Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Kinh tế Đà Nẵng gặp “khó khăn chưa từng có”

Tin liên quan:  Đà Nẵng có Hụt ngân sách, hết tiền trả lương ?

--Đà Nẵng hết tiền chống ngập; 


 

Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 5 Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng sáng 4/12, Chủ tịch Hội đồng kiêm Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh nhấn mạnh, năm 2012 tình hình kinh tế, xã hội thành phố phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có.-Theo báo cáo của UBND thành phố, GDP năm 2012 ước tăng 9,1% so với năm 2011, thấp hơn chỉ tiêu đặt ra là 13 - 13,5%.

Ở từng con số cụ thể, nhận định này của ông Thanh được thể hiện khá rõ.

Theo báo cáo của UBND thành phố, GDP năm 2012 ước tăng 9,1% so với năm 2011 (nghị quyết Hội đồng Nhân dân tăng 13-13,5%).

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 10.910,99 tỷ đồng, chỉ đạt 81,1% dự toán. Chỉ tiêu giải quyết việc làm cũng chỉ đạt 86% kế hoạch với 2,84/3,3 vạn lao động…

Ngay ở phiên khai mạc, tâm trạng băn khoăn lo lắng của cử tri thành phố về sự khó khăn của nền kinh tế với hàng trăm doanh nghiệp nhỏ và vừa giải thể, phá sản hoặc thu hẹp sản xuất cũng đã được phản ánh.

Con số cụ thể được đưa ra tại báo cáo của chính quyền thành phố là từ đầu năm đến nay đã có 264 doanh nghiệp thông báo tạm ngừng hoạt động. Ngành chức năng cũng đã thông báo giải thể, xóa tên 237 doanh nghiệp (tăng 24 doanh nghiệp so với năm 2011), tổng vốn đăng ký giảm 312 tỷ đồng; thực hiện đăng báo thông báo 403 doanh nghiệp vi phạm để xoá tên và tạm ngừng đăng ký mới đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ theo nghị quyết của Hội đồng Nhân dân về nhiệm vụ năm 2012.

UBND thành phố cũng cho biết, lãi suất cho vay bình quân bằng VND tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh đến cuối tháng 9/2012 là 14,36% giảm 5,49 % so với cuối tháng 9/2011 và giảm 5,16% so với cuối năm 2011; bằng ngoại tệ là 5,24% giảm 1,66 % so với cuối tháng 9/2011 và giảm 1,86% so với cuối năm 2011.

Lãi suất cho vay bình quân bằng VND của các tổ chức tín dụng nhà nước và cổ phần nhà nước chi phối có mức thấp hơn khoảng 2% so với mặt bằng bình quân; bằng ngoại tệ thấp hơn khoảng 1%. Tổng nguồn vốn huy động năm 2012 ước đạt 45,2 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% so với năm 2011. Dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước đạt 51 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5%, trong đó cho vay khu vực dân doanh chiếm 87,5%....

Với 2013, tập trung hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn có hiệu quả cho doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và phục hồi tăng trưởng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững là nội dung được đặt trong mục tiêu tổng quát của Đà Nẵng.
Một số chỉ tiêu chủ yếu là GDP ước tăng 9,5-10%, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 13-14%, trong đó xuất khẩu hàng hóa tăng 13,5-14%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự kiến 11.944,26 tỷ đồng, bằng 109,5% so với ước thực hiện năm 2012, giải quyết việc làm mới cho 31 ngàn lao động…

Tổng vốn huy động đạt 51 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8% so với ước thực hiện 2012; tổng dự nợ cho vay đạt 57 nghìn tỷ đồng, tăng 11,8%.

Chính quyền thành phố nhận định, Đà Nẵng vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức rất lớn như: đà tăng trưởng bị chậm lại trong năm 2012, các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, xuất khẩu, về vốn..., nên sản xuất kinh doanh giảm sút mạnh.

