--Muốn ăn lúa phải ăn năn
Diễn Đàn X-Cafe - metamorph
Ôn cố: Cái hoang tưởng của chúng ta
Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ. Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mã Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á hòa bình và trung lập. Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mã Lai đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mã đã hy sinh vì chống …Mã Cộng. Thêm vào đó, ông còn xin lỗi các lãnh đạo Mã Lai vì trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mã Cộng vì “hiểu sai tình hình” (flawed understanding of the situation). Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài vòng pháp luật. Lãnh đạo Việt Nam chỉ muốn ký kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.
Đồng thời cách nửa vòng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đã hứa ở hiệp định Paris 1972. (Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.)
Như chúng ta đã biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hãn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “lòng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu Bình, cũng lịch sự gác lại chuyện bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.
Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xã hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe bò, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới hòng được chúng ta chìa tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi. Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mã cộng, Thái cộng không thể khôi phục được lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện. Xét cho cùng, ta vẫn có thể chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á vì họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).
Ta học được điều gì nếu chúng ta thực sự muốn học? Không nên có nhiều kẻ thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới mức họ cần ta hơn ta cần họ.
Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông.
Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong có phần của mình trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên nền tảng Newton đã phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến tìm kiếm, bòn rút các thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật. Đức, Ý, Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và tận dụng khoa học kỹ thuật mới. Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng dầu? Sắt thép? So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thì Đức, Ý, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai vì không có nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ hòng mong thế giới chia cho mình cái phần mình đáng được hưởng. Đức tiến chiếm Âu Châu. Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm thấy mình chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho rằng mình đáng được hưởng.
Trung Quốc chẳng học được điều gì cả. Họ cần con đường chuyên chở nhiên liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng được hưởng. Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh vòng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải trình năng lượng đó. Trung Quốc sai ở chỗ nó không tự lượng sức. Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia Nhật có 20 hàng không mẫu hạm (http://en.wikipedia.org/wiki/ Imperial_Japanese_Navy_of_ World_War_II) và vẫn thảm bại trước hạm đội 7 Mỹ. Ngày nay Trung Quốc mua được một tàu phế thải, vá víu sửa chữa cho giống một mẫu hạm rồi tập tành chinh phục thế giới. Không cần là một chuyên gia quân sự, ai cũng có thể nhận thấy Trung Quốc phải cần ít nhất 20 mẩu hạm để có thể uy hiếp Nhật, 20 nữa để có thể uy hiếp Ấn và không biết bao nhiêu nữa mới có thể uy hiếp Nga hay Mỹ. Năm xưa Sô Viết sa lầy ở Afghanistan và Cambodia (tiếng rằng Việt Nam sa lầy nhưng chỉ tổn thất nhân mạng, thục ra Sô Viết sa lầy vì phải chi viện đạn, xăng, khí cụ cho Việt Nam) 10 năm sa lầy khiến Sô Viết không dẫy mà chết. Để làm chủ hành lang năng lượng, với bao nhiêu mẫu hạm và nguy cơ đối đầu với một siêu cường có thể sản suất ra một số lượng mẫu hạm không thể ước tính nổi là Mỹ, bao lâu thì Trung Quốc không dãy mà chết? Nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột. Ở vị thế siêu cường số 2, Trung Quốc không muốn thi gan một mất một còn với ai, mà chỉ muốn áp đảo những kẻ không thể tự bảo vệ. Vâng. Nếu Meta là thằng nhà giàu số 2 còn hơn làm thằng nghèo sặc máu hạng bét nếu thua trận. Tốt nhất chỉ nên bắt nạt thằng không thể tự vệ.
Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ. Đúng hơn chúng ta là thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ. Mới đây một đại tá Việt Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đã nói: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.”Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu loa phường thường đòi “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta vấp phải những sai lầm chí tử. Thậm chí có bác còn chống chế: “Ứng khẩu nói không thể chính xác như đã soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá nói sai be bét. Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai. Cái này rõ ràng trình độ ông đại tá có vấn đề. Thì tiện đây, Meta xin phân tích cái tai hại của ông đại tá.
Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm tìm hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển kinh tế. Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những trò bẽ mặt như công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một đại tá thuộc bộ Quốc Phòng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với Việt Nam. Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ vì nỗi sợ canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến và sẽ thục hiện giữa 2 nước. Hãy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đã nói thẳng “mày không bao giờ tử tế”? Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó.
Hãy đặt mình vào não trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng của họ trong tình huống khẩn thiết nhất. Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam được thì Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được. Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước Cộng sản dài hơn 1 chút xíu. Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận Bình lãnh đạo cũng chẳng khác gì một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo. Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi. Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa.Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đã lỡ nói toạc ra rồi thì Mỹ không còn lý do gì lưu luyến nữa cả. Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của tình cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ý.
Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông Trường Sa. Nếu Việt Nam tỏ ý không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông thì từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đã bỏ Nam Việt Nam năm 1975. Lịch sử cho thấy mất Sài Gòn không kéo theo mất Mã Lai, Thái Lan, Singapore như chủ thuyết Domino tiên đoán thì mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân. Mỹ chỉ cần bảo vệ Mã Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy.
Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái sai lầm của lãnh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm chúng ta không lãnh hội được gì cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết và muốn triệt cỏ năn. Củ năn cũng ngon ra phết. Phải ăn năn đã thì không sợ thiếu lúa.
Metamorph
Ðất Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam qua các đời (Diễn Đàn).
- - Philippines bắt đầu thấy lo lắng vụ Trung Quốc tập trận ở Biển Đông (GDVN).
