.3 đến 8.4, với tư cách Nghị viên Khu vực F thành phố Houston, tôi đã dẫn phái đoàn 4 người vào Việt Nam. Phái đoàn gồm có bà xã tôi, anh Tony Topping làm chánh văn phòng cho tôi và anh Phạm Ngọc Trung, phụ tá cho văn phòng của tôi. Tôi nhất quyết yêu cầu bà xã tôi đi về Việt Nam chung vì để tránh lời ong tiếng ve rằng tôi về Việt Nam bị nhà nước gài độ gái rồi nói tốt cho chế độ.
Mục đích chính của phái đoàn về Việt Nam là để làm việc theo Ý Định Thư ký kết ngày 12.7.2012 giữa Thị trưởng Houston Annise Parker và ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng. Ngoài mục đích chính làm việc cho thành phố Houston ra, chuyến đi cũng là cơ hội để một phần nào đó thúc đẩy cho sự đối thoại, tạo sự cảm thông cho người Việt ở trong và ngoài nước.
Tôi đã nhìn ra nhiều sự thật ở Việt Nam làm cho tôi khẳng định một cách vững vàng rằng con đường đối thoại với Việt Nam là con đường đúng và tốt đẹp nhất cho dân Việt Nam.
Đánh giá chuyến đi, tôi cho rằng tôi đã nhìn ra nhiều sự thật ở Việt Nam làm cho tôi khẳng định một cách vững vàng rằng con đường đối thoại với Việt Nam là con đường đúng và tốt đẹp nhất cho dân Việt Nam.
Dầu có một vài trục trặc kỹ thuật với công an ở phi trường lúc vào cũng như lúc ra hoặc một vài khó dễ của công an địa phương với gia đình nhà vợ của tôi, tổng quát chuyến đi, tôi thấy nhà nước và dân Việt Nam đã đón tiếp tôi cách rất cởi mở chân tình. Sự rộng mở của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng như việc cựu Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và phu nhân đón tiếp phái đoàn ở tại tư gia theo kiểu người miền nam chân chất và thấm đậm tình người cho thấy có sự thay đổi mạnh trong chiều hướng đi lên của chính trị. Tôi thấy Việt Nam đang phát triển vùn vụt, dầu còn thua Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Hàn Quốc, nhưng quả thật đang thay da đổi thịt, đang phát triển thật sự. Sài Gòn nay đã phát triển thành một khu vực đô thị với nhiều nhà chọc trời, và khu vực đô thị hóa của Sài Gòn bây giờ rộng có lẽ gấp 10 lần trước năm 1975. Đà Nẵng với 9 con cầu mới bắc qua sông Hàn, đường sá thoáng mát sạch sẽ là nơi rất xứng đáng để sống. Tôi tiếp xúc với Đức cha Châu Ngọc Tri của Đà Nẵng và linh mục Vũ Dần là lãnh đạo của Giáo xứ Cồn Dầu thì tôi được thông tin không có vấn đề đàn áp tôn giáo trong vụ Cồn Dầu mà chỉ là tranh chấp giá cả đền bù đất đai. Thông tin này rất quan trọng đối với tôi vì Houston kết nghĩa với Đà Nẵng mà thành phố kết nghĩa lại có đàn áp tôn giáo thì còn mặt mũi nào cho Houston.
Tóm lại, đối với tôi, Việt Nam đang thay da đổi thịt, phát triển kinh tế và Đà Nẵng có cơ hội trở thành Singapore thứ hai ở Châu Á. Đối với tôi, nhà nước Việt Nam cũng đang có những điều chỉnh chính trị và những điều chỉnh này có chiều hướng đi lên. Đương nhiên, cũng còn những mặt trái nhưng chúng ta cần giải quyết một cách ôn hòa trong đối thoại chớ không phải chửi rủa nhau. Tôi hiểu người Việt ở hải ngoại muốn ngày mai có đa đảng và dân chủ ngay. Tôi hiểu người Việt ở hải ngoại hừng hực ký ủng hộ Kiến nghị thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam và tôi cũng đã và đang ủng hộ Kiến nghị thư Hội đồng Giám mục Việt Nam. Nhưng từ đây cho đến lúc những mục tiêu của Kiến nghị thư đó được thực hiện thì chúng ta phải làm gì? Chúng ta cần xây dựng những khía cạnh khác làm cho dân chủ được trưởng thành mạnh mẽ, đó là: 1. Xây dựng nền kinh tế vững mạnh; 2. Cổ súy cho phát triển giáo dục và ý thức trách nhiệm công dân cao; 3. Phát động mạnh mẽ tôn trọng sự thật và thông tin hai chiều; 3. Ủng hộ các cơ sở dân sự và tổ chức phi vụ lợi để phát triển lòng nhân ái trong xã hội như giúp đỡ các em tàn tật ở Làng Hòa Bình hoặc đóng góp cho nhà thương ung thư ở Đà Nẵng.
