Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Đại gia thế chân Đặng Văn Thành, Trầm Bê, Đặng Thành Tâm?

-Hàng loạt đại gia đang bán cổ phiếu, rút khỏi ngân hàng như: gia đình ông Đặng Văn Thành, bố con ông Trầm Bê, nhà ông Đặng Thành Tâm và hàng loạt đơn vị rút khỏi ACB…

Vòng quay thứ hai tại Sacombank

Bức tranh cổ đông lớn gắn bó lâu dài với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín-Sacombank (STB) dường như chưa thực sự rõ ràng cho dù người sáng lập ngân hàng này cách đây 20 năm là ông Đặng Văn Thành và các thành viên trong gia đình ông đã chính thức rút lui hẳn khỏi tổ chức tín dụng này trong những tuần cuối cùng của năm 2012.

Ngày 16/12, Ngân hàng Sacombank thông báo giao dịch cổ phiếu của cổ đông liên quan nội bộ trên website. Theo đó, ông Trầm Trọng Ngân - con trai lớn của ông Trầm Bê hiện đang là Phó Chủ tịch HĐQT của ngân hàng đăng ký bán toàn bộ 48 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 4,93%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 20/12/2012 đến 20/02/2013 bằng phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh.

Thông tin này không sốc nhưng thực sự lại là một điều bất ngờ nữa đối với giới đầu tư. Nhiều người tự hỏi sau khi đã được bầu vào HĐQT hồi tháng 5/2012 với tư cách là một cổ đông lớn, tại sao ông Trầm Trọng Ngân lại bán cổ phần STB?

Nó trái ngược với động thái gia tăng tỷ lệ nắm giữ tại STB của doanh nhân trẻ này hồi cuối tháng 6/2012 với việc mua vào 8 triệu cổ phiếu (nâng tổng nắm giữ lên 48 triệu cổ phiếu như hiện nay).

Với mức giá 19.800 đồng/cp như hiện tại, nếu giao dịch thành công, ông Trầm Trọng Ngân thu về gần 1.000 tỷ đồng. Và như vậy, số cổ phiếu STB mà gia đình ông Trầm Bê nắm giữ đáng kể nhất có lẽ chỉ là khoản 20,82 triệu cổ phần (tương đương 2,14%) do em trai ông Ngân là Trầm Khải Hòa - thành viên HĐQT Sacombank đang nắm giữ.

Trước đó, một đại gia khác là Đặng Thành Tâm và người thân cũng đã bán cổ phiếu và rút lui khỏi hai ngân hàng Phương Tây và Navibank. Sau động thái các DN của ông Tâm bán cổ phiếu rút khỏi NH Phương Tây, mới đây, vợ ông Đặng Thành Tâm đăng ký thoái toàn bộ hơn 14,82 triệu cổ phiếu, quy mô đạt trên 90 tỷ đồng.

Trong khi đó, cũng không thể bỏ qua động thái hàng loạt nhà đầu tư tổ chức là công ty con của ACB và Eximbank thời gian qua cũng lần lượt bán cổ phiếu nắm giữ tại hàng loạt ngân hàng cổ phần lớn. Hầu hết các giao dịch hàng triệu cổ phiếu, trị giá hàng trăm – ngàn tỷ đồng đều được giao dịch thỏa thuận. Tuy nhiên, các thông tin quanh các giao dịch này thường thông báo chậm và có một điểm chung trong hàng loạt các giao dịch thỏa thuận này là không có nhiều người biết thực sự ai đã mua những khối lượng cổ phiếu khổng lồ này.

Đại gia giấu mặt?

Trở lại trường hợp Sacombank, trong phiên giao dịch sáng 17/12, cổ phiếu STB được giao dịch khá khởi sắc. Tính tới cuối phiên giao dịch buổi sáng, đã có tổng cộng hơn nửa triệu cổ phiếu STB được khớp lệnh, trong đó gần 300 nghìn đơn vị được mua bởi khối ngoại. Cổ phiếu này được giao dịch đa phần ở mức giá gần trần và trần.

