Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Đà Nẵng công khai tên ngân hàng chậm hạ lãi suất

- >> Bí thư Đà Nẵng: “Ngân hàng nâng khống giá trị tài sản để cho vay”

Việc giảm lãi suất cho vay, vào hồi đầu tháng 9 năm nay cũng đã được
Việc giảm lãi suất cho vay, vào hồi đầu tháng 9 năm nay cũng đã được Bí thư Nguyễn Bá Thanh yêu cầu tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố, Ngân hàng Nhà nước với 150 doanh nghiệp trên địa bàn.

Liên quan đến chất vấn của đại biểu Lê Thị Như Hồng về dư nợ được cho vay với lãi suất dưới 15%/năm, ông Minh cho biết, đến 30/10 tổng dự nợ cho vay trên địa bàn là 50 nghìn tỷ đồng, trong đó có lãi suất dưới 15% một năm là 40 nghìn tỷ, chiếm 80% dư nợ cho vay. Nếu riêng VND là 31.500 tỷ đồng, chiếm 75%.

Với câu hỏi số dư nợ cũ từ tháng 6/2012 về trước đã có bao nhiêu giảm về dưới 15%, Giám đốc Minh trả lời, cuối tháng 6/2012 dư nợ VND có lãi suất dưới 15% là 7/42 nghìn tỷ tổng dư nợ, và đến tháng 10/2012 dư nợ có lãi suất dưới 15% đã là 32 nghìn tỷ.

"Tỷ lệ dư nợ dưới 15% tháng 6 chỉ có 16%, đến cuối tháng 10 là 75%, cho thấy xu hướng giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại được thực hiện tương đối nghiêm túc theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố", ông Minh nhấn mạnh.

Ngay sau đó, trả lời chất vấn của đại biểu Trương Phước Ánh về danh tính cụ thể những ngân hàng thương mại trên địa bàn chưa thực hiện tốt chủ trương hạ lãi suất cho vay, ông Minh đã lần lượt điểm danh cả 20 đơn vị đang chiếm phần chủ yếu trong khoảng 10 ngàn tỷ đồng cho vay với lãi suất trên 15%.

Đó là các tổ chức tín dụng: Bắc Á, Mê Kông, Hàng Hải, SHB chi nhánh Sơn Trà, Sài Gòn Công Thương, Tiên Phong, Phương Tây, Kiên Long, Phương Đông, Nam Việt, Việt Nam Thịnh Vượng, Nam Á, Việt Á, Á Châu, Đại Tín, Việt Thái, Techombank chi nhánh Đà Nẵng, Bản Việt, Công ty Cho thuê tài chính Điện lực và Công ty Tài chính Dầu khí.

"Đây là những ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cho vay lãi suất dưới 15% còn chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 50% so với tổng dư nợ", ông Minh nhấn mạnh.

Vị đại diện chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong tổng số 58 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, có 28 ngân hàng thực hiện tốt chủ trương hạ lãi suất, còn khoảng 30 ngân hàng thực hiện chưa tốt, và mức độ chưa tốt cũng khác nhau.

Vẫn theo Giám đốc Minh, đã có thêm nhiều chi nhánh đăng ký tiếp tục giảm lãi suất trong thời gian tới, dự kiến tổng dư nợ có lãi suất dưới 15% đến 31/12 năm nay, đạt tỷ lệ khoảng 84% tổng dư nợ.

"Đây cũng là sự cố gắng lớn, các chi nhánh trên địa bàn đều phụ thuộc nên các động thái liên quan đến lãi suất đều phải xin ý kiến hội sở, phải được sự đồng ý của hội sở thì mới thực hiện được", ông Minh phân trần.

Đại biểu Nguyễn Thị Anh Đào hỏi, còn ngân hàng nào cho vay trên 15% chưa được thống kê. Lãi suất 15%/năm ở hoàn cảnh hiện nay vẫn còn cao, vậy cần đề xuất gì với Ngân hàng Nhà nước để quyết liệt giảm tiếp?

Ông Minh tiếp tục: SCB dư nợ cho vay dưới 15% là 50%, Sacombank 51%, Việt Nga 54%…

"Thôi, được rồi, được rồi, chiều nay anh chọn 10 anh còn luẩn quẩn chỗ lãi suất trên 15% để gửi danh sách cho đại biểu", Chủ tịch Hội đồng nhân dân Nguyễn Bá Thanh ngắt lời và đề nghị ông Minh trả lời về biện pháp giảm lãi suất của đại biểu Đào..

Nhấn mạnh việc đưa lãi suất cho vay về 15% cũng đã là cố gắng, song ông Minh cũng thừa nhận mức này vẫn khó với doanh nghiệp, và sắp tới sẽ bàn biện pháp giảm vì lạm phát cũng đã giảm.

"Báo chí có bình luận là chưa cần thiết giảm lãi suất lắm, nhưng quan điểm cá nhân tôi thì dù giảm chỉ 1% đến 0,5% cũng rất tốt với doanh nghiệp, dứt khoát lãi suất phải đi xuống", ông Minh trả lời.

Việc giảm lãi suất cho vay, vào hồi đầu tháng 9 năm nay cũng đã được Bí thư Nguyễn Bá Thanh yêu cầu tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố, Ngân hàng Nhà nước với 150 doanh nghiệp trên địa bàn. Khi đó, ông đã “dọa” nếu ngân hàng nào cố tình o ép doanh nghiệp, không chịu hạ lãi suất thì tại cuộc họp Hội đồng Nhân dân thành phố ông sẽ nêu tên, và khi đó người dân không gửi tiền nữa thì “ráng mà chịu”.

Nay, xem ra ông đã không phải tự mình làm điều đó tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân này.

Theo Nguyên Vũ
VnEconomy

-Đà Nẵng bêu tên ngân hàng không chịu giảm lãi suất – (VNE). – Phát ngôn và hành động (ĐĐK). 

Còn nhớ vào ngày 7-9, trong cuộc đối thoại thẳng thắn và cởi mở với 150 doanh nghiệp và các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn nhằm tìm phương hướng cởi trói cho doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn bộn bề hiện nay, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng – ông Nguyễn Bá Thanh đã phát ngôn mang tính "tối hậu thư”, rằng: "Những ngân hàng không giảm trần lãi suất cho vay thì trong cuộc họp HĐND thành phố, tôi nói vài câu là người dân Đà Nẵng rút hết tiền gửi vào ngân hàng khác, lúc đó đừng có kêu. Doanh nghiệp có sống thì mình mới sống nên phải dựa vào nhau”.

Thời điểm đó, nhiều người dân và các cơ quan ngôn luận (không chỉ riêng thành phố Đà Nẵng) đã vui mừng và ủng hộ "phát ngôn ấn tượng” của vị "tư lệnh” đậm chất hành động Nguyễn Bá Thanh!

Thế nhưng, ngay tại phiên trả lời chất vấn ở Kỳ họp thứ 5 HĐND thành phố sáng 5-12, ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng vẫn là người bị các đại biểu "quay” nhiều nhất về nhóm các câu hỏi liên quan đến lãi suất ngân hàng. Sau nhiều "thuyết minh” về dư nợ tín dụng và lãi suất ngân hàng, ông Minh đã "điểm danh” hàng chục ngân hàng chưa thực thi mệnh lệnh của Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh cách đây đúng 3 tháng. Vị đại diện chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong tổng số 58 chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố, có 28 ngân hàng thực hiện tốt chủ trương hạ lãi suất, còn khoảng 30 ngân hàng thực hiện chưa tốt, và mức độ chưa tốt cũng khác nhau. Cụ thể có đến 20 ngân hàng thương mại trên địa bàn chưa thực hiện tốt chủ trương hạ lãi suất cho vay với lãi suất trên 15%. Đó là các tổ chức tín dụng: Bắc Á, Mê Kông, Hàng Hải, SHB chi nhánh Sơn Trà, Sài Gòn Công Thương, Tiên Phong, Phương Tây, Kiên Long, Phương Đông, Nam Việt, Việt Nam Thịnh Vượng, Nam Á, Việt Á, Á Châu, Đại Tín, Việt Thái, Techombank chi nhánh Đà Nẵng, Bản Việt, Công ty Cho thuê tài chính Điện lực và Công ty Tài chính Dầu khí.