Tôi biết, tôi nói như vậy thì một số người ở hải ngoại nói tôi bị gạt hay bị ăn bả đậu tuyên truyền cho Cộng sản, nhưng tôi chủ trương nói sự thật và chính sự thật là nền tảng vững chắc nhất cho sự đối thoại. Khi tôi trở về lại Hoa Kỳ, có những người áp lực tôi nói rằng tôi không nên nói cái tốt của Cộng sản vì làm như vậy sẽ phá đám những người đang chống Cộng, tôi trả lời là phải nói sự thật vì sự thật mới tạo được đổi thay. Tôi thấy sao nói vậy, tốt nói tốt, xấu nói xấu vì chính Chúa Giêsu cũng dạy: “Có nói có, không nói không, mọi sự khác thì do lòng tà mà ra”. Tôi cũng nói: “Tôi hiểu quý vị trong đấu tranh chỉ muốn khai thác tối đa mặt trái của đối thủ và không bao giờ nói mặt tốt của họ. Nhưng đó là thời xưa chớ thời nay có mạng thông tin toàn cầu mà không nói sự thật thì chính quý vị làm hại quý vị hơn là đối thủ làm hại quý vị. Quý vị nói đi đấu tranh là làm tốt hơn Cộng sản cho dân nhờ, nhưng tại sao lại không dám đương đầu với sự thật để dân biết mà nhờ?” (còn tiếp)
Đỗ Hùng
(thực hiện) ...


(TNO) Cùng gia đình rời Việt Nam vào đêm 30.4.1975 trên tàu HQ-08, ông Al Hoang - Hoàng Duy Hùng đã trải qua một hành trình rất dài trước khi trở thành nghị viên thành phố Houston thuộc tiểu bang Texas, Mỹ. Câu chuyện của ông, từ âm mưu đánh bom tới nỗ lực đối thoại, minh họa sống động cho những hận thù, chia rẽ và hàn gắn giữa những con người Việt Nam. Thanh Niên Online đã có cuộc phỏng vấn ông.

* Chào ông, trước hết xin hỏi tôi có thể gọi ông là Al Hoang hay Hoàng Duy Hùng?
- Ông Hoàng Duy Hùng: Anh có thể gọi tôi là Al Hoàng hay Hoàng Duy Hùng cũng được. Tôi là người theo Thiên chúa, đạo Công Giáo, tên thánh là Louis Gonzaga, mà tiếng Anh viết là Aloysius và được gọi tắt là Al.
Lúc sinh ra, tên tôi là Hoàng Duy Hùng. Năm 1975, tôi qua Hoa Kỳ. Năm 1983, tôi nhập tịch và trở thành công dân Mỹ với tên thánh Aloysius Duy - Hùng Hoàng, viết tắt là Al Hoàng. Người Mỹ gọi tôi là Al Hoàng, nhưng người Việt Nam vẫn gọi tôi là Hoàng Duy Hùng và khi tôi mở văn phòng luật sư thì họ gọi tôi là luật sư Hoàng Duy Hùng.
Nghị viên TP Houston (Mỹ) Hoàng Duy Hùng: Từ “nói chuyện bằng bom” đến đối thoại ôn hòa 2
Ông Hoàng Duy Hùng (thứ 3 từ phải sang) thăm tư gia nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp
* Xin ông cho biết đôi nét về xuất thân của ông tại Việt Nam? Ông đã rời khỏi đất nước trong hoàn cảnh nào?
- Thân phụ tôi quê ở Nghệ An và thân mẫu tôi quê ở Quảng Bình. Năm 1954, hai ông bà di cư vào nam. Tôi là người con thứ 6 trong gia đình 10 người con. Trong 10 người đó đã mất 3 người; 2 mất khi còn nhỏ ở Việt Nam và ông anh đầu mất năm 1995 ở Mỹ. Thân mẫu tôi mất ở Mỹ năm 2003 và thân phụ tôi mất ở Mỹ năm 2007. Thân phụ tôi đi bộ băng qua đường ở chợ Fiesta tại Houston, bị một người Mễ nhập cư lậu lái xe ẩu tông vào người, ông được đưa đi cấp cứu nhưng cuối cùng qua đời ở bệnh viện.
Tôi nhận ra một sự thật đó là bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây thêm phiền hà.