- Nhật tố Trung Quốc khiêu khích nguy hiểm (NLĐ). – Nhật gọi hành động của TQ là ‘nguy hiểm’ (BBC). – Thủ tướng Nhật tố cáo hành vi hiếu chiến của Trung Quốc ngoài biển Hoa Đông (RFI). – Thủ tướng Abe đả kích Trung Quốc nhắm bắn tàu hải quân Nhật (VOA). - Nhật truy tìm kẻ ra lệnh chĩa radar bắn tàu hộ vệ (PN Today). - “Trung-Nhật khó có thể tìm được giải pháp lâu dài” (TTXVN).
- Thế giới 24h: Ấn Độ triển khai quân sát nách TQ (Tin mới). - Ấn Độ tăng cường hoạt động can dự tại Biển Đông (TTXVN).
- Sĩ quan Mỹ: Trung Quốc lấy mạnh hiếp yếu, bịa đặt bằng chứng lịch sử (GDVN).
- Trung Quốc vung tiền thu phục Malaysia (RFI). - Khởi công xây khu công nghiệp Malaysia-Trung Quốc (TTXVN).- Thời khốn khó cho tự do báo chí ở châu Á (Diplomat/ Gốc sân).
- VN trao nộp cựu cán bộ TQ bị truy nã.- TQ: Mất của, mất chất xám (NLĐ).
- Tỷ phú Murdoch: ‘tin tặc TQ vẫn phá’ (BBC).- ‘Cha truyền con nối’ hay sự thừa kế vương triều (TVN).
- Bí ẩn về “tân” quyền lãnh đạo của Tập Cận Bình (Diplomat/ Gốc Sân). – Tuổi rắn với những chính khách nổi tiếng (VNN).
- Trung Quốc lại dọa đoạn giao với Bắc Triều Tiên (RFI). -Trung Quốc dọa Triều Tiên phải ‘trả giá đắt’ (VNE). - Báo Trung Quốc đòi Triều Tiên “trả giá đắt” (NLĐ). – Trung Quốc ‘bình tĩnh’ trước thái độ hiếu chiến của Triều Tiên (Reuters/ Sống mới). – Phản ứng đối với khả năng CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân (ND). – Có thể ông Kim Jong Un sử dụng smartphone của HTC (Sống mới).
- Lần đầu tiên, phái đoàn Trung Quốc đến dự Triển lãm hàng không Ấn Độ (RFI). - Ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc ở Campuchia (KT).
- Tổng thống Miến Điện đề cử một nghị sĩ đối lập vào nội các (RFI).
-Nguyễn Chí Vịnh: Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc (QĐND 25-12-12) -- Mục đích của bài này là gì? Có liên hê chăng đến bài giảng của ông Trần Đăng Thanh?QĐND - Công tác đối ngoại quốc phòng đang ngày càng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt công tác này trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Bài văn của một học sinh lớp 9 gửi ông Trần Đăng Thanh (DLB). – Để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ (DĐCN).- Từ cuộc họp tổ dân phố đến buổi rao giảng của ông đại tá Thanh (DLB). – ĐIỀM GIỜI??? (DĐCN).
- Viện Chiến lược và Khoa học Công an: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng chuyên sâu, có bản lĩnh chính trị vững vàng (CAND).
- Triển lãm ảnh Hoàng Sa, Trường Sa – Biển đảo Việt Nam (TN). - Hội An triển lãm ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa (TP). - Triển lãm hình ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa (TT).- Chung một tình yêu biển đảo (TT). Nhạt rồi những thứ này!
- Việt – Trung 2012: Sóng từ Biển Đông (VNN). – Trung Quốc dự định xây thêm cơ sở hạ tầng trên các quần đảo tranh chấp (VOA). – Trung Quốc đầu tư 1,6 tỷ USD xây dựng hạ tầng trái phép ở “Tam Sa” (DT). – Trung Quốc chính thức đổ 10 tỷ NDT hợp thức hóa chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam (Sống Mới).
- Trung Quốc thận trọng trước kêu gọi Ấn Độ hỗ trợ ở Biển Đông của Việt Nam(VOA). – Lãnh đạo TQ ‘tạo hình ảnh thân thiện’ (BBC).
- Phi-Trung: Cánh cửa ngoại giao đã đóng hết? (SGTT).
- Trung Nhật ‘sẽ cải thiện quan hệ’? (BBC). – Senkaku/Điếu Ngư : Số du khách Trung Quốc đến Nhật giảm phân nửa (RFI). - Nhật lại điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc (LĐ). - Trung Quốc báo động chiến đấu cơ Nhật Bản (VnMedia). - TQ cảnh giác việc Nhật Bản tung máy bay tiêm kích (TTXVN). - Tân Thủ tướng Nhật Bản nhậm chức, TQ phái máy bay, Hải giám ra Senkaku (GDVN).
- MỸ – TRUNG QUANH TRỤC BIỂN ĐÔNG VÀ ĐÔNG NAM Á (Bùi Văn Bồng). - Mỹ – Trung bất hòa về dự thảo quốc phòng(TN). - THX: Mỹ chuyển hướng tới châu Á sẽ đối mặt với quan hệ TQ-Campuchia (GDVN).
- Nga sắp hoàn tất hợp đồng vũ khí cho VN (BBC). -Ấn Độ khốn khổ vì tàu ngầm Ngavietnamdefence
Hải quân Ấn Độ đã phát hiện ra trên tàu ngầm nguyên tử duy nhất Chakra của họ, tức tàu Nerpa lớp Projekt 971 Shchuka-B những hỏng hóc trầm trọng của các thiết bị quan trọng.
Quân sự Ấn Độ và vũ khí Nga
Ngư dân VN cứu người Mỹ ở Biển Đông
Việt Nam nhận Su-30MK2V và mua thêm Gepard 3.9vietnamdefence
Theo cam kết hợp đồng, Nga sẽ hoàn thành việc chuyển giao tiêm kích Su-30MK2 cho Việt Nam vào tháng 12/2012, Phó Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự (FSVTS) Vyacheslav Dzirkaln cho biết.
