-Chiến tranh tôn giáo?
-Thông điệp của tự do và phát triển Ngô Nhân Dụng
Trong bài nói chuyện với sinh viên Ðại Học Rangoon tại thủ đô nước Miến Ðiện (Myanmar), Tổng Thống Barack Obama nói: “Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương và chúng tôi quan niệm tương lai nước mình gắn bó với các quốc gia và dân tộc ở phía Tây đại dương này.
Và khi kinh tế nước chúng tôi hồi phục, đây là nơi chúng tôi sẽ tìm được triển vọng phát triển lớn lao. Trong lúc đang chấm dứt những cuộc chiến tranh đè nặng trên chính sách ngoại giao của nước tôi trong hàng chục năm, vùng đất này sẽ là trung tâm điểm cho những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình phồn thịnh.”
Chuyến công du đầu tiên của ông Obama sau khi tái đắc cử cho thấy mối quan tâm của ông đối với khu vực Á Ðông. Ông cũng nhấn mạnh đến vùng Ðông Nam Á, với “triển vọng hòa hợp giữa các quốc gia và các dân tộc.” Ông nói, “Trong khối ASEAN chúng ta thấy hình ảnh các quốc gia đang phát triển, những chế độ dân chủ đang thành hình...” Ông nói: “Ở đây, thành phố Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp cho toàn thể Á Châu: Chúng ta không nên bị tù hãm trong quá khứ. Chúng ta phải hướng về tương lai.”
Ðối với người dân Miến Ðiện, tương lai đã được hai người vạch ra: Tổng Thống Thein Sein và lãnh tụ đối lập, bà Aung San Suu Kyi. Khi nhắc tới các chế độ dân chủ đang đứng lên, ông Obama đã làm cho các thính giả người Miến hãnh diện. Họ đã mở đầu cuộc hòa giải giữa chính quyền quân phiệt và những người tranh đấu cho tự do dân chủ và bắt đầu các thay đổi định chế để xây dựng một nước Miến Ðiện mới. Ông Obama khuyên: “Cuộc cải tổ từ trên xuống cần phải đáp ứng với những khát vọng của người công dân từ nền tảng đưa lên.”
Obama nhắc đến cố Tổng Thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt, người đã kêu gọi thế giới phải bảo đảm bốn quyền tự do căn bản: tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do không bị thiếu thốn, và tự do không sợ hãi. “Bốn quyền tự do đó hỗ trợ lẫn nhau, người ta không thể thực hiện một điều mà bỏ qua các điều khác.” Và để bảo đảm cuộc sống tự do dân chủ, “một quốc gia phải có bản Hiến Pháp bảo đảm rằng chỉ những người do dân chúng bầu lên mới được cai trị dân.” Ông mô tả dân chủ giống như một giấc mơ chung của tất cả mọi người: “Chúng ta đều mong ước: được lựa chọn lấy những người lãnh đạo; được hưởng một nền giáo dục và sống sung túc hơn; được thương yêu gia đình và cộng đồng quanh mình. Vì vậy tự do không phải là một khái niệm trừu tượng; tự do là điều chính yếu giúp cho loài người có thể tiến bộ - tự do không phải chỉ trong việc bỏ phiếu bầu, mà trong cuộc sống hàng ngày của mình.”
Với cách nói giản dị và cụ thể, ông tổng thống Mỹ đã khéo léo trình bày cho các sinh viên Ðại Học Rangoon hiểu thế nào là lối sống tự do dân chủ. “Trước hết, chúng tôi tin tưởng vào quyền tự do phát biểu để nghe được tiếng nói của người dân bình thường, và chính quyền phản ảnh khát vọng của dân. Thay vì bị đàn áp, từ nay quyền tự do hội họp của người dân phải được tôn trọng. Ngầm nhắc lại quá khứ độc tài quân phiệt cai trị nước Miến Ðiện trong nửa thế kỷ qua, ông Obama nêu lên mô hình dân chủ: “Hoa Kỳ là nước quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng quân đội phải đặt dưới quyền chỉ huy của chính quyền dân sự. Tôi, là tổng thống, ra lệnh cho quân đội. Tôi gánh trách nhiệm đó vì tôi chịu trách nhiệm với dân chúng.”
Tiếp theo, ông nói một cách giản dị về quy tắc phân quyền: “Tôi là tổng thống nhưng tôi không thể buộc Quốc Hội phải theo ý mình - mặc dù có lúc tôi cũng muốn lắm. Ngành lập pháp có những quyền lực riêng của họ, nhờ thế họ kiểm soát quyền lực của tôi và tạo cân bằng với quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm các vị thẩm phán, nhưng tôi không thể nào bảo họ phải phán quyết ra sao, bởi vì tất cả mọi người dân nước Mỹ - từ một trẻ em nghèo cho đến tôi, một người làm tổng thống - đều bình đẳng trước luật pháp. Một vị thẩm phán có thể phán xét chính tôi có theo luật hay là phạm luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Ông Obama trình bày viễn tượng kinh tế sẽ phát triển sau khi nước Miến Ðiện dân chủ hóa, nhưng ông cũng cảnh báo các mối rủi ro. Nhắc tới quyết định của chính quyền Mỹ ngưng cấm vận và chính quyền Miến Ðiện bắt đầu mở cửa, ông nói: “Khi các bạn được tự do sử dụng tài năng của mình, cơ hội sẽ tới cho tất cả mọi người. Và bây giờ, khi nhiều tiền bạc đổ vào trong nước các bạn, chúng tôi hy vọng và chúng tôi muốn thấy tất cả mọi người Miến Ðiện. Không thể để cho một thiểu số ở trên cùng được hưởng. Phát triển kinh tế chỉ đạt được nếu loại trừ được tham nhũng. Ðể cho các món tiền đầu tư tạo cơ hội cho tất cả mọi người, cuộc cải tổ phải đưa tới những quyết định ngân sách công khai và giới kinh doanh tư được hoạt động.”
Ông Obama có nhắc tới vụ một công ty Trung Quốc xây đập Myitsone bị đình chỉ sau khi dân biểu tình phản đối, và ca ngợi các tài nguyên phong phú của Miến Ðiện: “Xứ sở của các bạn đã nổi tiếng về những tài nguyên, nhưng các tài nguyên này phải được bảo vệ chống việc khai thác bóc lột.” Từ đó, ông chuyển sang tầm quan trọng của giáo dục: “Nhưng chúng ta không được quên điều là khi kinh tế toàn cầu hóa thì tài nguyên quan trọng nhất của một quốc gia là người dân nước đó. Ở nước Mỹ chúng tôi, giáo dục là chìa khóa cho tương lai, tôi thấy đó cũng là chìa khóa mở cửa tương lai quốc gia các bạn.”
Ông Obama đã khai triển về các quyền tự do căn bản như Tổng Thống Roosebelt nhắc đến. Khi bàn về quyền tự do không sợ hãi, ông đã dẫn lại một bài bà Aung San Suu Kyi viết trong lúc còn bị tù. Bà Suu Kyi viết rằng sợ hãi hủy hoại cả hai bên: Những người sợ mất quyền hành bị nỗi sợ làm hư hỏng, những người bị đè nén cũng bị nỗi sợ làm đồi trụy.” Aung San Suu Kyi cũng viết: “Sợ hãi không phải là tính tự nhiên của con người văn minh.” Ông Obama nói với các sinh viên: “Hôm nay tôi đứng đây, chính các bạn chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng sự sợ hãi không phải là bản cách sống tự nhiên của xứ sở này.” Ông ca ngợi “cuộc hành trình” dân chủ hóa của dân tộc Miến Ðiện có triển vọng sẽ “gây hứng khởi cho nhiều dân tộc khác.” “Tôi tin tưởng rằng nhiều điều đang diễn ra ở đất nước này sẽ không thể nào đảo ngược lại được; và ý chí của dân tộc Miến Ðiện sẽ nâng cao cả quốc gia lên để làm gương cho cả thế giới thấy.”
Tấm gương của dân tộc Miến Ðiện đang được mọi người Việt Nam nhìn với lòng ngưỡng mộ. Số phận hai dân tộc trước đây giống nhau: cùng sống dưới các chế độ độc tài khiến cho kinh tế tiến chậm nhất trong vùng Á Ðông. Nhưng dân Miến Ðiện đang nhìn thấy có tương lai, còn dân Việt Nam chưa biết ngày nào mới thoát. Ông Obama đã tới thăm Miến Ðiện mặc dù họ mới chỉ bắt đầu tiến trình dân chủ hóa chưa được hai năm. Ðiều đó chứng tỏ ông tin tưởng ở dân tộc Miến Ðiện, mà ông ghi nhận: “Hai nước chúng ta đều xuất phát từ trong Ðế quốc Anh; và Mỹ nằm trong số các quốc gia đầu tiên công nhận nước Miến Ðiện độc lập.”Cuộc viếng thăm của ông cũng là để giữ một lời hứa: Trong bài diễn văn nhậm chức năm 2009, ông Obama nhắc lại ông đã “gửi một thông điệp cho những chính quyền cai trị dân bằng sự sợ hãi.” “Tôi nói chúng tôi sẽ đưa bàn tay ra bắt nếu các ông chịu nới lỏng nắm đấm của các ông,” để giải thích tại sao ông đến nước Miến Ðiện để đưa bàn tay ra bắt tay.
