--Theo nghiên cứu của bộ Kế hoạch và đầu tư, DN nhỏ và vừa đang phải chịu thiệt thòi do khó khăn của nền kinh tế và hệ thống chính sách. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia tại diễn đàn “Đầu tư và phát triển doanh nghiệp Việt Nam” tổ chức hôm qua (11/12), tại Hà Nội, quy mô của doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp lại – nghĩa là số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không phát triển được ngày càng gia tăng.
Cục trưởng cục Phát triển doanh nghiệp, bộ Kế hoạch và đầu tư Hồ Sỹ Hùng cho biết, so với cùng kỳ năm trước, tính đến 30/8/2012, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giảm 11,5% (46.064 doanh nghiệp); trong khi doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể tăng 7,7% (35.483 doanh nghiệp). Một số lĩnh vực gặp khó khăn như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có 206 doanh nghiệp dừng hoạt động, tăng 53,7%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản có 934 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 31,7%; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 1.804 doanh nghiệp, tăng 24,8%...
Từ 74 xuống còn 34 lao động/doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phải chịu nhiều thiệt thòi, do khó khăn của nền kinh tế cũng như hệ thống chính sách.
Theo kết quả điều tra của bộ Kế hoạch và đầu tư được phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung cung cấp, doanh nghiệp gặp khó khăn toàn diện: 66% gặp khó khăn do giảm cầu; 53,6% khó khăn trong tiếp cận vốn; 49,2% khó trong mua nguyên liệu đầu vào; 23,6% do bất ổn vĩ mô; 10% do thị trường nước ngoài suy giảm; 12% khó tuyển dụng lao động…
Kết quả điều tra cho thấy một số điểm đáng chú ý. 78,5% doanh nghiệp phải trả lãi suất 16% năm trở lên, hơn một nửa phải trả 18%/năm trở lên. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn do lãi suất cao gần gấp đôi so với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Thủ tục phiền hà, phức tạp gây khó khăn cho 30,5% doanh nghiệp tư nhân trong nước; trong khi con số này với doanh nghiệp nhà nước là hơn 19% và doanh nghiệp FDI là 17%. Một vài con số như trên đã phần nào cho thấy, khó khăn đã đổ dồn lên khối doanh nghiệp tư nhân, nhất là những doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Điểm đáng chú ý khác, được ông Lương Minh Huân, viện Phát triển doanh nghiệp, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, đó là quy mô của các doanh nghiệp có xu hướng giảm xuống, từ mức bình quân 74 lao động/doanh nghiệp năm 2002 xuống còn 34 lao động/doanh nghiệp trong năm 2010 – có nghĩa là “số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong nền kinh tế ngày càng tăng và 99,21% doanh nghiệp siêu nhỏ là nằm ở khu vực ngoài nhà nước”.
Tổng thư ký VCCI Phạm Thị Thu Hằng bổ sung thêm, trong số 2.500 DNNVV, trong vòng hai năm, chỉ có hai trường hợp lớn lên thành doanh nghiệp vừa. Thực trạng này được bà Hằng ví von: “Nền kinh tế của chúng ta như một gia đình rất nghèo, sinh sôi nảy nở đông như đàn con cứ lít nha lít nhít không lớn lên được”.
Nguyên nhân thì rất nhiều, như trong vấn đề tín dụng, các DNNVV chiếm tỷ trọng 35% tổng dư nợ, nhưng lượng bảo lãnh cho khối này chỉ khoảng 9.000 tỉ đồng, chiếm 1,1% số vốn hiện nay. “Câu hỏi là chính sách bảo lãnh tín dụng đó có hiệu quả hay không, từ đó đặt vấn đề các chính sách của chúng ta đi vào doanh nghiệp, nhất là khối DNNVV có hiệu quả không?”, bà Hằng nói. Hay như theo bà, quy định không cho các doanh nghiệp lập văn phòng trong khu chung cư mới đây cũng là một chính sách gây khó cho doanh nghiệp.
Nhà nước cũng nợ doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, khi doanh nghiệp “chết” là chết thực, người lao động mất việc làm thực, vì số doanh nghiệp đăng ký mới đa phần chưa hoạt động ngay, chưa sử dụng lao động ngay, nên không thể bù đắp cho số “chết” đi được.
