Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Năm 2012 – Từ góc nhìn địa – năng lượng

-Thứ ba, 18/12/2012

Eo biển Hormuz là tuyến đường biển quan trọng đối với việc vận chuyển dầu mỏ. (Ảnh: internet)
NDĐT- Theo đánh giá của các nhà phân tích quốc tế, năm 2012 thực sự là một năm đầy biến động, nhất là những khu vực giàu năng lượng. Sự nóng lên của các khu vực có tiềm năng dầu mỏ đã gây tổn thất cho cả con người và của cải, giá dầu tăng vọt, kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, nguy cơ tái khủng hoảng hiện hữu. Với nhu cầu năng lượng ngày một tăng cao, nguồn cung ngày càng cạn kiệt, khiến nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên địa - năng lượng. Trong đó, những tranh chấp các tài nguyên năng lượng đang nổi lên làm mờ đi các nhu cầu khác của con người.

Năng lượng và xung đột

Ngay từ những ngày đầu năm 2012, năng lượng và xung đột đã gắn chặt với nhau, đem lại tầm quan trọng ngày càng gia tăng cho những vùng địa - năng lượng trong một thế giới mà tài nguyên then chốt ngày một cạn dần. Những điểm nóng ở Trung Đông - Bắc Phi, vùng Biển Đông, Hoa Đông… đều liên quan đến vấn đề địa – năng lượng. Eo biển Hormuz đã làm rung chuyển các thị trường năng lượng khi năm mới 2012 bắt đầu. Bởi vì Hormuz có ý nghĩa chiến lược lớn hơn bất cứ eo biển nào khác trên hành tinh. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, mỗi ngày, các tàu dầu chuyển tải khoảng 17 triệu thùng dầu, tương đương 20% số cung toàn cầu đi qua eo biển quan trọng này.

Vào tháng 12-2011, khi một viên chức cao cấp Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz để đáp lại các chế tài khe khắt của Washington đối với Iran, giá dầu lập tức tăng vọt. Trong khi giới quân sự Mỹ cam kết duy trì tự do lưu thông qua eo biển, sự nghi ngờ tính an toàn của việc chuyên chở dầu trong tương lai và những lo ngại về một cuộc khủng hoảng tiềm năng lâu dài giữa Washington, Tehran, và Tel Aviv, đã khiến các chuyên gia năng lượng tiên đoán giá dầu sẽ lên cao, gia tăng tính nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu.

Eo biển Hormuz cũng chỉ là sự phản ánh của điểm nóng Trung Đông - Bắc Phi, những nơi địa - năng lượng - chính trị đang pha trộn với nhau một cách nhuần nhuyễn trong năm 2012 và còn diễn ra vào những năm tiếp theo. Tình hình Biển Đông, Biển Hoa Đông, vùng vịnh Caspian, Bắc Cực… cũng là những nơi giàu năng lượng. Những động thái của nhiều quốc gia đang tranh giành quyền kiểm soát khâu khai thác, vận chuyển năng lượng, đòi hỏi chủ quyền quốc gia trên biển, quyền lưu thông hàng hải, cũng như an ninh dọc những hệ thống ống dẫn dầu trên bộ… cho thấy trong những năm tới, các vùng cung cấp dầu, hơi đốt thiên nhiên và các tuyến đường vận chuyển năng lượng cũng sẽ là những địa danh, những ranh giới then chốt trên bản đồ chiến lược toàn cầu.

Những vùng sản xuất nòng cốt, như Vịnh Pecsic, sẽ luôn giữ vị trí quyết định. Cũng không kém phần quan trọng là những nút nghẽn hay nút cổ chai như eo biển Hormuz, eo biển Malacca giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông, và các mạng thông tin đường biển, điểm kết nối các khu vực sản xuất với thị trường hải ngoại. Các nước lớn như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… đang tái cơ cấu lực lượng quân sự để đối phó với chiến tranh địa – năng lượng trong tương lai. Trong chiến lược quốc phòng - quân sự của các nước lớn công bố trong năm 2012 cũng đã nói lên điều đó.

Tiềm tàng điểm “nóng”

Vùng lòng chảo Caspian là một vịnh nhỏ bao quanh bởi nước Nga, Iran, Azerbaijan, Kazakhstan, Turkmenistan và các nước liền kề như: Armenia, Georgia, Kyrgystan, Tajikistan được xem như khu vực có trữ lượng dầu mỏ quan trọng, vì vậy, tiềm năng xung đột luôn ở mức cao. Trữ lượng dầu và hơi đốt của vùng lòng chảo này đã thu hút nhiều xí nghiệp năng lượng đang hoạt động cùng với các ống dẫn dầu cần thiết để chuyển tải dầu và hơi đốt đến thị trường khiến cho khu vực thêm nhộn nhịp.

Trong kỷ nguyên địa - năng lượng mới, eo biển Hormuz gắn với Trung Đông – Bắc Phi; eo biển Malacca gắn với Biển Đông và Hoa Đông cùng với vùng lòng chảo Caspian không hề đứng riêng lẻ và tạo nên những điểm nóng tiềm tàng, ngay cả vùng Bắc Cực xa xôi với hiện tượng nóng lên toàn cầu và các tài nguyên năng lượng dần hé mở, nhiều quốc gia cũng đã và đang gia tăng hoạt động khiến nguy cơ tranh chấp tăng lên rõ rệt.

