S.T.T.D Tưởng Năng Tiến-Điều Rất May Của Bên Bại Cuộc-
Họ như phục sẵn từ rất lâu rồi, một số phóng viên còn cúi xuống dùng tay sờ, nắn đôi dép tỏ vẻ lạ lùng và trịnh trọng. Sau đó họ vội vàng ghi chép lại những gì mình vừa thấy. Từ những góc độ, cự ly khác nhau, các phóng viên thi nhau bấm máy, họ chen nhau để có được những vị trí thuận lợi.
Rồi tiếp theo đó là cảnh đám đông dân chúng kéo đến từ các ngả, ùa vào để được ngắm nghía đôi dép. Đó chỉ là một cảnh tượng tự hào và cảm động mà bạn bè quốc tế đã dành cho đôi dép của Bác trong rất nhiều nơi Bác tới thăm. (“Trăm phóng viên nước ngoài vây kín đôi dép của Bác” – Tin Ngắn, 19/05/2013).
Nửa đêm vay tuổi lấy người chiến tranh
Đèn con tiễn đến cổng đình
Quay về hụt bước ngỡ mình chiêm bao
Khe Sanh – Dốc miếu là đâu
Vắng con nhớ đến bạc đầu cô đơn
Máu chiều gội đỏ hoàng hôn
Nghĩa trang mồ giả, nắm xương không mồ...
Dù cũng sinh ra trong thời chinh chiến nhưng vì sống bên này vỹ tuyến nên tôi may mắn hơn những người cùng tuổi với mình. Trong khi họ chân đi dép râu, vai đeo ba lô, tay ôm súng đạn vượt Trường Sơn thì tôi vẫn được ngồi yên lành ở trường trung học công lập Trần Hưng Đạo – Đà Lạt.
Dù vậy, rất ít khi tôi chịu ngồi yên trong lớp. Một tuần, ít nhất cũng có đến hai ba hôm tôi bỏ học. Tôi ra ngồi cà phê Tùng (Đà Lạt) để tập uống cà phê đen, hút thuốc lá Basto, nghe nhạc Beatles hay đọc Im Lặng Hố Thẳm và Hố Thẳm Tư Tưởng của Phạm Công Thịện – nếu vào buổi sáng.
- Hồi tưởng của một người “bên thua cuộc”
Thanh Tran
Đọc lời giới thiệu sách “Bên thắng cuộc” thấy có nguyên một chương nói về “cải tạo” làm tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình.
Ba tôi là sĩ quan cảnh sát trưởng ban bài trừ tệ đoan xã hội (tương tự như police vice unit của Mỹ) của chế độ miền Nam [Việt Nam Cộng hoà - DCVOnline] ở Đà Nẵng. Tuy không làm việc gì liên quan tới “bài cộng sản” nhưng cũng phải vào tù 6 năm để “cải tạo thành con người mới XHCN”. Trong ký ức của tôi vẫn còn lờ mờ đọng lại hình ảnh về những lần đi “thăm nuôi” với mẹ tôi. Công nhận ai nghĩ ra cái từ này sao hay quá. Chỉ vỏn vẹn có hai chữ nhưng gói đầy ý nghĩa của “thăm” và của “nuôi".
Tôi là con út, hồi đó mới 3, 4 tuổi gì đó nên vẫn hay được mẹ dắt theo vào thăm ba. Ba tôi bị giam đâu đó ở gần Bình Tuy. [Từ 1976, tỉnh sáp nhập với Ninh Thuận và Bình Thuận thành tỉnh Thuận Hải.] Chiếc xe khách “Phi Long Tiến Lực” từ trung vào nam dừng lại Bình Tuy vào ban đêm trên đường quốc lộ hoang vắng. Trong hơi lạnh của sương đêm, mẹ bồng tôi lần mò theo ánh đèn dầu le lói kiếm tới nhà dân trong vùng xin tá túc. Tôi không nhớ là mẹ tôi có biếu họ gì không nhưng họ tiếp đón ân cần và hình như trong ánh mắt nảy lên sự cảm thông không tìm thấy được ở “bên thắng cuộc” vào lúc này. Nghỉ qua đêm trong căn nhà tranh vách đất, giữa ánh lửa nhen nhúm của mấy thanh củi sưởi ấm, nhưng vẫn ấm áp tình người ở vùng thôn quê chất phác. Hình như đa số dân quê ở đây làm rẫy hay đốn củi và rành đường lối ra vào rừng nên sáng sớm mẹ tôi cũng nhờ họ dẫn đường vào tới trại tù.
Trại tù nằm lọt thỏm ở trong rừng sâu và không hiểu có phải vì lý do an ninh hay sao mà chẳng có bảng tên chỉ dẫn đường đi lối về. Mẹ con tôi gia nhập vào đoàn người lũ lượt đi vào sâu trong rừng để gặp những người thân yêu xấu số của “bên thua cuộc”. Những con đường đất mòn quanh co dẫn vào trại tù giữa rừng nhìn không khác gì nhau làm bà con phải tìm cách để lại dấu vết (tôi chỉ còn nhớ một trong những cách đó là bẻ lá bên đường) trở lại đường cái đón xe ra về. Có lần mẹ con tôi không hiểu sao không ra về cùng lần với đoàn người, bị lạc giữa rừng cuối cùng mò ra được quốc lộ phải chạy trối chết (đúng hơn là chỉ có mẹ tôi chạy đèo theo cái cục nợ bên hông là tôi) mới bắt kịp xe khách vừa chuyển bánh. Tôi lon ton đi theo mẹ vào trại tù mà cứ ám ảnh sợ rắn cắn.
