Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Ông lão 80 tuổi kiện “lô cốt” tiếp tục kháng cáo

---Ông lão 80 tuổi kiện “lô cốt” tiếp tục kháng cáoDân Trí
(Dân trí) – Cho rằng bản án sơ thẩm bác yêu cầu khởi kiện của mình đòi bồi thường thiệt hại vì lô cốt là không công bằng, minh bạch, ông lão 80 tuổi tiếp tục kháng cáo lên tòa tối cao để xem xét lại toàn bộ bản án. >> Ông lão 80 tuổi kiện Sở GTVT vì “lô cốt” ...
Người dân kiện “lô cốt” tiếp tục kháng cáoThanh Niên
Nguyên đơn vụ kiện 'lô cốt' kháng cáoTiền Phong Online



Ông lão 80 tuổi tiếp tục theo kiện vụ 'lô cốt mọc rễ'VNExpress
-Không kháng cáo “vụ kiện lô cốt”
Ông Nguyễn Văn Lang (ngụ quận Bình Thạnh - TPHCM) chiều 28-12 đã đến tòa soạn Báo Người Lao Động để trao đổi thêm xung quanh 2 bài Kiện để bớt nạn cửa quyền và Cám ơn ông Lang! (đăng ngày 27-12) viết về phiên tòa xét xử “vụ kiện lô cốt” của ông. Các bài viết có dẫn lời ông Lang tại tòa: “... Tôi khởi kiện nhằm chấn chỉnh tình trạng cửa quyền của một số cơ quan Nhà nước. Nhiều cán bộ cứ nghĩ thi công công trình công cộng rồi muốn làm gì thì làm, ảnh hưởng người dân ra sao mặc kệ”, đồng thời bình luận: Hiệu ứng vụ kiện sẽ rất tích cực vì đã gửi đến đội ngũ cán bộ công chức lời nhắc nhở, cảnh báo về trách nhiệm công bộc và ý thức về sự bình đẳng, tinh thần thượng tôn pháp luật.

Ông Nguyễn Văn Lang tại Ban Bạn đọc Báo Người Lao Động chiều 28-12. Ảnh: SỸ ĐÔNG

Ông Lang cho biết: “Tại phiên tòa, sau khi HĐXX tuyên (buộc Sở GTVT TPHCM bồi thường cho ông Lang 50 triệu đồng - PV), tôi nói sẽ kháng cáo. Tuy nhiên, sau khi đọc 2 bài báo, tôi thấy tâm đắc nên quyết định không kháng cáo nữa. Tôi kiện không chỉ cho tôi mà còn nói thay cho người dân chứ chẳng phải vì tiền. Qua Báo Người Lao Động, tâm nguyện của tôi đã đến được với công chúng. Vậy là đủ rồi”.




- Vụ kiện lô cốt ở TPHCM: Người dân đã phẫn nộ (NLĐ).
(NLĐ) - Biết là kiện thì sẽ khó thắng cơ quan nhà nước nhưng người dân vẫn kiện để bày tỏ sự bất bình mà bao lâu nay họ phải chịu đựng
“Tôi khởi kiện nhằm mục đích chấn chỉnh tình trạng cửa quyền của một số cơ quan Nhà nước”. Câu nói này của ông Nguyễn Văn Lang trong vụ kiện Sở GTVT TPHCM tại phiên tòa sơ thẩm ngày 26-12 đã được đông đảo bạn đọc đồng tình. Vụ kiện này tuy là hiếm hoi nhưng đã phản ánh một thực tế người dân đã dám “chỉ mặt, đặt tên” các cơ quan cửa quyền làm ảnh hưởng đến đời sống của họ.

Kiện cho chừa “thói” cửa quyền


Vụ kiện này tuy không thắng lợi như ông Lang mong đợi nhưng có thể trở thành một tiền lệ tốt để người dân có thể thẳng thắn chỉ ra cái sai của các cơ quan chức năng trì trệ. Bạn đọc Quang Minh, bày tỏ: “Tôi ủng hộ việc kiện các cơ quan công quyền coi thường quyền lợi hợp pháp người dân. Phải dần xóa bỏ suy nghĩ "phụ mẫu chi dân", cần xây dựng xã hội dân chủ mọi người bình đẳng trước pháp luật”.

Bức xúc trước sự việc lập lô cốt trước nhà người dân đến 42 tháng, nhiều bạn đọc nói thẳng: “Đào cái gì mà kinh khiếp vậy. Đào từ khi người ta sinh con cho đến khi con họ đi mẫu giáo mà cũng chưa xong, thử hỏi ai chịu cho nỗi”. Thực tế việc đào lô cốt trong một thời gian dài trên rất nhiều con đường ở TPHCM đã đã làm người dân rất phẫn nộ. Đó là chưa kể đào lên làm cống thoát nước xong thì một thời gian sau đến đơn vị khác đào tiếp làm hệ thống dây cáp điện, điện thoại. Chưa hết, đến đơn vị khác lại tiếp tục đào lên để sửa hệ thống cấp nước...

Bạn đọc Kim Giang, cho rằng: “Ông Nguyễn Văn Lang kiện chủ đầu tư được tòa tuyên bồi thường 50 triệu đồng là một thắng lợi bước đầu. Ủng hộ ông Lang kháng án. Ở nước ngoài khi xử một vụ kiện không chỉ căn cứ vào tài sản hữu hình (vật chất) mà còn căn cứ vào tài sản vô hình (tinh thần). Việc lập lô cốt trước cơ sở kinh doanh thời gian dài khiến việc kinh doanh bị đình trệ, ảnh hưởng nguồn thu nhập của gia đình cũng là một thiệt hại cần phải xem xét. Lâu nay ở Việt Nam chưa có tiền lệ bồi thường về giá trị tinh thần, nên chăng tòa cần xem xét thấu đáo để thiệt thòi không thuộc về dân, góp phần xã hội ngày càng văn minh hơn”.

Ông Nguyễn Văn lang tại phiên tòa khởi kiện Sở GTVT TPHCM vào ngày 25-12

Ngán ngẫm với thủ tục thưa kiện cơ quan Nhà nước, bạn đọc Kiều Quyên, phân tích: “Vẫn biết Con kiến mày kiện củ khoai" nhưng có có còn hơn không. Những chuyện làm ăn tắc trách của các nhà thầu (nhất là nhà thầu Trung Quốc) xảy ra nhan nhãn trong xã hội, thiệt hại thuộc về người dân nhưng thủ tục kiện thưa quá ư phiền phức khiến nhiều người chán nản. Từ đó, chuyện tắc trách trở thành đương nhiên, các nhà thầu chỉ biết lợi về phần mình, không cần quan tâm đến người khác. Chuyện này không phải hoàn toàn ở nhà thầu mà một phần do cơ quan quản lý chuyên ngành yếu kém, tắt trách”.
Bạn đọc Xuân Thời, nói thẳng: “Cảm giác cơ quan chức năng không phải đào đường mà là đào... ngân sách. Đời giám đốc này đào đến đời giám đốc sau lấp lại đào lỗ khác... Tập trung dồn dập vào cuối năm để kịp chỉ tiêu ngân sách. Mỗi năm tiền đào đường không biết bao nhiêu mà chất lượng công trình thì luôn có vấn đề. Bây giờ cứ theo gương bác Lang kiện cho ra ngô ra khoai thì mấy cơ quan liên quan mới hết hành dân”.

Lửng lơ quyền lợi của người dân

Trước việc tòa tuyên chỉ bồi thường cho ông Lang 50 triệu đồng tiền sửa chữa nhà mà không tính đến những thiệt hại khác mà gia đình ông phải gánh chịu, nhiều bạn đọc cho rằng điều này là không công bằng.

Bạn đọc Xuân Thời, cho biết: “Đã không xử thì thôi, đem ra xử thì phải công bằng. 50 triệu đồng không thể sửa nhà đã lún nứt dù đó là nhà cấp 4. Việc kinh doanh của ông Lang dù thiếu lý nhưng nó cảnh báo sự phẫn nộ của người dân trước những công trình rùa và coi thường "xóm giềng" có hệ thống của các chủ đầu tư”. Bạn đọc Quốc Thịnh cùng quan điểm, bày tỏ: “Tòa gì mà giỏi thiệt, 42 tháng án ngữ cái lô cốt trước nhà người ta mà nói không có căn cứ đòi bồi thường. Kinh doanh mua bán nhờ đường thông hè thoáng thì khách mới ghé vào ăn uống mua bán chứ. Lập luận kiểu của tòa thì “bó tay” rồi”.

Bạn đọc tên Nam, phân tích: “Các cơ quan Nhà nước cứ ỷ lại vào việc phục vụ công cộng để làm bình phong cho việc làm trì trệ của mình dù dân có thiệt hại thật sự. Thật đơn giản và dễ hiểu khi ông Lang đang kinh doanh nuôi sống gia đình đột nhiên có cái lô cốt án ngữ trước mặt nhà ngăn cản xe cộ lưu thông thì ai dám vào ăn. Đó là thiệt hại. Con số thiệt hại cụ thể có thể đong đếm được khi khảo sát mặt bằng chung tại khu vực đó. Vì vậy, tòa bác đơn của ông Lang là không thỏa đáng. Phải thay đổi tư duy, thi công chắc chắn ảnh hưởng đến quyền lợi của dân ở khu vực đó vì thế cần phải có các biện pháp xử lý thỏa đáng để dân không bị thiệt hại quá nhiều”.

