Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Nhiều ngân hàng báo cáo không trung thực lãi - lỗ: Gần 8.000 tỷ đồng nợ xấu đã được “tự xử”!

Các ngân hàng thương mại đang bỏ tiền ra để tự xử lý nợ xấu...
-Sức khỏe hệ thống ngân hàng yếu đi
(TBKTSG Online) - Ngân hàng Nhà nước đã công bố một số chỉ tiêu cơ bản trong ngành ngân hàng tính đến 30-9-2012 mà theo đó, sức khỏe chung của hệ thống ngân hàng đã yếu đi, phản chiếu sự suy giảm của nền kinh tế.

Nợ đã giảm nhanh hơn trong khối ngân hàng cổ phần so với khối ngân hàng quốc doanh. Ảnh: Lê Toàn
Theo các thống kê của Ngân hàng Nhà nước, ở thời điểm 30-9-2012, tổng tài sản toàn hệ thống đã giảm 1,89% so với cuối 2011. Trong đó, tổng tài sản của các khối ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính và cho thuê tài chính đã giảm lần lượt 7%, 4,56% và 6%.

“Điều này phản ánh sự giảm nợ nhanh hơn trong khối ngân hàng cổ phần so với khối ngân hàng quốc doanh”, một chuyên gia phân tích tài chính của Công ty cổ phần chứng khoán Sài gòn (SSI) nhận xét.
Những tín hiệu xấu đi trong hệ thống ngân hàng thể hiện ở một vài chỉ số. Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tính đến hết tháng 9 duy trì ở mức 14,11%, đã giảm so với mức 14,55% vào 30-4-2012 (thời điểm Ngân hàng Nhà nước lần đầu công bố các dữ liệu về hệ thống các tổ chức tín dụng).
CAR là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, theo quy định, các ngân hàng tại Việt Nam phải duy trì CAR là 8%.
Thứ hai, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh, 16,81% so với thời điểm 30-4 chỉ có 7,58%.

Thứ ba, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động đạt 90,9%, giảm nhẹ so với mức 94,7% cuối tháng 4 vừa qua.

Trong khi đó, ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) của nhóm công ty tài chính và cho thuê tài chính đã xấu đi, giảm thêm 1,21% so với cuối 2011.

Một vài chuyển biến tích cực có thể thấy là vốn tự có toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã đạt 413.433 tỉ đồng, tăng 5,76% so với cuối 2011. ROE toàn hệ thống nhích lên so với các tháng trước đó, đứng ở 4,14%.

Bên cạnh đó, vốn điều lệ khối ngân hàng có vốn nhà nước chi phối tăng 27,8% so với cuối 2011. Khối ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ tăng 5,24% so với thời điểm cuối 2011.
Cũng theo chuyên gia trên, nhìn chung, nhìn vào hệ thống dữ liệu về ngành ngân hàng được công bố, chúng ta chỉ thấy những sự cải thiện không đáng kể trong hệ thống ngân hàng 4 tháng qua.
Cũng theo một thông báo khác từ Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán (bao gồm các khoản phát hành giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng khác trong nước mua) đến 30-7-2012 đã tăng 6,81% so với cuối năm trước. Tổng phương tiện thanh toán là lượng cung tiền M2 được lưu thông trong nền kinh tế. Nếu tổng phương tiện thanh toán tăng chứng tỏ lượng cung tiền lớn sẽ gây áp lực lên lạm phát.
Dư nợ tín dụng (bao gồm các khoản dư nợ cấp tín dụng, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, dư nợ cho vay ủy thác ngoại bảng) đối với nền kinh tế tính đến hết tháng 7 năm 2012 là 2,88 triệu tỉ đồng, tăng so với thời điểm cuối tháng 12-2011 là 1,24%.

Trong khi đó, mới đây Ngân hàng Nhà nước công bố tính đến 19-10, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt 2,77%, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng của một số ngân hàng lớn vẫn có được mức tăng trưởng khá cao tính đến hết quí 3, như Vietcombank có tăng trưởng tín dụng 8,6%, Quân đội tăng trưởng 10%, Bản Việt tăng trưởng tín dụng 20%, PGBank tăng trưởng tín dụng 7,9% và Sacombank tăng trưởng tín dụng 8,3%.