-Mỹ phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mớivietnamdefence
Bộ chỉ huy đóng tàu và vũ khí hải quân Mỹ NAVSEA đã ký với phân hãng Electric Boat của công ty General Dynamics hợp đồng thiết kế và đóng tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN(X) mà trong tương lai sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Ohio.
- 10 sự kiện nổi bật Đông Nam Á năm 2012 (DT).
- Châu Á 2013: thế tứ trụ đang lung lay! (SGTT).
- Dân Trung Quốc lo ngại về an ninh (TN). - Trung Quốc: Sửa luật đất đai để bình ổn xã hội (TT). - Thuốc giả
Trung Quốc giết bệnh nhân sốt rét châu Phi (SGTT).
- Cay Rademacher: Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ (phần 3) (Phan Ba).
- Cố lãnh tụ Kim Jong-il chết đột ngột vì tức giận? (RFA). – Ông Kim Jong Il đột tử vì nổi nóng? (DNSG).
- Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa khiến thế giới “đứng ngồi không yên”? (Mega News).
Diễn Đàn X-Cafe - metamorph
Ôn cố: Cái hoang tưởng của chúng ta
Mỗi khi gặp chuyện gì khó khăn, chúng ta thường mang cái quá khứ oanh liệt ra để tự ru ngủ, mong cái men chiến thắng của cha ông thành liều thuốc an thần trấn áp đi cái bất định, cái nan giải hiện tại. Chúng ta từ khước một đặc điểm sinh tồn cốt yếu: học từ thất bại quá khứ để xác định bước đi hiện tại sao cho dẫn đến thành công tương lai. Chúng ta nhắc đến cái chiến thắng giặc Hán, Pháp Mỹ mỗi ngày nhưng chúng ta tuyệt nhiên không hề nhắc đến cái nạn đói 1975-1990 do sai lầm của chúng ta, một nạn đói có thể tránh được nếu chúng ta đừng quá say mê với chiến thắng và vì say mê với chiến thắng, chúng ta coi thường cái nguy cơ tụt hậu, nghèo đói, bị cô lập.
Năm 1978 trước khi xua đại quân tiến chiếm Nam Vang, bộ ngoại giao nước ta tung ra một chiến dịch ngoại giao để lôi kéo các quốc gia lân cận để cùng nhau liên minh chống hiểm họa bành trướng Bắc Kinh, mặc dầu suốt cuộc chiến chống Mỹ, chúng ta không tiếc lời mạt sát khối liên Minh Đông Nam Á là sản phẩm của chính sách gây hấn và can thiệp của đế quốc Mỹ. Tháng 6 năm 1978, khi Việt Nam bắt đầu oanh tạc Cambodia, Phan Hiền sang Mã Lai tuyên bố ủng hộ một Đông Nam Á hòa bình và trung lập. Sau đó vào tháng 9 năm đó Thủ Tướng Phạm Văn Đồng sang Mã Lai đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ Mã đã hy sinh vì chống …Mã Cộng. Thêm vào đó, ông còn xin lỗi các lãnh đạo Mã Lai vì trót lỡ viện trợ vũ khí cho phiến quân Mã Cộng vì “hiểu sai tình hình” (flawed understanding of the situation). Sang Băng Cốc, Thái Lan, thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết không yểm trợ bọn Thái Cộng CPT (Communist Party of Thailand) vốn bị hiến pháp Thái Lan đặt ngoài vòng pháp luật. Lãnh đạo Việt Nam chỉ muốn ký kết một hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á để chuẩn bị cho một hàng cừ hay bờ đê ngăn chận cơn lũ bành trướng Bắc Kinh.
Đồng thời cách nửa vòng Trái đất, ở Nữu Ước, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Lần này, chúng ta không đặt điều kiện bồi thường 3 tỉ mà Nixon đã hứa ở hiệp định Paris 1972. (Nguồn Brother Enemy của Nayan Chanda.)
Như chúng ta đã biết, tất cả đều vô ích. Liên Minh Đông Nam Á từ lâu bị ám ảnh một Việt Nam hung hãn, quyết làm một mũi nhọn xung kích của thế lực Cộng Sản đều lịch sự từ chối “lòng tốt” của chúng ta và Mỹ sau khi tiếp Đặng Tiểu Bình, cũng lịch sự gác lại chuyện bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam và không hứa ngày đàm phán lại vấn đề đó.
Kết quả là chúng ta sa lầy ở Cambodia suốt 10 năm và đói nghèo suốt 15 năm. Quan trọng hơn, chúng ta chựng lại trong khi các quốc gia láng giềng tiến bộ vượt bực về khoa học, kỹ thuật, giáo dục, xã hội, kinh tế…Chúng ta quay về thời xe hơi chạy than, xe bò, ăn bo bo, mặc quần áo vá, dùng phân xanh như thời trung cổ.
Chúng ta dường như cấm kỵ không hề nhắc đến cái thất bại có thể tránh được đó chỉ vì hội chứng say sưa với chiến thắng. Thắng đế quốc Mỹ ta có thể lướt thắng được mọi thứ khác. Chúng ta hoang tưởng rằng cả thế giới đều ngưỡng mộ chúng ta và cả thế giới cần chúng ta hơn là chúng ta cần họ. Với Mỹ, họ là kẻ thua họ phải “bồi thường” mới hòng được chúng ta chìa tay cho mà bắt. Với Đông Nam Á, một Việt Nam với hơn 8 quân đoàn sát bên nách đáng gờm hơn là cái hiểm họa bành trướng từ Bắc Kinh xa vời vợi. Nếu chúng ta hồi tưởng lại, việc tiếp tế cho phiến quân Mã cộng, Thái cộng không thể khôi phục được lòng tin của các quốc gia Đông Nam Á bằng một vài cử chỉ ngoại giao thân thiện. Xét cho cùng, ta vẫn có thể chiến thắng Mỹ mà không cần phải thù nghịch với các quốc gia Đông Nam Á vì họ thủy chung không tiếp tay với Mỹ trong cuộc chiến ngoại trừ Thái Lan (cho mướn căn cứ Utapao) và Hàn Quốc (Hàn Quốc gửi quân tham chiến nhưng Hàn Quốc không thuộc Đông Nam Á).