Một số nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định: Bất cứ ở đâu có nhiều tài nguyên năng lượng, thì ở đó nguy cơ xung đột luôn cận kề. Theo công ty năng lượng khổng lồ British Petroleum hay BP, khu lòng chảo Caspian có một trữ lượng dầu lên đến 48 tỷ thùng (phần lớn dưới lòng đất Azerbaijan và Kazakhstan) và 449 nghìn tỷ cubic feet hơi đốt thiên nhiên (với số trữ lượng lớn nhất thuộc Turkmenistan). Vùng lòng chảo Caspian đã vượt qua Bắc và Nam Mỹ về trữ lượng hơi đốt và vượt châu Á về trữ lượng dầu vì thế các cường quốc có tham vọng không thể bỏ qua.

Nga hiện là cường quốc áp đảo trong vùng, đang tìm cách kiểm soát các hệ thống ống dẫn dầu và hơi đốt từ vùng lòng chảo Caspian đến các thị trường tiêu thụ. Nga đang nâng cấp hệ thống ống dẫn dầu thời Xô Viết kết nối các nước Cộng hòa trước đây với Nga, thiết lập các tuyến dẫn dầu mới, và gần như hoàn toàn nắm độc quyền khâu phân phối toàn bộ số năng lượng từ Vịnh Caspian, qua mạng lưới ngoại giao truyền thống, các chiến thuật mạnh tay, hoặc công khai thân thiện với giới lãnh đạo các nước trong khu vực, để thu hút dòng năng lượng trung chuyển qua Nga.

Theo Michael Klare, tác giả cuốn Rising Powers, Shrinking Planet, Mỹ đã tìm cách ngăn ngừa các nỗ lực trên, thông qua việc bảo trợ xây cất các hệ thống ống dẫn dầu thay thế, tránh đi qua lãnh thổ Nga, băng qua Azerbaijan, Georgia, và Turkey đến Địa Trung Hải.

Trong khi đó, Bắc Kinh cũng đang xây dựng hệ thống ống dẫn dầu riêng nối liền vùng Caspian với miền Tây Trung Quốc. Tất cả các hệ thống ống dẫn dầu trên đây đều đi ngang qua những khu vực sắc tộc phức tạp về an ninh như: Chechnya bạo loạn và South Ossetia ly khai. Vì vậy, cả Trung Quốc và Mỹ đều cần phải phối hợp với nhau tạo ra cơ chế vận hành hệ thống ống dẫn dầu với viện trợ quân sự cho các quốc gia mà tuyến vận chuyển đi qua.

Quan ngại về sự hiện diện của Mỹ cả về quân sự lẫn kinh tế, trong các lãnh thổ thuộc không gian hậu Xô Viết, Nga đã đáp lại với những động thái quân sự của mình, kể cả cuộc chiến tranh năm ngày với Georgia hồi năm 2008, dọc theo tuyến đường vận chuyển dầu mỏ…

Như vậy, khi đối diện với nhu cầu bảo đảm dòng chảy năng lượng dầu mỏ trên thế giới, việc đầu tiên chính phủ Mỹ và các cường quốc tiến hành là quân sự hóa vấn đề. Đó là giải pháp mà Mỹ và các cường quốc đã và đang làm. Và Tổng thống Obama lại có thêm bốn năm nữa để trăn trở về chính sách an ninh năng lượng của mình. Vì thế, năm 2012 có thể coi là năm đánh dấu mốc quan trọng của bước chuyển của thế giới sang kỷ nguyên địa – năng lượng.-- Năm 2012 – Từ góc nhìn địa – năng lượng (ND).

-Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng cản trở tàu đánh cá ở Biển Đông

-13.12.2012

-Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngưng cản trở hoạt động đánh bắt bình thường và hợp pháp của ngư dân Việt tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Trang web Bộ Ngoại giao Việt Nam đăng phát biểu của người phát ngôn Lương Thanh Nghị tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 13/12 cho biết Việt Nam đã bày tỏ quan điểm này với Trung Quốc sau khi Bắc Kinh công bố ‘Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam.’

Phát biểu của ông Nghị được đưa ra đáp câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc ra quy định cho cảnh sát biển bắt đầu từ năm sau được quyền lục soát, trục suất tàu nước ngoài ở Biển Đông bị Bắc Kinh cho là vi phạm lãnh hải, chủ quyền Trung Quốc.

Trung Quốc hôm 27/11 thông qua Điều lệ sửa đổi về quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam với phạm vi áp dụng bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

-Việt Nam quan tâm duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông

Ngày 11/12, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã có bài phát biểu quan trọng trong phiên thảo luận chung của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 67 về Đề mục "Luật Biển và đại dương", nhân kỷ niệm 30 năm ngày ký Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).



Đại sứ Lê Hoài Trung. Ảnh: tintuc.vnn.vn

Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết, nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của đại dương và biển trong việc bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu, duy trì thịnh vượng kinh tế và giàu có của các nước trên thế giới, Việt Nam ủng hộ Đại hội đồng Liên hợp quốc tiếp tục thúc đẩy vấn đề sử dụng và phát triển bền vững của các đại dương, biển và tài nguyên biển.