Tôi sinh ra ở Phan Rang năm 1962. Thân phụ tôi đi lính cho chế độ cũ, năm 1966, cả gia đình dọn về Ban Mê Thuột là nơi có Trung đoàn 45 của Sư đoàn 23 Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH) trấn đóng. Năm 1974, tôi gia nhập tiểu chủng viện Lê Bảo Tịnh. Năm 1975, Ban Mê Thuột thất thủ, gia đình tôi đã di tản xuống Phước An trước để tìm đường đi Nha Trang. Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, tôi đi bộ tới Phước An và đoàn tụ lại với gia đình. Rồi gia đình băng rừng, được trực thăng QLVNCH bốc khỏi rừng hoang đem về Nha Trang. Từ Nha Trang, gia đình chúng tôi đi bộ tới Cam Ranh nhưng phải quay trở lại Nha Trang vì con cầu ở Cam Ranh đã bị giật sập. Chúng tôi đi thuyền từ Nha Trang tới Vũng Tàu, rồi từ Vũng Tàu về tới Cư xá Thanh Đa ở Sài Gòn vào giữa tháng 4.1975.
Đêm 30.4.1975, gia đình chúng tôi ra bến Bạch Đằng để lên chiếc tàu Hải quân cuối cùng là HQ-08. Chiếc HQ-08 bị chết 2 máy nên lúc ra khơi thì chạy hình chữ Z, lò mò 8 ngày mới tới được cảng Subic của Philippines. Tàu lớn của Hoa Kỳ bốc chúng tôi đưa đến đảo Guam. Từ Guam, chúng tôi bay qua Hawaii rồi bay về tiểu bang Pennsylvania để vào trại tạm cư Indian Town Gap. Cuối tháng 11.1975, Giáo xứ Sacred Heart thuộc tiểu bang Pennsylvania bảo trợ gia đình tôi.
Tôi gia nhập Dòng Đồng Công ở Carthage, Missouri từ năm 1977 - 1985. Năm 1983, bề trên cho tôi về Houston đi học đại học và tôi học triết ở Đại học Houston. Sau đó, tôi rời khỏi nhà dòng và bắt đầu đi vào con đường đấu tranh chính trị chống lại nhà nước Việt Nam.
Nghị viên TP Houston (Mỹ) Hoàng Duy Hùng: Từ “nói chuyện bằng bom” đến đối thoại ôn hòa 1
Ông Hoàng Duy Hùng rời đất nước vào đêm 30.4.1975 trên tàu HQ-08 (Chi Lăng II). Sau khi đến Philippines, con tàu đã được biên chế vào hải quân nước này - Ảnh: Tư liệu
* Sau khi rời đất nước, ông kể rằng ông rất căm thù chế độ và có lần ông đã trở về nước với ý định đánh bom một số địa điểm công cộng. Điều gì đã khiến ông bỏ ý định ấy?
- Đầu năm 1986, tôi gia nhập Mặt Trận Việt Nam Tự Do dưới sự lãnh đạo của các ông Hà Thúc Ký và Nguyễn Văn Kim. Cả hai người này là lãnh đạo của đảng Đại Việt Cách Mạng. Thời gian đó, Mặt Trận Việt Nam Tự Do là một hình thức ngoại vị của Đảng Đại Việt Cách Mạng. Ông Hà Thúc Ký qua đời năm 2008, ông Nguyễn Văn Kim qua đời năm 1996.
Sau khi có bằng cử nhân triết và chuẩn bị đi học tiến sĩ luật, cuối năm 1990, nhận chỉ thị của ông Nguyễn Văn Kim, tôi về Việt Nam hoạt động để xây dựng cơ sở cho Mặt Trận Việt Nam Tự Do. Năm 1991, tôi trở về lại Mỹ thì đau lòng nhìn thấy hai người đàn anh của tôi là cụ Hà Thúc Ký và ông Nguyễn Văn Kim phân hóa với nhau. Lúc đó, Đông Âu và Liên Xô tan rã nhưng trong lòng của tôi cũng tan rã bởi sự phân hóa của các đàn anh vì từ đó Mặt Trận Việt Nam Tự Do cũng tàn lụi luôn. Cuối cùng, tôi không theo phe nào mà cùng với một số anh em trẻ đứng ra ngoài cuộc tranh chấp này. Tôi trở lại Việt Nam năm 1991 và thông báo cho những người ở trong nước biết hoàn cảnh bi đát phân hóa nội bộ của tổ chức rồi trở về lại Mỹ. Tháng 3.1992, tôi trở về lại Việt Nam thì bị bắt ngay tại phi trường, bị nhốt ở số 3C Tôn Đức Thắng và Chí Hòa gần 16 tháng.
