Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

'Làm giả ăn thật', Trung Quốc 'xuất khẩu thương vong'

Việt Nam muốn trở thành 'công xưởng của thế giới' thì công nhân sẽ trả giá như thế này !
-'Làm giả ăn thật', Trung Quốc 'xuất khẩu thương vong'
-Câu chuyện về những thương vong do trình độ thi công cũng như nguyên vật liệu kém chất lượng của Trung Quốc không chỉ gói gọn trong biên giới Trung Quốc.

Khoảng 5:30 sáng ngày 24/8/2012, tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Mãn Châu, một đoạn dẫn lên phần đường chính của cây cầu 15,4km Yangmingtan bị sập, khiến 4 xe tải lao xuống đất; 3 người thiệt mạng và 5 người bị thương. Hình ảnh vụ tai nạn cho thấy đoạn cầu này bị nghiêng 45 độ về một bên, cạnh đó là một chiếc xe tải méo mó như vừa bị bàn chân khổng lồ nghiền nát. Nhiều lý do không rõ ràng được đưa ra giải thích cho vụ sập cầu. Huang Yusheng, Bí thư thành phố Cáp Nhĩ Tân, cho rằng nguyên nhân vụ việc là do xe chạy quá trọng tải. Tuy nhiên, thiết kế cầu và vật liệu xây dựng cũng đang bị nghi ngờ, trong khi có không ít bằng chứng cho thấy những sai sót trong quản lý của các quan chức thành phố.

Công trình cầu trị giá 294 triệu USD dự kiến hoàn thành trong 3 năm, nhưng chính quyền Cáp Nhĩ Tân muốn đẩy nhanh tiến độ xuống còn 18 tháng. Trong khi đó, một bình luận của Ủy ban xây dựng Cáp Nhĩ Tân có đoạn nêu, "do văn phòng chỉ đạo xây dựng cầu Yangmingtan đã giải tán (sau khi hoàn thành dự án), nên chúng tôi không thể xác minh đơn vị cụ thể nào chịu trách nhiệm phần cầu bị sập này". [1]

Tuy nhiên, câu chuyện về những thương vong do trình độ thi công cũng như nguyên vật liệu kém chất lượng của Trung Quốc không chỉ gói gọn trong biên giới Trung Quốc. Tháng 5/2006, một xe cứu thương ở New Mexico chạy bằng lốp xe do Trung Quốc sản xuất đã mất lái khi lốp xì hơi đột ngột. Tháng 8/2006, một chiếc xe van sử dụng lốp xe Trung Quốc đã lao thẳng vào trạm thu phí Pennsylvania làm 2 hành khách thiệt mạng và 1 người chấn thương nặng. Hãng phân phối bán lẻ của Mỹ Foreign Tire Sales (FTS), đã tiến hành điều tra các miếng lốp có vấn đề đó. Họ phát hiện, nhà sản xuất Trung Quốc Hangzhou Zhongce Rubber Company (HZ) đã loại bỏ một lớp keo gôm dày 0,6mm có tác dụng chống đai thép bị long ra khỏi lớp cao su, nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. Tuy nhiên, do sợ vụ việc nếu bị đưa ra tòa có thể sẽ khiến HZ phá sản, nên Foreign Tire Sales đã không yêu cầu Cơ quan an toàn giao thông cao tốc quốc gia Mỹ ra lệnh thu hồi. Khi FTS không đệ trình tất cả các kết quả kiểm tra cho tới tháng 6/2007 khi luật sư của các nạn nhân đã quyết định kiện họ.




Vụ sập một nhịp cầu Âm Dương tại Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang miền đông bắc Trung Quốc. 4 xe container đang lưu thông qua đoạn cầu này bị lộn nhào xuống đất khiết 3 người chết tại chỗ, 5 người khác bị thương.

