Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Gần 2.000 công nhân ngừng việc chờ quyết định của tổng giám đốc; Hé lộ những đại gia phải nhập viện tâm thần

-Gần 2.000 công nhân ngừng việc chờ quyết định của tổng giám đốcCông nhân Cty Gilimex ngừng việc.- Ngày 6.12, 2.000 CN Cty cổ phần SXKD-XNK Bình Thạnh (Cty Gilimex - địa chỉ 334A Phan Văn Trị, Q.Bình Thạnh, TPHCM - thuộc Tổng Cty Bến Thành), đã ngừng việc, yêu cầu Cty trả lương tháng 13 và lương tháng 1.2013 trước Tết Nguyên đán.

Ngày 7.12, mặc dù đã nhận được thông báo: Tiền lương tháng 13 và lương tháng 1.2013 Cty sẽ chi trả trước Tết Nguyên đán, nhưng CN vẫn không chấp nhận, tiếp tục ngừng việc.

Trước đó, lý do ngừng việc được CN trình bày là thu nhập mỗi tháng của CN vốn rất thấp, giờ Cty lại thông báo là chỉ trả 50% tháng 13, CN cũng lo sợ lương tháng 1.2013 sẽ phải nhận sau tết vì đến ngày 5.2.2013 Cty mới trả lương, trong khi ngày 3.2.2013 Cty đã cho CN nghỉ tết. Bên cạnh đó, Cty cũng cắt hết các khoản thưởng mà lại tăng các mức phạt.

Ngày 6.12, làm việc với CN, vắng mặt GĐ Cty Gilimex với lý do đi công tác nước ngoài, chỉ có CĐ Cty Gilimex và CĐ Tổng Cty Bến Thành. CĐ Cty Gilimex và Ban GĐ thống nhất, trong 3 ngày sẽ trả lời kiến nghị của CN về lương tháng 13. CĐ Cty sẽ kiến nghị việc trả lương tháng 13 cho CN sẽ thực hiện bằng hết khả năng tài chính của Gilimex, đúng nguyện vọng của CN là: “Tiền lương tháng 13 của CN phải được trả trước tết”. Chiều tối cùng ngày, Phó Tổng GĐ Cty ký văn bản thông báo sẽ trả lương tháng 13, lương tháng 1.2013 trước Tết Nguyên đán. 

Về việc đã nhận được thông báo của Phó Tổng GĐ Nguyễn Hồ Trung quyết định trả lương thưởng tết trước Tết Nguyên đán, CN vẫn không yên tâm, ngày 7.12 vẫn tiếp tục ngừng việc, các CN ở đây giải thích rằng, thông báo là phó tổng GĐ ký khi tổng GĐ về và không chấp nhận quyết định đó thì CN biết kêu ai?

Hơn nữa, trước khi ngừng việc, CN đã nhiều lần trình bày vụ việc với chuyền trưởng, báo cáo lên cán bộ CĐ, lên gặp tổng GĐ để phản ánh nhưng chẳng được gì. Cho nên lần này phải chờ cho được quyết định cuối cùng của tổng GĐ thì CN mới chịu.

Gần 2.000 công nhân ngừng việc chờ quyết định của tổng giám đốc

- Ảm đạm thị trường lao động cuối năm (ĐĐK).
Cty CP Cavico khai thác mỏ và xây dựng (Hà Nội): Bỏ rơi người lao động!
Quy định thuê lao động lỏng lẻo, người lao động chịu thiệt
Công nhân Cty TNHH Tài Lộc ngừng việc: Quan hệ lao động đã tạm hàn gắn
Gần 1.700 công nhân ngừng việc vì thu nhập quá thấp
Cty TNHH Thuận Hưng: Đối thoại và thỏa thuận với công nhân ngừng việc tập thể
CĐ Khu Kinh tế Hải Phòng: Hạn chế đình công, ngừng việc tập thể
Cần Thơ: Công nhân ngừng việc đòi quyền lợi

Kiên Giang khởi kiện 2 doanh nghiệp nợ BHXH
Cam kết dân sự tại Cty TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay VN: Có dấu hiệu cưỡng bức lao động
Xử nghiêm sai phạm của Cty giày Thượng Thăng
Viện đủ lý do để nợ lương người lao động
Đã nghỉ việc vẫn bị nợ lương hơn 400 triệu đồng

- Kinh tế khó khăn, Việt Nam vẫn tăng lương đều (VnMedia). – Việt Nam thuộc top quốc gia tăng trưởng lương cao(DT).

- Hé lộ những đại gia phải nhập viện tâm thần (TP).