Bạn đọc Nguyễn Vân, đúc kết: “Từ sự việc này, đề nghị tất cả các dự án, công trình thi công phải công khai đến người dân thời gian, diện tích, mức độ rung chấn, tiếng ồn, bụi bặm, nước thải và đền bù thiệt hại phát sinh về nhà cửa, sinh hoạt, sức khoẻ của người dân do dự án, công trình gây ra. Có như vậy người dân mới được biết, được bàn, được kiểm tra và nếu quá chây ì thì... được kiện”.



Đừng lấy tiền của dân bồi thường
“Tòa đã tuyên bồi thường, nhưng quan trọng là lấy tiền của cá nhân các quan chức Sở GTVT hay lấy tiền ngân sách bồi thường. Nếu lấy tiền ngân sách bồi thường thì huề cả làng: tiền dân trả cho dân” - bạn đọc Nguyễn Quốc Lâm.

“Tòa án phải buộc chủ đầu tư bồi thường thiệt hại cho bác Lang, chứ đừng lấy tiền đóng thuế của dân mà bồi thường. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc Bác Lang kiện Sở GTVT TPHCM để chấm dứt nạn cửa quyền của một số cán bộ thực thi” - Hoàng Lan.
 - Cửa tòa có hạn chế tình trạng cửa quyền? (DT).


-Buộc Sở GTVT TPHCM bồi thường 50 triệu cho dân-(NLĐO) - Trong quá trình thi công dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè do Sở GTVT TPHCM đầu tư, đơn vị thi công đã đào đường làm nứt nhà một người dân, dựng lô cốt án ngữ làm ảnh hưởng buôn bán nên người này đã đâm đơn kiện chủ đầu tư.
Ngày 26-12, TAND TPHCM đã đưa vụ kiện “Đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” ra xét xử sơ thẩm giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thu Bình (ngụ phường 26, quận Bình Thạnh) cùng ông Nguyễn Trí Dũng (ngụ phường 15, quận 10) và bị đơn là Sở GTVT TPHCM.
Bà Bình và ông Dũng đã ủy quyền cho cha của họ là ông Nguyễn Văn Lang (SN 1932, ngụ quận 1) là đại diện nguyên đơn.
Tòa án đã chấp nhận một phần đơn kiện của ông Lang, tuyên buộc Sở GTVT bồi thường cho phía nguyên đơn 50 triệu đồng khắc phục nhà cửa bị hư hỏng do ảnh hưởng của công trình cống bao giếng S27 thuộc dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Tại tòa, ông Lang trình bày ngôi nhà 12/7 Nguyễn Huy Tự của ông sau khi được giải tỏa đã trở thành mặt tiền đường Hoàng Sa, phường Đa Kao, quận 1-TPHCM.
Trong quá trình thi công, tháng 1-2005, hai công ty xây dựng của Trung Quốc là TMEC và CHEC.3 đã cho dựng “lô cốt” trước nhà ông Lang gây cản trở, không có khách hàng đến ăn tại quán của gia đình, tổng thời gian 42 tháng. Ngoài ra, công trình do Sở GTVT  làm chủ đầu tư còn gây nứt vách, lún nhà.
Ông Lang nói: “Ban đầu, 2 nhà thầu Trung Quốc không đồng ý bồi thường thiệt hại nhưng sau đó, chính quyền địa phương và các ban ngành tiến hành hòa giải thì họ đồng ý bồi thường 8 triệu đồng. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm định hư hại do Công ty Kiểm định Sài Gòn thì giá trị sửa chữa thiệt hại ngôi nhà của tôi gần 32 triệu. Họ cò kè bớt một thêm hai, nói chỉ chấp nhận bồi thường một nửa thiệt hại từ kết quả kiểm định. Tôi không đồng ý với thái độ này nên đâm đơn kiện chủ đầu tư”.
Mặc dù đã 80 tuổi nhưng ông Lang cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện
Theo đơn khởi kiện, ông Lang yêu cầu Sở GTVT bồi thường 460 triệu đồng bao gồm hư hại về nhà cửa, tiền mất thu nhập trong 42 tháng (mỗi tháng 6 triệu đồng) và tiền lãi do chậm thanh toán cho gia đình ông.
Tuy nhiên, phía bị đơn chỉ chấp nhận bồi thường số tiền gần 32 triệu đồng như kết quả kiểm định hư hại. Ngoài ra, việc dựng lô cốt là nhằm phục vụ dự án công trình công cộng và dựng dưới lề đường, không ảnh hưởng gì đến gia đình ông Lang.Việc thi công chậm trễ là do công trình mang tính phức tạp và “điều này cũng không ai mong muốn”. Mặc khác, gia đình ông Lang kinh doanh có phần lấn chiềm lề đường nên không thể nói là lô cốt làm ảnh hưởng vấn đề kinh doanh.
Ông Lang tranh luận với bị đơn: “Công trình này đi qua 36 hộ dân khác nhưng không ai kiện vì họ không muốn đụng chạm đến cơ quan công quyền. Gia đình tôi thì khác, tôi khởi kiện nhằm mục đích chấn chỉnh tình trạng cửa quyền của một số cơ quan nhà nước. Nhiều cán bộ cứ nghĩ thi công công trình công cộng rồi muốn làm gì thì làm, ảnh hưởng người dân ra sao mặc kệ.
Ngoài ra, gia đình tôi chỉ để bàn trước nhà đường và nằm trong phạm vi cho phép của nhà nước, nếu kinh doanh lấn chiếm đã bị thanh tra đô thị "hốt" rồi. Mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng mỗi tháng là có gì quá đáng không?”.
Cuối cùng, HĐXX nhận định “Việc thi công làm hư hại nhà cửa của ông Lang là có thật, cơ quan kiểm định xác định kết quả thiệt hại gần 32 triệu đồng và đại diện sở cũng đã có ý bồi thường thêm 18 triệu đồng, điều này tòa ghi nhận. Việc ông Lang cho rằng công trình này gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia đình là không có căn cứ nên không thể chấp nhận”.
Cuối cùng, tòa án chỉ chấp nhận một phần đơn kiện của phía nguyên đơn, tuyên buộc Sở GTVT bồi thường cho gia đình ông Lang 50 triệu đồng, các yêu cầu khác bị bác bỏ.
Ông Lang cho biết sẽ tiếp tục kháng cáo để yêu cầu Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xem xét những tổn thất khác mà gia đình ông phải gánh chịu.

Một nông dân Pháp đang kiện Bộ Quốc phòng sau khi 2 chiến đấu cơ bay thấp đã khiến 4.800 con gà của ông bị chết.

Etienne Le Mahaute cho biết có một tiếng gầm rú mạnh mẽ khi những chiếc máy bay đi qua nông trại của ông ở Pelguien, Brittany vào đầu tuần này. “Chúng tôi đang ăn trưa thì thấy những động cơ gầm rú. Chúng tôi có thể cảm thấy cú sốc âm thanh sau lưng. Những con gà đã rất sợ hãi và hàng ngàn con đã chết. Tất cả đã được chất đống và khoảng 4.800 con đã không thể sống được” - ông Etienne nói.

Một người đàn ông Pháp đang đòi bồi thường vì cho rằng tiếng ồn của chiến đấu cơ đã làm chết gà nhà mình
Ông Etienne có tổng số khoảng 68.000 con gà và muốn Bộ Quốc phòng Pháp phải bồi thường một khoản tiền tương đương 12.000 bảng Anh.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Frederic Solano đã khẳng định có 2 chiếc máy bay đi qua vùng này vào thời điểm đó, nhưng từ chối cho rằng chúng phá vỡ luật lệ về bay thấp. Ông cho biết một cuộc điều tra về nguyên nhân cái chết của những con gà đã được đưa ra.
Tại Anh, chính phủ thường bồi thường tổn thất cho nhân dân sau khi có than phiền về những chiến đấu cơ gây ồn. Năm ngoái, các nhà chức trách đã trả 42.000 bảng cho một nông dân ở Staffordshire vì gà của anh đẻ ít trứng hơn trước do sợ đội bay “Những mũi tên đỏ”. Theo những tài liệu chính thức công bố đầu năm, nước Anh đã trả tổng số 7,6 triệu bảng trong vòng 4 năm qua cho những ô nhiễm tiếng ồn quân sự tạo ra.
“Con đường đau khổ” và sức ép cơ quan công quyền (Tuan Viet Nam)

Mấy hôm nay giới luật học Việt Nam xôn xao chuyện một người dân kiện Sở GTVT Tp.HCM vì việc thi công gói thầu số 7 khu vực kênh Nhiêu Lộc trễ hạn, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của gia đình ông này.