>> Xin xem thêm: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản ngành ngân hàng (thời điểm 30-9-2012, Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Quick notes (Giang Le)
1. Vấn đề nợ xấu lại được hâm nóng trở lại mấy ngày gần đây. Như đã nghi ngờ trong entry Bad Debt tôi cho rằng nó được dựng dậy để mask một số vấn đề (kinh tế/chính trị) nào đó. Thực sự tôi không tin nợ xấu là "cục máu đông" làm nghẽn mạch dòng vốn của nền kinh tế. Nó đúng là một vấn nạn phải giải quyết nhưng không phải crucial/urgent cho nền VN ở thời điểm này. Tín dụng ngân hàng không tăng vì ngân hàng không muốn cho những đối tượng có rủi ro cao vay còn những khách hàng có credit worthiness tốt không muốn vay vì demand cho sản phẩm của họ yếu.


Nói vậy không có nghĩa là phải "kích cầu" để tăng aggregate demand. Thực ra AD yếu vì kinh tế thế giới đang suy yếu và tỷ gía VND không giúp gì cho competitiveness của hàng VN. Quan trọng hơn nền kinh tế VN đang trong giai đoạn deleveraging sau khi đã tích tụ (private+public/SOE) debt quá nhiều trong những năm qua, national debt và bank assets cần thời gian để giảm dần. Một lý do quan trọng nữa là những xáo trộn trong hệ thống ngân hàng và political uncertainty gần đây cũng cản trở các hoạt động kinh tế. Quan điểm của tôi trong thời điểm này là VN nên tập trung xây dựng/củng cố safety net cho nhân dân và thực hiện structural reform chứ đừng quá obsess (tôn thờ?) tốc độ tăng trưởng.

2. Nhiều người, nhất là báo/blog "lề trái" khăng khăng cho rằng tỷ lệ nợ xấu của VN phải rất cao, bằng chứng là các tổ chức quốc tế như Fitch/Moody hay Barclays đánh giá nợ xấu của VN phải 11-13% hoặc cao hơn nữa. Tôi không tin bất kỳ tổ chức quốc tế nào, kể cả IMF, có thông tin về nợ xấu chính xác hơn thông tin của NHNN. Họ (các tổ chức QT) chỉ ước đoán dựa vào số liệu từ NHNN và một số assumptions khác (tôi cũng có thể ước đoán như vậy, vd tăng số của NHNN lên 30%). Những con số ước đoán như vậy không có ý nghĩa về mặt chính sách (xem thêm bên dưới), mà chỉ có ý nghĩa cho chính các tổ chức QT đó khi phải viết báo cáo cho khách hàng. Cũng xin nhắc lại trên thế giới không hề có một bộ tiêu chuẩn nợ xấu quốc tế thống nhất, những ai nói nợ xấu "tính theo tiêu chuẩn quốc tế" phải bằng xyz% chứng tỏ không có kiến thức chuyên môn mà chỉ nói bừa.

3. Tỷ lệ nợ xấu là bao nhiêu thực ra không quan trọng bằng các ngân hàng có đủ buffer đối mặt với số nợ xấu của họ hay không. Buffer ở đây là trích lập dự phòng và owner's equity, tôi ủng hộ chính sách không cho các ngân hàng chia cổ tức (hoặc buy back) nếu buffer này chưa đủ hoặc quá ít. Stress test là phương pháp được nhiều central bank sử dụng để đánh giá buffer của các ngân hàng. Nếu các ngân hàng phải write off nợ xấu trong khi không đủ buffer họ sẽ phải phá sản hoặc phải có ai đó bơm thêm vốn, có thể là private investors (nội/ngoại) hoặc chính phủ/NHNN/SCIC.

Những ý kiến cho rằng phải thiết lập thị trường mua bán nợ xấu và/hoặc thành lập AMC của nhà nước thực ra không sai nhưng sẽ mất nhiều thời gian. Trong khi đó capital injection (có thể giảm bớt đầu tư công để lấy nguồn vốn và/hoặc chính phủ/NHNN phát hành bond/notes để huy động vốn) có tác dụng nhanh và trực tiếp hơn. Tôi prefer phương án để một vài ngân hàng phá sản, hãy nhìn gương Thailand và Indonesia đã chấp nhận đau hồi 97-99 để giờ đây trở thành những nền kinh tế rất vững vàng.