Hết tiền, đại gia buông xuôi và... bỏ trốn
Hẹn gặp đại gia ở ... Bệnh viện Tâm thần

TP - Ngày càng nhiều doanh nhân vì kinh doanh thua lỗ mà bị rối loạn tâm thần trầm cảm nặng. Họ mắc bệnh do sức ép công việc lớn, làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp phá sản…

BS Nguyễn Văn Dũng thăm khám bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia. Ảnh: K.N
BS Nguyễn Văn Dũng thăm khám bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia. Ảnh: K.N.

Khi đại gia lạc vào cõi mê

Cách đây hơn một tháng, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (SKTTQG) tiếp nhận bệnh nhân Hoàn, 54 tuổi, một đại gia kinh doanh bất động sản.

Gương mặt đẹp, mặc toàn đồ hiệu - nhưng nữ đại gia này vẫn khiến người tiếp xúc nhận ra vẻ không bình thường khi bà luôn miệng nói mình là người tài giỏi, sao lại bị đưa tới đây.

Con gái bà Hoàn nói với bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng T4: “Mẹ em bị trầm cảm nhiều ngày nay, có lúc rơi vào tình trạng hoảng loạn miên man, ai hỏi cũng không trả lời.

Người nhà nhiều lần khuyên đi khám nhưng bà không chịu, nay phát bệnh nặng nên phải ép đến bệnh viện”.

Khám cho bà Hoàn, BS Nguyễn Văn Dũng xác định bệnh nhân bị rối loạn tâm thần thể cấp. Sau khi dùng những loại thuốc an thần đặc biệt để điều trị, bà Hoàn bắt đầu ngủ được giấc dài mà không giật mình. 5 ngày sau, bà tỉnh hơn, nhưng vẫn có những biểu hiện hưng phấn bất thường như tự khoe mình là người tài giỏi, có thể quán xuyến mọi việc kinh doanh.

Sau đó bà yêu cầu con gái đưa điện thoại để mình gọi cho các đối tác ký kết hợp đồng, rồi bần thần rồi ôm mặt khóc khi không được đáp ứng. Bà Hoàn khóc cười bất thường trong vài ngày kế tiếp. Khi dần hồi phục, bà bắt đầu tâm sự với bác sĩ về hoàn cảnh của mình như để xả stress.

Sinh trưởng ở Bắc Ninh, bà Hoàn khởi nghiệp bằng kinh doanh thương mại dịch vụ đa ngành, trở thành nữ doanh nhân thành đạt ở tuổi 45.

Hơn 3 năm trước, bà quyết dồn sản nghiệp để chuyển sang thị trường bất động sản. Có người đã khuyên ngăn, nhưng bà Hoàn không nghe. Bà đầu tư bất động sản vào khu vực gần sân bay Nội Bài và vài vùng lân cận với ý tưởng những nơi này sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Không lâu sau, thị trường bất động sản kém sôi động dần và đóng băng. Bà Hoàn như ngồi trên đống lửa.

Đất đầu tư không bán được, lại bị ngân hàng liên tục đòi nợ. Sau vài năm kinh doanh thua lỗ, số tiền bà Hoàn mất khoảng vài trăm tỷ đồng.

Cô con gái đầu tư cùng mẹ cũng mất vài chục tỷ đồng. Nghe chuyện này, BS Dũng hỏi: “Sao mất ngần ấy tiền mà trông em cứ như không?”. Cô gái trả lời: “Em còn trẻ, vẫn có thể làm lại được”.

Sau 3 tuần, bệnh trạng của bà Hoàn đã ổn định nên được xuất viện, gần đây có trở lại viện để kiểm tra thêm. “Hầu như ngày nào con gái bà Hoàn cũng gọi điện cho tôi để nhờ tư vấn về chế độ ăn uống và làm việc của mẹ cô”- BS Dũng cho biết.

Bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia. Ảnh: K.N
Bệnh nhân điều trị tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia. Ảnh: K.N .

Một đại gia khác tên Long, gần 50 tuổi, quê Nam Định bị người thân trói đưa đến Viện SKTTQG. Ông là chủ một doanh nghiệp xây dựng với 2.000 nhân viên, công nhân.

Đầu năm 2012, nhiều cao ốc mà doanh nghiệp ông đang xây phải tạm dừng vì không vay được vốn. Những chung cư xây xong lại không bán được. Việc không thể trả lãi ngân hàng, nợ lương công nhân, ông Long đứng ngồi không yên.

Ông phải bán chiếc ô tô đang đi với giá 900 triệu đồng để trả lương công nhân, trong khi giá trị của xe là 2,9 tỷ đồng. Còn lãi suất ngân hàng mỗi ngày vài trăm triệu đồng thì không sao xoay xở được vì chẳng ai cho ông vay lúc này.

