Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Giải cứu ngành cá tra: Những con số khó hiểu

-Bí ẩn 38.000 tỷ cho vay cá tra (VEF 6-1-13)- Trong khi nông dân nuôi cá tra kêu thiếu vốn thì các báo cáo của ngân hàng cho thấy có hàng chục ngàn tỷ cho vay phát triển ở lĩnh vực này. Vậy tiền đi đâu?


Người nuôi cá tại các tỉnh ĐBSCL ‘treo ao’ vì thiếu vốn sản xuất – (Ảnh: Q.Huy)

Cá tra trước nguy cơ 'vỡ trận'
9.000 tỷ cứu cá tra: Nông dân, DN bao giờ thấy tiền
Một cổ ba tròng, cá tra bế tắc


Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề cập, Ngân hàng Nhà nước cho vay 9 tháng đầu năm đối với hoạt động nuôi trồng, thu mua, chế biến thủy sản Khu vực ĐBSCL đạt trên 38.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế người nuôi cá tra nơi đây rơi vào thảm cảnh nông dân treo ao đầm, doanh nghiệp sống ngắc ngoải… vì thiếu vốn.

Ngành cá tra chết khô

Ông Nguyễn Hữu Nguyên – Chủ nhiệm HTX thủy sản Châu Phú, tỉnh An Giang - cho biết, đến nay cơ bản các hộ dân nuôi cá tra nhỏ lẻ đã không còn cá để bán. Người dân, HTX đồng loạt treo ao, tát đầm, không có nguồn vốn để tái sản xuất. Trong khi đó, vốn vay ngắn hạn của ngân hàng đều có giới hạn. Các doanh nghiệp bán thức ăn cho cá tra hoạt động cầm chừng, không có tiền là không thể mua được thức ăn. Dẫn đến hệ lụy nông dân phải bán “cá non” để kịp thời trả tiền đáo hạn ngân hàng…

Theo ông Nguyên, gần tháng qua, các DN chế biến thủy sản ‘án binh bất động’, không thấy bóng dáng đi mua cá của người nông dân. Đến thời điểm hiện nay cũng rất còn ít hộ nông dân có cá tra để bán. DN ngưng mua, dẫn đến giá cá tra rớt thảm. Bình quân giá cá tra giao động từ 20 đến 21.500 đồng/1kg, tính ra người nuôi cá lỗ từ 2 đến 3.000 đồng/1kg.



Báo cáo của Bộ NN&PTNT gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, cần lãm rõ Ngân hàng Nhà nước đã cho vay 38.000 tỷ đồng – (Ảnh: Q.Huy)


Không chỉ HTX Châu Phú khó khăn mà còn nhiều HTX nuôi trồng thủy sản khác bị thu hẹp vùng nuôi, dẫn đến nguy cơ giải thể là rất cao. Không những thế, nhiều DN chế biến thức ăn cho cá tra ở Cần Thơ, Tiền Giang,… cũng lâm vào cảnh bị ngân hàng xiết nợ.

Ông Nguyễn Ngọc Hải – Chủ nhiệm HTX Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ - cho biết, chưa từng thấy năm nào người nuôi cá phải đối mặt nhiều thách thức và khó khăn như năm nay. Người nông dân bán cá đều than lỗ, bởi các nguồn vốn vay ngắn hạn lãi suất 13%/năm.


Người nuôi cá tại các tỉnh ĐBSCL đang phải đối mặt với tình trạng giá thức ăn tăng cao, điện, xăng dầu, lãi suất ngân hàng, lương công nhân và nhiều chi phí khác. Trong lúc đó, nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cơ bản người nông dân nuôi cá nhỏ lẻ không thể tiếp cận được vốn.

Ông Hải cho biết, thời kỳ vàng son của HTX Thới An là vào năm 2009 – 2010, có đến 60 ao cá được nuôi trồng, trãi khắp các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, đến năm 2011 chỉ còn 20 ao cá và nay chỉ còn 10 ao cá. Sản lượng năm 2012 chỉ còn khoảng 1.500 tấn cá. Ngoài ra, công nhân có thời điểm lên đến hàng trăm người, nhưng nay chỉ còn 20 người.