Vì còn quá nhỏ nên ký ức về những lần gặp ba tôi không còn đọng lại nhiều ngoài những giọt nước mắt của ba mẹ tôi, những cái ôm hôn như không muốn rời xen lẫn trong tiếng hối thúc mau trở về trại của “các đồng chí trong ban quản giáo”, và cảm giác của những sợi râu bạc (tuy chưa già) và cứng của ba tôi để lại trên má. Và cũng vì còn quá nhỏ nên vẫn ham ăn (hay là vì quá thiếu thốn) và nhớ tới mùi thơm của thức ăn bốc ra từ những lon “Guigoz”. Kỷ niệm về những lần thăm nuôi đó cũng làm tôi nhớ lại người cậu ruột đã mất, được coi là “thành phần thứ ba”, vì mẹ tôi luôn sẵn dịp này vào thăm ông ở Saigon. Nhưng tôi sẽ dành dịp khác để viết về người cậu mà tôi rất cảm phục này.
Những gì viết về “cải tạo” (hay đúng hơn là tù khổ sai) và “thăm nuôi” của tác giả Huy Đức trong “Bên thắng cuộc” thì tôi một là đã chứng kiến hay hai là đã nghe qua. Tuy nhiên cũng cám ơn tác giả đã viết lại cho những người chưa từng được nghe hay cảm nhận. Nó cũng làm tôi ân hận là đã không tập trung gì mấy khi nghe ba tôi kể về cuộc sống trong tù của ông khi còn ở Việt Nam. Qua câu chuyện của ông, tôi chỉ còn nhớ tới những công việc lao động quá mức như đốn và vác những cây tre thật dài trên đôi vai thiếu ăn. Nhớ tới sức bền bỉ chịu đựng của những người tù có lúc phải sống bằng cây cỏ và côn trùng. Nhớ tới lòng tin của ông với chuỗi lần hạt tự chế trong tù bằng một vòng tròn nhỏ bằng nhôm đập dẹp với mười ngấn. Nhớ tới câu chuyện vui buồn của ông kể về đời sống lao tù. Việc đi tiểu tiện phải báo cáo và việc anh em trong tù đã nghĩ ra cách chơi khăm cán bộ khi nói “báo cáo cán bộ tôi đi... cán bộ nắm” (nắm bắt triệt để chớ chả chơi!) Việc những người bạn tù vuợt ngục bị bắn tại chỗ hoặc tử hình sau đó. Những khó khăn khốn cùng của thân nhân người đi tù để lặn lội kiếm tiền “thăm nuôi” thì gia đình tôi cũng đã trải qua. Mẹ tôi với luơng giáo viên cấp 1 phải bán đổ bán tháo tất cả đồ đạc trong nhà (còn sót lại của tư sản) để sống qua ngày. Nếu ba tôi không được thả ra sau 6 năm mà lâu hơn nữa như những người khác thì không biết gia đình tôi sẻ đi về đâu. Ba tôi đích thật vẫn là trụ cột của gia đình.
Đã hơn 35 năm kể từ lúc “bên thắng cuộc” xâm chiếm miền Nam nhưng chia rẽ giữa hai ý thức hệ vẫn còn đó mà “trại cải tạo” hay nhà tù khổ sai đã góp phần không ít. Đảng CSVN một mặt vẫn hô hào “hòa hợp, hòa giải”, một mặt vẫn không tỏ ra thái độ cần có để xúc tiến cho quá trình này. Những quân nhân của miền Nam đã bỏ xác đó đây vẫn không được chôn cất cho đàng hoàng tử tế và được tưởng niệm. Vẫn không một lời xin lỗi về việc bỏ tù hàng loạt một cách đê hèn những người làm việc cho chính phủ miền Nam. Biểu tượng của hòa bình là việc thả tù nhân chiến tranh nhưng chính phủ miền Bắc lại làm điều ngược lại. Những tù nhân trong trại “cải tạo” thật sự là những tù nhân của chiến tranh trong một nền “hòa bình” của “độc lập, tự do, hạnh phúc” do đảng Cộng sản lập ra.
Xem phần đính kèm: -Bên thắng cuộc – Chương II: Cải tạo – Phần 3 – 4 - 5 - 6
Bên thắng cuộc – Chương II: Cải tạo – Phần 2 – Ngụy quyền, Ngụy quân
Tôi bỏ ra nhiều thập niên để nghiên cứu về Vũ Trụ Học, Thiên Văn
Học, Đại Dương Học, Địa Chất Học, và Nhân Chủng Học. Sau khi đã hoàn
toàn thông thiên văn/ đạt địa lý, và hiểu thấu (hết trơn hết
trọi) mọi lẽ cơ trời huyền diệu –
cuối đời – thấy mình vẫn còn rảnh
rỗi quá xá nên bèn tìm hiểu thêm (chút đỉnh) về tiểu sử
của những vị lãnh tụ được sùng bái (nhất) trong khối
cộng: Stalin, Lenin, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật, Hồ Chí Minh.
