Bà Trần Thị Cẩm Thanh "tố" phường Thành Công cố ý tiếp tay cho sai phạm,
cố tình o ép gây khó khăn cho gia đình bà suốt thời gian dài
Đã 4 năm kể từ khi bà Trần Thị Cẩm Thanh có đơn tố cáo khiếu nại hành vi lấn chiếm của chủ căn hộ 109A khu tập thể D4 Thành Công làm nhà ở kiên cố ngay trên phần diện tích lối đi chung, cho đến nay vụ việc vẫn chưa được UBND phường Thành Công và các cơ quan chức năng quận Ba Đình giải quyết dứt điểm khiến nhiều hộ dân trong khu tập thể bất bình.
Khi những sai phạm cũ vẫn ngang nhiên thách đố, UBND phường Thành Công lại cho triển khai đào hố ga trước cửa nhà 110 khu tập thể D4 với lý do cải tạo hệ thống thoát nước thải. Tuy nhiên, bà Cẩm Thanh cho rằng việc xây đường nước thải mới đang diễn ra chỉ nhằm điều kiện cho hộ gia đình đang bị tố cáo lấn chiếm xây dựng trái phép sinh hoạt thuận lợi hơn.
Trong đơn kêu cứu gửi đến báo Dân trí và các cơ quan chức năng, bà Trần Thị Cẩm Thanh phản ánh, ngày 11/11/2012, tổ trưởng tổ dân phố nhân danh sự chỉ đạo của phường Thành Công đưa người vào đào đường ống dẫn nước thải mới cho hộ gia đình phòng 109A đang chặn đường đi của gia đình bà Thanh suốt nhiều năm qua.
Phát hiện sự việc, bà Thanh đã trình báo lên Công an phường Thành Công, Công an phường đã tiến hành lập biên bản, nhưng sau đó phường Thành Công lại không đưa ra bất kỳ hình thức kỷ luật nào đối với ông tổ trưởng dân phố, hoặc chỉ đạo tạm dừng việc xây dựng cống thoát nước thải, dù bà Cẩm Thanh trực tiếp làm đơn gửi UBND phường.
Đến đầu tháng 12/2012, đơn vị được giao thi công tiếp tục đào 1 hố ga lớn phục vụ cho đường thoát nước mới. Để làm rõ nội dung phản ánh của công dân, PV Dân trí đã đặt lịch làm việc với lãnh đạo UBND phường Thành Công, nhưng đều không nhận được hồi âm của chính quyền.
Vụ khiếu nại liên quan đến vụ chiếm dụng lối đi chung để xây nhà ở tại khu tập thể D4 Thành Công xảy ra từ năm 2008, khi UBND phường Thành Công cho đổ bê tông vào mảnh đất trước cửa nhà 110. Cùng thời gian này, chủ căn hộ 109A đã ngang nhiên bịt lối đi chung, cơi nới xây dựng nhà, biến đường đi chung thành nơi để xe.
Công trình lấn chiếm trên lối đi chung vẫn ngang nhiên thách đố chính quyền
Sau khi gia đình bà Trần Thị Cẩm Thanh làm đơn khiếu nại gửi UBND quận Ba Đình, ngày 8/11/2010, phường Thành Công có văn bản báo cáo gửi ông Nguyễn Thế Công, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình. Tuy nhiên, văn bản báo cáo của phường Thành Công không đề cập nguyên nhân cho nhà 109A làm nhà ở trên đường đi chung đã tồn tại từ lâu.
Giải thích với PV Dân trí về sai phạm kéo dài tại khu tập thể D4 Thành Công chưa được xử lý dứt điểm, ông Nguyễn Huy Toản, Phó Chủ tịch UBND phường Thành Công từng phát biểu: “Việc cơi nới, đập tường rào, bịt lối đi chung đã có từ lâu rồi, những vấn đề này, nó thuộc về lịch sử, nên phường khó mà giải quyết được”. Kể từ năm 2010 đến nay, quận Ba Đình cũng chưa đưa ra câu trả lời thấu đáo đối với công dân, dù bà Cẩm Thanh nhiều lần gửi đơn khiếu nại.