Bản thông điệp tại Ðại Học Rangoon là thông điệp về tự do dân chủ. Ông Obama không trực tiếp nói với chính quyền các nước khác, nhưng ý kiến rất rõ ràng: Nếu các chính phủ độc tài chịu nới lỏng ách đè nén trên người dân thì nước Mỹ sẽ kết thân với tất cả các quốc gia tự do dân chủ. Ông còn nhắn nhủ cả chính quyền Trung Quốc: “Tôi hoan nghênh sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc cũng như Ấn Ðộ. Hoa Kỳ sẽ cộng tác với bất cứ quốc gia nào, nhỏ hay lớn, nếu các quốc gia đó đóng góp vào một thế giới hòa bình hơn và thịnh vượng hơn, công bình hơn và tự do hơn. Hoa Kỳ sẽ là bạn của tất cả các quốc gia tôn trọng nhân quyền của các công dân nước họ và tôn trọng luật pháp quốc tế.”
Ai cũng biết rằng cuộc cải tổ chính trị ở Miến Ðiện đã phát khởi từ mối lo ngại của người dân nước này trước sự bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Chính những người cai trị cũng nhìn thấy các hiểm họa trong việc di dân Trung Hoa, việc khai thác tài nguyên rừng, mỏ. Chính quyền Bắc Kinh cũng tìm cách mua chuộc các người lãnh đạo làm ung thối cả hệ thống cai trị, đặc biệt là trong những tỉnh vùng biên giới hai nước. Ðảng Cộng sản Việt Nam phải rút lấy một bài học từ Miến Ðiện. Phải trả lại các quyền sống dân chủ tự do cho 90 triệu người dân để kinh tế có cơ hội phát triển. Như ông Obama nhấn mạnh tại Rangoon: Chế độ Dân Chủ là một điều kiện cần để kinh tế phát triển.-Thông điệp của tự do và phát triển
- Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học Yangon, Miến Điện
basam
Lữ Giang
November 30, 2012
Bài diễn văn của Tổng Thống Obama đọc ở Đại Học Yangon, Miến Điện, hôm 19.11.2012 được nhiều giới coi là một bài diễn văn xuất sắc. Tổng Thống Obama không chỉ nói với các sinh viên, giới trí thức và các nhà lãnh đạo Miến Điện, mà còn nói với những thành phần này ở nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chủ đề chính là làm thế nào để đưa đất nước ra khỏi lạc hậu, nghèo đói, chiến tranh, áp bức và trở thành một quốc gia dân chủ và phát triển.
Ông Obama đã đề cập đến nhiều vấn đề. Nhưng hôm nay chúng tôi chỉ muốn đề cập đến một vấn đề quan trọng đã và đang làm cho khuôn mặt của Miến Điện trở thành đen tối, gây trở ngại lớn cho Miến Điện trên con đường xây dựng một nước Miến Điện mới, đó là chính sách bất khoan dung đối với các tôn giáo không phải là Phật Giáo, đưa tới những cuộc chiến bi thảm kéo dài từ sau Thế Chiến Thứ II đến nay. Đây cũng là vấn đề mà người người Việt đã phải đương đầu qua nhiều giai đoạn nghiêm trọng trong tiến trình lịch sử.
Trước khi đề cập đến phương thức mà Tổng Thống Obama đề nghị, chúng tôi xin nói qua về tình hình tôn giáo chung tại Miến Điện và hai cuộc chiến đáng buồn có liên quan đến tôn giáo tại Miến Điện, kéo dài cho đến nay.
VÀI NÉT VỀ TÔN GIÁO TẠI MIẾN ĐIỆN
Tài liệu thống kê cho biết Miến Điện có dân số khoảng 50 triệu, theo nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó Phật giáo chiếm 89,3% dân số, Thiên Chúa giáo 5,6%, Hồi giáo 3,8%, đạo Hindu 0,5%; và các tôn giáo khác khoảng 0,8%.
1.- Phật giáo
Có truyền thuyết cho rằng đạo Phật đã được truyền vào Miến Điện từ thế kỷ thứ ba trước CN, dưới thời A-dục vương. Nhưng các tài liệu cho thấy Phật Giáo mới phát triển ở Miến Điện từ thế kỷ thứ 5 và đến thế kỷ thứ 7, cả hai hệ phái Tiểu Thừa và Đại Thừa cùng có mặt. Nhưng đến thế kỷ 11 vua Anwrahta tuyên bố chỉ chấp nhận Tiểu Thừa nên hệ phái Đại Thừa biến mất.
Tu sĩ Miến Điện đều theo truyền thống Nguyên Thủy (Theravadin), được gọi là bhikkhu, có nghĩa là tăng sĩ hành khất. Các tu sĩ không ở chùa mà ở thiền viện, hằng ngày buổi sáng đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12 giờ trưa, sau 12 giờ trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.
Chùa chiền là trung tâm của đời sống văn hoá. Các nhà sư được sùng kính và người dân luôn quỳ trước mặt để tỏ lòng tôn trọng họ. Hàng năm vào các kỳ nghỉ hè, học sinh từ 6 đến 16 tuổi được tập trung ở các chùa để làm lễ xuống tóc, đổi áo và dự một khóa tu khoảng 1 tháng để học các giới luật, nghe thuyết pháp và tu thiền.
Cả nước Miến Điện có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác khắp nơi. Riêng ở thành phố Bagan đã có hơn 4000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ trên một diện tích chỉ khoảng 40km2. Do đó, cũng như Campuchia, Miến Điện còn được gọi là xứ Chùa tháp.
2.- Hồi Giáo
Có tài liệu cho biết Hồi giáo được các thương buôn A-rập đưa đến Arakan vào khoảng thế kỷ thứ 8. Đây là một vùng ở phía Tây Miến Điện do những người Indo-Aryan sinh sống. Họ đến từ Ấn Độ hay Bangladesh. Trái lại các dân ở phía Đông đến từ Tây Tạng và Trung Hoa và lập thành quốc gia Miến Điện. Năm 1785 Miến Điện xâm chiếm Arakan và biến thành bang Rakhine. Cuộc kiểm tra của người Anh cho biết năm 1891 có 58.255 người Hồi giáo ở Arakan, đến năm 1911 đã tăng đến 178.647 người. Hiện này số người Hồi giáo đã trên 800.000.
3.- Công Giáo
Tài liệu cho biết năm 1722, Đức Giáo Hoàng Innocent XIII đã gởi hai linh nục Sigismond de Calchi và Vittoni đến truyền giáo tại Miến Điện. Công việc truyền giáo tuy chậm nhưng phát triển được, nhất là tại các sắc tộc thiểu số. Đến năm 1855 mới có 11 linh mục và 5320 giáo dân.
Ngày nay, Công Giáo đã có trên 600.000 giáo dân với ba tổng giáo phận và 10 giáo phận khác.
4.- Tin Lành
Hai nhà truyền giáo Tin Lành thuộc giáo phái Baptist là Adoniram and Ann Judson đã đến Miến Điện từ năm 1813. Họ phải hoạt động ở đó trong 6 năm mới có một người Miến Điện đầu tiên được rửa tội. Nhưng sau đó họ đã đến với các sắc dân thiểu số như Karen, Lisu, Kachin, Chin và Lahu, và đã thành công. Đến nay, các giáo phái Tin Lành đã có khoảng 1,6 triệu tín hữu với 4722 nhà thờ.
5.- Chiến tranh tôn giáo
Kể từ năm 1948 khi người Miến thu hồi độc lập, vấn đề ngăn chận các tôn giáo khác ngoài Phật Giáo được đặt ra. Dưới thời Tướng Ne Win cai trị (1962 – 1988), ông chủ trương tiến lên “xã hội chủ nghĩa” theo Phật Giáo. Phật Giáo được công nhận trong Hiến Pháp là quốc giáo. Đây cũng là mơ ước của nhóm Thích Trí Quang và Lê Mạnh Thát. Năm 1966 các tu sĩ ngoại quốc bị trục xuất khỏi Miến.
Vì sự lên án của Liên Hiệp Quốc và các cường quốc Tây phương, các tướng sau Tướng Ne Win đã bỏ điều khoản Phật Giáo là quốc giáo ra khỏi Hiến Pháp, nhưng chính sách tôn giáo của Miễn Điện vẫn còn khắt khe, đưa tới hai cuộc chiến đẩm máu và kéo dài, đó là:
(1) Cuộc chiến với người Jingpo theo Thiên Chúa Giáo ở bang Kachin thuộc vùng Đông Bắc Miến giáp giới với Trung Quốc, nên thường gọi là người Kachin.