Năm 1993, Hoa Kỳ và Việt Nam bàn thảo việc bãi vận và bang giao. Việt Nam trả tự do cho các công dân Hoa Kỳ, trong đó có ông Nguyễn Sĩ Bình và cá nhân tôi. Trở về Hoa Kỳ, tôi tiếp tục học lên, lấy bằng tiền sĩ luật khoa và mở văn phòng luật sư vào năm 1997. Tôi lập gia đình năm 1994 với Diana Bích-Hằng Nguyễn (ở nhà gọi là Trâm) và hiện nay có 3 người con, 2 gái 1 trai, Angel Trâm-Anh 12 tuổi (sinh 2000), Andrew Hùng-Dũng 9 tuổi (2003) và Ashley Trâm- Đoan 7 tuổi (2006).
Nghị viên TP Houston (Mỹ) Hoàng Duy Hùng: Từ “nói chuyện bằng bom” đến đối thoại ôn hòa 3
Ông Hoàng Duy Hùng (thứ 3 từ phải sang) gặp Tổng lãnh sự Mỹ Lê Thành Ân trong chuyến trở về Việt Nam mới đây - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp
Năm 1998, tôi thành lập một tổ chức đấu tranh chính trị mới với danh xưng là Phong trào Quốc Dân Hành Động. Tôi gởi anh em về hoạt động trong nước với chủ trương bạo động lật đổ nhà nước Việt Nam. Đầu năm 2001, đích thân tôi xâm nhập Việt Nam qua ngã Campuchia với kế hoạch đặt bom nổ tượng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng ở Sài Gòn và bến Ninh Kiều ở Cần Thơ. Trước khi hành động, tôi âm thầm lên Đền Hùng khấn xin các vị tổ tiên, nhất là vua Hùng thứ 6 (tôi tên Hùng và là người con thứ 6 trong nhà nên tôi rất thần tượng Vua Hùng thứ 6), soi sáng cho tôi để tôi biết làm những việc đúng cho đất nước.
Lúc đầu có một cụ hơn 80 tuổi nghe tôi đổi sang đối thoại, cụ hận tôi, tôi đến nhà của cụ, nói chuyện với cụ ngày đêm, cụ hiểu được, cụ đồng ý chỉ có con đường đó là con đường tốt đẹp nhất cho đất nước.
Trở về Sài Gòn, trước khi hành động, tôi suy nghĩ nhiều và thấy nếu tôi cho nổ 2 tượng Hồ Chí Minh thì sẽ đi về đâu.  Tôi có thể cho nổ 2 tượng đó, nhưng sẽ có người chết, có người bị thương, anh em tôi bị bắt, tôi có thể bị bắt, chúng tôi nổi tiếng là người hận thù chống chế độ Cộng sản, nhưng chúng tôi không giải quyết được việc gì hết, chỉ gây thêm phiền toái và phức tạp, nhà cầm quyền sẽ canh chừng gay gắt hơn, dân bị khó dễ nhiều hơn thì càng bực mình với chúng tôi. Tôi nhận ra một sự thật đó là bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây thêm phiền hà. Tôi quyết định bỏ kế hoạch và băng đường bộ trở về Campuchia, rồi từ Campuchia bay qua Thái Lan, từ Thái Lan bay về lại Hoa Kỳ.
Về tới phi trường Los Angeles, chính tình báo Mỹ gọi tôi vào và nhắc nhở tôi đừng có hoạt động bạo lực nữa vì Việt Nam có bang giao với Hoa Kỳ. Hơn nữa, Hoa Kỳ muốn Việt Nam trở thành đồng minh chiến lược trong khu vực để giữ ổn định và hòa bình ở châu Á - Thái Bình Dương. Họ còn cho tôi biết nếu đấu tranh không khéo tạo sự xáo trộn ở trong Việt Nam thì nhân cơ hội nước đục thả câu, Trung Quốc có thể đem hơn 1,8 triệu quân ở biên giới tràn vào Việt Nam với lý do cần ổn định ở Việt Nam ngõ hầu tránh sự xáo trộn dây chuyền lan sang Trung Quốc. Lúc đó, Việt Nam thay vì tốt lên thì sẽ xấu đi nhiều, sợ không đủ thực lực lấy lại chủ quyền của đất nước như tình trạng của người Tây Tạng vậy, hoặc có lấy lại được thì cũng tốn rất nhiều xương máu.
