Giơ lưng chịu trận?
Thanh Niên
Quy định của pháp luật hiện nay đang khiến cho những người phản ứng chống lại cái xấu một cách cương quyết đôi khi phải lâm vào cảnh thiệt cả đôi đường. Đó là nghịch lý. Dưới góc độ dân dã, có thể hiểu rằng phòng vệ chính đáng là hành vi mà chúng ta tự cứu bản thân hoặc người khác khỏi nguy hiểm.
>> Phạm tội vì chống lại cái xấu
>> Phạm tội vì chống lại cái xấu - Nỗi đau của người cha
>> Phạm tội vì chống lại cái xấu: Luật đang dung túng cái xấu ?
Theo luật thì phòng vệ chính đáng không bị coi là phạm tội nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh chống lại tội phạm cũng như ngăn chặn, hạn chế những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, ở một khu đất có tranh chấp, A. dùng gạch đập vào đầu B. gây thương tích; B. phản ứng dùng tay đấm trúng vào mắt A. Cuối cùng B. phải ra tòa vì cố ý gây thương tích cho A. 29%. Một người bảo vệ vì bắt trộm, đánh nhau làm chết tên trộm; hay một nhóm thanh niên côn đồ dùng nón bảo hiểm xông vào đánh một thanh niên chỉ vì nhìn thấy ghét, thanh niên này phản ứng chống trả bằng một nhát dao gây chết người… Họ đều phải lãnh án, phải bồi thường thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần và mang tiếng là tội phạm. Nhiều những trường hợp tương tự như trên xảy ra trong đời sống khiến cả xã hội suy ngẫm vì bị hại có thể trở thành kẻ phạm tội chỉ trong gang tấc. Bởi trong những trường hợp bị tấn công về thể xác, người bị tấn công cũng bị khống chế về tâm lý và chắc rằng không ai có đủ tỉnh táo để có thể suy xét tìm cách chống lại cái xấu sao cho "vừa đủ" để không gây án mạng, không bị xem là phòng vệ quá mức.
Từ 1985 đến nay, bộ luật Hình sự đã có sự phát triển khi có thay đổi lớn trong chế định phòng vệ chính đáng. Cụ thể, cụm từ “tương xứng” trong bộ luật Hình sự 1985 đến năm 1999 được thay bằng “cần thiết”. Trước đây, những hành vi chống trả phải “tương xứng” với hành vi xâm hại được nghĩ một cách máy móc là kẻ phạm tội dùng công cụ, phương tiện gì, thì người phòng vệ cũng phải dùng công cụ, phương tiện tương tự. Đến nay, việc xác định hành vi “chống trả một cách cần thiết” đã bộc lộ bất cập. Nhiều vụ án đưa ra xét xử, thẩm phán hỏi bị hại mà sau này thành bị cáo là tại sao không “bỏ chạy?”.
Nhiều người dân trăn trở và tự hỏi nếu gặp kẻ xấu tấn công, ta phải làm gì.
Với những quy định không rõ ràng hiện nay khiến giải pháp được chọn là: "bỏ chạy" hoặc "chịu trận", cứ để chúng đánh, chúng đâm rồi sau đó pháp luật xử lý chúng; dù có thể chúng ta sẽ là người tàn phế. Còn phản ứng chống lại mà lỡ tay kẻ xấu thiệt mạng thì ta cũng phải lãnh án vài năm, tốn tiền bồi thường. Như vậy, phải chăng người vô tội luôn thiệt cả đôi đường?
Đã là con người thì bất cứ ai cũng mưu cầu được sống. Trước sự tấn công đe dọa của kẻ xấu thì rất cần sự chống trả tích cực, cương quyết. Chỉ có sự chống trả tích cực mới có thể bảo đảm ngăn chặn có hiệu quả các thiệt hại do kẻ có hành vi xâm hại có thể gây ra. Cần phải thấy rằng những trường hợp phản ứng trước cái xấu cần được luật pháp bảo vệ bằng những quy định rõ ràng hơn.Còn các quy định của luật pháp hiện nay khiến người dân dần “sợ” phản ứng trước cái xấu. Dẫn đến tâm lý thờ ơ, bàng quan trước những hành vi phạm tội; sợ phiền hà, liên lụy, né tránh việc thực hiện quyền phòng vệ chính đáng. ..
- Phạm tội vì chống lại cái xấu: Luật đang dung túng cái xấu ? ( TN) Nhiều vụ án xảy ra gần đây, bị cáo rơi vào tâm trạng là kẻ cùng đường, phản ứng lại cái ác để bảo vệ mình nhưng đều phải chịu xử lý trách nhiệm hình sự gây nên nhiều phản ứng trái chiều.
Thanh Niên
Quy định của pháp luật hiện nay đang khiến cho những người phản ứng chống lại cái xấu một cách cương quyết đôi khi phải lâm vào cảnh thiệt cả đôi đường. Đó là nghịch lý. Dưới góc độ dân dã, có thể hiểu rằng phòng vệ chính đáng là hành vi mà chúng ta tự cứu bản thân hoặc người khác khỏi nguy hiểm.
>> Phạm tội vì chống lại cái xấu
>> Phạm tội vì chống lại cái xấu - Nỗi đau của người cha
>> Phạm tội vì chống lại cái xấu: Luật đang dung túng cái xấu ?
Theo luật thì phòng vệ chính đáng không bị coi là phạm tội nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh chống lại tội phạm cũng như ngăn chặn, hạn chế những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, ở một khu đất có tranh chấp, A. dùng gạch đập vào đầu B. gây thương tích; B. phản ứng dùng tay đấm trúng vào mắt A. Cuối cùng B. phải ra tòa vì cố ý gây thương tích cho A. 29%. Một người bảo vệ vì bắt trộm, đánh nhau làm chết tên trộm; hay một nhóm thanh niên côn đồ dùng nón bảo hiểm xông vào đánh một thanh niên chỉ vì nhìn thấy ghét, thanh niên này phản ứng chống trả bằng một nhát dao gây chết người… Họ đều phải lãnh án, phải bồi thường thiệt hại về vật chất lẫn tinh thần và mang tiếng là tội phạm. Nhiều những trường hợp tương tự như trên xảy ra trong đời sống khiến cả xã hội suy ngẫm vì bị hại có thể trở thành kẻ phạm tội chỉ trong gang tấc. Bởi trong những trường hợp bị tấn công về thể xác, người bị tấn công cũng bị khống chế về tâm lý và chắc rằng không ai có đủ tỉnh táo để có thể suy xét tìm cách chống lại cái xấu sao cho "vừa đủ" để không gây án mạng, không bị xem là phòng vệ quá mức.