Ta học được điều gì nếu chúng ta thực sự muốn học? Không nên có nhiều kẻ thù không cần thiết và tuyệt đối không hoang tưởng ta quan trọng tới mức họ cần ta hơn ta cần họ.
Tri tân: Lại hoang tưởng Mỹ cần Biển Đông hơn ta cần Biển Đông.
Đệ nhị thế chiến có một nguyên nhân kinh tế và sâu xa hơn, một nhu cầu thời đại. Đó là có vài cường quốc muốn xóa mọi trật tự thế giới để mong có phần của mình trong bối cảnh mới. Cách mạng khoa học kỹ thuật trên nền tảng Newton đã phát sinh động cơ nổ kéo các toa xe lửa, xe hơi, tàu bè và máy bay. Từ đấy các quốc gia tiên tiến tìm kiếm, bòn rút các thuộc địa nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu, nguyên liệu cho kỹ thuật. Đức, Ý, Nhật là những cường quốc chậm chân không có thuộc địa để phát triển và tận dụng khoa học kỹ thuật mới. Lấy đâu ra cao su làm vỏ xe hơi? Xăng dầu? Sắt thép? So với các cường quốc như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… thì Đức, Ý, Nhật mạnh hơn nhưng không có tương lai vì không có nguyên liệu lấy từ các thuộc địa. Họ muốn xóa bỏ mọi trật tự cũ hòng mong thế giới chia cho mình cái phần mình đáng được hưởng. Đức tiến chiếm Âu Châu. Không chịu kém, Nhật tiến chiếm Á châu và thế chiến bùng nổ để khởi đầu cho một trật tự mới mà trong đó, các cường quốc nào cảm thấy mình chịu thiệt, phải chiến đấu giành bằng được cái phần mà họ cho rằng mình đáng được hưởng.
Trung Quốc chẳng học được điều gì cả. Họ cần con đường chuyên chở nhiên liệu từ Trung Đông mà họ cho rằng với vị thế của họ hiện nay, họ đáng được hưởng. Tham vọng của họ xuyên suốt từ Bắc Kinh vòng qua eo Malacca, băng qua Ấn Độ vào Trung Đông chứ không chỉ ngừng lại sau khi chiếm trọn biển Việt Nam. Không may cho ta, Việt Nam là mục đích đầu tiên trong cuồng vọng chiếm lĩnh cái hải trình năng lượng đó. Trung Quốc sai ở chỗ nó không tự lượng sức. Thời đệ nhị thế chiến, hải quân hoàng gia Nhật có 20 hàng không mẫu hạm (http://en.wikipedia.org/wiki/
Không may Việt Nam ta là thằng không thể tự vệ. Đúng hơn chúng ta là thằng tự xua đuổi đồng minh nên không thể tự vệ. Mới đây một đại tá Việt Nam ông Trần Đăng Thanh, Phó giáo sư tiến sĩ Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng đã nói: “Nước Mỹ chẳng bao giờ tốt với chúng ta, chỉ có Trung Quốc tốt với chúng ta.”Câu này thật là tai hại. Các tay yêu nước kiểu loa phường thường đòi “bằng chứng đâu?”, “sai chỗ nào?” mỗi khi chúng ta vấp phải những sai lầm chí tử. Thậm chí có bác còn chống chế: “Ứng khẩu nói không thể chính xác như đã soạn trước rồi đọc” khi thấy ông đại tá nói sai be bét. Như chúng ta biết, một giáo viên cấp cơ sở cũng ứng khẩu chứ có ai giảng bài mà đọc từ giấy đâu mà chẳng bao giờ sai. Cái này rõ ràng trình độ ông đại tá có vấn đề. Thì tiện đây, Meta xin phân tích cái tai hại của ông đại tá.
Vẫn là hoang tưởng rằng Mỹ là bọn thèm Biển Đông hơn chúng ta thèm Biển Đông. Từ lâu chúng ta yên chí rằng chỉ cần búng tay một cái, Mỹ sẵn sàng lao vào lửa đạn bảo vệ chúng ta trong khi đó chúng ta vẫn sa sả chửi rủa Mỹ. Chúng ta yên chí rằng Mỹ là cỗ máy chiến tranh luôn sẵn sàng chờ lịnh ta để khai hỏa. Làm như cái “lịnh ta” là một ơn huệ hay một vinh dự chúng ta ban cho Mỹ vậy. Tệ hơn nữa, chúng ta chẳng bao giờ thèm tìm hiểu xem tại sao ta có được mỗi năm 100 tỉ tiền đầu tư FDI để phát triển kinh tế. Ta cũng không mảy may lo ngại từ nay cái FDI đó sẽ chuyển hướng sang Miến Điện, nơi thỉnh thoảng không có những trò bẽ mặt như công an quăng nhà ngoại giao Mỹ lên xe cây, làm ngơ khi tổng thống Mỹ xin ân xá cho một vài người phạm tội rất nhẹ và mới đây, qua miệng một đại tá thuộc bộ Quốc Phòng nói thẳng Mỹ luôn luôn có tâm địa xấu với Việt Nam. Vâng điều này vẫn có thể là chủ trương của chính phủ vì nỗi sợ canh cánh những cuộc cách mạng hoa hồng khắp nơi nhưng nói toạc ra điều này nó chặn đứng ngay tức khắc bao nhiệu nguồn trợ giúp đang xúc tiến và sẽ thục hiện giữa 2 nước. Hãy giả thử một mai Trung Quốc nuốt gọn Biển Đông, Mỹ phải làm sao khi “người ta” đã nói thẳng “mày không bao giờ tử tế”? Một kẻ có chút liêm sỉ sẽ không xăn tay áo giúp đỡ ta một khi ta từng mắng mỏ và từ chối mọi hảo tâm của nó.