Việt Nam đánh giá cao kết quả và các nỗ lực vừa qua của các cơ quan trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc, đồng thời khuyến khích Đại hội đồng xem xét và thông qua các khuyến nghị của Hội nghị lần thứ 5 thuộc Nhóm Công tác không chính thức để ngỏ đặc biệt nghiên cứu các vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn đa dạng sinh học biển ở các khu vực ngoài thẩm quyền quốc gia (Văn kiện A/67/95), Hội nghị lần thứ 13 của Tiến trình tư vấn không chính thức để ngỏ của Liên hợp quốc về Các đại dương và Luật Biển (Văn kiện A/67/120) và Hội nghị lần thứ 3 của Nhóm Công tác đặc biệt về tiến trình báo cáo toàn cầu thường xuyên và đánh giá thực trạng môi trường biển bao gồm các lĩnh vực kinh tế-xã hội (Văn kiện A/67/87). Việt Nam cũng đánh giá cao những thành tựu của các cơ quan do UNCLOS thành lập như Cơ quan Đáy biển quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển và Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.

Đại sứ Lê Hoài Trung cho rằng UNCLOS thể hiện nguyện vọng của cộng đồng quốc tế về một trật tự luật pháp quốc tế bình đẳng ở các đại dương và được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận. Đại sứ đánh giá UNCLOS như một "Bản hiến pháp về đại dương," bởi UNCLOS đã đề ra một khuôn khổ pháp lý toàn diện, trong đó tất cả các hoạt động ở các biển và đại dương phải được tuân thủ và tạo cơ sở quan trọng cho việc duy trì nền hòa bình và ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế biển, khai thác hợp lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển và môi trường ở các vùng biển trong và ngoài thẩm quyền quốc gia. Quan trọng hơn, UNCLOS đã thiết lập một cơ chế mới nhằm giải quyết tranh chấp biển, từ đó cung cấp cho các bên nhà nước một phương tiện hữu ích để giải quyết các bất đồng một cách hòa bình. UNCLOS cũng tạo ra sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định, ngay sau khi UNCLOS được thông qua, Việt Nam là một trong số 107 quốc gia ký Công ước ngày 30/4/1982. Và kể từ khi phê chuẩn UNCLOS năm 1994, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện Công ước như đã nêu trong Bản báo cáo thực hiện UNCLOS của Việt Nam gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc, hiện đang được lưu hành như một tài liệu chính thức của Khóa họp Đại hội đồng thứ 67 theo Điều khoản Chương trình nghị sự 75 (a) (Đại dương và Luật biển).

Căn cứ các quy định của UNCLOS cũng như xem xét tình hình thực tiễn, tháng 6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một nỗ lực pháp lý quan trọng của Việt Nam nhằm cụ thể hóa các quy định của UNCLOS thành luật pháp quốc gia của Việt Nam, góp phần cải thiện khung pháp lý quốc gia liên quan đến biển và hải đảo của Việt Nam. Luật Biển của Việt Nam đã tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho Việt Nam trong việc sử dụng, quản lý và bảo vệ các vùng biển và các nguồn tài nguyên.

Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh, là một quốc gia có 3.260 km đường bờ biển thuộc Biển Đông, Việt Nam rất quan tâm đến công tác duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông bao gồm bảo đảm an ninh hàng hải, thúc đẩy thịnh vượng và hợp tác hữu nghị phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Việt Nam kêu gọi tất cả các nước ký kết cũng như các nước khác ủng hộ việc thực hiện Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và Tuyên bố năm 2012 của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng hoạt động sớm ký kết một đạo luật ứng xử ở Biển Đông nhằm thúc đẩy hơn nữa nền hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực./.

-Biển Đông: Nước ASEAN nào 'thần phục' hay 'thách thức' Bắc Kinh ?
-- Ừ, THÌ ĐỔI TÊN NƯỚC VIỆT NAM RA THÀNH TỈNH QUẢNG NAM (Huỳnh Ngọc Chênh).

-Con rối của người khổng lồ-- Vassal state, hay trong tiếng việt có nghĩa gần là thuộc quốc, là quốc gia có đường lối ngoại giao phụ thuộc vào một nước khác, mặc dù có thể có độc lập tương đối về điều hành chính sách trong nước.

Campuchia có phải là vassal state?

Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN hồi tháng 7 năm nay đã không đưa ra được tuyên bố chung. Đây là lần đầu tiên một Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN không đưa ra được tuyên bố chung trong lịch sử 45 năm tồn tại của hiệp hội. Theo đánh giá của Bộ trưởng Ngoại giao Singapore K. Shanmugam thì kết quả này của hội nghị đã tạo ra sứt mẻ nghiêm trọng về uy tín của ASEAN.

Lý do của việc không thông qua được tuyên bố chung, theo Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan, là việc Việt Nam và Philippines muốn văn kiện này đề cập tới tranh cãi gần đây giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough nhưng nước chủ nhà Campuchia (là chủ tịch của ASEAN năm 2012) không đồng ý vì cho rằng đây là xung đột song phương giữa một số nước thành viên ASEAN và một nước láng giềng (ám chỉ Trung Quốc). Theo ngoại trưởng Campuchia, ông Hor Namhong, thì “cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN không phải là một phiên tòa, không phải là nơi đưa ra phán quyết về tranh chấp”.