Cũng theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay trong khoảng thời gian từ 15/8 đến 30/10/2012, số vốn nuôi, chế biến cá tra lên đến 10.354 tỷ đồng.





Dụng cụ sản xuất tấp lên bờ hoen gỉ - ( Ảnh: Q.Huy)


Vốn đổ vào bất động sản?

Ông Nguyễn Ngọc Hải tiếp tục chỉ ra những bất hợp lý khi các ngân hàng vẫn ưu tiên, hỗ trợ cho người nông dân nuôi cá tra. Tuy nhiên, nhiều DN thủy sản đã lợi dụng nguồn vốn vay hỗ trợ, lập dự án khống để đầu tư bất động sản.

Cụ thể, những người nông dân thực sự cần vay vốn để đầu tư nuôi tôm, cá tra thực sự thì không vay được số tiền lớn để đầu tư. Trong khi đó, có rất nhiều DN thủy sản tại Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL vay được số tiền lớn, bằng những dự án ưu đãi từ sự tiếp tay của các ngân hàng.

“Trong tổng số vốn 38.000 tỷ đồng mà ngân hàng cho ngành thủy sản vay vốn trong năm 2012, những người nông dân thật sự nuôi cá chỉ vay được khoảng 30% trong số vốn này. Còn lại, số tiền 70% còn lại được DN lập nên dự án để vay số tiền ưu đãi này của Nhà nước và đầu tư vào bất động sản, như: Nhà đất, xe hơi, chơi chứng khoán,…”, ông Hải cảnh báo thực trạng DN thủy sản vay vốn thủy sản sử dụng sai mục đích.

Ông Hải còn cho biết, có rất nhiều DN vay tiền bằng các dự án thủy sản và lấy tiền sử dụng sai mục đích là rất nhiều. Khi ngân hàng ngừng cho vay, không thể đáo hạn nguồn vốn và dẫn đến hàng loạt DN thủy sản bị phá sản trước thực trạng thị trường bất động sản đóng băng.



Cánh đồng nuôi cá tra đang bị thu hẹp, nông dân và doanh nghiệp thủy sản lâm vào cảnh khốn đốn – (Ảnh: Q.Huy)


Để dẫn đến nguồn vốn sử dụng sai mục đích, ông Hải còn chỉ ra, thực tế nhiều DN thủy sản ở ĐBSCL đã được ưu ái vay vốn nhiều năm nay. Nhưng khi không thể chống đỡ lại các nguồn đầu tư sai mục đích, dẫn đến DN rơi vào cảnh nợ nần và phá sản là tất yếu.

Điều đáng nói, chỉ thiệt thòi cho những người nông dân nuôi cá thực sự và làm giàu từ con cá. Khi nguồn vốn họ thực sự cần đã không thể đến nơi người nông dân tần tảo ‘một nắng hai sương’

“Đề nghị Nhà nước và Chính phủ có lãi suất ưu đãi hơn cho ngành nông nghiệp nói chung và nghề nuôi cá nói riêng tại khu vực ĐBSCL. Cụ thể là giảm lãi suất từ 13% xuống khoảng 10 đến 11% là vừa. Đồng thời cần có chính sách của các ngân hàng cho vay thêm vốn trung hạn và dài hạn. Từ đó, người nuôi cá không phải bán “cá non” để kịp thời trả lãi, tiền đáo hạn ngân hàng” – ông Nguyễn Ngọc Hải mong muốn.

Ngoài ra, Bộ NN cũng đề xuất, cần nghiên cứu các khoản vốn vay ngắn hạn sang trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ cá tra. Đồng thời cần làm rõ tổng vốn vay thực tế như báo cáo của Ngân hàng là trên 38.000 tỷ đồng
Giải cứu ngành cá tra: Những con số khó hiểu (DV). (Dân Việt) - Ngân hàng Nhà nước ngày 22.12 báo cáo: 9 tháng đầu năm 2012 đã cho ngành cá tra vay 38.218 tỷ đồng (dư nợ 20.784 tỷ đồng) để đầu tư, vượt qua khó khăn khủng hoảng.
Thế nhưng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định, không hề có con số này. Bộ NNPTNT cũng đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị kiểm tra, xác minh con số này.