Hãy đặt mình vào não trạng một người bị cự tuyệt để suy luận phản ứng của họ trong tình huống khẩn thiết nhất. Năm 1975 Mỹ bỏ Nam Việt Nam được thì Mỹ bỏ Biển Đông năm 2012 được. Đối với Mỹ, 1 nước Cộng Sản kéo dài từ Yên Kinh tới Côn Minh hay kéo dài tới Cà Mau (trường hợp Trung Quốc nuốt gọn Việt Nam) cũng vẫn là 1 nước cộng sản, chẳng qua là 1 nước Cộng sản dài hơn 1 chút xíu. Nói khác đi, một Việt Nam do Tập Cận Bình lãnh đạo cũng chẳng khác gì một Việt Nam do Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo. Mỹ chỉ quan tâm nếu Việt Nam lột xác thay đổi như kiểu Miến điện thôi. Ngoài ra Cộng Sản nào cũng rứa.Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đã lỡ nói toạc ra rồi thì Mỹ không còn lý do gì lưu luyến nữa cả. Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của tình cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ý.
Việt Nam và Phi Luật Tân cách nhau một chuỗi đảo là Hoàng Sa và Trường Sa. Có 2 con đường hàng hải đi qua Biển Đông là Tây Trường Sa và Đông Trường Sa. Nếu Việt Nam tỏ ý không cần Biển Đông bằng Mỹ cần Biển Đông thì từ nay Mỹ sẽ bỏ Biển Đông như đã bỏ Nam Việt Nam năm 1975. Lịch sử cho thấy mất Sài Gòn không kéo theo mất Mã Lai, Thái Lan, Singapore như chủ thuyết Domino tiên đoán thì mất tây Biển Đông cũng không có nghĩa mất con đường hàng hải phía bên kia Trường Sa phía Phi Luật Tân. Mỹ chỉ cần bảo vệ Mã Lai, Phi Luật Tân, Nhật và các đồng minh khác, những đồng minh chưa bao giờ phát biểu: “Mỹ luôn là kẻ có tâm địa xấu”, dù trong thâm tâm cũng có các quốc gia Đông Nam Á nghĩ như vậy.
Trong lịch sử cận đại và hiện đại, dân tộc chúng ta hứng chịu nhiều cái sai lầm của lãnh đạo nhưng mặc cảm tự ti hóa trang thành tự tôn làm chúng ta không lãnh hội được gì cả. Một chủng loài sẽ đi về đâu khi không thể sửa sai? Một thửa ruộng sẽ cho nhiều lúa hơn nếu chúng ta biết và muốn triệt cỏ năn. Củ năn cũng ngon ra phết. Phải ăn năn đã thì không sợ thiếu lúa.
Metamorph
Ðất Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam qua các đời (Diễn Đàn).
- - Philippines bắt đầu thấy lo lắng vụ Trung Quốc tập trận ở Biển Đông (GDVN).
- Nhật tố Trung Quốc khiêu khích nguy hiểm (NLĐ). – Nhật gọi hành động của TQ là ‘nguy hiểm’ (BBC). – Thủ tướng Nhật tố cáo hành vi hiếu chiến của Trung Quốc ngoài biển Hoa Đông (RFI). – Thủ tướng Abe đả kích Trung Quốc nhắm bắn tàu hải quân Nhật (VOA). - Nhật truy tìm kẻ ra lệnh chĩa radar bắn tàu hộ vệ (PN Today). - “Trung-Nhật khó có thể tìm được giải pháp lâu dài” (TTXVN).
- Thế giới 24h: Ấn Độ triển khai quân sát nách TQ (Tin mới). - Ấn Độ tăng cường hoạt động can dự tại Biển Đông (TTXVN).
- Sĩ quan Mỹ: Trung Quốc lấy mạnh hiếp yếu, bịa đặt bằng chứng lịch sử (GDVN).
- Trung Quốc vung tiền thu phục Malaysia (RFI). - Khởi công xây khu công nghiệp Malaysia-Trung Quốc (TTXVN).- Thời khốn khó cho tự do báo chí ở châu Á (Diplomat/ Gốc sân).
- VN trao nộp cựu cán bộ TQ bị truy nã.- TQ: Mất của, mất chất xám (NLĐ).
- Tỷ phú Murdoch: ‘tin tặc TQ vẫn phá’ (BBC).- ‘Cha truyền con nối’ hay sự thừa kế vương triều (TVN).
- Bí ẩn về “tân” quyền lãnh đạo của Tập Cận Bình (Diplomat/ Gốc Sân). – Tuổi rắn với những chính khách nổi tiếng (VNN).
- Trung Quốc lại dọa đoạn giao với Bắc Triều Tiên (RFI). -Trung Quốc dọa Triều Tiên phải ‘trả giá đắt’ (VNE). - Báo Trung Quốc đòi Triều Tiên “trả giá đắt” (NLĐ). – Trung Quốc ‘bình tĩnh’ trước thái độ hiếu chiến của Triều Tiên (Reuters/ Sống mới). – Phản ứng đối với khả năng CHDCND Triều Tiên thử hạt nhân (ND). – Có thể ông Kim Jong Un sử dụng smartphone của HTC (Sống mới).
