Ban Tuyên giáo TW và Bộ Thông tin & Truyền thông họp Giao ban báo chí (Sáng thứ Ba, 11-12-2012, trích phần liên quan Biển Đông - đoạn ghi âm thứ 2 và nửa đầu đoạn 3) . Nguyễn Thế Kỷ (Phó ban Tuyên giáo TƯ): … Tuy nhiên, một số ít cơ quan báo [...]
(Sáng thứ Ba, 11-12-2012, trích phần liên quan Biển Đông - đoạn ghi âm thứ 2 và nửa đầu đoạn 3)
.
Nguyễn Thế Kỷ (Phó ban Tuyên giáo TƯ): … Tuy nhiên, một số ít cơ quan báo chí đã không tuân thủ nghiêm túc sự chỉ đạo, định hướng của Ban, Bộ và Hội … của cơ quan chủ quản. Một số bài viết, một số tình tiết gây bất lợi cho đối nội và đối ngoại.
Thì vừa rồi đây trong cái báo cáo của chị … chị Doãn Thị Thuận và chị Hương Giang ấy, thì cũng đã nêu. Chúng tôi xin nói lại là như thế này:
Là cái việc mà cái tàu Bình Minh 02 bị đứt cáp ấy. Thì cái việc này là việc mà hai cái tàu giã cào của Trung Quốc chạy phía sau gây đứt cáp, chứ không phải là cắt cáp. Cái chuyện này chúng ta đã nói với nhau rồi. “Cắt” hay là “đứt” cáp thì hai cái chuyện này bản chất nó khác nhau, bằng hai cái động tác nó khác nhau, và bản chất nó khác nhau. Ở đây không phải là chúng ta sợ chúng ta nói chệch đi, mà thực sự nó là như thế.
Và để các đ/c có đầy đủ thông tin, một cách rất là chính xác, đầy đủ, toàn diện, thì chúng tôi đã mời đại diện Bộ Ngoại giao để nói chuyện với các đ/c. Cùng với anh Lương Thanh Nghị, thì còn có đại diện bên Bộ của bên Bộ Ngoại giao và đ/c Bộ trưởng nữa, đến và nói chuyện …
Và chúng tôi thiết nghĩ là các cơ quan chủ trì báo chí đã dày công như thế, đã mời như thế, đã đến báo cáo với các đ/c, thì các đ/c phải tuân thủ. Đây là nguyên tắc.
Thưa các đ/c là chúng tôi xin nhắc lại thế này này, cái Giao ban báo chí, là trước hết, là lãnh đạo Ban, Bộ, Hội giao ban với lãnh đạo cơ quan báo chí, hoặc là đ/c đó được ủy quyền của lãnh đạo, đó là một. Thứ hai, là giao ban với đảng viên, là lãnh đạo cơ quan báo chí. Đây là nguyên tắc, không có gì thay đổi cả. Và do đó, khi đã có sự chỉ đạo rồi, thì chúng ta phải chấp hành. Còn nếu các đ/c có ý kiến báo lưu thì các đ/c có thể đề đạt tại giao ban hoặc bằng văn bản. Còn … khi đã … chấp hành, không có chuyện gì khi chúng tôi hỏi, mà các đ/c đã đồng ý rồi, có nghĩa là các đ/c phải thực hiện nghiêm túc. Đây là yêu cầu bắt buộc. Đây là yêu cầu bắt buộc. Thế thì chúng tôi xin nói thể này:
Cái việc làm đứt cáp và cắt cáp thì đã nói như thế rồi, thế mà trong tuần vẫn có những báo vẫn nói … Tôi xin nói rằng là … trong cái giao ban vừa rồi ấy, thứ Ba vừa rồi ấy, tôi phê bình cái chỗ cái báo PetroTimes của anh Nguyễn Như Phong. Nhưng mà ngoài ra còn có một số cơ quan báo chí khác nữa … như là … khi nãy cái báo cáo có dẫn ra ấy.