Trong đơn kêu cứu gửi đến báo Dân trí, bà Trần Thị Cẩm Thanh tiếp tục nghị các cơ quan chức năng quận Ba Đình vào cuộc xử lý tình trạng lấn chiếm, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình bà. Sau hàng loạt sai phạm không được giải quyết, bà Thanh và nhiều người dân khu tập thể D4 Thành Công đang đặt dấu hỏi liệu UBND phường Thành Công có cố tình tiếp tay cho vi phạm?
- Tòa đưa cả đất “ngoài ra” vào chia thừa kế (!?) (Thanh tra).
- Quản lý thị trường đau đớn thua kiện doanh nghiệp (NĐT).-- “Kỳ án” phá rừng để… trồng rừng (VNN).
- Giấy phép xây dựng “treo” theo nghị định (PN).
- Phải xử lý nghiêm hành vi xâm phạm bí mật đời tư (CAND).
- 10 vụ án chấn động dư luận trong năm 2012 (DV).
“Cát tặc” Sông Lô được “chống lưng”? (DV). -(Dân Việt) - Trước việc các nhóm xã hội đen ngang nhiên bảo kê cho “cát tặc” hoành hành trong một thời gian dài mà không bị dẹp bỏ tại dọc tuyến sông Lô (Vĩnh Phúc), nhiều người dân hoài nghi có sự “chống lưng” cho những hoạt động phi pháp...
Ông Hoàng Văn Vượng - Chủ tịch UBND xã Bạch Lưu .
>> Sông Lô kêu cứu về nạn “cát tặc”: “Cát tặc” nổ súng vào dân
>> Sông Lô kêu cứu vì nạn “cát tặc”: Dân mất đất, lo vỡ đê
Nhằm lập lại trật tự trên dọc tuyến sông Lô, Bộ Công an đã lập đoàn liên ngành để kiểm tra đồng thời giao Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) cùng các đơn vị nghiệp vụ xác lập chuyên án 912CT điều tra xử lý kiên quyết các vụ phạm pháp hình sự xảy ra tại đây.
Đúng 3 giờ sáng 21.11, các trinh sát bí mật phục kích và bắt quả tang 2 tàu cuốc vào khai thác trái phép cát sỏi tại bãi Soi Đình, phát hiện 27 đối tượng đang tham gia khai thác, thu giữ 1 khẩu súng, hàng chục dao, kiếm mà các đối tượng tàng trữ trên tàu.
Tình trạng khai thác cát ồ ạt xâm hại nguồn tài nguyên của Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương diễn ra trong một thời gian dài nhưng cả hệ thống chính trị từ cấp xã đến tỉnh Vĩnh Phúc không có biện pháp hữu hiệu nào để dẹp bỏ, khiến nhiều người dân đặt vấn đề có nhóm lợi ích đang “chống lưng”, bảo kê cho những hoạt động phi pháp này.
Được biết, sau khi Bộ Công an phá chuyên án “cát tặc”, một số cán bộ Công an huyện Sông Lô đã bị tạm đình chỉ công tác để điều tra. Tại sao địa phương không xử lý được “cát tặc” mà phải nhờ sự can thiệp của Bộ Công an? Ông Hoàng Văn Vượng - Phó Chủ tịch UBND xã Bạch Lưu khuyên phóng viên nên hỏi cấp cao hơn vì đây là vấn đề tế nhị, thẩm quyền cấp xã nhỏ và cũng đã làm hết trách nhiệm.
Lên UBND huyện Sông Lô để tìm lời giải, phóng viên được ông Dương Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện giải thích: “Chúng tôi đã làm hết khả năng nhưng hiệu quả mang lại chưa như ý. Nhiều vụ cần phải có sự can thiệp của cấp tỉnh, thậm chí là T.Ư như vừa rồi mới xong”.
