Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02 và những ‘đại ngôn’ về lòng yêu nước

-(Petrotimes) - Những người nào thích những thứ dân chủ và yêu nước lấp lánh phương Tây, xin hãy đọc lại tác phẩm kinh điển “Gone with the wind” (Cuốn theo chiều gió) để học một cách thực tế hơn về lòng dũng cảm, về tinh thần yêu nước”.

Sau sự kiện tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp thu nổ địa chấn của tàu Bình Minh 02, cộng đồng mạng lại thêm một lần dậy sóng.


>> Tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02

>> Từ vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02: Nhớ về một bài hát xưa…

>> Những phút căng thẳng trên tàu Bình Minh 02

>> Những thước phim mới và chi tiết nhất về vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

>> Một ngày trên tàu Bình Minh 02

Petrotimes là tờ báo đưa thông tin nguồn trong vụ việc nên đã nhận được rất nhiều phản hồi, điện thoại, email của độc giả cả trong nước và người Việt ở nước ngoài chia sẻ về sự kiện này.

Có thể thấy, lòng yêu nước của người Việt Nam ta chưa bao giờ cạn, cứ mỗi lần có biến cố thì tinh thần dân tộc lại dâng cao. Mỗi độc giả đã biểu thị một cách khác nhau chính kiến của mình - Petrotimes trân trọng biết bao những sự hướng tâm về Tổ quốc.

Qua Internet, qua điện thoại, biên tập viên của Petrotimes đã truyền tải cho các thủy thủ tàu Bình Minh 02 nghe những tình cảm của độc giả. Hết thảy những người thợ dầu khí, những kỹ sư trên tàu Bình Minh 02 trực tiếp đối đầu với sóng dữ đều xúc động và tự hào.

Thuyền trưởng tàu Bình Minh 02, Trần Anh Vũ từng kể cho phóng viên Petrotimes nghe những giây phút đối đầu với thách thức.

Anh nói cũng thật nhẹ nhàng, giản dị về lòng yêu nước: “Bạn biết không, cảm giác đối đầu với thách thức trên biển của tổ quốc lạ lắm. Anh em chúng tôi không ai bảo ai nhưng đều như được lên dây cót tinh thần và tỉnh táo, dứt khoát đến lạ. Có gì đó cứ dâng đầy lên trong cơ thể, chạy khắp huyết quản, đêm hôm đó, anh em không ai ngủ được”.

Một con người đứng mũi chịu sào, một con người từng đối đầu với sóng dữ, thác thức, với trọng trách đặt nặng trên vai mà cũng chỉ nói về lòng yêu nước một cách mộc mạc và chân thực như thế!

Vậy nhưng, cũng qua sự kiện tàu Bình Minh 02, bên cạnh những suy nghĩ chân thành, trên internet cũng xuất hiện không ít những người có những lời nói “nhân danh lòng yêu nước”.

Đặc biệt là các bạn trẻ, họ nói kiểu đại ngôn, và kích động. Thay vì chia sẻ, họ ngồi trong phòng lạnh và lên giọng chỉ trích và “dạy khôn” người khác phải làm thế này, thế kia…

Trước khi bài viết này đến với bạn đọc, Petrotimes nhận được điện thoại của một độc giả là học sinh phổ thông cho biết sẽ đề xuất ý tưởng để giúp cáp của tàu Bình Minh 02 không bị tàu cá làm hỏng.

Một ý tưởng giản đơn và chưa chứng thực được hiệu quả nhưng đã làm cho chúng tôi vô cùng xúc động. Có lẽ lòng yêu nước không cần đại ngôn mà chỉ cần ở sự chân thành như thế!






Thuyền trưởng tàu Bình Minh 02 Trần Anh Vũ



Petrotimes xin đăng tải lại bài viết “Đừng yêu nước bằng máu của người khác” từng gây nhiều tiếng vang trên internet của tác giả Bảo Anh Thái để chúng ta cùng suy ngẫm.

“Ông ngoại tôi từng cầm mác búp đa, lưng dắt lựu đạn, cắt rào kẽm gai công đồn Pháp cùng với những người lính Nhật Bản tình nguyện theo Việt Minh thời chín năm. Chiến thuật của đơn vị ông rất đơn giản: Cắt rào, ném lựu đạn vô lô cốt và xung phong vào đánh giáp lá cà khi quân Pháp còn chưa hết choáng váng vì tiếng nổ. Ông tôi không kể về những tổn thất của đơn vị.

