Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Bất ngờ đột nhập, tóm gọn 52 tên lừa đảo xuyên quốc gia người Trung Quốc

--Bất ngờ đột nhập, tóm gọn 52 tên lừa đảo xuyên quốc gia người Trung Quốc-(NLĐO)- Băng nhóm này hoạt động xuyên quốc gia, dựng trên 200 kịch bản để lừa những người Trung Quốc sống tại đại lục, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á.

Lực lượng công an đang làm việc tại biệt thự trên đường Nguyễn Văn Hưởng vào sáng 6-12.

Sáng 6-12, hơn 50 cảnh sát thuộc các phòng nghiệp vụ và lực lượng đặc nhiệm Công an TPHCM phối hợp với Công an quận 2 bất ngờ ập vô 2 căn biệt thự trên đường Nguyễn Văn Hưởng và căn biệt thự F13 nằm trong khu biệt thự Thảo Điền 1, đường Nguyễn Văn Hưởng (P. Thảo Điền, Q. 2).

Tại biệt thự trên đường Nguyễn Văn Hưởng, lực lượng công an bắt quả tang 22 nam, 5 nữ là người Đài Loan và Trung Quốc đang sử dụng các thiết bị công nghệ cao như voice IP, bộ đàm, internet… gọi cho những người đang sống ở Trung Quốc, Đài Loan và một số quốc gia Đông Nam Á để lừa đảo. Ngay khi thấy công an ập vào, một đối tượng đã nhảy qua cửa sổ định trốn nhưng rơi xuống ao và bị trinh sát bên dưới bắt gọn.

Ở hướng biệt thự F13 trong khu biệt thự Thảo Điền 1, công an bắt quả tang thêm 19 nam, 4 nữ cũng đang dùng công nghệ cao để lừa đảo.

Tiến hành khai thác nhanh, công an tiếp tục bắt thêm 1 trong những đối tượng cầm đầu khi tên này đang đứng ngoài đường gọi xe taxi định tẩu thoát.


Công an chở các đối tượng lừa đảo từ biệt thự trên đường Nguyễn Văn Hưởng về biệt thự F13 trong khu biệt thự Thảo Điền 1,
để tiếp tục khám xét vào lúc 11 giờ ngày 6-12.


Tại hiện trường, tang vật bị thu giữ gồm: 21 laptop, 18 modem dùng kết nối internet, 58 voice IP, 77 điện thoại bàn, 25 ĐTDĐ các loại, 77,8 triệu đồng Việt Nam, trên 6.000 USD, 127.400 nhân dân tệ. Đặc biệt, công an phát hiện và thu giữ tại 2 căn biệt thự trên hơn 200 kịch bản được dùng để lừa đảo.

Trung tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Chánh Văn phòng Công an TPHCM cho biết đây là băng nhóm tội phạm hoạt động xuyên quốc gia. Nạn nhân của chúng thường là người Trung Quốc sinh sống ở một số TP lớn tại Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á như: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia…

Để qua mặt lực lượng cảnh sát quốc tế, băng nhóm này liên tục luân chuyển địa bàn hoạt động. Ở mỗi nước chúng chỉ ở khoảng một tháng, thông qua visa du lịch. Trong 52 đối tượng bị bắt giữ, có 49 người Đài Loan, 3 người Trung Quốc. Bước đầu điều tra, cơ quan công an đã xác định được 5 đối tượng cầm đầu, đồng thời tạm giữ một đối tượng người Việt (chuyên đi thuê nhà cho băng nhóm tội phạm ở).


Công an đang khám xét ở biệt thự F13 trong khu biệt thự Thảo Điền 1.


