Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Có nhất thiết phải có một lãnh tụ?

-Có nhất thiết phải có một lãnh tụ?
7 tháng 8 2015

Có lẽ người Việt Nam hiện nay coi việc mỗi đất nước có một lãnh tụ là điều đương nhiên, nhưng điều đó có thật sự chính xác?

Nếu chú ý, việc sùng bái cá nhân lãnh tụ dường như chỉ tập trung ở một vài quốc gia mà sự phát triển đất nước không cao.


Những nước đi đầu về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật…, những nước luôn được các quốc gia nhỏ lấy làm tấm gương để phát triển, ở những nước này lại hầu như không thấy sự hâm mộ tập trung vào một cá nhân.

Đầu tiên là Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama rất được hâm mộ, nhưng chủ yếu vì ông là người da màu đầu tiên nắm chức vụ này chứ chẳng phải vì quá xuất sắc so với những người tiền nhiệm.

Mới đây vị Tổng thống Mỹ đã nhắc khéo giới lãnh đạo châu Phi (vốn nổi tiếng về tham quyền cố vị) rằng ông yêu thích công việc này và hoàn toàn có thể làm thêm nhưng hiến pháp Mỹ không cho phép.

Không chỉ là luật pháp, thực tế nước Mỹ đúng là không cần một vị Tổng thống nào cầm quyền lâu dù người ấy có xuất sắc thế nào đi nữa. Tổng thống Mỹ cũng chỉ là người có nhiều quyền quyết định nhất chứ không thể một mình làm nên tất cả.

Vẫn còn những cơ chế quyền lực khác như Quốc hội để đảm bảo nền dân chủ của nước Mỹ và đảm bảo rằng mọi quyết định của người đứng đầu đất nước hợp với đa số những người đại diện nhân dân.

Nước Mỹ đã trải qua bao đời Tổng thống, cũng có nhiều ông nổi tiếng, nhưng chẳng có ông nào được cho là lãnh tụ vĩ đại để đem ra ca ngợi mọi lúc mọi nơi cả.

Sau khi Franklin D. Roosevelt – một trong những Tổng thống vĩ đại nhất qua đời khi đang làm nhiệm kỳ thứ 4, Mỹ ra luật người đứng đầu Nhà Trắng chỉ được nắm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ.

Từ đó cứ đều đều ông 1 nhiệm kỳ, ông 2 nhiệm kỳ. Có ông xuất sắc, có ông kém hơn một chút. Nhưng nước Mỹ có thay đổi gì không? Chẳng có gì cả, vẫn dẫn đầu thế giới.

Quay sang Nhật. Nếu chỉ nhìn vào mật độ thay Thủ tướng thì nước này có thể bị đánh giá là bất ổn nhất thế giới.
Ông Kim Jong-un là lãnh đạo tối cao của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên.

Trước khi Junichiro Koizumi lên nắm quyền, Nhật Bản có 10 Thủ tướng trong 12 năm. Sau khi ông rời nhiệm sở, đất nước mặt trời mọc cũng có 6 người đứng đầu đất nước trong 6 năm. Đến nay mới có một người có thể tái đắc cử là đương kim Thủ tướng Shinzo Abe.

“Bất ổn chính trị” như thế nhưng Nhật vẫn là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Ngay cả thời kỳ phát triển thần kỳ trước đây, người ta cũng không tìm ra một vị lãnh tụ có công lao to lớn nhất đối với đất nước Nhật để tôn làm thần thánh. Thành quả của nước Nhật là của một tập thể nhiều người xuất sắc.

Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada… cũng vậy, sự phát triển của họ cũng không gắn liền với một tên tuổi cụ thể nào.

Singapore là một trường hợp hiếm hoi khi cố Thủ tướng Lý Quang Diệu được coi là người khai quốc công thần. Nhưng ở đây người ta cũng không dựng tượng tràn lan để “đời đời nhớ ơn” dù công lao của Lý Quang Diệu là không phải bàn cãi.
Các nước “chưa phát triển”

Các lãnh tụ vĩ đại đặc biệt phổ biến ở những nước kém phát triển hơn. Có thể kể ngay ra đây: Triều Tiên, Cuba, Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Ở Triều Tiên là cha con Kim Nhật Thành và Kim Jong Il, Cuba là Fidel Castro, Việt Nam là Hồ Chí Minh, Lào có Kaysone Phomvihane, Campuchia có Norodom Sihanouk, Trung Quốc có Mao Trạch Đông.