Từ 1985 đến nay, bộ luật Hình sự đã có sự phát triển khi có thay đổi lớn trong chế định phòng vệ chính đáng. Cụ thể, cụm từ “tương xứng” trong bộ luật Hình sự 1985 đến năm 1999 được thay bằng “cần thiết”. Trước đây, những hành vi chống trả phải “tương xứng” với hành vi xâm hại được nghĩ một cách máy móc là kẻ phạm tội dùng công cụ, phương tiện gì, thì người phòng vệ cũng phải dùng công cụ, phương tiện tương tự. Đến nay, việc xác định hành vi “chống trả một cách cần thiết” đã bộc lộ bất cập. Nhiều vụ án đưa ra xét xử, thẩm phán hỏi bị hại mà sau này thành bị cáo là tại sao không “bỏ chạy?”.
Nhiều người dân trăn trở và tự hỏi nếu gặp kẻ xấu tấn công, ta phải làm gì.
Với những quy định không rõ ràng hiện nay khiến giải pháp được chọn là: "bỏ chạy" hoặc "chịu trận", cứ để chúng đánh, chúng đâm rồi sau đó pháp luật xử lý chúng; dù có thể chúng ta sẽ là người tàn phế. Còn phản ứng chống lại mà lỡ tay kẻ xấu thiệt mạng thì ta cũng phải lãnh án vài năm, tốn tiền bồi thường. Như vậy, phải chăng người vô tội luôn thiệt cả đôi đường?
Đã là con người thì bất cứ ai cũng mưu cầu được sống. Trước sự tấn công đe dọa của kẻ xấu thì rất cần sự chống trả tích cực, cương quyết. Chỉ có sự chống trả tích cực mới có thể bảo đảm ngăn chặn có hiệu quả các thiệt hại do kẻ có hành vi xâm hại có thể gây ra. Cần phải thấy rằng những trường hợp phản ứng trước cái xấu cần được luật pháp bảo vệ bằng những quy định rõ ràng hơn.Còn các quy định của luật pháp hiện nay khiến người dân dần “sợ” phản ứng trước cái xấu. Dẫn đến tâm lý thờ ơ, bàng quan trước những hành vi phạm tội; sợ phiền hà, liên lụy, né tránh việc thực hiện quyền phòng vệ chính đáng. ..
- Phạm tội vì chống lại cái xấu: Luật đang dung túng cái xấu ? ( TN) Nhiều vụ án xảy ra gần đây, bị cáo rơi vào tâm trạng là kẻ cùng đường, phản ứng lại cái ác để bảo vệ mình nhưng đều phải chịu xử lý trách nhiệm hình sự gây nên nhiều phản ứng trái chiều.
Phạm Minh Hải từ tội “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” bị chuyển sang tội “giết người” - Ảnh: L.Nga
Trong phiên xử sơ thẩm ngày 21.6, TAND TP.HCM tuyên phạt Tạ Hữu Nguyện (35 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức, TP.HCM) 10 tháng 25 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) về tội “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”. Sau phiên tòa, đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Chẳng lẽ chỉ được khoanh tay chịu đựng ?
Theo hồ sơ, trưa 4.2.2011 (tức ngày mùng 2 Tết Tân Mão), Nguyện và vợ là Nguyễn Thị Hường tổ chức ăn tết tại phòng trọ ở P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức và mời bạn bè đến chơi, trong đó có Nguyễn Văn Trung. Uống hết một thùng bia, Nguyện kêu mọi người nghỉ để còn đi chơi tết nhưng Trung không đồng ý và nói: “Tao muốn uống bia, vì tao có mang đến một thùng bia”. Thấy Trung nóng giận, xúc phạm mọi người, Nguyện đẩy Trung về khiến hai bên cự cãi, đánh nhau nhưng được mọi người can ngăn. Lúc sau, Trung cùng hai thanh niên quay lại, đập phá cửa phòng trọ của Nguyện đòi nói chuyện nhưng vợ Nguyện không mở cửa. Đến 19 giờ cùng ngày, Trung cùng hai thanh niên tiếp tục quay lại đập cửa, kêu Nguyện ra nói chuyện. Khi chị Hường về và mở cửa thì Trung cầm ống điếu cày cùng hai thanh niên cầm cục gạch xông vào phòng tấn công Nguyện.
Trong lúc chống cự, Nguyện đã lấy cây kéo trên kệ chén đâm trúng ngực Trung khiến nạn nhân chết trên đường đi cấp cứu.
Sau khi báo chí đưa tin, cộng đồng mạng đã bàn tán xôn xao. Người cho rằng xử như vậy là phù hợp nhưng nhiều bạn cùng suy nghĩ: “Anh Nguyện đang ở nhà, không kiếm chuyện với ai. Xét về tương quan lực lượng thì bên Trung đông hơn. Xét về yếu tố lỗi thì bên anh Trung xông vào nhà nạn nhân đánh bằng hung khí là gạch và điếu cày. Rõ ràng, nếu anh Nguyện không phản ứng thì có thể bị phía anh Trung đánh chết hoặc chí ít là bị gây thương tích. Chẳng lẽ khi bị kẻ xấu tấn công, chỉ được khoanh tay chịu đựng? Còn phản ứng lại thì phải ở tù sao?”.
“Sao bị cáo không bỏ chạy”
Quay trở lại vụ án của Nguyện, tuy nhận định hành vi của bị cáo xuất phát từ lỗi của nạn nhân nhưng Hội đồng xét xử vẫn cho rằng việc gây ra cái chết cho nạn nhân là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Cũng giống như các nước, bộ luật Hình sự Việt Nam có quy định trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì không phải là tội phạm, còn vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là phạm tội. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý thì ranh giới giữa hai chế định trên quá mong manh.
