Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

LỐI SỐNG CO LẠI !

 BÙI VĂN BỒNG

       Lối sống co lại là một phản xạ tự nhiên. Một ông Chủ tịch tỉnh ký nhiều quyết định thu hồi đất sai trái, dân khiếu kiện nhiều lần không giải quyết. Vì né tránh ‘tội”, thấy dân là co lại. Thậm chí ngó cửa sau, chuồn!

Một vị giám đốc bất tài, nhưng vì bỏ tiền mua bằng cấp, mua chức, ai cũng biết. Mỗi làn gặp cán bộ nhân  viên là co lại. Vì họ biét mình còn khuyết điểm nặng hơn họ, chẳng dám nghiêm khắc với ai.

           Một vị quan tòa xử nghiêng lệch về phía bị đơn, khiến cho công lý về phía nguyên đơn bị vùi dập, co lại.
            Một người đứng đầu cơ quan tham nhũng, thủ đoạn, khi họp chi bộ, họp đảng ủy, co lại.
             Một cán bộ sắp đến kỳ lên lương, hoặc trong nguồn bồi dưỡng đào tạo, thấy Bí thư Đảng ủy, Thủ trưởng sai sờ sờ, nhưng vì nghĩ cái lợi trước mắt cho mình, co lại…vv. Sống ép, sống nén, co lại, đối phó để giữ cái ghế quyền lực, ôm khư khư quyền lợi. 
           Đó là sự co lại của các vị quan chức phạm sai lầm. Họ biết sai chứ không phải là vô tình. Họ cố ý làm sai, chứ không phải là do trình độ năng lực yếu kém, hoặc do thiếu thông tin gì cả. Vì họ tự biết điều đó là vi phạm đạo đức, phẩm chất cán bộ đảng viên, vi phạm pháp luật, nhưng vì tham tiền, vì ôm cái cục cá nhân chủ nghĩa quá to, họ cứ làm. Làm sai, làm liều rồi, khi gặp bối cảnh, tình huống, con người nào đụng đến, hoặc ai đó có khả năng lôi mặt ra, buộc họ phải co lại. Chính họ đã làm mất cái giá trị quý nhất của con người là lòng tự trọng và quyền được sống tự do thoải mái.
         Còn người dân và cán bộ nhân viên thấp cổ bé họng cũng sống co lại.
         Họ sợ đấu tranh-tránh đâu, nên co lại, không muốn đụng đến chuyện đấu tranh phê bình ai cả. Họ tặc lưỡi: “Thôi, chả dại! Chuyện của cả cơ quan, của làng xóm, của toàn xã hội, đụng đến làm gì? Không khéo chẳng phải dầu cũng phải tai, sinh vạ”.
Một thanh niên đang phấn đấu vào Đảng, thấy các đảng viên làm sai, họp chi đoàn mặc dù được khuyến khích đoàn viên góp ý với đảng viên, nhưng co lại: “Thôi, đụng đến, nó đì, nó trù úm, mất phiếu, vào đảng sao được!”. Tốt nhất là co lại!
         Một người dân được chính quyền mời họp, mời góp ý “xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh”. Nhưng kinh nghiệm qúa nhiều rồi, các ổng (ông ấy) nói dzậy mà hổng phải dzậy, phê bình các ổng, hôm nào lên xã (phường) xin chứng giấy đi học cho con cháu, nó đì, nó sinh chuyện chậm chạp, rắc rối, thêm bất lợi. kệ nó. Và co lại!
          Một người rõ ràng thấy kẻ cắp, định la lên, nhưng bọn trộm giơ nắm đấm dọa, đành im miệng co lại, nhìn mà ngậm tức.
          Một người dân được công an mời làm chứng về việc có mặt ở hiện trường cuộc ẩu đả, vụ tai nạn. Nhưng khi nói sự thật thì công an ngăn lại, vì họ muốn bảo vệ cho bên phạm sai lầm, cũng co lại.
              Một nhân viên muốn mở trang mạng đọc tham khảo thông tin, nhưng nghĩ đến qy định của Thủ tường cấm cán bộ, nhân viên đọc “mạng lề trái”, cũng co lại: “Mình đọc trang báo “lề phải online” nhưng biết đâu kẻ xấu bụng đi “mét” thủ trưởng là thấy đọc trang mạng cấm, thôi tắt máy, khỏi đọc, sinh phiền”…