Nhiều tàu chở cát trái phép ngang nhiên chạy dọc tuyến sông Lô.
Sau khi một loạt “cát tặc” bị C45 tóm gọn, một số mỏ cát có giấy phép khai thác tại đây từng bị các “cát tặc” chiếm, được trả lại chủ cũ. Nhưng, khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại thì liên tục bị chính quyền và công an địa phương “hỏi thăm”, gây áp lực.
“Liên tiếp từ cuối giờ chiều ngày 1.12 đến 23 giờ ngày 2.12, một số cán bộ Công an tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sông Lô có hành vi mời và tạm giữ cán bộ công ty chúng tôi trái pháp luật. Đây chính là những người trực tiếp làm đơn tố cáo các tổ chức “xã hội đen” chiếm đoạt mỏ cát. Trong khi đó, 6 tháng trước, khi nhóm đối tượng này dùng vũ lực chiếm mỏ, chúng tôi gửi đơn kêu cứu thì lại chẳng có ai can thiệp” - lãnh đạo một doanh nghiệp được phép khai thác cát trên địa bàn huyện Sông Lô than thở.
Sau khi một loạt “cát tặc” bị C45 tóm gọn, một số mỏ cát có giấy phép khai thác tại đây từng bị các “cát tặc” chiếm, được trả lại chủ cũ. Nhưng, khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại thì liên tục bị chính quyền và công an địa phương “hỏi thăm”, gây áp lực.
Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Lô Dương Văn Sơn thì cho rằng, việc này thuộc về trách nhiệm của cơ quan bảo vệ pháp luật. “Chúng tôi không có chỉ đạo cấm hay gây áp lực các đơn vị được cấp phép hoạt động khai thác cát hợp pháp” - ông Sơn khẳng định.Còn thượng tá Nguyễn Trần Hanh - Trưởng Công an huyện Sông Lô - giải thích: Sau chuyên án của Bộ Công an, để đảm bảo an ninh tại khu vực này, Công an tỉnh Phú Thọ đã phải cử hẳn tổ công tác về cắm chốt bảo vệ dọc tuyến sông. “Công an có mặt ở đấy là để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp hoạt động chứ có phải làm khó cho dân đâu. Chúng tôi mời cán bộ của doanh nghiệp lên làm việc vì đơn vị này liên quan đến việc bán hàng nhưng không xuất hóa đơn, không chấp hành nghĩa vụ thuế...” - thượng tá Hanh khẳng định.- “Cát tặc” Sông Lô được “chống lưng”? (DV).
- Tổ dân phố không có chức năng thu phí đường bộ xe máy (TP).- Trưởng công an xã bị tố đánh dân (DT).
- “Hiệp sĩ” bị bắt vì gây tai nạn giao thông (DV). – TPHCM lập 34 tổ đặc nhiệm mô hình 141 (TP).
- Đám ma cán bộ ‘cần giảm chi tối đa’ (BBC).- Những sự kiện y tế gây hoang mang nhất 2012 (VnMedia). - Trẻ tử vong sau tiêm vaccine:Do chủ quan khi trẻ nôn, sốt? (PN Today). - Đình chỉ lưu hành toàn quốc lô vắc xin “5 trong 1” gây tai biến (DT). - Sai lầm y khoa: càng che giấu sự thật, càng nhiều người chết oan (SGTT).
- Dân vào cuộc cứu các dòng sông (TP). – Khát giữa bốn bề là nước (LĐ). – Thừa Thiên – Huế: Nông dân mỏi mắt chờ mưa (ĐĐK).
- Nghệ An: Gặp 2 cha con ngư dân nửa đêm lao ra biển động cứu người (DT).
- Ma trận xe gian (PN).
- “Ông bố” Tây và hành trình cưu mang trẻ em đường phố Việt (NĐT).
- Lặng lẽ rợn người trên đồi hài cốt lính tây (VNN).