Khi tôi hỏi ông tôi là trong đơn vị có bao nhiêu lính Nhật, và sau chín năm, bao nhiêu người trong số họ trở về tổ quốc. Ông trả lời "Có chín người, sau chín năm, chẳng có ai trong họ còn sống”. Tôi không biết ngoài chín người Nhật đó, bao nhiêu người khác trong đơn vị ông đã chết.

Tôi hỏi ông: "Đơn vị ông không phải là đặc công (mà thực ra trong thời chín năm, khái niệm đặc công chưa có), sao các ông không dùng bazoka hoặc ít nhất là súng máy áp chế khi công đồn?”

Ông trả lời rất đơn giản là đơn vị ông không có bất kỳ vũ khí hỏa lực mạnh nào. Họ chỉ có 3 súng trường cho một tiểu đội và những người Nhật Bản tình nguyện chỉ dùng kiếm Samurai của họ.

Thời kháng Mỹ, ông tôi động viên con cái đi ra trận. Hai dì tôi đi thanh niên xung phong khi mười sáu tuổi. Sau chiến dịch Đường 9 Nam Lào và Quảng Trị, lần lượt 2 dì về nhà vì mất sức. Cả hai dì đều trọc đầu như sư đến nhiều năm sau tóc mới mọc lại.

Bác tôi, học ở Nga về làm cán bộ giảng dạy Bách Khoa nhưng rồi lại tình nguyện nhập ngũ. Tây Nguyên, Đường 9, Quảng Trị – giấy chứng nhận dũng sỹ diệt Mỹ và dũng sỹ diệt xe cơ giới gấp phồng túi ngực (theo đúng nghĩa đen).

Khi từ miền Bắc vào Nam, bác tôi mang theo 90 viên đạn của cây súng bắn tỉa. Khi giải ngũ, bác đã bắn 52 viên, trong đó 4 viên trượt. Bác tôi và người em kết nghĩa đã bỏ cả ngày trời bò qua cả một cái trảng lớn nằm giữa vùng ranh giới giữa hai bên để bắn một phát đạn với tầm gần 900 m làm bị thương viên tướng chỉ huy một sư đoàn quân đội Sài Gòn trong cuộc họp bộ tham mưu của sư này hồi Quảng Trị năm 1972.

Bác tôi là một trong 16 người cuối cùng rời thành Quảng Trị bơi vượt sông Thạch Hãn và tên của bác tôi có trong viện Bảo tàng Quân đội. Những người chỉ huy trận Quảng Trị nay đang lãnh đạo Bộ Quốc phòng đều nhớ đến bác tôi.

Ông ngoại tôi giờ đã 94 tuổi, bác và các dì tôi đều đã về hưu.

Không một ai đại ngôn về lòng yêu nước.

Thậm chí, tôi chưa bao giờ nghe từ đó trong các câu chuyện của họ.

Đơn giản là họ làm những điều đó.

Khi tôi kể cho bác tôi về một cuốn nhật ký nổi tiếng của một người lính trẻ tuổi hai mươi và ngỏ ý muốn mua một cuốn tặng bác. Bác tôi từ chối và nói với tôi rằng: "Con ạ, nếu mỗi người lính khi ra trận, thay vì viết mà chỉ cần bắn bị thương một kẻ thù thôi, thì miền Nam có thể giải phóng rất lâu trước 1975″.

Khi tôi kể cho bác về những chuyện gần đây trên Biển Đông, bác lẩm nhẩm tính rồi nói "Ác liệt như hồi 72 mà người ta mới vét đến cán bộ tuổi 35. Giờ, nếu không phải đánh lớn trên bộ, chắc bọn con (tôi và các anh con bác) không bị động viên đâu!”

Tôi viết những dòng này vì tôi ngán đến tận cổ những người ngồi trong phòng máy lạnh mà mọi thứ họ viết ra chỉ là chỉ trích. Tôi ngán đến tận cổ việc họ tự cho mình là đang nói lên tiếng nói của một người dân để viết về lòng yêu nước.

Họ chỉ trích, họ mách nước cho Nhà nước làm việc A việc B dù họ biết rằng nếu có nổ súng thì họ sẽ không gửi email gọi con họ bỏ học ở nước ngoài để về nhập ngũ.

Nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự hỏi và mãi vẫn không tìm được chỗ nào cho thấy họ đang đại diện cho nhân dân (những người nông dân như ông ngoại tôi, những cán bộ về hưu như bác và các dì tôi) để nói những từ đại ngôn đó.