Theo bà Lan, hệ thống chính sách dành cho DNNVV rất tốt nhưng chưa được thực hiện tốt; một số mặt hàng tăng giá, giảm giá thiếu sự phối hợp; cơ quan này hỗ trợ, tạo điều kiện thì cơ quan khác lại gây khó dễ, gây khó khăn nhiều hơn; các công cụ pháp luật ban hành quá nhiều… Bà nói: “Nông dân cùng với DNNVV phải chịu hậu quả của bất động sản: người dân mất đất, phí, thuế đất cao, doanh nghiệp phải chịu giá mặt bằng quá cao…
Để doanh nghiệp lớn lên phải có quá trình, nhưng các chính sách của chúng ta nặng về khuyến khích phát triển theo quy mô mà không ưu tiên quan tâm về chất lượng, công nghệ…” Bà Lan dẫn chứng trường hợp công ty cổ phần Giấy Sài Gòn định đầu tư một dây chuyền công nghệ xử lý nước thải hiện đại của Đức, nhưng ba năm qua vẫn chưa xin được giấy phép để đầu tư. “Ba năm, hết ban này, ngành kia đến làm việc, thẩm định, chi phí kiểm định chất lượng lên tới 750 triệu đồng, nhưng đến nay dự án vẫn để không, trong khi chi phí mặt bằng, thuế… vẫn phải trả cho Nhà nước”, bà nói.
Chia sẻ câu chuyện lãi suất, tín dụng, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Đại Lai nhận định, nếu các ngân hàng quản trị tốt, chi phí quản lý chỉ cần 2%, cùng lắm 2,5% là đủ trang trải mọi hoạt động, trong đó đã bao gồm cả dự phòng rủi ro. “Do vậy, nếu lạm phát năm 2013 dự kiến 7,5%, lãi suất huy động chỉ cần 8% là thực dương, sau khi cộng chi phí quản lý, lãi suất cho vay vốn chỉ khoảng 10,5% là ngân hàng đủ sống khoẻ, còn nếu cao hơn là ngân hàng đã “ăn” vào doanh nghiệp”, ông Lai nói. Liên quan đến việc hỗ trợ DNNVV, ông Lai cho rằng, các chính sách còn nhiều ưu đãi cho khối DNNN. Chẳng hạn, DNNN chiếm một nửa dư nợ tín dụng của nền kinh tế; khai phần lớn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn ODA, chưa kể vốn Nhà nước đọng ở khối này gần 700.000 tỉ đồng không thu được đồng lợi tức nào.
Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, mục tiêu của chúng ta là phát triển thị trường, nền kinh tế thị trường, chứ không phải một vài phần trăm tăng trưởng GDP. “Doanh nghiệp nợ ngân hàng, nhưng Nhà nước có nợ doanh nghiệp không? Theo báo cáo thẩm tra của Quốc hội mới đây, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành phố lên tới hơn 91.000 tỉ đồng. Nếu khoản nợ này không được trả, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ “chết” và có thể nói là chết oan”, ông Thiên nhận định.
Theo SGTT
--Một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chịu lãi suất hơn 18%
Đại gia ngành sợi báo lỗ hơn 2.100 tỷ đồng
Tiền Phong Online
TP - > T.Ư Đoàn ký kết phối hợp với Tập đoàn Dệt may
> Khó khăn, nhiều DN đang cầm cự muốn ...buông xuôi
TP - Bên lề Hội thảo quốc tế Quản lý hoạt động chuyển giá: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam ngày 11-12 do Bộ Tài chính tổ chức, ông Nguyễn Quang Tiến - Vụ trưởng kiêm Phó ban cải cách Tổng cục Thuế cho biết: Cơ quan thuế đã trình Bộ Tài chính chương trình kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015 theo Quyết định 1250 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế đã thành lập một tổ chuyên trách chỉ đạo thanh tra kiểm soát giá chuyển nhượng trên phạm vi toàn quốc.
Trong đó, giao cho 5 cục thuế triển khai thanh tra doanh nghiệp FDI ở một số lĩnh vực như: Cục thuế Hà Nội thanh tra doanh nghiệp bất động sản, xây dựng; Cục thuế TPHCM (doanh nghiệp dệt may); Cục thuế Đồng Nai (doanh nghiệp sản xuất sợi vải); Vĩnh Phúc (sản xuất lắp ráp ô tô), Bình Dương (sản xuất cơ khí).
Trọng tâm là doanh nghiệp kê khai lỗ triền miên nhưng vẫn đầu tư mở rộng, cơ quan thẩm định giá nâng vốn đầu tư bằng cách chuyển giá thông qua tài sản hữu hình, nâng vốn đầu tư lên để chia chác khấu hao, nguyên vật liệu.
Thưa ông, thời gian qua, Tổng cục Thuế đã thanh tra hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI tại nhiều địa phương. Vậy kết quả ra sao, thưa ông?