Đến đây thì Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng ngắt lời: "Thôi, được rồi, được rồi, chiều nay anh chọn 10 anh còn luẩn quẩn chỗ lãi suất trên 15% để gửi danh sách cho đại biểu”. Ông Thanh thừa nhận bản thân rất mệt trong việc tháo gỡ cho doanh nghiệp, bởi đã giao cho UBND thành phố kiểm tra việc ngân hàng giảm lãi suất, nhưng đến nay vẫn không có động tĩnh gì. Bí thư Thành ủy yêu cầu UBND gấp rút lập danh sách ngân hàng chưa giảm lãi suất để trong phiên cuối cùng công bố cho người dân biết. Trong tháng 12 này, UBND thành phố phải lập danh sách doanh nghiệp hoạt động tốt, có thương hiệu, nhưng thiếu vốn gửi cho HĐND để thành phố đứng ra bảo lãnh cho vay vốn làm ăn.

"Tôi làm việc là phải có hiệu quả cụ thể, chứ không làm việc theo kiểu hô khẩu hiệu. Muốn cho doanh nghiệp phát triển, có nguồn thu ngân sách thì phải làm như tôi vừa nói”, ông Thanh nhấn mạnh.

Cũng chẳng riêng gì Đà Nẵng mà ở cả nước hiện nay, việc khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là do nhiều yếu tố bất lợi của tình hình chung. Trong nhiều cái chung đó, có vấn đề nổi cộm là không tiếp cận được nguồn vốn. Hay nói đúng hơn là đã rất khó vay tiền từ phía ngân hàng, mà nếu vay được thì cũng chịu lãi suất "cắt cổ” và hàng tá những "thủ tục lobby” đi kèm, nên thà không sản xuất kinh doanh nữa còn hơn phải "còng lưng nuôi ngân hàng”. 

Thế nên, với những phát ngôn song hành cùng hành động, có lẽ đã đến lúc Bí thư Thành ủy Đà Nẵng phải "xắn tay áo” vào cuộc chứ không thể để các ngân hàng luẩn quẩn với lãi suất cho vay.

Đà Nẵng: Chính quyền “hành dân” đến bao giờ?
(VietQ.vn) – Câu chuyện “hành là chính” ở địa phương lại một lần nữa như hồi chuông cảnh báo về thái độ, cung cách làm việc của cán bộ Nhà nước. Đà Nẵng cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.
http://vietq.vn/phap-luat/357-da-nang-chinh-quyen-hanh-dan-den-bao-gio

 

Chính quyền sai, đùn đẩy trách nhiệm

Ngày 13/06/2012, bà Hồ Thị Hiền (Thôn Quan Nam 2, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) có đơn kiến nghị gửi UBND huyện Hòa Vang yêu cầu giải quyết, thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) do UBND huyện Hòa Vang cấp trái pháp luật cho hộ gia đình ông Ngô Thanh và bà Bùi Thị Xí.

Nội dung đơn cho rằng UBND huyện Hòa Vang đã cấp “nhầm” diện tích đất 452,20 m2 đất thuộc quyền sử dụng của bà Hồ Thị Hiền từ những năm 1983 đến nay cho hộ ông Thanh và bà Xí.

Cho đến khi đất bị thu hồi thì bà Hiền mới phát hiện ra đất bà sử dụng ổn định gần 30 năm qua đã bị cấp cho người khác. Đồng thời, do cấp nhầm đất cho bà Hiền nên khi thu hồi đất của bà tình đã tính thiếu diện tích đất ở của bà Hiền theo GCNQSDĐ được cấp lên đến hơn 100 m2 đất ở. Vụ việc của bà Hiền là rõ ràng, được cả hàng xóm, láng giềng và chính quyền xã Hòa Liên xác nhận.  
 

Sau khi gửi đơn cho UBND huyện Hòa Vang nhưng không thấy hồi âm, bà Hiền gửi tiếp đơn lên UBND TP Đà Nẵng thì ngày ngày 03/07/2012, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng có Công văn số 1836/VP-NCPC chuyển đơn cho UBND huyện Hòa Vang yêu cầu giải quyết và trả lời công dân.

Thế nhưng, bà Hiền tiếp tục chờ đợi mà không thấy thông tin gì, tiếp tục phải gửi đơn yêu cầu giải quyết kiến nghị lên UBND huyện Hòa Vang. Ngày 29/8/2012, sau gần 3 tháng, bà Hiền sửng sờ khi được Phòng TN&MT gọi lên để giao cho Công văn số 1352/UBND-TNMT gửi Sở TN&MT TP Đà Nẵng với nội dung xác nhận rằng việc UBND huyện Hòa Vang cấp GCNQSDĐ của bà Hiền cho hộ ông Thanh, bà Xí là sai nhưng theo quy định mới tại Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND TP Đà Nẵng thì việc thu hồi, điều chỉnh GCNQSDĐ cấp trái pháp luật thuộc thẩm quyền của ... Sở TN&MT TP. Đà Nẵng, và đề nghị bà Hiền liên hệ Sở TN&MT TP. Đà Nẵng để được giải quyết! 

Phải chờ đến gần 3 tháng bà Hiền mới được trả lời vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện Hòa Vang nên phải liên hệ với Sở TN&MT TP Đà Nẵng để yêu cầu. Chờ thêm gần 2 tháng nữa, ngày 01/11/2012, Sở TN&MT TP Đà Nẵng có Công văn số 23/STNMT-TTr gửi UBND huyện Hòa Vang (gửi kèm cho bà Hiền để biết) cho rằng theo Điều 18 Luật khiếu nại thì vụ việc thuộc thẩm quyền của UBND huyện Hòa Vang giải quyết! 

Thế nhưng, bất ngờ tiếp theo là khi bà Hiền không biết cơ quan nào sẽ giải quyết nên gửi đơn cầu cứu UBND TP Đà Nẵng thì ngày 14/11/2012, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng đã có Phiếu chuyển số 3665/PC-VP với nội dung đây là vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của ... Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng.

Như vậy, cả UBND huyện Hòa Vang, UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng mỗi nơi xác định thẩm quyền giải quyết một kiểu, đùn đẩy đơn thư khiến bà Hiền chờ mãi chưa được giải quyết. 

Đến nay (ngày 06/12/2012) đã gần 6 tháng kể từ khi gửi đơn kiến nghị đến UBND huyện Hòa Vang và các cấp chính quyền của TP Đà Nẵng để yêu cầu giải quyết đúng theo quy định của pháp luật, bà Hiền vẫn tiếp tục chờ đợi vì chưa nhận được bất cứ văn bản nào giải quyết kiến nghị của mình.

Các công văn nói trên chỉ là văn bản hành chính do các cơ quan chính quyền TP Đà Nẵng chuyển đi chuyển lại cho nhau (gửi kèm để bà biết) chứ không có văn bản giải quyết trả lời kiến nghị, trả lại đất cho bà theo đúng quy định của pháp luật. 

Thời gian qua Đà Nẵng là địa phương được báo chí, truyền thông ngợi khen về thái độ phục vụ công dân của đội ngũ công chức, nhưng câu chuyện cố tình buộc người dân phải dài cổ chờ đợi nêu trên cho thấy thực tế chuyện “hành” dân vẫn tồn tại và thách thức nổ lực cải cách hành chính của địa phương.

Ai có thẩm quyền giải quyết?

Trả lời PV Chất lượng Việt Nam, ông Lê Cao, Chuyên gia pháp lý – Công ty Luật hợp danh FDVN cho biết: “Theo quy định tại Điều 25 Nghị Định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ thì khi công dân phát hiện Giấy chứng nhận (GCN) đã cấp trái pháp luật thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước đã cấp GCN. Cơ quan nhà nước đã cấp GCN có trách nhiệm xem xét, giải quyết. Theo hồ sơ kiến nghị của bà Hiền thì việc cấp GCNQSDĐ trong trường hợp này do UBND huyện Hòa Vang thực hiện, do đó UBND huyện Hòa Vang có trách nhiệm giải quyết. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 46 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND TP Đà Nẵng cũng xác định rằng trường hợp công dân phát hiện GCNQSDĐ đã cấp trái pháp luật thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước đã cấp GCN và cơ quan nhà nước đã cấp GCN xem xét, quyết định thu hồi GCN đã cấp.”
- Ngân hàng rục rịch giảm lãi suất huy động (DT).