Đặc biệt, thành phố phát triển mạnh trong những năm qua một phần lớn nhờ huy động vốn từ nguồn khai thác quỹ đất, song nguồn thu này đã giảm sút mạnh trong năm 2012 và dự kiến sẽ còn tiếp tục khó khăn trong một vài năm tới, gây mất cân đối nghiêm trọng về nguồn vốn đầu tư bố trí cho các dự án trọng điểm có liên quan đến hạ tầng và an sinh xã hội. Một số công trình trọng điểm đã có quyết định hoặc chủ trương bố trí vốn của Trung ương đã được thành phố xây dựng xong hoặc chuẩn bị hoàn thành nhưng chỉ được cân đối rất ít đã gây khó khăn rất lớn cho cân đối ngân sách địa phương. 

Kỳ họp thứ 5 của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng sẽ diễn ra đến hết ngày 6/12. Các vấn đề về kinh tế, xã hội, ngân sách được thảo luận trong ngày 5/12, trước phiên chất vấn vào sáng ngày tiếp sau. 

Theo Vneconomy

Kinh tế Đà Nẵng gặp “khó khăn chưa từng có”

Hơn 15.000 DN vừa và nhỏ phá sản, ngừng hoạt động (TN). - Thuế đè doanh nghiệp (TN).

 

Thuế và các loại phí chồng chéo đã tạo nên một gánh nặng lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế đang rất khó khăn.

 

 

Thuế đè doanh nghiệp
Sản xuất và tiêu thụ ô tô, xe máy đều sụt giảm do tác động của kinh tế khó khăn cũng như các khoản phí, thuế - Ảnh: Ngọc thắng

 

Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên 2012 (VBF) được tổ chức sáng 3.12 tại Hà Nội với chủ đề “Khôi phục sự năng động của nền kinh tế, những cải cách cấp thiết” ghi nhận rất nhiều kiến nghị của các hiệp hội, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước liên quan đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

Chồng chéo phí giao thông

Theo Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội Trần Anh Vương, trong bối cảnh khó khăn, chi phí gián tiếp của DN lại tăng do các loại phí giao thông chồng chéo trong khi công tác cải tạo quy hoạch đô thị, phát triển công trình giao thông vẫn chưa thấy phát huy hiệu quả.

Điển hình của việc thuế, phí quá cao thể hiện rõ trong lĩnh vực ô tô, xe máy. Theo Trưởng nhóm công tác công nghiệp ô tô và xe máy VBF, ông Gauraw Gupta, thì các khoản thuế cao đang áp với việc lắp ráp và nhập khẩu ô tô, xe máy, cũng như các khoản phí trước bạ, sang tên... là những nguyên nhân quan trọng khiến trong năm 2012, ngành công nghiệp ô tô, xe máy Việt Nam sụt giảm mạnh về tiêu thụ và sản xuất. Ước tính số lượng tiêu thụ ô tô (bao gồm cả nhập khẩu và lắp ráp tại Việt Nam) đã giảm đến 40-50%.

Theo ông Gupta, hiện các xe lắp ráp trong nước (CKD) chịu thuế suất trung bình khoảng 20%, trong khi các xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) chịu 68-78% thuế nhập khẩu, 45-60% thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), 10% GTGT và 10-20% lệ phí trước bạ. “Những thay đổi liên tục và thường mạnh mẽ về thuế, nhất là thuế GTGT, thuế TTĐB và phí trước bạ đã làm gián đoạn các dây chuyền sản xuất, các chuỗi cung ứng và hoạt động bán lẻ của các nhà sản xuất ô tô, xe máy vì đã tạo ra những thăng trầm trong nhu cầu thị trường”, ông Gupta nói.

Chủ tịch EuroCham, ông Preben Hjortlund,  thì nêu bất cập đó là quy định mức khống chế đối với chi phí quảng cáo và khuyến mãi kéo dài đã quá lâu. Ông đề nghị Chính phủ nên công bố một lộ trình tiến tới loại bỏ hoàn toàn mức khống chế này trong luật Thuế TNDN trước năm 2014 hoặc sớm hơn và cam kết thực hiện lộ trình đó.

