Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Sai phạm nghiêm trọng, tại sao không chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra?

-Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải hàng loạt sai phạm ở cả bốn lĩnh vực khác nhau của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD). Thậm chí một vài trang tin điện tử còn đăng cả “Kết luận thanh tra…” dài 26 trang với 56 nghìn từ phản ánh rất nhiều sai phạm trong quản lí, điều hành của Hiệu trưởng trường đại học này...

Từ đơn thư phản ánh, kiến nghị của GS.TSKH Lê Du Phong, từng là Quyền Hiệu trưởng Trường ĐHKTQD cùng nhiều cán bộ, giáo viên của trường, nhiều báo phản ánh, đặc biệt Báo Người cao tuổi có loạt bài phóng sự điều tra, phanh phui những tiêu cực nghiêm trọng của nhóm người trong Ban lãnh đạo nhà trường. Theo yêu cầu của Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi, ngày 24-7-2012, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã vào cuộc theo Quyết định số 2558/QĐ-BGDĐT ngày 13-7-2012 của Bộ trưởng BGD&ĐT với thời hạn thanh tra 45 ngày.
Nhưng mãi đến ngày 5-12-2012, tức là sau 140 ngày, Thanh tra Bộ GD&ĐT mới ra “Kết luận thanh tra” nêu rõ, Trường ĐHKTQD có nhiều sai phạm, đặc biệt là những thiếu sót, sai phạm xảy ra ở 4 nhóm vấn đề, đó là: Công tác tổ chức, cán bộ; công tác đào tạo sau đại học và liên kết đào tạo; công tác xây dựng cơ bản và các khoản thu - chi tài chính của trường này.

Khách quan mà nói, Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng có được bản kết luận khá chi tiết, thể hiện sự mạnh tay, mặc dù còn bỏ qua nhiều sai phạm và một số sai phạm được kết luận nhẹ đi theo kiểu “giơ cao đánh khẽ”. Có lẽ, không cần phải viện dẫn hết từng vụ việc mà bản Kết luận thanh tra đã nêu, chỉ dẫn một vài vấn đề để bạn đọc cùng suy ngẫm.

Trang 12 “Kết luận thanh tra…” trong phần “Thu chi tài chính”, chỉ ra rằng, ĐHKTQD đã thu sai, thu vượt nhiều khoản như: Thu kinh phí đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ không có trong quy định với số tiền là 22.173.153.000 đồng; thu vượt quy định về học phí nâng điểm hệ chính quy số tiền là 3.073.772.482 đồng; thu vượt quy định lệ phí tuyển sinh các hệ số tiền là 7.906.046.500 đồng; thu ngoài quy định số tiền là 18.407.020.750 đồng; thu phí trông xe vượt quy định số tiền là 229.536.000 đồng. Như vậy, số tiền Trường ĐHKTQD đã thu sai quy định hơn 51 tỉ đồng.

Số tiền 51 tỉ đồng thu sai quy định chỉ là con số trong hai năm 2009 và 2011 (năm 2008 và 2010 do đã kiểm toán nên không thanh tra). Vậy nếu tính đủ cả 5 năm từ 2008 đến 2012, con số đó sẽ là bao nhiêu? Đây vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ. Đặc biệt, chuyện thu sai, thu vượt là những sai phạm vật chất, khi đã biết sai thì phải sửa và đương nhiên phải thoái các khoản thu sai theo quy định của pháp luật. Với hơn 51 tỉ đồng thu sai này, về nguyên tắc là phải hoàn trả cho người bị thu. Trường hợp không trả lại được thì phải nộp Ngân sách nhà nước. Tại sao Bộ GD&ĐT lại chỉ kiến nghị sung công quỹ 3 tỉ đồng? Mặc dù theo giải thích tại Kết luận thanh tra thì 48 tỉ đồng đã được nhà trường chi hết cho các hoạt động? Lí giải này vô cùng phi lí! Thêm nữa, câu hỏi đặt ra là nguồn nào để nhà trường nộp cho ngân sách nhà nước số tiền thu sai này? Cách duy nhất là phải truy thu để nộp chứ không thể lấy tiền từ quỹ phúc lợi của nhà trường để nộp?

