Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Nhiều dự án và nhà máy của Vinashin dừng hoạt động

-Trong đó, có nhà máy thép Cái Lân đã hoàn thành nhưng chưa thể bàn giao; khu công nghiêp Hai Hà và cảng Hòn Gai bị bỏ hoang.

Hiện Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đã có bộ máy lãnh đạo mới, được tái cơ cấu với hy vọng năm 2013 sẽ có lãi.

Nhà máy sản xuất thép và điện của Vinashin không hoạt động

Chiều 7/11, phóng viên Báo Lao Động tiếp cận Công ty thép Cái Lân - Vinashin (Khu công nghiệp Cái Lân, TP.Hạ Long) hiện nhà máy này không có máy móc, thiết bị nào hoạt động và cũng không có công nhân. Các giàn máy trong nhà xưởng đều ở tình trạng phủ bụi. Một nhóm bảo vệ và nhân viên bảo trì của tổng thầu là Công ty cổ phần công nghiệp nặng Cửu Long (Hải Phòng) vẫn phải trông coi nhà máy thép này.

Theo Kỹ sư Nguyễn Trung Thu (nhân viên Công ty cổ phần Cửu Long), toàn bộ nhà máy cán thép tấm dành cho đóng tàu công suất 500.000 tấn/năm đã được lắp đặt xong và vận hành chạy thử đạt yêu cầu, nhưng chưa thể bàn giao (chìa khóa trao tay) cho phía Công ty thép Cái Lân - Vinashin. Nhà máy này chỉ hoạt động được vài buổi sau khi ra lò mẻ thép tấm đầu tiên vào tháng 1/2010.

Ngoài ra, nhà máy phát điện diesel công suất 39MW cũng ngừng hoạt động cùng thời điểm với Nhà máy thép Cái Lân. Dự án này được Vinashin ký kết với Công ty Jacobsen với nội dung thiết kế, xây dựng, (hợp đồng EPC - chìa khóa trao tay với giá trị 35,95 triệu USD). Theo kế hoạch, nhà máy được Vinashin phân phối vào lưới điện quốc gia và cung cấp cho Nhà máy cán thép nóng Cái Lân.

Chủ tịch Công ty công nghiệp tàu thủy Cái Lân là ông Tô Nghiêm đã bị cơ quan điều tra bắt giữ và đưa ra xét xử trong vụ án Vinashin do cố ý làm trái khi nhập dây chuyền, thiết bị quá đát hàng chục năm, không đúng trong hợp đồng. Toàn bộ thiết bị chính của nhà máy được tháo dỡ từ một nhà máy điện đã được lắp đặt, sử dụng tại Trung Quốc. Do đầu tư công nghệ lạc hậu, 2 năm qua, nhà máy điện này không thể hoạt động và đóng cửa hoàn toàn.

Khu công nghiệp, cảng biển cũng bị bỏ hoang

Khu công nghiệp cảng biển Hải Hà và dự án Nhà máy đóng tàu Hải Hà - do Vinashin làm chủ đầu dự kiến xây dựng trên diện tích 65.000ha tại Hải Hà, Quảng Ninh. Tới nay, sau 5 năm khởi công, khu vực dự án vẫn là bãi đất hoang và cũng không có nhà máy đóng tàu nào được dựng lên. 

Để khu kinh tế, cảng biển này tiếp tục hoạt động, Chính phủ vừa chấp thuận cho Công ty cổ phần Tập đoàn Indevco tiếp nhận dự án trên.

Theo lãnh đạo huyện Hải Hà, phía Tập đoàn Indevco đã xác lập xong quy hoạch xây dựng chi tiết (tỉ lệ 1/2.000), với các phân khu dự án cảng tổng hợp container, kho cảng hàng lỏng và một số nhà máy tạo tiền đề hạ tầng cơ sở, nhằm biến Khu kinh tế cảng biển Hải Hà sớm trở thành khu vực năng động trong mắt các nhà đầu tư.

Cảng khách Hòn Gai - Vinashin hiện đang được tỉnh Quảng Ninh xúc tiến tiếp nhận lại, sau vài năm bỏ hoang phí. Cảng này được Vinashin khởi công, nâng cấp vào tháng 8/2007, với quy mô hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế cho tuyến vận tải hành khách cao tốc đường biển Bắc - Trung - Nam, có thể tiếp nhận loại tàu 85.000GT (vận chuyển 100.000 ôtô và 200.000-300.000 lượt khách/năm).

Tuy nhiên, sau khi con tàu Hoa Sen dừng hoạt động thì hoạt động của cảng khách Hòn Gai cũng ngừng theo, trong khi các hạng mục đầu tư còn dang dở.

- Những đại gia ‘bật bãi’ khỏi ngân hàng (VTC). - Ngân hàng phải giảm lãi suất để kích thích cho vay (TT).
- Nhiều doanh nghiệp giảm kế hoạch kinh doanh (TBKTSG).
- Cần một thị trường cạnh tranh (TN).
- Choáng với dự báo vàng lên 54 triệu đồng/lượng (VEF). - Biến động giá: Vàng xuống dưới 1.715 USD/oz do lo ngại suy thoái kinh tế (Stox).
- Nhà cao cấp, giá bình dân còn ngập tràn khuyến mại! (PLVN).  – Động thổ ‘siêu’ dự án khu đô thị Tây Hồ Tây (Tin tức). 
- Thủy sản Thiên Mã nợ 560 tỷ đồng(VNE).
- Thị trường xăng dầu: Hoa hồng không “thơm” (DNSG).
- Bình Minh – thương hiệu hàng đầu ngành nhựa Việt Nam (ND).  - Thương hiệu công nghệ Việt bị lép vế (PLTP).
- Hội An: Thất thu hàng chục tỷ vì yến sào tồn kho (VEF).
- Hội chợ “treo đầu dê, bán thịt chó” (TT).
- Du lịch ĐBSCL – Nỗ lực tìm hướng đi mới (SGGP).- Rốt ráo xử lý “cục máu đông” nợ xấu (VIR).
- Dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2012 chỉ đạt 5% (NDHMoney).
- Sếp Eximbank: “Kinh tế suy nhược, khó tìm ven bơm vốn” (VnEco).
- Ngân hàng cho vay “cắt cổ”, Giám đốc bàng quan (DV).
- Hàng loạt NH từ chối mua vàng SJC bao bì cũ (Khampha). – Đã chỉ đạo thanh tra SJC về chấp hành thuế (VnEco).
- Việc ân hạn thuế: DN muốn giữ, quản lý muốn sửa (TTXVN). – Để cứu doanh nghiệp cần chính sách mở (ANTĐ).
- Nhận diện “đội lái” trên thị trường chứng khoán (Kỳ 1) (Petrotimes).
- Bất động sản và yếu tố niềm tin (VNN). – Thị trường bất động sản đóng băng: Chẳng ai được lợi! (LĐ).
- Gia công phần mềm cho Nhật: Tiềm năng nhiều, năng lực ít (SGTT).
- Nợ xấu trong lĩnh vực thủy sản tăng cao (SGTT). – Nhiều nhà máy chế biến cá tra ngừng hoạt động (TT).
- Lo cho chất lượng gạo Việt Nam (DV).
- Nỗi lo gà dự án (NNVN). – Kiến nghị chỉ cho phép nhập khẩu gà nguyên con(SGTT).
- Tốt nghiệp đại học về quê… nuôi lợn (TN).
-  Ngày Thứ Sáu Đen sau Lễ Tạ Ơn (Sống Magazine).
- Châu Âu khủng hoảng: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Mỹ cao nhất 18 tháng (Stox).


Tổng số lượt xem trang