>> Cá tra Việt Nam vào “Danh sách xanh”
->> Ngân hàng lên tiếng về 38.000 tỷ cho vay nuôi cá tra
->> Doanh nghiệp cá tra đang... hại nhau
->> Kiến nghị mở hạn mức cho vay nuôi cá tra
->> Giải cứu ngành cá tra: Hơn 33.000 tỷ đồng vào đâu?

Ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch VASEP khẳng định rằng báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đã cho ngành cá tra vay 38.000 tỷ đồng với gần 6.000 hộ dân và trên 250 doanh nghiệp (DN) sản xuất cá tra được vay vốn là không đúng. “Đây là thống kê từ bao nhiêu năm rồi? Chứ thực tế hiện nay đâu còn mấy hộ dân nuôi cá tra. Nông dân treo ao hàng loạt và hiện 70% DN đều có vùng nguyên liệu riêng và lấy cá từ ao nuôi của mình để chế biến xuất khẩu. Vậy thì lấy đâu ra con số 6.000 hộ được vay?” – ông Dũng lý luận.
Hiệp hội Nghề nuôi cá và chế biến thủy sản An Giang cũng cho biết, cả năm nay các ngân hàng hầu như không còn cho vay nuôi cá tra nữa. Bởi họ xác định đây là ngành đầu tư nhiều rủi ro, giá xuống thấp, nông dân nuôi toàn lỗ và không còn tài sản thế chấp...
“Thực tế chỉ còn một số ít hộ vẫn duy trì nuôi nhưng là nuôi gia công cho các nhà máy. Đa phần còn lại đều bỏ nghề, treo ao hoặc chuyển sang nuôi nhỏ lẻ… nên nói có 6.000 hộ được cho vay thật khó tin” - ông Lê Chí Bình - Phó Chủ tịch hiệp hội trả lời báo chí. Bộ NNPTNT cũng cho biết, trong năm 2012, tình hình chăn nuôi và xuất khẩu cá tra liên tiếp gặp khó khăn.
“Thực tế hiện nay số DN còn có thể nuôi và chế biến cá tra chỉ khoảng 70 DN, thì moi đâu ra con số 250 DN được vay như Ngân hàng Nhà nước báo cáo” - ông Dương Ngọc Minh - Phó Chủ tịch VASEP, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Hùng Vương, đặt câu hỏi.
Trong văn bản gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về tình hình sản xuất và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nuôi trồng, xuất khẩu tôm nước lợ và cá tra, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cũng nêu rõ hiện chỉ có 20% trong tổng số 160 DN xuất khẩu cá tra trên cả nước duy trì được xuất khẩu ổn định, số còn lại đang sản xuất và xuất khẩu cầm chừng.
Thực tế hàng năm, ngành cá tra cả nước sản xuất được khoảng 1,2 triệu tấn, giá thành nuôi khoảng 22.000 - 23.000 đồng/kg. Vị chi cả ngành đã đầu tư bình quân khoảng 25.000 tỷ đồng để sản xuất cá tra nguyên liệu. Cộng thêm 20% để chế biến ra thành phẩm xuất khẩu nữa là thành 30.000 tỷ đồng.
“Cho là tất cả DN và người nuôi cá tra trên cả nước đều thỏa điều kiện đi vay và được ngân hàng cho vay hết thì cũng chưa đủ con số 38.000 tỷ đồng mà ngân hàng báo cáo. Mà thực tế ai cũng biết là đâu phải vậy” - ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP phân tích.- Giải cứu ngành cá tra: Những con số khó hiểu (DV).