Cả năm đều có một điểm này chung: khi họ chuyển qua
từ trần thì dân chúng đều khóc lóc quả trời, quá đất – đến
nỗi có nơi bị lụt lội, thiệt hại đến mùa màng vì dư ... nước mắt!
Họ còn có một điểm chung nữa: không ai mang dép khi tiếp xúc
với quần chúng, trừ ông Hồ Chí Minh. Cuộc đời của nhân vật huyền
thoại này gắn liền với đôi dép như hình với bóng, ông lê la dép khắp
mọi nơi – kể cả khi đi công du ở nước ngoài:
Khi Bác
tới thăm 1 ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một chuyện lạ xảy ra. Lúc
Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài thì bất ngờ có hàng trăm phóng
viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến vây kín đôi dép cao su của Bác.Họ như phục sẵn từ rất lâu rồi, một số phóng viên còn cúi xuống dùng tay sờ, nắn đôi dép tỏ vẻ lạ lùng và trịnh trọng. Sau đó họ vội vàng ghi chép lại những gì mình vừa thấy. Từ những góc độ, cự ly khác nhau, các phóng viên thi nhau bấm máy, họ chen nhau để có được những vị trí thuận lợi.
Rồi tiếp theo đó là cảnh đám đông dân chúng kéo đến từ các ngả, ùa vào để được ngắm nghía đôi dép. Đó chỉ là một cảnh tượng tự hào và cảm động mà bạn bè quốc tế đã dành cho đôi dép của Bác trong rất nhiều nơi Bác tới thăm. (“Trăm phóng viên nước ngoài vây kín đôi dép của Bác” – Tin Ngắn, 19/05/2013).
Cảnh tượng “tự hào và cảm động mà bạn bè quốc tế
đã dành cho đôi dép của Bác” ở New Delhi, thực ra, chả
là cái (đinh) gì nếu so với lòng sùng kính của đồng bào
trong nước – nhất là đối với những người ở vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng:
“Không dối lòng
đâu, mỗi lần đi “dép Bác Hồ” là thấy bụng không nghĩ điều trái, chân không đi
hai đường. Chẳng riêng mình, cả làng này ai cũng vậy. Chiến tranh khỏi nói, hòa
bình rồi có biết bao chuyện khó… Bông Rẫy hồi chiến tranh chỉ có 50 hộ, bây giờ
đã lớn lên gần 120 hộ mà không còn ai đói, chỉ còn 10 hộ nghèo. Ai cũng có xe
máy, hơn một nửa đã làm được nhà xây. Không ai nghe lời kẻ xấu vượt biên trái
phép… Không nhờ phép lạ “dép Bác Hồ” sao được thế? Có “dép Bác Hồ” là thắng tất!
Đinh
Ngút cất lên một tràng cười sảng khoái. Ông nâng niu đôi dép mòn vẹt trên tay
nói tiếp:
- Bông Rẫy bây giờ hãy còn gần hai chục người giữ được “dép
Bác Hồ” năm sáu chín như mình. Năm ngoái huyện đội vào xin mấy đôi, nói để làm
bảo tàng, dân làng mới cho. Phải để giáo dục bọn trẻ chứ. Mất “dép Bác Hồ” là
giẫm phải vết chân kẻ xấu đấy. Mừng là lũ thanh niên bây giờ rất biết nghe lời
người già. Chúng nó cũng học theo đi “dép Bác Hồ”. Nhất trí với nhau: Ngày
thường không nói, có ngày lễ là phải đi “dép Bác Hồ”. Hôm học tập đạo đức, tư
tưởng Bác mới đây, già trẻ ai cũng lấy “dép Bác Hồ” ra mang, y như là chuẩn bị
lên đường hồi chiến tranh vậy…
(Lê Quang Hồi.
“Làng Bông Rẫy Mang Dép Bác Hồ.” Quân đội Nhân dân 1-6-2009).
Đôi dép lốp của Bác, rõ ràng, không chỉ đã đi vào trái tim toàn thể nhân
loại mà còn đi vào vũ trụ và (sẵn trớn) đi luôn vào lịch sử văn học nghệ thuật, và danh nhân
của dân tộc Việt:
“... vào năm
1970, một năm sau ngày Bác đi xa, nhà thơ Nam Yên đã viết một bài thơ lời lẽ
dung dị nhưng rất mực thắm thiết, gợi lên cảm xúc thương mến Bác vô bờ. Bài thơ
được nhạc sĩ Vân An phổ nhạc:
"Dép Bác, đôi dép cao su
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
Phố phường trận địa
Nhà máy đồng quê
Đều in dấu dép Bác về, Bác ơi,
Dép này, Bác trải đường dài
Dép này, Bác mở tương lai nước nhà
Đường đi chiến đấu gần xa
Dấu dép cha già dẫn lối con
đi."