Liên quan đến sai phạm về tài chính, từ ngày 6-6-2012, Thanh tra Cục thuế Hà Nội cũng tiến hành thanh tra ĐHKTQD với thời hạn thanh tra 60 ngày theo yêu cầu của Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi. Cũng phải hai lần gia hạn, đến ngày 29-10-2012 (tức là sau 142 ngày) mới có kết luận thanh tra. Nhiều sai phạm đã được Thanh tra Cục Thuế Hà Nội kết luận, đã có quyết định truy thu và xử phạt, trong hai năm 2009 và 2011 đã là 7,067 tỉ đồng. Mặc dù tính đến ngày 22-10-2012, Trường đã khắc phục bằng cách nộp 5.774.542.960 đồng. Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ, chắc chắn, đây là hành vi trốn thuế, gian lận thuế chứ không phải “khai thiếu”, “khai sót” như kết luận của Thanh tra Cục Thuế Hà Nội. Mà đã là trốn thuế, gian lận thuế thì số tiền phạt sẽ cao gấp nhiều lần và đây phải là hành vi vi phạm pháp luật. Số tiền phạt vi phạm hành chính tại mục 4 (kết luận thanh tra thuế) là 1,287 tỉ đồng. Với một đơn vị sự nghiệp công lập có thu thì đây là vấn đề rất nghiêm trọng. Số tiền thuế Trường ĐHKTQD mới nộp và số tiền sẽ phải nộp tiếp do vi phạm này lấy từ nguồn nào? Ai chịu trách nhiệm? Việc nộp khắc phục gần 6 tỉ đồng trong thời gian thanh tra, phải chăng cơ quan chức năng đã “vẽ đường cho hươu chạy” để giảm nhẹ tội trốn thuế, giảm mức phạt?


Phía ngoài cổng trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: PV
Phần IV Kết luận thanh tra của Bộ GD&ĐT về “Xây dựng cơ bản”, đây là vấn đề có thể nói nhìn đâu cũng thấy “bốc mùi”. Những tưởng, với một trường đại học đầu ngành trong cả nước, dạy người ta cách quản lí kinh tế theo pháp luật, chuyện xây dựng cơ bản sẽ được triển khai một cách bài bản, bởi ở đây không thiếu những chuyên gia am tường về lĩnh vực này. Thế nhưng, Trường ĐHKTQD có những công trình xây dựng không chỉ kéo dài lê thê gây lãng phí “khổng lồ” được biện minh bằng việc đổ lỗi cho cơ chế cấp vốn, đổ lỗi cho chủ quản, trong khi Trường là chủ đầu tư. Cùng với đó là hàng loạt sai phạm nghiêm trọng như Kết luận thanh tra đã chỉ ra.



Riêng về Dự án công trình xây dựng cầu nối giảng đường D-B và D-C, hai hạng mục này không được thực hiện theo quy định về quản lí dự án đầu tư xây dựng và Luật Đấu thầu. Kết luận thanh tra nêu: “Không lập Báo cáo kinh tế kĩ thuật xây dựng công trình, không thực hiện thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình; Không có quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kĩ thuật xây dựng công trình của cấp có thẩm quyền; Không lập và phê duyệt kế hoạch đấu thầu để làm cơ sở lựa chọn các nhà thầu, chưa thực hiện đúng các quy định của Luật Đấu thầu và quy định của Luật Xây dựng về quản lí dự án xây dựng công trình”.

