Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Một số hành xử của công an "lạm quyền và sai luật"

-(Kienthuc.net.vn) - Đánh ngã nhà báo, cùm chân người bán cây cảnh, giải học sinh bị nghi ăn trộm về đồn không có người giám hộ …là những vụ việc gây bức xúc.



Hiện trường vụ việc nhà báo Khánh bị đánh ngã


Giả danh nhà báo quay hình CSGT làm nhiệm vụ
Nhà báo chụp hình “bão đêm” bị đánh


Đánh, bắt người do …hiểu nhầm


Khoảng 21h ngày 24/11, được tin báo có vụ va chạm giao thông giữa ô tô và xe máy trên đường Trần Văn Khéo (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ), anh Nguyễn Đức Khánh, phóng viên báo Nông Thôn Ngày Nay đã đến để ghi nhận hiện trường.


Tuy nhiên, khi anh Đức Khánh đang chụp ảnh và lấy thông tin, một thanh niên mặc quần lửng, áo thun, dáng người cao to sấn tới yêu cầu phải xóa ảnh. Sau đó, thêm 4 thanh niên khác đi trên hai xe gắn máy, lao tới. Lúc này, có hơn chục người mặc sắc phục công an, gồm cảnh sát giao thông mặc áo vàng và nhiều công an áo xanh, cùng lực lượng thanh niên xung kích đứng chứng kiến vụ việc nhưng không có bất kỳ hành động nào can ngăn. Cùng lúc đó, một thanh niên cao to cầm nón bảo hiểm ném vào người anh Khánh, một người khác đạp thẳng từ phía sau và anh ngã xuống, hai thanh niên khác đang ngồi trong quán nhậu cũng xông ra tấn công. Bị vây 4 phía, anh Khánh cố vùng dậy chạy về hướng công an phường Cái Khế nhờ giúp đỡ.


Theo xác minh của Báo Nông thôn ngày nay và xác nhận của cơ quan công an, người đạp ngã phóng viên Nguyễn Đức Khánh, chính là trung úy Lương Minh Thành, sỹ quan công an của thành phố Cần Thơ. Giải thích hành động của mình, trung úy Thành cho biết, hôm đó anh tình cờ có mặt ở khu vực xảy ra vụ tai nạn và đã “ra tay” với PV Đức Khánh vì nhầm tưởng là cướp do anh Khánh cầm sổ ghi chép giống ví đựng đồ.


Khi vụ việc được đăng tải trên báo, nhiều ý kiến cho rằng hành vi của trung úy công an Thành thể hiện sự yếu kém về ghiệp vụ hoặc có biểu hiện của sự lạm quyền.


Trong một vụ việc khác xảy ra tại một trường tiểu học ở TP HCM mà sự can thiệp của lực lượng công an cũng bị dư luận cho rằng lạm quyền, không đúng quy định của pháp luật.


Cụ thể, sau giờ sinh hoạt dưới cờ vào buổi sáng 26/11, cô Th. - giáo viên khối lớp 2 Trường tiểu học Trung Lập Thượng phát hiện số tiền hơn 1 triệu đồng đã không còn trong giỏ của mình. Một học sinh trong lớp mách: “Hồi nãy con thấy bạn T. (học sinh lớp 2/3) lục giỏ của cô”. Thế là cô Th. chạy sang lớp 2/3. Mới đầu cô Th. và giáo viên chủ nhiệm lớp 2/3 tra hỏi nhưng T. không nhận. Sau nhiều lần “ép cung”, T. đã tự nhận là mình lấy trộm số tiền của cô Th và đã đi cất giấu. Tuy nhiên, dù xới tung các khu vực T. nói là đang giấu tiền, mọi người vẫn không tìm thấy. Sau đó, nhà trường đã báo công an xã Trung Lập Thượng đến trường và tiến hành hỏi cung. Thế nhưng vẫn không có kết quả.


Cuối cùng, T. bị giải về trụ sở công an xã, giữ suốt buổi trưa. Kết quả, đến hơn 13h cùng ngày, nhà trường gọi điện đến đồn công an báo tiền vẫn còn nguyên trong giỏ của cô giáo Th.