Thì thưa các đ/c là … có một cái điểm mà tại sao … ở thời điểm này chúng ta phải đưa hết sức chính xác, kín kẽ là vì sao? Năm nay kỷ niệm tròn 5 năm, Quốc hội Trung Quốc có cái chủ trương thành lập thành phố Tam Sa. Và một số lực lượng ấy, … đương nhiên có cả những người họ rất là yêu nước, cũng có lòng tự hào dân tộc, nhưng mà đương nhiên cái cách thể hiện của họ thì cũng có những cái bức xúc. Mà … mà mà … bằng cái … cái cái … cái gọi là cái tình cảm cá nhân, thì họ tổ chức đi tụ tập, … và đi biểu tình. Và thưa các đ/c là … cái việc mà đi … tụ tập biểu tình này í, thì trên Facebook ấy, có cái trang Nhật ký yêu nước … hô hào nhau để đi biểu tình. Dân làm báo, Dân luận, blog Biệt kích xa xứ, thì tán phát lời kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vào ngày mùng 9 tháng 12. Như vậy là có điện thoại, nhắn tin cho nhau, và trên Facebook, trên các trang mạng xã hội, trên blog các nhân có lời nhắn như thế. Thế mà đã chỉ đạo như thế rồi, mà lại vẫn còn …
Tôi nói là như Lao động, … thế thì nêu một cái tít là “Trung Quốc ngày càng hiếu chiến”. “Chiến” ở đây là khác, phải không ạ, nó là khác.
Rồi thì là … cái Pháp luật TPHCM thì là “Tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02”. Là “cắt cáp”.
Rồi thì VNExpress đưa tin là “Tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn” và đưa cả clip “Tàu Trung Quốc ngang ngược vi phạm lãnh hải”, gọi là “Cắt cáp địa chấn của Việt Nam”, năm 2011.
Rồi “Vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, Trung Quốc vu cáo Việt Nam”, Việt Nam pờ-lớt (Vietnam +). Rồi là báo điện tử Kiến thức Net đưa lại. Cái báo điện tử Kienthucnet.vn này là của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thật VN, hôm nay không biết là có đ/c Phan Trung Mậu, đại diện cho Liên hiệp có đi dự đây không ạ, cơ quan chủ quản? Cái tờ báo này mới được lập năm 20 … 12 này, nhưng mà vừa rồi có một số cái sai phạm, nên việc này mà … sai phạm mấy lần.
Rồi là là … là “Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN phản đối tàu Trung Quốc cắt cáp Mình Minh 02”, lại vẫn Việt Nam pờ-lớt.
Rồi là “Vụ cắt cáp Bình Minh 02: ăn cướp la làng”, TTXVN nêu và báo Đất Việt đưa lại. Và ở đây hôm nay có chị Trang đây chúng tôi xin nói thế này: chị Trang về báo cáo với anh Lợi, chúng tôi sẽ có công văn gởi cho tổng giám đốc TTXVN. Thế thì cái Việt Nam pờ-lớt có phải là đơn vị báo chí của TTXVN hay không, mà lại đưa không theo sự chỉ đạo? Thứ hai là lại ngay TTXVN thì vẫn có một bài viết nói rằng là “Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 2, vừa … à ăn cướp la làng”. Mà cái bài này TTXVN đưa, Đất Việt đưa lại.