- Thăm Bản Mường của Thủ đô (PLVN).-- Sự thực ít biết về Tượng thần tự do NewYork ở Hà Nội xưa (KT).
- Khách đến, khách đi, khách không trở lại (SK&ĐS).
- Bộ sưu tập trên 1.000 ảnh nhà thờ Công giáo của một nhà báo (CATP).
--2012: Di sản băm nát, bảo tàng nghìn tỉ (VNN 21-12-12) - Năm 2012, những người quan tâm tới di sản không khỏi đau lòng trước câu chuyện xâm hại chùa Trăm Gian, sự lãng phí khi xây dựng Bảo tàng Hà Nội và căn bệnh trầm kha liên quan đến hội chứng di sản UNESCO.
Chùa Trăm Gian đã trở thành một câu chuyện nóng trong dư luận xã hội năm qua.
Vụ chùa Trăm Gian: Kiểm điểm lại từ đầu
Kết luận ban đầu về vụ xâm hại chùa Trăm Gian
Sau chùa Trăm Gian, chùa Trầm lại bị "xâm hại"
Đừng đổ hết trách nhiệm cho trụ trì chùa Trăm Gian
Trăm Gian và... "thông điệp" của hậu sinh
Vụ trùng tu chùa Trăm Gian: Lỗi vô thức?
Chùa Trăm Gian đã bị "phá" như thế nào?
Chưa thể đưa kết luận cuối vụ xâm hại chùa Trăm Gian
Cận cảnh chùa Trăm Gian ngàn tuổi 'mới tinh'
Kinh ngạc vì Chùa Trăm Gian bị hủy hoại một cách vô lối
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu xây dựng và tu sửa các di tích và đền chùa trở thành một nhu cầu chính đáng của người dân. Nhưng nói theo KTS Lê Thành Vinh, Viện trưởng Viện bảo tồn di tích thì “Không hiểu về bảo tồn di sản thì càng có nhiều tiền lại càng làm hỏng di sản!”
Câu chuyện về sự xâm hại chùa Trăm Gian thực sự là một bài học đau lòng cho những ai muốn phục dựng và bảo tồn di tích đặc biệt là di tích quốc gia. Có một thực tế là không chỉ có chùa Trăm Gian, rất nhiều di tích cấp quốc gia "kém nổi tiếng hơn" có không ít hạng mục đã bị xâm hại từ quy mô nhỏ đến lớn.
Minh Ân viện ở lăng Vua Đồng Khánh khi còn nguyên vẹn.
Minh Ân viện sau khi trùng tu đã bị thay ngói và làm lại cửa.
Và chỉ đến khi câu chuyện về chùa Trăm Gian gây xôn xao dự luận vì sự nghiêm trọng gây ảnh hưởng lớn đến một di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia mới khiến nhiều người ngỡ ngàng. Bài học về việc trùng tu di tích, bảo tồn di sản đã phải trả một cái giá rất đắt khi hiện trạng trên cả nước đã có quá nhiều di tích bị xâm hại với cách “làm mới” di tích mà nhiều người hiểu rằng đó là trùng tu.
Những người liên quan tới vụ việc chùa Trăm Gian đã phải nhận hình thứckiểm điểm, mức án phạt chưa thực đủ để xoa dịu nỗi bức xúc của dư luận.Và sau nhiều tháng kể từ khi vụ việc làm nóng dư luận, vụ việc này dường như đã bị "chìm xuồng", không một cá nhân hay cơ quan chức năng nào phải chịu trách nhiệm.