Mỗi khi nhận điện thoại của vị đại gia này, bạn bè, họ hàng đều cúp máy để khỏi phải nghe ông hỏi vay vốn hoặc kể lể dài dòng về tình cảnh của mình. Ông Long buộc phải giảm số người của Cty xuống còn 40, chủ yếu duy trì bộ máy là chính.

Bản thân ông phải đi làm thuê cho một công ty khác để lấy tiền đắp đổi phần nào cho doanh nghiệp đang thoi thóp của mình mà ông chưa đủ can đảm để giải thể do tiếc công gây dựng trong nhiều năm.

Ông Long bắt đầu có những dấu hiệu bất thường như cáu gắt, quát mắng người nhà, đập phá đồ đạc... Khi sự la hét, đập phá ngày một mạnh hơn, người nhà buộc phải cưỡng chế đưa ông vào viện.

BS Nguyễn Văn Dũng ngạc nhiên khi thấy ông, bởi cách đây vài năm chính vị đại gia này đã đến gặp BS Dũng để nhờ tư vấn chữa bệnh cho một số bạn bè, người thân làm doanh nghiệp bị mắc chứng trầm cảm. Không ngờ nay lại đến lượt ông, thậm chí ở thể nặng hơn khi bị rối loạn tâm thần.

Được điều trị bằng thuốc an thần liều cao, một tuần sau ông Long mới tỉnh và kể lại đời mình với nỗi nhọc nhằn của một người có máu làm ăn lớn.

BS Dũng hỏi: “Sao từng giúp những người khác chữa bệnh mà ông không tránh được cho mình?”. Ông Long nói: “Kinh doanh lắm lúc như lạc vào mê hồn trận. Trong cõi mê đó, đứng bên ngoài nhìn người khác thì dễ, nhưng bản thân khi sa vào lại không thấy lối ra”.

Hậu họa do tâm thần bất an

Vợ chồng ông Hòa là chủ một doanh nghiệp kinh doanh gạo có tiếng. Năm 2012, ôm một lượng lớn gạo mà không bán được, vợ chồng ông Hòa phải bấm bụng bán rẻ vài mảnh đất ở Mỹ Đình (Hà Nội) để trả nợ.

Buồn chán, ông Hòa sinh chứng trầm cảm, cả ngày ngồi lỳ trong phòng, vợ con hỏi cũng chẳng trả lời. Thấy vậy, vợ ông gọi điện thoại nhờ vài người bạn đến rủ chồng mình tới sàn nhảy để giải sầu. Ông Hòa bớt buồn thật khi nhảy và uống rượu.

Rồi một lần, ông dùng thêm thuốc amphetamil thấy hưng phấn hơn nhiều mà đâu biết đó là một dạng ma túy có tác dụng kích thần. Dùng thuốc thành quen, doanh nhân này bắt đầu bị chứng hoang tưởng ảo giác, thỉnh thoảng lại bỏ nhà đi lang thang.

Vợ ông phát hoảng, vội đưa chồng nhập viện. Khi được hỏi có dùng rượu với amphetamil, ban đầu bệnh nhân còn nổi cáu, nhưng sau đành thú nhận.

“May là nhập viện sớm, bởi dù sử dụng chất này với một liều nhỏ nhưng thường xuyên sẽ gây rối loạn thần kinh thực vật. Nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến chứng rối loạn hoang tưởng, có ý tưởng tự sát” - BS Dũng cho biết.

Đầu tư sai, nợ ngân hàng chồng chất khiến một lần doanh nhân Thoa tới nhìn hệ thống siêu thị khác đang xây dựng dở đành phải tạm dừng mà cảm thấy điên đầu. Bà chỉ đạo cho một số xe chở nhựa đường (dự định làm đường vào các siêu thị) đổ xuống các hố móng được đào để xây siêu thị. Hội đồng quản trị công ty biết chuyện, lập tức ngăn bà Thoa. Bức bí, bà Thoa đến một siêu thị đang hoạt động đập phá tứ tung khiến mọi người phát hoảng. Khi được đưa vào Viện SKTTQG, bà vẫn tự cho mình là người tài giỏi và không có bệnh.

Bệnh nhân Thoa (gần 50 tuổi, quê Quảng Ninh) lại biểu hiện chứng rối loạn tâm thần ở dạng khác.

Là chủ một doanh nghiệp từng thành đạt nhờ kinh doanh bất động sản, gần đây bà Thoa đầu tư xây dựng một loạt siêu thị ở tỉnh nhà. Nhưng hướng đầu tư này thua lỗ vì sức mua giảm mạnh, hàng hóa tại các siêu thị không bán được.

