-SGTT.VN - “Lâu nay nhiều người dùng từ cuộc chiến chống tham nhũng nhưng theo tôi cuộc chiến chưa xảy ra hoặc nếu đã xảy ra thì chưa quyết liệt lắm, vì chưa ai bị thương vong”, đại biểu Trần Đình Nhã (Thừa Thiên – Huế) dẫn chuyện trong buổi thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2012 của Quốc hội ngày 1.11.
Kêu gọi quan chức tiết chế lòng tham
Theo ông Trần Đình Nhã, chưa bao giờ từ “tham nhũng” lại có tần suất xuất hiện nhiều như bây giờ. Nguy hiểm hơn, tham nhũng còn thách thức sự kiên nhẫn, sự chịu đựng của nhân dân. Mặc dù năm 2011, toà án các cấp đã xét xử sơ thẩm 167 vụ, 338 bị cáo về các tội danh tham nhũng, trong đó số bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ chiếm 37,1%; nhưng theo ông Nhã, nhìn vào số liệu thấy một nghịch lý là tội phạm tham nhũng ở Việt Nam chỉ xét xử được ngần ấy, lại toàn là loại án nhẹ. “Vậy tại sao ở nơi nào cũng lên tiếng, cũng bức xúc về tham nhũng hay do vô tình chúng ta tự bôi đen tình hình, thổi phồng tình hình tham nhũng?”, ông Nhã đặt câu hỏi.
Có cùng cảm nhận tham nhũng bị phát hiện thời điểm này như một phần của tảng băng chìm, đại biểu Phạm Trường Dân (Quảng Nam) nêu bật khó khăn của công tác phòng chống tham nhũng là trong quá trình đấu tranh của lực lượng công an: “Chúng tôi thấy rằng khi phát hiện có vụ tham nhũng thì thường thường bị tác động từ các cấp lãnh đạo cũng như chỉ huy, làm cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác điều tra thấy khó xử lý trong quá trình điều tra”.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhìn nhận: Tội phạm tham nhũng cũng như ma tuý, mại dâm, đánh bạc và phải cho công an có quyền tiếp cận bí mật đối tượng. Như thế mới bắt được chứ. Nếu chúng ta không cho cơ chế đó thì không bao giờ bắt được tham nhũng. Gay gắt hơn, ông Thuyền cho rằng, cần phải có một lực lượng điều tra chuyên trách về chống tham nhũng độc lập cả với công an. Đại biểu Trần Đình Nhã cũng nói rằng đây là thời điểm chín muồi để Quốc hội quyết định thành lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng, nếu không điều tra tất cả thì cũng tập trung vào ba tội danh là tội tham ô, tội hối lộ và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nhắc lại, từ những nhiệm kỳ trước, bà đã chất vấn về tỷ lệ thu hồi tài sản từ các vụ án tham nhũng mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đạt được bao nhiêu phần trăm trên tổng số vụ việc, số tài sản bị tham nhũng. “Đáng tiếc thay, cho đến nay đã ba nhiệm kỳ sắp trôi qua, tôi chưa hề nhận được con số trả lời cụ thể nào từ cá nhân hay đơn vị có thẩm quyền”, bà Khá nói.
Trước tình trạng tham nhũng ở khắp nơi, dân nhiều nơi oán thán, đại biểu Đỗ Văn Đương xác định: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, và muốn “yên dân”, đại biểu này đề nghị trong năm 2013 và các năm tiếp theo cần mở cuộc vận động cao điểm về tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, công chức tiết chế lòng tham: “Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước”. Chưa hết, ông Đương còn đề xuất thêm một cuộc vận động từ chức, mà trước hết là với các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh trong các lĩnh vực để xảy ra bê bối, thất thoát, lãng phí nghiêm trọng. “Nếu phấn đấu chức quyền là một việc khó, giữ được chức quyền còn khó hơn, thì dám từ bỏ chức vụ thực sự là anh hùng, vì có lợi cho dân cho nước”, ông nhấn mạnh.