Lý do mà Campuchia chặn không cho đưa các nội dung về Biển Đông vào tuyên bố chung, theo New York Times dẫn lời một quan chức ngoại giao ASEAN giấu tên, là “Trung Quốc đã mua nước chủ tịch, đơn giản là vậy”. Còn theo cách viết của Mark MacDonald trên Rendezvous, một phụ trương của International Herald Tribune, thì “Campuchia và thủ tướng độc tài của nước này, Hun Sen, giờ đã nằm chắc chắn trong quỹ đạo chính trị của Bắc Kinh, có thể vì phần thưởng tới hơn nửa tỷ USD dưới dạng các khoản vay, tài trợ, và quà tặng của Trung Quốc trong 3 tháng qua. Trong các cuộc gặp gỡ gần đây của ASEAN, Campuchia đã hành xử giống như con rối của Trung Quốc”.

Thực hư chuyện Campuchia bị Trung Quốc mua hay không là chuyện chỉ có lãnh đạo Campuchia và Trung Quốc biết. Tuy nhiên, ngày 12 tháng 7 Tân Hoa xã đã đăng tải thông tin Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì gặp thủ tướng Campuchia Hun Sen. Bài báo này viết rằng “phía Trung Quốc đánh giá cao sự ủng hộ chắc chắn và lâu dài của Campuchia đối với Trung Quốc trên các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Không biết có phải là một cách mỉa mai ASEAN hay không, nhưng bài báo này còn viết “Dương Khiết Trì thể hiện sự đánh giá cao đối với các nỗ lực của Campuchia với tư cách là Nước Chủ Tịch của ASEAN vì sự thành công của các cuộc gặp này [của ASEAN]” trong khi rõ ràng cuộc họp tháng 7 của các ngoại trưởng ASEAN vừa thất bại vì không ra được tuyên bố chung.

Câu chuyện Campuchia đi đêm với Trung Quốc để ngáng chân các nước ASEAN khác đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ trong số các nước có liên quan, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Thế nhưng chuyện thọc gậy bánh xe này chưa dừng lại ở đó.

Vào trung tuần tháng 11 vừa rồi, trong khuôn khổ phiên họp hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN, Campuchia một lần nữa lại trở nên nổi tiếng. New York Times đưa tin rằng trong một phiên họp kín giữa thủ tướng Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN, thủ tướng Campuchia, Hun Sen, đã đọc một bản tuyên bố rằng các nước ASEAN đã đồng thuận rằng vấn đề Biển Đông sẽ không được “quốc tế hóa”.

Người phát ngôn của đoàn Trung Quốc, Qin Gang, sau cuộc họp này đã phát biểu “Tôi phải nói rằng các nước ASEAN đã đạt được đồng thuận – đã đạt được một tiếng nói chung – và điều này đã được thủ tướng Hun Sen bày tỏ thay mặt cho ASEAN”.

Thế nhưng hóa ra cái gọi là đồng thuận này chỉ là do sự tưởng tượng ra của ông Hun Sen. Tổng thống Philippines ngay sau đó đã phản đối cái gọi là đồng thuận mà ông Hun Sen mô tả và viết thư cho ông Hun Sen phàn nàn rằng ông này đã bóp méo câu chuyện. Bộ ngoại giao Singapore thì cho rằng bản tuyên bố của nước chủ tịch đã “trích nhầm” (“misquoted”) ý của các lãnh đạo của ASEAN.  Nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, cũng phản đối tuyên bố này.

Sự nóng vội trong việc tâng công của ông Hun Sen rốt cuộc đã biến ông thành trò hề. Tuy nhiên, toàn bộ câu chuyện này cũng biến ASEAN thành một trò hề dưới con mắt của nhiều người. Mark MacDonald viết trên Rendezvous rằng “tại cuộc họp thượng đỉnh lần này, họ thậm chí còn không thỏa thuận được với nhau để lập ra đường giây nóng. Thậm chí ngay cả các kẻ thù không đội trời chung như Nam và Bắc Hàn Quốc còn có đường dây nóng – thực ra là 3 đường dây nóng”. Ông kết luận “không quyết đoán và choảng nhau trong nội bộ - đó là cách của ASEAN”.

Bi kịch này của ASEAN do Campuchia gây ra đã có sức “dội” toàn cầu. Giới truyền thông, sau nhiều lần bị Thủ tướng Hun Sen của Campuchia mắng mỏ là lười nhác và ngu dốt, tỏ ra đặc biệt đồng thuận trong kết luận rằng chính quyền nước này đã trở thành con rối của Bắc Kinh. Có vẻ như Campuchia đang hành xử như là một vassal state của Trung Quốc. (còn tiếp)

Con rối của người khổng lồ (phần 2)

Ảnh hưởng của Việt Nam với Campuchia

Câu chuyện cách hành xử của Campuchia trong năm 2012 có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam và Trung Quốc. Lịch sử của 3 nước trong khoảng 40 năm trở lại đây đã có nhiều giai đoạn thăng giáng đặc biệt phức tạp.

Khmer Ðỏ được thành lập năm 1968 và ban đầu chỉ là một nhóm du kích nhỏ theo đường lối cộng sản. Cuộc lật đổ hoàng thân Shihanouk của thủ tướng Lon Nol vào năm 1970 và kèm theo đó là việc hoàng thân Shihanouk chạy tị nạn sang Bắc Kinh, liên minh với Khmer Ðỏ để lập ra một chính quyền tị nạn của Campuchia (gọi tắt là GRUNK) đã tạo sức bật khủng khiếp cho nhóm này.