                Đó là lối sống dễ tách cá nhân ra khỏi cộng đồng, làm yếu sức mạnh đoàn kết. Cái "tôi" qúa bao trùm, mình chỉ vì bản thân, gia đình mình, không dễ mà vì người khác, chưa nói đến cái "vì" lớn hơn là dân tộc, đất nước. Về đề tài này, nhà văn Vương Trí Nhạn đã phân tíh có lý: 
              ... “Người Việt xưa tới giờ khổ quá, đến khi ra với thế giới thì mắt như bị chói, cái gì cũng thèm thuồng. Hết gồng mình lên chiến đấu nay lại gồng mình lên để hưởng thụ. Trong gia đình, ta cúi mặt xuống chiều chuộng nhau mà không dám đặt ra yêu cầu cao với nhau. Theo tôi, căn nguyên của cái cách ứng xử này là cảm giác tự ti, nhìn thấy cái sung sướng vừa đến với mình nó mong manh quá, còn thế giới vẫn xa lạ quá. Che mắt mình lại, không muốn lộ ra ở mình cái phần bất lực, bởi tận thâm tâm, tin rằng không bao giờ đạt được cái phần nhân loại hôm nay đã tới. Nghịch lý là ở chỗ do mang tâm thức tự ti đó, khi quay lại nhìn bản thân, ở nhiều người - không ai bảo ai - sinh ra tâm lý tự huyễn hoặc. Rằng so ra ta cũng ghê gớm lắm;... Đã đến lúc đặt vấn đề là tồn tại sẽ như thế nào, thế nhỡ sự thích nghi làm cho chúng ta mòn mỏi, kém cỏi, tầm thường và hư hỏng đi thì sao?”.
         Nghĩa là: Từ kẻ quyền cao chức trọng, đến trung gian nịnh thần, rồi cả người dân ai cũng phải nơm nớp, thủ thế, tự giữ cho mình, an phận thủ thường. Ai cũng có ly do để sống co lại cho riêng mình. Xã hội vậy gọi là tự do được à? K.Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Nhưng ai cũng chỉ quanh quẩn nghĩ rằng: “Im lặng là vàng, đấu tranh-tránh đâu? Hạnh phúc chưa biết sao, nhưng bị trả thù, bị trù úm, bị gây phiền bất an cho cuộc sống là thực tế cứ sờ sờ ra đấy”!
          Ngay đến việc nói thẳng sự thật, nêu lên đúng bản chất vấn đề, gọi thẳng tên người sai phạm cũng né tránh: “Đồng chí X”…
          Người Việt Nam rất dũng cảm chống giặc ngoại xâm từ bao đời nay, làm nên truyền thông anh hùng của dân tộc. Nhưng chỉ quyết liệt, khí phách khi bối cảnh đặt ra giữa cái sống và cái chết, khi “nước đến chân mới nhảy”. Nhưng tầm nhìn xa, bản lĩnh phản vệ, tư duy độc lập, thể hiện chính kiến và tác phong phản biện xã hội lại bị tâm lý (như là thực dụng, lối sống tiểu nông xa xưa) co lại, "mũ ni che tai, đèn ai nấy rạng".
           Thế nên, cứ lặp di lặp lại: Giành độc lập, lại mất độc lập. Thắng giặc này xong, lại bị giặc khác xâm lăng. Suốt cả mấy nghìn năm rồi, một dân tộc chưa bao giờ hết bóng giặc, một dân tộc quan lại đè cổ dân rất khắc nghiệt. Dù cho thế hệ âm X (-X) trước Công nguyên đến Xo (Ếch không) rồi X1 đến X…đời sau nữa cùng chr loanh quanh cái vòng nô lệ hết kẻ này đến kẻ khác. Sự nhịn nhường thái quá đến mức tự đánh mất ý chí, bản lĩnh sống, không mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến. "Đối phương" thấy vậy lợi dụng sự nhân nhượng lấn tới mà vẫn nhu nhược rồi cuối cùng tự mình gánh lấy kết cục nhục nhã. Do mình phản ứng chậm trong cuộc sống thường nhật, nghe nói sai, nói bậy, nói sảng rất khó chịu mà không dám phản ứng tức thì, không “huýt sáo” rời ghế cử tọa mà cứ im re ngồi, nghe xong ra ngoài mới bàn luận “vuốt đuôi” rồi ngậm tức dài dài. Ôi, ai cũng an phận thủ thường, ai cũng co lại, cho nên thành miếng đất mỡ màu cho cái xấu, cái ác phình to rồi hại đến chính mình, đến đời con cháu mình!