 

- Tham nhũng đất đai, tiêu cực của chính quyền là… rất đau lòng! (DT).- Bộ trưởng Y tế cứ vào bệnh viện là thấy buồn (VNN).
- Doanh nghiệp kiện chính quyền? (VOV).
- : Chủ đầu tư cao tốc lún nứt xin lỗi dân (VNN).

 Vấn đề kiều hối: The Migrant Money Machine (FP 4-12-12)
Tập đoàn Accor khai trương khách sạn Pullman đầu tiên tại Việt Nam
Hôm nay 05/12/2012 Accor, tập đoàn quản lý khách sạn lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương đã khai trương khách sạn Pullman đầu tiên tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên thương hiệu khách sạn cao cấp này có mặt tại Việt Nam. Sau Hà Nội, tập đoàn Accor khẳng định sẽ mở thêm ba khách sạn Pullman khác tại Việt Nam.

 
TS Lê Xuân Nghĩa: Nợ xấu trong tín dụng thương mại trên 1 tỷ USD

Theo ước tính của ông Nghĩa, nợ xấu trong tín dụng thương mại tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 15% tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng.

- Nguyễn Hưng Quốc: Thăm Trung tâm Việt Nam ở Lubbock, Texas (VOA’s blog).

- TPHCM: Cháy lớn tại công ty sản xuất mút xốp (DT). - Kết luận điều tra vụ nổ khí gas trong khu công nghiệp(VNN).

- Kiểm soát hóa chất: TP.HCM tính chuyện dời chợ Kim Biên! (Infonet).

 

Nhìn lại thị trường liên NH sau sự kiện “bầu Kiên” (Stockbiz).- Ngân hàng giải chấp, nhà phố rớt giá thảm hại (LĐ).
- Vốn rẻ, ai mua? (ĐTCK). – Sắp có hướng dẫn xử lý hình sự trong lĩnh vực chứng khoán (ĐTCK).
- Doanh nghiệp nhà nước thoái vốn đầu tư ngoài ngành: Bán lỗ ai chịu? (TP).
- Doanh nghiệp không “mặn mà” tăng lương (DV).
- Cắt giảm hơn 200 dòng thuế nhập khẩu năm 2013 (VOV).
- Công nghiệp hóa không quên nông nghiệp (ĐT).
- Hàng loạt sai phạm trong kinh doanh xăng dầu (Petrotimes).
- Hết tiền, đại gia buông xuôi và… bỏ trốn (TP).
- Sẽ không có mức thưởng “khủng”! (LĐ). – Kế hoạch thưởng Tết năm 2013 phải có trước ngày 25/12 (NNVN).
- Cảnh sát truy tìm chủ lô hàng hiệu nghi trốn thuế (DT). – Vụ “hàng hiệu Ý”: Vừa giả, vừa trốn thuế? (SGTT).
- Hàng Tết vừa trữ vừa run (Infonet). – Tiểu thương ngừng kinh doanh đi đòi nợ (Vef).
- Chồn nhung đen chưa có trong danh sách vật nuôi nông nghiệp (NNVN). – Có hay không mô hình chăn nuôi kiểu đa cấp?(ĐĐK). - Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2013 (VnEco).  – Kinh tế vĩ mô năm 2013 sẽ ổn định hơn (ĐT).

- “Thể chế, chính sách không nuôi dưỡng doanh nghiệp” (VnEco).
- Đan Mạch viện trợ phát triển 57 triệu USD cho VN (TTXVN).
- Ngân hàng nhỏ nỗ lực tự tái cơ cấu (ĐT).  – Nặng gánh cho lãi suất (TBNH/Vietstock).  – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 7-12-2012: Trăm năm… “vàng vẫn là vàng” (VF).
- Ngân hàng được phép kinh doanh vàng miếng: Không dễ kiếm lời (ĐT).  – Ghìm cương con ngựa bất kham (TC).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 7-12-2012: Đặt… nửa niềm tin (VF).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 7-12-2012 (VF).
- “Phá băng” bất động sản: Lãi suất chỉ nên ở mức 8%/năm (ĐT).  – Doanh nghiệp BĐS: Không nợ lương đã là kỳ tích, nói gì đến thưởng Tết (GDVN).  – Ồ ạt ‘bung’ nhà giá rẻ trên dưới 10 triệu đồng/m2 (VTC).  – TS. Cao Sỹ Kiêm: “Bất động sản có yếu tố ảo” (VietQ).
- Hiệp hội lương thực từ chối xây dựng vùng lúa nguyên liệu (TBKTSG).

- Sang châu Phi lao động hưởng lương “nghìn đô” (VnEco).- Nhập viện vì quá sốt sắng diệt chuột phòng virus giết người (NĐT). - Phủ nhận mì tôm có đỉa(TN).



"Mỹ đối mặt với khủng hoảng việc làm, không phải bờ vực tài khóa"
Nhà kinh tế Paul Krugman cho rằng đe dọa với Mỹ là khủng hoảng việc làm chứ không phải bờ vực tài khóa. Theo Paul Krugman, các vấn đề tài khóa rất dễ gây hiểu nhầm bởi các nhà hoạch định chính sách Washington đang mặc định khiến mọi người nghĩ rằng "bờ vực tài khóa" (tăng thuế, giảm chi tiêu tự động) là có thật. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người Mỹ tin rằng thâm hụt ngân sách sẽ tăng nếu nước Mỹ rơi vào bờ vực tài khóa.


Tuy nhiên, với Paul Krugman, thâm hụt ngân sách giảm quá nhiều và quá nhanh mới chính là nguy cơ với kinh tế Mỹ. Krugman cũng nhấn mạnh rằng những lý do khiến bờ vực tài khóa xảy ra hoàn toàn chỉ mang tính chính trị. 

"Việc đòi cắt giảm chi tiêu và tăng thuế của chính phủ Mỹ không phải vì thị trường đòi hỏi điều đó, mà đơn giản bởi vì đảng Cộng hòa đã và đang sử dụng bờ vực tài khóa làm cái cớ để thương lượng với phe Dân chủ, trong khi tổng thống Barack Obama cùng các đồng sự của mình lại muốn lật tẩy âm mưu đó", nhà kinh tế đoạt giải Nobel nói.

Paul Krugman cho rằng "bờ vực tài khóa" chỉ là công cụ chính trị của Đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Paul Krugman cho rằng "bờ vực tài khóa" chỉ là công cụ chính trị
của Đảng Dân chủ và Cộng hòa.


Hơn nữa, mặc dù những lo ngại về nguy cơ thâm hụt và nợ tăng đã tồn tại trong nhiều năm nay, song chính phủ Mỹ hoàn toàn có thể đi vay với lãi suất siêu thấp (trên thực tế, lợi suất của các trái phiếu chống lạm phát Mỹ còn đang ở mức âm). Điều đó cho thấy, các nhà đầu tư đang đổ núi tiền cho chính phủ Mỹ sử dụng, Paul Krugman nói. Krugman cũng ngay lập tức loại bỏ những lo ngại cho rằng thị trường đầu tư có thể quay lưng với Mỹ và đẩy Washington vào tình trạng cạn tiền.

"Nên nhớ, chính phủ Mỹ không bao giờ cạn tiền, bởi đơn giản họ in được tiền, do đó điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đó là đồng USD rớt giá. Tuy nhiên, điều tệ nhất đó cũng chẳng phải vấn đề gì to tát, mà ngược lại nó còn làm lợi cho kinh tế Mỹ", Paul Krugman nói.

Tuy nhiên, vào ngay lúc này, toàn bộ hệ thống công nghiệp Mỹ đang chao đảo bởi những lo ngại vô lý về thâm hụt ngân sách, trong đó các nhóm tài trợ doanh nghiệp cứ liên tục thổi phồng sự nguy hiểm của nợ chính phủ cũng nư sự cấp thiết của việc giảm thâm hụt ngân sách. "Kết quả là, điều đó khiến công chúng Mỹ cũng hoang mang theo, trong khi nó hoàn toàn không có thật", Paul Krugman nói.

Paul Krugman cho rằng tỷ lệ thất nghiệp cao mới chính là mối đe dọa thực sự đối với kinh tế Mỹ.
Paul Krugman cho rằng tỷ lệ thất nghiệp cao mới chính là mối đe dọa thực sự đối với kinh tế Mỹ.