Bàn về vấn đề này, luật sư Phạm Văn Minh (Đoàn luật sư TP.HCM) phản ánh, chế định phòng vệ chính đáng được quy định trong bộ luật Hình sự, nghị quyết và chỉ thị của Hội đồng thẩm phán. Tuy nhiên, chế định phòng vệ chính đáng vẫn còn hạn chế về cả lý luận cũng như thực tiễn xét xử. “Về cơ bản, luật và các văn bản hướng dẫn chưa quy định một cách đầy đủ những dấu hiệu của chế định phòng vệ chính đáng, nên thực tiễn xét xử có không ít trường hợp còn có nhận thức rất khác nhau về phòng vệ chính đáng. Nhiều thẩm phán khi xét xử đã so sánh bị hại dùng tay, bị cáo dùng dao để nhận định hành vi dùng dao là không tương xứng với dùng tay không; hay nhiều thẩm phán hỏi: “Sao bị cáo không bỏ chạy” để giải thích rằng: nếu bị cáo bỏ chạy thì đã không gây án mạng và không ở tù (!?). Hoặc đôi khi được thẩm phán cân nhắc như hành vi chống trả cần thiết toán học. Còn lỗi của bị hại chỉ là tình tiết mà các quan tòa xem xét để giảm nhẹ hình phạt”, luật sư Minh nói.
Luật quy định phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm, nhưng không chỉ ra căn cứ để xác định thế nào là cần thiết? Đặc biệt, bị xâm phạm trong trường hợp như thế nào thì hành vi chống trả được coi là phòng vệ, trường hợp nào thì không được coi là phòng vệ luật vẫn chưa chỉ ra được. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng quy định của pháp luật khiến các cơ quan tố tụng thay vì xử lý triệt để cái xấu thì đang có chiều hướng dung túng cái xấu.
Tâm lý "sợ bỏ lọt tội phạm"
Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích, chính ranh giới mong manh khiến các cơ quan tiến hành tố tụng sợ bỏ lọt tội phạm nên cứ phải xử lý hình sự cho bằng được người chống lại cái xấu lỡ gây chết người. Việc xử lý như hiện nay không khuyến khích mọi công dân đấu tranh chống lại những hành vi xâm hại hoặc ngăn chặn, hạn chế những thiệt hại do một hành vi xâm hại nào đó đe đọa gây ra.
Luật sư Vũ Quang Đức (VPLS Vũ Quang Đức), người từng tham gia bào chữa cho nhiều bị cáo trong tình huống tương tự, nêu quan điểm: hiện nay quy định như thế nào là phòng vệ chính đáng trong luật còn rất mông lung dẫn đến việc đánh giá hành vi của một bị cáo có phạm tội hay không chủ yếu là do chủ quan của thẩm phán. Theo luật sư Đức, trên thực tế có những trường hợp luật không bao trùm hết nên chủ yếu vẫn là niềm tin nội tâm của những người tiến hành tố tụng mà thẩm phán giữ vai trò chính. Trong khi đó, thẩm phán chỉ có một phiên xử, tiếp xúc với bị cáo khoảng 3, 4 giờ đồng hồ còn chủ yếu là đọc hồ sơ. Hồ sơ do điều tra viên xây dựng với chứng cứ buộc tội là chính nên ảnh hưởng rất nhiều trong việc đánh giá một trường hợp là "phòng vệ chính đáng"; đó là chưa nói đến áp lực tâm lý do phản ứng từ gia đình nạn nhân trước một nhân mạng.
Trao đổi với Thanh Niên, nhiều thẩm phán TAND TP.HCM nhìn nhận, chế định phòng vệ chính đáng cũng từng được áp dụng và có những vụ án được đình chỉ vì bị cáo gây án trong trường hợp phòng vệ chính đáng. “Tuy nhiên, khi có án mạng xảy ra thì các cơ quan tố tụng phải cân nhắc xem xét nhiều yếu tố và trong những vụ án này thì chín người mười ý. Tranh luận nhiều nhất là quan điểm đánh giá có tội vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không có tội vì phòng vệ chính đáng, và thường kết luận là có tội”, một thẩm phán chia sẻ.
Vị thẩm phán này nói thêm, chính vì sự đánh giá không đúng “thế nào là phòng vệ chính đáng” đã dẫn đến tâm lý sợ phản ứng trước cái xấu ngay cả trong lực lượng công an.
Mỗi tòa xử một kiểu
Phạm Minh Hải (23 tuổi, ngụ Long An, tạm trú H.Bình Chánh, TP.HCM) và Vũ Văn Phú Em là bạn bè cùng xóm ở Long An. Ngày 6.4.2010, Hải giới thiệu Em vào làm công nhân nơi Hải đang làm nhưng sau khi nhận tiền tạm ứng thì Em bỏ việc. Bị chủ trách, Hải gọi điện cho cha của Em thì Em dọa đánh Hải. Lo sợ bị đánh nên Hải chuẩn bị một con dao. Tối hôm đó Em kéo thêm 3 người nữa đến nơi Hải trọ tìm đánh. Khi đến nơi, 3 người bạn của Em đứng ngoài, còn Em cầm khúc cây đạp cửa xông vào đánh Hải. Hải bị Em đạp té ngã trong mùng và dùng cây gỗ đánh trúng người. Lúc này, Hải chụp con dao đâm Em 3 nhát làm Em chết. Hải bị truy tố về tội giết người nhưng TAND TP.HCM xác định bị cáo “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”, nên phạt 2 năm tù.
Nhưng Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM sau đó đã sửa án, thay đổi tội danh và tăng hình phạt đối với Hải lên 5 năm tù về tội “giết người” vì cho rằng về ý thức, bị cáo “đã có ý định giết chết nạn nhân từ trước nên chuẩn bị sẵn dao”.
-- Phạm tội vì chống lại cái xấu: Luật đang dung túng cái xấu ? (TN). - Hà Nội tăng cường đấu tranh, trấn áp tội phạm (TP).
- Tiến sĩ Trần Nhơn – Tái cấu trúc bắt đầu từ chính trị! (Dân Luận). - Mong em Hưng được trắng án! (TN). -.-Phạm tội vì chống lại cái xấuNhiều ngày nay, dân làng Xuân Phú không ngớt nói về Nguyễn Quang Hưng (18 tuổi, ở xã Xuân Phú, H.Phúc Thọ, TP.Hà Nội) phạm tội giết người.