Ngoài cách hành xử hồ đồ, thiếu tôn trọng học sinh của cán bộ, giáo viên trường tiểu học Trung Lập Thượng, dư luận còn đặt dấu hỏi về việc công an xã bắt học sinh về trụ sở mà không có người giám hộ? Lý giải điều này, một phó trưởng công an xã Trung Lập thừa nhận, đúng ra người giám hộ phải là người thân của bé nhưng chúng tôi không liên lạc được, các thầy cô giáo trong giờ dạy nên không ai đi được.


Lời giải thích của cơ quan chức năng khiến dư luận thất vọng bởi sự vô trách nhiệm, thiếu tôn trọng quy định pháp luật.


Mới đây, chiều ngày 23/12 vụ việc liên quan đến một người đi bán hoa cây cảnh bị công an bắt giữ, còng chân cũng khiến dư luận bất bình. Người dân khẳng định dao để dùng tỉa hoa, cây cảnh còn công an cho rằng đây là hành vi “tàng trữ vũ khí thô sơ” và đưa ra mức phạt 8 triệu đồng.


Người bán cây cảnh bị công an cùm chân và đưa ra mức phạt 8 triệu đồng

Xoay quanh vụ việc, nhiều ý kiến cho rằng, cách xử lý của cơ quan công an là quá cứng nhắc trong khi việc xác minh nhân thân quá đơn giản. Hơn nữa, việc người đi bán hoa cây cảnh mang theo dao, kéo để phục vụ công việc là chuyện bình thường.


Lạm quyền vì nghiệp vụ kém?


Trao đổi với báo điện tử Kiến Thức, ông Ngô Đình Hoàng, đoàn luật sư TP HCM cho rằng, cách hành xử của công an trong các vụ việc trên đều thể hiện sự sai, kém về nghiệp vụ, có cả biểu hiện về lạm quyền và sai pháp luật.


Về vụ việc công an cùm chân người đi bán cây cảnh vì mang theo dao, luật sư Hoàng nhận định, đây đúng là hành vi lạm quyền vì người tham gia giao thông đúng quy định, giấy tờ nhân thân, nghề nghiệp, địa chỉ rõ ràng. Cách giải quyết này bộc lộ sự máy móc, thiếu chuyên môn dẫn đến lạm quyền của một số chiến sĩ 141, gây cản trở cho việc làm ăn và đi lại của người dân.


Tương tự, việc công an giữ một em học sinh để lấy lời khai mà không cho người giám hộ biết và chứng kiến, theo luật sư Hoàng đó cũng là một dạng lạm quyền. Tuy nhiên, ông Hoàng cũng cho rằng, đó chủ yếu là do quá kém về nghiệp vụ chuyên môn, vừa sai về nghiệp vụ vừa không có kiến thức về tâm sinh lý dẫn đến không lường được hậu quả là gây chấn động tâm lý cho đứa trẻ.


“Thực tế, đứa bé đã bị sang chấn tâm lý và hoảng loạn khi nói lung tung giấu tiền chỗ này, đưa tiền cho người kia giữ … Hậu quả của việc sang chấn tâm lý đối với trẻ em còn nguy hại đến sự phát triển bình thường của trẻ hơn nhiều bị đòn roi. Sự việc này cũng cho thấy sự vô cảm và thiếu đạo đức nghề giáo của cô Th. và nhà trường nơi bé học”, ông Hoàng giải thích.

Còn vụ việc liên quan đến nhà báo Đức Khánh, ông Hoàng cho rằng, những đối tượng hành hung nhà báo khi đang tác nghiệp là hoàn toàn sai trái, sai pháp luật cần phải xem xét kỷ luật thích đáng.
-
Một số hành xử của công an "lạm quyền và sai luật"

--Văn Quang: Từ Đâu Sinh Ra Những Quy Định Lạ Đời?
Lãnh đạo ‘không đi chúc Tết địa phương’

Đến nhà công an, gặp đối tượng... rượt đánh phóng viên
Công an "làm luật" không dám cãi khi bị điều tra
Công an huyện đi đá bóng, xô xát gây náo loạn
Giám đốc công an bị tố nhận hối lộ bằng sex