Lừa như phim
Thủ đoạn của băng tội phạm này giả danh người của cục công an, thuế vụ hoặc ngân hàng nào đó ở Trung Quốc. Khi đã có thông tin của nạn nhân, chúng dùng voice IP để thông báo cho nạn nhân là công an hoặc sở thuế đang theo dõi. Khi nạn nhân gọi điện lại, băng nhóm này cho nạn nhân số điện thoại (mã vùng của Trung Quốc). Trong lúc nạn nhân trò chuyện, băng tội phạm bật còi hụ giống như đang làm việc tại cục cảnh sát và để một số đối tượng khác nói vọng vào điện thoại là đã bắt tên A, B, C… nào đó chưa khiến người ở đầu dây bên kia tưởng đang nói với cảnh sát thật. Sau đó, chúng yêu cầu nạn nhân cung cấp số tài khoản của mình và không nhận ngay mà yêu cầu gửi cho nhóm đối tượng khác cùng số điện thoại khác. Bước 3, khi nạn nhân gọi cho nhóm đối tượng cuối cùng, lúc này bắt đầu mất tiền trong tài khoản.


Khu biệt thự Thảo Điền 1 ở 146 Nguyễn Văn Hưởng (P. Thảo Điền, Q.2 - TPHCM) nơi bọn tội phạm nước ngoài thuê biệt thự làm nơi lừa đảo.

Hiện vụ án vẫn đang được mở rộng điều tra nhằm xem xét mức độ thiệt hại, số nạn nhân vì mỗi ngày băng tội phạm trên gọi hàng ngàn cuộc đến các nước xung quanh để lừa đảo.

--Phá đường dây tin tặc quốc tế

Chima tại trụ sở cơ quan điều tra - Ảnh: Đàm Huy

-Hôm 3.12, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM đã tạm giữ 2 người nước ngoài liên quan đến hành vi sử dụng mạng internet để chiếm đoạt tài sản.




Theo cơ quan công an, ngày 25.9, Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen ở TP.HCM ký hợp đồng bán gần 160 tấn tôn lạnh trị giá 144.677 USD cho Công ty KHPRoofing ở Malaysia, số tiền ứng trước là 29.140 USD. Đến ngày 29.10, nhân viên của Hoa Sen gửi mail cho đối tác và gửi kèm theo hóa đơn bán hàng, yêu cầu chuyển số tiền còn lại là 115.537 USD vào tài khoản 028137… Trong quá trình trao đổi, email trên đã bị một số người nước ngoài xâm nhập đánh cắp toàn bộ dữ liệu giao dịch.

Từ đó, nhóm người này đã sử dụng email có chi tiết gần giống với địa chỉ email của nhân viên Công ty Hoa Sen để gửi cho KHPRoofing và yêu cầu chuyển số tiền 115.537 USD vào tài khoản cá nhân của Dương Anh Nhung (20 tuổi, ngụ Q.8) tại Ngân hàng Đông Á, Phòng giao dịch Q.8. Nhận được mail, Công ty KHPRoofing đã chuyển số tiền trên vào tài khoản của Nhung. Cơ quan CSĐT (PC46) phát hiện nên đã phong tỏa tài khoản này.

Ngày 5.11, khi Nhung đến ngân hàng làm thủ tục rút tiền thì bị cơ quan điều tra mời về trụ sở làm việc. Nhung khai nhận: Vào khoảng năm 2010, thông qua Facebook, đã quen với một người da đen tên là Ugo, tự xưng làm nghề kinh doanh quần áo qua nhiều quốc gia. Sau một vài lần gặp nhau, Ugo viện cớ người nước ngoài không mở tài khoản ngân hàng tại Việt Nam được nên nhờ Nhung đứng tên mở tài khoản giùm. Mở xong, Nhung gửi số tài khoản cho Ugo.

Đến ngày 5.11, Ugo gọi điện nhờ Nhung rút 110.000 USD (tiền của khách hàng chuyển vào) đưa cho Ugo, số tiền còn lại để lại cho Nhung. Chiều 26.11, Okonkwo Mathias Ugochukwu (tên gọi khác của Ugo, 30 tuổi) và Nhung đến Ngân hàng Đông Á trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận rút tiền thì bị cơ quan điều tra đưa về làm việc. Ugo khai nhận là người Nigeria, nhập cảnh vào Việt Nam ngày 22.11. Ugo khai có quen với Chima, người Mỹ, đang ở Hà Nội và người này nhờ Ugo mở tài khoản, khi có tiền chuyển vào thì rút đưa cho Chima.