Rồi thì “Trung Quốc cắt cáp Bình Minh 02 có ý đồ gì?” Kiến thức Nét lấy lại của Đất Việt. “Sau vụ cắt cáp Bình Minh 02, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ đối tác”, Năng Lượng VN, chuyên san của anh Nguyễn Như Phong. (Có tiếng phụ nữ nói xen vào: Không phải đâu ạ, tờ Năng lượng VN khác tờ Năng lượng Mới). À vâng, vâng xin lỗi. Và cái mục Báo chí Toàn cảnh của Đài Truyền hình VN sáng Chủ nhật ngày mùng 9 tháng 12 thì xin thưa các đ/c là … trong cái Chủ nhật trước, thứ Bảy, Chủ nhật trước và cái thứ Bảy, Chủ nhật tuần vừa rồi ấy, thì thưa các đ/c là các lực lượng chức năng, đặc biệt là công an, (bất ngờ hạ giọng thì thào) và kể cả quân đội, thì các đ/c biết là căng lực lượng ra, để mà ngăn chặn, ngăn cản tụ tập đông người. Tất nhiên chúng ta cũng thông cảm với bà con bức xúc, nhưng nếu mà số người mà tụ tập quá đông ấy, thì sẽ bất lợi, thậm chí là có thể đảo chiều, cho an ninh chính trị và trật tự xã hội của mình. Cho nên các đ/c đã căng lực lượng ra, thì cái Báo chí Toàn cảnh của Truyền hình VN đưa …đưa … đưa … điểm báo. Anh lại không phải là “điểm”, anh lại nhấn lại, đưa lại các cái báo khác, và cộng dồn lại thì cái thời lượng của nó là mấy phút. Thì thưa các đ/c phải nói là nó cũng làm cho cái … cái người nghe, người xem người ta cảm thấy tự nhiên là bức xúc, mà đúng vào cái buổi sáng mà lực lượng của ta đang còn căng ra ở TPHCM, Hà Nội … và một số đơn vị khác. Thì đây là một cái việc mà chúng tôi thấy là …
Hôm qua thì thưa các đ/c là không biết bên Bộ, bên Hội thế nào, còn bên Ban ấy, thì đ/c Trưởng ban phê bình cái vụ Báo chí Xuất bản và Xuất bản (? … không nghe rõ), là:
Tại sao lại là … lại là đã chỉ đạo như thế rồi, mà để các báo lại lọt lưới lần này nhiều như thế. Tôi tuần vừa rồi thì tôi có đi công tác ở các địa phương, lịch làm việc rất là căng, cho nên tôi không thể theo dõi hàng ngày được, hàng giờ được, nhưng mà trường hợp của “Báo chí Xuất bản” vừa rồi mà hôm qua tôi đã phê bình thì không thể trách được nhá.
Mặt khác đấy, là khi đã có sự chỉ đạo như thế, thì các cơ quan báo chí đã không chấp hành, thì … theo chỉ đạo của đ/c Trưởng ban đấy, thì sau (nghe không rõ) … này, Cục Báo chí và Xuất bản sẽ có một cái công văn gửi cho từng cơ quan báo chí đó và cơ quan chủ quản, đề nghị kiểm điểm là tại sao đã cung cấp thông tin, đã có sự chỉ đạo định hướng mà vẫn như thế. Thì thưa các đ/c là thế này này, chúng ta không phải là cái chuyện là không cho biểu tình là chúng ta sợ Trung Quốc … không phải! Nếu suy nghĩ như thế thì thấy hết sức đơn giản, và thậm chí có thể nói là … ngây thơ. Không ai sợ ai cả! Nhưng mà cái sự việc không cần thiết, chưa đến mức phải … phải tụ tập đến mức như thế. Thưa với các đ/c là cái cách của Trung Quốc như thế mà … thì sẽ vẫn còn rất nhiều, đại loại như thế sẽ còn rất nhiều, sẽ còn tiếp tục diễn ra. Tất nhiên là đấu tranh thì bằng ngoại giao vẫn là chủ yếu, chứ còn khi mà dùng các giải pháp khác là bất đắc dĩ. Và thưa với các đ/c là ngay cả đấu tranh về mặt pháp lý thì chúng ta cũng còn phải tích lũy các cái hồ sơ, các cái dữ liệu, các cái cơ sở pháp lý để … thật chắc, chứ không phải bỗng chốc một cái là có thể đưa ra tòa án quốc tế, hay là trọng tài quốc tế, kinh tế quốc tế … Không phải!