Tuy nhiên, khi FTS chất vấn HZ về dải chất gôm không có trong lốp xe, công ty Trung Quốc đã thẳng thừng phủ nhận, khẳng định lốp xe do hãng sản xuất không phải là nguyên nhân gây ra tai nạn. Trong cuộc gặp trực tiếp tại Hàng Châu, Trung Quốc, FTS đã yêu cầu nhà xuất khẩu Trung Quốc có trách nhiệm thu hồi, thay thế các lốp xe bị lỗi. Tại đó, mặc dù thừa nhận đã bỏ lớp chất gôm khỏi lốp xe, nhưng HZ vẫn không cam kết thay thế các lốp xe lỗi; và tiếp tục im lặng. FTS sau đó đã phải yêu cầu ký lại hợp đồng và quy định HZ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm nếu xảy ra lỗi. [2]

Sự cẩu thả và bủn xỉn từng đồng của Trung Quốc còn thể hiện trong việc sản xuất thực phẩm và dược phẩm. Năm 2010, Zhao Lianhai, một nhà vận động nổi tiếng từng tham gia vào sự kiện Thiên An Môn hồi tháng 6/1989, đã bị bắt giam 2,5 năm vì vận động đòi bồi thường cho các nạn nhân trong vụ sữa nhiễm độc năm 2008. Người ta phát hiện nhà sản xuất đã pha thêm vào công thức sữa chất melamine, một chất hóa học công nghiệp độc hại, để tăng hàm lượng protein; dẫn tới việc 6 trẻ bị thiệt mạng, một trong số đó là con trai của Zhao. Melamine thường được sử dụng để sản xuất nhựa, bê tông và phân bón; nhưng khi được bỏ vào thực phẩm, nó có thể gây sỏi thận và suy thận. Khoảng 300.000 trẻ đã bị ốm do sử dụng sữa nhiễm melamine. Năm 2008, kết quả điều tra cho thấy, cứ trong 5 nhà sản xuất sữa tại tq thì có 1 hãng sử dụng melamine trong các sản phẩm sữa.

Từ những nguyên liệu xây dựng cho tới hàng hóa tiêu dùng, hóa chất thải công nghiệp trong thực phẩn, dimethyl fumarate trong đồ nội thất; tới việc lũng đoạn và thao túng thị trường đất hiếm và kim loại công nghiệp thế giới; tới những hoạt động thiếu trách nhiệm trong thăm dò không gian; tới việc cố tình duy trì đồng nội tệ thấp; Trung Quốc quả thực đang làm bần cùng và gây đầu độc các nước láng giềng; và có thể cả chính bản thân Trung Quốc.

Bao gồm trong các hành vi vô trách nhiệm của Trung Quốc còn có việc ăn cắp bí quyết thương mại, thiết kế sản phẩm và thông tinh tình báo quân sự quan trọng. Trong quá trình đó, Trung Quốc đã tích lũy lượng dự trữ ngoại hối khổng lồ, chủ yếu bằng đồng USD, và họ đã và đang sử dụng chúng để mua trái phiếu chính phủ Mỹ, và ít nhất là khoảng 50% thâm hụt thương mại của Mỹ là với Trung Quốc. Trung Quốc đã tăng nân sách quốc phòng hằng năm ở mức 2 con số trong suốt hơn 20 năm qua. [3] Hải quân Trung Quốc hiện đủ mạnh để thách thức hải quân Mỹ tại các vùng biển ngoài khơi bờ biển đại lục, trong vùng biển Indonesia; ngoài khơi Đài Loan, Hoàng Hải và ngoài khơi Triều Tiên. Trung Quốc bị không ít nơi cho là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới. Vậy sự nguy hiểm của họ đã đến đâu?

Một cuốn sách mới đây "Death by China: Confronting the Dragon-a global call to action" (tạm dịch là Cái chết do Trung Quốc: Đối phó với rồng - thế giới hãy hành động), của 2 nhà kinh tế học ĐH California Peter Navarro và Greg Autry, đã trả lời rất rõ cho câu hỏi trên. Các tác giả đã mỏ xẻ từng ảnh hưởng do quan hệ thương mại với Trung Quốc và những rủi ro sức khỏe khi mua hàng hóa Trung Quốc trong các chương "Chết do chất độc Trung Quốc", "Chết do rác thải Trung Quốc", "Chết do sự lũng đoạn tiền tệ của Trung Quốc".