Làm việc với cơ quan chức năng thì Chima (tên thật là Cletus Chimaobi Hillary, 33 tuổi) lại khai có người bạn tên là Cris hiện ở Nigeria xin số tài khoản để chuyển tiền vào và nhờ nhận giúp. Theo thỏa thuận, sau khi rút được tiền, Chima được hưởng 10% (11.500 USD), Ugo được hưởng 20% (23.000 USD).

Theo cơ quan CSĐT, từ các tài liệu thu thập được cho thấy, Chima, Ugo thuộc nhóm người nước ngoài hoạt động tội phạm mang tính chất xuyên quốc gia thông qua mạng Internet. Thượng tá Nguyễn Minh Thông - Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM - khuyến cáo: “Thời gian qua, nhiều đối tượng người nước ngoài đã xâm nhập vào địa chỉ email của một số doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài. Chúng tạo email khác gần giống với email của doanh nghiệp Việt Nam, rồi gửi cho đối tác nước ngoài; hướng dẫn chuyển tiền vào tài khoản khác do chúng mở tại Việt Nam để chiếm đoạt. Cho nên các doanh nghiệp cần lưu ý, thông báo cho đối tác nước ngoài kiểm tra kỹ địa chỉ email và liên lạc trực tiếp bằng điện thoại với nhau trước khi thực hiện việc chuyển tiền”.

Theo Đàm Huy, Thanh Niên-Phá đường dây tin tặc quốc tế




-“Tín dụng đen” chiếm đoạt gần 4.500 tỷ đồng


Trong đó, có nhiều vụ vỡ nợ lớn với số tiền vay nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.


Theo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an, từ năm 2010 đến tháng 6/2012, cả nước xảy ra hơn 4.300 vụ việc liên quan đến tội phạm dạng “tín dụng đen”.

Trong đó có hơn 100 vụ lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản liên quan đến vay, huy động vốn với lãi suất cao do người dân tự huy động với số tiền bị chiếm đoạt lên đến gần 4.500 tỷ đồng. Nhiều vụ vỡ nợ lớn với số tiền vay nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Theo đánh giá, “tín dụng đen” là hoạt động kinh doanh có đặc trưng giao dịch ngầm. Thủ tục cho vay lỏng lẻo khiến nhiều người tìm đến “tín dụng đen” bởi sinh lời nhanh...

Cơ quan công an cũng đánh giá quy định của pháp luật còn nhiều vướng mắc trong điều tra loại tội phạm “tín dụng đen”. Cụ thể, việc vay mượn tiền, tài sản là quan hệ dân sự tự nguyện có thỏa thuận giữa hai bên. Chỉ đến khi không trả được nợ thì sự việc mới được trình báo, thậm chí có người không dám trình báo công an vì sợ bị khép tội “cho vay lãi nặng”.

Ngoài ra, điều 136 Bộ luật hình sự quy định hành vi cho vay với mức lãi suất cao gấp 10 lần lãi suất Ngân hàng Nhà nước thì mới phạm tội, nhưng phải chứng minh được các đối tượng phạm tội có hoạt động chuyên nghiệp và lấy lãi làm nguồn sống chính thì mới có thể xử lý hình sự.








Hơn 4.300 vụ án hình sự liên quan tín dụng “đen”

Tiền Phong Online

TP - Từ năm 2010, cả nước xảy ra hơn 100 vụ án liên quan cho vay, thuê, cầm cố tài sản với lãi suất cao dạng tín dụng “đen”, gây thiệt hại gần 4.500 tỷ đồng và xảy ra 4.327 vụ án hình sự có nguồn cơn từ hoạt động phi pháp này.

“Tín dụng đen” chiếm đoạt gần 4.500 tỉ đồngTuổi Trẻ

Tội phạm tín dụng đen tăngThanh Niên

Ngăn chặn và xử lý nghiêm tội phạm "tín dụng đen"Nhân Dân

Tổng số lượt xem trang