Không biết tự bao giờ, người dân Tp.HCM đã quá quen với cảnh những con đường bị đào xới. Cảm giác đầu tuần đi làm bị kẹt xe là một cảm giác không mấy gì dễ chịu. Người ta đành phải chặc lưỡi cho qua vì hiểu hạ tầng của Tp chưa tốt. Mặc dù đã dặn lòng như thế, nhưng đôi khi nguyên nhân gây kẹt xe không phải do đường xá nhỏ hep, phương tiện giao thông cá nhân quá đông mà vì những "lô cốt".

Cơ quan công quyền có nhiều lí do để giải thích cho câu chuyện "đào xới" này. Ngay cả trong trường hợp những công trình, những con đường mới vừa được nghiệm thu, đưa vào hoạt động thì hoạt động đào xới vẫn cứ xảy ra như thường. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết, chủ ý của tác giả không phải là khen tài của các cơ quan công quyền trong việc giải trình lí do với cấp trên hoặc với người dân mà chủ yếu bàn đến những tác động của các hoạt động trên đối với người dân như thế nào.

Đã không ít lần, các phương tiện truyền thông đưa tin ảnh, hình về những "con đường đau khổ" tại các đô thị. Có một thực tế là những qui tắc về xây dựng và bảo vệ môi trường được qui định trong các văn bản luật dường như chưa "bước vào" được những công trình xây dựng công cộng (sau đây gọi tắc là công trình) ngổn ngang kia.

Người dân vẫn phải chấp nhận chuyện làm đường là phải có bụi, kẹt xe là chuyện bình thường. Lâu dần, tâm lí trên trở thành một thói quen. Chính tâm lí dễ dãi này của người dân tạo nên một cách hành xử thiếu tích cực từ phía những cơ quan chịu trách nhiệm quản lí đối với lĩnh vực này.

Người ta không hề chịu một sức ép nào cả thì đương nhiên tâm lí của các chủ đầu tư cũng sẽ trở nên dễ dàng bỏ qua câu chuyện trễ hạn thi công của các nhà thầu. Kết quả cuối cùng là những con đường đau khổ kia cứ mãi "vất vưởng" chứng kiến những trận bụi mịt mù và những khoảnh khắc kẹt xe đáng sợ.
Một nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi con người có quyền sống trong một môi trường trong lành. Chúng ta tôn trọng nguyên tắc hết sức căn bản ấy và ghi nhận một cách trịnh trọng vào trong luật.

Nhưng kết quả thì như thế nào?

Những công trình công cộng được đào xới lên nhưng tiến độ thi công lại quá chậm. Dưới góc độ một người dân bình thường, không có nhiều kiến thức về xây dựng, liệu người ta có thấy bình thường hay không khi các công trình bị đáo xới không một bong người hoặc được thi công một cách cầm chừng?

Chưa bao giờ câu nói "ở trong chăn mới biết chăn có rận" lại đúng và hay đến thế. Vì dù là chủ đầu tư hay là chủ thầu, thì các cá nhân, tổ chức liên quan cũng sẽ không hình dung được những tác động của các công trình này đến đời sống của những người ở xung quanh như thế nào.

Cái cảm giác bụi mù mịt, cảm giác kẹt xe không phải được cảm nhận qua những câu phát biểu đầy "cảm thông" hay qua những giây phút "vi hành" hiếm hoi của các quan chức ngành giao thông vận tải mà nó hiện hữu trong đời sống thường nhật gắn liền với hững công trình này, đó là chưa kể đến là chuyện kinh doanh của những cơ sở kinh doanh chịu ảnh hưởng của việc thi công những công trình này.

Về nguyên tắc, Nhà nước có quyền thực hiện việc cải tạo, xây dựng các công trình công cộng xuất phát từ chức nằng quản lí của mình. Nhưng phải bảo đảm những yêu cầu về việc bảo đảm về vệ sinh môi trường và cuộc sống của những người dân xung quanh.

Một cách dễ hình dung, việc thi công các công trình công cộng cũng tương tự như việc đá bóng. Các cầu thủ muốn tự mình dắt bóng đến khung thành hay chuyền cho đồng đội để ghi bàn.... tuỳ thích. Miễn sao bóng không được vượt ra ngoài biên.

Tương tự, việc thi công các công trình này như thế nào, các kĩ thuật xây dựng, vật liệu là theo thoả thuận giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Nhưng phải bảo đảm rằng việc thực hiện các công việc trên là không vược giới hạn về vệ sinh môi trường và đời sống của người dân sống lân cận. Nếu việc thi công vượt giới hạn này thì cũng tương tự như câu chuyện người cầu thủ đá bóng vượt đường biên sân bóng.

Trên thực tế, chưa hề có một cá nhận, tổ chức nào khiếu nại chuyện thi công các công trình công cộng vi phạm giới hạn trên. Do đó, mấy hôm nay giới luật học Việt Nam xôn xao chuyện một người dân kiện Sở GTVT Tp.HCM vì việc thi công gói thầu số 7 khu vực kênh Nhiêu Lộc trễ hạn, ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của gia đình ông này. Sự kiện này "lạ" ở chỗ: Việc một người dân kiện cơ quan nhà nước vốn dĩ đã hiếm. Càng hiếm hoi khi nguyên nhân mà người dân khởi kiện lại vì mấy cái lô cốt!

Mặc dù người trực tiếp thi công gói thầu số 7 này là nhà thầu TMEC-CHEC 3, nhưng việc thực hiện công vịêc trên là theo yêu cầu từ chủ đầu tư (mà trong trường hợp này là sở GTVT Tp.HCM). Trong quan hệ khiếu kiện này, vai trò của Sở GTVT và người dân là bình đẳng. Đừng vì đối tượng bị kiện là một cơ quan nhà nước mà nghĩa đây là một quan hệ quản lí.

Kết quả của vụ kiện như thế nào phải chờ phán quyết của toà án. Tuy vậy, việc khởi kiện này là một động thái đáng mừng. Nó tạo nên sức ép cần thiết với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng các công trình công cộng. Sức ép đó không chỉ dừng lại ở việc bảo đảm các tài sản ở những bất động sản liền kề (khu đất gần đó).

Trên thực tế, những công bố của nhà nước về các nội dung chủ đầu tư, nhà thầu, tiến độ hoàn thành... đều được thực hiện tại các công trình. Nhưng việc trễ hạn không phải là chuyện hiếm. Một khi nguy cơ bị khởi kiện vì sự "rề rà" này là có thật chắc hẳn tình hình sẽ khác đi rồi.

TP.HCM: Kiện đòi bồi thường thiệt hại vì lô cốt 26/08/2010 15:56:33

Đây là lần đầu tiên TAND TP.HCM thụ lý một vụ đòi bồi thường thiệt hại vì lô cốt.Ông Nguyễn Văn Lang, một người dân tại TP.HCM đã kiện đòi bồi thường 252 triệu đồng do lô cốt án ngữ mặt tiền khiến gia đình ông bị thất thu kinh doanh.
TIN LIÊN QUAN

Đây là lần đầu tiên TAND TP.HCM thụ lý một vụ đòi bồi thường thiệt hại vì lô cốt.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Lang vừa nộp đơn kiện Sở GTVT TP.HCM và Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường, lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè ra tòa do bị thiệt hại từ việc thi công gói thầu số 7 của dự án. Hiện TAND TP.HCM đã thụ lý đơn kiện.
D
Một dọc dãy rào chắn bằng tôn của lô cốt đổ sập, cản trở lưu thông trên đường Nguyễn Kiệm
Trong đơn kiện, ông Lang viết: Khi quán ăn bị đóng cửa, gia đình ông hoàn toàn bị mất thu nhập khiến cuộc sống vô cùng khó khăn. Nếu vì lợi ích công cộng mà quán ăn đóng cửa thì gia đình chấp nhận và chia sẻ. Nhưng đằng này, việc thi công kéo dài, dự án nhiều lần trễ hẹn đã làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình.

Theo ông Lang, gia đình ông có căn nhà 12/7 Nguyễn Huy Tự, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM (cũng là mặt tiền đường Hoàng Sa). Từ năm 2001, gia đình mở quán ăn và luôn nộp thuế đầy đủ. Đầu tháng 1/2005, nhà thầu TMEC-CHEC 3 cho rào tôn sát cửa nhà ông để thi công tuyến cống bao giếng S27 nên quán ăn phải đóng cửa. Đến tháng 1/2007, lô cốt được dỡ đi nhưng 10 tháng sau lại tiếp tục mọc lên và kéo dài đến giữa năm 2009 mới xong.

Ông Lang yêu cầu Sở GTVT TP.HCM - cơ quan chủ quản của Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường - bồi thường thiệt hại cho khoản thu nhập bị mất trong thời gian nhà ông bị lô cốt vây là 252 triệu đồng cho 42 tháng quán phải đóng cửa.

Theo ông Phan Châu Thuận, Giám đốc Ban Quản lý dự án Vệ sinh môi trường, "nếu tòa buộc chủ đầu tư bồi thường chi phí khắc phục hư hỏng nhà dân và thiệt hại do thất thu trong kinh doanh của họ, chúng tôi sẽ khởi kiện yêu cầu nhà thầu TMEC-CHEC 3 phải chịu trách nhiệm".