Họ cũng nêu rõ, kể từ năm 1999, Trung Quốc đã phá hủy một cách có hệ thống cơ sở sản xuất của Mỹ. Trong giai đoạn đó, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng ít ỏi 2,4% bình quân; còn kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 10% mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong thập niên đầu thế kỷ 21 thấp hơn 25% so với giai đoạn 1946-1999 (3,2%). [4]

Trong chương "Cái chết đối với cơ sở sản xuất Mỹ", Navarro và Autry đã giải thích cách Trung Quốc đạt được khả năng tiêu diệt đó: thông qua các hoạt động thương mại không bình đẳng, mà hai tác giả gọi là "8 vũ khí tiêu diệt việc làm". Chúng bao gồm trợ cấp xuất khẩu, lũng đoạn tiền tệ, đánh cắp ý tưởng/thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài; các quy định lỏng lẻo về sức khỏe và an toàn - dẫn tới hàng loạt vụ thương vong của lao động Trung Quốc; hạn chế xuất khẩu một số nguyên liệu công nghiệp quan trọng như bauxite, hoàng thạch, silicone carbide, và kẽm; cố tình duy trì sự thống trị của họ trong thị trường đất hiếm thế giới (Trung Quốc chiếm trên 90% sản lượng đất hiếm thế giới); và thuế suất nhập khẩu cao. [5]

Cụ thể hơn, hai tác giả đã nhấn mạnh, "mỗi ngày, Mỹ thâm hụt gần 1 tỷ USD trong quan hệ thương mại với Trung Quốc", và giải thích chi tiết việc lũng đoạn tiền tệ của Trung Quốc đã phá hủy sản xuất của Mỹ như thế nào. Họ cũng nhắc đến việc Tổng thống Obama khi còn là ứng cử viên tranh cử đã nhiều lần cam kết gây áp lực lên Trung Quốc trong các hoạt động thương mại bất bình đẳng. Nhưng khi làm tổng thống, Obama đã không gọi Trung Quốc là nước lũng đoạn tiền tệ, ông đã "sai lầm khi đặt nhu cầu tài chính ngắn hạn của hoạt động chính trị và của chính quyền lên trên sự phục hồi kinh tế dài hạn của Mỹ", khi khuyến khích Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Mỹ, mà không tiến hành những hành động cải cách thương mại có hiệu quả.

Quan trọng không kém, hai tác giả cũng chỉ trích việc các công ty Mỹ đồng lõa với hành vi thương mại sai trái của Trung Quốc. Họ khẳng định, vấn đề với Trung Quốc bắt đầu một phần là kết quả của ý thức hệ cứng nhắc" của Tổng thống George W. Bush, người đã quan niệm sai lầm nghiêm trọng về các phản ứng của Trung Quốc đối với các sáng kiến thương mại của Mỹ. Bush tin rằng biến Trung Quốc trở thành một đối tác thương mại bình thường nghĩa là "hàng rào thương mại sẽ thấp hơn và cơ hội nhiều hơn cho các nhà xuất khẩu Mỹ". [7]

Tuy nhiên, chương hay nhất là "Cuộc sống với Trung Quốc: Làm sao tồn tại và phát triển trong thế kỷ của rồng". Chương này nêu ra các gợi ý thiết thực về cách thức đấu tranh và giải quyết các vấn đề kể trên. Các gợi ý bao gồm: không mua hàng hóa Trung Quốc, trừ khi cần thiết; yêu cầu ghi nhãn chi tiết các thành phần trong sản phẩm; thực hiện các cải cách để buộc các nhà nhập khẩu và xuất khẩu Trung Quốc có trách nhiệm hơn.

Trâm Anh theo Frontpagemag

-----------------------------

Chú thích:

[1] www.ministryoftofu.com/2012/08/Another-tofu-dreg/tag/Yangmingtan-bridgeproject.

[2] Opinion of Judge William Manfredi, Court of Common Pleas, Philadelphia County, Pa.; October 15, 2008; David Welch, "An Importer's Worst Nightmare," at www.businessweek.com/stories/2007-07-22/an-importers-worst-nightmare

[3] "Morning Bell," Heritage Foundation Newsletter, 11/17/2011; Death by China: Confronting the Dragon, a global call to action; by Peter Navarro and Greg Autry (New York: Prentice-Hall 2011), 68.