(2) Cuộc chiến với người Rohingya theo Hồi Giáo ở bang Rakhine thuộc vùng phía Tây giáp với Bangladesh.
Ngoài ra, nhà cầm quyền Miến Điện còn phải đối đầu với sắc tộc Karen nổi lên đòi độc lập. Sắc tộc này ở bang Kayin nằm sát biên giới Thái Lan. Những người Karen theo Thiên Chúa Giáo (khoảng 15%) đã kết hợp với các tín đồ Phật Giáo đối lập với chính quyền để tranh đấu.
CUỘC CHIẾN VỚI NGƯỜI KACHIN
Người Jingpo có gốc từ người Singpho ở Ấn Độ, đã đến sinh sống tại vùng giáp giới giữa Miến Điện và Trung Quốc. Hiện nay có khoảng từ 540.000 tới 1 triệu hay 1 triệu rưởi người ở bang Kachin nên thường được gọi là người Kachin. Tuy nhiên cũng có khoảng 132.140 người đang sống bên kia biên giới Trung Quốc.
Trước khi các nhà truyền giáo Mỹ tới vùng đất Kachin, phần lớn người Jingpo tin vào thuyết linh vật, thờ thần linh hay cúng tổ tiên. Chỉ một số ít theo Phật Giáo. Họ bắt đầu theo Thiên Chúa Giáo vào đầu thế kỷ thứ 18. Sau khi Tướng Ne Win tuyên bố Phật Giáo là quốc giáo với những hạn chế đối với các tôn giáo khác, họ đã liên minh với các nhóm sắc tộc khác để chống lại chính quyền Miến. Năm 1961 Tổ chức độc lập Kachin (KIO) được thành lập với lực lượng vũ trang được gọi là Quân đội độc lập Kachin (KIA). Trong khi đó, những người Karen cũng thành lập Liên đoàn dân tộc Karen (KNU) để đòi tự trị.
Cuộc chiến giữa chính quyền Miến Điện với Tổ Chức Độc Lập Kachin và Liên đoàn dân tộc Karen kéo dài đến 1994 mới có hoà ước đình chiến. Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến chấm dứt, chính quyền Miến đã liên kết với Trung Quốc để khai thác vùng Kachin và Kyin khiến họ không còn nơi sinh sống. Quân đội Miến Điện đã áp dụng nhiều chính sách tàn bạo đối với người Kachin như cưỡng bức lao động, hãm hiếp phụ nữ, v.v.. Cuộc xung đột bùng nổ trở lại, hàng ngàn người phải vượt biên sang Trung Quốc. Nhưng sống tại các trại tỵ nạn ở Trung Quốc chẳng dễ chịu chút nào. Một người nói: "Chúng tôi sống trong chuồng bò và thường xuyên ngửi phân bò". Đầu năm nay, Trung Quốc đã đuổi họ về, bất chấp những cuộc giao tranh giữa quân đội Miến và các lực lượng dân quân thiểu số vẫn đang diễn ra.
Giáo Hội Công Giáo ở Miến Điện cho biết hiện nay có khoảng 60.000 dân thường Kachin rời bỏ nhà cửa tìm nơi tị nạn đang tạm trú ở nhà dân hay trong 80 trại của Giáo hội. Cuộc kiểm kê của Giáo Hội Tin Lành Baptist cho biết năm 2010 tại bang Kachia có khoảng 400.000 tín hữu với 449 mục sư.
CUỘC CHIẾN VỚI NGƯỜI ROHINGYA
Người Hồi Giáo Rohingya ở Arakan nói rằng quốc gia Arakan đã có từ năm 2666 trước CN. Đến thế kỷ thứ 8, những thương buôn người Hồi Giáo A-rập đã đến buôn bán và truyền đạo Hồi cho họ. Nhưng năm 1785, Miến Điện đã xâm chiếm đất nước của họ và biến thành bang Rakhine của Miến Điện. Có thể coi tình trạng của Arakan gióng như trình trạng của Chiêm Thành đối với Việt Nam. Đa số người Rohingya là dân bản địa, chỉ có một thiểu số đến từ Bangladesh. Họ thường buôn bán, làm nghề cầm đồ và cho vay nặng lãi.
Từ thập niên 60 đến nay, vì muốn loại bỏ người người Rohingya ra khỏi “đất Phật”, người Rohingya thường xuyên bị cáo buộc là đến cướp đất của người Phật giáo Miến Điện. Nhiều đạo luật đã được ban hành buộc người Rohingya phải chứng minh được rằng họ đã sống trên đất Miến kể từ trước 1824 nếu muốn có quốc tịch Miến. Dĩ nhiên, rất ít người có thể trình loại bằng chứng này, và như vậy họ không được coi là công dân Miến. Họ cũng không có quyền tự do đi lại và bị cưởng chế về các vấn đề như hôn nhân, sở hữu đất đai v.v... Người Rohingya đang lâm vào tình huống của những người vô tổ quốc ngay chính trên đất của họ.
Theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 27.10.2012, tổ chức Human Rights Watch cho biết những cuộc bạo hành mới nhất xảy ra trong bang Rakhine đã khiến hàng ngàn người mất nhà khi những Phật tử người Miến tấn công và đốt hàng trăm ngôi nhà của người Hồi giáo Rohingya bị cáo buộc là di dân bất hợp pháp từ Bangladesh.
Trong khi đó, chính quyền Bangladesh lại cho biết hàng trăm người Rohingya đã vượt sông qua Bangladesh nhưng bị từ khước là công dân của Bangladesh. Hàng trăm người Rohingya khác bị buộc phải dùng thuyền rời khỏi Rakhine để tới đảo A-Ngu-Maw tỵ nạn, nhưng họ không thể cặp bến. Hàng chục người bị giết và phụ nữ bị hiếp dâm trên các con thuyền này.
NHỮNG LỜI BÁO ĐỘNG
Trong bản phúc trình hàng năm về Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới lần thứ 7, Hoa Kỳ tố cáo Miến Điện là ưu đãi Phật Giáo hơn các tôn giáo khác, và những người không phải là Phật tử thường bị chính quyền theo dõi và phân biệt đối xử.
Theo bản tin của RFA ngày 5.9.2012, Tổ Chức Nhân Quyền của Người Chin cho biết những người Chin chủ yếu theo Thiên Chúa Giáo, sống ở miền Tây Miến Điện đang phải đối mặt với những sách nhiễu do đức tin của họ vào Thiên Chúa.Các sinh viên theo Thiên Chúa giáo thuộc sắc tộc Chin đã bị bắt phải cải đạo sang Phật Giáo, phải cạo đầu và mặc áo nhà Phật.
Các sinh viên người Chin thường xuyên phải vào học tại các trường do quân đội quản lý. Tại các trường này họ bị cải đạo sang Phật Giáo. Các sinh viên theo Thiên Chúa Giáo thường bị đánh đập do không nhớ các bài giảng trong Kinh Phật.
Mặc dù Tổng Thống Miến Điện Thein Sein khẳng định tự do tôn giáo luôn được tôn trọng tại Miến Điện nhưng trên thực tế Phật Giáo vẫn được coi như là tôn giáo chính của nhà nước.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 1.11.2012, ông Arnaud Dubus, phóng viên Radio France Internationale (RFI) ở Bangkok, đã nói:
“Ở Miến Điện cũng như ở Cam Bốt và ở Thái Lan, có một sự đồng hóa chặt chẽ giữa Phật giáo với dân tộc đa số của đất nước... Một người Miến Điện Hồi giáo hay Thiên chúa giáo bị coi là một điều quái đản.”
GIẢI PHÁP CỦA OBAMA
Trong bài diễn văn đọc tại Đại Học Yangon hôm 19.11.2012, Tổng Thống Obama đã nói:
“Đất nước này, cũng giống như đất nước của tôi, được thiên nhiên phú cho sự đa dạng. Không phải mọi người đều giống nhau. Không phải tất cả mọi người đến từ cùng một khu vực. Không phải tất cả mọi người thờ phượng theo cùng một cách. Tại các thành phố và thị trấn của các bạn, có đền, chùa, nhà thờ [đạo Ki tô] và nhà thờ đạo Hồi đứng cạnh nhau.Hơn một trăm nhóm sắc tộc đã là một phần của câu chuyện của các bạn. Tuy nhiên, trong đất nước này, chúng tôi đã nhìn thấy một số cuộc nổi dậy kéo dài nhất thế giới, đã làm mất vô số mạng sống và xé rời nhiều gia đình và cộng đồng, và ngăn chặn con đường phát triển.
“Không có quá trình cải cách nào thành công mà không có hòa giải dân tộc. (Vỗ tay) Bây giờ các bạn có một thời khắc của cơ hội đáng kể để chuyển các cuộc ngừng bắn thành một giải pháp lâu dài, và theo đuổi hòa bình ở nơi mà các mâu thuẫn vẫn còn nán lại, kể cả ở bang Kachin. Những nỗ lực này phải dẫn đến một nền hòa bình công chính và lâu dài hơn, bao gồm cả việc trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu, và một cơ hội cho những người di tản trở về quê...”