Những người đại ngôn đó đòi minh bạch về thông tin, đòi nhà nước để cho phải báo cáo này nọ nhưng họ quên mất một điều, hồi chiến tranh, có ngày nào mà nhân dân không nghe đài thống kê về số lượng đạn pháo bắn sang lãnh thộ Việt Nam, ngày nào mà Thông Tấn Xã VN không dịch những bản tin đó sang tiếng Anh cho thế giới biết?

Cả thế giới đều biết, nhưng chỉ có những thanh niên Việt Nam 17-18 phải bỏ trường học mà lên đường giữ nước, và cả nước phải đói ăn đến queo quắt để chiến sỹ tiền duyên có đạn mà bắn.

Nhiều chiến sỹ hải quân đã hy sinh vì tổ quốc – tinh thần yêu nước và hy sinh họ có thừa nhưng họ chưa có đủ vũ khí để chống lại những con tàu lớn.

Những người gác biển không cần những người “đứng” sau lưng bằng những bài viết răn dạy về tình yêu nước trên Facebook.

Những người gác biển cần vũ khí, cần máy bay, cần tên lửa, cần tàu chiến, tàu ngầm. Và những thứ đó chỉ có được khi có tiền.

Nếu có viết, hãy kêu gọi nhà nước phát hành công trái mua vũ khí, và nếu có phát hành, thì hãy mua công trái. Đừng để con em nhân dân đổ máu để cho các bạn lên internet hô hào mình là yêu nước.

Những người nào thích những thứ dân chủ và yêu nước lấp lánh phương Tây, xin hãy đọc lại tác phẩm kinh điển “Gone with the wind” (Cuốn theo chiều gió) để học một cách thực tế hơn về lòng dũng cảm, về tinh thần yêu nước”.
Hoàng Thắng-- Sau Bình Minh 02, lại có những ‘đại ngôn’ về lòng yêu nước (Petrotimes). báo PetroTimes ngày 4/12, khi có bài đầu tiên về việc Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02, nhưng lại có những chỉnh sửa khác thường, không rõ lý do, không đính chính với độc giả, - TQ: Độc Kế Chia Biển Đông (Việt Báo). – VN: Định hướng người dân quên kẻ thù Trung Quốc (RFA). “Chính quyền này đúng là làm nhụt chí của người dân Việt Nam rồi. Gọi những người chống Trung Quốc là những người chống chính quyền thì còn gì nữa đâu mà nói”.



- Những vấn đề Trung Quốc của dân tộc Việt Nam (03)Những vấn đề Trung Quốc của dân tộc Việt Nam (04) (Chuacuuthe). – CS dùng dân tộc VN, đổi vũ khí cướp chính quyền (DLB).

- Thủ tướng VN lại lên tiếng về chủ quyền (BBC). – Việt Nam phản đối danh sách ‘vi phạm chủ quyền’ của Trung Quốc (VOA).-- Lê Vĩnh Trương: SLOC và hiểm lộ tại biển Đông (Quỹ NCBĐ).- Mỹ tìm hiểu quy định biển mới của TQ (BBC). – Mỹ muốn TQ làm rõ quy định kiểm tra tàu lạ (VNN). – Mỹ đòi Trung Quốc làm rõ quy định khám soát tàu ngoại quốc trên Biển Đông (RFI). – Mỹ, Philippines muốn Trung Quốc minh định về luật biển mới (VOA).
- Philippines bổ nhiệm một nhà ngoại giao cứng rắn làm đại sứ tại Trung Quốc (RFI). – Philippines bổ nhiệm nhà ngoại giao cứng rắn làm đại sứ tại Trung Quốc (AFP/ DT).
- Trung Quốc muốn tạo nguyên trạng mới ở biển Đông (PLTP).
- Bước leo thang mới của Trung Quốc (TVN). – Trung Quốc lùi bước tại Biển Đông trước sức ép của quốc tế ? (RFI).
- Tăng cường hợp tác an ninh tại Châu Á Thái Bình Dương (VOA).
- Thượng viện Mỹ ủng hộ Nhật trong tranh chấp (TN). - Thượng viện Mỹ công nhận sự kiểm soát của Nhật với Senkaku (LĐ).


- Phỏng vấn Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa: Thuyết đấu trí (RFA).
- Việt Nam triệu Đại sứ Trung Quốc phản đối vụ Bình Minh 02 .NLD
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm qua đã triệu đại diện Đại sứ Trung Quốc đến để phản đối về việc tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02, trong khi các lực lượng chức năng Việt Nam tăng cường biện pháp bảo vệ tàu hoạt động trên biển.