[4] Death by China, 52.

[5] Ibid., 55-66.

[6] Ibid., 68, 73-74, 224.
--Trung Quốc : Tình trạng khốn khổ của công nhân Báo La Croix hôm nay quan tâm đến tình trạng khốn khổ của công nhân Trung Quốc qua một báo cáo về những vi phạm nghiêm trọng luật lao động tại các doanh nghiệp nhận thầu cho Mattel, hãng đồ chơi nổi tiếng của Hoa Kỳ, nơi sản xuất các búp bê Barbie.
Bp b Barbie được trưng bầy tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngy 06/03/2009
Búp bê Barbie được trưng bầy tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 06/03/2009 Reuters/Aly Song
Bài viết của La Croix có tựa : " Tại Trung Quốc, công nhân làm búp bê Barbie bị áp đặt những điều kiện khắc nghiệt ".

Tổ chức phi chính phủ về lao động Trung Quốc – China Labor Watch – vừa công bố một báo cáo cho thấy nhiều vi phạm nghiêm trọng như : trả lương rẻ mạt, an toàn lao động không được tôn trọng, nhịp độ lao động quá căng thẳng, giờ làm việc bị kéo dài… Nghiên cứu kể trên được tiến hành tại bốn doanh nghiệp làm thuê cho Mattel tại tỉnh Quảng Đông, vào tháng 10 và 11/2012.
China Labor Watch tố cáo tình trạng « lao động khổ sai » của các công nhân làm cho Mattel. Nghiên cứu này đã chỉ ra tổng cộng 15 loại vi phạm khác nhau. Ví dụ như, số giờ làm thêm tăng gấp từ hai đến sáu lần so với quy định là 36 giờ. Vào những thời điểm cần nhân công, nhà máy Dong Yao đã buộc nhân công phải làm thêm từ 180 giờ đến 210 giờ/tháng. Nhịp độ lao động 14 giờ/ngày và 7/7 ngày là không hiếm. Thậm chí, các xí nghiệp còn không tính giờ lao động và trả lương cho công nhân thấp hơn rất nhiều so với luật định.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ an toàn cho người lao động hoàn toàn không được chú ý. Công nhân sơn xịt đồ chơi làm việc mà không có mặt nạ bảo hiểm. Nhiều người không được quyền mang găng tay bảo hộ, vì bị coi là làm ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Công nhân làm thuê cho Mattel được trả lương khoảng 250 € đến 375 €/tháng. Số tiền này không đủ cho họ tìm được một chỗ ở tử tế. Đa số phải sống tại các khu nhà trọ với từ 8 đến hơn 10 người trong một phòng.
Báo cáo nhấn mạnh, tình trạng vi phạm luật lao động nghiêm trọng kể trên diễn ra tại các doanh nghiệp nhận thầu của Mattel, là một công ty có lợi nhuận đến 589 triệu € vào năm ngoái. Với khoản lợi nhuận khổng lồ kể trên, China Labor Watch cho rằng, hãng nên đối xử với các công nhân một cách có đạo lý và trách nhiệm hơn.
La Croix cho biết, vào năm 1997, Mattel đã là một trong các tập đoàn đa quốc gia đầu tiên thảo ra và phê chuẩn một bộ quy tắc ứng xử đối với các doanh nghiệp nhận thầu, nhằm bảo vệ quyền của người lao động. Tuy nhiên, theo China Labor Watch, các quy tắc này ngày càng bị cắt giảm.
Báo cáo tình báo Mỹ về viễn cảnh 2030 : Không siêu cường, thế giới có thể rơi vào hỗn loạn