Bác Hồ là biểu trưng của tất cả những gì dung dị, mang
một bản sắc dân tộc Việt Nam nhuần nhị, sâu xa nhất. Ngay cả quần áo, đồ dùng
tiện nghi của Bác cũng đơn sơ, mộc mạc trong đó đôi dép của Bác trở thành một
hình tượng thân quen, thắm thiết đối với chúng ta... (Trung Đức. “Đôi Dép Bác Hồ Đôi
Dép Cao Su.” vietnamngayve 23-03-2013).
Hai chữ “chúng ta” trong câu văn thượng dẫn, tiếc thay,
không bao gồm cái đám dân miền Nam – nơi vùng địch tạm chiếm. Ở đây, trong
suốt chiều dài của cuộc chiến vừa qua không ai được mang dép như Bác,
và người dân cũng thiếu vắng hình ảnh của của lãnh tụ kính yêu (cỡ Bác) để tôn thờ. Và có lẽ vì thế nên có người đã sinh ra lòng đố kỵ, ghanh tị, rồi thốt ra những
lời lẽ xúc phạm đến Bác một cách rất nặng nề:
Nhưng người Hà Nội
đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ
Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột
lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn
vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác
miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết. (Vũ Biện Điền. Phiên Bản Tình Yêu, Volume II. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2012.)
Nói thư thế là “vơ đũa cả nắm.” Ở đâu mà không có kẻ này, kẻ nọ.
Ở Hà Nội, cũng có người ngắm đôi dép bác Hồ với đôi mắt ráo hoảnh:
“Một
lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng
sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường
lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi
nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi
vì ông muốn chưng đôi dép.”
(Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày, 2nd ed.
Fall Church, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2008).
Ồ thì ra Bác dùng dép để chưng!
Thảo nào mà đôi dép râu đã được toàn ban Tuyên Giáo
Trung Ương cầy cục, bằng mọi cách, để đặt nó lên ...bàn thờ tổ quốc
cho bằng được mới thôi!
Và thế mới biết là cái khái niệm “chính chủ”
của (đương kim) Bộ Trưởng Đinh La Thăng không phải là hoàn toàn vô lý
hay vô cớ. Cùng là đôi dép cao xu, sản xuất hàng loạt, nhìn thô kệch y hệt như nhau mà Bác thì xử dụng nó như là
vật trang sức cho cuộc đời hoạt động chính trị của mình, và cũng phần
nào nhờ nó mà sự nghiệp cách mạng của Bác có lúc đã lên đến
“đỉnh cao chói lọi,” còn đám thường dân (dấm dớ)
mà buộc phải xỏ chân vào là đời kể như khốn nạn
– nếu không bỏ mạng thì cũng bỏ mẹ như chơi. Coi nè:
12/8/1967-
Bù Đốp, miền Nam Việt Nam
Tù binh Việt Cộng 15 tuổi. Ảnh và chú thích:chauxuannguyen.org
Tù binh Việt Cộng 15 tuổi. Ảnh và chú thích:chauxuannguyen.org
Hình ảnh
này nếu dùng để minh hoạ cho bài thơ “Vay Tuổi” của Phùng Cung là (kể như) hết xẩy:
Con vừa
mười sáu tuổi đờiNửa đêm vay tuổi lấy người chiến tranh
Đèn con tiễn đến cổng đình
Quay về hụt bước ngỡ mình chiêm bao
Khe Sanh – Dốc miếu là đâu
Vắng con nhớ đến bạc đầu cô đơn
Máu chiều gội đỏ hoàng hôn
Nghĩa trang mồ giả, nắm xương không mồ...
Dù cũng sinh ra trong thời chinh chiến nhưng vì sống bên này vỹ tuyến nên tôi may mắn hơn những người cùng tuổi với mình. Trong khi họ chân đi dép râu, vai đeo ba lô, tay ôm súng đạn vượt Trường Sơn thì tôi vẫn được ngồi yên lành ở trường trung học công lập Trần Hưng Đạo – Đà Lạt.
Dù vậy, rất ít khi tôi chịu ngồi yên trong lớp. Một tuần, ít nhất cũng có đến hai ba hôm tôi bỏ học. Tôi ra ngồi cà phê Tùng (Đà Lạt) để tập uống cà phê đen, hút thuốc lá Basto, nghe nhạc Beatles hay đọc Im Lặng Hố Thẳm và Hố Thẳm Tư Tưởng của Phạm Công Thịện – nếu vào buổi sáng.
Chiều, tôi đi
lang thang quanh đồi Cù rồi ngồi dựa gốc thông hát nhạc vàng (Thu Vàng, Chiều Vàng) nho nhỏ chỉ đủ chính mình nghe:
-
Chiều hôm qua lang
thang trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương
-
Trên đồi xanh chiều đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng.