Bảo tàng Hà Nội: Nỗi đau nghìn tỉ bỏ hoang
Bảo tàng Hà Nội: Khánh thành rồi... dang dở
Cần một cuộc đại phẫu với các bảo tàng Việt Nam
Bảo tàng "khủng" và câu chuyện niềm tin
Bảo tàng to, lo rỗng ruột
Bao cấp + bảo tàng = trì trệ
Hiện có sự khủng hoảng với các bảo tàng
Sự thật đau lòng ở bảo tàng
2300 tỉ đồng (tiền xây dựng và kinh phí bỏ ra cho việc trưng bày lên tới trên 3000 tỉ đồng) là số tiền đã đổ vào Bảo tàng Hà Nội để kịp khánh thành chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đến thời điểm hơn 1 năm rưỡi trôi qua kể từ khi khánh thành, người dân vẫn chỉ thấy nơi đây chỉ là cái xác nhà hoành tráng với hiện vật lẻ tẻ, thậm chí những người đến thăm quan không ít lần phải trở thành vị khách không mời của một tiệc cưới tổ chức ngay phía ngoài.
Tiệc cưới được tổ chức tại Bảo tàng Hà Nội.
130.000 người tham quan là con số sau hơn 1 năm rưỡi mà Bảo tàng Hà Nội (tính đến tháng 4/2012) thu được. Đem so sánh với các bảo tàng thế giới khi con số lên hàng trăm nghìn thậm chí hàng triệu người thì quả thực là khập khiễng nhưng nếu so sánh với một bảo tàng ngay trong nước chỉ một năm có nơi đã thu hút được 500.000 lượt khách thì quả thực số tiền 2300 tỉ đầu tư cho Bảo tàng Hà Nội là một sự lãng phí kinh khủng.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét: “Ta đã có thể đầu tư xây dựng được một bảo tàng khá hiện đại nhưng lại chưa kịp chuẩn bị và hoàn thành công tác rất quan trọng đối với bảo tàng, đó là sưu tập. Rốt cục Bảo tàng Hà Nội trở thành một bảo tàng có vỏ mà không có ruột.”
Quang cảnh bên trong Bảo tàng Hà Nội thưa vật trưng bày và không một bóng người.
Có một điều kì lạ là trong khi có qua nhiều công trình di tích đang phải ngóng chờ vài tỉ đồng để tu bổ, thậm chí có nơi đã phải tự vận động người dân đóng góp để trùng tu di tích thì lại có những công trình được đầu tư cảnghìn tỉ mà hiệu quả sử dụng không xứng với số tiền bỏ ra.
Đã có quá nhiều nhà khoa học và những nhà nghiên cứu khi nhìn vào Bảo tàng Hà Nội phải thốt lên rằng: “Giá như”. Cái "giá như" bất lực trước một thực trạng đã xảy ra mà quá nhiều lời góp ý thẳng thắn và chân thành từ trước đã không được tôn trọng. “Giá như họ đừng làm một bảo tàng làm xấu hổ cho ngành bảo tàng nước nhà", lời một Giáo sư đầu ngành về bảo tàng xin được giấu tên.
Trong khi Bảo tàng Hà Nội vẫn còn là bài học đau lòng với ngành bảo tàng trong nước thì trong năm qua, việc dự án xây dựng Bảo tàng lịch sử quốc gia mới với chi phí xây dựng lên tới 11.000 tỉ đồng tiếp tục làm dư luận xã hội dậy sóng. Phần đông cho rằng việc xây dựng bảo tàng lúc này là quá lãng phí và không đúng thời điểm trong khi các bảo tàng khác còn chưa khai thác tốt. Thậm chí có chuyên gia còn nhận định nên chờ 20 năm nữa hãy xây.
Siêu bảo tàng 11.000 tỉ là đắt hay rẻ?
Bảo tàng 11.000 tỉ: Phải lo ruột trước rồi mới tính đến vỏ
Bảo tàng 11.000 tỉ: Có nên xây không?
Siêu bảo tàng 11.000 tỉ: Xây bây giờ là quá muộn?
Siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ: Nên chờ 20 năm nữa!
Trưng bày gì ở siêu bảo tàng 11 nghìn tỉ?