Trước các kiến nghị về thuế, phí, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết Chính phủ Việt Nam đã có lộ trình cải cách thuế đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020, trước mắt là lộ trình giảm thuế TNDN. Năm 2013, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sửa luật Thuế TNDN theo hướng hạ mức thuế này, đồng thời, chỉ đạo rà soát các loại phí để bảo đảm không tăng gánh nặng cho DN.

Nợ xấu rất... xấu

Liên quan đến nợ xấu, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc (KorCham), ông Kim Jung-in chỉ ra thực trạng mà ông cho là “nghiêm trọng”, đó là sự gia tăng nợ quá hạn của các DN nhà nước (DNNN). Nhấn mạnh “DNNN đang nợ khoảng 145.000 tỉ đồng, trong đó khoảng 20-30% là nợ không có khả năng hoàn trả”, Chủ tịch KorCham cho rằng trọng tâm của cải cách DNNN ở Việt Nam đòi hỏi phải có cơ chế cạnh tranh dựa trên việc giảm số lượng DN và phân bổ công bằng nguồn vốn, nguồn lực. Chính phủ Việt Nam phải xóa bỏ vị thế độc quyền của DNNN, nâng cao năng lực cạnh tranh cho những DN này để làm đầu tàu cho nền kinh tế.

Góp ý cho vấn đề xử lý nợ xấu ngân hàng (NH), ông Louis Taylor, Trưởng nhóm công tác nghiên cứu NH của VBF đánh giá Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định 254 về tái cấu trúc hệ thống NH, trong đó đã đề ra kế hoạch khắc phục các vấn đề tồn tại. Về mặt chiến lược, đây là một kế hoạch tốt, nhưng để thực hiện thành công còn phụ thuộc vào thực tế triển khai, trong khi tiến độ thực hiện cho đến nay còn chậm và thiếu đồng bộ.

Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình cho biết: Thời gian qua NHNN  đã soạn thảo Đề án xử lý nợ xấu, bao gồm việc thành lập công ty quản lý nợ xấu, trong đó quy định rõ ai là người quyết định mua nợ xấu, mua với giá nào... “Hiện đề án đang hoàn thành, trong quá trình tham vấn ý kiến các cơ quan liên quan trước khi trình Chính phủ”, ông Bình cho biết, đồng thời nhấn mạnh: Với quyết tâm xử lý nợ xấu trong thời gian tới, đến năm 2015, nợ xấu NH có thể sẽ ở mức khoảng 3%.

Bảo Cầm

-

Gánh nặng phí quản lý

Alan Phan

Rất nhiều người nước ngoài ngạc nhiên về giá cả sinh hoạt tại Việt Nam. Ngọai trừ những hàng nông thủy sản tại các vùng quê do nông dân trồng, bắt, nuôi…và đem ra bán tại các chợ “chồm hổm”, giá nhu yếu phẩm cũng như hàng tiêu dùng trung hạn (áo quần, nội thất, điện lạnh..) ngay khi sản xuất tại nội địa vẫn có giá cao hơn các sản phẩm tương tự ở các nước láng giềng…và ngay cả khi so với Mỹ, một quốc gia có thu nhập đầu người cao gấp 40 lần thu nhập của Việt Nam. Giá các hàng phải nhập khẩu thì coi như …miễn phê bình.

Giá sản xuất bình quân của tất cả các loại hàng trên thế giới coi như bằng nhau vì thị trường sẽ can thiệp mọi khác biệt để giữ cân bằng (dĩ nhiên phải cùng một loại hàng và một chất lượng). Sự khác biệt về giá tại xứ này hay địa phương kia là nguyên nhân của các loại thuế, phí, vận chuyển, phân phối…nói chung là phí quản lý. Một phần lớn phí quản lý là trả cho chánh phủ (thuế, phí, giấy phép, tỷ giá áp đặt, tiền bôi trơn, tham nhũng, lãng phí…).Phần còn lại là cho tư nhân để trả cho kho bãi, vận chuyển…trong hệ thống phân phối.

