Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

Vụ ngừng việc của hơn 800 CN Cty liên doanh may Vigawell Việt Nam: Phản đối một kế hoạch... tai quái!

--Phản đối một kế hoạch... tai qui!
Vụ ngừng việc của hơn 800 CN Cty liên doanh may Vigawell Việt Nam.
 Đầu giờ chiều 12.12, tại Cty liên doanh may Vigawell Việt Nam (số 2 đường Trường Chinh, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM), trên 800 công nhân (CN) đã ngừng việc để phản đối một kế hoạch hết sức tai quái của Cty.
Được biết, may Vigawell Việt Nam là DN liên doanh giữa Cty cổ phần dệt Thắng Lợi và Cty Stable Well Limited của Hồng Kông, GĐ đại diện theo pháp luật của Cty là ông Rai Chan – quốc tịch Trung Quốc. Cty này chuyên sản xuất mặt hàng quần jean, kaki xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nên có nguồn hàng lớn và ổn định quanh năm.
Theo thông tin từ CN cho biết thì việc thực hiện các chính sách pháp luật về lao động tại đây đúng ở mức tối thiểu do Bộ luật Lao động quy định, nên có thể nói Cty không vi phạm luật pháp Việt Nam. Tuy nhiên, theo phản ánh của CN tại cuộc ngừng việc thì Cty này vi phạm nghiêm trọng về thời giờ làm thêm, cụ thể: Do phải đảm bảo sản xuất một lượng lớn hàng hoá theo đòi hỏi của chủ hàng, trong khi chủ DN không chịu tuyển thêm CN nhằm giảm thiểu số tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN, nên 800 CN hiện nay phải tăng ca triền miên 6 ngày/tuần (từ thứ hai đến thứ bảy) và đêm nào cũng phải làm việc quần quật tới 21 hoặc 22 giờ.

Thế nhưng, Cty buộc CN nếu có ai hỏi về việc này thì phải nói mỗi tuần chỉ tăng ca 1 tối. Việc tăng ca nói trên đã vắt kiệt sức lao động của CN, khiến hơn 800 CN trẻ không còn sức sống, trong khi đó theo thông tin được đưa lên mạng thì quan hệ lao động ở đây được xem là “có sự kiểm soát chặt chẽ” của khách hàng Mỹ theo tiêu chuẩn SA8000.

Đáng nói, để tận dụng thêm thời giờ lao động của CN, vào chiều 11.12, Cty đã họp bàn trong bộ phận các cán bộ chủ chốt, sau đó quyết định thực hiện một kế hoạch hết sức tai quái, là: Từ 12.12 trở đi, Cty sẽ đóng cửa buổi trưa không cho CN vào xưởng nghỉ. Các CN cho biết, biện pháp này nhằm tiết kiệm thời gian, có nghĩa khi bấm chuông là CN phải từ ngoài vào vị trí làm việc ngay. Một nữ CN  than: “Trời nắng tụi em còn vạ vật bên ngoài được, nếu trời mưa tụi em biết trú vào đâu?”.

Đúng vào trưa 12.12, kế hoạch tai quái trên của Cty đã được đưa ra áp dụng! Đến khi CN đi ăn cơm về thì cửa xưởng khoá trái, họ đã không được vào nghỉ như mọi khi, thế là tập thể CN phải kéo nhau ra ngoài trời ngồi, nằm vạ vật. Lúc đó, bất chợt có 2 vị đại diện của khách hàng tại Việt Nam đi qua, chứng kiến cảnh tượng CN quá thê thảm, đã vào Cty buộc những người có trách nhiệm ở đây phải xử lý ngay việc này, vì không thể có chuyện quan hệ lao động “có sự kiểm soát chặt chẽ” của khách hàng Mỹ mà lại “nhếch nhác thế này”.

Thấy có người ủng hộ mình, tập thể CN đã nhao lên ngừng việc. Rất may là Cty may Vigawell Việt Nam chỉ nằm kế KCN Tân Bình và thụt sâu vào khu đất của dệt Việt Thắng nên CN chưa kịp kéo tràn ra đường gây ách tắc trục chính của KCN như các cuộc ngừng việc khác.