Phạt nhẹ vì nhân thân tốt
Làm rõ những bức xúc của đại biểu, nhất là tình trạng tội phạm tham nhũng thường được hưởng án treo, án nhẹ, chánh án Toà án nhân dân tối cao Trương Hoà Bình cho biết, so với tỷ lệ 37,1% của năm 2011 thì án treo tham nhũng năm nay đã giảm nhiều, còn 30,2%. “Việc áp dụng án treo là theo quy định của pháp luật: những người có nhân thân tốt, tội ít nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ. Cho nên (khi xét xử) thì vấn đề là đúng pháp luật, chứ nếu ít án treo mà áp dụng sai luật thì không tốt… Hơn nữa, với tội phạm tham nhũng, không thể nói không cho hưởng án treo, nhưng có thể sửa luật để áp dụng điều kiện khắt khe hơn”, chánh án nói.
Dù người đứng đầu ngành toà án đã có giải trình song phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được mời để làm rõ thêm thắc mắc của đại biểu. Theo phó Thủ tướng, trong công tác phòng chống tham nhũng đã ban hành luật Phòng chống tham nhũng, truy tố xét xử nhiều vụ, riêng năm 2012 đã tập trung xử lý tội phạm kinh tế, nhất là tài chính ngân hàng và đã phát hiện 891 vụ về tham nhũng, tăng 189,29% số vụ với 1.936 đối tượng, trong đó một số vụ án lớn. “Nói như thế để thấy quyết tâm chính trị đã có, thể chế đã có, hành động cũng mạnh mẽ mới có được kết quả như số liệu trên”, phó Thủ tướng nhấn mạnh. Tuy vậy, phó Thủ tướng thừa nhận tội phạm tham nhũng vẫn phức tạp tinh vi, nhân dân kêu ca, oán trách. Phó Thủ tướng kiến nghị tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách phục vụ công tác này, trong đó, một vấn đề rất quan trọng là chính sách cho người làm công ăn lương, đảm bảo cuộc sống tối thiểu mới chấn chỉnh tình trạng tiêu cực tràn lan hiện nay. “Tiếp tục quyết liệt, dứt khoát hơn trong điều tra truy tố các vụ án được phát hiện”, phó Thủ tướng khẳng định và cũng cho hay, phải tiếp tục củng cố các cơ quan có chức trách phòng chống tham nhũng như nhiều đại biểu đề xuất. – Tội phạm tham nhũng chịu mức phạt nhẹ nhờ nhân thân tốt (SGTT). – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga: Bưng bít thông tin là cản trở chống tham nhũng (TP). – Tham nhũng ngay trong lực lượng chống tham nhũng? (SGTT).
- Trần Văn Thọ: Tại sao không phải Việt Nam? (Giáp Văn Dương). - “Giấu” kết luận thanh tra là “làm khó” việc chống tham nhũng (DT). Không nên “hốt hoảng” trước tham nhũng như thế!(Petrotimes). – 45% doanh nghiệp đưa hối lộ khi giao dịch với cơ quan công quyền (DT). – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Chống tham nhũng không thể một sớm một chiều” (Infonet). – Không nên bưng bít kết quả thanh tra (NNVN).
- Thủ tướng tiếp tục nắm trực tiếp 10 tập đoàn nhà nước (RFA). – Phó Thủ tướng cũng “Bó tay chấm com” (Đào Tuấn).
- Đảng hãy từ bỏ con thuyền cũ nát.
- Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga nêu hàng loạt Những câu hỏi tại sao về án tham nhũng (VNN). --Học sinh cấp 1 đã được luyện nói dối (ĐV), --“Quốc hội và Chính phủ cùng hứa không tham nhũng”(VnEco). - Không dung tha tham nhũng (NLĐ).“ Trừng trị tham nhũng (TN). - Quốc hội thảo luận về phòng chống tham nhũng (GD&TĐ). -Chống tham nhũng: “Phải thay đổi cách đánh!”(VnEco). - “Phải thay cách đánh, người đánh” (TP). - Tuyên chiến để diệt tham nhũng (PLTP). - Thách thức sự kiên nhẫn của nhân dân (DT).- Ngô Nhân Dụng: Trừ tham nhũng đi giật lùi (DĐTK). – Khi dân phản ứng trước quan tham (VNN). – Đề xuất mở cuộc vận động tiết chế lòng tham (Trương Duy Nhất). - Chính phủ báo cáo Quốc hội tình hình nợ công (SGTT). - Lo ngại nợ công cao (TN). - Nợ công bằng 55,4% GDP (VNN). - Thủ tướng yêu cầu thực hành tiết kiệm trong đi công tác nước ngoài (CP). – Lãnh đạo bộ ngành, địa phương hạn chế tối đa đi công tác nước ngoài(SGGP).