Le Figaro hôm nay cung cấp các thông tin về viễn cảnh thế giới 2030, theo báo cáo của cơ quan tình báo quốc gia Mỹ (DNI). Theo đó, trong trung hạn, thống trị thế giới không phải là Hoa Kỳ, cũng không phải là Trung Quốc, có điều chắc chắn là, đây là một thế giới « hậu phương Tây » và vô cùng khác biệt so với thế giới hiện nay. Nỗi sợ lớn nhất là, trật tự do phương Tây lãnh đạo chấm dứt, nhưng không dẫn đến sự ra đời của một thế giới đa cực, mà là một thế giới "vô cực, không có hình mẫu, không có các lực lượng bảo vệ trật tự chung". Một thế giới như vậy là thế giới « đại hỗn loạn ».
Tác giả chính của công trình nghiên cứu được thực hiện trong vòng 4 năm này là nhà phân tích Matthew Burrows. Trong một cuộc họp báo vào thứ Hai vừa rồi, ông nhấn mạnh đến thời điểm hiện nay của thế giới là một bước ngoặt lịch sử, tương đương với những thời điểm trong quá khứ, như 1789, 1848, 1919, 1945 và 1989.
Ông Matthew Burrows ghi nhận : « Một thế giới đơn cực, do Mỹ thống trị, sau khi Liên Xô sụp đổ đã chấm dứt. (…) Sự suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ là không thế tránh khỏi và đã diễn ra. Về sức mạnh tổng thể - GDP, cư dân, chi phí quân sự, đầu tư công nghệ, Châu Á đều vượt qua Bắc Mỹ và Châu Âu ». Le Figaro nhận xét, việc một thành viên của cơ quan tình báo quốc gia Mỹ đưa ra nhận định về « sự suy tàn » của Hoa Kỳ, dù chỉ là tương đối, là một điểm mới, tự nó đã là điều đáng chú ý.
Tuy nhiên, chuyên gia tình báo Mỹ cũng khẳng định, không có nước nào khác, kể cả Trung Quốc có thể chiếm lĩnh vị trí của Hoa Kỳ. Trung Quốc tiếp tục mạnh lên, nhưng với một tốc độ chậm hơn, với sự bất trắc của những năng động nội tại.
Nhà phân tích chiến lược kêu gọi chính quyền Mỹ tạo điều kiện cho các hợp tác để giữ được vị trí lãnh đạo trong một thế giới ngày càng trở nên phân tán, bởi sự suy sụp hay việc Hoa Kỳ rút ra bất ngờ có thể gây ra « tình trạng vô chính phủ toàn cầu kéo dài » trong bối cảnh Châu Âu, Nga và Nhật Bản đều tiếp tục suy yếu.
Sự phân tán ngày càng lớn của các quốc gia là một trong bốn « xu thế lớn » được báo cáo kể trên rút ra. Một xu thế lớn khác là « quyền lực ngày càng lớn của các cá nhân » trong một hệ thống quốc tế mới, nhờ ở « sự tăng trưởng kỳ diệu của giai cấp trung lưu », nhờ cuộc cách mạng công nghệ tin học. Về mặt nguyên tắc, tầng lớp này có khả năng mang lại những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, chuyên gia Mỹ cũng nhấn mạnh đến những nguy hiểm tiềm tàng, gắn liền với khả năng gây khó khăn cho các định chế Nhà nước, ví dụ qua các tấn công tin tặc. Tình trạng dân cư già đi ở nhiều nước phát triển và giới trẻ ít có khả năng tìm được việc làm đặc biệt tại vùng Cận Đông, là xu thế lớn thứ ba. Xu thế cuối cùng được báo cáo tổng kết là xung đột gia tăng xung quanh việc tranh chấp các tài nguyên như lương thực, thực phẩm, nước và năng lượng. Trong bức tranh đen tối này, việc Hoa Kỳ khẳng định được sự độc lập về năng lượng là «một điểm sáng ».
Bên cạnh các xu thế lớn, chuyên gia Mattew Burrows cũng làm nổi lên những bất định gây lo ngại, đặc biệt là « biến đổi khí hậu ». Bên cạnh đó, sự sụp đổ của khu vực đồng euro, nếu xảy ra, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng hơn là sự phá sản của ngân hàng Lehman Brothers. Ngược lại, việc Iran từ bỏ tham vọng hạt nhân có thể tạo ra thay đổi lớn tại Cận Đông. Chuyên gia tình báo Mỹ khuyến cáo chính quyền phải hành động, bởi vì trong quá khứ nhiều đế chế tự tin rằng bất khả chiến bại, đã bị sụp đổ, và Hoa Kỳ không thể hài lòng ở vị trí thứ 31/63 thế giới về giáo dục phổ thông và đứng hàng thứ 26 về khoa học.