Sau khi cuộc ngừng việc nổ ra, Ban GĐ Cty vội tập hợp CN lại, ổn định trật tự và đề nghị cử các tổ trưởng vào họp với Ban GĐ. Tại cuộc họp này, CN đã phản đối tình trạng tăng ca quá mức, đồng thời yêu cầu Cty phải tạo điều kiện cho CN có chỗ nghỉ trưa để tái tạo sức lao động. Theo đó, đại diện Cty hứa sẽ xem xét lại việc tăng ca, riêng “câu chuyện” về đóng cửa xưởng buổi trưa sẽ huỷ ngay. Đến 15 giờ 30 cùng ngày, cuộc ngừng việc chấm dứt.- Phản đối một kế hoạch... tai quái!-http://laodong.com.vn/cong-doan/phan-doi-mot-ke-hoach-tai-quai/95268.bld
- Người Việt Nam ‘vô cảm”, đúng hay sai? (VnMedia).
- Rèn đức cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng của Đoàn (VOV). – Tuổi trẻ Việt Nam: Xây hoài bão, rèn đức luyện tài(ĐĐK). – Thanh niên tiêu biểu cho sức mạnh dân tộc (LĐ).
- TPHCM: Hơn 70 công nhân được bố trí làm cán bộ lãnh đạo, quản lý (DT). – TP. Hồ Chí Minh: Tạo nguồn cán bộ, lãnh đạo xuất thân từ công nhân (ĐĐK).
- ‘Chạy công chức’ ở Hà Nội và những con số giật mình (VTC). - Năm 2013: Cả nước có 281.714 biên chế công chức (SGGP).
- Đối thoại Nhân quyền Mỹ-Việt bị hoãn (RFI). – Sự chậm trễ trong hệ cuộc họp Mỹ-Việt về nhân quyền cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đang nhạt dần vì Hà Nội đàn áp các nhà đấu tranh (AP/ x-café).  – NGHĨ VỀ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM NHÂN NGÀY NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ (Bùi Hằng).
- TNT «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» đến Genève (RFA).

- Thứ trưởng GTVT: Đường chưa tốt càng phải đóng phí! (PN Today).  - Người đi xe không chính chủ bớt lo (PL&XH).

- Nửa triệu người có thẻ BHYT bơ vơ? (TT).  - “Sẽ có thêm 1.000 giường bệnh phục vụ nhân dân” (TTXVN).
- Người Việt Nam ‘vô cảm”, đúng hay sai? (VnMedia).
- Nữ sinh ‘bật’ lại phó giáo sư về hôn nhân đồng giới (VNN).
- ‘Khai tử’ quán ăn vỉa hè sẽ làm mất nét văn hóa đặc trưng (Zing).
- Ô tô của luật sư bốc cháy tại sân tòa án (TN).
- Cửa sổ chung cư, nơi tử thần rình rập trẻ em (VTC).
- Ngành khí tượng thuỷ văn bị “nghĩ oan” (VnMedia).

Quyết bắt tôm, đừng ép tép (TT).TT - Nhiều sự kiện diễn ra gần đây cho thấy có nhiều lỗ hổng làm ngân sách nhà nước bị thất thu hoặc có dấu hiệu bị thất thu.
Đó là vụ buôn lậu xăng dầu qua tạm nhập tái xuất để trốn thuế. Vụ hàng hiệu bán nơi sang trọng bị nghi khai nhập từ Trung Quốc với tiền thuế nhập khẩu rẻ bèo. Đình đám là sự bất thường ở Công ty Coca - Cola VN với chục năm làm ăn nhưng luôn lỗ nên không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp...
Các lỗ hổng này được dư luận quan tâm khi Chính phủ và chính quyền các địa phương đang đau đầu với bài toán thu ngân sách. Làm sao thu được nhiều tiền hơn trong khi phải cắt giảm, giãn thu nhiều khoản thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, khoan sức dân.