BVB-LỐI SỐNG CO LẠI !-

 

-MỘT THỜI GIAN KHÓ CAM GO...

 

Một dạng tem-phiếu thời bao cấp...

         ... Một thời bao cấp có những phù hợp hoàn cảnh, điều kiện lúc đó, có những mặt trái chiều, bảo thủ, trì trệ, đã chấm dứt sau Đại hội 6 (1986) của Đảng.
Từ thực tế một thời kỳ đầy gian nan, cơ cực, thiếu thốn ấy, ông Trường Chinh rút ra “Ba bài học quy luật”, cơ sở làm nền cho công cuộc đổi mới. Bao cấp rõ nhất là phải dùng chế độ cùng cấp, phân phối, điều hòa lượng vật chất cho đời sống xã hội, những cần thiết tối thiểu như ăn, mặc. Từ đầu đến chân cái gì cũng có Đảng-Nhà nước lo hết, dân thấy vậy cũng coi như tàm tạm "sống được rồi”!...Tất nhiên dó là thời chiến tranh tàn phá lại bị bao vây cấm vận, lại chủ quan, duy ý chí, nóng vội học đòi một cách công thức "sớm lên CNXH theo kịp Liên Xô, phỏng theo mô Trung Quốc...". Nghị quyết Đại hội 6 (1986) đã chỉ rõ: “Duy trì quá lâu gây ra tác hại của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp tồn tại nhiều năm trong quản lý kinh tế, dẫn tới sản xuất chậm phát triển, mâu thuẫn giữa cung và cầu ngày càng gay gắt…Nhà nước không tước đoạt những nguồn thu nhập bất chính, không bảo vệ tốt tài sản quốc gia, chưa tập trung những nguồn thu quan trọng vào ngân sách và phân phối đúng các nguồn vốn, vật tư, hàng hoá có trong tay”.
              Chế độ tem phiếu thời đó được phân loại A,B,C... tùy theo chức vụ, mức lương, phân ra tiêu chuẩn cán bộ cao cấp, trung cấp, sơ cấp cũng lắm nhiêu khê - rằng: Ta không giàu, nhưng cũng có mức sống hơn kẻ nghèo khác. Loại "bìa" (tem phiếu) theo chế độ cao-thấp mua ở cửa hàng nào đã có sự tách biệt. Công nhân, xã viên HTX, công chức, sinh viên đại học đều được Nhà nước phân phối lương thực, thực phẩm và vải mặc "vừa đủ xài" bằng chế độ tem phiếu. Người Hà Nội một thời coi cửa hàng cung cấp Tôn Đản là chợ vua quan nên đã có đồng dao: “Tôn Đản là chợ vua quan / Đặng Dung là chợ trung gian nịnh thần / Đồng Xuân là chợ thương nhân / Vỉa hè là chợ toàn dân anh hùng”. Lại có câu đố châm biếm, nói lên sự không công bằng trong chế độ cung cấp, phân phối, có "đặc quyền đặc lợi": “Bụng to, trán hói, hay nói ba hoa, đi xe Volga, ăn gà Tôn Đản là con gì?”...
          ... Nhưng cái đuôi to đùng, dài ngoằng của nó nay vẫn còn, nhất là biến dạng, hóa phép trong nền kinh tế thị trường. Biên chế cồng kềnh, bộ máy phình to, Nhà nước lo trả "nợ xấu" cho ngân hàng, giao những đặc quyền đặc lợi cho các Tập đoàn, Tổng Cty Nhà nước; chủ quyền lãnh thổ, Biển-Đảo đã có Đảng, Nhà nước lo...không bao cấp thì gọi là gì? Chùm ảnh dưới đây đăng trên trang NLG:


>Chùm ảnh: ‘HÀNG ĐỘC'
 THỜI BAO CẤP người Việt

Những hình ảnh về quyển sổ lương thực, tờ tem phiếu.. của thời bao cấp thực sự là hình ảnh "xa xỉ" đối với thế hệ 8X, 9X.