Rồi thì … cái giải pháp mà nói là, là gọi là … cuối cùng ấy, gọi là dàn quân ra để mà đánh nhau, thì đấy là cái giải pháp mà thưa các đ/c chí là giải pháp gọi là … gọi là đến mức là không thể có một cái cách nào khác nữa. Không thể có một cái cách nào để cứu vãn. Chứ còn hay ho gì cái chuyện là đánh nhau, để rồi rồi con em hai bên đều đổ máu, rồi thì tiêu … tiêu … tốn sức người sức của, máu xương. Cái điều đó là cái điều … cái giải pháp đó gọi là cái giải pháp gọi là bất đắc dĩ, cuối cùng, chứ không phải là sợ. Sợ thì không sợ! Ông cha ta đã không sợ thì chúng ta cũng không sợ gì cả! Nhưng có điều là chúng ta tìm mọi cách để chúng ta xử lý vấn đề cho nó … nó giảm đi, để mà giảm bức xúc, giảm … đi, giảm đối đầu, giảm căng thẳng. Đó là chiến lược!
Thế thì báo chí chúng ta ấy, trong cái thời điểm mà nước sôi lửa bỏng như thế thì chúng ta phải biết cách … nước sôi thì bớt lửa đi. Thì chúng ta lại cứ … đút củi vào, đun cho lửa bốc lên, thì như vậy là không nên. Thì chúng tôi cho rằng là đây có sự chỉ đạo rồi. Có định hướng rồi, có chỉ đạo rồi, cung cấp thông tin rồi, mà anh không chấp hành thì dứt khoát là xử lý. Thì chúng tôi đề nghị là lần này là xử lý cả về mặt đảng, cả về mặt bên nhà nước. Bên nhà nước thì chúng tôi đề nghị anh Lai, cùng các anh lãnh đạo Bộ, các vụ cục chức năng củng cố hồ sơ, để rồi có thể xử phạt hành chính.
Nhưng mà cái chuyện … dăm ba triệu đồng đó không quan trọng lắm, nên tôi đề nghị xử lý cả về mặt là tư cách đảng viên, của anh, anh không chấp hành, chúng tôi sẽ xử lý. Về phía đảng, chúng tôi sẽ làm như thế. Và chúng tôi sẽ báo cáo với tổ chức đảng, và cái cơ quan chủ quản ở đó biết cái chuyện này.
Thì thưa các đ/c là chúng ta không thể để cái chuyện là đã như thế, cung cấp thông tin (?) như thế rồi. thế mà vẫn không chịu là … chấp hành. Trong giao ban á, thì anh hỏi đủ thứ, chúng tôi mời anh. Nhưng mà đến khi đã kết luận rồi thì phải chấp hành, đây là nguyên tắc. Thì đây là cái việc mà chúng tôi muốn … thực ra thì không muốn là … thực ra căng thẳng với nhau. Nhưng mà đến lúc đã nói với nhau là thống nhất với nhau rồi thì phải thực hiện. Chứ không thể có cái chuyện là ông chẳng bà chuộc, mỗi anh nói một phách. Và một số cơ quan báo chí mà chúng tôi nêu mà có tần suất vi phạm nhiều lần ấy, thì đề nghị lại phải xử lý nghiêm túc và phải có hình thức xử lý kỷ luật …
-Vô tình cắt đứt dây cáp tàu Bình Minh metamorph
Quan điểm chính thức của Việt Nam là hai tàu của Trung Quốc khi bị xua đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam đã vô tình gây đứt cáp cho tàu Bình Minh.