4. Vấn đề huy động vàng cũng lại được dựng dậy, không biết đến bao giờ ý tưởng này mới chết. Xin nhắc lại ngay cả nếu NHNN "huy động" được toàn bộ số vàng người dân đang cất giữ nhưng không cho xuất ra thị trường thế giới, sẽ chẳng có một nguồn lực nào thêm cho nền kinh tế cả. Vàng không có công dụng thực tế (trừ một số ít làm trang sức), huy động vàng (mà không xuất khẩu) sẽ chỉ tương đương như tăng money supply, điều NHNN hoàn toàn có thể làm được mà không cần phải loay hoay với kế hoạch "huy động vàng trong dân". NHNN liệu có dám xuất toàn bộ số vàng "huy động" được lấy ngoại tệ về không?

5. Việc tuyên bố SJC là thương hiệu vàng quốc gia rồi những vụ lình xình kèm theo là điều không nên có vào lúc này. NHNN có rất nhiều thứ quan trọng hơn phải làm chứ không phải đi giải quyết những vụ nhái thương hiệu hay vàng thiếu tuổi. Một nghịch lý là trong khi NHNN tìm cách chống lại vàng hóa thì cơ quan này lại đặt ra một tiêu chuẩn cho vàng miếng, vốn dĩ chỉ có chức năng tiền tệ. Vàng nhập về VN nếu đã được đóng dấu chất lượng của các ngân hàng Anh, Thụy sĩ rồi thì cán ra làm vàng miếng SJC chỉ béo bở cho công ty này, chưa kể sau này cần xuất ra nước ngoài có khách hàng nào tin vào thương hiệu SJC của VN không?
6. Nói ACB (hay bất kỳ ngân hàng) nào lỗ hàng nghìn tỷ đồng vì bán vàng của dân gửi lúc giá thấp rồi phải mua vào lúc giá cao để trả cho dân thực ra không phản ánh đầy đủ rủi ro giá vàng mà ngân hàng này đối mặt. Ngân hàng khi bán vàng trong nước họ phải hedge bằng cách mua gold derivatives bên ngoài. ACB có thể đã không hedge, underhedge, hoặc hedge không đúng cách (bị basis risk), nên không bù trừ được rủi ro giá biến động. Bởi vậy phải xem hedging policy của ACB như thế nào, lợi nhuận từ hedging ở nước ngoài (nếu có) đang nằm ở đâu, chí ít auditor của ACB phải biết vấn đề này.

-- Gần 8.000 tỷ đồng nợ xấu đã được “tự xử”! (VnEco).Tốc độ tăng nợ xấu qua các tháng đầu năm 2012 (đơn vị: %, nguồn: Ngân hàng Nhà nước).
Theo thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa công bố, một phần nợ xấu đã được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro, tốc độ tăng nợ xấu của hệ thống đã có chiều hướng chậm lại.


Dữ liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối tháng 8/2012, các tổ chức tín dụng đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và chưa sử dụng đến là 72.907 tỷ đồng, tăng hơn 14.000 tỷ đồng so với cuối năm 2011.

Và trong 8 tháng đầu năm 2012, số nợ xấu đã được các tổ chức tín dụng xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro đạt gần 8.000 tỷ đồng.

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, từ tháng 4/2012 đến nay, qua thực hiện cơ cấu lại nợ theo Quyết định số 870/QĐ-NHNN, đã có khoảng 36.000 tỷ đồng nợ của doanh nghiệp được xử lý theo hướng giãn, khoanh lại…

Theo Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của hệ thống qua giám sát từ xa hiện trong khoảng 8% - 10%. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh từ đầu năm nay, tốc độ tăng nợ xấu đã có chiều hướng chậm lại.

Cụ thể, trong tháng 1/2012 tốc độ tăng nợ xấu là 7,29%; tháng 2 là 8,42%; tháng 3 là 9,35%; tháng 4 là 8,28%; tháng 5 là 6,59% và cập nhật gần nhất đến tháng 6 là 1,2%.
-- Gần 8.000 tỷ đồng nợ xấu đã được “tự xử”! (VnEco).