- Lần đầu tiên, phái đoàn Trung Quốc đến dự Triển lãm hàng không Ấn Độ (RFI). - Ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc ở Campuchia (KT).
- Tổng thống Miến Điện đề cử một nghị sĩ đối lập vào nội các (RFI).
-Nguyễn Chí Vịnh: Củng cố hòa bình để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và xây dựng Tổ quốc (QĐND 25-12-12) -- Mục đích của bài này là gì? Có liên hê chăng đến bài giảng của ông Trần Đăng Thanh?QĐND - Công tác đối ngoại quốc phòng đang ngày càng có những đóng góp thiết thực vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về mặt công tác này trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Khu vực có những biến chuyển mạnh mẽ
Trong những năm đầu Thế kỷ 21, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nhiều biến động về chiến lược, cục diện có những biến chuyển mạnh mẽ, dần trở thành tâm điểm của sự can dự toàn cầu bởi tiềm năng, lợi ích bao la của biển. Điều này có thể thấy rõ qua chính sách “tái cân bằng”, trở lại châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, hay có thể nhận biết trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc khi Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ là “cường quốc biển”. Bên cạnh đó, các quốc gia khác, dù ở bên bờ Ấn Độ Dương hay ở châu Âu xa xôi, cũng đánh tín hiệu mong muốn góp mặt để hợp tác, chia sẻ những lợi ích mà châu Á - Thái Bình Dương có thể mang lại. Các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phần lớn là các quốc gia vừa và nhỏ, cũng nhận thức được lợi ích của biển, tăng cường các hoạt động kinh tế, nghiên cứu khai thác tài nguyên, tích cực tham gia vào các mô hình hợp tác liên quan đến biển.
Như một hệ quả tất yếu, sự can dự mạnh mẽ dẫn đến hai xu thế là hợp tác và cạnh tranh, với những diễn biến cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Dù mỗi nước đều có chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm song biển không phải của riêng ai và những lợi ích từ biển cần được chia sẻ theo đúng luật pháp quốc tế. Đây là một nhận thức rất quan trọng bởi nếu các nước thống nhất cùng tôn trọng chủ quyền của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, sẵn sàng chia sẻ lợi ích một cách minh bạch thì sẽ giảm thiểu mặt cạnh tranh, tối đa hóa mặt hợp tác.
Tuy nhiên, đứng trước lợi ích to lớn đó, nếu không hiểu hoặc cố tình hiểu không đúng quyền và lợi ích của mỗi quốc gia trên biển thì xu thế cạnh tranh sẽ nổi trội, kéo theo những cọ xát với hệ lụy khôn lường. Ngay lúc này, nhiều người cũng đã thấy những nguy cơ xung đột tiềm tàng và dấu hiệu của một cuộc chạy đua vũ trang đang cuốn theo cả nước lớn lẫn nước nhỏ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nước lớn tăng cường trang bị vũ khí hiện đại với khả năng chiến đấu cao, tầm hoạt động xa, sức hủy diệt lớn, chủ yếu là cho không quân và hải quân - nhằm khẳng định quyết tâm và từng bước hiện thực hóa vai trò thống lĩnh biển của mình.
Không dừng lại ở đó, đã bắt đầu xuất hiện những tuyên bố về quyền, về chủ quyền trên biển đi ngược lại xu thế thời đại, bất chấp luật pháp quốc tế, xâm hại chủ quyền của các quốc gia khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của tất cả các bên có liên quan…, khiến dư luận trong và ngoài khu vực vô cùng quan ngại, thậm chí có những dự báo rất bi quan, xám màu… Rõ ràng, đó là những nhân tố gây bất lợi cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực chúng ta.
Độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế
Trước những diễn biến phức tạp gần đây ở Biển Đông, nhiều người đặt câu hỏi: Liệu Việt Nam có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, vừa giữ được độc lập tự chủ, không bị cuốn vào cuộc cạnh tranh quyền lực của các nước lớn, đồng thời giữ được quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước trong khu vực hay không?
Chúng ta tự tin trả lời: Hoàn toàn có thể được!
Vì sao như vậy?
Vì chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thời đại, đó là xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển của tất cả các nước trên thế giới. Cụ thể trong vấn đề Biển Đông, chúng ta khẳng định bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền chính đáng của mình, đồng thời sẵn sàng chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan trên cơ sở luật pháp quốc tế, tích cực đóng góp cho sự hợp tác vì hòa bình, phát triển rộng lớn hơn trên các vùng biển quốc tế. Chúng ta bảo vệ lợi ích của chính mình, nhưng đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích chính đáng của tất cả các nước khác và đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Chính vì vậy, trong thời gian qua, chúng ta có được sự ủng hộ rộng rãi trong khu vực và trên thế giới đối với những chủ trương, những hành động cụ thể nhằm bảo vệ độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông.
Chúng ta sống trong một thế giới hội nhập, hợp tác đa phương, nhưng vẫn giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế. Việt Nam ủng hộ sự can dự của các nước lớn trong khu vực, nếu nó đem lại hòa bình, ổn định, phát triển cho tất cả các nước. Nhưng đồng thời chúng ta cũng yêu cầu phải có sự bình đẳng trong quan hệ quốc tế, dù nước lớn hay nước nhỏ đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế trong các vấn đề liên quan đến lợi ích và đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Bên cạnh đó, Việt Nam khẳng định không tham gia các can dự có tính chất quân sự, không tham gia các liên minh quân sự, không theo nước này để chống nước khác. Các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam sẽ không gây phương hại cho bất cứ quốc gia nào.