Về xây dựng cầu thang máy, kết luận thanh tra chỉ rõ: “Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất thực hiện không đúng với hình thức lựa chọn nhà thầu, còn nhiều sai sót như: Tiêu chuẩn kĩ thuật của thang máy là 60m/phút trong khi đó trong báo cáo đánh giá hồ sơ đánh giá là 1,0m/phút: Báo cáo đánh giá hồ sơ là gói thầu lắp đặt thiết bị thang máy nhưng lại giải trình nhầm sang công trình nhà học 1 tầng. Về đấu thầu, lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu vào ngày 14-6-2010 và các nhà thầu nộp hồ sơ yêu cầu ngày 19-6-2010, tuy nhiên khi kiểm tra hồ sơ quyết toán của nhà thầu thì: Nhà thầu đã tiến hành nhập khẩu thiết bị trước thời gian phát hành hồ sơ yêu cầu (Number and date of invoices ngày 3-6-2010) và thư cam kết chất lượng thiết bị của nhà sản xuất gửi kèm Packing list cho dự án được xác lập ngày 12-6-2010 là chưa thực hiện đúng các quy định về chỉ định thầu theo Nghị định 85/2009/NĐ-CP của Chính phủ”.

Như vậy, rõ ràng là có dấu hiệu thông thầu và tham nhũng. Nhẽ ra, Thanh tra Bộ GD&ĐT phải chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra để điều tra làm rõ. Nhưng rất tiếc, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã bỏ qua việc này! Thêm nữa, công trình xây dựng là lắp ráp cầu thang máy bao gồm cả phần xây dựng thêm (cao 6 tầng cùng với tòa nhà) nên dấu hiệu sai phạm càng rõ! Đúng là thanh tra “giơ cao đánh khẽ”!

Về công tác đào tạo, Kết luận thanh tra cũng khẳng định việc chuyển 54 sinh viên từ Trường Đại học Tây Bắc về học tại Trường là không phù hợp với Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng và các Hợp đồng liên kết; việc chuyển ngành cho một số sinh viên là không đúng. Việc triển khai chương trình bồi dưỡng và cấp chứng chỉ sau đại học (BDSĐH) cho 787 người học; việc sử dụng kết quả này thay thế nội dung bổ sung kiến thức thi cao học cho 83 người là không phù hợp Luật Giáo dục và Quy chế đào tạo học vị thạc sĩ.

Những người am hiểu về công tác đào tạo đều có thể hiểu được thực chất của việc chuyển 54 sinh viên từ Trường Đại học Tây Bắc với điểm đầu vào thấp hơn rất nhiều để vào Trường ĐHKTQD thực chất là cách làm lách luật của Hiệu trưởng để kiếm chác thu tiền. Dĩ nhiên, mỗi sinh viên không đủ điểm chuẩn được đi vòng qua Đại học Tây Bắc để đàng hoàng vào ngồi chung với những sinh viên khác ở ĐHKTQD có điểm chuẩn sẽ phải chịu “giá cắt cổ”. Vấn đề còn lại là phải làm rõ xem giá ở đây là bao nhiêu, ai được lợi trong sự khuất tất này? Đặc biệt là có 2 sinh viên thi vào Trường ĐHKTQD không đỗ, đã nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào Đại học Tây Bắc chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Ngay sau đó, lại được phù phép chuyển sang lớp Ngân hàng của ĐHKTQD mở tại Trường Đại học Tây Bắc. Riêng sinh viên Thiều Hữu Long được “ma thuật” đưa về học lớp Ngân hàng K52 ngay tại ĐHKTQD. Vậy là từ thí sinh thi đầu vào không đỗ, 2 sinh viên này đã được vào học tại Trường ĐHKTQD. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cần phải xử lí nghiêm chứ không chỉ dừng lại ở việc “chuyển trả” về học tại Trường Đại học Tây Bắc như kết luận của Thanh tra (tất cả 54 sinh viên và các trường hợp nêu trên đều do Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam quyết định).

Cũng tại mục II “Đào tạo sau đại học”, Thanh tra Bộ đã kết luận việc tổ chức các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ sau đại học: Trường quy định chứng chỉ này có giá trị trên toàn quốc. Kiểm tra sổ cấp chứng chỉ BDSĐH của Trường từ khóa 1 (năm 2010) đến nay, Trường đã cấp chứng chỉ cho 867 học viên và tổ chức các lớp BDSDH cho cán bộ của một số cơ quan, doanh nghiệp và địa phương. Theo báo cáo của Trường, có một số trường đại học đã công nhận kết quả BDSĐH của Trường này để thay thế việc học bổ sung kiến thức trước khi thi thạc sĩ. Hiện tại có 83 học viên đang theo học thạc sĩ tại Trường thuộc đối tượng này. Việc làm này trái quy định của Luật Giáo dục, Quy chế văn bằng chứng chỉ và Quy chế đào tạo thạc sĩ do Bộ GD&ĐT ban hành.