Hiện tượng này có lẽ là một dấu hiệu phản ánh giả thuyết được nhiều nhà đầu tư đặt ra là 48 triệu cổ phiếu mà ông Trầm Trọng Ngân đăng ký bán bắt đầu thực hiện từ cuối tuần này đã có thỏa thuận trước đó, hay nói cách khác là rất có thể đã có chủ mới và giao dịch nhiều khả năng sẽ diễn ra dưới hình thỏa thuận chứ không phải khớp lệnh qua sàn.

Giả thuyết này được nhiều người nói tới bởi nếu ông Ngân thực hiện bán qua khớp lệnh trên sàn thì với mức giao dịch hơn 300 nghìn đơn vị/phiên như hiện nay thì trong vòng 2 tháng cổ đông lớn này khó lòng giao dịch thành công ở một mức giá ổn định như hiện nay. Bên cạnh đó, thị trường lại đang phản ứng tích cực với thông tin nói trên.

Như vậy, nếu giao dịch bán cổ phiếu của ông Ngân được thực hiện, câu hỏi được đặt ra là: Ai là người mua lượng cổ phần lớn nói trên? Ai là ông chủ thực sự trong một loạt các vụ mua bán cổ phiếu lớn ở hàng loạt ngân hàng trong thời gian vừa qua? Và, có một sự thay đổi trong HĐQT Sacombank hay là vẫn tiếp tục được giữ nguyên như hiện nay?

Cùng nằm trong tâm điểm của TTCK trong vài tháng gần đây với STB, cổ phiếu EIB của Ngân hàng Eximbank sáng 17/12 lại bất ngờ có giao dịch thỏa thuận khủng (sau gần 1 tháng yên ắng) với 18 triệu cổ phần được chuyển nhượng, trị giá gần 280 tỷ đồng.

Nhiều khả năng, giống như các tháng 9, 10 và 11 trước đó, giới đầu tư cũng sẽ không biết được thông tin về các giao dịch khủng này, sẽ lại không có một thông báo thay đổi vốn chủ sở hữu EIB được công bố tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, không có mấy nhà đầu tư biết được ai đang “vào” EIB, cho dù giá trị giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Những hiện tượng song hành cùng nhau này cũng đang rấy lên những câu hỏi như: Khả năng sáp nhập giữa Eximbank và Sacombank như một số lãnh đạo đã đề cập có cao không? Sự thật quyền lực của gia đình ông Trầm Bê tại STB như thế nào và tại sao phải bán ra?...

Có thể thấy, hiện tượng cổ phiếu được chuyển nhượng thỏa thuận ở mức rất lớn sẽ làm thay đổi cơ cấu cổ đông tại các ngân hàng. Biến động trong mấy tháng đầu năm đã dẫn tới hàng loạt sự thay đổi trong nhiều HĐQT. Tuy nhiên, dường như mọi việc chưa dừng lại ở đó.

Trên thực tế, sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông của các doanh nghiệp là một điều hết sức bình thường khi mà thị TTCK đang được phát triển.

Tuy nhiên, sự thay đổi cũng có thể khiến cho hoạt động ngân hàng gặp nhiều trục trặc. Những biến động về hoạt động ở ACB gần đây hay những cục nợ xấu khổng lồ tại nhiều ngân hàng thương mại đang cho thấy vấn đề này.

Điều mà nhiều người quan tâm là dòng tiền vào ra như thế nào? Ai là người mua cổ phần ngân hàng? Tiền từ đâu ra? Những thông tin này có lẽ cần được công khai bởi sự ảnh hưởng của nó là rất lớn, hàng nghìn tỷ đồng được rót vào ngân hàng sẽ khiến không chỉ cơ cấu cổ đông thay đổi, mà có thể ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, ảnh hưởng tới thị trường nói chung…

Theo Mạnh Hà
VEF

Đại gia thế chân Đặng Văn Thành, Trầm Bê, Đặng Thành Tâm?

Ngân hàng Việt Nam to hơn Mỹ?
So sánh số lượng, quy mô ngân hàng chỉ mang tính tương đối. Về sâu xa, nó phản ánh sự khác biệt trong chính sách quản lý ngành ngân hàng 2 nước.