Đây phần lớn đều là những nước Xã hội Chủ nghĩa và đều nghèo cả. Trung Quốc có thể có tổng sản phẩm quốc nội lớn, nhưng bình quân đầu người còn thấp, phát triển nhanh nhưng không bền vững.

Có thể ai đó sẽ nói rằng, vì kém phát triển nên cần phải có những con người vĩ đại để làm chỗ dựa tinh thần và soi đường chỉ lối. Nghe thì cũng có lý nhưng thực tế những nước này đã trải qua gần nửa thế kỷ hòa bình mà không phát triển được nhiều.
Vì sao?
Tượng Lenin bị kéo đổ tại Ukraine và nhiều nước từng thuộc Liên Xô cũ.

Thứ nhất: Các nước phát triển đều là những nơi tự do thông tin, nên bất kể nhân vật nào cũng được đánh giá theo nhiều chiều. Mà trên đời không ai hoàn hảo, nên một phần cũng vì lý do này mà các nước lớn ít sùng bái chính trị gia – một nghề luôn cần nhiều thủ đoạn.

Ngược lại, vì bị che dấu thông tin nên các nước nhỏ luôn cảm thấy lãnh tụ của mình vĩ đại hơn lãnh đạo nước lớn, dù khả năng nước nhỏ sản sinh ra người tài hơn nước lớn là không nhiều.

Thứ hai: Ở các nước phát triển, các học thuyết, hệ tư tưởng luôn phải được đổi mới, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thời đại. Nên các nước này không bám lấy một hình ảnh nào mãi.


Ở các nước phát triển, các học thuyết, hệ tư tưởng luôn phải được đổi mới, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thời đại. Nên các nước này không bám lấy một hình ảnh nào mãi.

Những cá nhân đó nếu quả thật có vĩ đại thì cũng mất rồi, sau khi họ qua đời mà cứ bám vào quá khứ liệu có sáng suốt?

Tư duy của một người ở nửa thế kỷ trước liệu có còn thích hợp với thời hiện tại? Ở đây không có ý chê bai lãnh tụ, nhưng tầm nhìn của một con người nhìn chung cũng có giới hạn. Làm sao bắt một người phải thấy được tương lai của loài người trong 100 năm tới?

Điều này lãnh đạo các nước Xã hội Chủ nghĩa cũng thừa hiểu, nhưng họ cần một biểu tượng hoàn hảo để chống đỡ cho chế độ, để người dân luôn trong nỗi lo sợ bị người khác đánh giá là suy thoái đạo đức khi dám động đến tấm gương sáng ngời của lãnh tụ.
Hậu quả

Thực tế chứng minh, việc đề cao một cá nhân hầu như không ích lợi gì cho nhân dân và đất nước, nó chỉ tốt cho nhà cầm quyền muốn duy trì sự độc tài. Các nước Xã hội Chủ nghĩa đã thế, sau này lại thêm một số lãnh tụ thời hiện đại như Putin, Hugo Chavez... và đều không thể đưa đất nước tiến lên.

Những quyết định độc đoán không dựa trên ý kiến của một hội đồng hiếm khi mang lại kết quả tốt đẹp. Putin nóng đầu sáp nhập Crimea vào Nga, nhưng chỉ sau một thời gian đã cho thấy: đối đầu với phương Tây là một việc làm duy ý chí. Hugo Chavez quốc hữu hàng loạt những ngành kinh tế lớn để rồi bây giờ nền kinh tế nước này sụp đổ.

Phương Tây có thể chia rẽ, tranh cãi gay gắt về nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả phương cách đối đầu với kẻ thù, những cái đó luôn được trưng ra khiến cho các nước độc tài “luôn nhất quán trong mọi hành động” chê cười.