Tôi trả lời với họ rằng họ hãy an tâm vì khi ở trong Sài Gòn, tôi đã nhận thức rõ con đường bạo lực không giải quyết được vấn đề mà chỉ gây ra thêm phiền toái mà thôi nên tôi đã không thi hành kế hoạch nổ bom ở 2 tượng Hồ Chí Minh tại bến Nhà Rồng và bến Ninh Kiều. Tôi trình bày cho họ rằng tôi đã suy nghĩ nhiều lúc còn ở Việt Nam và tôi thấy con đường tốt đẹp nhất cho Việt Nam là con đường hợp tác ổn định xây dựng và ôn hòa đối thoại giải quyết từng phần những mâu thuẫn.
Họ nói họ rất vui mừng và tin ở tôi vì họ cho rằng tôi có con tim nhưng còn biết dùng cái đầu để suy nghĩ. Trong nhiều năm qua, ở hải ngoại, tôi đã từng lên tiếng nếu ai thấy có con đường nào khác tốt đẹp hơn cho Việt Nam, xin chỉ dạy tôi, tôi sẵn sàng đi xách dép cho người đó. Cho tới ngày hôm nay, không ai chỉ vẽ cho tôi con đường nào tốt đẹp hơn mà chỉ rủa sả vu chụp cho tôi là phản bội và là Việt gian.
Ông Hoàng Duy Hùng
Ông Hoàng Duy Hùng làm việc với các cộng đồng trên cương vị nghị viên Houston - Ảnh: Ông Hoàng Duy Hùng cung cấp
Về đến Hoa Kỳ, tôi đã trình bày với các anh em trong Phong trào Quốc Dân Việt Nam Hành Động của tôi tại sao phải từ bỏ bạo lực, tại sao phải hợp tác trong những sự đồng thuận và ôn hòa đối thoại giải quyết từng phần những mặt trái và những bất đồng, nhất là, tại sao chúng ta phải hành động khôn ngoan không tạo cơ hội cho Trung Quốc đưa quân sang Việt Nam vì họ đã vào rồi thì khó mà trở ra.
Tôi đã trải qua nhiều thăng trầm, vui buồn đắng cay, để cố gắng thuyết phục các thành viên. Lúc đầu có một cụ hơn 80 tuổi nghe tôi đổi sang đối thoại, cụ hận tôi, tôi đến nhà của cụ, nói chuyện với cụ ngày đêm, cụ hiểu được, cụ đồng ý chỉ có con đường đó là con đường tốt đẹp nhất cho đất nước. Đa số anh em trong tổ chức của tôi đồng ý nhưng cũng có những người không đồng ý và họ rời bỏ tổ chức. Năm 2007, trong Đại hội của tổ chức chúng tôi tại Houston, các thành viên bỏ phiếu chấp thuận thay đổi từ bỏ con đường bạo lực sang ôn hòa đối thoại. 
Vì xoay đổi từ bạo động sang ôn hòa đối thoại, tôi quyết định tranh cử. Năm 2007, tôi đắc cử Chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia Houston và Phụ cận; năm 2009, tôi đắc cử Nghị viên Khu vực F thành phố Houston. (Còn tiếp)



30 Tháng Tư, vì sao chưa thể quên?Người Việt
Nhà nghị viên Hoàng Duy Hùng ở Houston bị nghi đặt bom Ðỗ Dzũng/Người Việt
HOUSTON, Texas (NV) - Nghị Viên Hoàng Duy Hùng, tức Al Hoàng, của thành phố Houston, vừa báo cho cảnh sát biết có người để bom trước nhà ông sáng Thứ Ba “vì hăm dọa ông đừng về Việt Nam” và còn viết giấy hăm giết gia đình ông.
Xe cứu hỏa và cảnh sát tập trung trước nhà của Nghị Viên Hoàng Duy Hùng. (Hình: Al Hoàng cung cấp)
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, Nghị Viên Hoàng Duy Hùng nói: “Sáng nay, khi bước ra cửa, tôi thấy một bọc khả nghi. Tôi liền gọi cảnh sát. Khi họ mở ra, trong đó có chất nổ, ngòi nổ, và một miếng giấy viết 'Chúng tao sẽ giết chết gia đình Hoàng Duy Hùng vì theo Việt Cộng.'”
“Sau đó, cảnh sát đi xung quanh nhà tôi khám xét,” Nghị Viên Al Hoàng nói tiếp.
Qua điện thoại, cảnh sát viên John Cannon, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Houston, xác nhận với nhật báo Người Việt như sau: “Chúng tôi có đến nhà ông (Nghị Viên Hoàng Duy Hoàng), có thấy một bọc khả nghi, trong đó có một số chất lỏng khả nghi. Chúng tôi đã giao cho đơn vị phụ trách chất độc của Sở Cứu Hỏa Houston để họ phân tích. Chúng tôi vẫn đang chờ kết quả.”