Một nền kinh tế vận hành càng kém cỏi, càng lãng phí…thì phí quản lý càng cao và người dân địa phương phải lãnh đủ hậu quả. Nếu người Việt phải tiêu xài 28% GDP cho các vận hành của chánh phủ (so với 15.5% của Thái Lan chẳng hạn) thì giá của các món hàng bán tại Việt Nam sẽ cao hơn 12.5% so với Thái Lan. Nhưng nếu ta thêm vào các số tiền thất thoát thua lỗ từ DNNN, cộng tiền tham nhũng, cộng lãi suất phải trả cho số nợ công cao ngất trời, cộng phần trăm mất giá từ VND do in tiền, cộng tỷ giá áp đặt, đủ loại tiền người tiêu thụ phải trả thêm để các công ty có độc quyền mua bán xăng dầu, điện nước, điên thoại, hàng không…thì ước tính thấp nhất cũng thấy là hàng hóa bán tại Việt Nam thường cao hơn 40% giá Thái Lan.

Nói tóm lại, lấy thí dụ trên, thuế thực sự cho các món hàng tại Việt Nam là 40%. Nghĩa là khi bạn kiếm được 100 US đô, thì các quan chức bộ ngành đã xếp hàng “xin” bạn 40 đô. Bạn chỉ còn 60 đô cho mình và gia đình. Đó cũng là lý do chương trình “xóa đói giảm nghèo” còn tồn tại khá lâu tại Việt Nam trong tương lai.

Một phần bài viết sau đây của tác giả Minh Diện phản ảnh hiện tượng …phí quản lý cao ngất trời tại Việt Nam.

 

Hãy để cho dân cái lai quần (!?)

MINH DIỆN

………..

Thật tức cười khi Vương Đình Huệ lấy tỷ lệ thuế thu nhâp doanh nghiệp Việt Nam so sánh với tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp Mỹ, rồi bảo rằng thuế Việt Nam nhẹ hơn thuế Mỹ!

Đã nhiều lần người ta lên tiếng cảnh tỉnh các chính khách nước nhà cẩn thận khi sử dụng phép so sánh, kẻo bia miệng tiếng đời, mà hình như các vị vẫn bỏ ngoài tai. Còn nhớ 51 năm trước, nhà thơ chính trị Tố Hữu huyênh hoang “trông Bắc, trông Nam trông cả địa cầu”  không đâu bằng Viêt Nam“Chào 61 đình cao muôn trượng!” làm người ta nhổ bọt. Cứ tưởng cái thời những gì của CNXH đều tốt, những gì của tư bản đều xấu, kém: “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ / Trăng Trung Quốc tròn hơn mặt trăng nước Mỹ” đã vĩnh viễn bị chôn vùi, thì mới đây bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan còn lại huyênh hoang hơn cả Tố Hữu rằng “chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản chủ nghĩa!”. Thời trước dối trá dễ vì bưng bít được thông tin, bây giờ cố tình bưng bít cũng không nổi!

Vì vậy khi Bộ trưởng Vương Đình Huệ so sánh thuế Việt Nam với thuế Mỹ, rồi thuộc cấp của ông là Thứ trưởng Vũ Thị Mai phụ họa “Thuế như vậy là khoan sức dân lắm rồi” thì mọi người ngán ngẩm bảo nhau: “Vương Đình Huệ cũng không hơn Đinh La Thăng!”

Nước Mỹ, dù trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thu nhập bình quân đầu người (GDP) vẫn đạt 47.094 đô la, trong khi Việt Nam đến năm 2014 may ra mới đạt 1.811 đô la. Phải chăng Vương Đình Huệ không biết sự chênh lệch một trời một vực ấy, hay ông cố tình lờ đi, chì so sánh một vế để lừa dân?

Ai cũng biết, khoan thư sức dân được phản ảnh bằng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quôc nội, tỷ lệ càng cao thì khoan thư sức dân càng thấp. Hiện tại, tỷ lệ đó ở Trung Quốc 17,3%, Thái Lan và Malaysia 15,5 %, Philipines 13%, Indonesia 12,1%, Mỹ 11% và Ấn Độ 7,8%, trong khi Việt Nam 28%.