Nhưng về lâu dài, phần thắng luôn thuộc về phía “không đoàn kết” kia khi mà mỗi hành động của họ đều trải qua thảo luận và phe có nhiều sự hợp lý hơn luôn chiếm đa số, mọi thứ luôn được đặt lên bàn cân để tính toán kỹ lưỡng chứ không phải sau một phút bốc đồng hoặc chỉ vì một lý tưởng mù quáng.
Trung Quốc là một trong các quốc gia cộng sản khác cũng tôn thờ lãnh tụ

Một khi đã quyết định chiến đấu với Nga là phương Tây đã suy tính đủ rồi, nên Putin không thể đương đầu lại.

Tóm lại, thời mà một cá nhân với quyền lực vô song quyết định tất cả đã xa rồi.

Truyền hình Việt Nam đang chiếu lại bộ phim “Tể tướng Lưu gù” vào 20h hàng ngày trên VTV2. Phim có đoạn Lưu Dung kịch liệt phản đối quyết định của Hoàng đế Càn Long khi vị vua cho xây dựng một ngôi chùa tiêu tốn 8 triệu lạng bạc trong lúc dân ở lưu vực sông Hoài đang đói kém vì lũ lụt, người chết đói đầy đường.

Chỉ với một lý lẽ: “Phật thì cần ở chùa, dân thì cần gạo ăn, bên nào cần hơn trẫm khắc tự biết” của Hoàng thượng, mọi lời kêu gọi của vị Tể tướng đều vô vọng. Cứ mỗi câu “Hoàng thượng, hãy lấy dân làm gốc!”, Lưu Dung lại bị hạ thêm vài cấp bậc, nhưng ông vẫn không ngừng lời cho đến lúc bị lột hết mũ áo, tống ra khỏi cung điện.

Vào thời đó, “kháng chỉ” là tội chém đầu và Lưu Dung may mà chỉ bị đuổi về quê, còn việc xây dựng thì vẫn cứ phải tiến hành vì thánh chỉ một khi đã ban ra là không thể thay đổi được.

Hiện tại ở Việt Nam cũng có một việc như vậy, chuyện tưởng chừng chỉ có ở những năm 1700, cách đây đã 3 thế kỷ.



Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.


-- Tượng lãnh tụ Lenin sẽ bị dỡ khỏi quảng trường nước Nga?
Hãng tin RT của Nga cho hay, Phó Chủ tịch Đảng Tự  Do Dân chủ Aleksandr Kurdyumov đề xuất việc đưa các tượng đài nhà lãnh tụ Vladimir Lenin tới bảo tàng hoặc những khu trưng bày chung với tượng của những nhân vật lịch sử khác, thay vì đặt chúng tại các quảng trường ở nước Nga.
Theo đó, chính quyền địa phương sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để tìm ra nơi mà họ muốn đặt tượng của lãnh tụ Lenin.
Tượng đài Lenin tại trước cửa Trung tâm Triển lãm toàn Nga.

Ông Kurdyumov cho rằng những tượng đài này sẽ đẹp và an toàn hơn khi được đặt trong các viện bảo tàng.
Cũng theo ông Kurdymov, thường không có tượng đài nào khác ngoài tượng vị lãnh tụ Lenin tại các thị trấn ở Nga, vì thế, điều này có vẻ là "không công bằng" với những nhân vật lịch sử quan trọng khác như Peter đại đế, Tướng Aleksandr Suvorov, Sa hoàng Isar Ivan...
Tờ Izvestia cho hay, một số thành viên của Đảng cầm quyền Nước Nga thống nhất (UR) cũng tán thành ý kiến này.
Trong khi đó, Đảng Cộng sản Nga KPRF kịch liệt phản đối ý tưởng này. Đảng viên Sergey Obukhov nhấn mạnh:  "Lenin là người cha, người sáng lập ra Liên bang Nga". Ông chỉ ra rằng có một vài bộ luật được cố lãnh đạo Lenin thông qua vẫn còn có hiệu lực ở Nga. Thêm vào đó, việc phá đi kiến trúc mang tính lịch sử là hợp pháp.
Tượng nhà lãnh tụ Lenin hiện đang được đặt ở các quảng trường trung tâm tại gần như tất cả các thành phố ở Nga, và cũng hầu như không ở khu vực nào lại không có những con đường được đặt theo tên ông.
Theo TTVN - Tượng lãnh tụ Lenin sẽ bị dỡ khỏi quảng trường nước Nga?