Khi được hỏi có nghi ngờ ai không, ông Hùng nói: “Ðương nhiên là có, nhưng cảnh sát nói tôi không nên nói ra công chúng, để họ điều tra. Hiện cảnh sát phụ trách tội phạm gây chết người đang điều tra, nếu tìm ra thủ phạm, họ sẽ trừng trị đích đáng.”
Nghị Viên Hoàng Duy Hùng cũng cho biết, trước đó bốn hôm, tức là Thứ Bảy, “có 12 người Việt Nam đến biểu tình” trước nhà riêng của ông.
“Họ biểu tình khoảng 45 phút, có người cầm súng giơ lên, đả đảo Nghị Viên Hoàng Duy Hùng. Họ đưa cả hình của tôi lên. Họ đã vi phạm luật vì biểu tình tại tư gia. Khi cảnh sát tới, họ giải tán. Trong số người biểu tình, có ông Nguyễn Thái Học, người thua tôi trong cuộc bầu cử vừa qua,” nghị viên gốc Việt này nói tiếp.
“Tại sao họ lại chống ông?”
Nghị Viên Hoàng Duy Hùng giải thích: “Họ chống vì mới đây, tôi đại diện thành phố, gặp ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Ðây là công việc tôi làm cho thành phố. Chính ông Sơn cũng mời bà thị trưởng về thăm Việt Nam. Bà nói rằng chắc không đi được, nhưng nếu có, sẽ nhờ Nghị Viên Al Hoàng đi đại diện.”
“Thế là họ chống tôi, vì họ sợ tôi về, sẽ làm mất tinh thần của của họ,” ông Hùng nói. “Thực ra, ngay trong cuộc họp với ông Sơn, tôi cũng yêu cầu Việt Nam bỏ điều 4 Hiến Pháp. Hơn nữa, Việt Nam đâu có cho tôi về,” ông nói.
Ông nói thêm: “Tôi là người yểm trợ đấu tranh ôn hòa, và có lẽ đó là điều họ không muốn.”
Khi được hỏi về chuyện này, ông Nguyễn Thái Học, từng ba lần ứng cử nghị viên Houston vào các năm 1999, 2001 và 2011, nói: “Chúng tôi biểu tình chống Nghị Viên Hoàng Duy Hùng có nhiều lý do. Nhưng lý do chính là ông đã lén lút đồng hương đi gặp Việt Cộng. Ðó là hành vi của Việt Gian. Sau khi bị đồng hương chất vấn và lên án, ông đã ngụy biện.”
Về cuộc biểu tình, ông Học giải thích: “Tôi không đồng ý với con số ông Hùng đưa ra. Chúng tôi có khoảng 40 người biểu tình. Chúng tôi có giấy phép biểu tình và cầm loa, mang biểu ngữ, cờ quạt, và hình ảnh, biểu tình trước nhà ông Hoàng Duy Hùng.”
Về chuyện cầm súng, ông Nguyễn Thái Học nói: “Không có ai cầm súng giơ lên cả. Cuộc biểu tình luôn có ba xe cảnh sát túc trực, có hàng xóm đi qua đi lại. Không ai dại gì mang súng ra chỗ biểu tình.”
Ông Học cũng cho biết, chuyện ông thua bầu cử không liên quan đến chuyện biểu tình.
“Tôi chống ông Hùng từ trước cuộc bầu cử, nhất là khi ông yểm trợ ông Danny Nguyễn Quốc Ðoàn, người đã mời Ðại Sứ Lê Công Phụng của Việt Nam đến Houston,” ông Học nói.
Ông Học kết luận: “Trong cộng đồng này, ai cũng chống Cộng, nhưng có người muốn xé rào để làm lãnh tụ đi đêm đi ngày với Việt Cộng. Ðó là điều không thể chấp nhận được.”
Nghị Viên Hoàng Duy Hùng là nghị viên gốc Việt đầu tiên và duy nhất tại Houston, đại diện Khu Vực F, bao gồm các vùng Alief, Eldridge/West Oaks, Midwest và Westchase, thuộc phía Tây và Tây Nam thành phố.
Ông đắc cử lần đầu năm 2009 và tái đắc cử năm 2011. Trước đó, ông là chủ tịch Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận.