Hội chứng di sản: Cuộc đua UNESCO ám màu thành tích
"Cuộc đua" danh hiệu UNESCO ở Việt Nam
Di sản Hội Lim và hội chứng kỷ lục
Không thể phủ nhận, với nền văn hóa lâu đời và có quá nhiều bản sắc thì Việt Nam sẽ có rất nhiều di sản xứng đáng được UNESCO công nhận và tôn vinh. Nhận được vinh dự này là một điều tự hào cho mỗi người dân Việt Nam khi chúng ta đã có những di sản được công nhận với toàn nhân loại.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như bên cạnh niềm vui và tự hào đó, những nơi nhận được danh hiệu này sẽ làm tốt công tác hậu UNESCO.
“UNESCO đã công nhận anh có một di sản văn hóa độc nhất và đại diện cho dân tộc anh cũng như nền văn minh của loài người, thì UNESCO cũng sẽ trao cho anh trọng trách phải thay mặt nhân loại để bảo vệ di sản đó và phát huy chúng trong cuộc sống văn hóa xã hội hiện tại. Nếu không làm được UNESCO có quyền tước đi danh hiệu đó và đó sẽ là một nỗi nhục quốc gia khi anh đã thể hiện trước nhân loại rằng anh không có khả năng biết bảo vệ di sản."
Đón nhận tấm bằng di sản thế giới do UNESCO trao tặng là một vinh dự nhưng đi cùng với đó là trách nhiệm đại diện cho một quốc gia trong việc cam kết với thế giới trong công ước bảo vệ di sản đã được công nhân.
Trong suốt năm qua, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều di sản của các tỉnh thành địa phương trên cả nước đệ trình hồ sơ của mình lên hội đồng UNESCO và không ít trong số đó đã được công nhận như gần đây là tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của Phú Thọ, Thành nhà Hồ của Thanh Hóa.
Trong số rất nhiều di sản được công nhận, chúng ta đã chứng kiến không ít trong số đó đã bị không còn được nguyên trạng thậm chí là bị biến tướng do sự thiếu hiểu biết của những người quản lý tại địa phương. Điều này lẽ ra sẽ không xảy ra nếu như khi đệ trình hồ sơ lên UNESCO họ hiểu được ý nghĩa thực sự của danh hiệu UNESCO trao cho là gì thay vì cho đó là một kiểu tấm bằng khen theo cách hiểu của căn bệnh thành tích mang tầm thế giới.
Hát đồng ca quan họ Bắc Ninh, chảy máu Cồng chiêng Tây Nguyên, Chèo hóa hát Xoan, phá hủy kiến trúc tại một số lăng Vua tại quần thể di tích Cố đô Huế, rồi gần đây nhất là tự ý phục dựng Đàn Nam Giao của Thành nhà Hồ… tất cả đã diễn ra sau những cái gọi là căn bệnh thành tích mang tên hội chứng di sản UNESCO.
Hát đồng ca quan họ Bắc Ninh
Rất nhiều tiền đã được chi cho quá trình vận động hành lang của các địa phương để được UNESCO công nhận. Nhưng khi giành được danh hiệu rồi, thay vì được tu bổ, các di sản lại bị xâm hại do không đúng cách, còn có những nơi di sản phi vật thể lại thiếu vắng sự đầu tư khi các nghệ nhân đang ngày càng mất đi, thế hệ tiếp theo không có một đồng kinh phí hỗ trợ để bảo tồn và duy trì di sản đó.
Năm 2013 sắp đến và hứa hẹn đã có rất nhiều địa phương đang đệ trình hồ sơ lên UNESCO để được công nhận. Chưa biết những bài học trước đây mà ngay trong năm vừa qua liệu đã được rút kinh nghiệm, hay chúng ta lại tiếp tục có những cuộc đua vô ích, lãng phí và đậm màu thành tích như trước đây mà ví dụ điển hình nhất là cuộc chạy đua cho danh hiệu 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới cho Vịnh Hạ Long của tổ chức tư nhânNEW7WONDES.