Vị trí xảy ra sự cố với tàu Bình Minh 02. Ảnh: Petrotimes
Ngay sau khi tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã họp cùng các bộ Quốc phòng, Công an để xem xét đánh giá sự việc.


Sáng nay, ông Trịnh Đức Hải, Vụ trưởng, Ban Nghiên cứu chính sách biển (Ủy ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao) cho biết, tàu Bình Minh 02 bị tàu cá Trung Quốc đứt cáp diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh chủ quyền ở biển Đông như in hình lưỡi bò lên hộ chiếu, tỉnh Hải Nam thông qua điều lệ trị an trên biển có hiệu lực từ năm 2013. “Ngày 3-12, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm phản đối một loạt sự việc trên”, ông Hải cho hay.

Trước đó, vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30-11, khi tàu Bình Minh 02 di chuyển ở khu vực ngoài ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để khảo sát địa chấn đã gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trái phép. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu tàu cá Trung Quốc ra khỏi khu vực của tàu Bình Minh 02, tàu kéo dã cào của Trung Quốc “đã chạy qua phía sau làm đứt cáp thu nổ địa chấn của tàu Bình Minh 02”.

Tại thời điểm tàu Bình Minh 02 bị đứt cáp, "phía Việt Nam không ghi nhận bất kỳ dấu hiệu xuất hiện nào của tàu chấp pháp Trung Quốc tại khu vực xảy ra sự cố", ông Trịnh Đức Hải cho biết thêm.

Sự việc xảy ra trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam. Đây là lần thứ hai trong 18 tháng qua, Bình Minh 02 gặp sự cố với tàu Trung Quốc.


Cáp tàu Bình Minh 02 bị đứt. Ảnh: Petrotimes

Trả lời câu hỏi của phóng viên về các biện pháp bảo vệ tàu khảo sát, thăm dò, khai thác của PVN, ông Trịnh Đức Hải cho biết, thời gian gần đây, hàng loạt tàu cá, cao điểm có ngày lên tới 100 tàu, của Trung Quốc hoạt động trên vùng biển gây cản trở đến hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam. Khi bị các lực lượng chức năng của Việt Nam đẩy đuổi, các tàu này đã tổ chức thành hình tròn gồm 15 tàu để tự bảo vệ và cản trở sự truy đuổi của phía Việt Nam.

“Sau việc tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02, các lực lượng chức năng của Việt Nam đã có biện pháp thích hợp để tăng cường bảo vệ”, ông Hải nói.

Đây là lần thứ hai tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam gặp sự cố với các tàu Trung Quốc trên Biển Đông. Năm ngoái, ngày 26/5, tàu này đang hoạt động bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam thì bị ba tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn. Địa điểm xảy ra sự việc cách mũi Đại Lãnh, Phú Yên 120 hải lý.

Trong thời gian gần đây Trung Quốc ngày càng quyết liệt trong việc đòi chủ quyền trên Biển Đông, bất chấp sự vô lý trong tuyên bố của họ cũng như sự phản đối mạnh mẽ của các nước có liên quan.

Từ đầu năm nay, Trung Quốc in bản đồ có yêu sách 9 đoạn trên Biển Đông, thường được gọi là "đường lưỡi bò" lên mẫu hộ chiếu mới. Yêu sách này đòi chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bị tất cả các nước liên quan phản đối. Việt Nam và các nước như Philippines, Indonesia và Mỹ đã khẳng định không chấp nhận hoặc bày tỏ quan ngại về bản đồ này. Ngoại trưởng Indonesia cho rằng, việc in hình lưỡi bò phản tác dụng, không có ý nghĩa gì trong việc tranh chấp biển Đông. Mỹ cũng thể hiện quan điểm không ủng hộ việc in hình lưỡi bò lên hộ chiếu và khẳng định “sẽ nêu mối quan ngại này với Trung Quốc”.

“Việt Nam không công nhận bất cứ giá trị pháp lý hay ý nghĩa chính trị về Trung Quốc in hình lưỡi bò trên hộ chiếu”, ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối việc in bản đồ có "đường lưỡi bò" lên hộ chiếu. Các cơ quan hữu quan Việt Nam không đóng dấu thị thực hoặc xuất nhập cảnh lên hộ chiếu có bản đồ sai trái này, mà cấp một thị thực rời kẹp trong hộ chiếu, ông Hải thuộc Ủy ban Biên giới cho biết.