Nhà nước đang cần tiền cho chi thường xuyên, chi phát triển nhưng Nhà nước lại đang bị mất tiền do thất thu thuế. Những khoản tiền khổng lồ thất thoát là do sự cố ý của cá nhân, đơn vị kinh doanh nhưng có chung nguyên nhân là cơ chế chưa hoàn thiện, còn kẽ hở để bị lợi dụng. Muốn bịt các kẽ hở này phải hoàn thiện chính sách, đó là cuộc đấu trí, đấu pháp lý, đòi hỏi cả tầm nhìn xa, chính sách phải đi trước...
Ngược lại những vụ trốn, né thuế, với người nộp thuế thu nhập cá nhân thì lại bị quản chặt bởi các quy định của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế dẫn đến việc thu thuế trái với nguyên tắc của thuế thu nhập là “có lãi mới nộp thuế”. Dù tới đây cá nhân sẽ dễ thở hơn khi khởi điểm chịu thuế được nâng lên, nhưng theo các chuyên gia, còn bất hợp lý mà việc sửa Luật thuế thu nhập cá nhân vừa qua chưa khắc phục được, bởi nó liên quan đến kỹ thuật thu thuế do Bộ Tài chính quy định. Như người đầu tư chứng khoán, họ phải chịu cảnh “lỗ vẫn phải nộp thuế”, không như những công ty nước ngoài đang né thuế qua chuyển giá dẫn đến “lỗ khỏi nộp thuế”. Hoặc người mua bán bất động sản, dù lỗ cũng phải nộp thuế 2% bởi có mấy người được ngành thuế cho nộp thuế trên chênh lệch, tức có lãi mới nộp thuế... Những quy định này do Bộ Tài chính đưa ra dễ cho quản lý nhưng theo các chuyên gia, tới đây cần phải sửa để trả lại sự sòng phẳng cho cá nhân nộp thuế.
Nhưng xét cho cùng, người đầu tư chứng khoán, bất động sản... chỉ là những “con tép” đóng góp vào nguồn thu thuế. Vì vậy, thay vì chăm chăm vào “con tép”, hãy tập trung nhiều hơn vào những “con tôm”. Cuộc chiến chống thất thu thuế chỉ thành công khi Nhà nước thu đúng, đủ thuế từ những “con tôm”. Muốn vậy, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng phải đầu tư nhiều hơn để chấm dứt nạn khai giảm giá trị, không đúng nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhập khẩu nhằm trốn thuế; đặc biệt để nhà đầu tư nước ngoài chuyển giá để né thuế phải tâm phục khẩu phục...
Nhiều năm trước, ngành thuế đã “đột phá” khi chuyển hướng nguồn thu từ những “con tép” sang “con tôm”. Thay vì tăng thuế khoán ở chợ đã tập trung khai thác nguồn thu từ các doanh nghiệp. Kết quả là các vụ bãi thị do tăng thuế giảm hẳn, nguồn thu ngân sách nhà nước vẫn tăng nhờ chống thất thu từ khu vực doanh nghiệp. Lúc này cũng không thể chăm chăm vào “con tép” với những quy định đi quá xa nguyên tắc của thuế thu nhập, mà nên tập trung chấm dứt nạn thất thu thuế ở những “con tôm”.
Một công đôi việc, đó sẽ là nguồn thu lớn cho quốc gia để không chỉ chăm lo tốt cho người nghèo, chi cho đầu tư phát triển, mà còn trả lại sự sòng phẳng cho người kinh doanh chân chính đã làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
THANH TUYỀN-- Quyết bắt tôm, đừng ép tép (TT).
- Lương tăng gấp ba lần năng suất lao động (VnEco).
Tốc độ tăng trưởng tiền lương danh nghĩa và thực tế ở Việt Nam lại cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ít nhất ba lần..

Năm 2011 năng suất lao động của Việt Nam đã tăng và đạt gần 2.400 USD/năm. Nhưng theo Tổng cục Thống kê, năng suất này vẫn còn thấp xa so với với Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapor - Ảnh minh họa.
Mới đây, Báo cáo Lương Toàn cầu 2012/2013 được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) công bố cho thấy, nếu như tăng trưởng lương toàn cầu với tốc độ thấp hơn tăng năng suất lao động, thì tại Việt Nam hoàn toàn tương phản.
Theo Tổng giám đốc ILO Guy Ryder, trái ngược với tình hình trên toàn cầu, ở Việt Nam, tiền lương danh nghĩa trung bình tăng 26,8% mỗi năm trong giai đoạn 2006-2010. Ngay cả khi lạm phát ở mức cao, tiền lương thực tế vẫn tăng 12,6% hàng năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tiền lương danh nghĩa và thực tế ở Việt Nam lại cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ít nhất ba lần.
TS. Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Tp.HCM cho rằng, năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần.
Trong một khảo sát nghiên cứu giữa Viện Khoa học lao động và xã hội với tập đoàn Manpower tại 6.000 doanh nghiệp thuộc 9 lĩnh vực kinh tế tại 9 tỉnh, thành ở Việt Nam, các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động Việt Nam nằm trong nhóm 10% thấp nhất của khu vực.