Đối với những người, những dân tộc và những nước có một nền văn hóa và cuộc sống thấp và dính chặt với quá khứ, những lời giảng dạy như vậy chẳng khác chi đem nước đổ đầu vịt. Dân chúng Miến đang đợi một cái gì khác hơn có thể làm biến đổi đất nước họ.
Ngày 29.11.2012
Lữ Giang
-Thông điệp của tự do và phát triển Ngô Nhân Dụng
Trong bài nói chuyện với sinh viên Ðại Học Rangoon tại thủ đô nước Miến Ðiện (Myanmar), Tổng Thống Barack Obama nói: “Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương và chúng tôi quan niệm tương lai nước mình gắn bó với các quốc gia và dân tộc ở phía Tây đại dương này.
Và khi kinh tế nước chúng tôi hồi phục, đây là nơi chúng tôi sẽ tìm được triển vọng phát triển lớn lao. Trong lúc đang chấm dứt những cuộc chiến tranh đè nặng trên chính sách ngoại giao của nước tôi trong hàng chục năm, vùng đất này sẽ là trung tâm điểm cho những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình phồn thịnh.”
Chuyến công du đầu tiên của ông Obama sau khi tái đắc cử cho thấy mối quan tâm của ông đối với khu vực Á Ðông. Ông cũng nhấn mạnh đến vùng Ðông Nam Á, với “triển vọng hòa hợp giữa các quốc gia và các dân tộc.” Ông nói, “Trong khối ASEAN chúng ta thấy hình ảnh các quốc gia đang phát triển, những chế độ dân chủ đang thành hình...” Ông nói: “Ở đây, thành phố Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp cho toàn thể Á Châu: Chúng ta không nên bị tù hãm trong quá khứ. Chúng ta phải hướng về tương lai.”
Ðối với người dân Miến Ðiện, tương lai đã được hai người vạch ra: Tổng Thống Thein Sein và lãnh tụ đối lập, bà Aung San Suu Kyi. Khi nhắc tới các chế độ dân chủ đang đứng lên, ông Obama đã làm cho các thính giả người Miến hãnh diện. Họ đã mở đầu cuộc hòa giải giữa chính quyền quân phiệt và những người tranh đấu cho tự do dân chủ và bắt đầu các thay đổi định chế để xây dựng một nước Miến Ðiện mới. Ông Obama khuyên: “Cuộc cải tổ từ trên xuống cần phải đáp ứng với những khát vọng của người công dân từ nền tảng đưa lên.”
Obama nhắc đến cố Tổng Thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt, người đã kêu gọi thế giới phải bảo đảm bốn quyền tự do căn bản: tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do không bị thiếu thốn, và tự do không sợ hãi. “Bốn quyền tự do đó hỗ trợ lẫn nhau, người ta không thể thực hiện một điều mà bỏ qua các điều khác.” Và để bảo đảm cuộc sống tự do dân chủ, “một quốc gia phải có bản Hiến Pháp bảo đảm rằng chỉ những người do dân chúng bầu lên mới được cai trị dân.” Ông mô tả dân chủ giống như một giấc mơ chung của tất cả mọi người: “Chúng ta đều mong ước: được lựa chọn lấy những người lãnh đạo; được hưởng một nền giáo dục và sống sung túc hơn; được thương yêu gia đình và cộng đồng quanh mình. Vì vậy tự do không phải là một khái niệm trừu tượng; tự do là điều chính yếu giúp cho loài người có thể tiến bộ - tự do không phải chỉ trong việc bỏ phiếu bầu, mà trong cuộc sống hàng ngày của mình.”
Với cách nói giản dị và cụ thể, ông tổng thống Mỹ đã khéo léo trình bày cho các sinh viên Ðại Học Rangoon hiểu thế nào là lối sống tự do dân chủ. “Trước hết, chúng tôi tin tưởng vào quyền tự do phát biểu để nghe được tiếng nói của người dân bình thường, và chính quyền phản ảnh khát vọng của dân. Thay vì bị đàn áp, từ nay quyền tự do hội họp của người dân phải được tôn trọng. Ngầm nhắc lại quá khứ độc tài quân phiệt cai trị nước Miến Ðiện trong nửa thế kỷ qua, ông Obama nêu lên mô hình dân chủ: “Hoa Kỳ là nước quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng quân đội phải đặt dưới quyền chỉ huy của chính quyền dân sự. Tôi, là tổng thống, ra lệnh cho quân đội. Tôi gánh trách nhiệm đó vì tôi chịu trách nhiệm với dân chúng.”
Tiếp theo, ông nói một cách giản dị về quy tắc phân quyền: “Tôi là tổng thống nhưng tôi không thể buộc Quốc Hội phải theo ý mình - mặc dù có lúc tôi cũng muốn lắm. Ngành lập pháp có những quyền lực riêng của họ, nhờ thế họ kiểm soát quyền lực của tôi và tạo cân bằng với quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm các vị thẩm phán, nhưng tôi không thể nào bảo họ phải phán quyết ra sao, bởi vì tất cả mọi người dân nước Mỹ - từ một trẻ em nghèo cho đến tôi, một người làm tổng thống - đều bình đẳng trước luật pháp. Một vị thẩm phán có thể phán xét chính tôi có theo luật hay là phạm luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.”
Ông Obama trình bày viễn tượng kinh tế sẽ phát triển sau khi nước Miến Ðiện dân chủ hóa, nhưng ông cũng cảnh báo các mối rủi ro. Nhắc tới quyết định của chính quyền Mỹ ngưng cấm vận và chính quyền Miến Ðiện bắt đầu mở cửa, ông nói: “Khi các bạn được tự do sử dụng tài năng của mình, cơ hội sẽ tới cho tất cả mọi người. Và bây giờ, khi nhiều tiền bạc đổ vào trong nước các bạn, chúng tôi hy vọng và chúng tôi muốn thấy tất cả mọi người Miến Ðiện. Không thể để cho một thiểu số ở trên cùng được hưởng. Phát triển kinh tế chỉ đạt được nếu loại trừ được tham nhũng. Ðể cho các món tiền đầu tư tạo cơ hội cho tất cả mọi người, cuộc cải tổ phải đưa tới những quyết định ngân sách công khai và giới kinh doanh tư được hoạt động.”
Ông Obama có nhắc tới vụ một công ty Trung Quốc xây đập Myitsone bị đình chỉ sau khi dân biểu tình phản đối, và ca ngợi các tài nguyên phong phú của Miến Ðiện: “Xứ sở của các bạn đã nổi tiếng về những tài nguyên, nhưng các tài nguyên này phải được bảo vệ chống việc khai thác bóc lột.” Từ đó, ông chuyển sang tầm quan trọng của giáo dục: “Nhưng chúng ta không được quên điều là khi kinh tế toàn cầu hóa thì tài nguyên quan trọng nhất của một quốc gia là người dân nước đó. Ở nước Mỹ chúng tôi, giáo dục là chìa khóa cho tương lai, tôi thấy đó cũng là chìa khóa mở cửa tương lai quốc gia các bạn.”
Ông Obama đã khai triển về các quyền tự do căn bản như Tổng Thống Roosebelt nhắc đến. Khi bàn về quyền tự do không sợ hãi, ông đã dẫn lại một bài bà Aung San Suu Kyi viết trong lúc còn bị tù. Bà Suu Kyi viết rằng sợ hãi hủy hoại cả hai bên: Những người sợ mất quyền hành bị nỗi sợ làm hư hỏng, những người bị đè nén cũng bị nỗi sợ làm đồi trụy.” Aung San Suu Kyi cũng viết: “Sợ hãi không phải là tính tự nhiên của con người văn minh.” Ông Obama nói với các sinh viên: “Hôm nay tôi đứng đây, chính các bạn chứng tỏ cho cả thế giới thấy rằng sự sợ hãi không phải là bản cách sống tự nhiên của xứ sở này.” Ông ca ngợi “cuộc hành trình” dân chủ hóa của dân tộc Miến Ðiện có triển vọng sẽ “gây hứng khởi cho nhiều dân tộc khác.” “Tôi tin tưởng rằng nhiều điều đang diễn ra ở đất nước này sẽ không thể nào đảo ngược lại được; và ý chí của dân tộc Miến Ðiện sẽ nâng cao cả quốc gia lên để làm gương cho cả thế giới thấy.”