Theo Asia Times, chỉ trong một thời gian ngắn, đội quân của Khmer Ðỏ đã tăng từ 6,000 lên tới 50,000 chiến binh, chủ yếu là vì nhiều nông dân tham gia vào đội ngũ này với lòng tin rằng họ đang chiến đấu cho vị hoàng tử bị phế chuất Shihanouk. Nhờ sự phát triển vượt bậc này, Khmer Ðỏ đã dần dần dành được quyền kiểm soát Campuchia. Tới ngày 17 tháng 4 năm 1975, họ chiếm được thủ đô Phnom Penh.

Thắng lợi của Khmer Ðỏ ở Campuchia không phải ngẫu nhiên. Theo Lao Mong Hay, cựu giám đốc Học viện Khơ Me về Dân chủ ở Phnom Penh và chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Ủy ban Quyền Con người Á Châu ở Hồng Kông, Trung Quốc đã “giúp đỡ Khmer Ðỏ từ trước khi họ lên nắm quyền và tiếp tục giúp đỡ Khmer Ðỏ ngay cả sau khi Pol Pot đã nắm quyền mà bất kể những chuyện xảy ra cho người dân Campuchia”. Lao Mong Hay cho rằng Trung Quốc đã viện trợ tổng cộng khoảng 1 tỷ USD cho chính thể của Khmer Ðỏ ở Campuchia trước năm 1979.

Ngay sau khi lên cầm quyền, trong giai đoạn 1975-1979, thủ lĩnh Pol Pot của Khmer Ðỏ đã tìm cách học theo mô hình không tưởng của Mao Trạch Đông về xã hội nông dân. Pol Pot muốn xây dựng một xã hội mà theo mô tả của báo Times là “một Campuchia hoàn toàn không có bất cứ một thiết chế xã hội nào như ngân hàng, tôn giáo, hay bất cứ một loại công nghệ hiện đại nào”.

Để làm được việc này, Pol Pot đã tiêu diệt tất cả những người không thích hợp với tầm nhìn của ông ta về tương lai của Campuchia. Pol Pot tuyên bố đưa Campuchia về “Năm Thứ Không”, và tất cả trí thức, thương gia, thầy tu, và người nước ngoài bị đảo thải hết. “Cái gì thối rữa thì phải bị đào thải” là khẩu hiệu lúc bấy giờ của Khmer Ðỏ.

Sự đào thải này được thực hiện phần nhiều bằng cách hành hình, nhưng cũng nhiều khi bằng cách buộc các nạn nhân phải làm việc tới chết trên các cánh đồng. Cuộc thử nghiệm này của Pol Pot đã dẫn tới một Campuchia đầy đau thương với một phần tư dân số - khoảng 1,7 triệu người- bị giết hại.

Khmer Ðỏ sau này bị truy tố về tội diệt chủng. Tuy nhiên tại thời điểm đó, quốc tế không có bất cứ hành động gì. Theo Asia Times, mặc dù biết rõ những hành vi man rợ của chế độ do Khmer Ðỏ cầm quyền, Bắc Kinh đã đứng về phía Khmer Ðỏ. Có một số báo cáo về tình trạng diệt chủng ở Campuchia trong thời gian này nhưng không có bất cứ cuộc điều tra nào của UN hay bất cứ tổ chức quốc tế nào được tiến hành.

Theo cách nói của báo Times, “việc giết chóc tiếp tục không suy giảm cho đến khi quân đội Việt Nam, mệt mỏi với các cuộc tấn công ở biên giới [Việt Nam-Campuchia] của Khmer Ðỏ, đã xâm lược [Campuchia] vào năm 1979 và đẩy Khmer Ðỏ trở lại vào trong rừng”.

Trên thực tế thì việc “đẩy Khmer Ðỏ trợ lại vào trong rừng” của quân đội Việt Nam không dễ dàng như vậy. Theo Lao Mong Hay, Trung Quốc tiếp tục viện trợ tổng cộng khoảng 1 tỷ USD sau năm 1979 để Khmer Ðỏ có thể chiến đấu chống lại quân tình nguyện của Việt Nam. Ngoài chuyện viện trợ trực tiếp cho Khmer Ðỏ, theo Asia Times, Trung Quốc đã nổi giận về hành động của Việt Nam ở Campuchia và vì thế đã ra lệnh tấn công nhằm “dạy Việt Nam một bài học” và để giữ Pol Pot ở vị trí quyền lực. Nước này đã tổ chức một cuộc xâm lược quy mô lớn ở biên giới phía bắc của Việt Nam. Cuộc chiến kéo dài một tháng này đã khiến cả hai bên đều thiệt hại nặng với khoảng 20 tới 60 nghìn người chết.

Cuộc giải phóng mà Việt Nam thực hiện giúp Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Ðỏ đã đồng thời đặt nền móng cho sự cầm quyền tiếp theo của đảng nhân dân Campuchia (CPP) mà ông Hun Sen là chủ tịch. Bản thân ông Hun Sen cũng có nhiều liên hệ với Việt Nam. Là một cựu sĩ quan trong hàng ngũ Khmer Ðỏ, ông Hun Sen tháo chạy sang Việt Nam năm 1977 trong cuộc thanh trừng nội bộ của Khmer Ðỏ và được Việt Nam trọng dụng trong hàng ngũ của một thể chế mới của Campuchia do Việt Nam lập ra.