(Theo SGTT)


Việc liên tục cắt điện nhiều giờ trong một ngày sẽ khiến cho việc bố trí sinh hoạt, sản xuất của người dân gặp quá nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông
Ông Trần Anh Hào, Sở Công thương TP.HCM nói, khi lắp đặt hệ thống điện ở những nơi công cộng, phía điện lực không giám sát về việc sử dụng.

Nạn cắt điện, mất điện ở Việt Nam Đặng Đình Cung
Trong bài này chúng tôi xin trình bày nguyên nhân và hậu quả của nạn cắt điện mất điện và đề nghị một vài giải phápMấy hôm nay mưa đã đến, những nhà máy thuỷ điện sẽ có thể cung cấp điện làm đời sống kinh tế và sinh hoạt hàng ngày dễ dãi hơn. Nhưng đây chỉ là một giai đoạn ngơi ngớt trước những vụ cắt điện mất điện vào mùa hạn các năm tới.Trong bài này chúng tôi xin trình bày nguyên nhân và hậu quả của nạn cắt điện mất điện và đề nghị một vài giải pháp.

Điện là một sản phẩm tiêu dùng cho tiện nghi và cũng là một nhân tố sản xuất. Chúng tôi sẽ phân biệt rõ hai công dụng này. Chúng tôi sẽ nhắc lại một số nhận xét và đề nghị kỹ thuật đã được trình bày trong hai bài đã đăng trên trạm www.diendan.orgi.

1. Nguyên nhân của nạn cắt điện mất điện

Một mạng phân phối điện có thể ngưng cung cấp điện khi cần bảo trì một hạng mục quan trọng của mạng, vì không có nhiên liệu để sản xuất điện hay vì không còn nước trong hồ thuỷ điện để quay ráo. Người ta gọi tình huống này là cắt điện. Thông thường thì công ty điện báo trước để người tiêu dùng chuẩn bị sinh hoạt cho phù hợp. Nhưng cũng có khi mạng phân phối ngưng cung cấp điện một cách bất chợt vì bỗng nhiên mất cân bằng. Người ta gọi tình huống này là mất điện. Theo những tin nhận được từ trong nước thì nạn cắt điện mất điện xảy ra quanh năm chứ không chỉ xảy ra vào mùa hạn.

(a) Nguyên nhân cơ cấu

Với tăng trưởng thu nhập cá nhân, người dân thành thị có thêm nhu cầu về tiện nghi đời sống chỉ có thể thoả mãn được bằng điện : soi sáng nhiều hơn bằng đèn điện, dùng quạt và máy điều hoà không khí, thổi cơm bằng nồi và lò bếp điện,... Những nhu cầu đó chính đáng vì điều kiện sinh sống ở thành thị bây giờ khác xưa. Chúng cũng đang được phổ biến ở thôn quê. Nhưng nhu cầu điện gia tăng chủ yếu do sự phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ.

Tính từ số liệu của Tổng cục Thống kê thì, từ mười năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp tăng trung bình 14,5% mỗi năm và số lượt khách du lịch tăng trung bình 16,3% mỗi năm. Trong khi đó, tính từ số liệu của EIA (Energy Information Agency, Cơ quan Thông tin Năng lượng, Hoa Kỳ)ii, sản lượng điện được sản xuất chỉ tăng có 11,3% mỗi năm. Sản xuất điện không tăng kèm theo tăng trưởng kinh tế sinh ra nạn thiếu điện. Ngay vài năm sau khi có chính sách Đổi Mới, cung đã không đủ cầu và nạn cắt điện mất điện xảy ra mỗi năm mỗi trầm trọng hơn.

Năm 2006, công suất tất cả các nhà máy điện ở Việt Nam là 11.400 MW, trong đó, công suất các nhà máy thuỷ điện là 4.200 MW, nghĩa là 37% của tổng số công suất. Khả năng sản xuất thuỷ điện tuỳ thuộc vào thời tiết quanh năm. Tỷ số công suất thuỷ điện lớn như vậy làm cho thời tiết chi phối việc cung cấp điện, đặc biệt vào mùa hạn. Năm 2005, sản lượng tất cả các nhà máy điện ở Việt Nam là 51,3 TW h, trong đó, sản lượng từ các nhà máy thuỷ điện là 21,2 TW h, nghĩa là 41% của tổng sản lượng. Tỷ số sản lượng thuỷ điện lớn hơn tỷ số công suất cho thấy, khi vận hành hệ thống cung cấp điện, ngành điện Việt Nam đã làm cho nguồn cung cấp điện tuỳ thuộc vào thời tiết hơn nữa, đặc biệt vào những mùa hạniii. Từ vài năm nay, Bộ Công Thương đã ý thức được nguy cơ này và đã cho phép xây nhiều nhà máy nhiệt điện với công suất lớn. Trên nguyên tắc thì nạn cắt điện mất điện sẽ giảm. Nhưng, những công trình đang xây chưa có ảnh hưởng tích cực vì mới khởi công xây hay việc hoàn tất gặp nhiều khó khăn.

(b) Nguyên nhân trạng huống

Cũng phải nói là thời tiết năm nay ở bên nhà khô và nóng khác thường.

Nhiều người đổ nạn cắt điện mất điện cho hai nhà máy nhiệt điện Hải Phòng và Quảng Ninh do các hãng Trung Quốc xây đáng lẽ đã phải đi vào hoạt động từ một năm nay. Công suất hai nhà máy điện này tổng cộng 3.900 MW, nghĩa là hơn một phần ba công suất đã được lắp đặt của tất cả các nhà máy điện của cả nước. Do đó, sự chậm trễ này làm thiệt hại lớn cho ngành điện và tất cả các ngành kinh tế.

Thái độ hung hăng của chính phủ Trung Quốc về Biển Đông làm nhiều người Việt chúng ta có tinh thần bài Hán và có chuyện gì không hay là đổ lỗi cho người Trung Quốciv. Việc những nhà máy nhiệt điện Hải Phòng và Quảng Ninh bị chậm trễ không có liên hệ gì với những múa may ngoại giao và quân sự của Trung Quốc. Thực ra thì phía Việt Nam cũng không oan gì và chúng ta phải tìm những giải thích khách quan hơn.

Một công trình bị chậm trễ hay thiếu chất lượng vì bất cứ lý do gì sẽ gây thiệt hại cho cả hai đối tác, chủ đầu tư cũng như nhà thầu. Vậy mọi nhà thầu đều mong muốn mau chóng kết thúc một hợp đồng đúng quy định của điều kiện sách. Ở Phi Châu, các nhà thầu Trung Quốc thường bàn giao những công trình hạ tầng giao thông vận tải đúng kỳ hẹn. Tại sao ở nước ta thì lại chậm trễ đến thế ?

Chúng tôi không biết chi tiết của sự việc nên chỉ nêu một số giả thuyết dựa trên những khó khăn thực hiện những dự án khác trong nước.

Một công trình công nghiệp phức tạp hơn những hạ tầng giao thông vận tải vì có thêm những hạng mục cơ khí, điện cơ và điện tử. Chất lượng những hạng mục này của Trung Quốc không nhất thiết được bảo đảm vì trình độ văn hóa công nghiệp các xí nghiệp Trung Quốc chưa đạt được đẳng cấp các quốc gia công nghiệp khác. Sau khi lắp ráp và thử nghiệm thì phát hiện sai sót, công trường xây dựng phải ngưng để sửa chữa làm cho thời biểu bị trượt.

Về phía chúng ta thì thiếu người có đủ kỹ năng để thi hành những hợp đồng thầu phụ. Điều này dẫn tới những vấn đề chất lượng lắp ráp thiết bị, công trình phải ngưng để hiệu chỉnh. Ngoài ra, nhà thầu phụ thường không có đủ nhân lực để cung cấp theo tiến độ của công trình làm cho các dự án tiến triển chậm hơn dự định. Những nhà máy Quảng Ninh lại xây theo dạng EPC, nghĩa là chìa khóa trao tay. Nếu loại suy từ nhiều dự án trong nước thì chủ đầu tư chắc đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy trước khi được cam đoan sẽ có đầy đủ tài trợ. Nhà thầu Trung Quốc xây nửa chừng rồi ngưng vì phía Việt Nam không còn tài chính để thanh toán những hóa đơn của họv.

Vì những chậm trễ đó, giá vật liệu tăng theo thời gian làm chúng ta lại càng kẹt thêm về tài chính.