-Đắng lòng với một “Kẻ sát nhân lương thiện”! Ghi chép và chùm ảnh của: Đỗ Doãn Hoàng
Suốt quá trình điều tra vụ việc này, nghe người dân than khóc cho… “kẻ giết người” Nguyễn Quang Hưng; thậm chí có nhiều Đảng viên, cán bộ địa phương còn dày công đi phỏng vấn hàng chục nhân chứng từ hai phía (kẻ “giết người” và người “bị giết”) để viết một lá đơn thống thiết kêu gọi cơ quan chức năng giảm nhẹ tội cho Hưng…- tôi không khỏi nhớ đến một tác phẩm “khét tiếng” của nhà văn, nhà báo Lại Văn Long. Tác phẩm “Kẻ sát nhân lương thiện” đã được trao giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ các năm 1990-1991. Không ai ủng hộ giết người vì bất cứ lý do gì, không ai muốn chứng kiến một cái chết nào cả. Nhưng, cũng không ai muốn một bản án quá nặng đè lên số phận đang phơi phới của một con người lương thiện bị kẻ hung hãn truy bức, truy sát đến “bước đường cùng”, buộc họ phải tự vệ…
Cuộc truy sát đến ngõ cụt và “con đường sống”
Nguyễn Quang Hưng sinh năm 1994, tháng 8, đúng dịp có giấy gọi nhập Đại học năm 2012, cháu cùng mấy đứa bạn trong xóm ra đầu cầu ăn liên hoan. Không rượu chè, chỉ có hai quả bưởi do cháu Kiều Trang cùng tuổi với Hưng vừa ngắt từ vườn nhà Trang mang theo. Hưng đi xách vữa phụ cho bố mẹ xây chuồng lợn giúp nhà hàng xóm, cóp được mấy chục nghìn chuẩn bị về thủ đô dùi mài kinh sử (Hưng đỗ hai trường gồm Đại học Tài nguyên Môi trường và Đại học Nông nghiệp 1), hôm đó cũng xin phép mẹ (chị Nhâm), trích ra 10 nghìn đồng mua một gói kẹo nhỏ góp vui liên hoan. Đang vui vẻ, thì Kiều Trang bị một thanh niên làng khác trêu ghẹo, dọa dẫm, thọc tay vào ngực. Hưng đưa bạn tránh xa chỗ hư đốn, lập tức 12 gã choai choai tấp 6 cái xe máy đến đuổi đánh Hưng. Bị dồn đuổi đến ngõ cụt, trèo lên tường định bụng chạy trốn, Hưng bị đám thanh niên kéo chân lôi xuống đánh hội đồng. Sẵn con dao nhỏ Trang mang đi để gọt bưởi (đang để trên giỏ xe đạp), Hưng đã khua khoắng chống trả, đâm chết một trong những kẻ “truy sát” mình là Hoàng Văn Thân (tức Quân, SN 1991, người cùng xã Xuân Phú). Tất cả nhân chứng, cả cán bộ cơ sở đều kể chuyện như vậy, hồ sơ của cơ quan công an cung cấp cũng nói như vậy.
Mọi việc, có lẽ nhất thiết phải cần đến một kết luận điều tra chính thức, một phiên tòa đâu ra đấy. Hưng đã đầu thú, đã công nhận mình “giết người”. Tuy nhiên, trước “tiếng kêu oan” của những người thật sự sốc vì hoàn cảnh nghèo khó, ngoan hiền, học giỏi của Hưng rồi việc Hưng bỗng dưng bị những kẻ hung hãn dồn đuổi kinh hoàng, chúng tôi đã một lần nữa về lại xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội để “nghe thông tin từ nhiều phía”.
Cả những giọt nước mắt của người Đảng viên già không anh em ruột rà gì với Hưng, cả tấm lòng của vị Đại tá quân đội “giữa đường thấy chuyện bất bằng” đã tha thiết muốn có lời xin nhẹ tội cho Hưng, bất chợt nhóm phóng viên chúng tôi chỉ còn biết rùng mình bần thần: nếu phải là mình, bị truy đuổi đến không còn “con đường sống” bởi 12 kẻ côn đồ như thế, thì mình sẽ phải làm gì để sống sót? Ông Vũ Duy Cư, ngoài 60 tuổi, một thương binh có uy tín ở địa phương đã trả lời thay tôi câu hỏi đó: “Tôi thì tôi nghĩ, cháu Hưng phạm tội giết người cũng có cái quá dở những cũng có cái may, chú ạ. Nếu nó không chống lại, thì chắc chắn nó đã phải chết. Nếu là cha là mẹ cháu, là xóm mạc quý mến cháu ngoan hiền học giỏi ngần ấy (chỉ còn 2 ngày nữa là cháu về nhập học ở Đại học Tài nguyên Môi trường) thì anh bảo cháu phải chọn con đường bị giết hay trở thành kẻ tự vệ bằng con dao gọt bưởi bé như cái lá lúa kia… để tự cứu mình!?
Ông Hoàng Văn Thịnh, Trưởng Công an xã Xuân Phú cũng đồng quan điểm: Hưng là đứa ngoan hiền, bị truy đuổi, bắt nạt, hành hung quá đáng, cháu mới có phản ứng tự vệ, rồi xảy ra chuyện đâm chết người. Những kẻ vô cớ bỉ ổi với Kiều Trang, đánh đập Hưng cần phải sớm đưa ra ánh sáng pháp luật để xử lý nghiêm. Đấy là chưa kể, sau khi truy đuổi Hưng và cháu Trang, bọn chúng còn cướp cái xe đạp của các cháu, khênh lên xe máy đi mất. Sau này bị nhắc nhở: đánh người, cướp của, như thế tội rất nặng, bọn chúng mới “khênh” xe đạp kia ném ở cửa UBND xã - ông Thịnh thừa nhận.