Đảng CPP của ông Hun Sen đã cầm quyền liên tục từ năm 1979 tới nay và ông Hun Sen đã trở thành thủ tướng từ năm 1985. Trong suốt giai đoạn trước khi Việt Nam chính thức rút quân khỏi Campuchia, quân đội Việt Nam đóng ở nước này đã là tấm khiên chắn cho chính quyền của ông Hun Sen khỏi sự tấn công trở lại của Khmer Ðỏ. Từ sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia cuối năm 1989, sự hỗ trợ của Việt Nam với chính quyền non trẻ của nước này vẫn tiếp tục dưới nhiều hình thức.

Ông Hun Sen là người nói thông thạo tiếng Việt không khác gì tiếng mẹ đẻ, và sự “gắn bó” của ông với Việt Nam quá rõ ràng tới mức hoàng thân Shihanouk có lần gọi ông là “gã đầy tớ một mắt của Việt Nam” (one-eyed lackey of Vietnam). Nói một cách không quá, Việt Nam đã đổ nhiều tiền của và công sức để hỗ trợ CPP của ông Hun Sen nắm quyền trong một nước Campuchia dân chủ, trong đó đặc biệt là các cuộc bầu cử trong những năm 1998 và 2003 – là các cuộc bầu cử then chốt trong đó sự ủng hộ của nhân dân Campuchia đối với CPP bị thử thách nghiêm trọng.

Tái thiết Campuchia và sự ảnh hưởng trở lại của Trung Quốc

Trong quá khứ, Trung Quốc là nước chống lưng cho Khmer Ðỏ mãi cho tới những năm 1993. Thế nhưng cùng với việc Campuchia được ra nhập ASEAN năm 1999, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược và quay sang ve vãn chính quyền do CPP lãnh đạo. Theo Nation Multimedia, trong khoảng 12 năm trở lại đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh quan hệ của nước này với ASEAN, trong đó có Campuchia.

Tuy nhiên, quan hệ của họ với Campuchia thì được đẩy xa hơn một chút so với các nước còn lại. Theo tờ báo này “Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, biết Trung Quốc có thể giúp nhiều trong việc thúc đẩy kinh tế của nước này phát triển cũng như nâng cao vị thế của Campuchia trong khu vực. Với tư cách là nguyên thủ tại vị lâu nhất trong khu vực, Hun Sen muốn được nhìn nhận như là một lãnh tụ đã mang lại hoà bình và thịnh vượng đến cho đất nước mình”.

Cuộc tái thiết Campuchia có sự hỗ trợ của nhiều bên. Campuchia là một trong những nước được nhận nhiều viện trợ nhất trên thế giới với khoảng 12.5% GDP đến từ viện trợ của nước ngoài, theo Statistic Brain. Trước đây, nhất là trong thập kỷ 90, viện trợ của phương Tây chiếm vị trí quan trọng. Tuy nhiên, các khoản viện trợ này thường kèm theo các điều kiện như về dân chủ và nhân quyền và được kiểm soát chặt chẽ. Theo Asia Times, Ngân hàng Thế giới từ nhiều năm nay vẫn cung cấp khoảng 50 tới 70 triệu USD cho Campuchia, chủ yếu phục vụ cho các dự án về y tế và giáo dục. Thế nhưng gần đây Campuchia có vẻ không quan tâm nữa và bỏ ra ngoài tai các khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới, kể cả đe doạ của tổ chức này về việc sẽ ngưng viện trợ.(còn tiếp)
(3)
Lý do mà Campuchia sẵn sàng tảng lờ các khuyến cáo của phương Tây là vì nước này đã tìm được nhà tài trợ mới. Các khoản viện trợ và/hoặc đầu tư từ Trung Quốc đều không có bất cứ ràng buộc gì.

Chính Hun Sen đã nói rất rõ trong nhiều bài phát biểucủa ông rằng ông thích các khoản viện trợ của Trung Quốc hơn các khoản viện trợ của phương Tây vì nó không đi kèm với các điều kiện này nọ. Hồi tháng 9, 2009, khi cắt băng khánh thành cây cầu ở tỉnh Kandal do Trung Quốc hỗ trợ vốn, Hun Sen đã tuyên bố “Trung Quốc tôn trọng các quyết định chính trị của Campuchia. Họ xây những cây cầu và những con đường và không hề có bất cứ điều kiện phức tạp gì cả”.
    Theo Asia Times, các nhà tài trợ quốc tế cam kết cho Campuchia 1,1 tỷ USD viện trợ, trong đó Trung Quốc là nước cam kết nhiều nhất. Trung Quốc cũng là nước có đầu tư trực tiếp (FDI) nhiều nhất vào Campuchia với kế hoạch được công bố lên tới 8 tỷ USD cho 360 dự án khác nhau trong vòng 7 tháng đầu năm 2011. Theo The Diplomat, Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia tổng cộng khoảng 9 tỷ USD trong vài năm gần đây dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp, cho vay mềm, hoặc các khoản viện trợ.