Rõ ràng, việc vi phạm này của Trường ĐHKTQD đã và đang gây hậu quả rất nghiêm trọng. Với 867 người đã được cấp chứng chỉ này, hầu hết đang công tác tại các cơ quan, doanh nghiệp… và có thể họ đã và đang sử dụng chứng chỉ này như một minh chứng về văn bằng chứng chỉ để lên chức, lên quyền. Đặc biệt, 83 học viên đang học cao học tại Trường khi họ đã sử dụng chứng chỉ này để thay thế môn học bổ sung kiến thức thi đầu vào, thực chất là không đủ điều kiện dự thi. Hậu quả nhãn tiền là đã có 83 thí sinh khác đáng lẽ trúng tuyển vào cao học nhưng vì có 83 người không đủ điều kiện dự thi này tham dự nên họ bị trượt. Vi phạm này ai chịu trách nhiệm? Riêng 83 người đang theo học cao học, lẽ ra sẽ phải hủy kết quả dự thi và bị loại. Vấn đề này rất nghiêm trọng, cần phải truy cứu trách nhiệm chứ không chỉ dừng lại ở việc thu hồi “Quyết định số 08/QĐ-ĐHKTQD và Quy định bồi dưỡng sau đại học ban hành theo Quyết định số 2160/QĐ-ĐHKTQD” như kết luận của Thanh tra Bộ.

Một số vấn đề sai phạm đã được Thanh tra Bộ GD&ĐT bỏ qua, đặc biệt là việc ông Nguyễn Đức Hiển, Trưởng phòng TCCB nhờ nhà báo Lê Tự (Báo Đại Đoàn Kết) đưa công văn của nhà trường đề nghị Báo Người cao tuổi dừng đăng các bài báo điều tra về các sai phạm tại Trường ĐHKTQD và hối lộ Tổng Biên tập như Báo Người cao tuổi đã phản ánh…

Không cần phải dẫn hết vô số những sai phạm có tính chất hệ thống, chỉ với những gì mà Thanh tra Bộ GD&ĐT phát hiện ra thì chuyện phạm pháp của ông Hiệu trưởng và những người có chức sắc ở Trường ĐHKTQD rõ như ban ngày. Với một xã hội pháp quyền, khi tang chứng, vật chứng đã rành rành thì phần còn lại dành cho chủ quản và các cơ quan thực thi pháp luật, căn cứ vào các chế tài để định khung hình phạt. Thế nhưng xem ra trong cách trả lời báo chí của Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Huy Bằng thì vấn đề xử lí vẫn theo lối cũ là “giơ cao đánh khẽ” hay “kiểm điểm rút kinh nghiệm”, v.v... Những mảng sai phạm đều do Hiệu trưởng trực tiếp phụ trách: Xây dựng cơ bản, Đào tạo sau đại học, Tổ chức - Cán bộ. Riêng mảng tài chính thì quyết định cũng là Hiệu trưởng. Thanh tra Bộ nắm rõ nhưng trong phần quy trách nhiệm lại cho rằng: “Trách nhiệm thuộc Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách và…”, điều này khiến dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng có sự dàn xếp giữa những người sai phạm và Thanh tra Bộ GD&ĐT?

Giáo dục và đào tạo được Đảng, Nhà nước nâng lên tầm quốc sách. Thế nhưng ở một ngành được coi là quốc sách lại quá nhiều chuyện bê bối, trong đó đau lòng là cách hành xử “trấn lột” sinh viên, trốn lậu thuế, có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, v.v... Những sai phạm ở Trường ĐHKTQD thực sự là một điển hình tiêu cực xã hội. Dư luận đang theo dõi và trông chờ vào cách xử lí của lãnh đạo Bộ GD&ĐT.