- Lời xin lỗi mang nhãn hiệu SJC (Đào Tuấn). – HẺM…”BUÔN CHUYỆN” (KỲ 33) – Em yêu…con rận (!) (Nhật Tuấn). - Đề nghị Thủ Tướng giải quyết dứt điểm vụ án ECOPARK ở Văn Giang (TTXVA). –Quan cũng đi bằng cửa sau (Phương Bích).
- Lãnh đạo lĩnh vực ngân hàng bị đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm(VNE). - Nhường chỗ cho người tài cống hiến (NLĐ). – Mặc cả sự tín nhiệm(Nguyễn Vạn Phú). - Ông Đặng Thành Tâm: Doanh nhân duy nhất gặp Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (Cafef). - Về khoản nợ nửa tỉ đô la của gia đình ông Đặng Thành Tâm (PT).
- Đốp Catherine – Một thế hệ khủng hoảng tình yêu thương (Dân luận).
- Kì họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII: Nợ xấu, hàng tồn kho tiếp tục “nóng” nghị trường (NCT). – Chính phủ báo cáo Quốc hội về nợ công (CP). – Cứ để vậy coi sao được! (TT). – Việt Nam có mức nợ nằm trong tầm kiểm soát (eFinance). – Quản lý nhà nước: Trên bảo… dưới không nghe (Stox).
- Trách nhiệm của báo chí trong bảo vệ bí mật đời tư (CP). – Thông tin báo chí và bí mật đời tư: Ranh giới mong manh (TP).
- Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần có luật riêng về quy hoạch đất đai (DV). – Sẽ cưỡng chế phá dỡ nếu GĐ Sở KH-CN “ngoan cố” xây nhà sai phép (DT). – Một doanh nghiệp đòi trả dự án khu công nghiệp (SGTT). – Thu hồi hơn 3000ha đất rừng cho đồng bào Vân Kiều sản xuất (SGTT). – TP.HCM kiến nghị hướng dẫn cách thu tiền sử dụng đất hạn mức (SGTT).
- Ông Đặng Thành Tâm gặp Chủ tịch Hội đồng châu Âu (TP/TTXVN).
- Ổn định tư tưởng, tâm lý cho người dân vùng Sông Tranh 2 (DT).
- Chưa có kết luận về vết nứt trong hầm Hải Vân (TT).
- Cầu nối thông tin giữa EVN và người dân (VNN).
- Cty Khatoco đối thoại với dân (NNVN).
- “Ngành Công an không thể hoàn thành nhiệm vụ nếu thiếu nhân dân!” (Petrotimes).
- Xóa “miễn tử kim bài” mang tên Lê Văn Luyện? (TTVH).
- Chờ thuốc hay phải sửa luật? (ĐĐK). – Đang nghiên cứu tự sản xuất thuốc để thi hành án tử hình(DT). - Sandy và Sơn Tinh, sự khác biệt giữa hai thể chế (RFA).
- Dân oan – Những con giun không ngừng bị giày xéo (RFA). - Bốn “cái được” khi đối thoại với dân(ND). - BÀ GIÀ ĐI KHIẾU KIỆN(Bùi Văn Bồng). - Phân công 27 cán bộ trực đám tang em lãnh đạo (TT).
- Ma trận của Bộ trưởng Vương Đình Huệ (Đào Tuấn).
- Đại biểu Quốc hội quan ngại tình hình tội phạm 2012 (TTXVN). - Đại biểu Quốc hội ‘bắt bệnh’ tội phạm trẻ (TQ).
- Đại biểu Quốc hội bật khóc vì người nghèo (TP). – 7 đầu dân cõng 2 ông cán bộ (Trương Duy Nhất).
- Thông tin thêm về cái chết của phó chánh văn phòng ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Gia Lai (TP).
- Tiếp tục điều tra một số cán bộ Kiểm lâm Quảng Trị sai phạm (CAND).