Tôi đã trực tiếp thanh tra một doanh nghiệp FDI thuộc ngành vải sợi tại Đồng Nai. Kết quả là, đã tăng thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp hơn 70 triệu USD (tương đương 1.400 tỷ đồng).
Hiện tại, đã giảm hết số lỗ khai báo của doanh nghiệp (khoảng 2.100 tỷ đồng) và xác định thu nhập chịu thuế hơn 1.100 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đã đồng ý với kết quả của đoàn thanh tra. Đây là một kết quả quan trọng, là bước khởi đầu cho công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam.
Doanh nghiệp chỉ có vốn đầu tư 7 triệu USD, nhưng lỗ hơn 60 triệu USD. Nếu doanh nghiệp không được giảm lỗ trong các năm sau thì số thuế phải nộp gần 80 tỷ đồng.
Qua thanh tra, nếu doanh nghiệp không còn lỗ và các năm sau không được hưởng ưu đãi, thì thu nhập chịu thuế đúng ra là hơn 250 triệu USD. Như vậy, đoàn thanh tra đã giúp ngân sách không bị thất thu hơn 340 tỷ đồng. Thời điểm này, chúng tôi chưa thể tiết lộ danh tính doanh nghiệp.
Cơ quan thuế đã có biện pháp gì để kiểm soát, ngăn chặn các thủ đoạn chuyển giá của Coca Cola?
Đối với trường hợp Coca Cola, Cục thuế TPHCM mới thanh tra công ty này năm 2006 và đã giảm lỗ hơn 950 tỷ đồng. Còn số lỗ mà doanh nghiệp báo cáo có nhiều nguyên nhân.
Nhưng, Cục thuế TPHCM mới chỉ kiểm tra về doanh thu, hóa đơn, chứng từ thông thường, chứ chưa kiểm tra về giá chuyển nhượng hay thanh tra giao dịch liên kết.
Tôi nhấn mạnh rằng, một số công ty khác cùng lĩnh vực sản xuất nước giải khát như Coca Cola cũng đang trong tầm ngắm của cơ quan thuế, chứ không phải chúng tôi bất lực.
...
Phạm vi và mức độ “chuyển giá” ở Việt Nam khá phổ biếnSài gòn Giải Phóng
Sản xuất tăng, hàng bán nhiều... vẫn kêu lỗAn ninh thủ đô
Quản lý hoạt động chuyển giá: Kinh nghiệm quốc tếĐài Truyền Hình Việt Nam
Hơn 3.700 doanh nghiệp Nghệ An tạm ngừng, giải thể
Tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và chấm dứt hoạt động.
Mỹ phẩm Avon sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam Rút khỏi thị trường Việt Nam và Hàn Quốc là một phần trong kế hoạch tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của tập đoàn mỹ phẩm Avon.
- Điểm mặt những dự án nghìn tỷ, chủ thầu không tiêu hết tiền (ĐV).
- Lợi ích nhóm tại khu cảng Cái Mép – Thị Vải (BVN).
- 140USD, 1.600USD và hơn thế nữa! (LĐ).
- TS Cấn Văn Lực: Chỉ nên giảm thêm tối đa 1% lãi suất huy động đầu vào (CafeF). – Áp trần lãi suất cho vay không gỡ khó cho doanh nghiệp (NĐT).
- ACB có hồi sinh sau cú sốc bầu Kiên? (ĐV/VnEco). – Vì sao ông Trần Mộng Hùng trở lại ACB? (NĐT). – VietinBank trao tặng 600 căn nhà cho hộ nghèo, chính sách tỉnh Sóc Trăng (CATP).
- Ép lãi suất, đánh thuế vàng miếng để… cứu BĐS? (Infonet). – Tín dụng BĐS năm tới có gì mới? (ĐTCK).
- Bộ Tài chính phớt lờ, DN phải đóng oan phí đường bộ hàng tỷ đồng? (Infonet).
- Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể giảm còn 20% (DT).
- Nhiều đại gia nước ngoài mắc nghi vấn thuế (VNE).
- Nhóm Mua, cuộc chiến quyền lực chưa dứt (Vef). – Xáo trộn ở Nhóm Mua (SGTT).
- Coca-Cola, Pepsi sẽ bị thanh tra (NĐT).
- Nợ tiền bảo hiểm: Thắng kiện vẫn khó đòi tiền (TP).
- “Lợi ích các bên chưa đảm bảo” (DV). – Khi lợn ăn dưa và bò ăn chuối… (TTVH).
- Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp: Bất chấp! (NNVN).
- Đói việc cuối năm (ĐĐK). - 3 kịch bản tăng trưởng Việt Nam năm 2013 mà làm gì! (DT).
- Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp còn thiếu liên kết và hay nghi kỵ nhau (TN). - Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TN). - Cảng thu thêm phí, doanh nghiệp kêu trời (TN). - Doanh nghiệp nhỏ ngày càng còi cọc (SGTT).
- “Môi trường kinh doanh Việt Nam kém hơn nhiều nước lân cận” (DT).
- Sẽ thanh tra DN nghi chuyển giá (PLTP). - Tập trung kiểm soát doanh nghiệp chuyển giá (TT).
- Đề xuất mô hình mới về quản lý doanh nghiệp nhà nước (VnEconomy). - Công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất đã hồi sinh (Petrotimes).
- Chuyện lạ DN ‘còi’ trả cổ tức khủng (Vef).
- Năm giải pháp “phá băng” bất động sản (VnEco). - Đề xuất “sốc”, nhà nước bù lãi suất mua nhà cho dân (VEF).
- Đại gia ngành sợi báo lỗ hơn 2.100 tỷ đồng (TP).
- Ngành thép sẽ chỉ đạt 95% kế hoạch cả năm (Petrotimes).
Ngành thép sẽ chỉ đạt 95% kế hoạch cả nămĐến hết tháng 11/2012, tồn kho thép của VnSteel khá lớn trong khi đó, thép nhập khẩu tiếp tục tăng, nhất là thép từ Trung Quốc.
-
Giám đốc điều hành Nhóm Mua xin từ chức (TN). -
Nhóm Mua lại không có giám đốc điều hành (TT).
-
Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 16: Trồng hoa giống lạ (TN).
-
Trà Blao sẽ là đặc sản Việt Nam (DV).
-
Petrosetco đạt được 256 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế (PetroTimes).
-
Thị trường ôtô tháng 11: Cú bứt tốc muộn mằn (VnEconomy).
- Thí điểm tiêu thụ nông sản:
Nông dân được nhiều lợi ích (Tin tức).
-
“Vua tôm” Sáu Ngoãn kêu cứu (DV).
- Doanh nhân Lê Văn Kháng:
Người “đãi” nước biển thành vàng (Tin tức). -
Hơn 40 tỷ USD sẽ đổ vào TTCK châu Á trong năm 2013 (Vietstock).
-
Những dự báo “sai bét” về kinh tế thế giới năm 2012 (VnEconomy).
-
Đánh thuế nhà giàu để cứu nước Mỹ (DV).
-
Nhật bản thu hồi trà Ô Long Trung Quốc nhiễm chất độc (Petrotimes).
-
Mỹ: Thâm hụt hương mại tăng do xuất khẩu giảm (TTXVN). –
“Trung Quốc chưa đủ sức thay thế Mỹ” (VnEco). –
Trung Quốc vung tiền thâu tóm công ty Mỹ (VnEco). -
Trung Á lo Trung Quốc chế ngự (TVN).
USD giảm sâu so với euro trước cuộc họp của FedKhả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mở rộng chương trình kích thích khiến USD tiếp tục đà giảm.
Sắc màu tương phản ở 2 nền kinh tế lớn nhất châu ÁTrong khi Nhật Bản buộc phải tìm cách thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng trở lại thì kinh tế Trung Quốc đang dần thoát khỏi tình trạng giảm tốc.
Thế giới đối mặt với khủng hoảng tài chính tương tự cú sốc Lehman BrothersKhủng hoảng tài chính hiện tại ở châu Âu và một số nước khác đang ảnh hưởng đến châu Á không chỉ qua thương mại mà còn qua các kênh tài chính.
Shame On Us, America!Obamacare: Regulations Continue Development
-Hoa Kỳ Bên Bờ Vực Ngân Sách
Nguyễn-Xuân Nghĩa & Trọng Thành
Tạp Chí Kinh Tế RFI Ngày 121211
Bất đồng ngân sách 2013 giữa hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa có thể đưa kinh tế Mỹ vào suy thoái
* Đừng lo, đấy là tội của tụi Cộng Hoà! *
Ngay sau cuộc bầu cử 06/11/2012 với việc Tổng thống Barack Obama tái đắc cử và đảng Dân Chủ dành thắng lợi nhưng đảng Cộng Hoà vẫn kiểm soát được Hạ viện, Hoa Kỳ đang đứng trước một thách thức tài chính kỳ lạ, có tên thông tục là “fiscal cliff” hay còn gọi là “vực thẳm ngân sách”. Theo nhiều kinh tế gia, đây là mối đe dọa rất lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ sẽ đưa ra một số lý giải để soi tỏ các nguyên do của tình trạng này và trách nhiệm của giới chính trị Mỹ đối với vấn đề tài chính kể trên.