Trong khi mải mê theo đuổi những tranh cãi vô bổ về cái gọi là "bờ vực tài khóa", chính quyền Washington đã vô tình quên đi nguy cơ thực sự và to lớn nhất đối với nền kinh tế - đó là tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Theo Paul Krugman, dù đã ít nhiều được cải thiện trong năm qua, song tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ vẫn ở mức cao chưa từng có kể từ Đại Suy thoái. Tính đến tháng 10/2012, nước Mỹ có 4,9 triệu người thất nghiệp trong 6 tháng, trong khi số người thất nghiệp hơn 1 năm cũng lên tới 3,6 triệu người.

"Khi nhìn những con số này, hãy nhớ rằng chúng ta đang chứng kiến bi kịch của hàng triệu người, cả cá nhân lẫn hộ gia đình. Những con người này đang tuyệt vọng vì họ không thể kiếm được việc làm. Họ đang phải chịu cảnh không có tiết kiệm, nhà cửa bị thu hồi, và hơn hết giấc mơ của họ trên đất Mỹ đang bị hủy hoại. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, đó sẽ là thảm họa thực sự đối với nước Mỹ", Paul Krugman khẳng định

Bên cạnh đó, nuôi sống đội quân thất nghiệp khổng lồ này đang ngốn của nước Mỹ hàng núi tiền , Paul Krugman nói. Theo ước tính của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, mỗi năm nước Mỹ thiệt hại tới 900 tỷ USD, tương đương 6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vì nạn thất nghiệp.

Tệ hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp cao còn đe dọa tới tăng trưởng trong tương lai của Mỹ bởi nó sẽ ảnh hưởng tới thị trường tiêu dùng. "Khi đó, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy lo ngại khi doanh số bán hàng sụt giảm và sẽ ngừng đổ tiền vào nước Mỹ", Paul Krugman nhận định.

-My Head Talks About the Fiscal Cliff

PAUL KRUGMAN
And the upper half of my torso too.

 

--Why People Are Confused About the Fiscal Cliff

PAUL KRUGMAN
Read the misleding headlines.
OK, if there’s one thing the fiscal cliff confrontation isn’t, it’s a “debt crisis”. The problem — a political standoff that may lead to damaging austerity in an economy that’s still depressed and in a liquidity trap — has nothing to do with either debt or deficits; the danger would be exactly the same if America had a balanced budget and low debt.
So what’s going on with the subhed? The answer is that the Very Serious People — and there’s nothing as VSP as the WaPo — have spent years crying Deficits! Debt! Danger!, and staff at the Post can’t wrap their minds around the fact that suddenly it’s a too-rapid fall in the deficit that has those very same People terrified.
It speaks to the state of confusion that all the deficit fearmongering has created. And if headline writers at a major newspaper can’t get it straight, how can you expect ordinary voters to get it?

Growth In U.S. Energy Production Seen Outstripping Consumption Growth

The False Promise of a Eurozone Budget
Project Syndicate --The US monetary union is frequently said to work much better than Europe's because a large federal budget smooths the impact of shocks to individual states; so the eurozone, it is claimed, should have its own budget to provide similarly automatic insurance to its members. But this argument misreads the US experience.

- Trung Quốc đầu tư công nghiệp ra nước ngoài lên tới gần 15 tỷ USD
Các công ty công nghiệp nặng Trung Quốc đang tìm cách tăng cường đầu tư ra nước ngoài trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế nội địa chậm lại.
U.S. Drug Policies: Lessons from Prohibition
New Leaders: New Attitude?
theDiplomat.com
The New Shape of China’s Economy
Project Syndicate -China’s leadership transition attracted global attention in 2012, and deservedly so, given the country’s global significance. But, more important, strategic transformations now underway seem certain to influence its future pattern of growth.
The End of Efficiency

-Latin America's Lessons in Chinese
from RealClearWorld - Articles
China’s ranking in corruption index slips
(Financial Times)-Transparency International’s report bares the challenges faced by new leader Xi Jinping who has warned of political unrest if graft remains unchecked

India’s South China Sea Gambit
theDiplomat.com

Evidence in Macroeconomics
Paul Krugman

Euro Lessons for East Asia
from Project Syndicate by Jong-Wha Lee
Asian countries have learned from the eurozone crisis that effective management of cross-border capital flows requires well-constructed national, regional, and global responses. To respond effectively, East Asian countries must continue to improve the regional financial safety net and surveillance mechanism, and boost cooperation with the IMF.

Bắc Kinh mở điều tra các quan chức cao cấp tham nhũng


How Crash Cover-Up Altered China’s Succession
NYT -The effort to suppress news of a deadly Ferrari crash, insiders now reveal, hastened departing president Hu Jintao’s decline and spurred the ascent of China’s new leader Xi Jinping.


Pat Buchanan on His Latest Book, the Failure of Romney and What the GOP Has To Do Next

Cảnh sát Pháp phá một đường dây đưa người Việt nhập cư lậu trồng cần sa

-

Mỹ trở về nhà (George Friedman)

“...Chúng tôi đã có tư tưởng dân chủ hóa thế giới. Nhưng giờ đây chúng tôi không còn tư tưởng đó. Chúng tôi đã làm công việc của mình và chúng tôi trở về nhà... Bởi ngoài lợi ích, chúng tôi còn có trách nhiệm đối với các đồng minh...”

 

 

Lời người dịchGeorge Friedman, người sáng lập công ty tình báo tư nhân STRATFOR, là  một  trong  những  nhà  bình  luận chính  trị  của  Mỹ  thường  đưa  ra những nhận xét trái chiều. Hai quyển sách của ông được dịch và xuất  bản tại Ba Lan: “100  năm  tiếp  theo”  và “10 năm tiếp theo”  đã  thu  hút nhiều độc giả. Ông cho rằng trong thế kỷ XXI, Ba Lan cùng với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là hai trong các cường quốc quan trọng của châu Âu và Á. STRATFOR, công  ty tình báo tư nhân, được coi như cái bóng của CIA.

Thế giới truyền thông chú ý đến nó khi trong tháng 02 năm nay Wikileak công  bố  hàng  triệu mail gửi đế server của công ty, một công ty nhỏ với 100 nhân viên.

Bài phỏng vấn dưới đây do nhà báo nổi tiếng Jacek Zakowski của tuần báo POLITYKA (Chính Trị) Ba Lan thực hiện trong thời gian George Friedman dự  hội  thảo "Tư tưởng mới của châu Âu"

Jacek Zakowski (J. Z.): Ông họat động tình báo như thế nào?

Georg Friedman (G. F.): Tôi không hoạt động tình báo.

J. Z.: Vậy ông làm gì?

G. F.: Làm công việc như ông đang làm.

J. Z. : Tôi là nhà báo.

G. F.: Tôi là nhà phân tích.

J. Z. : Các ông thu thập tin tức?

G. F.: Công ty chúng tôi là công ty tình báo. Chúng tôi thu thập các thông tin, tổng hợp lại rồi cung cấp cho khách hàng

 J. Z.: Ai trả tiền?

G. F.   Trên trang nhà của STRATFOR, không phải trả tiền, ông có thể tìm thấy những báo cáo do những chuyên gia nổi tiếng viết. Tất cả những việc chúng tôi làm đều hợp pháp. Đó là thu thập thông tin chứ không làm gián điệp. Hoạt động của CIA chia ra hai lĩnh vực, thu thập tin tức và tác chiến. Thu thập tin tức để phân tích, còn tác chiến thì tổ chức hoạt động gián điệp. Chúng tôi hoạt động giống như đội thu thập tin tức của "The Economist", cũng giống như ông.

J. Z.:  Nhưng tôi không tuyển mộ điệp viên.

G. F.: Chúng tôi cũng không tuyển mộ điệp viên. Chúng tôi sử dụng những nguồn tin tức.

J. Z.:  Nhưng không công khai.

G. F.: Ông muốn mỗi một nguồn tin kèm theo họ tên người cung cấp ?

J. Z. : Con bò sữa  cung cấp sữa, người bán sữa cũng cung cấp sữa. Ông muốn chứng minh rằng không có sự khác nhau giữa người bán sữa và con bò sữa.