“Bỉ ối với bạn gái, côn đồ đánh bạn trai”
Bản tin ngắn của Báo An ninh Thủ đô khiến vùng quê xôn xao rồi họ cảm thấy được an ủi, bởi lời chia sẻ cảm thông của độc giả trên báo mạng với số phận oái oăm của “kẻ sát nhân”, bởi cơ quan công an nói rõ: kẻ xấu ghẹo gái làng, Hưng bênh vực, và trong trốn chạy đường cùng, em dùng dao gọt hoa quả “tự vệ quá giới hạn” thôi. Đọc xong, em Nguyễn Kiều Trang vẫn chưa hết hoảng loạn và ấm ức, thấy tội nghiệp cho bạn Hưng. Trong đơn gửi cơ quan chức năng, cả trong trò chuyện với chúng tôi, Trang nói rõ: em đã bị thanh niên trong nhóm kia “chộp” tay vào ngực, nói những lời mất dạy, Hưng ái ngại rủ Trang ra về chứ không dám có bất cứ phản ứng gì. Vậy mà… “Cháu sinh ngày 10/1/1994. Cháu và Hưng cùng làng, học với nhau từ mẫu giáo cho đến lớp 9. Liên hoan các bạn đi học Đại học, Hưng cũng sắp nhập Đại học, cháu có trẩy hai quả bưởi trong vườn, cháu mang từ nhà cháu theo một con dao gọt hoa quả dài khoảng 20cm. 20 giờ hôm đó là rằm tháng 7 âm lịch bọn cháu bắt đầu gọt bưởi ăn rất vui vẻ. Cái Huyền ngồi cùng một lúc, nhà nó có cỗ nó về trước, có cháu và một bạn nữa là con gái ở đó. Bỗng có một đứa thanh niên đến, bấm cái đèn soi của điện thoại di động vào mặt cháu. Nó dí, rồi bảo, xem “xinh hay xấu”. Cháu bảo “xấu, không được soi, mất lịch sự”. Nó bảo bảo: “Cứ soi, tao quẳng mày xuống sông bây giờ. Tao vứt mày xuống rãnh bây giờ, tao quăng mày vào rệ đường nhé. Có đứa còn sờ vào… ngực cháu”, Kiều Trang kể rành rọt. Gia đình cho biết, sau vụ bị sàm sỡ, rồi chứng kiến cuộc truy sát, bỗng chốc có kẻ bị giết rồi bạn Hưng bị bắt, Trang đã rơi vào hoảng loạn kéo dài.
Trang kể: “Cháu còn bảo, các bạn trai về hết đi, kẻo nó đánh cho. Tớ ở lại thì bọn nó không đánh con gái đâu. Hưng không yên tâm, nó bảo: “Chị lên đây, em lai chị về” (cháu với Hưng có họ hàng). Chúng cháu đang đi thì bị chặn xe tiếp, cháu bỏ xe đạp chạy. Cháu thấy 12 đứa thanh niên đi 6 cái xe máy chặn đánh Hưng. Cháu và Hưng chạy vào trong một cái ngõ. Đến trước cổng nhà bác Lĩnh, hết đường, chúng cháu định trèo qua cổng vào nhà. Chợt thấy hai bác nghe ầm ĩ ra mở cổng. Hưng nó kéo cháu vào đấy. Có người bảo, sợ chúng nó quây ném nhà bác Lĩnh. Anh Quang nhà bác ấy bảo cứ vào đây cho an toàn đã. Cháu đi ra ngoài một đoạn thì thấy tiếng xe máy, cháu nghĩ: thôi chết rồi, chúng nó quay lại. Lúc cháu ra thì thấy cái áo bị rách vứt ở đường (sau này biết Hưng bị đánh ghê quá, bị giằng co, nhờ cái áo cũ rách, nó túm mỗi áo còn Hưng chạy thoát)… Sau này cháu mới biết là Hưng bị dồn vào ngõ cụt, bị quây chặt các ngả, không còn đường nào khác… Lúc 2h sáng công an vào gọi cháu ra, cháu có nhắn tin cho Hưng, bảo em ở đâu, em đâm thằng kia à, nó chết rồi…”.
Người dân và cán bộ cùng viết đơn xin giảm tội cho… kẻ “giết người”
Ông Nguyễn Xuân Trường (SN 1962), cụm trưởng cụm 5 - Xuân Phú, nơi Nguyễn Quang Hưng sinh sống, kể: khi nhận được tin báo từ Công an xã, tôi có mặt ngay ở hiện trường. Thấy rõ con dao Hưng đâm đối tượng rất bé, bị gẫy, với cái chuôi nhựa và mũi dao nằm bên cạnh. Trong cuối ngõ đó có vết máu. Anh Luân, nhà ở gần đó bảo, chính đồng bọn của cháu bị chết đã vào nhà anh xin xô nước đổ vào vết máu cho nó mờ hết đi. Cậu thanh niên bị đâm, đưa lên đến huyện thì chết. “Tôi đã 20 năm tuổi Đảng, công tác tại địa phương. Tôi rất quý mến cháu Hưng, nó ngoan, học giỏi, đi làm phụ hồ giúp cha mẹ lấy tiền ăn học. Cả đời nó không bắt nạt ai, thậm chí nó cũng chả mấy khi nói gì nốt. Nó “giết người”, như một cách tự vệ” - ông Trường nói. Nghe đến đây, ông hàng xóm thở dài: “nếu không chống trả, nó bị 12 thằng hung hãn thế, đánh cho thì “uống nước lá tre” chết dần. Bố mẹ nó nghèo thế, lấy gì mà chăm nổi?”.
Ông Vũ Duy Cư, 61 tuổi, người cùng xóm, một cựu binh đã gửi cơ quan chức năng từ địa phương đến trung ương, gửi nhóm nhà báo chúng tôi một lá đơn do chính tay ông viết. Toàn bộ “tư liệu” trong văn bản trên, ông Cư tình nguyện đi “điều tra”, phỏng vấn mà có được. Theo đó, kẻ xấu đã “bỉ ổi với bạn gái, hành hung các bạn trai” trong xóm. Hưng đã chạy trốn khắp nơi, đã trèo lên bờ tường để chạy khỏi ngõ cụt, bọn chúng còn kéo chân lôi xuống để đánh dã man, xé cả áo. Đơn của bố, của bác cháu Trang ghi rõ về các hành động “bỉ ổi”, sàm sỡ, “bóp vú” (từ ngữ nguyên văn) cháu Trang của đối tượng xấu kia. “Thỉnh thoảng tôi ghé qua nhà cháu Hưng chơi. Nhưng không bao giờ trông thấy nó. Vì lúc nào nó cũng ở trong góc buồng và cặm cụi học bài - giọng ông Cư bỗng trở nên nghẹn ngào - tôi nói thẳng, cháu nội tôi chính ra còn láo nháo, chứ Hưng nó quá ngoan. Trai làng khác sang đây bỉ ổi với cháu gái, đánh đập cháu trai, chuyện này gây cho dân làng chúng tôi bức xúc từ lâu. Không ai ủng hộ cầm dao đâm kẻ khác. Nhưng xin cơ quan pháp luật hãy suy xét: con chó ta nuôi nó từ nhỏ, ta đem thịt nó nó còn cắn ta. Nữa là truy sát cháu Hưng đến mức như thế. Không ai phủ nhận tang vật vụ án là con dao gọt hoa quả, cháu Trang mang đi để bổ bưởi. Vậy là con dao tìm… thủ phạm đánh đập người khác, chứ không phải Hưng cầm dao đi giết người”.