Nhưng hai nhà máy nhiệt điện Hải Phòng và Quảng Ninh chỉ là một nửa nguyên nhân nạn cắt điện mất điện. Ngành điện lại còn sai lầm về vận hành những công suất sẵn có :

1. thay vì dự trữ nước để có thể quay ráo vào mùa hạn thì các nhà máy điện đã dùng tất cả nước chảy vào hồ chứa để sản xuất điện vào mùa lũvi,

2. nhà máy nhiệt điện Cà Mau, với 750 MW công suất lắp đặt, chạy cầm chừng vì thiếu khí nhiên liệu, nhà máy điện Uông Bí mở rộng, với 300 MW công suất lắp đặt, cũng vẫn chưa chạy ổn định,

3. không có chương trình bảo trì phòng ngừa cục bộ làm cho nhiều cơ sở sản xuất điện và mạng phân phối điện phải ngưng hoạt động vì hỏng hóc đúng vào mùa hạn,

4. khi bảo trì phòng ngừa, thay vì làm việc này vào mùa lũ, thì chọn ngưng sản xuất để bảo trì vào mùa hạn lúc cần đến tất cả công suất có thể vận động được.

(c) Trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chúng tôi không khơi lại những quyết định quá xưa dẫn tới nạn cắt điện mất điện.

Ở nước ta có rất nhiều đối tác can thiệp vào việc cung cấp điện. Hậu quả là khi có vấn đề như là cắt điện mất điện thì không biết khiếu nại với ai. Do đó, có nhiều đối tác lộng hành vô trách nhiệm.

Vì sốt sắng thiết lập kinh tế thị trường nhưng không nắm rõ những định luật của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ Công Thương đã :

1. xã hội hóa nghĩa vụ cung cấp điện, nghĩa là để mạnh ai nấy làm kể cả những đối tác không có đủ vốn hay/và không có kỹ năng nghiệp vụ,

2. tách Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thành nhiều công ty con có chức năng địa phương hy vọng những công ty này sẽ cạnh tranh lẫn nhau để làm giảm giá bán điện,

3. gán cho những tập đoàn ngoài ngành điện chức năng sản xuất điện,

4. không ban hành một biểu giá mua điện dài hạn làm cho EVN phải liên miên thương lượng và tranh cãi với những xí nghiệp khác dẫn tới tình trạng EVN không có điện để bán trong khi những xí nghiệp khác có thừa công suất,

5. và không kiểm soát hoạt động của ban giám đốc những tập đoàn và công ty tuỳ thuộc Bộ để họ đầu tư ngoài ngành chức năng và cấu xé nhau trên những thị trường không nhất thiết là thị trường năng lượngvii.

2. Hậu quả của nạn cắt điện mất điện

Những vụ cắt điện mất điện chỉ làm phiền phức người dân thường. Ở nước ta, mùa hạn cũng là mùa học thi. Có người nói thời chiến tranh không có điện để bật đèn bật quạt mà cũng vẫn phải học thi. Nhưng, bây giờ đâu còn chiến tranh nữa mà sự thi đua bằng cấp trở nên khắc nghiệt hơn xưa. Hồi chiến-tranh, chúng ta đâu có nhiều du-khách và nhà máy như bây giờ. Ngoài ra, ít ai nói tới những ca giải phẫu ở bệnh viện bị gián đoạn vì mất điện làm bệnh nhân tử vong.

Vì không tín nhiệm EVN, các cơ sở sản xuất và dịch vụ thường được trang bị bởi những ổ phát điện phụ trợ. Những tổ máy này ô nhiễm nhiều hơn và có hiệu suất thấp hơn và, suy ra, không khí đô thị đã ô nhiễm lại càng ô nhiễm thêm và giá thành của điện cao hơn giá thành những tổ máy công suất cả trăm mega watt của EVN. Sai biệt giữa giá thành của những ổ phát điện phụ trợ và giá bán thấp hơn của EVN (nhờ có hiệu suất cao hơn) làm cho giá thành sản phẩm và dịch vụ các xí nghiệp cao hơn cần thiết. Đó là chưa kể đến những cơ sở kinh doanh quá nhỏ, không có ổ phát điện phụ trợ, phải ngưng sản xuất và cho nhân viên tạm nghỉ việc. Tình trạng này làm cho những xí nghiệp kinh doanh kém hiệu quả và, suy ra, kinh tế nói chung tăng trưởng ít hơn khả năng tiềm tàng.

Báo chí trong nước đã phản ảnh những phiền phức của người dân và những thiệt hại cho kinh tế quốc dân rồi. Chúng tôi xin nêu thêm một số ác tính âm ỉ của nạn cắt điện mất điện.

Một hợp đồng cung cấp điện phải bảo đảm ba chỉ số : công suất tối đa, điện áp, và chu kỳ. Khi cung cấp điện cho tư nhân thì công suất có thể từ 500 W đến 50 kW, điện áp là 220 V và chu kỳ là 50 Hz. Khi cung cấp cho cơ sở sản xuất hay dịch vụ thì công suất và điện áp tuỳ hợp đồng với công ty điện còn chu kỳ thì vẫn là 50 Hz. Khi mạng phân phối thiếu điện thì chu kỳ sẽ giảm. Nếu chu kỳ ở một địa phương dưới 49 Hz thì có nghĩa là mạng phân phối thiếu điện và phải cắt điện ở địa phương đó để bảo vệ cân bằng mạng phân phối điện quốc gia. Nếu tình trạng thiếu điện không được dự báo trước thì hệ thống điều hành mạng phân phối địa phương sẽ tự động cắt điện.

Những thiết bị gia dụng cũng như thiết bị sản xuất đều được thiết kế để chạy với một công suất, một điện áp, và một chu kỳ cố định. Nếu được cung cấp điện với những thông số khác thì hiệu suất sẽ không tối ưu và có khi thiết bị có thể bị hỏng. Dù sao một thiết bị chạy lâu ở ngoài những thông số thiết kế cũng sẽ chóng hỏng. Tình trạng tệ nhất là mất điện : một thiết bị chạy bằng điện bỗng nhiên bị mất điện có thể hỏng ngay hay ít ra sau này sẽ chạy ở trạng thái huỷ hại và mau hỏng. Đây cũng là một nguồn lãng phí tiềm lực quốc gia làm cho kinh tế vĩ mô tăng trưởng ít hơn tiềm năngviii.

Nạn cắt điện mất điện cũng còn tai hại về đầu tư nước ngoài. Những siêu dự án công nghiệp với vốn đầu tư nước ngoài thì không bị ảnh hưởng vì những cơ sở của họ đều có ít nhất một tổ máy phát điện đáp ứng tất cả những nhu cầu thông thường của họ. Nhưng những chủ đầu tư những dự án cỡ trung bình thì, sau khi nghiên cứu hiện địa, hoặc họ chấp nhận những trở ngại của nạn cắt điện mất điện hoặc họ rút sang nước khác. Chúng tôi không biết hậu quả tai hại đến bực nào. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ cần tính số những đơn xin đầu tư và lượng vốn đăng ký mới trong những mùa hạn và so với trung bình cả năm.

3. Một số giải pháp

(a) Biểu giá điện

Điện là một sản phẩm thiết yếu nên đòi hỏi về điện co giãn rất ít theo giá bán và không có giá thị trường mà chỉ có giá thành ở đầu kẹp dây nơi tiêu dùng. Ở phần này chúng tôi chỉ xin trình bày cơ cấu biểu giá điện theo những định luật kinh tế cơ bản về sản phẩm hay dịch vụ phúc lợi công cộngix.

Biểu giá điện phải được thiết lập như thế nào để cho xí nghiệp cung cấp điện có thu nhập ít nhất bằng tổng số giá thành ở tất cả các đầu kẹp dây. Nếu thu nhập khác với tổng số giá thành thì hiệu suất kinh tế toàn quốc sẽ giảm. Thực ra thì thu nhập có thể cao hơn tổng số giá thành một chút. Sai biệt với giá thành sẽ giúp xí nghiệp cung cấp điện đầu tư thêm vào những cơ sở và công trình mới để đáp ứng những nhu cầu tương lai.

Ngành điện có hai thị trường điện : thị trường tư nhân và thị trường các cơ sở sản xuất hay dịch vụ.

Đối với các cơ sở sản xuất hay dịch vụ, điện là một nhân tố sản xuất. Giá bán ở mỗi đầu kẹp dây phải bằng giá thành của xí nghiệp cung cấp điện hay cao hơn một chút. Nguyên tắc này phải được áp dụng đồng đều cho mỗi khách hàng. Phân biệt các ngành sản xuất, bơm nước tưới tiêu, các đối tượng hành chính, sự nghiệp (mà chúng tôi coi là các cơ sở sản xuất hay dịch vụ) và điện cho kinh doanh như trong biểu giá của EVNx thì sẽ gây ra tham nhũng (một đối tượng có thể tìm cách chuyển sang ngành khác để được hưởng biểu giá rẻ hơn) và làm giảm hiệu suất kinh tế toàn quốc.