Kim Quốc Hoa


- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Sai phạm nghiêm trọng, tại sao không chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát Điều tra? (NCT).- Cay xè mắt tại lễ xin lỗi em học sinh lớp 2 bị nghi oan (Kiến thức).
- Trường Cao đẳng VHNT &DL Sài Gòn hoàn trả học phí: Trường nói có, SV nói không (PNTP).
- Trường “véo” tiền ngân sách đi du lịch nước ngoài? (DT).

- Gián tiếp giúp Dương Chí Dũng trốn: khởi tố 1 phó CA xã (TT).
- Vụ chìm đò làm 3 người chết tại Quảng Bình: Bắt khẩn cấp 2 lái đò (LĐ).
- Cảnh sát đánh đồng nghiệp – côn đồ đích thực hay côn đồ chuyên nghiệp ? (PNTP/ Xuân VN).
- Hai lần cảnh cáo… vẫn tại vị (ĐĐK).
- “Cấm biếu quà Tết chỉ cắt được cái ngọn của tiêu cực” (Kiến thức). – Hà Nội tiết kiệm hơn 50 tỷ đồng mua xe ô tô công (VOV). – Lãnh đạo hãy làm gương trước (LĐ). – Lãng phí vẫn tràn lan (DV). – Tham nhũng nên quy vào tội danh gì? (NCT).
- Quan thuế có biết ngượng! (Petrotimes).- Gắn ‘sao’ chấm điểm công chức (TT).
- Tiền chưa là xong! (LĐ). - TP.HCM: Chi 20 tỷ đồng để hòa giải… 0,39 vụ/năm (DV). – TPHCM hiện có gần 18.000 tổ hòa giải ở cơ sở(VOH).
- Những công nhân một đời “vất vưởng” (NNVN).
- Ghi tên cha mẹ (NNVN). – Không phải chuyện “đơn giản” (PLTP). – Chỉ thí điểm, chưa có kết luận cuối cùng về CMND mẫu mới (PLVN).
- Tạo “hành lang” cho Ban Thanh tra nhân dân vào cuộc (ĐĐK).
- Quảng Nam: Cấp phép khai thác vàng trái pháp luật? (ĐĐK).
Phí bảo trì đường bộ xe máy: HĐND tỉnh, thành quyết định
Tuổi Trẻ
TT - Thông tư 197/2012 của Bộ Tài chính (hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện) có hiệu lực từ ngày 1-1-2013. >> Những quy định hiệu lực từ 1-1-2013. Nhưng theo văn bản của Bộ Tài chính gửi UBND ...
Sát ngày thực thi vẫn phản ứng phí đường bộVietNamNet
Thu phí bảo trì đường bộ: Dân ngạc nhiên, địa phương than khóTiền Phong Online
Thu ô tô trước, mô tô sauKhanh Hoa
- Cuỗm tiền mua gạo của người nghèo (TN).
- Đào Sỹ Quý: Xứ ta “giảm biên” (Nguyễn Tường Thụy).
- ĐÁM MA TIẾT KIỆM (Nguyễn Văn Thiện).
- Vụ “triệt sản… để lấy thành tích”: Sẽ xử lý đơn vị sai phạm (TN).
- Người lái Lexus cán chết 2 cha con là Phó tổng biên tập tạp chí HTV (DV). – Nỗi đau gia đình có 2 bố con chết bởi xe Lexus (VNN). – Tạm giữ hình sự Phó tổng biên tập Tạp chí HTV (TN). - Tạm giữ hình sự Phó tổng biên tập Tạp chí HTV (TN).
- Sửa đổi Bộ luật hình sự: Tiếp tục bỏ tử hình ở một số tội? (PLTP).
- Sửa CMND mới: 500 tỉ đồng là sẽ làm mãi mãi! (TN/DV). - Nên dừng cấp thí điểm CMND mới (TP). - Đã cấp khoảng 22.000 CMND theo mẫu mới (TT).
- Đố ai ngu hơn chủ tịch và công an Thanh Hoá (Xuân VN). --Chủ tịch Thanh Hóa: ‘Dùng lưới chống đua xe rất hiệu quả’ (VNE).
- Dự án 600 trí thức trẻ làm phó chủ tịch xã: Còn bị “xã hội đen” đe dọa (DV).
- Các tỉnh nhận 35% nguồn thu Quỹ bảo trì đường bộ (TTXVN).
- Thu phí bảo trì đường bộ: Dân ngạc nhiên, địa phương than khó (TP). - Phí bảo trì đường bộ xe máy: HĐND tỉnh, thành quyết định (TT). - Thuế ơi là thuế…! (Vietstock).
- Người dân thua kiện chủ ‘lô cốt’ (TP). - Xét xử vụ án “lô cốt” (TN). - Sở GTVT TP.HCM thua kiện dân (Petrotimes).
- Hải Phòng: Hồ sơ mạo danh vẫn được công nhận (DV). - Hà Nội lại “thúc” xử lý vi phạm dạy thêm (VnMedia).
- Gia hạn giải quyết vụ bóp cổ trưởng ban dân vận (DV).
- Giấc mơ… siêu (SGTT).
- Đua nhau dựng nhà tiền tỷ giữa rừng (TP).
- Đăk Nông: Đua nhau lấn chiếm công trình thủy lợi (DV).