G. F.: Có sự khác nhau đấy. Với tư cách nhà báo ông phải hiểu chuyện gì đã xảy ra. Tôi là nhà phân tích tình báo, tôi phải biết chuyện gì sẽ xảy ra.

J. Z. : Ông sử dụng những nguồn tin tức như thế nào?

G. F.: Cũng từ những nguồn giống như ông sử dụng. Chúng tôi tham dự những hội thảo như thế này. Làm quen những nhân vật quan trọng, giữ mối liên hệ thường xuyên. Mời họ cùng ăn trưa, ăn tối. Đặt những câu hỏi, lắng nghe họ trả lời và so sánh. Tổng hợp, phát triển cung cấp cho những người cần đến nó.

J. Z.: Những nhà ngoại giao thì sao.

G. F.: Phương pháp của STRATFOR là học thuyết địa lý- chính trị. Nguyên tắc cơ bản của nó là mọi mối quan hệ đều có ý nghĩa chính trị. Cuộc trò chuyện giữa chúng ta cũng vậy. Nó sẽ giúp ông tự rèn luyện mình, tôi cũng vậy. Người ta có thể có hoặc không có ý thức chính trị. Một số người nói chuyện với chúng tôi cởi mở, một số thì kín đáo. Ai mà nói chuyện với ông cởi mở, đặt tên cho họ là”người nói chuyện giấu tên”. Người nói chuyện với tôi kín đáo, tôi gọi họ là „ nguồn bí mật”.

J. Z.:  Nhưng CIA không đặt tôi viết những báo cáo cho họ.

G. F.: Họ đọc POLITYKA của các ông và bản tin của chúng tôi. Cả hai có ảnh hưởng đến nhận định của họ. Họ không có nguồn cung cấp tốt hơn đâu.

J. Z.:  Bây giờ ông làm tôi sợ hãi đấy.

G. F.:  Tôi cũng đã sợ hãi, khi tôi hiểu ra mọi việc. Từ những năm trước, tất cả chúng ta đều biết, Afganistan là quả bom nổ chậm. Nhưng năm 2003, CIA đã không hề chuẩn bị  cho chiến tranh tại Afghanistan. Mọi người đều bất ngờ khi  nó xảy ra. Năm 1989 tại Ba Lan cũng vậy. Thế giới sẽ không an toàn khi mà những cơ quan tình báo lớn nhất không nắm được tình hình ở các vùng then chốt.

J. Z.:   Tại sao lại không nắm được?

G. F.:  Vì có quá nhiều lãnh đạo và tiền bạc, nên những người lãnh đạo tốt thì được thăng cấp, còn những người thu thập tin tức và phân tích xác đáng thì không. CIA cho rằng, cần phải biết tất cả mọi việc về tất cả mọi người, vì vậy nên không tập trung vào những vấn đề quan trọng. Họ quen biết tất các cô bồ của tất cả các bộ trưởng của Irak, nhưng không có khái niệm người dân Irak bình thường sẽ làm gì khi quân nước ngoài đổ vào. Ngay cả điều nguy hiểm nhất, đe dọa quân đội Mỹ cũng không được nhắc đến, dù chỉ là trên miệng.

J. Z.:   Điều gì đe dọa họ?

G. F.:  Dưới chiêu bài dân chủ, thực hiện ý đồ của đế quốc Mỹ.

​J. Z. :  Tức là?

G. F.:  Lãnh đạo thế giới bắt buộc chuyển giao chính quyền cho các nhà kỹ trị. Không phải những người tiếp nhận chính quyền là những người xấu, trong đám họ không có những Stalin. Họ chỉ cố gắng đảm bảo an ninh cho nước Mỹ. Điều đó không có gì xấu. Đáng sợ là ở chỗ là quá trình chuyển giao không tuân thủ các nguyên tắc dân chủ.

J. Z. :   Thí dụ.

G. F.:   Nói về quá khứ. KGB bảo vệ Liên Xô. Để đối trọng, chúng tôi buộc phải thành lập CIA. Ở chúng tôi cũng hình thành hệ thống can thiệp vào đời sống riêng tư của người dân. Biểu hiện tồi tệ nhất là xuất hiện chủ nghĩa McCarthy.Hiện nay chúng tôi cũng gặp trường hợp tương tự. Để đối phó với những bất trắc do toàn cầu hóa mang đến, đã không làm suy yếu các cơ quan dân chủ. Nhưng chính những suy nghĩ mang tính chất đế quốc  tạo ra đe dọa đối với nền cộng hòa chúng tôi.

J. Z.:Tôi không thấy một đế quốc nào không có vấn đề với nền cộng hòa. Bắt đầu từ Roma qua Pháp của Napoleon, Phổ đến nước Nga thời các hoàng đế và nước Nga Xô

Viết, các đế quốc được hình thành từ sự trả giá của nền cộng hòa và tan dã khi thử nghiệm dân chủ hóa.

G. F.: Bởi họ còn muốn là những đế quốc. Còn Mỹ không có dụng tâm. Còn có sự khác biệt nữa. Trong mỗi đế quốc có giai cấp sẵn sàng đình chỉ các hoạt động dân chủ. Ở Mỹ không có giai cấp này. Chúng tôi là một xã hội được xây dựng trên nền tảng dân chủ, con cháu chúng tôi còn tiếp tục đấu tranh vì nó.

 J. Z.:   Còn con trai của ông.

 G. F.:  Và con gái nữa. Nó đã ở Irak hai năm. Cũng chính vì vậytôi càng bất bình với CIA. Tôi không chống cuộc chiến tranh này, nhưng tôi chống lại sự chiếm đóng đất nước ở tận cùng thế giới. Đó là điều ngu dại và phi dân chủ. Đã không có ai hỏi chúng tôi xem có muốn chiếm đóng Irak không. Có thể đại đa số trả lời là „không”. Nhưng trong các nước đế quốc, câu hỏi như thế không được đặt ra. Bởi vậy nền công hòa càng yếu kém đi.

J. Z. : Sẽ làm gì trước tình hình trên đây?

G. F.: Đây là một khó khăn. Trước đây chúng ta đã tưởng rằng phải hàng trăm năm để đấu tranh với những người Xô Viết. Nhưng họ đã biến mất, Liên Xô đã tan rã. Chúng tôi đã tưởng rằng mình hướng dẫn được cả thế giới. Chúng tôi đã cứu Kosovo và các nước khác. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng, một đế quốc đơn độc gặp nhiều khó khăn. Tất cả mọi người chống lại anh và họ còn muốn ở anh một cái gì đó  nữa. Chúng tôi đã rơi vào cái bẫy. Ở các nước nói trên, chúng tôi có những chính quyền không như  mong muốn, cũng không ai muốn dứt nó ra khỏi chúng tôi. Tất cả mọingười đều nói, rằng thế giới phải đa cực, nhưng không ai bắt tay để tạo ra một cực khác. Syria  là một ví dụ rõ ràng. Chúng ta đã không làm gì, tất cả chúng ta sẽ có tội với hàng nghìn những nạn nhân. Nếu chúng tôi làm cái gì đó, tình hình sẽ lại giống như trước đây.

J. Z.: Các ông sẽ bình thản đứng nhìn những diễn biến?

G. F.: Vùng Địa Trung Hải là vấn đề của những người châu Âu. Chúng tôi đã giúp đỡ các ông tại Libia. Các ông không thể mãi mãi lợi dụng chúng tôi. Nước Mỹ đã hiểu rằng, họ không thể làm được tất cả mọi việc. Chúng tôi không có quyền lợi gì đáng kể tại Libia cũng như tại Syria. Chúng tôi không tiếp nhận bất cứ một vai trò nào tại đây. Tại sao chúng tôi lại phải chết tại đó? Tại nước Mỹ, ngày càng phát triển suy nghĩ, rằng chúng tôi không mong muốn là một đế quốc như vậy. Nhưng không ai tin chúng tôi, cũng chẳng ai cám ơn chúng tôi.