Tuần trước, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc công bố một luật lệ mới cho phép các tàu chấp pháp của họ quyền tiếp cận và lục soát các tàu thuyền mà họ cho là vi phạm vùng nước trên Biển Đông. Quy định này được giới phân tích cho là sẽ đổ thêm dầu vào lửa vốn đã căng thẳng ở khu vực này.
Theo Hoàng Lan (VnExpress)

nhưng VnExpress đã đổi tựa: - Việt Nam triệu đại diện Trung Quốc để phản đối vụ Bình Minh 02 (VNE)
Điều ngạc nhiên của tướng Pháp về “hộ chiếu lưỡi bò”
Dân Trí
"Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là, theo nguồn tin của truyền thông Trung Quốc, Bộ Ngoại giao nước này đã giới thiệu mẫu hộ chiếu mới này vào ngày 12.5.2012, trước các phóng viên và đại diện ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh, nhưng tại thời điểm đó, ...
Hành động gây hấn mới của Bắc KinhTiền Phong Online
Ấn Độ sẵn sàng cử tàu chiến tới biển Đông bảo vệ quyền lợiLao động


Ấn Độ sẽ bảo vệ lợi ích ở Biển ĐôngVNExpress

Indian navy ready to deploy to South China Sea as tensions climb
HANOI/NEW DELHI (Reuters) - India has declared itself ready to deploy naval vessels to the South China Sea to protect its oil-exploration interests there, a potential new escalation of tensions in a disputed area where fears of armed conflict have been growing steadily.

- Tâm thức chủ quyền của con dân nước Việt (PLTP). – Tặng gà đẻ trứng cho bộ đội Trường Sa (SGGP). – Làm gì để bảo vệ ngư dân? (ĐĐK). – Việt Nam sẽ có lực lượng kiểm ngư (BBC).
- Ấn Độ sẵn sàng can thiệp vũ trang (VnMedia). – Ấn Độ sẽ triển khai Hải quân ở Biển Đông (Infonet). – Ấn Độ có thể điều quân bảo vệ lợi ích ở biển Đông (TTXVN).
- Nhật – Trung bên bờ vực xung đột quân sự vì Senkaku (Infonet). – Trung Quốc phản đối dự luật Mỹ liên quan đến đảo tranh chấp (LĐ).
- Lại một tuyên bố ngang ngược… (DT). – Trung Quốc tham vọng nâng sản lượng khai thác khí ở Biển Đông lên 15 tỉ m3/năm (Petrotimes).
- Những vấn đề Trung Quốc của dân tộc Việt Nam (02) (Chuacuuthe).

Vietnam in sabotage claim against Chinese boats
December 04, 2012 12:34 PM
HANOI (AFP) - Vietnam's state-run energy giant PetroVietnam accused Chinese fishing vessels of sabotaging one of its boats, state media said on Tuesday, the latest clash in the disputed waters of the South China Sea.


TTXVN: PVN phản đối tàu Trung Quốc cắt cáp Bình Minh 02, Tiền phong Trung Quốc cắt cáp Bình Minh 02: Bộ Ngoại giao trao công hàm phản đối.- Hà Văn Thịnh: Cắt và đứt (!) (Quê Choa).- Vì sao không thuê thêm tàu để bảo vệ tàu Bình Minh 02? (TT/ TP). - Hành động gây hấn mới của Bắc Kinh (TT).

- Vũ Cao Đàm Cái bẫy ý thức hệ cực kỳ nguy hiểm của Trung Cộng (BoxitVN).- Nguyễn Thu Trâm: THƯ NGỎ GỞI THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG VỀ HIỂM HỌA MẤT NƯỚC ĐANG GẦN KỀ. - ĐẤT NƯỚC NÀY LÀ CỦA AI, CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM HAY CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN? (Quỳnh Trâm).

- NỢ 2 LỜI XIN LỖI KHỔNG LỒ NÊN BỌN BÀNH TRƯỚNG ĐẠI HÁN VẪN QUEN THÓI BẮT NẠT VIỆT NAM (Ngô Đức Thọ).

- Người Trung Quốc, Nhật Bản phản đối hộ chiếu có ‘đường lưỡi bò’ (TP). - MỘT LỐI LÀM BÁO CẨU THẢ? (Hồ Như Hiển). - Hộ chiếu lưỡi bò, tên lửa Triều Tiên và vách đá tài chính… (Petro Times).- Hộ chiếu “lưỡi bò”: Tham vọng rõ ràng của Bắc Kinh (RFA).