- Tin nóng trong hệ thống ngân hàng: Nhiều sự kiện gây biến động giới ngân hàng (Stox).  - 2 ngân hàng lớn họp bất thường thay lãnh đạo (Kiến thức).  – Vì một hệ thống ngân hàng lành mạnh (vietstock). – “Sức khỏe” của hệ thống ngân hàng đến ngày 31/10/2012  (TTVN/ CafeF).
- Hà Nội có 86 văn phòng công chứng tư (VNN). – 5 sở ‘nhạy cảm’ của Hà Nội bị điều tra (ANTĐ/ VNE). 


Người Việt giàu lên chỉ là 'giả tạo' (VnEx 15-12-12)

- Hôm nay NHNN hút ròng hơn 660 tỷ đồng trên OMO (NDHMoney/ Gafin). – Khoảng 1/3 tiền huy động tăng thêm được TCTD đầu tư vào trái phiếu Chính phủ (Gafin). - Nghi ngờ khoản vay 38.000 tỷ đồng cho cá tra (TP).
- Ngân hàng “khéo lách” quy định giữ hộ vàng (DT). - Cần cân nhắc mức thu phí nội mạng ATM (LĐ).
- Năm 2013, bảo hiểm ước đầu tư khoảng 95.000 tỷ đồng (ĐTCK/ vietstock).
- Dồn dập sức ép giải cứu BĐS (VEF).  – Bất động sản VN ‘chờ giải cứu’ (BBC).  – Truy tìm dự án BĐS có mức giá giảm mạnh nhất Hà Nội   –   Tiến độ một số dự án khu vực quận Hoàng Mai, Đống Đa  (TTVN/ CafeF). – Xem xét thu hồi 9,1ha của Tổng HUD (VNN). – Chung tư Tân Tây Đô, The Pride của Hải Phát huy động vốn trái luật(TTVN/ CafeF). - Giá nhà thu nhập thấp sẽ không quá 11 triệu đồng (Petrotimes). - Kiến nghị giải pháp khơi thông thị trường (LĐ).
- Chính quyền tăng cường đối thoại với doanh nghiệp (TN). - Đối thoại với doanh nghiệp còn nặng hình thức (TT).
Petrolimex thừa nhận đã có lãi gần 200 đồng/lít xăng
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Petrolimex, nếu tính đủ chi phí thực tế thì Petrolimex vẫn lỗ gần 100 đồng/lít xăng.

- Không nên thu phí ATM với người thu nhập thấp (TP).. –Không thể bắt người lao động gánh hết (TT). – Vụ Phí “đè” chủ thẻ ATM: Doanh nghiệp thừa nhận hưởng lợi (TT).
- Ngân hàng Việt lập kỷ lục về ‘thay tướng’ (TP). – Sếp ngân hàng, tài chính thi nhau rơi rụng (Infonet).
- Băn khoăn vay mua nhà (ANTĐ). – Bí quyết vay tiền ngân hàng (CafeF). – Bất động sản 2012 và 10 dấu ấn (VnEco).
- Giảm thuế: Động lực mới cho DN và TTCK (ĐTCK).
- Chuyển giá để trốn thuế (Petrotimes).
- Đối thoại công – tư: Làm sao để doanh nghiệp nói thật? (VnEco). – Khi DN xi măng thành “chúa Chổm”! (NNVN).
- Lúng túng trong thực hiện lương tối thiểu vùng (ĐĐK). – Thưởng tết năm nay cũng ‘kẻ trời, người vực’ (Petrotimes).
- Trăn trở của những… “ông vua” ở miền Tây (Petrotimes).
- Ông lớn ngành lương thực phải rút khỏi ngân hàng (VNE). – XK chè bứt phá, song nỗi lo vẫn còn (NNVN). – Xuất khẩu sắn thắng lớn mà vẫn lo (DV).
- Vì sao nông dân bán đất chuyển nghề? (LĐ). - Nấm, lan ra tiền tỷ (NNVN).