J. Z.: Bởi các ông như con voi quá lớn trong bãi lầy toàn cầu hóa.

G. F.: Chúng tôi không thể gầy đi trong một vài ngày. Chúng tôi cố gắng để không phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu thô, để thu nhỏ lại cái thân thể đế quốc cồng kềnh của mình. Nhưng không đơn giản. Những người châu Âu hiểu rõ nhất,  quản lý một quốc gia 340 triệu dân là một quá trình phức tạp. Dù là Obama hay Romney cũng không thể thay đổi được nước Mỹ và thế giới trong một đêm hay một một nhiệm kỳ. Mười năm nay chúng tôi đã chiến đấu, như thế đủ rồi. Cuộc chiến tranh tiếp sau đây của chúng tôi phải là cuộc chiến tranh liên quan trực tiếp đến lợi ích của nước Mỹ.

J. Z.: Có lợi ích của nước Mỹ trong việc bảo vệ các hòn đảo của 

Nhật trước Trung Quốc?

G. F.: Đó không phải là vấn đề chính trị quan trọng của chúng tôi.

J. Z.: Chiến tranh với Trung Quốc không quan trọng?

G. F.: Chiến tranh với Trung Quốc sẽ không xảy ra. Không thể chiếm đóng Trung Quốc. Trung Quốc không có hàng không mẫu hạm.

J. Z.: Họ có tàu sân bay.

G. F.: Một chiếc. Họ không thể tấn công chúng tôi. Còn chúng tôi không thể tấn công họ. Khi Trung Quốc tấn công Nhật,  Đài Loan hay Nam Triều Tiên, chúng tôi có thể giúp đỡ nhưng không gửi quân tới Trung Quốc. Tại Washington đã có cuộc gặp gỡ ở cấp thứ trưởng phụ trách các vấn đề viễn Đông.

J. Z.:  Khi Trung Quốc tấn công các hòn đảo nhỏ...

G. F.: Không tấn công. Họ chỉ đưa các tàu đánh cá và các tàu pháo hạm nhỏ. Đó chưa đủ để tiến hành chiến tranh với Mỹ. Trung Quốc là một nước lớn, nhưng họ có những khó khăn mà ngay một nước lớn hùng mạnh cũng không giải quyết được. Khi Liên Xô chiếm Litva, Mỹ cũng đã bó tay. Ai đã có thể bảo vệ được Litva?

J. Z.:  NATO?

G. F.: Ba Lan đã có thể bảo vệ được Litva?

J. Z.: Ba Lan PiS (2) dã có thể bảo vệ.

G. F.: Bảo vệ như thế nào? Bằng cách nào? An ninh và chiến tranh là những vấn đề quan trọng. Không được tự do tạo raảo giác. Mỹ kiểm soát các đại dương. Nhưng không thể kiểm soát từng chỗ trên trái đất. Khi là đế quốc non trẻ, Mỹđã thử nghiệm và biết rằng không thể làm được điều đó.Trung Quốc hiểu rằng, không thể tấn công Nhật cũng như Đài Loan, bởi chúng tôi kiểm soát các đại dương. Chúng tôi biết không kịp giúp đỡ một số nước nếu Nga tấn cônghọ. Nhưng Nga và Trung Quốc không phải là những vấnđề chiến lược của chúng tôi. Vấn đề là sự phục hưng NhậtBản thành một cường quốc hùng mạnh về quân sự.

J. Z. : Sẽ đe dọa hay mang lại hy vọng đối với Mỹ?

G. F.: Chúng tôi hậu thuẫn cho sự lớn mạnh bước đầu của Nhật. Nhưng về lâu dài, bất cứ một cường quốc hải quân nào ở Thái Bình Dương đều đe dọa Mỹ. Chúng tôi luôn luôn theo phương châm này. Chúng tôi đã hậu thuẫn cho Stalin chống lại Hitler, sau đó chúng tôi lại giúp kẻ thù của mình xây dựng lại.

J. Z.: Trung Quốc sẽ đóng hai tàu sân bay nữa. Theo các kế hoạch tiếp theo, khoảng hơn chục năm nữa họ sẽ có hạm đội.

G. F.:  Cũng có thể không có. Kinh tế của họ đang phát triển chậm lại. Trong toàn vùng như một sân khấu của địa lý-chính trị. Nhà hát của điệu bộ và tập quán của từng địa phương – Trung Quốc, Nhật, Filipin, Indonesia, Nam Triều Tiên. Nhưng không một nước nào có hạm đội để vươn ra ngoài lãnh thổ của họ.

J. Z.:  Trung Quốc sẽ có hạm đội.

G. F.: Để có hạm đội, có các tầu thủy thôi chưa đủ. Phải mất 10 năm trên tầu để trở thành thuyền trưởng, 20 năm để trở thành đô đốc. Để xây dựng một hạm đội phải mất nửa thế kỷ. Sau nửa thế kỷ nữa, có thể hạm đội vũ trụ sẽ trở nên quan trọng hơn hạm đội hải quân. Vì vậy tôi rất buồn về châu Âu. Châu Âu hiện nay giống như diện mạo của năm 1991, 17 năm sau đó đã đi đến khủng khoảng. Sau 5 năm vẫn chưa khắc phục được nó.

J. Z.: Nhật sau 20 năm vẫn chưa khắc phục được khủng khoảng.

G. F.: Nhưng với châu Âu, chúng tôi có mối quan hệ đặc biệt. Trong 10 năm gần đây mối quan hệ này đáng tiếc.

Z. F.: Đối với Mỹ?

G. F.: Tất nhiên. Người Mỹ cảm thấy trong thế kỷ XX, hoạt động ngoại giao của châu Âu đã thu hẹp lại một nửa, và chúng tôi đã phải gánh vác. Từ 1948 đến 1991 chúng tôi đã chi phí tốn kém để bảo vệ châu Âu. Các ông chỉ giúp chúng tôi chút ít ở Afghanistan. Ngoài ra các ông chỉ đứng ngoài phê phán.

J. Z.: Chủ yếu là chiến tranh ở Irak.

G. F.: Ngay cả nếu chiến tranh Irak là cuộc chiến tranh ngu ngốc, chúng tôi đơn độc gặp rắc rối ở đó, các ông có lỗi khi không giúp đỡ chúng tôi. Nếu các ông không muốn giúp đỡ, các ông phải ngồi im khi chúng tôi đang chết trên są mạc. Khi chúng tôi so sánh sai lầm của chúng tôi ở Irak với những sai lầm của châu Âu trong chiến tranh thế giới lần thứ I và II mà Mỹ đã phải trả bằng máu và tiền của, chúng tôi cảm thấy mình bị lừa dối. Chúng tôi đã không phê phán Pháp không giải quyết được vấn đề với Hitler. Tại sao Pháp lại phê phán chúng tôi không thanh toán được Bin Laden?

J. Z.: Các ông đã can dự vào sự mạo hiểm mà nó không hề đe dọa các ông. Các ông đã không có yêu cầu cần được cấp cứu như châu Âu cách đây 60 năm.

G. F.:Nhưng tại sao sau những  kinh nghiệm như vậy, Mỹ lại phải đảm bảo an ninh – cho Ba Lan chẳng hạn?

J. Z.: Rumsfeld đã có câu trả lời logic. Châu Âu già cỗi không tốt, châu Âu trẻ tốt. Ba Lan là “châu Âu trẻ”.

G. F.: Vai trò địa lý-chính trị cho câu trả lời xác đáng hơn. Ba Lannằm kẹp giữa Nga và Đức, đó là vị trí quan trọng để cân bằng trong khu vực. Sự liên minh của các ông với Mỹ sẽ giảm những bất trắc về an ninh và vượt trội so với liên minh Đức – Nga. Chúng ta có chung lợi ích, chúng ta cũng có lý do để bảo đảm an ninh cho châu Âu già cỗi. Nhưng lần này không biết chúng tôi sẽ trông đợi gì vào châu Âu? Tình cảm bị phản bội rất phổ biến hiện nay ở Mỹ.

J. Z.: Sắp đặt lại NATO?

G. F.: Cần một lực lượng có khả năng  giữ sự ổn định của thế giới. Nếu quan hệ giữa Mỹ và châu Âu không chặt chẽ, cả thế giới sẽ có vấn đề.

J. Z.: Ông nghĩ rằng, sự vỡ mộng đối với châu Âu và gánh nặng để duy trì một đế quốc đã đẩy Mỹ đến chủ nghĩa cách ly mới ?