Riêng
mình ta ngồi ngắm quanh trời
Lạnh
lùng nghe tiếng chim chiều gọi đàn
Mãi cho đến sau Mùa Hè Đỏ Lửa, khi đã hai mươi tuổi, tôi mới nhận được giấy mời
của Nha Động Viên đi trình diện nhập ngũ “để sát cánh cùng quân dân
cán chính chống cộng sản xâm lược.”
-Ý Trời,
cộng sản xâm lược hồi nào vậy cà?
- Sao hồi
giờ không nghe ai nói gì hết trơn hết trọi về cái vụ này há?
- Mà họ xâm
lược làm chi mới được chớ? Why and for what?
Đến khi tôi
tìm ra được giải đáp cho những câu hỏi trên thì mọi sự đã trở nên
quá muộn, tôi đã trở thành một kẻ thuộc bên thua cuộc. Dù sao (nói có thánh thần làm chứng) tôi vẫn cảm
ơn Trời là đã may mắn không sinh ra và lớn lên ... ở Bên Thắng Cuộc, cái bên mà vô số thiếu niên hay thiếu nữ phải đi dép râu để cùng
với Bác hành quân rồi trở thành “những đoá hoa bất tử nơi ngã ba Đồng Lộc” hay tù binh trên đường Trường Sơn. Hiếm hoạ mới có người vào đến được Sài Gòn để rồi trở về với
con búp bê, hay cái khung xe đạp trên vai!
Nguồn ảnh: sacei07.org
Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh. Bên nào
thắng thì nhân dân cũng bại. Nhưng ở bên bại
cuộc (chắc) đỡ thảm hơn, chút xíu!
- Hồi tưởng của một người “bên thua cuộc”
Thanh Tran
Đọc lời giới thiệu sách “Bên thắng cuộc” thấy có nguyên một chương nói về “cải tạo” làm tôi nhớ lại thời thơ ấu của mình.
Xe đò Phi Long Tiến Lực Nguồn ảnh: OnltheNet |
Tôi là con út, hồi đó mới 3, 4 tuổi gì đó nên vẫn hay được mẹ dắt theo vào thăm ba. Ba tôi bị giam đâu đó ở gần Bình Tuy. [Từ 1976, tỉnh sáp nhập với Ninh Thuận và Bình Thuận thành tỉnh Thuận Hải.] Chiếc xe khách “Phi Long Tiến Lực” từ trung vào nam dừng lại Bình Tuy vào ban đêm trên đường quốc lộ hoang vắng. Trong hơi lạnh của sương đêm, mẹ bồng tôi lần mò theo ánh đèn dầu le lói kiếm tới nhà dân trong vùng xin tá túc. Tôi không nhớ là mẹ tôi có biếu họ gì không nhưng họ tiếp đón ân cần và hình như trong ánh mắt nảy lên sự cảm thông không tìm thấy được ở “bên thắng cuộc” vào lúc này. Nghỉ qua đêm trong căn nhà tranh vách đất, giữa ánh lửa nhen nhúm của mấy thanh củi sưởi ấm, nhưng vẫn ấm áp tình người ở vùng thôn quê chất phác. Hình như đa số dân quê ở đây làm rẫy hay đốn củi và rành đường lối ra vào rừng nên sáng sớm mẹ tôi cũng nhờ họ dẫn đường vào tới trại tù.
Trại tù nằm lọt thỏm ở trong rừng sâu và không hiểu có phải vì lý do an ninh hay sao mà chẳng có bảng tên chỉ dẫn đường đi lối về. Mẹ con tôi gia nhập vào đoàn người lũ lượt đi vào sâu trong rừng để gặp những người thân yêu xấu số của “bên thua cuộc”. Những con đường đất mòn quanh co dẫn vào trại tù giữa rừng nhìn không khác gì nhau làm bà con phải tìm cách để lại dấu vết (tôi chỉ còn nhớ một trong những cách đó là bẻ lá bên đường) trở lại đường cái đón xe ra về. Có lần mẹ con tôi không hiểu sao không ra về cùng lần với đoàn người, bị lạc giữa rừng cuối cùng mò ra được quốc lộ phải chạy trối chết (đúng hơn là chỉ có mẹ tôi chạy đèo theo cái cục nợ bên hông là tôi) mới bắt kịp xe khách vừa chuyển bánh. Tôi lon ton đi theo mẹ vào trại tù mà cứ ám ảnh sợ rắn cắn.
Vì còn quá nhỏ nên ký ức về những lần gặp ba tôi không còn đọng lại nhiều ngoài những giọt nước mắt của ba mẹ tôi, những cái ôm hôn như không muốn rời xen lẫn trong tiếng hối thúc mau trở về trại của “các đồng chí trong ban quản giáo”, và cảm giác của những sợi râu bạc (tuy chưa già) và cứng của ba tôi để lại trên má. Và cũng vì còn quá nhỏ nên vẫn ham ăn (hay là vì quá thiếu thốn) và nhớ tới mùi thơm của thức ăn bốc ra từ những lon “Guigoz”. Kỷ niệm về những lần thăm nuôi đó cũng làm tôi nhớ lại người cậu ruột đã mất, được coi là “thành phần thứ ba”, vì mẹ tôi luôn sẵn dịp này vào thăm ông ở Saigon. Nhưng tôi sẽ dành dịp khác để viết về người cậu mà tôi rất cảm phục này.