Lương tăng gấp ba lần năng suất lao động 1Theo ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nguyên nhân của năng suất lao động thấp chính là sự mâu thuẫn giữa mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại và chiến lược phát triển nguồn nhân lực. 

Kết quả cũng cho thấy, có 1/4 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng lao động thiếu hiểu biết về công nghệ và khả năng sáng tạo; 1/5 nhận xét lao động thiếu khả năng thích nghi với công nghệ mới; 1/3 doanh nghiệp không tìm được lao động có kỹ năng mà họ cần; 2/5 giám đốc điều hành gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Tại một số ngành như chế biến thực phẩm, y tế, xây dựng, vận tải, hóa chất, dệt có tình trạng lao động thiếu hụt kỹ năng nghiêm trọng. Lợi thế về chi phí nhân công thấp tại Việt Nam đang dần mất đi sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, nguyên nhân của năng suất lao động thấp chính là sự mâu thuẫn giữa mô hình tăng trưởng kinh tế hiện tại và chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
“Phát triển kinh tế dựa chủ yếu vào công nghệ cao và năng suất lao động đã được đưa vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 10 năm trước đây. Song sau hơn 10 năm đột phá, chất lượng nguồn nhân lực nước ta vẫn quá thấp. Năng suất lao động thuộc loại thấp trong khu vực, cơ cấu lại bất hợp lý”, ông Thiên bày tỏ.
Hiện tại, tỷ lệ đóng góp từ nhân lực, trí tuệ, năng suất lao động, công nghệ vào tăng trưởng ở nước ta chỉ chiếm 28%, so nhiều nước trong ASEAN là 40% và các nước phát triển là 70%. Tính trung bình năng suất lao động của nước ta năm 2009 quy đổi ra tiền là 1.459 USD/năm, trong khi người Philippines là 3.606 USD/năm và người Hàn Quốc là 38.253 USD/năm.
Năm 2011 năng suất lao động của Việt Nam đã tăng và đạt gần 2.400 USD/năm. Nhưng theo Tổng cục Thống kê, năng suất này vẫn còn thấp xa so với với Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore.
Theo ông Thiên, những kết quả không mấy tốt đẹp này sau hơn 10 năm quyết tâm đột phá về nguồn nhân lực là do phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hầu như không đi cùng chiến lược đào tạo nhân lực. Các chiến lược này không gắn kết với nhau trong tầm nhìn dài hạn. Với mô hình tăng trưởng hiện nay dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên, vốn và hệ thống doanh nghiệp nhà nước với giá trị gia tăng từ tăng trưởng rất thấp, nguồn nhân lực cũng không thể có cơ hội phát triển.

Lương tăng gấp ba lần năng suất lao động 2Cần phải có các cơ chế quy định lương hữu hiệu hơn. Những cơ chế này cần tính đến sự phát triển của thị trường lao động và đảm bảo rằng tăng trưởng lương phải phù hợp với tăng năng suất lao động.Ông Yoon Youngmo, chuyên gia cao cấp về Quan hệ Lao động của ILO Việt Nam