G. F.: Câu hỏi khá thú vị, có phải châu Âu hướng tới chủ nghĩa cách ly? Châu Âu về dân số và kinh tế lớn hơn Mỹ. Chúng tôi chịu trách nhiệm về trật tự toàn cầu hóa, còn các ông nuôi dưỡng chủ nghĩa cách ly. Để biện giải cho lý do không hoạt động và hành động rất ít, các ông đã nghĩ ra “sức mạnh mềm”, điều mà tôi hoàn toàn không hiểu được.

J. Z.: Sức mạnh mềm do giáo sư Nye của Harvard đưa ra. Đó là đề xuất hay của Mỹ để thực hiện và bảo vệ giấc mơ dân chủ, Hollywood và các ngân hàng thay thế các tàu sân bay.

G. F.: Đó là biểu hiện sự kết nối từ Mỹ đến chủ nghĩa cách ly của châu Âu. Bây giờ câu hỏi được đặt ra là, nếu không có sự hỗ trợ của châu Âu, Mỹ sẽ tiếp tục đường lối chính trị can thiệp?

J. Z.: Sẽ tiếp tục ?

G. F.: Vấn đề phụ thuộc vào các ông. Nếu châu Âu không làm gì trong tình hình Syria, còn cáo buộc Mỹ không hành động gì. Nếu châu Âu can thiệp vào Lybia, sau vài ngày đã ca thán rằng, thiếu lực lượng và yêu cầu Mỹ tham gia, Mỹ sẽ đi đến với chủ nghĩa cách ly. Châu Âu hãy trưởng thành, châu Âu hãy nhận lấy trách nhiệm ở những khu vực gần kề với mình.

 J. Z.: Châu Âu đẩy các ông đến chủ nghĩa cách ly?

G. F.: Tất nhiên rồi. Cơ quan liên kết chúng ta mang tính chiến lược là NATO. Liên minh châu Âu, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ là cái trục trật tự của thế giới. Như chúng ta thấy, sự liên kết thiếu chặt chẽ của châu Âu với NATO khiến chúng tôi phải cân nhắc, ngày nay liên minh khối Bắc Đại Tây Dương có ý nghĩa gì. Châu Âu tự mình không đặt ra câu hỏi này, bởi càng ngày càng ít chú ý đến thế giới, càng ngày càng hiểu thế giới ít hơn. Cho nên câu hỏi quan trọng nhất hiện nay là câu hỏi về châu Âu. Tương lai không phụ thuộc vào Trung Quốc, vào những người hồi giáo hay Mỹ, mà phụ thộc vào châu Âu. Châu Âu có thể gánh vác mỗi một vai trò, nhưng phải lựa chọn cái nào đó. Nằm ngoài phạm vi của các ông là hai quốc gia mà các ông chưa xác định vai trò của họ, đó Mỹ và Thổ. Điều này đe dọa tất cả các các nước. Vì vậy Mỹ sẽ kiên trì chờ đợi cho đến khi các ông bắt đầu làm một cái gì đó.

J. Z.:  Chúng tôi phải tiến vào Syria để thuyết phục các ông, rằng chúng tôi đã trưởng thành?

G. F.: Hãy làm cái gì đó mà các ông muốn. Chúng tôi không có lợi ích cơ bản nào ở Syria.

J. Z. : Các ông có lợi ích cơ bản trong tương lai của Israel.

G. F.: Trước đây đã như vậy, giờ thì không. Đến những năm 70, sự tồn tại của Israel đối với Mỹ là nguyên tắc. Bây giờ vấn đề rất phức tạp. Nếu như chỉ chú ý đến sự tồn tại của nhà nước Israel thì vấn đề có thể là trầm trọng. Nếu chú ý đến khu dân cư ở Bờ Tây, đối với chúng tôi không có gì quan trọng. Sự tồn tại của Israel không bị de dọa. Chỉ có tồn tại trong tình hình không thuận lợi. Bởi vậy trong vấn đề ném bom Iran, người Israel và người Mỹ đã suy nghĩ rất khác nhau. Israel muốn tấn công. Chúng tôi cho rằng, đó là một giải pháp rất mạo hiểm, mà kết quả sẽ rất hạn chế. Tốt nhất là tìm giải pháp thương lượng với Iran. Những người Iran không phải là những người mất trí. Họ sẽ không tấn công, vì họ biết nếu tấn công họ sẽ bị trả thù. Họ yêu con cái và không muốn chúng phải chết. Họ chế tạo tên lửa và bom để bảo vệ chế độ. Họ sợ Mỹ sẽ hành động như ở Afghanistan và Irak.

J. Z.: Chế tạo bom là hợp pháp?

G, F.: Mỹ tin rằng, cả hai phía sẽ đảm bảo hòa bình. Quan hệ giữa Israel và Iran tương tự như giữa chúng tôi và Liên Xô trước đây. Ngay cả nếu Iran chế tạo được bom, họ cũng hiểu rằng, nếu họ sử dụng nó, Israel sẽ trả đũa và họ sẽ biến mất. Điều này đủ lý do để không tấn công Iran.

J. Z.: Israel chưa tin chắc điều này.

G, F.: Bởi vậy chúng tôi tranh luận. Thế giới vẫn tiếp tục chờ đợi Mỹ sẽ giải quyết mỗi khủng khoảng từng vùng. Còn chúng tôi đã hiểu rằng, đó là sự vô lý.

J. Z.: Bởi giờ đây các ông không còn mạnh như trước ?

G. F.: Chúng tôi có thể chiến thắng quân đội của mỗi nước. Nhưng chúng tôi không biết cách chiềm đóng. Chùng tôi có thể chiếm đóng Afghanistan vô thời hạn nếu chúng tôi chấp nhận mỗi năm 2000 lính Mỹ chết. Nhưng điều này chúng tôi không muốn. Chúng tôi tự hiểu ra rằng, đối với chúng tôi, ai lãnh đạo Afghanistan cũng vậy thôi. Chúng tôi muốn Taliban không có khả năng để tấn công Mỹ. Mong muốn này đã thực hiện được. Chúng tôi không còn lợi ích nào khác ở Afghanistan. Vậy chúng tôi chiếm đóng đó để làm gì?


Quân đội Mỹ tại Afghanistan

J. Z.: Để thực hiện dân chủ hóa ?

G. F.: Chúng tôi đã có tư tưởng dân chủ hóa thế giới. Nhưng giờ đây chúng tôi không còn tư tưởng đó. Chúng tôi đã làm công việc của mình và chúng tôi trở về nhà.

J. Z.: Chùn bước.

G. F.: Bởi ngoài lợi ích, chúng tôi còn có trách nhiệm đối với các đồng minh. Ở Việt Nam cũng như ở Afghanistan, chúng tôi không bỏ rơi đồng minh của mình như Pháp ở Angieri. Ngay cả khi chúng tôi vừa tiến hành chiến tranh, vừa phải đối đầu với khủng khoảng.

J. Z. : Khủng khoảng gì? Tài chính? Kinh tế? Chính trị? Xã hội công dân?

G. F. : Đó là khủng khoảng địa lý- chính trị, hậu quả của sự sụp đổ các đế quốc châu Âu. Sau năm 1991, khi Liên Xô tan rã, lần đầu tiên sau 500 năm, không một cường quốc nào của châu Âu là hùng mạnh đối với thế giới. Liên minh châu Âu (EU) có thể là hùng mạnh, nhưng không biết EU có muốn hay không, và nếu muốn hùng mạnh để làm gì. Trả lời cho câu hỏi những người châu Âu cần EU để làm gì, để giàu có hơn”. Khi khủng khoảng đi đến, sự giàu có chựng lại, lý lẽ về mục đích tồn tại UE không đứng vững nữa. Cần thiết phải xác định lại mục đích tồn tại mang tính nguyên tắc của EU. Nhưng không biết dựa trên nguyên tắc sau khủng khoảng như thế nào.

J. Z.:  Khủng khoảng đã xảy ra ở Mỹ.

G. F.: Mỹ là một dự án của đạo đức, quân sự và kinh tế. Nhiều giá trị đã gắn kết chúng tôi với nhau, còn các ông chỉ có một. Sẽ tiếp tục như thế nào? Cần tìm những nguyên tắc mới.