Những gì viết về “cải tạo” (hay đúng hơn là tù khổ sai) và “thăm nuôi” của tác giả Huy Đức trong “Bên thắng cuộc” thì tôi một là đã chứng kiến hay hai là đã nghe qua. Tuy nhiên cũng cám ơn tác giả đã viết lại cho những người chưa từng được nghe hay cảm nhận. Nó cũng làm tôi ân hận là đã không tập trung gì mấy khi nghe ba tôi kể về cuộc sống trong tù của ông khi còn ở Việt Nam. Qua câu chuyện của ông, tôi chỉ còn nhớ tới những công việc lao động quá mức như đốn và vác những cây tre thật dài trên đôi vai thiếu ăn. Nhớ tới sức bền bỉ chịu đựng của những người tù có lúc phải sống bằng cây cỏ và côn trùng. Nhớ tới lòng tin của ông với chuỗi lần hạt tự chế trong tù bằng một vòng tròn nhỏ bằng nhôm đập dẹp với mười ngấn. Nhớ tới câu chuyện vui buồn của ông kể về đời sống lao tù. Việc đi tiểu tiện phải báo cáo và việc anh em trong tù đã nghĩ ra cách chơi khăm cán bộ khi nói “báo cáo cán bộ tôi đi... cán bộ nắm” (nắm bắt triệt để chớ chả chơi!) Việc những người bạn tù vuợt ngục bị bắn tại chỗ hoặc tử hình sau đó. Những khó khăn khốn cùng của thân nhân người đi tù để lặn lội kiếm tiền “thăm nuôi” thì gia đình tôi cũng đã trải qua. Mẹ tôi với luơng giáo viên cấp 1 phải bán đổ bán tháo tất cả đồ đạc trong nhà (còn sót lại của tư sản) để sống qua ngày. Nếu ba tôi không được thả ra sau 6 năm mà lâu hơn nữa như những người khác thì không biết gia đình tôi sẻ đi về đâu. Ba tôi đích thật vẫn là trụ cột của gia đình.
Những nấm mồ của người tù cải tạo (Suối Ô Mai) Nguồn ảnh: OnltheNet |
Đã hơn 35 năm kể từ lúc “bên thắng cuộc” xâm chiếm miền Nam nhưng chia rẽ giữa hai ý thức hệ vẫn còn đó mà “trại cải tạo” hay nhà tù khổ sai đã góp phần không ít. Đảng CSVN một mặt vẫn hô hào “hòa hợp, hòa giải”, một mặt vẫn không tỏ ra thái độ cần có để xúc tiến cho quá trình này. Những quân nhân của miền Nam đã bỏ xác đó đây vẫn không được chôn cất cho đàng hoàng tử tế và được tưởng niệm. Vẫn không một lời xin lỗi về việc bỏ tù hàng loạt một cách đê hèn những người làm việc cho chính phủ miền Nam. Biểu tượng của hòa bình là việc thả tù nhân chiến tranh nhưng chính phủ miền Bắc lại làm điều ngược lại. Những tù nhân trong trại “cải tạo” thật sự là những tù nhân của chiến tranh trong một nền “hòa bình” của “độc lập, tự do, hạnh phúc” do đảng Cộng sản lập ra.
Nguồn: Hồi tưởng của “bên thua cuộc". Thanh Tran. Facebook 14/12/2012.
DCVOnline đề tựa, hiệu đính và minh hoạ.- Hồi tưởng của một người “bên thua cuộc” Xem phần đính kèm: -Bên thắng cuộc – Chương II: Cải tạo – Phần 3 – 4 - 5 - 6
Bên thắng cuộc – Chương II: Cải tạo – Phần 2 – Ngụy quyền, Ngụy quân
Vài cảm nghĩ sau khi đọc BÊN THẮNG CUỘC của tác giả Huy Đức.
Cuốn sách Bên Thắng Cuộc quả đáng xem. Dù mình ‘nhân dân, bại”.
Có thể nói ngay tác giả thể hiện khá tài tình kỹ năng khai thác-thu thập thông tin cũng như xử lý thông tin và biên tập. Hồ đồ cho rằng phần phỏng vấn thu thập thông tin ‘nội địa’ có phần may mắn, vì tác giả lí lịch hơi đẹp, nguyên là lính và gốc người Hà Tĩnh (!?) Cuốn sách cho thấy tác giả dường như tỏ rõ khả năng tiếp cận kiểu bố cục, trình bày “tây phương”, nên cuốn sách dễ đọc. Lướt qua lời nói đầu và bảng liệt kê các tài liệu, tư liệu tham khảo đã thấy tác giả là một cây bút nghiêm túc, nói có sách mach có chứng. Đáng ghi nhận những năm tháng tu nghiệp ở nước ngoài của tác giả quả không uổng. Các sự kiện, diễn biễn và tình tiết, được phân đoạn rạch ròi mà vẫn bảo đảm tính liên tục xuyên suốt nội dung. Cuốn sách nhiều phần như thể mang phong cách báo chí, chủ yếu đưa thông tin, vì vậy nó không mang tính ‘định hướng hoặc áp đặt’. Cuốn sách cũng có thể tạm coi là một khảo cứu lịch sử hiếm hoi đủ lượng thông tin mang tính đại diện và đáng tin như tác giả của nó đã có thể từng tin, dẫu rằng tác giả chưa phải đã thực sự nghiên cứu những thông tin đó để rút ra những đánh giá nhận định đối chiếu theo yêu cầu học thuật của một khảo cứu.