Hoa Kỳ - nền kinh tế số một thế giới - cũng như nhiều quốc gia công nghiệp phát triển khác, đang ở trong tình trạng ngân sách quốc gia bị thâm hụt trầm trọng. Tổng gánh nặng nợ công hiện nay của Hoa Kỳ là hơn 16.000 tỷ đô la, vượt quá tổng sản lượng nội địa một năm. Tỷ lệ bội chi năm 2012 của Hoa Kỳ là khoảng 7% GDP. Chính sách giảm thuế và tăng chi, đặc biệt cho hai cuộc chiến tại Irak và Afghanistan dưới thời tổng thống Bush, đã để lại gánh nặng tài chính mỗi năm một nặng nề hơn cho quốc gia này.
Trong bối cảnh đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa, không đạt được thỏa hiệp về cân bằng ngân sách mới, vào tháng 8/2011, Quốc hội Hoa Kỳ đã đưa ra một giải pháp tạm thời như sau: nếu hai bên không tìm ra tiếng nói chung, thì kể từ đầu tháng 1/2013, ngân sách sẽ tự động tăng 607 tỷ đô la, trong đó có gần 400 tỷ đô la lấy từ việc cắt giảm 10% các chi phí công, và hơn 200 tỷ tiền thu từ tăng thuế. Theo nhiều kinh tế gia, nếu khả năng này xảy ra, nền kinh tế Hoa Kỳ chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái, ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều khu vực khác, đe dọa quá trình hồi phục đang còn mong manh của kinh tế toàn cầu. Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde kêu gọi Hoa Kỳ tăng thuế, tạo các nguồn thu mới và tiết giảm công chi để đạt được cân bằng ngân sách, và tránh khỏi điều mà bà gọi là “mối đe dọa lớn nhất” đối với nền kinh tế Mỹ.
Vẫn theo bà Christine Lagarde, vấn đề ngân sách của Hoa Kỳ “không chỉ đơn giản là một vấn đề chính trị, hay ý thức hệ (…). (Thất bại trong) vấn đề này sẽ ảnh hưởng nhiều đến vị trí của Hoa Kỳ trên thế giới về phương diện kinh tế và địa chính trị”.
Trong tuần vừa qua, các thương thuyết giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ chưa đi đến kết quả. Một trong những bất đồng lớn là chủ trương của đảng Dân chủ tăng thuế đối với nhóm 2% những người giầu nhất nước Mỹ. Đây là một điểm, được coi như là tín điều bất khả xâm phạm trong hàng ngũ đảng Cộng hòa. Theo AFP, những động thái gần đây cho thấy, bất chấp sự phản đối của cánh tả trong đảng, tổng thống Obama sẵn sàng tiến hành các cải cách đối với những chương trình phúc lợi xã hội, như bảo hiểm y tế và hưu bổng, nếu phe Cộng hòa chấp nhận tăng thuế đối với nhóm người giầu nhất kể trên. Theo một số nhà quan sát, nhiều thành viên đảng Cộng hòa ủng hộ việc phe này chấp thuận đòi hỏi đánh thuế nhóm người giàu nhất nước Mỹ để đổi lại các cải cách trong lĩnh vực phúc lợi xã hội, được coi là mang lại những gánh nặng không chịu đựng nổi đối với nền kinh tế.
Theo Reuters, hôm qua chủ nhật 09/12, tổng thống Obama đã có cuộc gặp chủ tịch phe Cộng hòa tại Hạ viện để tìm kiếm khả năng thỏa hiệp. Hiện tại, hai phía từ chối đưa ra các chi tiết về cuộc đàm phán.
Cuộc thương thuyết giữa hai đảng chính trị chủ yếu của nước Mỹ đang hồi cam go, vào lúc chỉ còn hơn ba tuần nữa là đến thời hạn luật cân bằng ngân sách sẽ tự động triển khai. Nhiều người cho rằng hai đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ khó đi đến được một thỏa hiệp. Theo thăm dò dư luận do viện Pew tiến hành, nếu hai đảng không thỏa hiệp được, 53% người Mỹ cho rằng trách nhiệm thuộc về đảng Cộng hòa, còn 27% thì buộc tội đảng Dân chủ.