J. Z.: Hòa bình.

G. f.: Ở châu Âu ít người còn nhớ là hòa bình có thể đã khônggiữ được. Nước Ba Lan đã tồn tại đựoc trong thời kỳ rất khó khăn, bởi có một cái gì đó liên kết các ông lại. Trong danh nghĩa của điều gì để châu Âu tồn tại trong lúc khó khăn? Sự căng thẳng giữa Đức và Hy Lạp là biểu tượng rất rõ của câu hỏi trên đây. Rằng một nhà nước này của châu Âu đã có lỗi với một nhà nước khác. Đó không phải là một liên minh, đó là khu vực tự do thương mại. Có thể vào hoặc ra mà không mất đi sự đồng nhất. Không một bang nào có thể ra khỏi USA mà không mất đi sự đồng nhất. Chúng tôi hành động vì lợi ích của nước Mỹ. Không một nước nào trong UE muốn thiệt thòi vì Hy Lạp.

J. Z.:  Không một bang nào muốn thiệt thòi vì Detroit hay Alabama.

G. F.: Có đấy. Trong vấn đề này chúng tôi đã có tranh cãi căng thẳng. Những người thắng cuộc là những người đã khẳng định Mỹ là một, nhưng được tạo dựng từ nhiều bang. Sự thống nhất đã được chúng tôi gắn kết bằng máu. Còn các ông thì không. Ở chúng tôi, sự việc đã rõ ràng. Ở các ông thì chưa.

J. Z.: Bây giờ ông giải thích.

G. F.: Qua hai nghìn năm, các nhà nước của châu Âu đã cư xử với một phương pháp xác định. Truyền thống này bắt nguồn từ cội rễ văn hóa của châu Âu. Từ hơn chục năm nay, các ông thử thay đổi nó. Nhưng liệu hiện nay diện mạo thay đổi đã đủ chưa ?

J. Z.: Tôi hy vọng.

G. F.: Sự đầu tư là chưa đủ. Hãy xem xét các vấn đề của các ông, tôi biết rằng phải phân biệt châu Âu và EU. Châu Âu là một phần của thế giới hiện đại. Giầu có và hiện đại. Còn EU là một thử nghiệm chưa biết tương lai. Nhưng đối với tôi có điều chưa rõ ràng, liệu chúng ta có phải chú ý đến suy nghĩ chiến lược. Tôi cho rằng, chắc chắn chúng ta phải chú ý đến Đức, Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan. Và đặc biệt chúng ta phải quan sát Đức.

J. Z.: Bởi vì họ mạnh nhất.

G. F.: Bởi từ nguyên nhân do Đức gây ra trong thế kỷ XX, chúng tôi đã tham gia ba cuộc chiến tranh, chiến tranh lần thứ nhất, chiến tranh lần thứ hai và chiến tranh lạnh. Không phải chúng tôi vẫn còn lo lắng, nhưng nếu Đức tách ra khỏi châu Âu, chúng tôi phải rất chú ý. Đức là nền kinh tế thứ tư của thế giới. Một nửa thu nhập quốc dân của họ là nhờ vào xuất khẩu. Một quốc gia như vậy phải có một chính sách ngoại giao. Bây giờ nói đền đường lối chính trị chủ yếu của châu Âu. Nếu EU tan giã, tình hình sẽ thay đổi. Đó là giấc mơ đen của Mỹ. Chắc đối với Ba Lan cũng vậy. Điều đã liên kết chúng ta và chúng ta cần lẫn nhau.

J. Z.:  Thời Bush, Wolfowitz cựu thứ trưởng bộ quốc phòng Mỹ, khi được hỏi về chính sách của Mỹ đối với UE đã trả lời: “giải thể”. Như vậy ông thứ trưởng đã hiểu sai về lợi ích của Mỹ.

G. F.: Giải thể không nhất thiết làm yếu châu Âu. Nếu Đức tách ra có thể trở thành đấu thủ mạnh của toàn cầu hóa. Nhưng quan trọng hơn là tình hình địa lý – chính trị sẽ thay đổi có tính chất nguyên tắc. Wolfowitz đã hy vọng rằng, nếu giải thề UE, có thể thanh toán được đối thủ là châu Âu. Đó là điều vô lý. Châu Âu cứ tồn tại và sẽ không giữ vai trò nào quan trọng so với trước đây.

J. Z.: Sẽ nguy hiểm hơn ?

G. F.: Chưa biết ra sao. Người châu Âu đã không thể tưởng tượng được nếu châu Âu không có EU.

J. Z.: Chúng tôi tự hào về điều này.

G. F.: Bởi các ông nghĩ rằng, sự hình thành EU đã cứu châu Âu khỏi chiến tranh từ năm 1945 đến nay. Đó là sự ngộ nhận. Đã không có chiến tranh giữa những người châu Âu, vì ở châu Âu , Nga và Mỹ đối đầu nhau. Tình trạng này đã chấm dứt. Theo chúng tôi, UE là một ý tưởng đẹp, nhưng ít hiệu quả. Đã ba năm nay, hàng tuần các ông thông báo rằng các ông đã khắc phục được vấn đề khủng khoảng nợ lần, nhưng đến nay không giải quyết được, bởi vì lợi ích giữa các quốc gia là mâu thuẫn, còn lợi ích chung thì không có biểu tượng và quy tắc. Qua phân tích, tình hình hiện nay không tốt.

J. Z.: Với ý nghĩa như thế nào ?

G. F.: Tôi nhìn thấy các cơ quan không hoạt động và nền kinh tế đứng thứ tư từ khi thống nhất năm 1871 đang ở trung tâm của các vấn đề của châu Âu. Tôi không nói rằng nước Đức không bao giờ thay đổi, nhưng tôi nhớ từ năm 1932 Đức đã là một quốc gia tự do dân chủ. Nhưng tôi suy nghĩ tại sao quan hệ giữa Mỹ và Đức không tốt như nó có thể. Tôi cũng suy nghĩ, mối quan hệ Đức – Nga quan trọng như thế nào. Hai đường trục này trong khoảng 20 – 30 năm tạo ra các vấn đề trong châu Âu. Bởi vậy quan hệ giữa Ba Lan – Đức và Ba Lan – Mỹ có tầm quan trọng mang tính nguyên tắc. Tam giác Mỹ – Đức – Ba Lan có thể quyết định những đề quan trọng cho thế giới.

J. Z.:  Các ông không muốn bị lôi cuốn vào Ba Lan với sự có mặt của quân đội Mỹ.

G. F.: Hiện nay không có sự cần thiết. Chiến lược để đảm bảo an ninh cho Ba Lan của chúng tôi là Mỹ là người hợp tác có trách nhiệm. Sự cần thiết là điều khoản sáu tháng. Các ông phải có khả năng tự bảo vệ được sáu tháng. Thời gian cần thiết để chúng tôi kết hợp cùng tham chiến. Nếu chúng tôi hợp lực , Ba Lan cần phải có một quân đội mạnh như quân đội của Izrael để đảm bảo chiến thắng.

J. Z.: Ông thấy đó. Các ông đã thực hiện xây dựng quân đội cùng với nền cộng hòa của các ông. Chúng tôi cũng thấy Israel có một quân đội vững mạnh của nền cộng hòa. Nền cộng hòa của chúng tôi vẫn chưa trưởng thành.

G. F.: Đó là sự mạo hiểm. Các ông phải lựa chọn. 

J. Z.: Vậy à!

G. F.: Các ông ở giữa Nga và Đức, với gần như 40 triệu dân. Các ông có nền kinh tế lớn, vậy các ông là một quốc gia quan trọng đối với thế giới. Lịch sử của Ba Lan muốn hướng tới đâu. Rất nhiều người sẽ phải làm việc nặng nhọc để có thay đổi và thực hiện được sự lựa chọn.

George Friedman
Warszawa, 28/11/2012
Đinh Minh Đạo dịch

 Ghi chú:

-      McCarthy 1908 – 1957, nhà chính trị Mỹ, 1947 – 1957 là thượng nghị sỹ. Năm 1951 đưa ra chủ trương chống cộng sản nhằm vào những người Mỹ là cộng sản hoăc có thiện cảm với cộng sản. Ông là trưởng tiểu ban điều tra của thượng nghị viện từ 1952 đến 1954.

-      PiS:  Đảng Luật Pháp và Công Lý ,đảng hiện có số đại biểu đứng thứ 2 trong quốc hội Ba Lan, do hai anh em song sinh Lech và Jaroslaw Kaczynski sáng lập và lãnh đạo. Đảng có quan điểm cứng rắn đối với Nga.

Tổng số lượt xem trang