Chúng ta bảo vệ lợi ích trên biển trong bối cảnh quốc tế Việt Nam có nhiều bạn bè tốt và có chung lợi ích ổn định và phát triển, trước hết là các nước ASEAN. Chúng ta đã và đang nỗ lực để các nước ASEAN có cùng tiếng nói về vấn đề Biển Đông. Việt Nam sẵn sàng hợp tác chia sẻ lợi ích không chỉ với các nước có tuyên bố chủ quyền mà cả những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, làm rõ những lợi ích mà họ thu được với một Biển Đông hòa bình, ổn định. Trong các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương, chúng ta luôn khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ một cách hòa hiếu, bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Thời đại hôm nay không còn là thời mà quốc gia này có thể ỷ trên sức mạnh áp đặt ý chí lên một quốc gia khác, đặc biệt khi đụng chạm tới vấn đề thiêng liêng là chủ quyền quốc gia.
Đảng, Nhà nước, Quân đội ta có đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đặc biệt coi trọng quan hệ với các nước láng giềng. Với Trung Quốc, bên cạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đang phát triển tốt đẹp, vẫn còn nổi cộm vấn đề về chủ quyền lãnh thổ trên biển. Chúng ta cần trực tiếp giải quyết với Trung Quốc những tồn tại giữa hai nước trên Biển Đông, không để ai can thiệp vào vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế và những điều ước khu vực, theo tinh thần Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký với lãnh đạo Trung Quốc cuối năm 2011. Bên cạnh đó, chúng ta chủ trương công khai, minh bạch trước cộng đồng thế giới và lắng nghe ý kiến của các nước có liên quan lợi ích trên Biển Đông. Chính do cách tiếp cận như vậy nên khi đề cập đến vấn đề Biển Đông trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn nhận được nhiều tiếng nói ủng hộ.
Với tư cách là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt, chúng ta tích cực đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, đồng thời chúng ta cũng không ngần ngại trao đổi thẳng thắn với Trung Quốc về những quan ngại của Việt Nam về vấn đề Biển Đông. Chúng ta làm điều này vì lợi ích của Việt Nam, vì chủ quyền của Việt Nam và cũng là vì lợi ích, hòa bình, ổn định của khu vực. Không chỉ vậy, chúng ta muốn nói với các bạn Trung Quốc rằng, không riêng Việt Nam mà nhiều nước khác cũng khâm phục và ngưỡng mộ hình ảnh một nước Trung Quốc XHCN phát triển hòa bình, hợp tác hữu nghị với các quốc gia trên thế giới. Việt Nam không muốn thấy những tuyên bố, những cách ứng xử không phù hợp của Trung Quốc sẽ làm phương hại đến lợi ích chiến lược, toàn cục của chính Trung Quốc, làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp mà qua mấy chục năm mở cửa, nước bạn mới dày công vun đắp xây dựng nên.
Đất nước ta ngày càng ổn định, kinh tế đang từng bước vượt khó khăn, đời sống nhân dân được Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo ngày càng phát triển. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc nhưng cũng rất yêu chuộng hòa bình. Tất cả những chủ trương đối ngoại đúng đắn trên chỉ có thể thực hiện có kết quả khi đất nước chúng ta ổn định, kinh tế từng bước phát triển, tiềm lực quốc gia ngày càng vững mạnh. Đất nước cần được chuẩn bị tốt để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, trước hết là hun đúc lòng yêu nước, tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó một trọng tâm là bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không điều gì quan trọng hơn là giữ vững ổn định chính trị, làm cho nhân dân ngày càng tin Đảng, Nhà nước, vì bất ổn nội bộ không những cản trở kinh tế, xã hội phát triển mà còn khiến chủ quyền quốc gia bị uy hiếp. Bên cạnh đó là việc xây dựng quân đội mạnh về tiềm lực, sẵn sàng chiến đấu cao. Cùng toàn Đảng, toàn dân, chúng ta sẽ làm tất cả để ngăn chặn chiến tranh, củng cố hòa bình, song cũng luôn vững tay súng, toàn dân là chiến sĩ, sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, thống nhất đất nước.
Cuối cùng, chúng ta luôn phải nhớ bài học kinh nghiệm xương máu về kiến tạo và gìn giữ hòa bình - mục tiêu của mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là kiến tạo hòa bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Nhưng một nền hòa bình chỉ thực sự bền vững khi chúng ta luôn rực cháy ý chí và bảo đảm đủ sức mạnh bảo vệ đất nước trong mọi tình huống, từ mọi hướng. Làm tất cả để gìn giữ hòa bình song chúng ta không được để Tổ quốc bị bất ngờ, dám đánh và biết đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Quân đội ta luôn có tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, đất nước luôn được củng cố tiềm lực, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc bằng cuộc chiến tranh nhân dân bất khả chiến bại.
Đối ngoại quốc phòng góp phần xây dựng quân đội vững mạnh
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Đối ngoại quốc phòng đã chủ động, tích cực mở rộng quan hệ song phương và hoạt động trên các diễn đàn đa phương để phục vụ cho sự nghiệp đối ngoại chung của Đảng và Nhà nước, trong đó có góp phần giải quyết các vấn đề trên Biển Đông.