Nguyễn Hoàng--2012: Di sản băm nát, bảo tàng nghìn tỉ (VNN 21-12-12)- 10 vụ án chấn động nhất năm 2012 (ĐV).Chống và chặn “đối lập” (RFA 21-12-12) ◄
Sự thật về cái anh hùng của GS Đặng Hùng Võ (RFA 21-12-12) ◄
Sẽ miễn học phí cho SV chuyên ngành Mác Lê-nin (VNN 21-12-12)
-
- 54% phụ huynh thừa nhận ‘chạy trường’ (GDVN).
- Phú Yên: 75% trường học chưa có y tế học đường (TTXVN).
- Chương trình 135: Giảm nghèo vẫn khó bền vững (TTXVN).
- NHÓI BUỐT HÁNG GÀNG (Mai Thanh Hải).
- Sốt mò cũng có thể tử vong (LĐ). - Béo bụng thì… khổ cho xương (Petrotimes). - Hàng triệu trẻ thoát “bẫy” bệnh tật nhờ tiêm chủng – Kiểm soát được bệnh hen: Cần dùng thuốc đúng cách (TTXVN).
-- Kinh tế khó khăn, người nghèo “thấm đòn” nặng nhất (TT).
- Dân tộc Chăm yêu cầu được thừa nhận “Dân tộc Bản địa” (RFA).-- Cần có chính sách hỗ trợ đột phá (DV).
- Phú Yên: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh cố ý lừa chính quyền tỉnh về vụ chùa Thanh Lương (chùa Phúc Lâm).
- Giữ cho em một Giáng Sinh an lành (RFA).
- Đủ kiểu mua bán người (NLĐ).- Cả “binh đoàn” đàn ông bị lừa bán ngoạn mục như thế nào? (DV).
- Máu đỏ sân trường (DLB). – Gia cảnh hung thủ giết người ở giảng đường như thế nào? (DV). - Thơ: Ngày tận thế !!! (Chùa PL).
- Nhóm nông dân cùng sở thích: Giúp nhau sản xuất, xây dựng bản làng (DV). - Đi làm từ 3 giờ sáng (TT).
- Nước lũ dâng do xây đê bao tràn lan (TT).
- Dân Trung Quốc lại sốc với gà nuôi bằng hóa chất (NLĐ).
- WHO: Bệnh sốt rét vẫn còn là một mối đe dọa (VOA).
- 2012 đem đến sự chú ý mới về khí hậu biến đổi (VOA).
---Côn đồ dùng hung khí tấn công xe chở khách
Thanh Tra
(Thanh tra) - Chiếc ôtô khách BKS 36B – 00757 của nhà xe Thắng Hùng ở phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa phải chạy thẳng vào Công an tỉnh để “lánh nạn” bởi bị một nhóm côn đồ dùng ống tuýp nước, dao kiếm đi xe máy chặn đường đuổi ...
20 hành khách chui xuống gầm ghế trốn côn đồTiền Phong Online
Bị côn đồ truy sát, xe khách chạy vào đồn công an "lánh nạn"Dân Trí
---20 hành khách chui xuống gầm ghế trốn côn đồ
(NLĐO) - Thấy côn đồ chuẩn bị nhảy lên xe chém người, tài xế đã phải chạy xe vào thẳng cơ quan công an để lánh nạn.
--Bắt giữ 1 lượng lớn rượu lậu, rượu giả
Đài Truyền Hình Việt Nam
Chiều qua (21/12), Đội quản lý thị trường số 11, thuộc Chị Cục quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an quận Tây Hồ vừa phát hiện, bắt giữ hơn 10 nghìn chai rượu vang giả, rượu lậu, đang được đóng gói đưa đi tiêu thụ.
Phát hiện cơ sở chế rượu vang nội thành ngoạiTiền Phong Online
“Hô biến” vang nội thành vang ngoại trong biệt thự bỏ hoangHà Nội Mới
Bắt quả tang cơ sở biến rượu vang nội thành vang ngoạiLao động
- WikiLeaks sẽ công bố 1 triệu tài liệu (TN).