-http://kienthuc.net.vn/doc-30-giay/201211/Tuong-lanh-tu-Lenin-se-bi-do-khoi-quang-truong-nuoc-Nga-1863000/
- Thầy Đinh Đăng Định ‘quyết không nhận tội’ (BBC). . – ‘Cơ hội của ông Định gần như không có’(BBC).
- TT. Thanh Quyết: Sẽ không tự ứng cử chức Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN (chùa Phúc Lâm).
- Nguyễn Trang Nhung – Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản (x-café).
- Bộ phim về sự sụp đổ của chế độ Cộng sản Liên xô: Thư mời xem phim Thời đại Mê sảng – Age of Delirium – miễn phí (Việt báo).
- Lỗ Trí Thâm – Hà Nội – Tháng Chạp 72 (Dân Luận).
- BS Ngô Thế Vinh: Lễ động thổ xây dập Xayaburi: một ngày ảm đạm trên sông Mekong (Nguyễn Văn Tuấn).
World Briefing | Asia: Chinese Poet Li Bifeng Jailed for 12 Years
NYT -Li Bifeng, who was formerly imprisoned for five years for his involvement in the Tiananmen Square democracy movement, was sentenced for contract fraud.

-1399. Một bức thư ngụy tạo, bịa đặt tác giả là tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và tướng Đồng Sĩ Nguyên
Tiếng nói của một lão tướng – Văn hóa từ chức và lòng tự trọng (BoxitVietnam).
- HỒ HỒNG TUYẾN: LÒNG DÂN QUA BÀI THƠ “NHÂN DÂN” (Nguyễn Trọng Tạo).
.
The Fall of the American Empire (Writ Small)
RealClearWorld
- Nhìn lại vụ Tiên Lãng: Ông Vươn phạm tội gì? (ĐV).
- Vinashin thiếu chỉ đạo, gây thiệt hại cho Nhà nước (NLĐ). - Lãng phí tàu khổng lồ: Bỏ tham vọng cường quốc đóng tàu (TN). - Họp kín bàn cách cứu tàu ‘ma’ (TP). - Chủ tài sản “chết đứng” trên đống tài sản (TP).
- Báo Tuổi Trẻ phải làm rõ bài về PVN (BBC). – Làm rõ căn cứ nêu trong bài báo “Buộc PVN nộp lại gần 11.000 tỷ đồng” (Chinhphu).- Khoa học 200 chữ (Đào Tuấn).- Bộ GTVT Họp kín bàn cách cứu tàu ‘ma’ (TP).

- PHẢI CAN ĐẢM NÓI LỜI CÁM ƠN NƯỚC MỸ? (Huỳnh Ngọc Chênh).
- CNN, BBC có thể ngưng phát sóng tại Việt Nam (VOA).
- 24 ngàn tiến sĩ, vẫn đốt đuốc tìm chuyên gia(VNN).

Suy nghĩ nhân đọc thư chúc mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam của bộ trưởng Phạm Vũ Luận (viet-studies 20-11-12) -- BàiNguyễn Trọng Bình
'Bất hạnh cho xã hội khi giáo viên làm như máy' (VNN 20-11-12)
Để người thầy gắn bó với nghề (ĐV 19-11-12)
Nâng chất lượng đội ngũ nhà giáo Công an lên tầm cao mới (CAND 20-11-12) -- Chết chưa!
Vi Thùy Linh trình diễn văn chương trong Nhà hát lớn (eVan 20-11-12)
Bồi dưỡng tài năng văn học nghệ thuật: Tài năng cần được vun đắp, chăm bồi (SGGP 20-11-12)

Dân nói có, công an nói không
Tiền Phong Online
TP - Công văn trả lời của Công an huyện Khánh Sơn không rõ ràng, không đúng sự thật. Các ông Bùi Văn Khánh, Bùi Hữu Thảo và Thái Tùng, cùng ở xã Sơn Trung (Khánh Sơn, Khánh Hòa) nêu đại ý như vậy, trong đơn gửi Thanh tra Công an Khánh Hòa, ...
Dân khởi kiện công an tịch thu kỳ namThanh Niên





Tổng số lượt xem trang