    Còn theo Yale Global, chương trình viện trợ “Global New Deal” của Bắc Kinh được thiết kế ra trong thời gian gần đây – gồm một ngân quỹ lớn để dành cho các khoản vay và các khoản đầu tư không bị ràng buộc bởi các điều kiện về nhân quyền hay cải cách bộ máy nhà nước – có vẻ như được thiết kế ra dành riêng cho thủ tướng Hun Sen của Campuchia.

    Cũng theo Yale Global, các ngân hàng Trung Quốc hiện nay giống như các hộp đựng tiền lẻ khổng lồ của chính quyền Campuchia, tài trợ cho đủ loại dự án từ đường xá, cầu cống,đập thuỷ điện, đến bất động sản và các khu nghỉ dưỡng. Thương mại giữa hai nước cũng đang phát triển mạnh với kim ngạch lên tới 2.5 tỷ USD năm 2011 và dự kiến gấp đôi vào năm 2017.

    Từ phía chính quyền Campuchia, câu chuyện “chịu ảnh hưởng của Trung Quốc” luôn được các quan chức của đất nước này lên tiếng bác bỏ. Hun Sen, trong một cuộc họp báo hồi tháng 4, 2012 sau hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN, đã tỏ ra giận dữ vì có bình luận rằng Campuchia đang hành xử như là một con rối của Trung Quốc. Ông này đã mắng chửi các nhà báo là điên, lười nhác, và ngu xuẩn và cảnh cáo họ, bao gồm hơn 100 nhà báo quốc tế, rằng phải nói sự thật “Cái tôi ghét cay ghét đắng là chuyện đồn thổi rằng Campuchia đang làm việc cho Trung Quốc và chắc đang chịu ảnh hưởng nào đó của nước này. Đó là chuyện hoàn toàn sai lầm. Chúng tôi là một đất nước có phẩm giá. Chúng tôi không sử dụng thứ chính trị cơ hội”. Và ông khẳng định thêm “Campuchia không thể bị mua”.

    Thế nhưng người Trung Quốc khác với người phương Tây ở nhiều điểm. Người phương Tây đem đến một hợp đồng với các điều khoản rõ ràng. Người Trung Quốc đến tặng quà và kết bạn với Kinh Kha, chỉ để mãi tới cuối cùng mới biến ông này thành sát thủ và đi vào chỗ chết. Theo cách nói củaYale Global, đồng tiền của Trung Quốc vẫn bị buộc bởi các sợi chỉ vô hình.

    Và sợi chỉ vô hình đó đã siết lại vào tháng 7 và tháng 11 năm nay. Kinh kha đã được gửi đi để hành thích Tần vương. Hun Sen đã được gửi đi để chặn đứng cỗ máy ASEAN trong vai trò chủ tịch đương nhiêm của khối này năm 2012.

    Làm gì với Campuchia trong tương lai

    Chỉ còn hơn một tháng nữa là hết năm 2012 và Campuchia sẽ hết vai trò nước chủ tịch ASEAN, nhường chỗ cho Brunei. Phải tới 10 năm nữa thì nước này mới lại có cơ hội quay lại vị trí chủ tịch. Câu chuyện của ASEAN khi đó có lẽ sẽ rất khác so với hiện nay. Vì thế những chuyện bẽ bàng cho ASEAN trong năm nay có lẽ sẽ không có cơ hội diễn ra trong tương lai gần.

    Campuchia là một đất nước có chủ quyền. Và dù là chính quyền Hun Sen hay bất cứ chính quyền nào khác thì họ vẫn hành động trên cơ sở lợi ích của chính quyền và lợi ích của Campuchia.  Vì thế, câu chuyện “bị Trung Quốc mua” dù muốn hay không vẫn sẽ xảy ra.

    Đơn giản là vì không có một gã khổng lồ nào khác có thể cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở đây. Toàn bộ khối ASEAN, xét cả về quy mô dân cư và sức mạnh kinh tế, cũng không đáng kể gì với người khổng lồ này. Âu Châu thì đang chìm đắm trong khủng hoảng và đủ thứ vấn đề nội bộ trong khi Mỹ thì còn phải căng mình ra (với ngân sách ngày càng mỏng đi) trên quá nhiều điểm nóng khắp nơi trên thế giới.

    Với tư cách là một tổ chức hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận, ASEAN sẽ khó có thể đạt được tiếng nói chung trên các vấn đề như tranh chấp ở Biển Đông một khi Campuchia vẫn còn là con rối do Trung Quốc dật dây. Và điều này có lẽ cũng sẽ khó có thể đảo ngược trong tương lai gần. Điều đó làm cho việc đưa ASEAN thành một diễn đàn để giải quyết các vấn đề về Biển Đông xem ra không khả thi. Đó là chưa kể Campuchia có thể không phải là con rối duy nhất mà Trung Quốc có ở ASEAN.

    Đối với Việt Nam, dù muốn hay không, vẫn phải chấp nhận một thực tế là Campuchia đã rời khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Việt Nam và giờ đang ăn nằm với đối thủ nặng ký phương bắc. Việt Nam đã có vai trò lịch sử ở đất nước này, và giờ đây vai trò lịch sử đó đã kết thúc. Việt Nam không thể, và cũng không nên, tìm cách níu kéo ảnh hưởng của mình ở Campuchia.