Việt Nam đã và đang duy trì chính sách bảo hộ thuế, thuế chồng lên thuế, bắt doanh nghiệp và người dân phải gánh chịu tỷ lệ thuế trên GDP gấp 1,4 đến 3 lần so với các nước trong khu vực. Thuế cao cộng lãi suất ngân hàng ngất ngưởng, khiến các doanh nghiệp không còn nguồn lưc tích lũy đầu tư dẫn đến suy kiệt. Chỉ trong nửa đầu năm 2012 đã có hơn 200.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản và ngừng hoạt động, kéo theo gần một triệu người thất nghiệp. Bức tranh sỉn màu ấy phản ảnh trung thực chính sách tài chính Việt Nam: Thuế và phí bủa vây, bóp nghẹt mức thu nhập ngày càng teo tóp của người dân và doanh nghiệp, làm cho cuộc sống nghẹt thở.

Thử hỏi, trên thế giới có nơi nào nhiều loại phí như Việt Nam? Và ngược dòng lịch sử, khi thực dân Pháp đô hộ dân ta, có bao giờ thuế chồng thuế, phí chồng phí như bây giờ?

Hãy nhìn bản thống kê các loại phí giành cho phương tiện giao thông đường bộ, một phương tiện ảnh hưởng trực tiếp đến cái ăn, cái mặc của mỗi người dân, để thấy nó nặng nề và vô lý cỡ nào? Phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí xăng dầu, phí bình ổn giá xăng dầu, phí bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ, phí ô nhiễm môi trường. Nếu nay mai phí lưu hành và phí vào nội đô được áp dụng, sẽ là chín loại phí.

Nhưng nào đã hết nợ! Mỗi khi lưu thông trên mỗi cung đường, còn phải bỏ tiền đề vượt qua một cái barie của trạm thu phí BOT. Những trạm thu phí BOT nhan nhản trên các tuyến đường còn gập gềnh ổ gà, ổ trâu, mà mỗi trạm bán vé từ 10 đến 200.000 đồng tùy cung đoạn và phương tiện lưu thông. Muốn xe chạy nhanh hơn, êm hơn một chút trên đường cao tốc, thì giá đắt đỏ gấp ba lần. Ví dụ, chỉ vài chục cây số đường cao tốc Sài Gòn – Trung Lương, phải bỏ ra 320.000 đồng mua vé.

Nhưng như thế vẫn chưa hết tội! Mỗi phương tiện lưu thông còn phải chi tiền mãi lộ cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, như một thứ luật bất thành văn, như một loại phí bắt buộc, được hạch toán vào giá thành sản phẩm.

Bây giờ lại mới phát sinh một thứ phí nữa, “ưu tiên” cho bà con nông dân, với cái tên mỹ miều là “ nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đó đóng góp xây dụng hệ thống giao thông liên thôn xóm, trường tiểu hoc, bệnh xá, nâng cấp di tích văn hóa. Trung ương khuyến khích địa phương làm bằng được. Các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể báo cáo với trung ương, rằng đó là kết quả của công tác vận động quần chúng, là người dân tự nguyện, là sự đồng thuận(!?) Sự thực đâu phải thế ! Có rất ít người tự nguyện, mà sự thật là người dân phải góp tiền, góp thóc theo tỷ lệ, bổ trên từng hộ, từng đầu người. Hãy thử về một vùng quê hỏi xem, người dân nào không chịu đóng góp vào những công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” ấy có sống nổi với chính quyền thôn xã?

Nước Mỹ, với chế độ tư bản chủ nghĩa, tất nhiên không “ưu việt” bằng chế độ xã hội chủ nghĩa như nước ta! Nhưng, người Mỹ ngoài mức thuế phải đóng theo luật, không phải đóng bất kỷ khoản phí vô lý nào. Và khi người dân đóng thuế thì nhà nước nước phài lo cho dân từ A tới Z. Trẻ con được ăn học từ nhỏ đến hết phổ thông trung học không mất tiền, không phải chạy trường chạy lớp, không phải học thêm, học kèm; phụ huynh không phải lo bồi dưỡng thầy cô, và nhà trường không có bất kỳ khoản phụ thu nào. Người lớn, không phân biệt công chức, tư chức hay thường dân, mất việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp, khi nghỉ hưu được lĩnh lương, mức thấp nhất cho một người mới có thẻ xanh, nghĩa là chưa chính thức làm công dân Mỹ, cũng được 400 đô la/tháng, bảo đảm được nhu cầu cân fthiết nhất trong cuộc sống. Người dân Mỹ đóng thuế là để bảo trì cuộc sống hiện tại và tương lai của chính họ, còn người dân Việt Nam đóng thuế, đóng phí để nuôi ai?