- Công an Việt Nam lại ngăn cản vợ blogger Điếu Cày dự phiên xử phúc thẩm (RFI). - Uyên Vũ: Chuyện nhỏ trước phiên tòa 3 blogger bạn tôi (Chuacuuthe). – LS Lê Quốc Quân: Các Anh là Tự Do (DLB). – Luật sư của Điếu Cày kêu gọi tòa phúc thẩm xem xét khách quan cáo trạng (VOA). “Họ cáo buộc ông ấy tội cầm đầu là không khách quan. Thứ nhất là Câu lạc bộ Nhà báo Tự do tồn tại tới 37 tháng mà trong thời gian ấy, ông Hải có tự do chỉ 7 tháng đầu thôi. Ba mươi tháng sau Câu lạc bộ vẫn tồn tại…”-- Hôm nay, xử phúc thẩm blogger Điếu Cày (Petrotimes).

- Huỳnh Thục Vy: Lãnh tụ ở đâu? (BBC). - Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn: Trước phiên phúc thẩm blogger Điếu Cày (RFA). - Blogger Tạ Phong Tần xin hoãn phiên xử phúc thẩm (RFA). – Có không một kế hoạch đẩy cô Tạ Phong Tần đến chỗ phải hành động như Bà Liêng? (Chuacuuthe). - Ông Hoàng Khương hy vọng vào phúc thẩm (BBC).
- Cảnh giác sự kiện Ngô Quang Kiệt thứ hai có thể xảy ra đối với những người có hoạt động chính nghĩa(ĐHLV). – Đấu tranh trong thời đại Dân Chủ (DLB).
- Dậu Tốt: Phát minh vĩ đại (Trần Nhương). – Sợ tham nhũng: ‘Đèn nhà ai nấy rạng’? (TVN).
- NÂNG CẤP ẨN SỐ X (Bùi Văn Bồng). – Chúng vẫn sống (Lê Khả Sỹ). - Nhàn đàm cho vui: ĐẠO ĐỨC HỎNG TỪ GỐC NHƯNG KHÔNG AI DÁM NÓI (Lê Khả Sỹ). - Nghi vấn đường dây chạy việc (TN). - Phá đường dây “chạy” giấy phép lái xe tại Sở GTVT (TN).
- Bắt thêm CB liên quan vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn (TN). - Thêm phó công an xã bị bắt vì “giúp” Dương Chí Dũng bỏ trốn (SGTT). - Vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn: công an xã làm giả giấy tờ (DT/ Sống Mới).
- Quan ngại cho sức khoẻ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (RFA). – Vụ 17 Thanh Niên Công Giáo bị bắt: Mời ký vào thỉnh nguyện thư (TNCG).


Chính phủ Việt Nam nên ra một bạch thư giải thích bài nói chuyện của ông Trần Đăng Thanh?  Bởi vì hôm nay bài của David BrownState secrets revealed in Vietnam (Asia Times 22-12-12) và bài phòng vấn David Brown ĐT Trần Đăng Thanh vô tình tiết lộ bí mật quốc gia(RFA 23-12-12) đang được chuyền tay nhau trong giới phóng viên, học giả quốc tế. Nếu tân ngoai trưởng John Kerry hỏi ông Phạm Bình Minh thì ông Minh sẽ trả lời ra sao?  Tôi tò mò muốn biết!



Để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ.
Tôi nhập ngũ từ năm 17 tuổi, tình nguyện, viết đơn bằng máu, sau chiến tranh biên giới năm 1979 .