Nội dung và thông tin của cuốn sách đưa đến nhiều suy ngẫm, gợi nhớ và liên tưởng.
Có lẽ khỏi đòi hỏi nhiều thông tin hơn nữa, chỉ ngần ấy trong cuốn sách này đã khá đủ để vừa là một sự minh họa vừa làm nhớ đến một câu mang tính khái quát của ‘nhà giáo’ Johl Paul 2: “ Chủ nghĩa cộng sản về lý tưởng không có gì sai nhưng cách nó thực hiện thì chỉ làm cho xã hội thêm bất công”. Vì thế thiết tưởng, luận bàn về ‘thánh thần’ hay ‘ác quỷ’ của những người thực hiện chủ nghĩa ấy có thể khỏi cần bàn kỹ ở đây.
Chính những thông tin ấy làm nhớ đến nhà văn Pháp Jean Fournier thì phải, một người từng ủng hộ ‘bên thắng trận’ nhiệt thành, đã phải thốt lên, vào năm 1976, đại ý, ‘’đó không phải là một cuộc giải phóng(liberation), mà là một sự tự thực dân hóa (auto-colonialnism)’’ để nói về những gì xảy ra sau ngày 30/4/1975.
Và cũng chính những thông tin về thảm họa hoặc thất bại trong lĩnh vực kinh tế- xã hội sau năm 1975 trong cuốn sách dường như chứng minh cho lời nhận xét của Richard Nixon trong hồi ký của ông ta: ”… một vấn đề chung ở tất cả những quốc gia mới ở châu Á và châu Phi: một lãnh tụ cách mạng xuất sắc nhưng hoàn toàn không đủ năng lực xây dựng một quốc gia một khi đã giành được độc lập.” Vấn đề này có vẻ cũng đúng ngay với hiện tượng Võ Văn Kiệt, một nhân vật được khá nhiều người ca ngợi và mến mộ. Dường như ông là người dừng ở mức có khả năng ‘xé rào’, ‘chữa cháy’. Sau những thành tích ở Sài gòn, ông được chuyển ra trung ương, rồi vào năm 1982 trở thành ủy viên Bộ chính trị và giữ chức phó thủ tướng. Vì vậy, nói cho công bằng, không phải ông không dự phần thất bại vụ Giá-Lương-Tiền 1985, như đã dẫn ra trong cuốn sách. Và lần này cũng vậy, ông thừa nhận ‘’chúng ta có nhiều sơ hở’’ và “giả dụ rằng…” , có nghĩa dường như chỉ ‘nhạy bén’ khi sự đã rồi chứ chưa phải đạt tầm viễn kiến. Nói về chuyện này, có lẽ Lý Quang Diệu là một ngoại lệ của các nước phải làm cách mạng. Ông ấy thật sự xứng đáng được người dân Singapor tôn vinh Cha già dân tộc . Nhờ vào viễn kiến chính trị và kinh tế của ông, Singapor ngày nay phồn thịnh, tươi đẹp và người dân dường như được hưởng một di sản bền vững từ ông, khỏi phải lý sự lý luận lùng bùng. Thật chạnh lòng khi nhớ đến câu của ông, người đã từng được VVK mời làm cố vấn, hồi năm trước: ‘’Việt Nam ư, quên đi, tôi đã nói hết với họ rồi. Vô ích!”
Đọc xong cuốn sách, dù mới chỉ là tập 1, tâm tình người đọc dễ như tan nát, bi quan. Nhưng biết làm sao được, đó là sự thật.
Tuy nhiên, cuốn sách có thể đến và có ích đối với nhiều đối tượng độc giả quan tâm về vận mệnh hưng vong đất nước. Có thể nói đối với những độc giả lớn tuổi từng có ý thích, ý thức theo dõi thời cuộc thì về cơ bản họ không quá bị xa lạ với những diễn biến,tình tiết của các sự kiện; tuy nhiên cuốn sách có lợi ở chỗ đã thống kê sắp xếp lại chúng để dễ nhớ và dễ kiểm nghiệm lại những thông tin thậm chí được gọi là ‘vỉa hè’ trước đây, kể cả chuyện thâm cung bí sử,(mà hóa ra là đúng!). Với những độc giả đã từng trải nghiệm, đã từng “chịu trận’, cuốn sách có thể động chạm đến những ký ức đau thương, nhưng cũng là một sự chia sẻ, và biết đâu, một ‘sự hiểu biết’ hơn từ cuốn sách này có thể đem lại một niềm “tự an ủi” . Những độc giả tuổi còn trẻ, nhất là lớp sinh sau 1975 và thế hệ sau, có thể tham khảo những thông tin đáng được tin cậy của cuốn sách này để thấy rõ biết bao sự thật, để hiểu khía cạnh nào đó của con người, yêu mình là trên hết. Cũng hồ đồ nghĩ rằng, những người từ cấp thấp đến cấp cao đang đóng vai thống trị toàn xã hội, dù thuộc diện được phép ‘công khai’ hoặc phải ‘thầm lén’ đọc cho nó lành, cũng sẽ có nhiều suy ngẫm đa chiều đa diện hơn khi tiếp cận cuốn sách này.