Gần 8.000 tỷ đồng nợ xấu đã được “tự xử”!

Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh bán tín phiếu để hút tiền
Việc phát hành tới 3.200 tỷ đồng tín phiếu cho thấy thanh khoản của nhiều tổ chức tín dụng đang dư thừa...

Lượng phát hành tín phiếu (chủ yếu kỳ hạn 91 ngày) của Ngân hàng Nhà nước thời gian gần đây (Đơn vị: tỷ đồng) - Nguồn: Reuters.
Ngày 7/11, theo dữ liệu của Reuters, trên thị trường mở (OMO), Ngân hàng Nhà nước đã tăng mạnh lượng tín phiếu bán cho các tổ chức tín dụng để hút tiền.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành 1.200 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 91 ngày, với lãi suất 6,8%/năm và 2.000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 56 ngày, lãi suất 5,9%/năm.

Việc phát hành tới 3.200 tỷ đồng tín phiếu hôm 7/11 được xem là lớn nhất trong nhiều tuần qua, trong khi lãi suất thấp hơn nhiều so với trần lãi suất huy động, cho thấy thanh khoản của nhiều tổ chức tín dụng đang dư thừa.

Cũng trên thị trường OMO, hôm 7/11, Ngân hàng Nhà nước bơm ra 322 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng hút về 204 tỷ đồng, đưa mức bơm ròng vốn trong ngày đạt 118 tỷ đồng.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất các kỳ hạn đang giảm nhanh. Cụ thể, lãi suất qua đêm và kỳ hạn 1 tuần được chào giảm về 2,7-3,2%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng giảm xuống 4-4,7%/năm.




Ngân hàng Nhà nước tính mua vàng tăng dự trữ ngoại hối

Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ xây dựng cơ chế mua vàng để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước...

Từ một loại hàng hóa đặc biệt, vàng sẽ trở thành công cụ tài chính khi được đưa vào dự trữ ngoại hối.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa có văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, trong đó có một số nội dung liên quan đến quản lý thị trường vàng.

Văn bản trên cho biết, để xử lý triệt để vàng hóa nền kinh tế và tận dụng nguồn lực vàng miếng trong dân, dự kiến thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung xây dựng cơ chế mua vàng tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

“Đây sẽ là kênh chính để huy động nguồn lực vàng trong dân nhằm mục tiêu chuyển hóa nguồn lực vàng để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo các quyền hợp pháp của người dân đối với vàng miếng như mua bán, nắm giữ, được bảo đảm an toàn thông qua dịch vụ giữ hộ của các tổ chức tín dụng”, văn bản trên viết.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức lại mạng lưới mua, bán vàng miếng thông qua việc cấp phép cho các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định 24 được mua bán vàng miếng.

“Bên cạnh đó, nhằm mục tiêu giảm tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị áp dụng các chính sách thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng như quy định tại Nghị định 24”, Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm.

Trước đó, cơ quan này cũng đã đưa ra định hướng quản lý thị trường vàng theo các bước: sau khi có hành lang pháp lý cơ bản (Nghị định 24 và 95), việc sản xuất và dập vàng miếng được thu về một mối là Ngân hàng Nhà Nước; hoạt động huy động và cho vay vàng có lộ trình để ngừng hẳn; các quan hệ trên thị trường này được chuyển hẳn sang mua - bán.





“Sức khỏe” ngân hàng Việt Nam chuyển biến thế nào?
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố số liệu cập nhật về hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến 30/9...













- Năm 2012 không ngân hàng nào kinh doanh vàng có lời (TBNH). – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 7-11-2012: “Xấu là có tội” (VF).
- Tăng gần 800.000 đồng/lượng, giá vàng dừng ở mức 47 triệu (VOV). – Kiểm định vàng không xuể(TBKTSG).
- Xăng có lãi, ngừng bù lỗ từ Quỹ bình ổn (VNN).
- Toàn cảnh kinh tế 7-11-2012: Từ hổ thành mèo (VF).
- Có hai doanh nghiệp bị lãng quên! (PL&XH).
- Tháng 11, chứng khoán tiếp tục xu hướng giảm (ĐTCK). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 7-11-2012 (VF).
- Ồ ạt bỏ lúa trồng cam (TT). – “Vị đắng” của quýt Bắc Cạn (ND).