Trước hết, chúng ta tăng cường, mở rộng quan hệ với các quốc gia để tìm kiếm điểm đồng, những lợi ích chung, cùng phát triển, từng bước xây dựng và củng cố lòng tin của bạn bè quốc tế với một nước Việt Nam hòa hiếu, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Thứ hai, chúng ta đã chủ động xử lý các vấn đề trong quan hệ với Trung Quốc nhằm phục vụ mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm “16 chữ và tinh thần 4 tốt”; tăng cường mối quan hệ tin cậy giữa hai Quân đội, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề trong quan hệ song phương, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Thứ ba, chúng ta đã tích cực tham gia các diễn đàn đa phương như một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, trong đó luôn chủ động nêu các vấn đề an ninh khu vực một cách khách quan, bình tĩnh, có lý, có tình, trên tinh thần xây dựng. Ý kiến của Việt Nam thường được lắng nghe, tôn trọng, đánh giá cao, đóng góp tích cực, có hiệu quả cho các diễn đàn này và chúng ta được sự ủng hộ của nhiều nước đối với cách xử lý các vấn đề quốc tế của Việt Nam, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Một kết quả quan trọng khác là công tác đối ngoại quốc phòng đã đóng góp không nhỏ cho xây dựng quân đội vững mạnh, tiếp thu khoa học, công nghệ mới, tăng cường sức chiến đấu, sẵn sàng đối phó mọi tình huống trên đất liền, trên không và trên biển.
Chúng ta tin rằng, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, công tác đối ngoại quốc phòng sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước phát triển, giữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta.
Thượng tướng NGUYỄN CHÍ VỊNH (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng)
- Bài văn của một học sinh lớp 9 gửi ông Trần Đăng Thanh (DLB). – Để tránh cái hoạ bị nhân dân đạp đổ và lịch sử phỉ nhổ (DĐCN).- Từ cuộc họp tổ dân phố đến buổi rao giảng của ông đại tá Thanh (DLB). – ĐIỀM GIỜI??? (DĐCN).
- Viện Chiến lược và Khoa học Công an: Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo hướng chuyên sâu, có bản lĩnh chính trị vững vàng (CAND).
- Triển lãm ảnh Hoàng Sa, Trường Sa – Biển đảo Việt Nam (TN). - Hội An triển lãm ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa (TP). - Triển lãm hình ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa (TT).- Chung một tình yêu biển đảo (TT). Nhạt rồi những thứ này!
- Việt – Trung 2012: Sóng từ Biển Đông (VNN). – Trung Quốc dự định xây thêm cơ sở hạ tầng trên các quần đảo tranh chấp (VOA). – Trung Quốc đầu tư 1,6 tỷ USD xây dựng hạ tầng trái phép ở “Tam Sa” (DT). – Trung Quốc chính thức đổ 10 tỷ NDT hợp thức hóa chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam (Sống Mới).
- Trung Quốc thận trọng trước kêu gọi Ấn Độ hỗ trợ ở Biển Đông của Việt Nam(VOA). – Lãnh đạo TQ ‘tạo hình ảnh thân thiện’ (BBC).
- Phi-Trung: Cánh cửa ngoại giao đã đóng hết? (SGTT).
- Trung Nhật ‘sẽ cải thiện quan hệ’? (BBC). – Senkaku/Điếu Ngư : Số du khách Trung Quốc đến Nhật giảm phân nửa (RFI). - Nhật lại điều chiến đấu cơ chặn máy bay Trung Quốc (LĐ). - Trung Quốc báo động chiến đấu cơ Nhật Bản (VnMedia). - TQ cảnh giác việc Nhật Bản tung máy bay tiêm kích (TTXVN). - Tân Thủ tướng Nhật Bản nhậm chức, TQ phái máy bay, Hải giám ra Senkaku (GDVN).
- MỸ – TRUNG QUANH TRỤC BIỂN ĐÔNG VÀ ĐÔNG NAM Á (Bùi Văn Bồng). - Mỹ – Trung bất hòa về dự thảo quốc phòng(TN). - THX: Mỹ chuyển hướng tới châu Á sẽ đối mặt với quan hệ TQ-Campuchia (GDVN).
- Nga sắp hoàn tất hợp đồng vũ khí cho VN (BBC). -Ấn Độ khốn khổ vì tàu ngầm Ngavietnamdefence
Hải quân Ấn Độ đã phát hiện ra trên tàu ngầm nguyên tử duy nhất Chakra của họ, tức tàu Nerpa lớp Projekt 971 Shchuka-B những hỏng hóc trầm trọng của các thiết bị quan trọng.
Quân sự Ấn Độ và vũ khí Nga
Ngư dân VN cứu người Mỹ ở Biển Đông
Việt Nam nhận Su-30MK2V và mua thêm Gepard 3.9vietnamdefence
Theo cam kết hợp đồng, Nga sẽ hoàn thành việc chuyển giao tiêm kích Su-30MK2 cho Việt Nam vào tháng 12/2012, Phó Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự (FSVTS) Vyacheslav Dzirkaln cho biết.
-Mỹ phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mớivietnamdefence
Bộ chỉ huy đóng tàu và vũ khí hải quân Mỹ NAVSEA đã ký với phân hãng Electric Boat của công ty General Dynamics hợp đồng thiết kế và đóng tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN(X) mà trong tương lai sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Ohio.
- 10 sự kiện nổi bật Đông Nam Á năm 2012 (DT).
- Châu Á 2013: thế tứ trụ đang lung lay! (SGTT).
- Dân Trung Quốc lo ngại về an ninh (TN). - Trung Quốc: Sửa luật đất đai để bình ổn xã hội (TT). - Thuốc giả
Trung Quốc giết bệnh nhân sốt rét châu Phi (SGTT).
- Cay Rademacher: Cái chết của ông Hoàng đế Đỏ (phần 3) (Phan Ba).
- Cố lãnh tụ Kim Jong-il chết đột ngột vì tức giận? (RFA). – Ông Kim Jong Il đột tử vì nổi nóng? (DNSG).
- Vì sao Triều Tiên phóng tên lửa khiến thế giới “đứng ngồi không yên”? (Mega News).