- CHÚNG KHÔNG “LẠ”, NGOÀI TRƯỜNG SA (Mai Thanh Hải).- Việt Nam lo ngại Trung Quốc sử dụng vũ khí thương mại tranh giành biển đảo (RFI). – ‘Trung Quốc phải tránh dùng vũ khí thương mại trong tranh chấp lãnh hải’ (VOA). - ‘TQ không nên dùng kinh tế làm vũ khí’ (BBC).- Việt Nam tuyên bố Trung Quốc nên tránh dùng thương mại làm vũ khí trong tranh chấp biển đảo (TTVN/CafeF).

- Việt Nam sẽ thành lập Lực lượng Kiểm ngư (RFA). - Thành lập lực lượng kiểm ngư: Thêm “lá chắn” cho ngư dân (DV). - Khen thưởng ngư dân bám Hoàng Sa, Trường Sa (DV). - Nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Vũ Mão: Nâng tầm làng TN lập nghiệp và xây dựng công trình ở Trường Sa (TP).

- Bắc Kinh với sự ngang ngược mới tại Biển Đông (Tổ quốc). ‘Quan hệ Trung- Việt là tài sản quý’ (BBC).- Trung Quốc có lẽ đang tăng tốc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam (RFI).




- QUAN ĐIỂM NGOẠI GIAO MỚI CỦA TRUNG QUỐC, VẪN THỂ HIỆN BẢN CHẤT NHAM HIỂM, THAM TÀN VÀ TRÂNG TRÁO CỐ HỮU MÀ THÔI! (TSYG).

- Trung Quốc có kế hoạch nâng sản lượng khai thác khí lên 15 tỷ mét khối ở Biển Đông (RFI).- Ấn Độ tính khả năng điều quân tới Biển Đông (VNN). – Hải quân Ấn Độ sẵn sàng bảo vệ tập đoàn ONGC tham gia thăm dò dầu khí ở Biển Đông (RFI).
- TQ ‘lại cắt cáp tàu Bình Minh 02′ (BBC). - Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam (RFA). – Tàu thăm dò Việt Nam bị Trung Quốc cắt cáp ở Biển Ðông (VOA). – Tàu khảo sát địa chấn Việt Nam bị Trung Quốc cắt cáp phá hoại (RFI). – Tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp Bình Minh 02 (VNE). – Tàu cá Trung Quốc phá cáp tàu Bình Minh 02 (TN). - Bóng đêm lại phủ “Bình Minh” (TN). - Báo Đảng sửa tin TQ ‘cắt cáp’ tàu Bình Minh 02 (DLB).

-Báo đảng sửa tin TQ 'cắt cáp' tàu Bình Minh 02


CTV Danlambao - Sau vài tiếng đồng hồ, bản tin của PetroTimes và báo chí nhà nước về việc TQ 'cắt cáp' tàu Bình Minh 02 đã bị chỉnh sửa một cách đáng ngờ. Việc sửa tin cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam dường như đang cố gắng làm nhẹ mức độ nghiêm trọng của sự kiện trên, giữa lúc một tướng Tàu là Sài Thiệu Lương đang thăm và làm việc tại VN.
Tờ báo thuộc Tập Đoàn Dầu Khí VN của ông đại tá công an Nguyễn Như Phong đã tự chỉnh sửa lại bản tin, chữ 'cắt cáp' bị thay bằng 'gây đứt cáp' ngay trong tựa đề.

Tựa 'Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02' đã bị sửa thành 'Tàu Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02'.

Nội dung bản tin cũng đã bị chỉnh sửa lại một số chi tiết. Từ 'phá hoại' bị sửa thành 'gây đứt cáp'. Đồng thời đoạn văn dưới đây tố cáo thủ đoạn của TQ mạnh mẽ nhất trong bài cũng bị rút bỏ.

'Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt Nam'.

Các tờ báo khác cũng đăng lại bản tin tương tự với nội dung đã bị chỉnh sửa từ PetroTimes bằng các từ 'làm đứt cáp', hoặc 'gây đứt cáp'.

Việc sửa tin như trên có thể gây ngộ nhận, hành vi của 2 tàu Trung Quốc cố tình cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 sẽ bị hiểu như 2 tàu này vô tình 'gây đứt cáp'. Mức độ nghiêm trọng của vụ việc đã bị làm nhẹ một cách có ý đồ.