Trong đơn của mình gửi các cấp, ông Cư cũng bất bình yêu cầu lực lượng công an và các cấp khẩn trương bắt, xử lý cả chục đối tượng côn đồ trong vụ việc kia để cứu lương dân. Ông Cư cho biết: ông sang tận thôn bên điều tra về nhân thân các “đầu gấu” đánh cháu Hưng và cả đối tượng không may bị Hưng đâm chết, sự côn đồ của không ít “cháu” là đã… có tính hệ thống. Bà con, nhiều người không chỉ chia sẻ, cảm thông, xót xa cho số phận của Hưng, mà họ còn bước đầu đứng ra quyên góp tiền và quà để gia đình chăm nom Hưng trong những ngày bị tạm giam. Đúng là một câu chuyện hy hữu.
Xin nhắc lại: mọi việc đã có cơ quan bảo vệ pháp luật có nhiệm vụ đưa ra phán quyết. Là nhà báo, chứng kiến giọt nước mắt của bà con trong vụ việc xin giảm án cho “kẻ sát nhân” chúng tôi cũng chỉ biết tường thuật lại diễn biến và cảm xúc quanh vụ việc. Trong buồng giam, Nguyễn Quang Hưng đang nghĩ gì?
Luật sư và cơ quan chức năng nói gì?
Viết đến đây, tôi nghĩ: nếu chúng ta làm tốt an ninh nông thôn, nếu đám trẻ kia được dạy dỗ, thì làm gì có chuyện giữa làng giữa huyện chúng “bóp vú” cháu gái 18 tuổi, gọi nhau cả chục đứa quây đánh một thằng bé hiền như đất, gầy gò tội nghiệp như Hưng? Tại sao chúng dồn đuổi Hưng vào ngõ cụt, trèo tường chạy trốn còn bị lôi xuống “tra tấn”, chạy vào nhà dân kêu cứu rồi vẫn bị phục kích đòn hội đồng? Người lành hiền như Hưng, như Kiều Trang phải bấu víu vào đâu để thoát thân? Ai sẽ bảo vệ lương dân khỏi cái nạn bị côn đồ dồn đuổi khắp làng quê ngõ xóm chính quê mình, dồn đến “bước đường cùng” như thế? Nếu Hưng hôm đó không tự vệ quá mức, thì có thể em đã chết, cái chết đó liệu đáng thương không? Có rất nhiều câu hỏi buồn ở vụ án mạng này.
Việc cháu Hưng học giỏi, chăm ngoan, bị dồn đuổi đánh đập, tự vệ chính đáng mà không may giết người bằng con dao gọt hoa quả đã được Công an xã Xuân Phú , đại diện mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, rồi trưởng thôn Ân Phú (nơi Hưng sống), tập thể học sinh lớp 12A4 trường THPT Vân Cốc (nơi Hưng học) xác nhận rõ ràng. Tất cả đều xin được giảm án cho Hưng.
Ông Hoàng Văn Thịnh, Trưởng Công an xã Xuân Phú nói với PV TTĐS: Nguyễn Quang Hưng là đứa ngoan, hiền, học giỏi. Bị truy đuổi, bắt nạt, hành hung quá đáng, cháu mới có phản ứng tự vệ, rồi xảy ra chuyện đâm chết người. Những kẻ vô cớ bỉ ổi với Kiều Trang, đánh đập Hưng cần phải sớm đưa ra ánh sáng pháp luật để xử lý nghiêm. Đấy là chưa kể, sau khi truy đuổi Hưng và cháu Trang, bọn chúng còn cướp cái xe đạp của các cháu, khênh lên xe máy rồi đi mất. Sau này bị nhắc nhở: đánh người, cướp của, như thế tội rất nặng, bọn chúng mới “khênh” xe đạp kia ném ở cửa UBND xã - ông Thịnh thừa nhận.
Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng văn phòng luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư tp Hà Nội, sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ, tiếp xúc với gia đình Nguyễn Quang Hưng, nói:
Xét về tương quan lực lượng thì một cậu bé 18 tuổi phải đối đầu trước một nhóm cả chục người thì mất cân xứng nghiêm trọng. Hành vi “khua dao” của Nguyễn Quang Hưng trong vụ việc này đã thỏa mãn dấu hiệu của việc phòng vệ chính đáng. Nếu đi giám định, cháu Hưng mà bị thương tích 11% thì có thể khép những kẻ truy đuổi, đánh đập Hưng vào tội “Cố ý gây thương tích”. Ngay cả khi thương tích không đủ 11%, hoặc thương tích không rõ ràng sau một thời gian khá dài kể từ khi xảy ra vụ việc thì vẫn có thể khép các đối tượng kia vào tội “Gây rối trật tự công cộng”.
Với các đơn thư của chính quyền, bà con và các đoàn thể địa phương có nhận xét tốt về nhân thân, tư cách của Nguyễn Quang Hưng, đặc biệt là đơn thư xin giảm nhẹ tội cho Hưng - thì việc ấy sẽ càng góp thêm phần dư luận để các cơ quan nhà nước có cái nhìn đầy đủ hơn về một con người bị truy đuổi, đánh đập đến “đường cùng”, để rồi buộc phải “phòng vệ”. - Nhân việc có nhiều Tấm Lòng xin giảm án cho Nguyễn Quang Hưng, đứa cháu ruột rà của bà mẹ ruột tôi. Blog Đỗ Doãn Hoàng xin công bố bài này! (Đỗ Doãn Hoàng). Đắng lòng với một “Kẻ sát nhân lương thiện”!
- Web (vô) văn hóa PG Liễu Quán Huế ganh kị ni tài: Sứ giả sự thật hay sư giả thật sự? (chùa Phúc Lâm).- Phật giáo và chùa làng miền Bắc: Những ray rứt trăn trở (Chùa Phúc Lâm).
- Thống kê y tế thiếu tin cậy vì “làm thật không được” (SGTT).SGTT.VN - Tại hội thảo quốc gia về thống kê y tế do bộ Y tế phối hợp với Liên minh châu Âu tổ chức hồi giữa tuần, bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng hệ thống thông tin, thống kê y tế ở nước ta hiện nay “không đáng tin cậy”. Dẫn chứng là từ đầu năm đến nay, trong khi vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em chỉ ghi nhận được 128 ca tử vong mẹ liên quan đến sinh nở, thì theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới (WHO), con số đó phải gấp 3 – 4,5 lần, tương đương 500 – 600 ca!