- Hội nghị G20: Thiếu vắng những thỏa thuận “đinh” (TTXVN).

Quyền quản lý 56,72% vốn DIG được chuyển về Bộ Xây dựng từ 30/9
Giá trị phần vốn Nhà nước tại DIG (chiếm tỷ lệ 56,72% vốn điều lệ) được giao cho 5 cán bộ là Người đại diện phần vốn Nhà nước quản lý.
Letter from India: India's Governing Party Shows Spine for a Change
NYT -The Indian National Congress, under fire for urging states to allow the entry of foreign store chains like Walmart and Carrefour, is standing its ground in an uncharacteristic way.
Fears of Japan budget disaster overblown
(Financial Times)- Apprehension that Tokyo is poised for a lemming-like leap over the fiscal precipice is almost certainly overblown, writes Mure Dickie




--Nhiều ngân hàng báo cáo không trung thực lãi - lỗ-Năm 2012, 32 tổ chức tín dụng được thanh tra toàn diện, nhiều tổ chức báo lãi nhưng thực tế lỗ, giảm vốn điều lệ, thậm chí không còn vốn điều lệ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình vừa ký văn bản báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai (tháng 11/2011) và thứ ba (tháng 6/2012).
Ông Bình khẳng định đã tăng cường kiểm tra, giám sát ngân hàng. Năm 2012 có 32 tổ chức tín dụng được thanh tra toàn diện. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần báo cáo có lãi nhưng qua thanh tra làm rõ thực tế bị lỗ, giảm vốn điều lệ, thậm chí không còn vốn điều lệ.
Những ngân hàng được kể tên như Nam Việt, Tiên Phong, Đại Tín, Phương Tây, Dầu Khí Toàn Cầu, Nhà Hà Nội phải củng cố, chấn chỉnh, sáp nhập hợp nhất. Theo Ngân hàng Nhà nước, kết quả này đã hỗ trợ tích cực cho việc xác định các tổ chức tín dụng cần phải ưu tiên tái cơ cấu và xây dựng biện pháp, phương án tái cơ cấu phù hợp.