- Công ty TNHH MTV Xi-măng Vicem Hải Phòng: Vụ chết người uẩn khúc và nội tình doanh nghiệp (NCT).
- Đơn đề nghị xử lí kỉ luật Nguyễn Xuân Huy cựu Trưởng Ban Tuyên truyền Quảng cáo Phát hành báo Đại Đoàn Kết (NCT).
- Chuyện từ chiếc áo nịt ngực (vú) made in Tàu (Nguyễn Thông). - “Mổ xẻ” áo ngực Trung Quốc. - Hà Nội thu gần 100 áo ngực có chất lạ (TP).
- Dân phòng xuống đường chặn xe vi phạm (TN).
- Cảnh báo bị gian lận khi đổ xăng (Nguyễn Thông).
- Thị trưởng không muốn ký hợp đồng sau cánh cửa(VNN).
- Đại sứ Australia đến Nghệ An thông báo chính sách nhập cư mới (LĐ).
- Trục trặc trong thi hành án tử hình (BBC). – Việt Nam không mua được thuốc độc của EU để thi hành án tử hình (VOA).
- Bí mật đời tư công dân cần được báo chí bảo vệ (Tin tức). - Đời tư: “Mồi ngon” của nhiều tờ báo (NLĐ). - Nên khởi kiện khi bị báo chí xâm phạm đời tư (TT).
- Vì sao nhà nước nên hỗ trợ cho việc phát triển Phật giáo? (Chùa PL). - Ngô Đình Diệm, vị tổng thống còn nhiều tranh cãi (ĐCV).
- Chuyến viếng thăm của kẻ thù giai cấp (Epoche/ Phan Ba).
- Trung ương Đảng TQ họp trước Đại hội 18 (BBC). – Đảng CS Trung Quốc họp trù bị cho Đại hội 18 (RFI). –Trung Quốc chuẩn bị tiến hành cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo (VOA). – Lãnh đạo mới của Trung Quốc đối mặt với các thách thức kinh tế (VOA). – Rồng và quái vật? (BBC). – Thường Vụ Bộ Chính Trị của Cộng đảng Trung Quốc (Người Việt). – Gia tài nhiều tỉ đô la trong bóng tối của gia đình Ôn Gia Bảo (3) (NYT/ Thụy My). – Ôn Gia Bảo làm lung lay đảng Cộng sản Trung Quốc(Le Monde/ Thụy My). - Bà Cốc Khai Lai sẽ không tự vẫn trong tù (LĐ). - Chính sách của Tập Cận Bình với Triều Tiên có gì mới? (TTXVN). - Ông Bạc Hy Lai sẽ tự bào chữa đến cùng (TP).
- Trung Quốc: Người biểu tình Trữ Ba và cư dân mạng đẩy lui chính quyền (Le Point/ Thụy My). – Người dân TQ muốn gì ở lãnh đạo mới? (BBC). – Thêm một người bất đồng chính kiến Trung Quốc bị kết án 8 năm tù(RFI). – Một nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc bị tuyên án 8 năm tù (VOA).
- Trung Quốc thử máy bay tàng hình (BBC). – Trung Quốc thử tiêm kích tàng hình đời mới (RFI).
- ‘Putin không bị thương nặng’ (BBC).
- ĐẢNG FIDESZ BÁN QUỐC TỊCH HUNGARY CHO DÂN TÀU? (NCTG).
- Một thành phố của Nhật Bản đề nghị bán tên trả nợ (TTXVN).
- VN sẽ truyền hình trực tiếp lễ hỏa táng cựu Quốc vương Sihanouk (RFA).
- Bảo mật thông tin – câu chuyện đau đầu (Infonet). – Mỹ tuyển mộ tin tặc chuẩn bị cho chiến tranh mạng (Petrotimes). – Mỹ xem Trung Quốc dùng sức mạnh thế nào (TVN).
- Gián điệp Trung Quốc ở Đài Loan “nhiều như rươi” (ĐV).
- Án tù cho việc cổ súy dân chủ trên mạng (BBC).
- Luật kiểm duyệt Internet của Nga bắt đầu có hiệu lực (VOA).
- Tổng thư ký ASEAN lên tiếng về tình hình Myanmar (TTXVN).