Vì sao nước Mỹ rơi vào tình trạng này? Trách nhiệm của giới chính trị lưỡng đảng ra sao? Sau đây mời quý vị theo dõi phỏng vấn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
RFI: Xin thân chào anh Nghĩa. Thưa anh, cả thế giới và các thị trường tài chính quốc tế đều theo dõi trận đánh về ngân sách và thuế vụ tại Hoa Kỳ, khi nước Mỹ vừa xong tổng tuyển cử. Đó là trận đánh giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà nhằm tránh cho Hoa Kỳ một bờ vực ngân sách, theo cách nói của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mỹ là ông Ben Bernanke, hoặc ngày "Tận thế Thuế vụ" theo cách ví von của báo chí Hoa Kỳ. Câu hỏi đầu tiên, thưa anh, cái bờ vực ngân sách ấy là gì? Như mọi khi, xin anh trình bày cho bối cảnh của vấn đề.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nền kinh tế Mỹ không chỉ bước vào giai đoạn "hậu bầu cử" mà thực tế thì chưa ra khỏi giai đoạn "gẫy đòn bẩy tài chính" vì phải trả nợ sau chu kỳ vay mượn kéo dài hơn 30 năm và kết thúc từ năm 2007. Tình trạng vay mượn phổ biến của khu vực công quyền lẫn tư nhân và doanh nghiệp không thể kéo dài mãi nên nước Mỹ đến hồi trả nợ. Đó là bối cảnh dài của hồ sơ kinh tế này. Mà tôi cũng xin nói ngay rằng tình trạng vay mượn quá sức là hiện tượng chung của cả khối kinh tế công nghiệp hoá, tức là Nhật Bản, Âu Châu và Hoa Kỳ.
- Tại Hoa Kỳ, tinh thần lạc quan và bất cẩn khi đi vay dễ dàng nhờ tiền nhiều và lãi suất rẻ mới dẫn đến bong bóng đầu tư và khi bóng bể và mọi người đều bắt đầu phải trả nợ thì kinh tế Mỹ bị suy trầm cuối năm 2007 lồng trong vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và toàn cầu bị Tổng suy trầm năm 2008-2009. Vì phải tiết giảm chi tiêu để trả nợ và lại lâm vào hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, chính quyền Hoa Kỳ đã giảm thuế và tăng chi nên gây bội chi mỗi năm một nặng hơn, từ 160 đến 460 tỷ đô la vào hai năm 2007-2008 đến hơn ngàn tỷ một năm trong suốt bốn năm qua. Khi bị bội chi thì chính quyền liên bang phải đi vay cho nên số công trái là gánh nợ của khu vực công đã lên tới mức kỷ lục là 16 ngàn tỷ, hiện đã vượt tổng sản lượng nội địa PIB. Hai con số tóm lược bài toán chi thu của Hoa Kỳ là chính quyền liên bang thu vào nguồn thuế trị giá 15,7% tổng sản lượng mà chi ra 22,7% tổng sản lượng. Sai biệt ấy là 7% sản lượng PIB.
RFI: Thưa anh, đấy là bối cảnh kinh tế của chuyện chi thu vay mượn. Bối cảnh chính trị thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Bước qua bối cảnh chính trị thì theo luật lệ Mỹ, chính quyền liên bang chỉ được đi vay trong một mức nhất định do Quốc hội cho phép một cách định kỳ. Được bầu lên năm 2010 với đảng Cộng Hòa trở lại kiểm soát Hạ viện, Quốc hội khóa 112 đặt điều kiện là phải giảm chi thì mới cho nâng định mức đi vay. Nhưng vẫn kiểm soát Hành pháp và Thượng viện, đảng Dân Chủ thì đồng ý giảm chi trên nguyên tắc, và thu hồi các biện pháp giảm thuế được Chính quyền Bush ban hành năm 2001 và 2003 và Chính quyền Obama ban hành năm 2010, tức là tăng thuế, nhưng có chọn lọc về sắc thuế và tô suất theo tinh thần tăng thuế nhà giàu.
- Tranh luận bùng nổ và gây ách tắc từ đầu năm 2011 khi phải nâng định mức đi vay mà hai bên không đạt nổi đồng thuận về nội dung giảm chi và tăng thuế. Một ủy ban độc lập do ông Obama bổ nhiệm đề nghị là đến năm 2022, trong 10 năm tới, phải giảm số chi từ 22,7% xuống 22% và tăng số thu từ 15,7% lên 21% tổng sản lượng. Đề nghị này bị ông Obama gác qua một bên.
- Vì vậy, khi ngân sách liên bang gần cạn tiền mà chính phủ chưa được phép vay thêm, Quốc hội mới bầu ra một siêu ủy ban gồm 12 đại biểu của cả hai đảng tại cả hai viện trên dưới của Quốc hội để tìm giải pháp. Siêu ủy ban này đưa ra một giải pháp tạm là đôi bên phải tìm ra thỏa thuận, nếu không thì kể từ đầu năm 2013 sẽ tự động giảm chi 1200 tỷ trong 10 năm tới, phân nửa là mục chi dân sự, phân nửa là về quân sự, và thuế suất tự động trở lại mức trước năm 2001, tức là sẽ tăng.
- Hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà tạm đồng ý với đề nghị đó của siêu ủy ban nên hôm mùng hai Tháng Tám năm 2011, Tổng thống Obama mới ban hành đạo luật ngân sách bên trong có điều kiện tự động này. Nhưng suốt 15 tháng sau đó, hai đảng không đạt thỏa thuận nên biện pháp tự động sẽ thành thực tế trong 20 ngày nữa. Đấy là "bờ vực ngân sách", khi mà nhiều mục chi gọi là khấu lưu sẽ bị cắt và thuế sẽ tăng ở giữa thời trì trệ kinh tế và thất nghiệp cao.
RFI: Thưa anh, kích thước của cái vực thẳm ngân sách hay thuế vụ đó nông sâu cỡ nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trên cơ sở tính toán từ năm ngoái thì nếu giới lãnh đạo hai đảng không đạt thoả thuận, trong năm 2013 kinh tế Mỹ sẽ bị hụt mất khoảng 650 tỷ vì giảm chi và tăng thuế, một ngân khoản tương đương với 4% của tổng sản lượng khi mà đà tăng trưởng chỉ ở mức 2% một năm. Trong chi tiết, ngân khoản 650 tỷ gồm năm mục khác nhau về tăng thuế và giảm chi. Nếu đôi bên có thể thỏa hiệp là bớt giảm chi những gì và sẽ tăng thuế cỡ nào, cho những ai, thì vực thẳm ngân sách ấy có thể ở mức tạm chấp nhận được là từ 80 đến 100 tỷ cho năm tới.
- Nhưng qua cuộc tuyển cử vừa qua, dân Mỹ lại bầu lên hệ thống chính trị hai đầu như trước, với Tổng thống Obama tái đắc cử, đảng Dân Chủ giữ đa số còn lớn hơn tại Thượng viện mà đảng Cộng Hoà vẫn kiểm soát được Hạ viện. Vì vậy, đôi bên trở lại trận đấu cũ, với đảng Dân Chủ ở thế mạnh hơn và đưa ra nhiều đề nghị mới mà đảng Cộng Hoà khó chấp nhận, nếu không muốn tự sát trong kỳ bầu cử tới, vào năm 2014. Đó là hoàn cảnh của trận đánh rất gay go hiện nay.
RFI: Thưa anh, cho đến hôm nay thì lập trường của đôi bên ra sao, khác biệt như thề nào mà họ chưa thể tìm ra điểm dung hoà?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Về bối cảnh, xin nói ngay rằng hệ thống tài chính công của Hoa Kỳ, và bên trong có chế độ thuế vụ, thuộc vào loại phức tạp nhất thế giới nên dân chúng khó hiểu ra. Quan trọng nhất là người ta tranh luận về những chỉ tiêu chi thu cho tương lai trên cơ sở của các giả thuyết khó kiểm chứng, kể cả giả thuyết gọi là căn bản của các dự phóng. Đã vậy, từ hai tuần nay, vì mục tiêu chính trị đôi bên lại đưa ra phát biểu sai lạc cho nên càng gây rối trí.
- Từ năm ngoái, bên Cộng Hoà chủ trương là trong 10 năm tới phải giảm chi 600 tỷ và tăng thu 800 tỷ. Bên trong khoản giảm chi có nhiều mục rắc rối và thậm chí thất nhân tâm nếu không trình bày được cho rõ lý do, mà đảng này thì có sở trường là không biết giải thích. Về tăng thu, đảng Cộng Hoà đề nghị không thay đổi thuế suất, tức là không tăng thuế mà cải tổ chế độ thuế vụ để tránh quá nhiều lỗ hổng gây thất thu và là mối lợi bất chính của các doanh nghiệp lớn.
- Năm ngoái, chuyện thoả thuận tan vỡ vì bên Dân Chủ đồng ý giảm chi 600 tỷ mà lại muốn tăng thu 1.200 tỷ thay vì 800 tỷ như bên Cộng Hoà đề nghị, và khác biệt chính là bên Dân Chủ đòi tăng thuế nhà giàu là các hộ gia đình có lợi tức đồng niên từ 250 ngàn đô la trở lên.