- Quanh chuyện vay nợ của ngành cá tra (VnEco). – Cá tra Việt Nam vào “Danh sách xanh” (DV).
- Cá chình, bống tượng rớt giá (NNVN). – Khốn đốn rào cản dư lượng (NNVN).
- Khoai mì hoang mang, khoai lang tức tưởi (SGTT). – Sắn mọc già, thương lái “bí ẩn” không đến mua (DV).
- Phòng chống rét cho gia súc (NNVN). – Gà tam hoàng lỗ, gà lai lời (SGTT).
- Lãi 27 nghìn tỷ đồng, Viettel vượt xa VNPT;   - Vì sao lợi nhuận của VNPT… “tuột dốc”? (VnEco).
- Tập đoàn Mai Linh có bán hệ thống taxi để trả nợ? (VTC).
- Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng nhờ nhu cầu từ Trung Quốc (VnEco).- GDP tăng 5,03%, lạm phát 6,81% năm 2012 (VOV).  - “GDP năm 2012 tăng 5,03% là hợp lý” (VnEco).   - Lạm phát 2012: Khi “ăn” không còn là số 1 (VnEco).  - “Biến động lạm phát 2012 nhiều điểm bất thường” (DT).
- Doanh nghiệp vui mừng với quy định giảm lãi suất (VOV).
- 10 điểm nổi bật trong hoạt động ngân hàng 2012 (VnEco).  - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 24-12-2012: “Nếm mùi…” (VF).
- TTCK năm 2013 sẽ sôi động hơn (ĐTCK).  - Vào chợ mỗi ngày TTCK 24-12-2012 (VF).
- “Giải cứu” bất động sản: Chứng khoán hưởng lợi nhanh hơn Bất động sản (Vietstock).  - Cứu đại gia, dân có mua được nhà rẻ?(VEF).
- Toàn cảnh kinh tế 24-12-2012: Thấp hơn kỳ vọng? (VF).
- Chuyên gia quốc tế lạc quan về kinh tế Việt Nam 2013 (PLVN). – Năm 2013 sẽ kiểm toán 4 ngân hàng và 24 doanh nghiệp lớn (VietQ). – “Liều thuốc” niềm tin (Hải quan).
- Để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế: Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (SGGP).
- “Nóng” trái phiếu, “méo mó” phân bổ đầu tư! (ĐTCK).
- Tình trạng vàng “hai giá” vẫn tiếp diễn dịp cuối năm (DT). – Giá vàng trong nước vẫn ngược chiều TG (Khampha).
- Thưởng Tết: Khi mức “khủng” chỉ là hy hữu (VnEco). – Hàng loạt ngân hàng cắt thưởng Tết (VNE). – Techcombank – “đại gia” không thưởng Tết (VnMedia). – Biến động Techcombank, thay người và cắt thưởng (VNN).
- Chứng khoán: đón đầu chính sách cứu bất động sản (SGTT). – TTCK sẽ “nổi sóng”(ĐTCK). – Những vấn đề ‘nóng’ của chứng khoán năm 2012 (NDHMoney). – BVS tăng trần ồ ạt, nhóm chứng khoán đang được mua mạnh (CafeF).
- BĐS ngoại bán rẻ để tháo chạy? (Vef/DT). – Chủ đầu tư CT6 Xa La “dọa” cư dân bằng… 2% phí bảo trì (GDVN).
- Vấn đề tăng giá điện: Nói và làm! (ĐTCK). – Tạo dựng niềm tin quá khó? (ĐĐK).
- Thu hút đầu tư giảm (NNVN).
- Công nghệ thông tin: Cứng hay mềm đều không vui (SGTT).
- Sự trừng phạt của người tiêu dùng (LĐ).
- Vì sao phải hô biến hàng hiệu thành hàng Trung Quốc? (Petrotimes).
- Từ chuyện của Mai Linh đến chuyện Thái Hòa, TNG…(CafeF).
- Gần 58.000 doanh nghiệp kêu lỗ (ANTĐ).
- Doanh nghiệp gặp khó, công nhân lao đao (TT). – Chất lượng suất cơm cho công nhân:Dinh dưỡng ngày càng teo tóp (ĐĐK).
- Không cho thuê được, vẫn phải trả phí tiếp thị (SGTT).
- 40 năm sau “Những giới hạn tăng trưởng”, Dennis Meadows: “Khác biệt giữa suy thoái và sụp đổ là tốc độ” (TTCT).
- Trung Quốc ồ ạt đầu tư bất động sản tại Lào (VNE).

Tổng số lượt xem trang