Tranh luận về Liên bang Châu Âu bị đình lại
Về thời sự Châu Âu, Libération chạy trên trang nhất « Liên bang Châu Âu bị đóng băng ». Từ đóng băng không phải để nói về đợt lạnh giá đang tràn vào Châu Âu, mà là để mô tả dự án thành lập một Liên bang thật sự về kinh tế và tiền tệ của Châu Âu bất ngờ bị chặn đứng do lập trường của Đức và Pháp.
Xã luận Libération nhận định, tổng thống Pháp và thủ tướng Đức vừa giáng vào Liên Hiệp Châu Âu một đòn mạnh. Ngày hôm qua, tổng thống Hollande và thủ tướng Merkel « đã quyết định chôn vùi cuộc tranh luận mang tính chiến lược về tương lai của Châu Âu ». Thực tế là hai lãnh đạo Pháp và Đức đã lùi thời hạn tranh luận về dự án Liên hiệp kinh tế và tiền tệ Châu Âu mới đến sau thời điểm tháng 6/2014.
Trước đó, nhóm 27 nước đã cam kết sẽ ra được một lộ trình, trước khi năm 2012 kết thúc, để hướng đến một Châu Âu hội nhập mật thiết hơn. Tuy nhiên, Libération khẳng định, vì những bất đồng xung quanh một dự án Liên bang châu Âu mới, Pháp và Đức đã chọn giải pháp « con đà điểu » để tránh đối mặt với thực tại. Về phần Đức, sở dĩ có quyết định này là vì đảng cầm quyền của thủ tướng Merkel đang bước vào giai đoạn tranh cử và không muốn mạo hiểm, trong khi đó, về phía Pháp, tổng thống Hollande không muốn tạo cơ hội cho những chia rẽ vốn có trong đa số cầm quyền có dịp sống dậy.
Cũng trong hồ sơ về Châu Âu, Libération có bài phỏng vấn bà Viviane Reding, phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu, ủy viên về pháp luật, nhân quyền và công dân. Lãnh đạo Châu Âu, người Luxembourg, đưa ra nhận định về tầm quan trọng của các cuộc bầu cử Châu Âu tháng 6/2014 tới. Theo bà, đây là lần đầu tiên có các cuộc bầu cử thực sự mang tính « toàn Châu Âu ». Ứng cử viên đảng thắng cử sẽ được 27 nguyên thủ quốc gia Châu Âu bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Quốc hội Châu Âu mùa hè 2014 có thể coi như là Quốc hội lập hiến của một Liên bang Châu Âu tương lai. Ủy ban Châu Âu sẽ thực sự trở thành chính phủ của liên minh và quyền lực của Quốc hội Châu Âu sẽ được tăng cường.
Bê bối tỷ giá liên ngân hàng Libor : Những vụ bắt giữ đầu tiên
Cũng về thời sự Châu Âu, Le Monde có bài đáng chú ý về các vụ bắt giữ đầu tiên, liên quan đến vụ bê bối xung quanh việc thao túng tỷ giá liên ngân hàng Libor (Anh quốc) của nhiều ngân hàng lớn.
Libor là hệ số tham chiếu rất quan trọng đối với các giao dịch tiền tệ liên ngân hàng, với tổng trị giá các sản phẩm tài chính được trao đổi lên tới 350.000 tỷ đô la hay 269.400 tỷ euro mỗi ngày trên thế giới. Cho đến nay, hệ số này được một « câu lạc bộ » các chủ ngân hàng xác định
Trong số những người bị bắt, có một cựu trader của ngân hàng UBS và Citygroup và hai cựu nhân viên phụ trách giao dịch của RP Martin. Ba người bị bắt, bị tình nghi là kiếm được tiền trong việc hạ thấp hệ số Libor.