Để rồi khi biết Nguyễn Văn Linh vào năm 1981 đã nói, “những người cộng sản sao lại không thể ngồi với nhau cho dù Khơ-me đỏ”, thì nghĩ tại sao “người Việt Nam lại không thể ngồi với nhau cho dù bất đồng chính kiến”?
Vài nghĩ vặt. Cuốn 1, trộm nghĩ không hiểu có trúng ý tác giả hay không, dường như không nói tới “Đỉnh cao chói lọi” hoặc về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi đề cập thân phận nhóm các văn nghệ sĩ trí thức Sài gòn sau 75. Chứng tỏ tác giả, có thể, hiểu đó là những chuyện nhạy cảm. Thật có phần khôn khéo, đỡ gây tranh cãi phức tạp và làm phân tâm độc giả, nhất là độc giả ‘’bên thua cuộc” (?).
Chuyện vặt nữa. Ngay đầu sách, dẫn câu khởi sự của Nguyễn Duy:” Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh Bên nào thắng thì nhân dân đều bại’’ khá xác đáng trong bối cảnh giới hạn, nhưng cũng đáng để bàn, thậm chí là bàn cãi. Xác định ‘Bên nào’ là bên nào và ‘nhân dân đều bại’ hẳn không giản đơn !? Vô phép để nói, người viết còm này có người em ruột là bộ đội và tử nạn tít tại chiến trường tây nam bộ đến nay vẫn thuộc diện MIA không thực sự biết mình thuộc ‘’bên nào’’.
Dẫu thế nào, khi nhớ lại nhà văn Gorki, cộng sản Xô-viết hẳn hoi, từng nói: “Sau này sẽ có người nào đó trung thực và đủ lòng dũng cảm viết một cuốn sách nhan đề rất buồn “Sự Suy Sụp của Cá Nhân”, thì nghĩ rằng, Huy Đức đáng được coi là một người trung thực và đủ lòng dũng cảm, khỏi cần để tâm nhan đề gì, thắng hay thua, suy sụp của cá nhân hay của cả làng.
Cảm ơn tác giả cuốn sách Bên thắng cuộc. Cũng nhớ cảm ơn cả nhà thơ Đỗ Trung Quân, người đã làm cho Huy Đức phải ám ảnh để viết cuốn sách. Chờ cuốn 2 e-book !
Có thể là may, cuốn thời hiện tại đã có ở trang ABS(?), không phải chờ mấy chục năm sau. Nghĩ lại, may hay không may !?
Doomsday hay Apocalypse ?
từ FB của Nguyen Hoang Anh , Đại Học Ngoại Thương HN
Mãi mới xin được sách (chờ mua thì lâu quá) nhưng đọc vài trang lại ngại ngần không dám đọc tiếp... Những gì anh viết chính là tuổi thơ và thời thanh niên của chúng tôi! Với ai đó, những ngày tiến công Sài gòn hay ăn bo bo chỉ là tư liệu, còn với chúng tôi đó là những ngày tràn trể hy vọng về một cuộc sống hòa bình, ấm no, thứ mà cả đời chúng tôi chưa biết là gì! Người đọc có thể xót thương cho những người tù đi cải tạo không ngày về và gia đình của họ, với tôi đó là cảm giác bất lực khi nhìn anh chị em, cô bác của mình, lần đầu tiên gặp lại lại phải bất lực nhìn họ đau khổ mà không thể cứu giúp, chịu đựng sự nghi kỵ của người thân bên kia chiến tuyến, nhìn anh em gia đình sau 20 năm xa cách ngàn trùng, nay mặt đối mặt mà vì quan điểm chính trị còn xa nhau hơn cả Trái Đất và Mặt Trăng... Những ngày tưởng là hòa bình và ấm no nhanh chóng biến thành ác mộng khi chứng kiến đất nước trở thành mồi ngon cho một số kẻ vơ vét... Tôi đau xót cho những người bên kia chiến tuyến nhưng còn đau xót hơn khi nhiều người trong số họ không hiểu, chúng tôi cũng chỉ là nạn nhân như họ và mãi buộc tội chúng tôi, những người chỉ có một lỗi lầm duy nhất là sinh ra ở miền Bắc!
Không biết khi nào tôi mới đủ can đảm đọc hết! Không biết bao giờ tôi dám mở lại vết thương trong lòng mình! Poor Vietnamese!
Trần Quốc đã nói -19/12/2012 lúc 14:24