Tấm gương của dân tộc Miến Ðiện đang được mọi người Việt Nam nhìn với lòng ngưỡng mộ. Số phận hai dân tộc trước đây giống nhau: cùng sống dưới các chế độ độc tài khiến cho kinh tế tiến chậm nhất trong vùng Á Ðông. Nhưng dân Miến Ðiện đang nhìn thấy có tương lai, còn dân Việt Nam chưa biết ngày nào mới thoát. Ông Obama đã tới thăm Miến Ðiện mặc dù họ mới chỉ bắt đầu tiến trình dân chủ hóa chưa được hai năm. Ðiều đó chứng tỏ ông tin tưởng ở dân tộc Miến Ðiện, mà ông ghi nhận: “Hai nước chúng ta đều xuất phát từ trong Ðế quốc Anh; và Mỹ nằm trong số các quốc gia đầu tiên công nhận nước Miến Ðiện độc lập.”Cuộc viếng thăm của ông cũng là để giữ một lời hứa: Trong bài diễn văn nhậm chức năm 2009, ông Obama nhắc lại ông đã “gửi một thông điệp cho những chính quyền cai trị dân bằng sự sợ hãi.” “Tôi nói chúng tôi sẽ đưa bàn tay ra bắt nếu các ông chịu nới lỏng nắm đấm của các ông,” để giải thích tại sao ông đến nước Miến Ðiện để đưa bàn tay ra bắt tay.
Bản thông điệp tại Ðại Học Rangoon là thông điệp về tự do dân chủ. Ông Obama không trực tiếp nói với chính quyền các nước khác, nhưng ý kiến rất rõ ràng: Nếu các chính phủ độc tài chịu nới lỏng ách đè nén trên người dân thì nước Mỹ sẽ kết thân với tất cả các quốc gia tự do dân chủ. Ông còn nhắn nhủ cả chính quyền Trung Quốc: “Tôi hoan nghênh sự trỗi dậy trong hòa bình của Trung Quốc cũng như Ấn Ðộ. Hoa Kỳ sẽ cộng tác với bất cứ quốc gia nào, nhỏ hay lớn, nếu các quốc gia đó đóng góp vào một thế giới hòa bình hơn và thịnh vượng hơn, công bình hơn và tự do hơn. Hoa Kỳ sẽ là bạn của tất cả các quốc gia tôn trọng nhân quyền của các công dân nước họ và tôn trọng luật pháp quốc tế.”
Ai cũng biết rằng cuộc cải tổ chính trị ở Miến Ðiện đã phát khởi từ mối lo ngại của người dân nước này trước sự bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Chính những người cai trị cũng nhìn thấy các hiểm họa trong việc di dân Trung Hoa, việc khai thác tài nguyên rừng, mỏ. Chính quyền Bắc Kinh cũng tìm cách mua chuộc các người lãnh đạo làm ung thối cả hệ thống cai trị, đặc biệt là trong những tỉnh vùng biên giới hai nước. Ðảng Cộng sản Việt Nam phải rút lấy một bài học từ Miến Ðiện. Phải trả lại các quyền sống dân chủ tự do cho 90 triệu người dân để kinh tế có cơ hội phát triển. Như ông Obama nhấn mạnh tại Rangoon: Chế độ Dân Chủ là một điều kiện cần để kinh tế phát triển.-Thông điệp của tự do và phát triển
- Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học Yangon, Miến Điện
basam
Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học YANGON
Rangoon, Miến Điện
Người dịch: Huỳnh Phan
19-11-2012
TỔNG THỐNG OBAMA: Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay) Myanmar Naingan, Mingalaba! [Xin chào đất nước Myanmar] (Tiếng cười và vỗ tay). Tôi rất vinh hạnh có mặt ở đây, tại trường đại học này và là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đến thăm đất nước của các bạn.
.
Tôi đến đây vì tầm quan trọng của quốc gia các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu dài hàng ngàn năm, và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất này trên thế giới.
Tôi đến đây vì tầm quan trọng của quốc gia các bạn. Các bạn sống ở ngã tư đường của Đông và Nam Á. Các bạn tiếp giáp với hai quốc gia đông dân nhất hành tinh. Các bạn có một lịch sử lâu dài hàng ngàn năm, và có khả năng giúp xác định vận mệnh của khu vực phát triển nhanh nhất này trên thế giới.
Tôi đến đây vì vẻ đẹp và sự đa dạng của đất nước các bạn. Tôi đã thấy chỉ mới ngày hôm nay bảo tháp vàng Shwedagon, và đã xúc động bởi ý tưởng vượt thời gian về lòng từ bi (metta) – niềm tin rằng thời gian của chúng ta sống trên trái đất này có thể được xác định bằng sự khoan dung và tình yêu. Và tôi biết vùng đất này vươn từ các khu dân cư đông đúc của thành phố cổ này cho đến bản quán của hơn 60.000 làng quê, từ các đỉnh núi của dãy Himalaya, các khu rừng của bang Karen vươn tới hai bờ sông Irrawady.
Tôi đến đây vì lòng ngưỡng mộ của tôi đối với trường đại học này. Chính ở nơi đây, tại ngôi trường này, cuộc phản đối chế độ thực dân đầu tiên đã được tổ chức. Chính ở nơi đây, Aung San đã biên soạn một tạp chí trước khi lãnh đạo phong trào độc lập. Chính ở nơi đây, U Thant đã học được những con đường của thế giới trước khi dẫn dắt thế giới tại Liên Hiệp Quốc. Ở đây, việc học tập nghiên cứu đã phát triển mạnh trong thế kỷ qua và sinh viên đứng lên đòi các quyền cơ bản của con người. Bây giờ, cuối cùng Quốc hội của các bạn đã thông qua một nghị quyết đem lại sức sống mới cho trường đại học này và nó phải giành lại sự vĩ đại của mình, bởi vì tương lai của đất nước này sẽ được xác định bằng việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tôi đến đây vì lịch sử giữa hai nước chúng ta. Một thế kỷ trước, các nhà buôn và các nhà truyền giáo Mỹ đã đến đây tạo dựng các mối quan hệ về niềm tin, thương mại và tình hữu nghị. Và từ bên trong các biên giới này trong chiến tranh thế giới thứ II, các phi công của chúng tôi đã bay tới Trung Quốc và nhiều binh lính của chúng tôi đã hy sinh mạng sống của họ. Cả hai nước chúng ta đều từ Đế quốc Anh thoát ra, và Mỹ là một trong những nước đầu tiên công nhận Liên minh độc lập Miến Điện. Chúng tôi tự hào đặt một Trung tâm Mỹ tại Rangoon và xây dựng các trao đổi qua lại với các trường học như thế này. Và qua nhiều thập kỷ của sự khác biệt, người Mỹ đã thống nhất trong tình cảm của mình đối với đất nước người dân này.
Trên hết, tôi đến đây vì niềm tin vào phẩm giá con người của Mỹ. Trong nhiều thập kỷ qua, hai nước chúng ta đã trở thành người xa lạ. Nhưng hôm nay, tôi có thể nói với bạn rằng chúng tôi luôn luôn vẫn hy vọng về người dân của đất nước này, về các bạn. Các bạn đã cho chúng tôi hy vọng và chúng tôi chứng kiến lòng can đảm của các bạn.
Chúng tôi thấy các nhà hoạt động mặc đồ trắng tới thăm gia đình các tù nhân chính trị vào chủ nhật và các nhà sư mặc áo vàng (saffron) biểu tình một cách ôn hòa trên đường phố. Chúng tôi được biết những người dân bình thường đã tổ chức các đội cứu trợ để ứng phó với một cơn bão, và được nghe tiếng nói của các sinh viên và nhịp đập của các nghệ sĩ hip-hop thể hiện tiếng nói tự do. Chúng tôi cũng biết những người lưu vong và người tị nạn không bao giờ mất liên lạc với gia đình hoặc quê quán của họ. Và chúng tôi được gợi cảm hứng từ phẩm giá kiên cường của Daw Aung San Suu Kyi, khi bà chứng minh rằng không có con người nào thực sự có thể bị bỏ tù nếu hy vọng còn cháy bỏng trong trái tim họ.
Khi tôi nhậm chức tổng thống, tôi đã gửi một thông điệp tới những chính quyền cai trị bằng sự sợ hãi. Tôi đã nói, trong bài phát biểu mở đầu, “Chúng tôi sẽ chìa tay ra nếu quý vị sẵn sàng thả lỏng nắm tay của quý vị”. Và hơn một năm rưỡi qua, một sự chuyển đổi nhanh chóng đã bắt đầu, khi một chế độ độc tài trong năm thập kỷ qua đã nới lỏng sự kìm kẹp của mình. Dưới quyền Tổng thống Thein Sein, mong muốn thay đổi đã được đáp ứng bởi một chương trình cải cách. Hiện nay một lãnh đạo dân sự đang đứng đầu chính phủ, và Quốc hội đang khẳng định chính mình. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ vốn từng bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đã đứng lên trong cuộc bầu cử, và bà Aung San Suu Kyi là một đại biểu Quốc hội. Hàng trăm tù nhân lương tâm đã được trả tự do, và lao động cưỡng bức đã bị cấm. Các thỏa thuận ngừng bắn bước đầu đã đạt được với quân đội các nhóm sắc tộc, và các luật mới tạo điều kiện cho một nền kinh tế cởi mở hơn.