Sau gần 30 năm, đất nước Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, nhưng những hình ảnh về thời bao cấp chắc hẳn vẫn còn sống mãi trong ký ức của nhiều người. Đối với thế hệ 8X, đặc biệt là thế hệ 9X, thật khó có thể hình dung và cảm nhận được một cách trọn vẹn về giai đoạn lịch sử này.Đây là sổ mua lương thực (sổ gạo), hồi ấy viên chức Nhà nước được cấp sổ để mua một lượng gạo nhất định trong 1 tháng. Thuật ngữ "trông như mất sổ gạo" xuất hiện trong thời kỳ này. Mất sổ gạo còn khủng khiếp hơn cả... mất tiền.

Tem mua lương thực 50 gram. Trong thời bao cấp, việc thông thương, buôn bán bị hạn chế, các gia đình chủ yếu trông chờ vào phần tem phiếu được phát để duy trì nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho gia đình.

Đây là giấy đăng ký máy thu thanh (Radio, gọi nôm na là cái đài) giống như đăng ký xe máy bây giờ.

Phiếu mua vải. Mức mua giới hạn nhiều nhất là 1m, và tối thiểu là... 10cm.

Phiếu mua xăng mô tô, xe máy. Phiếu này được mua theo mệnh giá lít ghi trên phiếu. Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.

Còn đây là phiếu mua thịt cơ động. Số lượng mua nhiều nhất là 1kg. Trong thời kì bao cấp, thịt chỉ là thứ yếu, gạo và rau mới là 2 thứ quan trọng nhất, nên người ta mới có câu vè: "Nhất gạo nhì rau, tam dầu tứ muối. Thịt thì đuôi đuối, cá biển mất mùa. Đậu phụ chua chua, nước chấm nhạt thếch...".

Lốp, vành, chắn bùn (gacdebu), yên, săm... những phụ tùng có tên trong Bìa mua phụ tùng xe đạp.

Cảnh xếp hàng chờ đến lượt mua chất đốt.

Khác với cảnh những quán bia hơi đông kín người hiện nay, bia hơi thời bao cấp là một thứ hàng hóa xa xỉ mà không phải ai cũng có điều kiện thưởng thức.

Cảnh chen lấn mua hàng tại một cửa hàng mậu dịch. Nhân viên bán hàng (mậu dịch viên) được xem là một người có vị trí quan trọng. Đó là một nghề mà rất nhiều người ao ước.

Bách hóa Tổng hợp tại ngã tư Hàng Bài - Tràng Tiền là khu bách hóa lớn nhất Hà Nội thời bao cấp.

Hình ảnh đường phố Hà Nội những năm 80. Xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu, xe máy lúc đó là phương tiện vô cùng xa xỉ.

Đường tàu điện (phía trước chợ Đồng Xuân), phương tiện công cộng rất quan trọng ở Hà Nội thập kỷ 1970 – 1980... Tiếng leng keng của tàu điện là một kí ức đẹp trong lòng người Hà Nội. Nhảy tàu cũng là một "thú vui" của thanh niên thời bấy giờ.



Một kiểu mầm tham nhũng-bám ngoài, lấy cắp của Nhà nước 5 xu tàu điện Bờ Hồ - Hà Đông

Ngã năm Hàng Ngang - Hàng Đào (cạnh hồ Gươm) còn được gọi là Quảng trường Đông kinh nghĩa thục (Ảnh chụp từ trên cao).

Một cửa hàng bơm mực bút bi. Thời bao cấp, những chiếc bút bi được tái sử dụng nhiều lần bằng cách bơm mực vào ruột bút. Nhiều gia đình sống nhờ nghề bơm mực bút bi.

(Theo Web Khám phá)

 … nhưng vẫn có chợ hoa ngày giáp tết


Nặc danh14:35 Ngày 20 tháng 12 năm 2012

Bác Bồng,

4 ngành công nghiệp "quả đấm thép" của Thủ đô thời ấy:

Vá chín, ép săm lốp

Bơm mực, rửa bút bi

Gia công quy gai xốp

Lộn cổ áo sơmi


Nặc danh02:31 Ngày 21 tháng 12 năm 2012

Một thời đen tối đã qua đi và nhìn lại...hình như nó chẳng liên quan gì tới những nhà lãnh đạo hiện nay, những đảng viên cs trung kiên đem sinh mệnh của gần 90 triệu dân VN gắn liền với tham vọng bá quyền của người bạn '4 tốt, 16 chữ vàng'.

Tổng số lượt xem trang