Mặc dù tờ báo PetroTimes của đại tá Nguyễn Như Phong đã âm thầm sửa lại bản tin trên website http://www.petrotimes.vn, nhưng nội dung trên báo giấy đã được phát hành trước đó vẫn còn giữ nguyên tựa đề ban đầu.

Sự kiện tàu TQ xâm phạm vùng biển, cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh là hành vi phá hoại hết sức nghiêm trọng. Thông tin về vụ việc đã bị ém nhẹm suốt 4 ngày, thậm chí khi đã công bố vẫn còn bị chỉnh sửa nhằm cố tình làm nhẹ mức độ nghiêm trọng của sự kiện trên.

Trung Quốc đang ra sức thực hiện dã tâm xâm lược. Thời gian gần đây, các quan chức chóp bu đảng CS Trung Quốc sang Việt Nam một cách ồ ạt có lẽ là nguyên nhân khiến cho Nhà cầm quyền Việt Nam tỏ ra nhu nhược, không dám lên tiếng phản đối.


Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02 (PetroTimes) (Petrotimes) - Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu Trung Quốc xâm hại, phá hoại cáp thu nổ địa chấn.



Cáp tàu BM02 bị cắt

Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt Nam.


Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò - phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này.

PV: Theo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?

Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát. Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.

Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam - Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.

PV: Xin ông cho biết đôi nét về nhiệm vụ của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này?



Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02

Ông Phạm Việt Dũng: Từ tháng 5/2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể Sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.

Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam.



PV: Vậy phía PVN đã có những phản ứng như thế nào trước vụ việc này, thưa ông?

Ông Phạm Việt Dũng: Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. Đến 14 giờ ngày 1/12/2012, anh em đã khắc phục xong sự cố cáp địa chấn và tàu Bình Minh 02 đã tiếp tục công tác khảo sát bình thường.

Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN.







Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam kịch liệt phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

PV: Xin cảm ơn ông.

Tiến Dũng (thực hiện)



(Ngoài các Báo điện tử đã ký kết hợp tác với Petrotimes như Dân trí, VietnamNet và VnMedia... các trang giới thiệu tin vui lòng không lấy lại bài viết này nếu chưa có sự đồng ý của Ban biên tập Petrotimes.) [ tin này sao lại hạn chế , phải để tất cả người Việt biết chứ ? ]

- Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02 (PetroTimes)




--Tàu cá Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 (DTri)- Kiểm ngư bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (TP).
- Tàu cá Trung Quốc làm đứt cáp tàu Bình Minh 02 (TT). – Tàu Trung Quốc lại gây đứt cáp tàu Bình Minh 02 (ĐV). Nghiên cứu biển Đông: Nên đẩy mạnh các tài trợ nghiên cứu (TT 1-12-12) ◄
Quân nhân cẩn trọng khi sử dụng mạng xã hội (QĐND 2-12-12)
- Điều ngạc nhiên của tướng Pháp về ‘hộ chiếu lưỡi bò’ (TVN). – Việt Nam tuyên bố Trung Quốc nên tránh dùng thương mại làm vũ khí trong tranh chấp biển đảo (TTVN/CafeF).
- Philippines đong đưa giữa Mỹ và Trung Quốc (VNE). Philippin - Trung Quốc: Philippines attacks Chinese maritime law (FT 2-12-12) Philippines queries China on 'board-vessels order'
December 03, 2012 8:45 PM

MANILA (AFP) - The Philippines has asked China to clarify reports Beijing ordered its navy to board and interdict foreign ships entering its claimed territories in the South China Sea, an official said on Monday.
- Hải quân Ấn Độ quyết bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông (VnMedia).- Tàu buôn lậu đâm chìm tuần tra Mỹ (NLĐ).
- Lý giải việc nối lại thương vụ Su-35 giữa Nga và TQ (ĐV).





>> Từ vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu Bình Minh 02: Nhớ về một bài hát xưa…

>> Những phút căng thẳng trên tàu Bình Minh 02

>> VIDEO CLIP: Tàu Trung Quốc ngang ngược vi phạm lãnh hải, cắt cáp địa chấn của Việt Nam

>> Những thước phim mới và chi tiết nhất về vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

>> Một ngày trên tàu Bình Minh 02



- Ngư dân Việt Nam là đối tượng chính của quyết định chận bắt tàu thuyền tại Biển Đông(RFI). - “ Ngư dân Việt Nam là mục tiêu chính trong kế hoạch chặn bắt tàu thuyền của Trung Quốc” (DT). - Tiếp tục hỗ trợ ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ (PLTP). - Điềm dữ(Nguyễn Thông).