Đối với tư nhân, điện là một sản phẩm tiêu dùng cho tiện nghi. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc “giá bán ở đầu kẹp dây phải bằng giá thành của xí nghiệp cung cấp điện hay cao hơn một chút” một cách đồng đều cho mọi khách hàng. Nhưng biểu giá điện có thể dùng để cân bằng đôi chút sức mua của các thành phần xã hội bằng cách phân phát lại thu nhập cá nhân. Giá điện cho những hộ nghèo thấp hơn giá thành của xí nghiệp cung cấp điện và giá bán cho những hộ giầu cao hơn giá thành miễn là tổng số giá bán ở tất cả các đầu kẹp dây phải bằng tổng số giá thành của xí nghiệp cung cấp điện hay cao hơn một chút. Nguyên tắc này có thể được áp dụng một cách nghiêm minh khi tính biểu giá theo một thang tiêu thụ điện : những hộ nghèo có ít tiền hơn là những hộ giầu để mua và dùng những thiết bị tiêu thụ điện. Nhiều nước tư bản chủ nghĩa áp dụng nguyên tắc này và biểu giá của EVN cũng vậy. Vấn đề là khoảng cách giá điện giữa hai bậc thang tiêu thụ điện có đủ cao để phân phát lại thu nhập một cách tương xứng với xã hội chủ nghĩa hay không.

(b) Kết cấu thị trường cung cấp điện

Điện là một một sản phẩm phúc lợi công cộng như là công lý, an ninh, quốc phòng, y tế hay giáo dục. Điều này đã được Lê Nin xác định ngay từ những ngày đầu của cách mạng Nga. Vì lý do đó mà việc phân phối điện thuộc uy quyền của Nhà Nước và xí nghiệp cung cấp điện phải là một xí nghiệp quốc doanh. Ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa, phân phối điện được Nhà Nước uỷ thác cho những xí nghiệp liên doanh hay hoàn toàn ngoài quốc doanh. Những nước chậm tiến, thiếu vốn và thiếu nhân lực chuyên môn, có thể kêu gọi những xí nghiệp chuyên về dịch vụ phúc lợi công cộng đầu tư theo dạng BO hay BOT. Nhưng dù là xí nghiệp tư, xí nghiệp bán công hay xí nghiệp công, thì những xí nghiệp đó đều phải tuân theo chỉ thị của chính phủ đặt lợi ích công cộng trên lợi ích xí nghiệp. Để đạt được mục đích này, các xí nghiệp cung cấp điện ký với chính phủ một hợp đồng dài hạn về biến đổi giá điện. Lẽ cốt nhiên, hợp đồng này phải có lợi cho cả hai bên.

Tối ưu kinh tế của các cá nhân và các xí nghiệp đổ đồng không phải là tối ưu kinh tế của toàn quốc. Vì hiêu-ứng Ohm, điện tải đi xa thì rất tốn kém nên thường được coi là không thể tải đi xa được. Đặc tính này tạo ra những vị thế độc quyền địa phương (local monopoly). Xã hội hóa ngành điện là một sai lầm trong bối cảnh thiếu tiềm năng về vốn và nhân lực như hiện nay. Phân chia thị trường cung cấp điện cho nhiều đối tác cạnh tranh nhau là không tận dụng hiệu ứng tay nghề và hiệu ứng tiết kiệm quy môxi.

Mọi cơ sở công nghiệp đều cần đến điện. Nếu nhu cầu điện đủ lớn để giá thành điện tự chế thấp hơn giá bán của xí nghiệp cung cấp điện thì cơ sở đó có thể được trang bị bởi một tổ phát điện riêng. Có khi cơ sở sinh ra phụ phẩm dưới dạng chất đốt. Chất đốt đó có thể dùng để sản xuất điện. Khi công suất tổ phát điện cao hơn nhu cầu của cơ sở thì xí nghiệp có thể bán điện có thừa cho một xí nghiệp cung cấp điện hay một xí nghiệp khác đang thiếu điệnxii. Nhưng sản xuất điện không phải là nghề chính của các xí nghiệp đó.

EVN mua lại điện của Petrovietnam, Vinacomin hay một xí nghiệp nào khác là tận dụng tiềm lực của toàn quốc. Gán cho những xí nghiệp đó chức năng sản xuất điện phụ với EVN là một sai lầm có thể dẫn tới phá sản như Vinashinxiii. Petrovietnam, Vinacomin và EVN là những công ty vốn Nhà Nước. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà Nước (SCIC) có chức năng quản lý vốn Nhà Nước và đại diện chính phủ ở những hội đồng quản trị các công ty có vốn Nhà Nước. Nếu quả thực Petrovietnam hay Vinacomin thừa vốn và EVN thiếu vốn thì chỉ cần một lệnh của chính phủ chuyển đến SCIC là vốn có thừa của hai tập đoàn này sẽ trở thành vốn của EVN dùng để EVN đầu tư vào những cơ sở cung cấp điện. Petrovietnam, Vinacomin và những xí nghiệp quốc doanh khác đã có nhiều lý do tranh chấp vô lý với EVN về giá dầu, giá khí đốt và giá than,... cần gì mà phải có những PV Power hay Vinacomin Power để cho phức tạp thêm.

Về kết cấu thị trường cung cấp điện, chúng tôi xin đề nghị :

1. EVN có nhiệm vụ thoả mãn tất cả những đòi hỏi về điện của tư nhân cũng như của tất cả các xí nghiệp phát biểu nhu cầu và thoả mãn tất cả những đòi hỏi chuyền tải điện của mình cũng như của những xí nghiệp khác.

2. EVN có độc quyền toàn quốc chuyền tải điện và cung cấp điện trên thị trường tư nhân. Độc quyền này không vi phạm guyên tắc tự do kinh doanh của WTO và không ngăn cản việc Việt Nam được tuyên bố là có kinh tế thị trường.

3. EVN cung cấp điện cạnh tranh với những xí nghiệp khác có chức năng sản xuất điện, chính hay phụ, trên những thị trường khác.

4. SCIC cung cấp vốn hay bảo đảm vay nợ của EVN để đầu tư vào những cơ sở công trình cung cấp điện.

Giá thành điện của EVN là tổng số giá điện EVN mua của các đối tác khác, khấu hao của các cơ sở công trình thuộc sở hữu EVN và chi phí vận hành những hạng mục đó chia cho tổng sản lượng điện của EVNxiv. Giá thành đó, phóng chiếu đến một thời gian dài, tỷ dụ năm năm, dùng làm cơ sở để lập biểu giá bán điện cho tư nhân và cơ sở để thương lượng giao dịch với các đối tác khác.

(c) Hệ thống cung cấp điện

Hệ thống cung cấp điện gồm những cơ sở sản xuất điện, mạng đường dây chuyền tải cao áp và những đường dây mạng điện từ trạm biến áp đến đầu kẹp dây nơi tiêu dùng.

Ba đặc điểm của ngành điện kiềm chế chiến lược xây dựng hệ thống cung cấp điện.

1. Những nhà máy điện càng lớn bao nhiêu thì, quy ra sản lượng, ô nhiễm và giá thành càng ít bấy nhiêu. Chúng ta sẽ xây những cơ sở sản xuất lớn nhất mà công nghệ và địa thế cho phép.

2. Như viết ở phần trên, điện là một sản phẩm không thể tải đi xa được. Chúng ta sẽ xây những cơ sở sản xuất ở những địa điểm gần những nơi tiêu thụ nhất nhưng thích hợp với an toàn và tôn trọng ô nhiễm.

3. Điện là một sản phẩm không thể tích trữ được. Trừ những biển đảo xa xăm ít dân cư, khi sản xuất điện chúng ta sẽ tránh không dùng những nguồn năng lượng tái tạo như là nhật năng và phong năng. Trên đất liền, nếu dùng thử những nguồn năng lượng này để nghiên cứu khoa học kỹ thuật thì những cơ sở sản xuất sẽ được tách ly khỏi mạng phân phối quốc gia và điện sinh ra sẽ dùng để bơm nước vào những hồ tích năngxv.

Thuỷ điện chỉ có thể đóng góp tối đa 80 TW h mỗi năm. Chúng tôi ước tính năm 2015, nghĩa là năm năm nữa, nhu cầu điện đã là khoảng 110 TW h và năm 2020 sẽ cần đến khoảng 160 TW hxvi. Dù muốn dù không phần lớn điện chúng ta tiêu thụ sẽ là nhiệt điện cổ điển và nhiệt điện hạt nhân. Thuỷ năng dần dần sẽ là phụ phẩm của nông lâm nghiệp và một nguồn điện thứ yếu dùng để điều chỉnh cân bằng mạng phân phối điện quốc gia.

Với triển vọng nhiên liệu hóa thạch sẽ khan hiếm và áp lực của biến đổi khí hậu, điện hạt nhân sẽ là nguồn điện chính. Nhưng chúng tôi rất bi quan về an toàn hạt nhân ở nước ta. Cho tới giờ này chính phủ mới chỉ có một văn bản về tổ chức an toàn hạt nhânxvii mà vẫn đặt mục tiêu sản xuất điện hạt nhân vào năm 2020. Ngoài ra chúng tôi không hiểu tại sao chính phủ lại giao trách nhiệm triển khai năng lượng hạt nhân cho một nhân vật đã thất bại ở tất cả những nhiệm vụ trước : nạo vét kênh Nhiêu Lộc, 300 tiến sĩ ở TP Hồ Chí Minh, 20.000 tiến sĩ ở Bộ Giáo dục Đào tạo, cải cách giáo dục,... Vậy, trước mắt chỉ có những nhà máy nhiệt điện cổ điển chạy bằng nhiên liệu hóa thạch. Để giảm thiểu ô nhiễm, ưu tiên là những nhà máy điện khí chu kỳ hỗn hợp, sau đó là điện than lưu thể hóa và sau cùng là những tổ phát điện diêzen. Phối hợp những nguồn nhiên liệu đó tuỳ ở giá nhiên liệu trên thị trường thế giới và tiềm lực các mỏ và nhà máy lọc dầu ở Việt Nam.