Ông Đinh La Thăng bào rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” (!?) . Cái cách hô hoán theo thói quen của một anh cán bộ phong trào đó chỉ làm người ta thêm tức cười………..

Một bà má Nam Bộ, từng chỉ huy đội quân tóc dài thời kháng chiến đã nói với người viết bài này: “Tụi tao trước kia theo gương Út Tịch, còn cái lai quần cũng đánh giặc, để bây giờ tụi bay thu luôn cả cái lai quần của bà hay sao” (!?).

Với chính sách tân thu, triệt thu ngân sách hiện tai, không phải khoan cưu sức dân mà là “ khoan” thủng ruột dân.
Lời trăn trối của Trần Hưng Đạo với vua Trần Anh Tông, như còn văng vẳng: “ Nay lúc bình, thời phải khoan cưu sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc, ấy là thượng sách để giữ nước!”

Người dân bình thường không có được lời cao ý sâu, như bậc Thánh nhân, chỉ khuyên Vương bộ trưởng một lời mộc mạc: Hãy để cho dân cái lai quần, nhỡ khi “bộ phận không nhỏ đe dọa sự an nguy của chế độ” người dân còn lo đánh giặc!

M.D

 http://bvbong.blogspot.de/2012/12/hay-e-cho-dan-cai-lai-quan.html#more

-“Lương khô” và thông điệp Chính phủ (DV). - Rà soát giảm thuế, phí cho doanh nghiệp năm 2013(TP). - Lo chỗ ở cho công nhân (TT).

- Khó giữ thâm hụt ngân sách dưới 4,8% GDP như mục tiêu (Stox). – Hơn 200.000 tỷ đồng đã được “bơm” ra lưu thông (DT).
- Nợ xấu có thể khiến Việt Nam mất 7 tỷ USD (VNE). – Chính phủ kiên quyết cổ phần hóa xong DNNN vào năm 2020 (SGTT).
- Tín hiệu tốt cho doanh nghiệp đầu tư (CP). – Để môi trường đầu tư thực sự hấp dẫn (ĐĐK).
- Khối ngoại giục tăng “room” sở hữu tại ngân hàng nội (VnEco). – Hiệu quả ngược khi áp trần lãi suất ưu tiên? (VnEco). –Rủi ro lớn nhất vẫn là nguy cơ lạm phát cao (ĐT). – “Hạ lãi suất huy động và cơ bản thêm 1%” (VOV).
- Chuyện đời nhân viên nhà băng gõ cửa nhà dân để tiếp thị (NĐT). – Năm nay, nhân viên ngân hàng nào thu nhập “khủng” nhất? (NĐT).
- Ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng: Không huy động tiết kiệm vàng là đáng tiếc! (Petrotimes). – Cấm NH trả lãi khi giữ hộ vàng (CafeF). – Không trả lãi bảo quản, giữ hộ vàng (Petrotimes). – Hàng loạt ngân hàng vi phạm quy định giữ vàng (LĐ).
- Năm 2013, hoạt động kinh doanh còn khó khăn (SGGP).- Chi phí tài chính ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp (VNE).- 2013: DN xuất sắc cũng bi quan (Vef). – 1001 ‘chiêu’ ép nhân viên nghỉ việc (TP/ANTĐ).
- Giải thể một công ty ‘cháu’ của Petrolimex (VNE). – Saigon Capital thay Tổng giám đốc (DĐDN).
- Sáng 4/12: Sắc xanh trở lại (ĐTCK). – Lửa chứng khoán chưa tắt, nhờ đâu? (ĐTCK). – Chuyển đổi sang quỹ mở, kỳ vọng tăng giá và thanh khoản (ĐTCK). – Chứng khoán – Làn sóng thâu tóm ? (TP).
- Nhà cho người thu nhập thấp giá quá cao (TN). – Sai phạm tại Dự án Linh Đàm: DN phản pháo kết luận thanh tra (ĐTCK). –Ngày càng nhiều dự án BĐS “tai tiếng” (Infonet). – Ba “kế” phá băng bất động sản Việt từ chuyên gia ngoại(CafeLand/VnEco). – Cú hích nào cho thị trường bất động sản 2013? (CafeLand).
- Giá điện từ năm 2013: Cõng thêm khoản lỗ hàng chục ngàn tỷ (TP).
- Thị trường gas hỗn loạn: Đúng, nhưng phải chờ rà soát! (DT).
- Mất 3% GDP vì hạn chế tiếp nhận người khuyết tật (TP).
- Da giày, dệt may được mùa xuất khẩu nhưng “đói” đơn đặt hàng (Petrotimes).
- Xuất khẩu gạo lập kỷ lục mới (VEN).
- Cá ngừ đại dương giảm giá vì “câu đèn” (TP). – Mía đường hết “ngọt” (NNVN). – Rớt nước mắt vì… dưa! (LĐ).

- Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2012: Cần triệt để tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DV).
- Chính phủ sẽ giảm lãi suất và giảm thuế (VeF).  - Các ngân hàng Hà Nội huy động 900.000 tỷ năm 2012 (VNE). - Thực tế đằng sau những con số (DĐDN).   - Lợi nhuận từ giao dịch tiền tệ của ngân hàng giảm (TTXVN). - Sắp có nhiều vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng (PLTP).
- “Tín dụng đen” chiếm đoạt gần 4.500 tỉ đồng (TT.
- Cổ phiếu lớn nâng đỡ thị trường (TT).  - Nỗi đau cạn túi của chứng khoán (VEF).
- Khách hàng phải trả phí gửi vàng (TN). - Cấm trả phí khi giữ hộ vàng (TT).
- Tỷ lệ nợ xấu tại Hà Nội thấp hơn nhiều Tp.HCM (VnEconomy).
- Giá bất động sản 2013 sẽ thấp chưa từng thấy (VNMedia). - Thất thu vì bất động sản đóng băng (VNN).
- “Tồn kho công nợ mới chính là vấn đề lớn nhất” (VnEconomy).
- EVN lỗ gần 5.300 tỷ đồng từ kinh doanh điện trong 2011 (Gafin/ VNC). – EVN lỗ gần 3.200 tỷ đồng, giá điện “chắc chắn sẽ tăng” (VnEconomy). - Giá điện năm sau có thể lại tăng (VNE).  – EVN kêu lỗ và kế hoạch tăng giá điện (Tổ Quốc). - Sắp có lộ trình tăng giá điện (SGTT). - EVN có lãi nhưng vẫn sẽ tăng giá điện (TT). - EVN phát hành trái phiếu để trả nợ (DV). - Lỗ triền miên, năm nay, EVN bất ngờ lãi “khủng” (DT).

- Đóng thầu đã ba tháng, vẫn chưa chọn nhà thầu? (TT).
- Tồn kho tăng, sức mua vẫn yếu (TN).
- Nông dân có thể định đoạt giá nông sản (DV).
- Gần 3.000 làng nghề khó tìm đầu ra cho sản phẩm (PLTP).
- Tiểu thương Tuy Hòa “bãi thị” (TN).
- 23 công ty kinh doanh đa cấp ngừng hoạt động (NĐT).
- Hàng giả, hàng nhái: Góc biếm họa (TT). - Thị trường hàng hóa Tết 2013: Sức mua sẽ quyết định giá cả (DV).
- Hàng hiệu Ý gian lận xuất xứ để trốn thuế ?: Có quá nhiều điều bất thường (TN).
- Du lịch nước ngoài dễ hơn trong nước (SGTT).
- Bắc Giang gắn tem chứng minh “gà chính chủ” (PN Today).
- Kho đồ cổ triệu đô giữa lòng Hà Nội (Infonet).

Tổng số lượt xem trang