- TQ: Thăng trầm xe nguyên thủ Hồng kỳ (ĐV).
--- Năm 2013: Sẽ kiểm toán quản lý đất đai, đô thị (PLTP).- Thoát khỏi Nô Lệ – Hướng tới Tự Do (DĐCN). – Nông dân vẫn khổ dù xuất khẩu gạo kỷ lục (RFA). “Thu nhập từ lúa giảm không được bằng năm 2011 vì vật giá tăng, phân bón tăng tất cả các mặt hàng đều tăng hết… năng suất không tăng trong khi giá xuất khẩu gạo quá thấp thành thử người làm lúa chẳng được bao nhiêu…”
- Mathieu Tromme – Tham nhũng và chống tham nhũng tại Trung Quốc và Việt Nam (Dân Luận).
- NGHĨA VỤ LẮNG NGHE (Bùi Văn Bồng).
- Minh Diện: KÊN KÊN (Bùi Văn Bồng).
- Nền đường hầm sông Sài Gòn nứt (TN). - Vết nứt đường hầm sông Sài Gòn do co ngót bêtông (TT). - Nghề “lo” (LĐ).
- Vụ “xe ben đụng vỡ… đập thủy điện”: Do thi công sai thiết kế (GDVN).
- Singapore phạt người Việt không khai báo số tiền lớn (TN).
-Vietnam imposes funeral wreath limit in austerity drive
December 21, 2012 4:57 PM
HANOI (AFP) - Vietnam has imposed strict limits on the number of wreaths that can be laid at the funerals of officials and banned civil servants from burning 'ghost money' in a bid to assuage public anger over government waste.
-Không mang vòng hoa trong lễ tang cán bộ công chức
Năm người VN được giải nhân quyền
Ca sĩ Duy Quang qua đời tại Hoa Kỳ
-- Phạm Duy: ‘Tôi về đây là vì tôi yêu nước’ (BBC).
- Đạo diễn Lê Hoàng bị tố “tráo ruột“ kịch bản lấy tiền Nhà nước (PLVN).
- Hà Nội: Bắt quả tang một cơ sở làm rượu vang giả (TTXVN). - Khó phòng chống vi rút độc hại trong hải sản (KT). - Báo động về “đồ ăn 500 đồng“ “dụ“ trẻ tiểu học (PLVN). - Gà thải được nuôi lớn bằng kháng sinh và hóa chất cấm (CAND). - Kinh hãi dùng nước cống ngầm trồng rau ở Hà Nội (Infonet).
- Cùng cực nỗi đau ngày đón 9 thi thể (VNN). - Quê nghèo và 9 đám tang! (DT). - Vụ lật xe làm 9 người cùng huyện tử vong: Cạn nước mắt “ngày tận thế” (GDVN).
- Hầm Thủ Thiêm chi chít vết nứt (TN). - Cận cảnh những vết rạn nứt trong hầm vượt sông Sài Gòn (DT). - Vết nứt của hầm sông Sài Gòn đã ổn định sau 1 năm hoạt động(LĐ).
- Cháy dữ dội ở Châu Đốc, 12 căn nhà ra tro (NLĐ). - Lại cháy vũ trường lớn nhất Đà Nẵng (TT).
- Chở động vật hoang dã, tông CSGT trọng thương (NLĐ).
- Rộ mốt nuôi bồ câu “quái thai” của dân chơi Việt (KT).
- “Xóa sổ“ đất canh tác, nguy cơ vỡ đê sông Lô vì “cát tặc“ (PLVN).
- Thủ đô Hà Nội sắp bị nước biển xâm thực? (VTC).
“Bật mí” chuyện chạy trường (TT 21-12-12)
Người Hà Nội gốc- căn cứ vào đâu? (TVN 21-12-12)
Vĩnh biệt bác sĩ Trương Thìn (TT 21-12-12)◄