Kết luận

Nguyên nhân chính của tình trạng cắt điện mất điện là Bộ Công Thương thiếu người có tầm nhìn xa hơn là đối phó những khó khăn trước mắt và EVN thiếu cán bộ có tinh thần đồng đội muốn hợp tác sản xuất điện với những ngành khác như là ngành hoá, ngành than và ngành dầu khí.

Nếu chúng ta tiếp tục ì ạch xây và vận hành những nhà máy điện như hiện nay thì sẽ vĩnh viễn thiếu điện. Với một chính sách cung cấp điện thích nghi thì nạn thiếu điện sẽ tuần tự giảm cường độ để chấm dứt trong một chục năm nữa. Những giải pháp như là tái kết cấu ngành điện, lập một sàn giao dịch điện hay tăng giá điện nhiều người đã đưa ra đều vô hiệu vì chúng không làm tăng tiềm năng cung cấp điện.

Trước mắt chúng ta phải làm một số việc có hiệu ứng nhanh không thể chờ tháng tư năm tới mới làm :

1. thực hiện và hoàn tất tất cả những chương trình bảo trì phòng ngừa định kỳ trước mùa hạn tới, tốt nhất là trước tháng ba,

2. tháo gỡ những khó khăn gây ra chậm trễ xây dựng hai nhà máy điện Hải Phòng và Quảng Ninh và, nếu có, những nhà máy khác đang xây dựng.

Về dài hạn chúng ta phải :

1. lập và thực hiện một chương trình đào tạo nhân lực có khả năng chỉ huy việc xây dựng nhà máy và nhân lực có khả năng vận hành một nhà máy,

2. tận dụng những tiềm năng điện phụ phẩm của các ngành công nghiệp khác như là các ngành than, dầu khí và hóa chất,

3. và thiết kế một kế hoạch sản xuất điện đa nguồn với tầm nhìn nửa thế kỷ hay hơn nữa.

Đặng Đình Cung

Chú thích :

iNăng lượng, phát triển bền vững và Việt Nam” đăng ở địa chỉ Internet
http://www.diendan.org/khoa hoc ky thuat/nang luong phat trien ben vung va viet nam/

http://www.diendan.org/khoa hoc ky thuat/nang luong phat trien ben vung va viet nam 1/

ii Trạm Internet của Tổng cục Thống kê là www.gso.gov.vn và trạm của EIA là www.eia.doe.gov.

iii Chúng tôi không tìm thấy số liệu về công suất và sản lượng điện trên các trạm Internet của Tổng cục Thống kê và của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nên phải dùng số liệu của EIA. Nhưng cơ quan Nhà Nước này không công bố số liệu mới hơn về ngành điện là những năm 2005 và 2006.

iv Chúng tôi phân biệt rõ người Trung Quốc, người thuộc quốc tịch Trung Quốc, và người Hoa, một dân tộc của quốc gia Việt Nam.

v Để bảo vệ giả thuyết này, chúng tôi xin lấy thí dụ nhà máy Nhơn Trạch 2. Sáng 28.11.2010, Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và công ty Siemens của Đức ký kết hợp đồng bảo trì sửa chữa dài hạn thiết bị chính cho Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch). Sáng ngày 27.6.2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát lệnh khởi công xây dựng công trình. Nhưng phải chờ đến ngày 10 .8.2010 mới ký hợp đồng tài trợ tín dụng cho dự án. Bạn đọc có thể tham khảo những bài sau đây :
Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 sử dụng công nghệ tiên tiến thế giới
"Khởi công xây dựng Nhà máy điện Nhơn Trạch 2"
Tài trợ 470 triệu USD cho dự án nhiệt điện Nhơn Trạch II

vi Xin đề nghị bạn đọc tham khảo bài “Thuỷ điện và Việt Nam

vii Chuyện hy hữu nhất có lẽ là tranh chấp giữa EVN và Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT) về giá thuê cột điện. Bạn đọc có thể tham khảo “EVN vẫn 'quyết chiến' với VNPT về giá thuê cột điện”.

viii Xin đề nghị bạn đọc tham khảo những bài báo đăng trong nước từ đầu tháng năm đến cuối tháng bảy năm nay.

ix Khi đang kháng chiến chống phát xít Đức hay bị giam ở các trại tù binh Đức một số kỹ sư và nghiên cứu sư Pháp đã phác hoạ một mô hình kinh tế mà chúng ta có thể coi là “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa”. Sau Đệ nhị Thế chiến, các vị đã khai triển những định luật để có cơ sở khoa học tái thiết nước Pháp theo mô hình này. Chúng tôi xin giới thiệu những sách vỡ lòng của chúng tôi :
Claude ABRAHAM và Andre THOMAS : “Microeconomie – Decisions optimales dans l'entreprise et dans la nation”, Dunod, 1970
Pierre MASSE và Pierre BERNARD : “Les dividendes du progres”, Seuil, 1969
Pierre MASSE : “Le Plan ou l'anti hasard”, Hermann, 1991

x Biểu giá điện năm 2010”.

xiHiệu ứng tay nghề”.

xii Tỷ dụ một nhà máy đường sinh ra bã mía dùng để sản xuất hơi trong quy trình sản xuất đường. Hơi còn thừa có thể dùng trong một tua–bin hơi để sinh ra điện. Nhà máy dùng một phần điện đó. Phần còn lại có thể bán cho các nhà máy láng giềng có nhu cầu.

xiii Xin dung tha cho ngành đóng tàu”.

xiv Chúng tôi xin không vào chi tiết phương pháp tình giá thành. Bạn đọc có nhu cầu có thể tham khảo những sách giáo khoa về kế toán chi phí (cost accounting).

xv Bạn đọc có thể tham khảo điều kiện khai thác phong năng ở nước ta trong bài “Năng lượng gió và Việt Nam

xviNăm 2035 sẽ có 37 lò phản ứng hạt nhân ?”.

xvii Quyết định 446/QĐ TTg ngày 07 IV 2010 : “Về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng An toàn hạt nhân quốc gia”.

-------------

- Lạ kỳ chùa cổ lắp điều hòa, cửa kính khung nhôm (Dân Việt)

Những việc làm trái của cái gọi là "Ban tôn tạo chùa Đức Hậu"- Thứ Năm, 26/08/2010 09:30