Vì thế, hôm nay, tôi đến để giữ lời hứa của mình và mở rộng bàn tay thân hữu. Bây giờ nước Mỹ đã có Đại sứ tại Rangoon, cấm vận đã được nới lỏng, và chúng tôi sẽ giúp xây dựng lại một nền kinh tế có thể tạo ra cơ hội cho người dân, và có tác dụng như là một động cơ tăng trưởng cho thế giới. Nhưng cuộc hành trình đáng chú ý này chỉ mới bắt đầu, và có nhiều điều phải đi xa hơn nữa. Cải cách được đưa ra từ phía trên cùng của xã hội phải đáp ứng nguyện vọng của những công dân hợp thành nền tảng của nó. Những đóm lửa lung linh của sự tiến bộ mà chúng ta đã thấy không phải bị tắt đi – chúng phải được làm sáng thêm, chúng phải trở thành một sao Bắc đẩu soi sáng cho mọi người dân của đất nước này.
Và thành công của các bạn trong nỗ lực đó là quan trọng đối với Hoa Kỳ, cũng như đối với tôi. Mặc dù chúng ta ở những nơi khác nhau, chúng ta cùng có những giấc mơ chung: được chọn lưa các lãnh đạo của chúng ta, được sống hòa bình với nhau, được hưởng một nền giáo dục và có một cuộc sống tốt, yêu thương gia đình và cộng đồng của chúng ta. Đó là lý do tại sao tự do không phải là một ý tưởng trừu tượng, tự do chính là điều làm cho tiến bộ loài người có thể xảy ra- không chỉ tại các thùng phiếu, nhưng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Franklin Delano Roosevelt, một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã hiểu rõ sự thật này. Ông xác định cứu cánh của Mỹ là điều gì đó nhiều hơn chỉ quyền bỏ phiếu. Ông hiểu dân chủ không chỉ là việc đi bầu. Ông kêu gọi thế giới nắm lấy bốn quyền tự do cơ bản: tự do ngôn luận, tự do thờ phượng, (tự do) thoát khỏi sự bức bách của nhu cầu vật chất, và (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bốn quyền tự do này củng cố lẫn nhau, và bạn không thể hoàn toàn thực hiện một mà không thực hiện tất cả chúng.
Vì vậy, đó là tương lai mà chúng ta tìm kiếm cho chính mình, và cho tất cả mọi người. Và đó là những gì tôi muốn nói tới với bạn ngày hôm nay.
Trước tiên, chúng tôi tin vào quyền tự do bày tỏ để tiếng nói của những người dân bình thường, có thể được nghe thấy, và các chính phủ phản ánh ý chí của họ – ý chí của nhân dân.
Tại Hoa Kỳ, hơn hai thế kỷ, chúng tôi đã làm hết sức mình để giữ lời hứa này cho tất cả các công dân của chúng tôi – giành được tự do cho những người bị bắt làm nô lệ, mở rộng quyền bầu cử cho phụ nữ và người Mỹ gốc châu Phi, bảo vệ các quyền của người lao động được có tổ chức.
Và chúng tôi nhận ra rằng không có hai quốc gia nào đạt được những quyền đó theo đúng cùng một cách, nhưng việc đất nước của bạn sẽ mạnh hơn nếu biết dựa trên sức mạnh của toàn dân là không có gì nghi vấn. Đó là cái cho phép các quốc gia thành công. Đó là cái mà cải cách đã bắt đầu làm.
Thay vì bị đàn áp, quyền của người dân được tu tập với nhau bây giờ phải được tôn trọng đầy đủ. Thay vì bị kiềm chế, bức màn kiểm duyệt các phương tiện truyền thông phải tiếp tục được tháo dỡ Và khi các bạn thực hiện các bước này, các bạn có thể dẫn tới sự tiến bộ. Thay vì bị lờ đi, các công dân phản đối việc xây dựng đập Myitsone đã được lắng nghe. Thay vì bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, các đảng phái chính trị đã được phép tham gia. Các bạn có thể thấy tiến bộ đã được thực hiện. Như một cử tri đã nói trong các cuộc bầu cử quốc hội ở đây, “Cha mẹ và ông bà của chúng tôi chờ đợi điều này, nhưng không bao giờ thấy nó tới”. Và bây giờ bạn có thể nhìn thấy nó. Bạn có thể nếm mùi vị của tự do.
Và để bảo vệ tự do của tất cả các cử tri, những người nắm quyền phải chấp nhận những ràng buộc. Đó là những gì thể chế của Mỹ được thiết kế để làm. Hiện giờ, Mỹ có thể có quân đội mạnh nhất thế giới, nhưng nó phải chịu sự kiểm soát dân sự. Trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đưa ra quyết định để quân đội thực hiện, chứ không phải ngược lại. Là Tổng thống và Tổng tư lệnh, tôi có trách nhiệm đó bởi vì tôi chịu trách nhiệm đối với nhân dân.
Bây giờ, ngược lại, với tư cách Tổng thống, tôi không thể chỉ việc áp đặt ý chí của tôi lên Quốc hội – Quốc hội Hoa Kỳ – mặc dù đôi khi tôi ước mình có thể làm điều đó. Ngành lập pháp có quyền hạn riêng và đặc quyền riêng của nó, và do đó, họ kiểm soát quyền lực của tôi và cân bằng quyền lực của tôi. Tôi bổ nhiệm một số quan toà, nhưng tôi không thể bảo cho họ phán quyết như thế nào, bởi vì tất cả mọi người ở Mỹ từ một đứa bé đang sống trong nghèo đói cho tới tôi, Tổng thống Hoa Kỳ – đều bình đẳng trước pháp luật. Và một quan toà có thể đưa ra quyết định về việc liệu tôi có tôn trọng luật pháp hay vi phạm pháp luật. Và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước luật đó.
Và tôi mô tả hệ thống của chúng tôi tại Hoa Kỳ bởi vì đó là cách các bạn phải vươn tới cho tương lai mà bạn xứng đáng được hưởng – một tương lai trong đó dù chỉ một tù nhân lương tâm cũng là quá nhiều. Bạn cần phải vươn tới một tương lai ở đó pháp luật là mạnh hơn so với bất kỳ nhà lãnh đạo đơn lẻ nào, bởi vì nó chịu trách nhiệm đối với nhân dân. Các bạn cần phải vươn tới một tương lai mà không có trẻ em nào bị biến thành một người lính và không có phụ nữ nào bị bóc lột, và trong đó luật pháp bảo vệ họ ngay cả khi họ đang dễ bị nguy khốn, ngay cả khi họ yếu đuối, một tương lai trong đó an ninh quốc gia được củng cố bởi một quân đội phục vụ dưới quyền chỉ huy dân sự và Hiến pháp đảm bảo rằng chỉ có những người do dân bầu mới có thể cai trị.
Trên hành trình đó, Mỹ sẽ nâng đỡ các bạn từng bước trên đường- bằng cách sử dụng sự trợ giúp của chúng tôi để làm xã hội dân sự mạnh lên, bằng cách lôi kéo quân đội của các bạn nâng cao tính chuyên nghiệp và quyền con người, và bằng cách hợp tác với các bạn khi các bạn nối kết sự tiến bộ của các bạn hướng tới dân chủ với phát triển kinh tế. Vì vậy, thúc đẩy cuộc hành trình đó sẽ giúp bạn theo đuổi quyền tự do thứ hai – niềm tin rằng tất cả mọi người cần được (tự do) thoát khỏi sự thúc bách bởi các nhu cầu vật chất.
Đánh đổi ngục tù của sự không quyền lực bằng nỗi đau của một dạ dày trống rỗng là chưa tương xứng. Nhưng lịch sử cho thấy rằng các chính phủ của dân, do dân và vì dân là mạnh hơn rất nhiều trong việc tạo ra sự thịnh vượng. Và đó là quan hệ đối tác mà chúng tôi tìm kiếm với các bạn.
Khi những người bình thường có tiếng nói về tương lai của họ, thì đất của bạn không dễ bị tướt đoạt. Và đó là lý do tại sao cải cách phải đảm bảo rằng người dân của quốc gia này có thể có hầu hết những quyền sở hữu cơ bản đó – quyền sở hữu mảnh đất mà các bạn sống trên đó và làm việc trên đó.
Khi tài năng các bạn được cỡi trói, thì cơ hội sẽ được tạo ra cho tất cả mọi người. Mỹ đang bãi bỏ lệnh cấm các công ty kinh doanh tới làm ăn ở đây, và Chính phủ các bạn đã bãi bỏ các hạn chế về đầu tư và đã thực hiện các bước mở cửa nền kinh tế. Và bây giờ, khi nhiều của cải hơn đổ vào bên trong biên giới của các bạn, chúng tôi hi vọng và mong rằng nó sẽ nâng nhiều người lên hơn. Nó không thể chỉ giúp cho những người tầng lớp trên. Nó phải giúp cho tất cả mọi người. Và kiểu tăng trưởng kinh tế đó, tất cả mọi người trong đó đều có cơ hội – nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn có thể thành công – đó là cái làm một nước chuyển dịch nhanh chóng khi nó đi tớiphát triển.