––
Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com


Ngọc Lan/Người Việt

WESTMINSTER (NV) - “Không bao giờ tôi nghĩ ở Mỹ lại có chuyện ăn trộm như thế này xảy ra. Trong lòng tôi bây giờ là một cảm giác buồn và hụt hẫng quá!” Ông Nguyễn Thanh Hồng, người vừa định cư tại Mỹ chưa tròn một năm, nói một cách buồn rầu khi nhà ông bị kẻ trộm cắt hàng rào vào lấy trộm bonsai lần thứ hai, vào hôm Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Một.
Ông Nguyễn Thanh Hồng đứng nơi đặt các chậu bonsai bị mất cắp. “Không bao giờ tôi nghĩ ở Mỹ lại có chuyện ăn trộm như thế này xảy ra. Trong lòng tôi bây giờ là một cảm giác buồn và hụt hẫng quá!” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Nhà ông Hồng là một căn mobile home trong khu nhà số 14272 Hoover Street, Westminster, CA92683. Sau lưng mobile home là một hàng rào bằng lưới B40 do chủ đất dựng lên. Phía bên kia hàng rào này là một tường rào khác của trường tiểu học Webber. Giữa hai tường rào là một con đường “local” chưa đầy 2 mét để phụ huynh đi bộ đưa đón con đến trường.
Theo lời ông Hồng, hôm Chủ Nhật trước đó, 18 tháng 11, kẻ gian đã cắt hàng rào nhà ông để vào sân trong mang đi 4 chậu bonsai nhỏ.
Sửng sốt trước chuyện “ở Mỹ mà cũng có ăn trộm,” nhưng ông Hồng lại nghĩ “có lẽ mấy đứa con nít phá” và đi báo với người quản lý.
“Người quản lý đã dùng dây kẽm bản lớn cột lại bức tường bằng lưới này vào cột sắt cạnh đó bằng 9 mối.” Anh Phạm Minh Phước, con rể ông Hồng, cho biết.
Chưa kịp bình tĩnh lại để nghĩ xem tại sao ở Mỹ cũng có ăn trộm thì đúng một tuần sau, cũng Chủ Nhật, ngày 25 Tháng Mười Một, kẻ trộm đã cắt hết 8 mối cột mà người quản lý đã cột lại trước đó để đẩy hàng rào lưới qua một bên và vào dọn thêm của ông Hồng 4 chậu bonsai “đẹp nhất.”
“Mỗi chậu đó giá vốn tôi làm đã gần $200, vì chỉ riêng mỗi cây như vậy đã mua với giá từ $70 đến $80, rồi mới mang về cắt tỉa, uốn lại tạo dáng còn nhỏ xíu. Rồi chậu, và những vật trang trí trên đó nữa, rất mắc tiền.” Người đàn ông nói bằng vẻ mặt buồn thiu.
Theo lời miêu tả của anh Phước, thì những chậu bonsai đó “rất nặng” do “ba tôi phải để chì bên trong rồi mới đổ xi măng lên để tạo thành hình dáng, cho nên phải là thanh niên khỏe mạnh thì mới khiêng nổi một chậu.”
Ông Nguyễn Thanh Hồng chỉ hàng rào lưới bị kẻ trộm cắt để chui vào bên trong lấy trộm bonsai. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Ngồi ngó những chậu kiểng còn lại chất quanh trong mảnh sân nhỏ và trên balcony, ông Hồng, từng là một thầy giáo lâu năm trước khi sang Mỹ định cư năm hồi đầu năm nay, trầm ngâm, “Tôi từng là nghệ nhân chơi kiểng, bonsai lúc còn ở Việt Nam, cũng từng bị mất cắp. Nhưng chuyện đó xảy ra ở Việt Nam thì mình thấy bình thường. Còn ở Mỹ mà lại cũng có tình trạng này thì tôi cảm thấy buồn quá! Có nhiều điều hụt hẫng quá!”
Sang Mỹ chưa tròn một năm, không xin được việc làm, ông Hồng tìm vui trong việc trồng cây kiểng và tạo dáng bonsai để hy vọng có một cơ hội nào đó mang đi bán hoặc có ai biết được khả năng của ông mà mướn ông làm việc. Nhưng qua hai tuần liền bị mất trộm như thế, ông Hồng “muốn bỏ luôn, không làm nữa. Nản quá rồi!”
Ông Hồng chia sẻ, “Con rể tôi nói ở đây ai mà chơi cây kiểng, nhưng mà không chơi sao họ lại đi ăn cắp? Không biết những chậu còn lại đây chúng có lại vào ăn cắp nữa không? Mà cất đi thì cũng không biết cất đâu?”