Tỉ lệ tai biến y khoa ở nhiều bệnh viện khá lớn. Ảnh mang tính minh họa.
|
Khó cho rằng số liệu của WHO không chính xác vì vào năm 2008, tổ chức này từng ghi nhận Việt Nam đã có 840 ca tử vong mẹ. Không thể trong vòng bốn năm, y tế nước nhà kéo giảm ngoạn mục được tỷ lệ trên, bất chấp hàng loạt ca tai biến sinh nở do báo chí phanh phui từ đầu năm đến nay.
Trong thực tế, quả thật số liệu báo cáo về tử vong mẹ từ địa phương lên Trung ương không đáng tin cậy vì sai lệch quá lớn. Một nghiên cứu của viện Chiến lược và chính sách y tế công bố năm 2009 cho thấy, sau khi điều tra lại số liệu tử vong mẹ ở 30 quận/huyện của mười địa phương trong nước trong giai đoạn 2006 – 2007, con số được phát hiện tăng thêm lên đến 33%!
Nói về nguyên nhân dẫn đến sự thiếu tin cậy trong thống kê y tế, bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu một nguyên nhân, đó là nhiều trường hợp bệnh nhân sắp qua đời bệnh viện đã cho xuất viện ngay, nên khó đánh giá được chính xác nguyên nhân tử vong mẹ. Hỏi một số người quản lý bệnh viện, hầu như tất cả cho rằng đây đúng là thực trạng của các bệnh viện Việt Nam hiện nay và nguyên nhân chính chẳng qua là “bệnh thành tích”. Ý kiến của bác sĩ T., trưởng phòng kế hoạch tổng hợp một bệnh viện ở TP.HCM, khá tiêu biểu: “Rất phiền toái khi để bệnh nhân tử vong ở bệnh viện, nhưng phiền toái lớn nhất là điều này có thể ảnh hưởng đến danh tiếng hoặc thành tích thi đua chung của bệnh viện”.
Để che giấu hoặc giảm nhẹ những bất lợi trong hoạt động chuyên môn, từ lời than phiền của bệnh nhân cho đến tai biến y khoa, không chỉ cho bệnh nhân nặng xuất viện về nhà, các bệnh viện còn tìm nhiều cách khác như nói dối bệnh nhân, hay sửa luôn cả hồ sơ bệnh án như trường hợp y bác sĩ của bệnh viện Quảng Ngãi làm hồi giữa năm. Đây dường như không phải là trường hợp cá biệt ở các bệnh viện Việt Nam, những trường hợp khác không được phát hiện, có lẽ chẳng qua vì cơ quan chức năng không vào cuộc, hoặc do thái độ xuê xoa lẫn nhau giữa các cơ sở y tế với nhau theo kiểu “tôi bỏ qua cho anh, anh bỏ qua cho tôi”.
Có lẽ đây là lần đầu tiên một người đứng đầu ngành y tế lên tiếng thừa nhận thống kê y tế nước nhà thiếu tin cậy. Nhìn rộng ra, đâu chỉ có số liệu về điều trị, mà cả những số liệu về phòng chống dịch hay chăm sóc sức khoẻ cũng không đáng tin. Đầu tháng này, ngành y tế TP.HCM phát động chiến dịch uống vitamin A phòng ngừa thiếu vitamin A cho trẻ và bà mẹ sau sinh. Một cán bộ y tế giấu tên của một phường nội thành, cho biết: “Ở trên ấn xuống chỉ tiêu, chúng tôi cứ thế mà làm. Nếu không đạt thì phải tìm cách “vẽ” cho đạt, vì thành tích chung cho phường, quận và cả thành phố. Từ trên xuống dưới ai cũng biết chuyện này, nhưng hàng chục năm qua ai cũng báo cáo láo như thế, mình làm thật không được”.
Đứng về góc độ hoạch định chính sách, những số liệu “không đáng tin cậy” chắc chắn dẫn đến những chính sách và chiến lược can thiệp sai lầm, và người lãnh nhận hậu quả không ai khác hơn là người dân. Bởi khi đó nguyên nhân đích thực của những cái chết bị bỏ qua, không ai rút kinh nghiệm được gì từ những sự cố này và nó hoàn toàn có thể được lặp lại.
Thừa nhận thống kê y tế nước nhà thiếu tin cậy và chỉ ra được một trong những nguyên nhân dẫn đến chuyện này, vậy bộ trưởng sẽ làm gì nữa? Phát động một chiến dịch “nói thật, làm thật, báo cáo thật” trong ngành y tế được không?
PHAN SƠN
Thủ tướng và nhóm lợi ích (Blog Hữu Nguyên 7-12-12) --“Lãnh đạo phải dám đương đầu với thoái hóa biến chất”
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Công tác giám sát và phản biện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác mặt trận nhiều năm qua. Đảng ta luôn đề cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong công tác tham xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đặc biệt là vai trò giám sát, phản biện ...
Mặt trận Tổ quốc tăng cường vai trò phản biện xã hộiXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Không giám sát, phản biện kiểu phong tràoTiền Phong Online
Trao quyền phản biện không thể khóa trái cửaVietNamNet
'Chạy biên chế Hà Nội không dưới 100 triệu đồng' (VnEx 7-12-12)
Hà Nội: “chạy” vào công chức không dưới 100 triệu đồng
Tuổi Trẻ
TT - “Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện là trưởng phòng nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ và nhận tiền “chạy” của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng”. Ông Trần Trọng Dực, chủ ...
“Dưới 100 triệu không có chuyện thi đỗ công chức”Thanh Niên
Dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ công chứcĐài Truyền Hình Việt Nam
“Chạy” công chức mất không dưới 100 triệu đồng!Dân Trí
Bớt xuất ngoại, Hà Nội tiết kiệm 81 tỷ đồng (VNN 7-12-12)
Sang châu Phi lao động hưởng lương “nghìn đô” (VnE 7-12-12)
Thời cà phê, giải khát đua nhau phá sản (DV 7-12-12) - Biến chung cư thành bệnh viện – ngớ ngẩn ! (Lê Dũng). – Dẹp loạn giá thuốc! (NLĐ).
- Chưa thể phạt xe máy ra đường không đóng phí GTĐB (Sống Mới). – Rà soát xe biển NN, NG, QT: Tiền nhiệm sai, kế nhiệm thiệt (Sống Mới).
- Hãy để Hãng Phim truyện Việt Nam được sửa sai! (Petrotimes).