Tuy nhiên, kiểu tăng trưởng đó chỉ có thể được tạo ra nếu tham nhũng bị bỏ lại phía sau. Để đầu tư dẫn đến cơ hội, cải cách phải thúc đẩy ngân sách minh bạch và công nghiệp do tư nhân làm chủ.
Lãnh đạo bằng nêu gương, Mỹ khẳng định rằng các công ty của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn cao về sự cởi mở và minh bạch nếu họ làm ăn ở đây. Và chúng tôi sẽ làm việc với các tổ chức như Ngân hàng Thế giới để trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và thúc đẩy một nền kinh tế cho phép các doanh nghiệp, doanh nhân nhỏ phát triển mạnh và cho phép người lao động giữ lấy những gì họ kiếm được. Và tôi rất hoan nghênh quyết định mới đây của chính phủ các bạn tham gia vào tổ chức mà chúng tôi gọi là Quan hệ đối tác Chính phủ mở rộng của chúng tôi, để công dân có thể kì vọng tính chịu trách nhiệm và biết được chính xác các khoản tiền được chi tiêu như thế nào và hệ thống chính phủ vận hành ra sao.
Trên hết, khi tiếng nói của các bạn được chính phủ nghe thấy, có nhiều khả năng là các nhu cầu cơ bản của các bạn sẽ được đáp ứng. Và đó là lý do tại sao cải cách phải vươn tới cuộc sống hàng ngày của những người đang đói và những người đang bệnh, và những người sống không có điện, nước. Và ở đây, nước Mỹ cũng sẽ thực hiện phần của mình trong việc hợp tác với cácbạn.
Hôm nay, tôi tự hào thành lập lại phái bộ USAID của chúng tôi ở đất nước này, đó là cơ quan hướng dẫn phát triển của chúng tôi. Và Hoa Kỳ muốn làm một đối tác trong việc giúp đất nước này vốn từng là vựa lúa của châu Á, tái lập năng lực nuôi sống người dân, chăm sóc người bệnh, giáo dục trẻ em, và xây dựng thể chế dân chủ khi các bạn tiếp tục con đường cải cách.
Đất nước này nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên, và chúng phải được bảo vệ chống lại khai thác bừa bãi. Và chúng ta hãy nhớ rằng trong một nền kinh tế toàn cầu, nguồn tài nguyên lớn nhất của một nước là người dân. Vì vậy, qua việc đầu tư vào các bạn, quốc gia này có thể mở cánh cửa cho sự thịnh vượng hơn thêm nhiều – bởi vì mở khóa tiềm năng của một quốc gia phụ thuộc vào việc trang bị năng lực cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người trẻ.
Đúng như giáo dục là chìa khóa cho tương lai của nước Mỹ, nó cũng sẽ là chìa khóa cho tương lai của các bạn. Và vì vậy chúng tôi mong muốn hợp tác với các bạn, như chúng tôi đã và đang làm với nhiều nước láng giềng của các bạn, để mở rộng cơ hội và đào sâu thêm các trao đổi qua lại giữa các sinh viên của chúng ta. Chúng tôi muốn sinh viên từ đất nước này đi đến Hoa Kỳ học hỏi chúng tôi, và chúng tôi muốn sinh viên Mỹ đến đây học hỏi các bạn.
Và sự thật này dẫn tôi đến quyền tự do thứ ba mà tôi muốn thảo luận: sự tự do thờ thờ phượng – tự do thờ phượng như các bạn muốn, và quyền của các bạn đối với phẩm giá con người cơ bản.
Đất nước này, giống như đất nước của tôi, được thiên nhiên phú cho sự đa dạng. Không phải ai cũng trông giống nhau. Không phải tất cả mọi người đến từ cùng một khu vực. Không phải tất cả mọi người thờ phượng theo cùng một cách. Tại các thành phố và thị trấn của các bạn, có đền, chùa, nhà thờ [đạo Ki tô] và nhà thờ đạo Hồi đứng cạnh nhau. Hơn một trăm nhóm sắc tộc đã là một phần của câu chuyện củacác bạn. Tuy nhiên, trong các biên giới này, chúng tôi đã nhìn thấy một số trong các cuộc nổi dậy kéo dài nhất thế giới, chúng đã làm mất vô số mạng sống và xé rời nhiều gia đình và cộng đồng , và đứng chắn trên con đường phát triển.
Không có quá trình cải cách nào thành công mà không có hòa giải dân tộc. (Vỗ tay) Bây giờ các bạn có một thời khắc cơ hội đáng kể để chuyển các cuộc ngừng bắn thành một giải pháp lâu dài, và theo đuổi hòa bình ở nơi mà các mâu thuẫn vẫn còn nán lại, kể cả ở bang Kachin. Những nỗ lực này phải dẫn đến một nền hòa bình công chính và lâu dài hơn, bao gồm cả việc trợ giúp nhân đạo cho những người có nhu cầu, và một cơ hội cho những người di tản trở về quê.
Hôm nay, chúng ta nhìn vào vụ bạo động gần đây tại bang Rakhine vốn đã gây ra quá nhiều đau khổ, và chúng ta thấy sự nguy hiểm của tình trạng căng thẳng tiếp tục ở đó. Đã quá lâu, người dân của bang này, kể cả sắc dân Rakhine, phải đối mặt với cái nghèo và sự khủng bố nghiền nát. Nhưng không có lý do cho bạo lực đối với người dân vô tội. Và người Rohingya giữ cho chính họ mình – giữ bằng chính họ cùng một phẩm giá như các bạn, và tôi giữ.
Hòa giải dân tộc sẽ cần thời gian, nhưng vì lợi ích của nhân loại chung của chúng ta, và vì tương lai của đất nước này, cần phải ngăn chặn sự kích động và ngăn chặn bạo lực. Và tôi hoan nghênh việc chính phủ cam kết sẽ giải quyết các vấn đề về sự bất công và tinh thần trách nhiệm, và tiếp cận trợ giúp nhân đạo và quyền công dân. Đó là một tầm nhìn mà thế giới sẽ ủng hộ khi các bạn tiến về phía trước.
Mọi quốc gia đều vật vã trong xác định quyền công dân. Mỹ đã có cuộc tranh luận lớn về những vấn đề này, và những cuộc tranh luận đó vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, bởi vì chúng tôi là một quốc gia của những người nhập cư – những người đến từ mọi nơi của thế giới. Nhưng những gì chúng tôi đã học được ở Mỹ là có một số nguyên tắc mang tính phổ quát, áp dụng cho tất cả mọi người dù bạn trông ra sao, dù bạn đến từ đâu, dù bạn đang theo tôn giáo nào. Quyền của người được sống mà không có các mối đe dọa rằng gia đình của họ có thể bị tổn hại hoặc nhà ở của họ có thể bị đốt cháy chỉ vì họ là một ai đó hoặc đến từ một nơi nào đó.
Chỉ có người dân của đất nước này cuối cùng có thể định nghĩa sự hợp nhất của các bạn, có thể định nghĩa một công dân của đất nước này có nghĩa là gì. Nhưng tôi có niềm tin rằng khi các bạn làm điều đó các bạn có thể nhận được sự đa dạng này như là một điểm mạnh chứ không phải là một điểm yếu. Đất nước của bạn sẽ mạnh hơn vì có nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng các bạn phải nắm bắt cơ hội đó. Các bạn phải nhận ra thế mạnh đó.
Tôi nói điều này bởi vì đất nước của tôi và cuộc sống của riêng tôi đã dạy cho tôi về sức mạnh của sự đa dạng. Hoa Kỳ là một quốc gia của những người theo đạo Kitô, người Do Thái, người đạo Hồi, đạo Phật, đạo Ấn và người không có đạo. Câu chuyện của chúng tôi được định hình bằng mọi ngôn ngữ, làm giàu bằng mọi nền văn hóa. Chúng tôi có những người có gốc gác từ mọi miền trên thế giới. Chúng tôi đã nếm trải vị cay đắng của cuộc nội chiến và sự phân biệt, nhưng lịch sử của chúng tôi cho chúng tôi thấy rằng sự thù hận trong lòng con người có thể vơi đi, các lằn ranh giữa các chủng tộc và các bộ tộc sẽ phai dần. Và những gì còn lại là một sự thật đơn giản: e pluribus unum [từ nhiều thành một]- đó là những gì chúng tôi nói ở Mỹ. Từ số nhiều đó, chúng tôi hợp thành một quốc gia và chúng tôi làm thành một dân tộc. Và sự thật đó , lặp đi lặp lại, làm cho sự hợp nhất của chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó đã làm cho đất nước chúng tôi mạnh mẽ hơn. Nó là một phần trong những cái đã làm nước Mỹ vĩ đại.