Theo Tuổi trẻ
Tiền ở đâu để đại gia Việt mới nổi chơi xa xỉ?
(Phunutoday) - Nhiều đại gia Việt mới nổi không tiếc tay vung tiền cho những thú chơi siêu xa xỉ như: lâu đài hoành tráng, điện thoại ngàn đô, sắm siêu xe, du thuyền hay phi cơ riêng..
Nhà Dầu quên nộp 11.000 tỷ, dân nghèo bỗng dưng được... nợ
- Những “án tử” do những người mang danh nghĩa là “người lao động chân chính”!  (DLB).
- Vạ lây từ doanh nghiệp lớn (Alan Phan).
- Quản lý FDI: Sẽ soi kỹ chuyện “tiền vào tiền ra” (VnEco). – Chính sách tiền tệ – Vẫn còn thách thức(VTV).
- Vì đâu sếp ngân hàng nhất loạt đổ bệnh? (VNN/TTVN). – Giải cứu Cty Phương Nam: Ngân hàng chuyển nợ thành góp vốn (TP). – Nguyên tổng giám đốc Habubank thành… nhân viên đòi nợ (ĐTCK).
- Tăng lãi suất kỳ hạn dài là để cơ cấu lại nguồn vốn (VIR). – Ngân hàng bớt ưu đãi người gửi vàng(TT). – Tất toán, quản lý vàng: Dân gánh thiệt ? (DĐDN).
- Trong khó khăn, doanh nghiệp càng cần minh bạch (SGTT).
- Xẻ căn hộ có thành “ổ chuột”? (VnEco).
- Quốc hội thảo luận sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân: Nên áp dụng từ 1-1-2013 (TT).
- Làm rõ một công ty liên quan đến việc kinh doanh thông tin cá nhân (TN).
- Việt Nam sẽ tham gia sâu vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu (Petrotimes).
- Những trò phá rối, gài bẫy DN xuất khẩu (PLTP).
- Mì gói nóng hay “nóng” mì gói? (TBKTSG).
- Người trồng dừa bức xúc vì chậm được “cứu” (DV).
- Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp: Diện kiến những ông chủ dự án (NNVN).
- Hàng loạt vựa cua bị lừa tiền tỉ (NNVN).
- Bất đồng phí thuê ki ốt, tiểu thương chợ Bát Tràng ngừng kinh doanh (HNM).
- Lụa Vạn Phúc lo mất thương hiệu do bị “trà trộn” (DV).
- Làng nghề cũng thiếu việc làm (DT).
- Tăng cường quản lý thị trường hàng hóa Tết (Petrotimes).-- EuroCham: Kinh tế vĩ mô Việt Nam tiếp tục khó khăn (TBKTSG).
Vạ lây từ doanh nghiệp lớn (VNN).
Chọn mặt gửi… nợ xấu! (LĐ).  - Một mình ngân hàng không thể xử lý được nợ xấu (TP).
TS.Lê Xuân Nghĩa: Đã đến lúc bỏ trần lãi suất huy động (HNM).  – Thúc ép bỏ trần lãi suất(NLĐ).
Nhiều ngân hàng báo cáo không trung thực lãi – lỗ (TT). - Bớt “bật tường”, tổng tài sản nhiều ngân hàng giảm mạnh (VnEco). - Nhân sự ngân hàng vẫn nóng (TP).  - Truy tố năm cựu cán bộ Agribank Cẩm Phả.
Không có hiện tượng rút tiền khỏi Sacombank (PLTP). - Ai đang nhảy vào Sacombank, Eximbank? (VTC).
Loại vàng dự trữ ra khỏi thống kê (PLTP).  - Đánh thuế vàng – phải xem xét kỹ (ANTĐ).
“Ông lớn” dầu khí xin… đủ thứ (TT). - Hoa hồng xăng dầu: Hết thời làm loạn? (VEF).
- Săn dự án “ngộp”(SGGP).  - Ai tạm trữ lúa gạo: “Cuộc chiến” chưa hồi kết (TBKTSG).
- Xuất khẩu cá tra cuối năm: Chậm hay ế? (Vietstock).
- Xoài cát Hòa Lộc: không đủ để xuất khẩu (TT).
- Kiểm tra khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt (TN).  - Khoai tây Trung Quốc khoác ‘áo’ Đà Lạt (TP). - Làm rõ các khâu kiểm soát, ngăn chặn gia cầm lậu (SGGP).  - Hàng giả làm loạn thị trường (ANTĐ).
- TH true milk kiến nghị “sắp xếp” lại ngành sữa (DV)
Môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn kém hấp dẫn
Chỉ số môi trường kinh doanh Việt Nam ở mức 45 điểm trong quý IV/2012, giảm từ 48 điểm của quý trước và 56 điểm quý I/2012.

Sợi dây liên kết quan hệ Việt - Mỹ (BBC 4-11-12) Lê Quỳnh p/v Andrew Billo
- Tham nhũng tràn lan, xử lý vụn vặt (LĐ).
HSBC: Lạm phát Việt Nam sẽ ở mức 8% năm 2012
(TBKTSG Online) - Theo báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất của Ngân hàng HSBC Việt Nam, và báo cáo kinh tế vĩ mô của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), với diễn biến của lạm phát trong các tháng đầu năm cộng với những yếu tố có thể tác động vào các tháng cuối năm, lạm phát năm nay sẽ dừng ở 8% như mục tiêu ban đầu của chính phủ.
- Eximbank trong cơn sóng biến động lạ (Vef).
- Kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh bất kể ai là tổng thống (PLTP). - Giá dầu Mỹ tiếp tục giảm mạnh (BBC).
- Standard & Poor’s bị tư pháp Úc trừng phạt vì gian trá (RFI). China takes solar power dispute to WTO (Financial Times)-
Beijing alleges Italy and Greece broke international law, in the latest case to be brought at the World Trade Organisation over renewable energy
- Kinh tế TQ đứng đầu thế giới vào 2025? (BBC).
- Tây Ban Nha : Gần 5 triệu người không việc làm (RFI).
- Xăng, dầu ngập ngừng trước bầu cử Tổng thống Mỹ (VnEco).



Tổng số lượt xem trang