Nguồn : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121213_ong_nguyen_the_ky_len_tieng_ve_chan_chinh_b ao_chi.shtml
Làm thế nào để "vô tình" cắt đứt dây cáp ngầm dưới mặt nước?Từ thời đệ nhất thế chiến, người ta đã dùng dây cáp rê trong lòng biển, có gắn nhiều lưỡi dao có gắn kíp nổ để cắt đứt những trái mìn neo dưới lòng biển.
Một trái mìn được thả xuống lòng biển qua 6 vị trí từ trên tàu thả mìn, thả xuống biển cùng với quả nặng làm neo cho tới khi an vị.
Tàu trục lôi:
Diagram hệ thống trục lôi:
A- Trục lôi hạm, vỏ tàu bằng cây để tránh mìn từ trường.
B- Dây dòng hệ thống trục lôi.
C- Bộ phận giống tàu ngầm, gọi là paravane, có bánh lái cụp lên, cụp xuống để dìm dây dòng xuống độ sâu định trước.
D- Dây trục lôi tẽ rộng sang 2 bên nhờ bánh lái E. Dây này gắn nhiểu dao cắt có gắn kíp nổ.
F- Phao giữ cho dây khỏi rê dưới đáy biển (nhưng cũng giữ cho dây khỏi nổi trên mặt biển) Nghĩa là các dao cắt phải lơ lửng ở độ sâu nhất định.
G- Trái mìn G bị cắt, nổi lên mặt nước ở vị trí H
Paravane: Một thiết kế có cánh dọc theo hông để dìm dây rà mìn có gắn dao cắt. Một Paravane có cấu trúc giống tàu ngầm, có chức năng dìm dây trục lôi xuống độ sâu nhất định, nhờ vào hệ thống "cánh" cụp lên cụp xuống.
"
Hệ thống rà quét như thế này có thể cắt bất cứ "dây cáp" nào trong lòng biển. Vô tình hay vô ý là hành vi được thực hiện không có sự chỉ đạo của ý thức. Nó thường là phản xạ và nếu gây tổn thất, ta thường gọi là "nhỡ tay". Việc làm trong vô thức hay phản xạ thường đơn giản chỉ 1 động tác. Nó không thể thực hiện một chuỗi công đoạn phức tạp theo một trình tự và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 tàu. Một tàu vận hành trục thả dây và 1 tàu vận hành trục cuộn dây. Đồng thời phải thả Paravane để dìm dây cắt sao cho không chìm xuống đáy biển và cũng không nổi hẳn trên mặt nước. Paravane phải dùng cần trục để thả. Tất cả những công đoạn này không thể nói là vô tình mà là cả một chuỗi thao tác có tính toán chính xác.
Hệ thống rà mìn này dùng để cắt dây cáp tàu Bình Minh của ta. Câu hỏi là làm thế nào "vô tình" thao tác hàng loạt công đoạn phức tạp "nhỡ tay" làm đứt dây cáp của ta? Và tại sao tàu đánh cá Trung Quốc "vô tình" trang bị hệ thống trục lôi?
Nguồn : http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121213_ong_nguyen_the_ky_len_tieng_ve_chan_chinh_b ao_chi.shtml
Làm thế nào để "vô tình" cắt đứt dây cáp ngầm dưới mặt nước?Từ thời đệ nhất thế chiến, người ta đã dùng dây cáp rê trong lòng biển, có gắn nhiều lưỡi dao có gắn kíp nổ để cắt đứt những trái mìn neo dưới lòng biển.
Một trái mìn được thả xuống lòng biển qua 6 vị trí từ trên tàu thả mìn, thả xuống biển cùng với quả nặng làm neo cho tới khi an vị.
Tàu trục lôi:
Diagram hệ thống trục lôi:
A- Trục lôi hạm, vỏ tàu bằng cây để tránh mìn từ trường.
B- Dây dòng hệ thống trục lôi.
C- Bộ phận giống tàu ngầm, gọi là paravane, có bánh lái cụp lên, cụp xuống để dìm dây dòng xuống độ sâu định trước.