- Chém công an vì nghi bao che kẻ đánh mình (Petrotimes). - Trưởng Thi hành án huyện Vũng Liêm bị khởi tố (PLTP). - Luật sư bị đánh tại trụ sở tòa (PLTP)
- Vỡ hồ thủy lợi Suối Đá (LĐ).
- Tìm lối ra cho dự án “treo” (PLTP).
- “Thông minh” theo kiểu… Việt Nam (LĐ).
- Ca sĩ Ánh Tuyết: Thích ngược chiều đám đông (TTVH).
- Về chức danh “Viện sĩ” của GS Phan Huy Lê (Trương Nhân Tuấn). – Nguyễn Hưng: DANH HIỆU VIỆN SĨ VIỆN HÀN LÂM PHÁP CỦA GS PHAN HUY LÊ: MỘT SỰ MẠO XƯNG LIỀU LĨNH ? (Phạm Viết Đào). – LƯỢC KHẢO VỀ CÁC TÊN GỌI Viện hàn lâm và Viện sĩ CÙNG NHỮNG NHẦM LẪN TAI HẠI (Phong Điệp).
- Vật vờ nghiên cứu khoa học – Kỳ 5: Thay đổi tư duy tận gốc (TN). - Chấn chỉnh đào tạo thạc sĩ (TT). - Mỗi năm hơn 10.000 giáo viên có đề tài khoa học (TT). - Vật vờ nghiên cứu khoa học: Phải chấm dứt cơ chế xin, cho (GDVN).
-Trần Đình Sử: Tự sự học: từ kinh điển đến hậu kinh điển (PBVH).
- Cảnh giác với chất bài tiết của chuột – nguy cơ nhiễm vi rút suy thận (GD&TĐ).
- TP.HCM: thay đổi việc cấp phép cho trường tư (TT). - “Nút thắt” của tự chủ là tài chính (TT).- Tăng cường huy động hỗ trợ tài chính và đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực – Ưu tiên đào tạo nhân lực cho Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ(GD&TĐ).
- Mỗi năm gần 6.000 vụ tai nạn lao động (SGGP).
- Buôn bán gia cầm nhập lậu tại chợ Hà Vỹ giảm (TP). – Phát hiện xe khách chở thịt thối đi bán (DV).
- Chuyện “những chú gà gô” ở lớp học yêu (NĐT).- Cây kơ nia trong tuổi thơ tôi (NLĐ).
- Người Việt có vô cảm? (VOV).
- Để thu hút 10 triệu khán giả khi phim ra rạp? (LĐ). - Phim chiếu rạp: thêm vị lạ (TT).
- Nghệ thuật và du lịch: Bao giờ ‘gà đẻ trứng vàng’? (Petrotimes).
- ‘Không công bố danh sách những người không làm tròn nghĩa vụ quốc gia’ (Sống Mới). – “Danh sách đen” là sản phẩm tưởng tượng của VFF (DV). – HLV Lê Thụy Hải: “VFF không đàng hoàng” (DV). – Bóng đá Việt Nam: Thuyền trưởng nội chưa đủ uy và đủ tầm (báo Đồng Nai). – VFF ‘chơi’ không đẹp với HLV Phan Thanh Hùng (tin Thể Thao). – Tương lai nào dành cho Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ? (tin Thể Thao). – Mõ: Xung phong từ chức (DV). - Bệnh đã vào đến cao hoang! (PLTP). - HLV Henrique Calisto: “Tôi sẽ đến Việt Nam” (PLTP).
- Và họ lũ lượt tìm đến “địa ngục trần gian”… (LĐ). Mời xem lại: Lấy chồng ngoại – hạnh phúc, nước mắt và máu.
- Câu chuyện 4 trẻ em mất mạng khi nghịch đạn (NĐT).
- Giá thuốc bệnh viện bị đẩy lên quá cao (TN). - Giá thuốc cao vì đấu thầu “mù mờ” (DV). - Chuyển chung cư cao cấp thành bệnh viện: Xem xét thấu đáo, lợi cả đôi đường (SGGP). - Vô sinh có nguy cơ tử vong gấp hai lần (TT). - Bé bị cắt nhầm bàng quang đã xuất viện (TT).
- Gom trẻ em lang thang để dạy đạo đức làm người (NĐT). Từ “gom” nghe không ổn! - Một triệu đồng một bằng đại học giả (DT). - Giả thư ký văn phòng Chủ tịch nước vô chùa lừa đảo (TT). - Đà Nẵng: Bắt vụ trộm chim khui ra 16 vụ trộm cắp! (Infonet). - Hú vía vì tàu hỏa trật bánh (Sống Mới). - Sao nỡ tước quyền sống của con! (NLĐ). - Tự tử vì bị nghi trộm tiền: Đau lòng cò con (Kiến thức).
- 90% chất thải nguy hại không biết đi đâu (TN).
- Lèn Vũ Kỳ kêu cứu (TT).
- Vệ sinh môi trường nông thôn: Quá khó (DV).
- Coi chừng cà chua phun hóa chất Trung Quốc! (LĐ).
- Bí mật gây sốc của người dạy khỉ số 1 Trung Quốc (VNN).
- Dân Trung Quốc “càn quét” nến vì sợ tận thế (NLĐ).
- Bí ẩn về thảm hoạ Đại hồng thuỷ trong truyền thuyết (NĐT).
- Xem tàn tích rùng mình ở các nhà tù bỏ hoang (Kênh 14).
Nguyễn Thị Ngọc Hải: Người khai hoang ngành vi phẩu (viet-studies 7-12-12) -- P/v BS Võ Văn Châu ◄
Thạc sĩ tăng nhưng chất lượng giảm (TT 7-12-12)
Nhà khoa học 'không hối hận khi về Việt Nam' (VnEx 7-12-12)
“Loạn” hoa khôi học đường: Bộ GD-ĐT yêu cầu giải trình (PetrroTimes 7-12-12) - Hah!
Một người Mỹ gốc Việt trở lại Việt Nam để giúp giáo dục Việt Nam: After fleeing Vietnam as a child, Texas Instruments executive is devoted to improving education there (Dallasnews 1-12-12)
Phạm Tiến Duật: Nhà thơ của những sự thiếu hụt (CAND 7-12-12) -- Hồng Thanh Quang p/v
Y Ban - người đốt lửa trong văn chương (VHQN 7-12-12)
Những mới lạ trong Dấu về gió xóa (NĐB 7-12-12)
Văn xuôi nữ: Lấy chất lượng làm đầu (QĐND 7-12-12) -- Còn văn xuôi nam thì lấy cái gì làm đầu?