Le Monde cũng nhắc lại báo cáo của cơ quan điều tra tài chính Anh Quốc và một ủy ban điều tra Hoa Kỳ, công bố hồi tháng 6/2012, cáo buộc ngân hàng Anh Quốc Barclays đã thao túng tỷ giá kể trên, cũng như Eurobor, tỷ giá liên ngân hàng của Châu Âu, với sự đồng lõa của nhiều tổ chức. Hiện tại, khoảng hơn 10 cơ sở, trong đó có Ngân hàng Société générale và Crédit agricole của Pháp, nằm trong tầm ngắm của các cơ quan có thẩm quyền của Châu Âu.
Theo báo cáo điều tra của Wheatley, hệ số Libor vẫn được giữ lại, nhưng việc tính toán hệ số này sẽ được ủy thác cho một cơ quan độc lập. Về phần mình, Ủy ban Châu Âu đã bắt đầu tiến hành một điều tra không chỉ về hai hệ số Libor và Eurobor, mà các hệ số có liên quan, như Tibor của Nhật Bản và Sibor của Singapore.
--Trung Quốc : Tình trạng khốn khổ của công nhân
- Trung Quốc xúc tiến chống tham nhũng nhưng thách thức vẫn còn (VOA).
- Các loại tội phạm gia tăng (Thanh tra). - Thủ tướng: Đang thiếu “cả thầy lẫn thợ” (VOV). – Thủ tướng đối thoại với thanh niên: “Chúng ta đang thiếu cả thầy lẫn thợ” (DV).- Người thất nghiệp tiếp tục tăng mạnh (Infonet).
- Thuyền viên kêu cứu đã nửa năm nhưng không ai giúp (DT/PLTP).- Bộ trưởng y tế CSVN được bình chọn là Person of the Year (Sống Magazine). “Bà Kim Tiến được vinh dự trao cho giải Person of the Year, với thành tích 3N, được viết tắt bởi các cụm từ Ngu ngốc, Ngang ngược và Nịnh nọt”.  – Giá viện phí sẽ tiếp tục tăng (VnMedia). – Thanh tra Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (SGGP). – Bỏ ngỏ quản lý chất lượng bệnh viện(SGGP). – Bệnh viện, phòng khám tư hết hạn hành nghề: Người bệnh vẫn được đảm bảo quyền lợi(SGTT). – Bộ Y tế thông báo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm Tết (Petrotimes).
- Nhà báo, Trung tướng Hữu Ước và cái phong bì (FB Tấm gương/ Trương Duy Nhất).
- 30% công chức không làm được việc lỗi do ai? (DT). – Khống chế mức lương tối đa với viên chức quản lý từ 1.1.2013 (LĐ).
- “Nói bâng quơ 100 triệu chạy việc… chỉ làm rối dư luận!” (Kiến thức). – Chuyện không chỉ của Hà Nội (PLTP).
- Dân bức xúc vì giá đền bù dự án đường cao tốc quá thấp (DT). – Chính sách về đất đai cần có tính bền vững (SGGP). – Thẩm định giá đất thị trường trong 47 ngày (PLTP).
- Góc biếm họa (TT).
- Họp HĐND các tỉnh: Không được thất hứa lần hai với dân (TT). – Quảng Nam: Động đất, tái định cư thủy điện khiến người dân khó khăn (LĐ).
- Ngân sách cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013: Bố trí vốn còn dàn trải (DV). – Kinh phí ứng phó BĐKH và khắc phục ô nhiễm môi trường: Đã ít lại quá dàn trải (NNVN).
- Thủy điện nhỏ: đừng giao trứng cho ác (RFA).
- Bi hài bình xét… hộ nghèo: Sẽ giám sát chuyên sâu việc bình bầu hộ nghèo (DV). – Lạm dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước (DV).
- Đồng Nai: Lá điều khô thu mua còn tồn 143 tấn( (DV).
- TPHCM: Thành lập 397 tổ chức Đảng tại doanh nghiệp ngoài Nhà nước (SGGP).
- Đâm công an ngay tại trụ sở (PLTP).

Tổng số lượt xem trang