Dòng chữ trên một bia tưởng niệm chiến tranh biên giới bị đục bỏ


Mang trong tâm trí những gì tốt đẹp về quân đội nhân dân qua những cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn của Văn nghệ quân đội, khi mới nhập ngũ, tôi luôn tin quân đội là một môi trường tuyệt vời, ở đó tình cảm đồng đội thân thiết, gắn bó như anh em, cấp trên cấp dưới thương yêu nhau như trong gia đình… Nhưng chỉ một thời gian ngắn thì tôi đã nhận thấy có vấn đề. Khi đó chúng tôi đóng ở biên giới phía Bắc, đầu những năm 1980, kinh tế khủng hoảng vô cùng, bộ đội ăn toàn cá mắm thối, đến rau xanh cũng thiếu thốn trầm trọng, vậy nhưng rất nhiều sĩ quan đã tha hoá đến mức độ đáng xấu hổ. Ở các đơn vị cấp dưới thì cán bộ “trấn lột” từng tuýp kem đánh răng, cái khăn mặt của tân binh mang từ nhà đi, tìm cách khai tăng số lượng quân hay cho lính về phép quá hạn để ăn bớt khẩu phần. Ở cấp trên thì hà lạm lương thực, quân nhu, bắt lính vào rừng khai thác gỗ (những cánh rừng gỗ quý ở phía Bắc biến mất chủ yếu trong thời gian này) xẻ ra đưa lên xe quân sự chở về quê làm nhà, đóng tủ chè, sập gụ…Tôi nhớ mãi những đồng đội ăn mặc rách rưới, gầy vêu vao, có người phù thũng đến mức bị liệt chân vì thiếu vi ta min B (do phải ăn thứ gạo tấm mua từ Ấn độ, trắng phau, toàn lõi cứng, ko còn chút dinh dưỡng nào), mà vẫn phải vác những tấm bê tông nặng vài chục cân, thậm chí hàng tạ, leo lên những đỉnh núi, ngọn đồi cao chập chùng ở biên giới phía Bắc để xây phòng tuyến trong gió rét, hoặc nằm “chốt” đối mặt với quân Tầu. Trong khi đó, cán bộ thì tụ tập ở những “nhà đại đội, nhà tiểu đoàn…” ấm áp, ăn uống, bài bạc, làm áp-phe hay vào bản tán gái…


Thực tế đó khiến tôi, và nhiều đồng đội khác, rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nó hầu như khác hẳn với những gì tốt đẹp của quân đội trong những tác phẩm như Dấu chân người lính hay trong Văn nghệ quân đội mà chúng tôi đã đọc trước khi tòng quân. Ở đây, tôi không muốn nói rằng tất cả sĩ quan trong quân đội khi đó đều tha hoá, nhưng số tha hoá rất lớn, mang tính phổ biến. Tôi không rõ trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ quân đội đã có sự tha hoá như vậy hay chưa, mong bác nào biết thì bổ khuyết.

Nhưng chúng tôi đã trụ vững, rất ít người đào ngũ, ít nhất là trong phạm vi những đơn vị tôi đã từng phục vụ, bất chấp những khó khăn khủng khiếp về vật chất và sự khủng hoảng nặng nề về tinh thần vì mất niềm tin, cho đến ngày phục viên (tổng cộng hơn 5 năm, do tôi là lính kỹ thuật). Một phần vì đào ngũ thời bấy giờ chính quyền sẽ mang cả gia đình ra bêu riếu, nhưng một phần khác, chúng tôi biết đằng sau mình là Tổ Quốc. Mỗi khi lên các chốt (thường ở trên các điểm cao), nhìn về sau lưng thấy giang sơn trập trùng đồi núi ngút ngàn, chúng tôi hiểu tại sao mình cần ở đó.

Nếu ai đã từng là lính đóng quân ở biên giới phía Bắc những năm tháng đó chắn sẽ hình dung rõ những gì tôi vừa viết.

Nay đọc những gì ông đại tá này nói, nhớ lại những buổi tối dài lê thê nghe chính trị viên ba hoa trong những doanh trại tạm bợ trên đồi núi phía Bắc, thấy khẩu khí, phong cách của những cán bộ tuyên huấn trong quân đội ko thay đổi gì dù đã mấy chục năm rồi.

Đọc những gì ông này nói, tôi cũng ko ngạc nhiên, vì ông này cũng chỉ là một cá nhân bị tha hoá trong quân đội mà thôi, mà tôi thì đã biết khá rõ sự tha hoá đó rồi. Tôi tin là hiện nay sự tha hoá của quân đội ở mức độ hơn trước kia rất nhiều, thể hiện qua sự tham nhũng về mua bán vũ khí, trang thiết bị quân sự, quân nhu, hậu cần, đất đai…Không ai biết hàng chục tỷ đô la tiền đóng thuế của dân được quân đội chi tiêu thế nào trong những năm qua, có hợp lý không? Thất thoát thì chắc chắn rồi, và có thể là rất lớn, nhưng liệu có ai phải chịu trách nhiệm?