Đầu tư sai, nợ ngân hàng chồng chất khiến một lần doanh nhân Thoa tới nhìn hệ thống siêu thị khác đang xây dựng dở đành phải tạm dừng mà cảm thấy điên đầu.

Bà chỉ đạo cho một số xe chở nhựa đường (dự định làm đường vào các siêu thị) đổ xuống các hố móng được đào để xây siêu thị. Hội đồng quản trị công ty biết chuyện, lập tức ngăn bà Thoa.

Bức bí, bà Thoa đến một siêu thị đang hoạt động đập phá tứ tung khiến mọi người phát hoảng. Khi được đưa vào Viện SKTTQG, bà vẫn tự cho mình là người tài giỏi và không có bệnh.

Bệnh nhân Thành, một doanh nhân trẻ quê Việt Trì (Phú Thọ) lại chịu hậu quả đáng buồn hơn do không kiểm soát được bản thân.

Sau khi lập một công ty kinh doanh bất động sản, doanh nhân này còn đầu tư thêm chứng khoán. Khi cả hai hướng làm ăn trên đều thua lỗ, Thành nhảy từ trên cao xuống với ý định tự sát nhưng không chết mà chỉ gãy tay và vỡ xương chậu. Sau khi chữa trị những vết thương trên thân thể, bệnh nhân Thành hiện được đưa đến Viện SKTTQG để tiếp tục điều trị.

Là con duy nhất của một gia đình khá giả, sau khi tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành kinh tế ở châu Âu về, Lan tự tin lao vào đầu tư chứng khoán.

Thắng đậm vài lần, Lan càng chơi càng ham, cuối cùng ôm khoản nợ kếch xù khi chứng khoán tuột dốc.

Bị sốc do thua lỗ, Lan đến khám và được BS Dũng kê đơn điều trị, nhưng sau đó lại cho rằng mình chẳng có bệnh nên không dùng thuốc. Đến khi bệnh nặng hơn, Lan đã tự sát.

Theo BS Nguyễn Văn Dũng, có 3 nguyên nhân gây bệnh tâm thần là tự sinh, phát sinh sau khi có một bệnh nào đó (như tim mạch, ung thư…) và sang chấn tâm lý.

Những doanh nhân nói trên bị tâm thần thuộc nguyên nhân thứ ba, sau khi chịu một sang chấn tâm lý lớn do làm ăn thua lỗ, doanh nghiệp phá sản.

Dấu hiệu ban đầu của bệnh tâm thần là rối loạn giấc ngủ, đau tức ngực, lo âu, tính cách thay đổi… Khi gặp những biểu hiện bất thường này, nên đến các cơ sở khám chữa bệnh tâm thần để được điều trị bằng nhiều biện pháp như dùng thuốc, tâm lý, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

Bệnh nhân tránh tự mình dùng thuốc hoặc khám những nơi không đúng chuyên khoa sâu về tâm thần, bởi như vậy bệnh sẽ khó thuyên giảm mà còn kéo theo những hệ lụy đáng tiếc khác.

Bên cạnh đó, để phòng chứng rối loạn tâm thần, các doanh nhân cần sắp xếp hợp lý giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh để áp lực kinh doanh, nợ đọng đè nặng.

* Tên bệnh nhân trong bài đã được thay đổi.

Kiến Nghĩa

- 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013 (ĐĐK). – Lạm phát năm 2013 sẽ chỉ 5,5%? (Infonet). – Vượt lên chứ không thể chỉ đi tắt đón đầu (VnEco).
- Áp trần lãi suất cho vay, khách hàng dễ “dính bẫy“? (PLVN). - EVN lãi nghìn tỷ cũng không giảm giá điện (VNN/ Infonet).  – EVN lỗ tại chính sách, lãi nhờ trời (VEF).
- Kéo doanh nghiệp thoát khỏi “vùng tối” (ĐĐK).
- Thoái vốn nhà nước: Tắc vì pháp lý (ĐTCK).
- Lãi suất giảm, cổ phiếu cổ tức cao tăng giá (ĐTCK). – Thua lỗ, công ty chứng khoán bỏ sàn (VNN). – Nhà đầu tư chứng khoán quay về “máng cũ” (Vef). - Điều là ngành kinh doanh có điều kiện: Thấy trước nhiều tác hại (SGTT).
- Nỗi oan của chồn nhung đen (ĐĐK).
- Buộc công ty Trung Quốc phục hồi môi trường mỏ (CATP).

 

 

- CNOOC được thâu tóm công ty Canada (BBC).

 

Tổng số lượt xem trang