Dưới góc độ quốc tế, chuyên gia cao cấp về Quan hệ Lao động của ILO Việt Nam, ông Yoon Youngmo khuyến cáo, tốc độ tăng lương và mức độ phức tạp ngày một gia tăng của nền kinh tế cũng đồng nghĩa với việc lương tối thiểu không còn là công cụ hữu ích như trước đây để áp đặt xu hướng tiền lương cho người lao động được hưởng lương trong nền kinh tế chính thức. “Cần phải có các cơ chế quy định lương hữu hiệu hơn. Những cơ chế này cần tính đến sự phát triển của thị trường lao động và đảm bảo rằng tăng trưởng lương phải phù hợp với tăng năng suất lao động”, ông Yoon Youngmo nói.
Có lẽ các nhà hoạch định chính sách đã nhận ra những mâu thuẫn này, song vấn đề là sẽ ứng xử thế nào? Có lẽ cách giải quyết vấn đề không hoàn toàn phụ thuộc vào việc cứ đào tạo và hàng năm báo cáo tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên bao nhiêu phần trăm.
Là một nước có nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng thấp, cần có chiến lược phát triển thế nào để vừa sử dụng được nguồn lao động này, vừa quyết liệt đầu tư dài hạn cho nhân lực công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
 Điều rất quan trọng nữa mà các nhà hoạch định chính sách cần lưu tâm đó là tăng lương mà không tăng năng suất lao động chắc chắn sẽ làm cho Việt Nam mất đi sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.

-Người Hà Nội rèn sức khỏe dưới lòng đất

 - Hầm đường bộ Ngã Tư Sở (Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 2007 dành cho xe đạp và khách bộ hành nay có thêm chức năng như công viên, vườn hoa công cộng.
Công viên, vườn hoa cách khá xa khu vực Ngã Tư Sở nên từ khi hầm đường bộ được khánh thành, nơi đây trở thành nơi tập thể dục của người dân, nơi vui chơi của trẻ nhỏ, thậm chí là nơi đá bóng, tập hiphop của học sinh.
Buổi sáng sớm và khoảng thời gian từ 4 giờ chiều khu vực hầm đường bộ nườm nượp người tập thể dục trong hầm bộ hành dài gần 500m đi theo vòng tròn với 12 cửa đặt 4 góc đường, mỗi cửa đều có 3 lối lên xuống dành cho người đi bộ, xe đạp.

Từ khi được đưa vào sử dụng, hầm bộ hành Ngã Tư Sở trở thành nơi rèn luyện sức khỏe của nhiều người dân quanh khu vực.

Dù không khí không được thông thoáng như ở vườn hoa, công viên nhưng dù sao cũng ít bụi bặm, khói xe hơn phía trên hầm nên nhiều người trẻ tuổi lẫn lớn tuổi vẫn đều đặn chạy bộ hàng ngày quanh đường hầm.
Những người lớn tuổi hơn sức khỏe không cho phép chạy thì chọn cách đi bộ để rèn luyện sức khỏe.
Hầm không chỉ là nơi tập tành níu kéo sức khỏe mà còn là nơi người lớn tuổi gặp gỡ hàn huyên hàng ngày.

Mỗi người mỗi cách, mỗi kiểu tập khác nhau nhưng đều chung một mục đích vì sức khỏe của bản thân.
Người đàn ông này cho biết thời gian đầu mới tập ở đây cũng cảm thấy hơi thiếu dưỡng khí nhưng nay đã quen dần vì ngại đến những vườn hoa, công viên cách nhà khá xa.
Chọn một góc khuất, người phụ nữ này đang miệt mài ôn lại một điệu nhảy.
Với chiếc điện thoại có loa “khủng” những cậu trò nhỏ tập những động tác hiphop đang thời thượng.
Khu vực hầm cũng là “sân bóng” của những cậu choai ngoài giờ học.
Một người đàn ông tận dụng tay vịn chạy dọc theo tường hầm để tập phục hồi chức năng.
Phía trên hầm bộ hành luôn bụi bặm, tấp nập xe cộ với đủ thứ khí thải độc hại.


Lê Anh Dũng


- Chỉ thị đảng dành riêng cho Tổng Bí thư? (Trương Duy Nhất).
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Hãy nói điều người dân muốn nghe!” (KT). - Lục Dân: Kể chuyện nhỏ này cho Bộ trưởng Bộ y tế (Trần Nhương).
- Thủy điện “nuốt” vườn quốc gia (NLĐ).
- Phỏng vấn ông Đỗ Văn Đương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội: Ra văn bản tùy tiện, khổ dân ! (NLĐ). – Tự dưng bị… cắt hết! (NLĐ). “Do lãnh đạo ngành y tế Bình Phước hiểu sai chính sách mà hàng trăm lao động ngành y tế bị mất quyền lợi…”
- Khó sang tên, đổi chủ xe ngoại giao quá hạn (VnEconomy).

















Tổng số lượt xem trang