Những kẻ tha hoá trong quân đội đang có cuộc sống phè phỡn trên tiền đóng thuế của dân, tiền bán tài nguyên của đất nước, nhưng lại đang đe doạ nhân dân và có thể đến lúc nào đó sẽ dùng chính vũ khí mua bằng tiền đóng thuế của dân để bắn vào nhân dân.

Tôi cho là nhóm lợi ích trong quân đội có thể là nhóm lớn nhất, bảo thủ nhất hiện nay ở VN về vấn đề chính trị. Cứ xem khẩu khí của ông đại tá này, và đọc báo QĐND thì rõ.

Nhưng thực ra, đại diện cho nhóm này chỉ là một số, một bộ phận sĩ quan trung, cao cấp mà thôi. Tôi tin là đại đa số bộ đội, như ngày xưa chúng tôi, và ngày nay là các chiến sĩ trẻ, đều là những người có yêu đất nước, yêu nhân dân. Chẳng ai muốn bắn vào dân để bảo vệ một nhóm cấp trên tham nhũng, bạc nhược đến hủ bại của họ hết cả…

Làm sĩ quan mà không dám đối mặt với ngoại xâm, chỉ tìm cách “vinh thân, phì gia”, đục khoét trên lưng người lính và nhân dân thì thật hổ thẹn và mang tội nặng với tổ tiên oanh liệt…Những kẻ này nên ngoảnh lại về sau nhìn bốn ngàn năm lịch sử và hướng về phía trước để thấy 90 triệu đồng bào mà tu tỉnh cho mau, để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ.

cuu chien binh


- 17 năm tù trong vụ trộm nhà công an (BBC).
-Chính trị - Xã hộiThanh Niên
Thiếu tướng Trần Văn Vệ - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an - khi trao đổi với Thanh Niên chiều 25.12 đã cho rằng việc bỏ tên cha, mẹ trên CMND “cũng chẳng ảnh hưởng gì”. Bộ Công an nhìn ...
Cấp đổi CMND mới: Muốn dừng ghi tên cha mẹ phải sửa nghị địnhNgười Lao Động
Thiếu tướng Trần Văn Vệ: Sửa CMND mới, đơn giản !Báo Giáo dục Việt Nam

18 năm tù cho bị cáo cầm đầu vụ án xôn xao Đà nẵng
Tuổi Trẻ
TTO - Sau ba ngày xét xử 28 bị cáo trong vụ giết người, gây rối trật tự công cộng và che giấu tội phạm xảy ra tại quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), sáng 26-12 TAND TP Đà Nẵng tuyên bị cáo cầm đầu Lê Anh Tuấn 18 năm tù. >> Xét xử vụ án 28 bị cáo giết người ...
2.182 tháng tù giam và án treo cho 2 băng nhóm xã hội đencand.com
Mức án nặng dành cho hai nhóm giang hồ hỗn chiến giết ngườiDân Trí
Hai nhóm giang hồ lãnh ánThanh Niên


- Tướng CSVN: ‘Không chấp nhận quốc gia hóa quân đội’ (Người Việt). – Hóa ra các bác bịp dân! (Dong Phung Viet/ BS). - Đảng Cộng Sản chủ trương lòn cúi, bán nước cầu vinh (DĐCN). – ĐỘC LẬP hay CÔ LẬP ? (TTXVA).

- Gia đình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa kêu cứu (DLB).
- Điếu Cày và Hội thảo – Dieu Cay and Conference (Phạm Hồng Sơn).
Viết từ Saigon: Chào năm mới, chào những tận cùng (Sống Magazine). – Quê hương Việt Nam và nỗi buồn vong quốc (DLB).
- Đứng chung một thuyền có là ảo tưởng? (DLB).
- Thêm một gia đình ở Cồn Dầu phải bỏ xứ (RFA).-- - Đề xuất không tổ chức bộ máy UBND cấp quận, huyện, phường (TP).

Tổng số lượt xem trang