- Thị trường từ nay đến Tết: Khó lường giá cả (ĐĐK).
- Thiếu lao động thời vụ dịp cuối năm (DV).
- Nhật Bản sắp ‘in tiền’ ồ ạt cho cả thế giới (Sàn OTC).

- Đừng để dân kiệt sức (DV). – Bị đuổi việc vì làm mất 13 cái xoong (TP).
- Triển khai quy định mới về mức lương tối thiểu (TTVH). – Mức lương tối thiểu chưa đáp ứng mức sống tối thiểu (SGGP).

- Doanh nghiệp than khó khi nộp phí bảo trì đường bộ (VNE).

Doanh nghiệp than khó khi nộp phí bảo trì đường bộ
VNExpress
Đáp lại kiến nghị của các hiệp hội vận tải về xem lại mức phí với xe rơ moóc, lùi thời gian thu, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường khẳng định "việc lùi thời hạn đã thực hiện, bây giờ phải chấp hành". >Kiến nghị thu phí bảo trì đường bộ ...
Thu phí trước, điều chỉnh sauTuổi Trẻ
Kiến nghị nộp phí bảo trì đường bộ theo thángĐài Tiếng Nói Việt Nam

Thu phí bảo trì đường bộ - Không đơn giản!Đài Truyền Hình Việt Nam – Mặt bằng – dễ mà khó (LĐ). 

- S-Fone mất khả năng chi trả (VNE).
- Đầu tư khép kín từ trang trại đến bàn ăn (PLTP).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 21: Trại nấm giữa động cát (TN).
- Du lịch duyên hải miền Trung: Vẫn “bí” giải pháp (PLTP). - “Chuyện nhỏ” gây khó lớn – Kỳ 2: Nỗi sợ mang tên hàng rong (TN).
- Nỗi lo gà ngày tết (DV). - Đổi tiền lì xì… giá “chát” (VEF).
- Buôn lậu biên giới: Nhà nghèo mua 12 triệu đồng hoa quả mỗi ngày? (TP).
- Giá xăng đủng đỉnh vì luật chậm sửa (TT).
- Thí nghiệm trong kinh tế học (NCKTH).
- Thời kỳ khủng hoảng: Các định chế tài chính toàn cầu đang phục hồi (Gafin/ Stox).
- Hiệp ước tự do mậu dịch Singapore – Liên Hiệp châu Âu (RFI).
- Viễn ảnh kinh tế của khu vực đồng Euro trong năm mới (VOA).
- Miến Điện tái khởi động dự án công nghiệp khổng lồ (RFI). – Hợp tác phát triển: Myanmar-Thái Lan bàn phát triển đặc khu kinh tế (TTXVN/ Stox).

-Hopes rise for "fiscal cliff" deal as Obama, Boehner meet
WASHINGTON (Reuters) - Hopes rose on Monday that Washington will be able to step back from the "fiscal cliff" as President Barack Obama and Republican John Boehner inched toward a deal that would prevent steep tax hikes and spending cuts that could push the economy into recession.

Những quyết định rung chuyển tài chính 2012
Năm 2012 đánh dấu những nỗ lực không hề nhỏ trong công cuộc khống chế những khiếm khuyết của hệ thống tài chính toàn cầu.

-Analysis: U.S. policy gridlock holding back economy? Maybe not
(Reuters) - Washington thinks a resolution of the tense debate over the national debt will unlock a burst of economic growth by lifting uncertainty that has stymied investment.
-U.S. Envoy Optimistic About Relationship With China
NYT -Gary F. Locke, the United States ambassador to China, spoke at a sold-out forum in which he said both countries had become inextricably linked to each other economically.

Paul Krugman: Nước Mỹ học được gì từ khoản thâm hụt 1.000 tỷ USD?
Paul Krugman cho rằng khoản thâm hụt 1.000 tỷ USD chỉ phản ánh kinh tế Mỹ đang trong giai đoạn trì trệ, chứ không phải mầm mống gây ra suy thoái.
FDI vào Trung Quốc giảm mạnh
Liên tục giảm từ đầu năm, nhưng tính đến tháng 11, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc đã đạt 100 tỷ USD.

Tổng số lượt xem trang