- Trung Quốc lại gây hấn với quy định bắt tàu (TN).- Trung Quốc: đòi khám xét tàu trên Biển Đông (SGTT). - Thế giới phản đối kế hoạch của Trung Quốc chặn xét tàu trên Biển Đông (Petrotimes). - Hành động khai chiến của Bắc Kinh tại Biển Đông (TQ).



- Kiểm ngư hỗ trợ bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam (DT).

- Tranh chấp biển đông: Sự đoàn kết trong Asean có vai trò quyết định (SGTT).

- Tranh chấp Senkaku: Mỹ sẽ bảo vệ Nhật Bản thông qua dự luật mới (GDVN).

- Những đòn nghi binh lớn của Trung Quốc (Lê Mai).





- Biển Đông : Cam Bốt bị tố cáo về hùa với Trung Quốc (RFI).

- Manila đòi TQ làm rõ chuyện khám tàu (BBC). - Philippines tấn công luật biển TQ: Philippines attacks Chinese maritime law(Financial Times).

- Máy bay chiến đấu Trung Quốc – Ấn Độ ‘vờn nhau’ (WCT/ NLĐ/ Petro Times).

- Tương quan sức mạnh hải quân trên thế giới đang thay đổi (ĐV). - Trung Quốc “vác” tàu chiến ra Thái Bình Dương diễn tập (ANTĐ).

- Tàu Cảnh sát biển Ấn Độ thăm TP.HCM (TN).- Triều Tiên bí mật nhập công nghệ tên lửa (VNE). – Nhật Bản chuẩn bị đánh chặn tên lửa của Triều Tiên (TTXVN). - Triều Tiên đặt tầng thứ nhất tên lửa lên bệ phóng (TT). – Bán đảo Triều Tiên đang đứng trước nguy cơ căng thẳng mới (VOV). – Nhật sẽ nhanh chóng đưa tin vụ Triều phóng tên lửa (TTXVN). – Một loạt nước quan ngại về tên lửa Triều Tiên (VNN). - 222. GHI CHÉP VỀ CAMPUCHIA (1975-1991) – 2 (Diễn đàn/ VSK).- Myanmar: Đàn áp biểu tình, cảnh sát xin lỗi, dân không tha (SGTT).
- Chết dưới tay Trung Quốc, Chương IV – Cái chết của nền sản xuất của Hoa Kỳ: Tại sao hàng Mỹ không còn ‘ăn khách’ nữa? (BoxitVN).
- Lê Phú Khải: Khổng Tử và những cơn sốt định kỳ của nước Trung Hoa (BoxitVN).
- Người Tây Tạng tiếp tục tự thiêu (DCVOnline). - Một thanh niên Tây Tạng tự thiêu (VOA).
- Phe bảo thủ đã chi phối quyền lực tại Trung Quốc như thế nào qua Đại hội 18? (Chuacuuthe). – Trung Quốc: Tư pháp cải chính về án tù cho những kẻ ngăn trở dân đi kiện (RFI). – Trung Quốc bỏ tù 10 giới chức địa phương có hành vi sai trái (VOA). – Trung Quốc bác bỏ tin tống giam các viên chức địa phương (VOA). - Tân Hoa Xã: 95% quan chức “có vấn đề” đều cặp bồ (GDVN). –Ngạc nhiên Trung Quốc: câu chuyện kết thúc (Drugoi/ Kichbu).
- Triều Tiên thông báo đường bay của vệ tinh sắp phóng (DT). – Trung Quốc quan ngại việc Bắc Triều Tiên phóng hỏa tiễn(RFI). – Cố vấn quân sự Iran có mặt tại Bắc Triều Tiên (RFI). - Triều Tiên “thông báo đường bay tên lửa” (TN). - Lãnh đạo Bắc Tiều Tiên dẫn đầu cuộc bình chọn “Nhân vật của năm” (LĐ). - Nhật tuyên bố sẽ bắn hạ tên lửa Triều Tiên (LĐ). - Nhiều nước lo Triều Tiên phóng tên lửa (TP). - Triều Tiên: phóng tên lửa nhằm mục tiêu hoà bình (SGTT).
- Tác giả Harry Potter tố Thủ tướng Anh “bội ước” (TTXVN).

Tổng số lượt xem trang