(Congannghean.vn)-Bất chấp ý kiến phản đối cũng như các quyết định cưỡng chế của chính quyền địa phương, nhóm người này vẫn lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình trên diện tích đất do Nhà nước quản lý. Không dừng lại ở đó, họ còn xé biên bản, giam giữ nhiều cán bộ của các cơ quan chức năng đến làm việc.
Lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo, một nhóm người đã dựng lên cái gọi là “Ban tôn tạo chùa Đức Hậu” tại xã Nghi Đức - TP Vinh, Nghệ An để phục vụ cho mục đích cá nhân.
Bất chấp ý kiến phản đối cũng như các quyết định cưỡng chế của chính quyền địa phương, nhóm người này vẫn lấn chiếm, xây dựng trái phép các công trình trên diện tích đất do Nhà nước quản lý. Không dừng lại ở đó, họ còn xé biên bản, giam giữ nhiều cán bộ của các cơ quan chức năng đến làm việc. Những việc làm trên của nhóm đối tượng này không chỉ là sự thách thức, chống đối mà đã vi phạm nghiêm trọng về mặt luật pháp.
Đơn thư của người dân đề nghị đẩy đuổi Nguyễn Khắc Lợi ra khỏi địa bàn xã Nghi Đức
Chống đối, thách thức chính quyền
Xóm Xuân Đồng - xã Nghi Đức, TP Vinh lâu nay vốn là một làng quê bình yên với những con người bình dị chân chất quanh năm chân lấm tay bùn. Ấy vậy mà thời gian gần đây lại trở nên mất an ninh trật tự chỉ vì sự xuất hiện của một điểm sinh hoạt tôn giáo trái phép tại nhà của anh Nguyễn Thanh Vân.
Cùng với việc tổ chức cho một số người dân đến đây nghe thuyết giảng về đạo lý, một nhóm người trong xóm đã tự đứng ra thành lập cái gọi là “Ban tôn tạo chùa Đức Hậu” với mục đích xây dựng ở đây một ngôi chùa thay thế cho đền thờ Đức Hậu đã có từ thời xa xưa.
Để thuận lợi cho việc thực hiện ý định đó, trong thời gian qua, số người này đã ngang nhiên ra chặt cây cối, khoanh vùng để tiến hành xây dựng một số công trình trên diện tích đất tại xóm Xuân Đồng đang được UBND xã Nghi Đức quản lý.
Để tránh việc kiểm tra của chính quyền địa phương, lợi dụng ngày thứ 7 và chủ nhật, nhóm người trong Ban tôn tạo này đã đứng ra thuê 10 quân nhân của Trường quân chính Tỉnh đội đến trực tiếp xây dựng.
Ngay sau khi nắm được sự việc, UBND xã Nghi Đức đã báo cáo lên Ban chỉ huy quân sự thành phố Vinh đề nghị phối hợp kiểm tra về số quân nhân này. Ban chỉ huy quân sự thành phố đã cử hai đồng chí kiểm soát quân sự gồm Trung tá Nguyễn Hoàng Hoà và Đại uý Phạm Xuân Tám xuống xã Nghi Đức để kiểm tra sự việc.
Tuy nhiên, khi đồng chí Hoà và đồng chí Tám đến xóm Xuân Đồng thì đã bị một số đối tượng có hành vi thách thức, thậm chí dưới sự kích động của ông Nguyễn Ngọc Hường, một số người dân đã cản trở và bắt giữ hai đồng chí trên không cho ra về và bắt họ phải viết bản tường trình về lý do đến đây.
Phải mất một thời gian khá lâu bị giam giữ, với sự hỗ trợ, can thiệp của các cơ quan chức năng, hai đồng chí trên mới được ông Hường thả cho về. Trước việc làm trái pháp luật này, ngày 7/6/2010, UBND xã Nghi Đức đã tiến hành cưỡng chế, tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép.
Sau sự việc trên, trong khi đang chờ cơ quan điều tra hình sự Quân khu 4 xem xét, xử lý thì ngày 3/8/2010, nhận được tin có người nước ngoài đến trú trên địa bàn xóm Xuân Đồng, xã Nghi Đức, Đội An ninh và Công an phụ trách xã Công an TP Vinh cử một tổ công tác xuống địa bàn phối hợp với Công an xã Nghi Đức để kiểm tra hành chính tại nhà anh Nguyễn Thanh Vân thì tiếp tục bị ông Nguyễn Ngọc Hường, Phạm Đình Phước, Nguyễn Thanh Vân và Nguyễn Khắc Lợi kích động người dân giữ lại không cho về.
4 đồng chí gồm: Lê Đức Mạnh, Lê Văn Sỹ, Phạm Đình Hưng và Phó Công an xã Phạm Hồng Vân đã bị nhóm người này giữ lại gần một giờ đồng hồ. Phải mất một thời gian thuyết phục, vận động, giải thích, họ mới để cho tổ công tác ra về. Bẵng đi một thời gian, đến ngày 14 và 15/8/2010, những người trong Ban tôn tạo này lại tiếp tục cho dựng khung sắt, lợp mái tôn trên diện tích đất đã bị UBND xã giải toả ngày 7/6.
Trước hành vi chống đối, thách thức của nhóm người trên, ngày 16/8/2010, Chủ tịch UBND xã Nghi Đức tiếp tục có quyết định số 38 về việc thành lập tổ công tác kiểm tra xử lý các công trình xây dựng trái phép trên khu vực xóm Xuân Đồng. Khoảng 15 giờ 30 phút ngày 16/8, các đồng chí trong tổ công tác gồm: Dương Công Chiến - Đội trưởng đội quy tắc đô thị; Phan Trọng Lam - Cán bộ địa chính; Phạm Hồng Vân - Phó Công an xã; Phạm Hồng Thái - Cán bộ tư pháp; Bạch Văn Mạnh và Nguyễn Huy Hùng - cán bộ Quy tắc đô thị đến khu vực xóm Xuân Đồng thì phát hiện có khoảng 6 đến 7 người đang dựng khung sắt, lợp mái tôn trên diện tích đất đang được UBND xã quản lý ngay trước nhà anh Nguyễn Thanh Vân, liền kề với khu vực thờ tự Đức Hậu.
Đồng chí Chiến giới thiệu nhiệm vụ và hỏi: “Ai là chủ thợ ở đây?” thì không ai trả lời. Cùng lúc đó, ông Phạm Đình Phước, Nguyễn Ngọc Hường, Nguyễn Thanh Vân và nhiều đối tượng khác kéo đến. Ông Hường hỏi: “Các chú đến đây làm gì cho chúng tôi xem giấy tờ”. Anh Chiến trả lời “Chúng tôi là tổ công tác do UBND xã cử đến để kiểm tra, xử lý vi phạm quy tắc đô thị”.
Nói rồi anh Chiến lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu đình chỉ việc thi công. Sau khi lập biên bản, anh Chiến đang định thông báo thì bất ngờ ông Hường cùng một phụ nữ lao tới giật biên bản trên tay rồi giao cho ông Phước. Ngay lập tức, tờ biên bản này bị ông Phước vò nát và vứt đi.
Không dừng lại ở đó, ông Hường và hai người phụ nữ khác cầm cổ áo anh Chiến kéo vào nhà với sự giúp sức của ông Phước và anh Vân. Anh Phạm Hồng Vân - Phó Công an xã thấy vậy chạy tới can ngăn cũng bị số đối tượng này xô vào nhà Vân rồi khoá cửa lại, nhốt hai người ở trong. Hơn hai giờ đồng hồ bị giam giữ, đến 18 giờ 45 phút cùng ngày, anh Chiến và anh Vân mới được số người này mở cửa cho về.
Phải xử lý nghiêm những người vi phạm
Sau khi củng cố tài liệu, hồi 8 giờ ngày 21/8/2010, cơ quan CSĐT Công an TP Vinh đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với: Nguyễn Ngọc Hường (SN 1946); Nguyễn Thanh Vân (SN 1969) và Phạm Đình Phước (SN 1933), tất cả đều trú tại xóm Xuân Đồng, xã Nghi Đức, TP Vinh về hành vi “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại điều 257 BLHS, đồng thời triệu tập Nguyễn Khắc Lợi đến CQĐT để làm rõ sự việc.
Tại CQĐT, các ông Hường, Vân, Phước đều thừa nhận hành vi cướp, xe biên bản của tổ công tác, bắt giữ cán bộ đang thi hành nhiệm vụ. Điều đáng nói, hành vi này của nhóm người trên đã diễn ra nhiều lần, dù được các cơ quan pháp luật giáo dục, nhắc nhở nhưng họ vẫn tỏ ra xem thường kỷ cương, pháp luật khiến cho dư luận nhân dân tại địa phương rất bức xúc.
Nguyễn Ngọc Hường trước đây nguyên là Bí thư Đảng uỷ xã Nghi Đức, hiện đang là đảng viên sinh hoạt tại chi bộ xóm Xuân Đồng, còn ông Phạm Đình Phước cũng đã có thời gian đảm nhiệm chức danh Trưởng Công an xã Nghi Đức, họ đều là những người có nhận thức, vì vậy dù với bất cứ lý do gì thì cũng không thể biện minh cho hành vi sai trái của mình.
Trong sự việc này, Nguyễn Khắc Lợi cũng không phải là kẻ vô can. Lợi sinh năm 1974 ở xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc nhưng di cư vào Nam đã lâu, hiện đang cư trú tại số 10 Trần Phú - TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Năm 2009, Lợi về tạm trú tại xóm Xuân Đồng, xã Nghi Đức, TP Vinh. Tuy nhiên, Lợi đăng ký tạm trú ở một gia đình khác nhưng lại về sống trong nhà của Nguyễn Thanh Vân. Trong thời gian qua, lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo, Lợi đã lôi kéo, tụ tập được một số người dân đến nhà của Vân để sinh hoạt tôn giáo trái phép.
Trong khi thuyết giảng, Lợi đã kích động một số quần chúng nhân dân chống đối chính quyền và thách thức pháp luật. Y còn đứng ra chỉ đạo một số người xây dựng trái phép trên đất do Nhà nước quản lý.
Với những vi phạm đó của Lợi, chính quyền địa phương đã có thông báo số 04 ngày 12/2/2010 về việc đẩy đuổi Lợi ra khỏi địa bàn vì lý do tạm trú không rõ ràng và có hành vi tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép. Thế nhưng Nguyễn Khắc Lợi không tuân thủ mà tiếp tục có những hành vi sai trái.
Ông Nguyễn Hồng Vy - Chủ tịch UBND xã Nghi Đức cho biết: Sau sự việc vừa qua, rất nhiều người dân trong xóm và có cả những người trước đây đi theo “thầy Lợi” đã viết đơn gửi UBND xã nói rõ và lên án những hành vi sai trái của Lợi và đề nghị chính quyền sớm đẩy đuổi Lợi ra khỏi địa bàn.
Hiện, xã Nghi Đức đang phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hoàn tất thủ tục để trục xuất Nguyễn Khắc Lợi ra khỏi địa bàn xã. Riêng số đối tượng vi phạm, cần xử lý thật nghiêm khắc để răn đe, giáo dục chung.
Việt Dũng
Bắt xe chở số lượng lớn cổ vật nghi của đời Minh
Xe đang vận chuyển số đồ gốm cổ gồm: Chum, chén, dĩa, bình tỳ bà… vào tỉnh Bình Định.

Tổng số lượt xem trang