D- Dây trục lôi tẽ rộng sang 2 bên nhờ bánh lái E. Dây này gắn nhiểu dao cắt có gắn kíp nổ.
F- Phao giữ cho dây khỏi rê dưới đáy biển (nhưng cũng giữ cho dây khỏi nổi trên mặt biển) Nghĩa là các dao cắt phải lơ lửng ở độ sâu nhất định.
G- Trái mìn G bị cắt, nổi lên mặt nước ở vị trí H
Paravane: Một thiết kế có cánh dọc theo hông để dìm dây rà mìn có gắn dao cắt. Một Paravane có cấu trúc giống tàu ngầm, có chức năng dìm dây trục lôi xuống độ sâu nhất định, nhờ vào hệ thống "cánh" cụp lên cụp xuống.
"
Hệ thống rà quét như thế này có thể cắt bất cứ "dây cáp" nào trong lòng biển. Vô tình hay vô ý là hành vi được thực hiện không có sự chỉ đạo của ý thức. Nó thường là phản xạ và nếu gây tổn thất, ta thường gọi là "nhỡ tay". Việc làm trong vô thức hay phản xạ thường đơn giản chỉ 1 động tác. Nó không thể thực hiện một chuỗi công đoạn phức tạp theo một trình tự và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 tàu. Một tàu vận hành trục thả dây và 1 tàu vận hành trục cuộn dây. Đồng thời phải thả Paravane để dìm dây cắt sao cho không chìm xuống đáy biển và cũng không nổi hẳn trên mặt nước. Paravane phải dùng cần trục để thả. Tất cả những công đoạn này không thể nói là vô tình mà là cả một chuỗi thao tác có tính toán chính xác.
Hệ thống rà mìn này dùng để cắt dây cáp tàu Bình Minh của ta. Câu hỏi là làm thế nào "vô tình" thao tác hàng loạt công đoạn phức tạp "nhỡ tay" làm đứt dây cáp của ta? Và tại sao tàu đánh cá Trung Quốc "vô tình" trang bị hệ thống trục lôi?
-Đảng giải thích vụ 'chỉnh báo chí'Người phụ trách giao ban với các báo về chuyện Trung Quốc làm đứt cáp tàu Việt Nam đã lên tiếng giảm nhẹ sự nghiêm trọng của vấn đề.
Nói chuyện với BBC vào tối muộn ngày 12/12, Tiến sỹ Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nói về cuộc họp mà trong đó ông dành nhiều thời gian để phê phán các báo đài đưa tin không đúng chỉ thị.
"Không có gì to chuyện đâu, chúng tôi thỉnh thoảng ngồi lại với nhau, việc gì làm tốt chúng tôi động viên, hoan nghênh, còn khi có sơ suất thì phải tự kiểm điểm với nhau.
"Đây chỉ là trao đổi nghiệp vụ báo chí. Tôi cũng là người từng làm báo 30 năm rồi, người làm báo phải đưa tin chính xác và khách quan mới có thuyết phục được.
"Vấn đề không phải là sợ ai cả. Mình đấu tranh với người ta [Trung Quốc], sai đến đâu nói đến đó."
Trước đó có tin lãnh đạo tuyên giáo đã mạnh mẽ chỉ trích Đài Truyền hình Việt Nam, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Lao Động, Vietnam+, VnExpress, Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, Petrotimes và Tiền Phong.
Tiến sỹ Kỷ nói với BBC chính Ban tuyên giáo đã mời Bộ Ngoại giao tới giải thích cho các báo về diễn biến vụ việc và các báo "cần xem lại tại sao lại đưa tin không chính xác như thế".
Quan điểm chính thức của Việt Nam là hai tàu của Trung Quốc khi bị xua đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam đã vô tình gây đứt cáp cho tàu Bình Minh.