Trả lời câu hỏi của phóng viên Người Việt là “có báo cảnh sát không”, ông Hồng nói, “Người quản lý khu mobile home nói họ chẳng giúp được gì, kêu tôi muốn thì cứ báo cảnh sát, nhưng mà tiếng Anh mình không biết bao nhiêu. Vả lại báo cảnh sát thì họ đến rồi đi, mình ở lại đây như vậy là coi như làm mất lòng chủ đất, mất lòng người quản lý vì chẳng khác nào mình nói khu này không an ninh, nên thôi.”
Một trong những cây kiểng mà ông Nguyễn Thanh Hồng bị mất. (Hình: Nguyễn Thanh Hồng)
Trong lúc đang tiếp chuyện với phóng viên Người Việt, một người hàng xóm đối diện nhà ông Hồng chạy sang cho hay, “Thấy có 2 đứa con trai và một đứa con gái Mỹ trắng chạy xe đạp, kéo theo phía sau cái shopping cart có chất mấy chậu kiểng chạy về hướng chợ trời Golden West kìa!” Tuy nhiên, khi con rể ông chạy ra nhìn thử thì “không phải, những cây đó nhỏ hơn so với mấy chậu ở nhà.”
“Nước Mỹ cái gì cũng nhất, kinh tế giàu nhất, khoa học kỹ thuật hiện đại nhất, liệu ăn cắp có nhất không?” Ông Hồng nói trong ánh mắt buồn cùng những cái lắc đầu chán nản.
–––-
Liên lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com

- Báo giới
- Thời sự trong ngày: Cướp xe, ra tay tàn độc (VNN).  – Bị cướp, biết kêu ai?   – Mạnh tay truy quét cướp giật (NLĐ).  – Hành trình truy bắt băng cướp chặt tay cực kỳ tàn bạo (ANTĐ).  – Những vụ cướp “chấn động” Sài thành (VNN). –TP.HCM sẽ lập ban chỉ đạo chống cướp giật (VNN).
- Làm nhân sự là để… đuổi người! (NLĐ).
- Mại dâm về làng (NLĐ).
- Ông già có gần trăm con dòi trong mũi (LĐ/ TP).
- Người già “thiếu” gì? (Nguyễn Vĩnh).
- Cô giáo mang bầu bị chồng sát hại giữa đêm (VNE).
- Nếu cuộc đời toàn chuyện xấu xa… (PN Today).
- 3 cái chết trong gia đình và lời đồn trùng tang (VNN).
- Cháy lớn thiêu rụi 10 căn nhà tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp (NLĐ).
- Canter chở “những tấm lòng” lên vùng cao (Auto Daily).
- Thịt tươi không… tươi (PNTP).
- Ghê sợ hóa chất gây ung thư chế biến tôm nõn (PN Today).
- Giật mình ‘thịt hổ’ khô giá bèo nhãn mác Trung Quốc (TP).
Chân dung những tên cướp máu lạnh
TT - Ngày 27-11, lãnh đạo Công an Q.2 (TP.HCM) cho biết đang tạm giữ bảy đối tượng liên quan đến vụ chặt tay chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (28 tuổi, ngụ Q.2) cướp tài sản gây xôn xao dư luận tại cầu Phú Mỹ vào đêm 24-11.
Chính phủ miễn, Bộ Tài chính thu?
Đầu tư y tế: lẫn lộn công - tư
- Hội ngộ như mơ: Chị em song sinh đoàn tụ kỳ lạ (NNVN).
- Nguyễn Hưng Quốc: Bức tranh Úc: Xã hội (VOA’s blog).
Bạo hành tiếng Việt để câu khách? (CAND 26-11-12)
Thơ Mới và văn chương Tự lực văn đoàn là cuộc cách mạng văn học (HNV 18-11-12) -- P/v Trần Hữu Tá
Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TPHCM - “Quên” lý luận phê bình? (SGGP 26-11-12)
Những hy sinh lặng thầm của bóng hồng phía sau Đồ Chiểu (NĐT 27-11-12) -- Chuyện ít người biết: Bà ngoại của THD là học trò của con trai cụ Đồ Chiểu! ("Six degrees of separation" between THD and Đồ Chiểu, eh?)
Nhà văn Nguyễn Khải: Bớt tham thì sẽ tốt lên thôi (CAND 23-11-12) -- P/v dài của Hồng Thanh Quang
Chuyện thật lấy Tây (NĐB 26-11-12)
Hà Hồ vui vì Thái Trinh vẫn cười (NLĐ 27-11-12) -- Tại sao báo Nhân Dân không đăng tin quan trọng này? Tôi rất thất vọng.

Tổng số lượt xem trang