    - Giải mã chiến lược của Trung Quốc trong năm 2013 (Infonet). – Trung Quốc diễn tập giải cứu tập kích trên Biển Đông(Sohanews).

    - Mọi hoạt động của Trung Quốc ”bị theo dõi chặt” (VnMedia).
    - Mỹ khẳng định mối liên minh bền chặt với Nhật Bản (TTXVN). – Sẽ có phép màu? (ĐĐK). – Địa phương chủ quản Senkaku ra nghị quyết phản đối máy bay TQ xâm nhập (GDVN).
    - Phỏng vấn Nhà báo Nguyễn Quốc Thái: Hùng hổ thô bạo với dân, ươn hèn với Trung Quốc (RFA). “Trên đường từ nhà tôi đi đến gần ngã tư Điện Biên Phủ- Phạm Ngọc Thạch, có một thanh niên tông vào tôi rất mạnh. Tôi năm nay lớn tuổi rồi nên tay lái lạng quạng. Tôi cố kềm lại để không bị té; nhưng cổ tay bị trặt, đau cho đến hôm nay. Khi tôi dựng xe, khi chưa định hồn được bởi cú va đập mạnh như vậy, thì có hai cảnh sát giao thông ập tới và cướp chìa khóa xe của tôi”. - Một vụ lộn xộn nhỏ, khó hiểu trước Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, tối 17-12-2012 (Ba Sàm).

    - Đài Loan muốn sắm thiết bị trinh sát đường không của Mỹ để kéo ra Biển Đông (Soha).

    - Ảnh độc: Trung Quốc lại tập trận rầm rộ ở biển Đông (PN Today).
    - Chủ tịch đảng LDP Nhật Bản Shinzo Abe: Không khoan nhượng trong vấn đề biển Hoa Đông (CAND).  - Khi Nhật Bản thay đổi theo hướng thiên hữu (TQ).  - Obama – Abe củng cố quan hệ, Bắc Kinh ‘lo ngại’ (VNN).  - Mỹ động viên Nhật “ngăn chặn” Trung Quốc (VnMedia).  - Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự (Petrotimes).  - Trung Quốc quyết tâm giành Điếu Ngư/Senkaku (Infonet).  - Trung Quốc kháng cự, chủ quản Senkaku ra nghị quyết phản đối (PN Today).
    - Campuchia thay đại sứ tại Philippines vì Biển Đông? (Petrotimes). - Trung Quốc phản đối tăng cường trừng phạt Triều Tiên (NLĐ).

    --Reduction of Death Penalty in China through Judicial Restraint


    Trung Quốc xây sân bay "nuốt gọn" Trường Sa?

    Chủ Nhật, 19/08/2012, 14:05 [GMT+7]

    .-(Phunutoday) - Nhiều trang quân sự Trung Quốc đã cho đăng tin Trung Quốc sắp xây sân bay trên bãi đá chiếm giữ trái phép của Việt Nam tên gọi là Su Bi ( Trung Quốc gọi là Chử Bích) để giải quyết dứt điểm vấn đề Trường Sa…..

    Theo nhiều thông tin trên các trang web quân sự của Trung Quốc cho biết, nước này sẽ bắt đầu xây dựng sân bay trái phép trên bãi đã Su Bi thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Chử Bích vào cuối tháng 8




    Theo đó sân bay này của Trung Quốc có chiều dài khoảng 2.500m dùng để cho các loại máy bay vận tải, máy bay quân sự cất cánh và hạ cánh

    Năm 2008, Chủ tịch Trung Quốc ông Hồ Cẩm Đào có chuyến thị sát ở tỉnh Hải Nam, đến thăm các đơn vị hải quân đóng tại Tam Á thuộc Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc. Ông Hồ Cẩm Đào phát biểu, để giải quyết vấn đề Trường Sa trước hết cần phải có căn cứ để đóng quân và tác chiến. Không có đảo chúng ta hoàn toàn có thể làm đảo nhân tạo.

    Trong số mấy hòn đảo mà ta chiếm giữ thì địa hình đảo Xích Qua (tức đá Gạc Ma) phức tạp, chung quanh không dễ xây quân cảng; đảo Mỹ Tế (tức đá Vành Khăn) hình tròn, không thích hợp cho việc xây dựng tàu sân bay; chỉ có bãi Chử Bích (tức đá Su Bi) là có thể vừa xây được quân cảng vừa xây được sân bay.

    Trước đó, Trung Quốc đã chiếm giữ đảo đá này trái phép từ năm 1988. Hiện nay. Trung Quốc đã xây dựng một toà nhà bốn tầng, hai doanh trại cho quân lính, một vòm che ra-đa và một ngọn đèn biển

    Hình ảnh đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc đi qua bãi Chử Bích hôm 18/7


    Hình ảnh bộ đội Trung Quốc đi tuần trên bãi đá Su Bi chiếm giữ trái phép của Việt Nam

    Bộ đội Trung Quốc đang nhận hàng tiếp tế vào đảo

    Lính Trung Quốc đang xem ti vi trên đảo

    Có vẻ bằng việc xây dựng sân bay trên đảo Su Bi Trung Quốc muốn giải quyết triệt để vấn đề Trường Sa và biển Đông

    Tổng số lượt xem trang