'Làm nóng vấn đề'
Một nguồn thạo tin giải thích chiều 12/12 về chuyện tại sao Ban Tuyên giáo trung ương lại khiển trách các báo một ngày trước đó:
"Lý do chính là họ đã có chỉ đạo đề nghị các báo 'thông tin đúng bản chất sự việc, không làm nóng vấn đề, không bình luận gây căng thẳng cho mối quan hệ của hai bên và không nên để cho người dân bị kích động bởi thông tin không đúng sự thật, hoặc bị suy diễn.
"Các báo bị nhắc tên vì đã đặt tít làm nóng vấn đề."
Nguồn tin cũng cho BBC biết Đài Truyền hình Việt Nam bị nhắc nhở vì mục điểm báo với các tin liên quan tới Trung Quốc "cố tình làm không khí căng thẳng vào đúng thời điểm người dân biểu tình" ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Ban tuyên giáo được cho là sẽ có công văn gửi tới các báo và cơ quan chủ quản của họ yêu cầu giải trình và sẽ có hình thức kỷ luật các báo đưa tin không đúng chỉ đạo.
Mặc dù vậy ông Kỷ nói ban của ông chỉ "tham mưu cho Đảng và Nhà nước" trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học, giáo dục và nói quan niệm Ban tuyên giáo có quyền xử phạt báo chí là "cách nghĩ không chính xác".
"Chúng tôi đâu phải là cơ quan xử lý cái này đúng, cái kia sai," ông Kỷ nói.
'Đổi trắng thay đen'
Ông Kỷ cũng nhấn mạnh chuyện các báo không nên "nói vống lên hay nói quá đi" khi đưa các tin liên quan tới quan hệ Trung - Việt vì như vậy "gây bất lợi cho chính sách đối ngoại" của Việt Nam.
Vị tiến sỹ nhắc lại lịch sử của Việt Nam và nói nước này sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết để bảo vệ đất nước khỏi các "kẻ thù liều lĩnh".
"Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là vấn đề lâu dài chứ không phải một bài báo, không phải bằng lời lẽ là xong.
"Người Việt Nam chúng tôi, khi Trung Quốc thế này, thế kia, người dân có thái độ phản đối, điều đó là đúng nhưng phải đề cao đối ngoại như nguyên tắc cao nhất để có hòa bình trên nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ," ông Kỷ nói.
Trước câu hỏi về chuyện Trung Quốc tố cáo chính quyền Việt Nam nói sai sự thật liên quan tới sự cố mới nhất đối với tàu Bình Minh 02, ông Kỷ nói:
"Có một sự thật lớn lao là Hoàng Sa là của Việt Nam, đã bao đời Việt Nam cai quản với bao bằng chứng lịch sử.
"Bây giờ họ [Trung Quốc] dùng vũ lực họ chiếm và họ nói rằng là của họ.
"Bởi vậy nếu họ đổi trắng thay đen không phải là điều đáng ngạc nhiên lắm."
- 5 câu hỏi gửi tới ông Nguyễn Thế Kỷ (Quê Choa). – ÔNG “KỶ” TRUNG QUỐC SUỐT NGÀY LO TRỜI SẬP; ÔNG “KỶ” VIỆT NAM SUỐT NGÀY “ CÒ MỒI” CHO LỢI ÍCH TRUNG QUỐC … (Phạm Viết Đào).
- Điểm mặt Lê Thanh Hải (DLB).
- Chính nghĩa Ác (DLB).. Nói về bà phỏng vấn nhạc sĩ Tôn Thất Lập: “Vì sao hát cho đồng bào tôi nghe?” (BBC).
- Chó dại có mùa, người dại quanh năm (Gocomay).
- Giới trẻ học được gì sau những cuộc biểu tình? (RFA). – Chí Đức và Minh đạp (Xuân VN).
-Giao ban Báo chí và Đảng giải thích vụ ‘chỉnh báo chí’
Giao ban Báo chí, thứ Ba 11-12-2012 (trích)