- Bây giờ, sau khi ông Obama tái đắc cử, bên Dân Chủ không nói nhiều đến việc giảm chi mà còn đề nghị chi thêm 50 tỷ năm nay để kích thích kinh tế và tăng thu không phải là 1200 tỷ mà 1600 tỷ trong 10 năm tới. Bên trong các mục dự chi, đảng Dân Chủ tính luôn ngân khoản 800 tỷ sẽ tiết kiệm được khi Hoa Kỳ ra khỏi hai chiến trường Afghanistan và Iraq, là một điều không đúng thủ tục chuẩn chi ngân sách. Thuần về nghệ thuật thương thuyết, đề nghị của ông Obama là một lối nói thách trước khi mặc cả. Đây là một sự khôn ngoan chính trị vì đa số dân Mỹ đồng ý với việc tăng thuế nhà giàu và vì đề nghị này ly gián đối phương về việc có tăng thuế hay không và đảng Cộng Hoà sẽ lại mắc bẫy nữa khi phải thỏa hiệp. Mục tiêu sau cùng của cả hai bên là đổ lỗi cho nhau về cái tội sẽ đưa kinh tế xuống vực thẳm ngân sách vào năm tới.
RFI: Câu hỏi cuối thưa anh, nếu đôi bên không đạt nổi thỏa thuận để giảm chi và tăng thu từ 80 đến 100 tỷ cho năm tới như anh vừa trình bày ở trên thì tình hình sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta trở lại bối cảnh kinh tế trong trường kỳ là nước Mỹ đã vay thì nay phải trả và đấy là điều kém vui mà cần thiết để xây dựng lại nền tảng chi thu quân bình hơn.
- Theo báo cáo hôm mùng tám Tháng 11 của CBO, một cơ quan nghiên cứu độc lập về ngân sách quốc gia của Quốc hội Hoa Kỳ, thì nếu không có thoả thuận và phải áp dụng các biện pháp tự động đã đề nghị cho 10 năm tới thì kinh tế năm 2013 sẽ bị suy trầm, nhưng trong trung hạn thì tình hình sẽ khá hơn. Đấy là cái nhìn thuần về kinh tế và khá u ám trong dăm ba năm.
- Chứ về chính trị thì ai cũng sợ nạn suy trầm kinh tế năm tới sẽ gây bất lợi cho cuộc bầu cử năm 2014 nên cả hai đảng đều tránh giải quyết vấn đề thật. Họ đi tìm giải pháp tạm bợ và thậm chí mị dân về chính trị để tái đắc cử nên càng chất thêm vấn đề cho sau này.
- Dù sao, thực tế phũ phàng là qua năm tới, thuế sẽ tăng cho mọi người, trung bình từ 2000 đô la tới 3500 đô la, và thật ra biện pháp tăng thuế nhà giàu chỉ thu đủ tiền cho 10 ngày chi tiêu thôi. Vấn đề chính vẫn là phải giảm chi.
- Đây là chưa nói đến một vực thẳm tài chính khác còn nguy ngập hơn nhiều. Đó là sự sụp đổ của quỹ an sinh, hưu bổng và y tế của một xã hội cũng bị nạn lão hóa vì thành phần cao niên ngày một đông hơn và đòi hỏi nhiều khoản chi về hưu liễm và y tế mà thành phần ở tuổi lao động lại khó chu cấp nổi vì tỷ trọng ngày một ít hơn trong cơ cấu dân số. Các chính trị gia đều tránh nói đến cái hố thẳm này khi các quỹ trên bị vỡ nợ. Bên này tố cáo bên kia gọi là cắt giảm phúc lợi cho người già, đặng để lấy phiếu mà không giải thích rằng chúng ta không thể có được cái điều kiện phúc lợi như trong quá khứ. Và đảng Dân chủ khôn ngoan hơn đảng Cộng hòa, vì khỏa lấp được chuyện đó, trong khi đảng Cộng hòa cứ moi lên mà không giải thích được cho rõ. Năm 2014, toàn thể 435 dân biểu Hạ viện sẽ được bầu lại, thành ra ai cũng lo rằng nếu như năm 2013 mà kinh tế sa sút, người ta sẽ nói tại mình mà thất cử. Thành ra, bây giờ mọi người đều phủ lấp vấn đề và cuối cùng nước Mỹ có thể sẽ rớt vào một vực thẳm tài chính thật.
- Chứ cái vực thẳm năm tới cũng không đến nỗi nguy hại như người ta nghĩ là sẽ gây suy trầm. Thất nghiệp có thể sẽ lên 9%, thay vì 7,7%. Nhưng mà thà như thế, mà từ đó cứ tự động mỗi năm cắt ngần này, ngần này, cho đến khi ngân sách trở lại tương đối quân bình hơn một chút.
RFI: Xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.