Chúng tôi đã sửa đổi Hiến pháp để mở rộng các nguyên tắc dân chủ mà chúng tôi trân quý. Và tôi đứng trước các bạn hôm nay với cương vị Tổng thống của quốc gia mạnh nhất trên trái đất, nhưng thừa nhận rằng màu da của tôi đã từng bị từ khước quyền bầu cử. Và như thế điều đó sẽ cho bạn một ý thức nào đó rằng nếu đất nước của chúng tôi có thể vượt qua sự khác biệt thì các bạn cũng có thể như thế. Mỗi một con người bên trong các biên giới này là một phần của câu chuyện của các bạn, và các bạn nên nắm giữ điều đó. Đó không phải là một nguồn làm yếu kém, đó là một nguồn sức mạnh – nếu bạn nhận ra nó.
Và điều đó dẫn tôi đến quyền tự do cuối cùng mà tôi sẽ thảo luận ngày hôm nay, và đó là quyền của tất cả mọi người được sống (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi.
Trong nhiều cách, sợ hãi là thế lực chặn giữa con người và những ước mơ của họ. Sợ xung đột và các loại vũ khí chiến tranh. Sợ một tương lai khác lạ với quá khứ. Sợ những thay đổi sắp xếp lại trật tự xã hội và nền kinh tế của chúng ta. Sợ những người trông có vẻ khác ta, hoặc đến từ một nơi khác lạ, hoặc thờ phượng theo một cách khác. Trong một vài giai đoạn đen tối nhất, lúc Aung San Suu Kyi bị cầm tù, bà đã viết một khái luận về (tự do) thoát khỏi sự sợ hãi. Bà ấy nói sợ mất mát làm hư hỏng những người nắm lấy nó – “Sợ mất quyền lực làm hủ bại những người sử dụng nó, và sợ bị trừng phạt quyền lực làm đồi bại những ai phụ thuộc quyền lực”
Đó là nỗi sợ hãi mà bạn có thể để lại đằng sau. Chúng ta thấy rằng cơ hội ở các nhà lãnh đạo đang bắt đầu hiểu rằng quyền lực đến từ việc thoả mãn những hi vọng của dân, chứ không phải những sợ hãi của dân. Chúng tôi nhìn thấy điều đó ở những công dân khẳng định rằng lần này phải khác, rằng lần này thay đổi sẽ đến và sẽ tiếp diễn. Như bà Aung San Suu Kyi đã viết: “Sợ không phải là trạng thái tự nhiên của con người văn minh.” Tôi tin điều đó. Và hôm nay, các bạn đang cho thế giới thấy rằng sự sợ hãi không phải là trạng thái tự nhiên của cuộc sống ở đất nước này.
Đó là lý do tại sao tôi ở đây. Đó là lý do tại sao tôi đến Rangoon. Và đó là lý do tại sao những gì xảy ra ở đây là rất quan trọng – không những đối với khu vực này mà còn đối với cả thế giới. Bởi vì bạn đang bước vào một cuộc hành trình có khả năng truyền cảm hứng cho rất nhiều người. Đây là một thử nghiệm liệu một quốc gia có thể chuyển tới một vị thế tốt đẹp hơn.
Hoa Kỳ là một quốc gia Thái Bình Dương, và chúng tôi thấy tương lai của chúng tôi cũng ràng buộc với những quốc gia và các dân tộc này ở phía Tây của chúng tôi. Và khi nền kinh tế của chúng tôi hồi phục, chính đây là nơi mà chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ tìm thấy sự tăng trưởng to lớn. Khi chúng tôi kết thúc hai cuộc chiến tranh đã chi phối chính sách đối ngoại của chúng tôi trong một thập kỷ, khu vực này sẽ là một trọng tâm cho những nỗ lực của chúng tôi để xây dựng một nền hòa bình thịnh vượng.
Ở đây trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi nhìn thấy tiềm năng cho sự hội nhập giữa các quốc gia và người dân. Và với cương vị Tổng thống, tôi đã nắm lấy ASEAN vì lý do vượt ngoài thực tế là tôi đã sống một khoảng thời thơ ấu của tôi tại khu vực này, ở Indonesia. Bởi vì với ASEAN, chúng tôi thấy các nước đang trên đà chuyển tới- các nước đang lớn mạnh, và các nền dân chủ đang nổi lên; các chính phủ đang hợp tác nhau; tiến bộ đang xây dựng trên sự đa dạng chạy khắp các đại dương, các đảo, các cánh rừng và các thành phố, các dân tộc thuộc mọi chủng tộc và mọi tôn giáo. Đây là những gì thế kỷ 21 nên giống như thế nếu chúng ta có can đảm bỏ qua một bên sự khác biệt của chúng ta và bước tới với một ý thức quan tâm lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau.
Và ở đây tại Rangoon, tôi muốn gửi một thông điệp cho khắp châu Á: Chúng ta không cần phải được xác định bởi các ngục tù của quá khứ. Chúng ta cần phải nhìn về tương lai. Đối với lãnh đạo của Bắc Triều Tiên, tôi đã đưa cho một sự chọn lựa: hãy dẹp bỏ vũ khí hạt nhân và chọn con đường hòa bình và tiến bộ. Nếu quý vị làm như thế thì quý vị sẽ thấy có một bàn tay mở rộng từ Hoa Kỳ.
Vào năm 2012, chúng ta không cần phải bám vào sự phân chia Đông, Tây, Nam, Bắc. Chúng tôi hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc, láng giềng phía Bắc của các bạn, và Ấn Độ, láng giềng phía Tây của các bạn. Liên Hiệp Quốc – Hoa Kỳ sẽ làm việc với bất kỳ quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, muốn đóng góp cho một thế giới hòa bình hơn và thịnh vượng hơn, công chính hơn và tự do hơn. Và Hoa Kỳ sẽ là một người bạn với bất kỳ quốc gia nào tôn trọng các quyền của công dân mình và có trách nhiệm về luật pháp quốc tế.
Đó là đất nước, đó là thế giới mà bạn có thể bắt đầu xây dựng ở đây tại thành phố lịch sử này. Quốc gia này vốn bị quá cô lập có thể cho thế giới thấy sức mạnh của một khởi đầu mới, và chứng minh một lần nữa rằng cuộc hành trình tới dân chủ luôn đi đôi với phát triển. Tôi nói điều này trong khi biết rằng vẫn còn có vô số người ở đất nước này, những người không được hưởng những cơ hội mà nhiều bạn ngồi đây được hưởng. Có hàng chục triệu người sống không có điện. Có những người tù lương tâm vẫn đang chờ đợi được thả ra. Có những người tị nạn và di tản trong các trại mà ở đó hi vọng vẫn còn là cái gì đó nằm ở chân trời xa xôi.
Hôm nay, tôi nói với các bạn, và tôi nói với tất cả mọi người có thể nghe thấy tiếng nói của tôi – rằng Hoa Kỳ ở với các bạn, kể cả những người đã bị lãng quên, những người bị tước đoạt, những người đang bị tẩy chay, những người nghèo khổ. Chúng tôi mang câu chuyện của các bạn trong đầu của chúng tôi và hi vọng của các bạn trong tim của chúng tôi, bởi vì trong thế kỷ 21 với sự lan toả của công nghệ và việc phá vỡ các rào cản, tuyến đầu của tự do nằm bên trong phạm vi các quốc gia và các cá nhân, không chỉ nằm giữa chúng.
Như một cựu tù nhân đã nêu ra trong nói chuyện với đồng bào của ông, “Chính trị là công việc của các bạn. Nó không chỉ dành cho [các] nhà chính trị”. Và chúng tôi có một thành ngữ ở Hoa Kỳ rằng văn phòng quan trọng nhất trong một nền dân chủ là văn phòng công dân – không phải Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, mà là công dân. (Vỗ tay)
Vì vậy, cuộc hành trình này có thể có vẻ bất thường và khó khăn và đầy thử thách và đôi khi bực bội nhưng cuối cùng, các bạn, các công dân của đất nước này, là những người phải xác định tự do có nghĩa là gì. Các bạn là những người sẽ phải nắm bắt tự do, bởi vì một cuộc cách mạng thực sự của tinh thần bắt đầu trong mỗi trái tim của chúng ta. Nó đòi hỏi các loại can đảm mà rất nhiều các nhà lãnh đạo của bạn đã thể hiện.
Con đường phía trước sẽ được đánh dấu bởi những thách thức rất lớn, và sẽ có những người chống lại sức mạnh của sự thay đổi. Nhưng tôi đứng đây với lòng tự tin rằng những gì đang xảy ra ở đất nước này là không thể đảo ngược, và ý chí của người dân có thể nâng đất nước này lên và tạo nên một ví dụ tuyệt vời cho thế giới. Và các bạn sẽ có Hoa Kỳ là một đối tác với các bạn trên cuộc hành trình dài đó. Vậy, cezu tin bad de. [Xin cám ơn các bạn] (Vỗ tay).
Cảm ơn các bạn. (Vỗ tay).
Nguồn: White House/ Fox News
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Bản tiếng Việt © Huỳnh Phan