“Lách luật” bán rượu ngâm cây thuốc phiện
An ninh thủ đô
ANTĐ - Mục đích ban đầu là ngâm để uống, tiếp đó rượu chứa cây thuốc phiện được nhiều người sử dụng như một món quà tặng. Những lời đồn thổi về tác dụng của loại rượu này khiến thời gian gần đây, nhiều người lùng sục tìm mua. Hàng nghìn lít rượu ...
Đừng đùa với 'rượu 138'Tiền Phong Online
Bắt hàng ngàn lít rượu có chất ma túyTuổi Trẻ
Bắt giữ 12.000 lít rượu dương tính với chất ma túyĐài Truyền Hình Việt Nam

Gián tiếp giúp Dương Chí Dũng trốn: khởi tố 1 phó CA xã
Tuổi Trẻ
TT - Ngày 26-12, Cơ quan an ninh điều tra Công an TP Hải Phòng cho biết vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phạm Đình Nghiên (46 tuổi) - phó trưởng Công an xã An Thọ, huyện An Lão - để điều tra về hành vi giả mạo trong công tác.
Bắt giam Phó Công an xã 'tiếp sức' kẻ giúp Dương Chí Dũng bỏ trốnTiền Phong Online
Bắt thêm CB liên quan vụ Dương Chí Dũng bỏ trốnThanh Niên
Bắt phó công an xã tiếp tay cho Dương Chí Dũng bỏ trốnDân Trí


Lạc vào 'phố Hàn' giữa lòng thủ đô (TVN 26-12-12)
Hiểm nguy đời công nhân vệ sinh (NLĐ 26-12-12)
3 cách nhận biết gà thải loại của Trung Quốc (Petrotimes 26-12-12) -- Cách thứ ba (do ông Nguyễn Thiện Nhân khám phá): "Gà thải loại thường là gà mái nuôi để đẻ trứng, do vậy hậu môn của gà rất to"

Chương trình kém vì thiếu 'tổng chủ biên' (VNN 25-12-12) -- "nguyên nhân là đội ngũ viết sách quá già" Hahaha!

Thơ Nguyễn Thúy Hằng quyến rũ Dương Tường (VnEx 26-12-12)
--Hắt dầu ăn đun sôi vào 'chỗ kín' của vợ
Tiền Phong Online
Sau khi say rượu về nhà lúc nửa đêm, Lê Vũ Hải đã đun nước và dầu ăn để “luộc” chỗ kín của vợ. Thượng tá Phạm Bảy, Phó trưởng Công an huyện Đông Hòa - Phú Yên, ngày 26-12 cho biết đang tiến hành điều tra về hành vi cố ý gây thương tích đối với Lê ...
Bị ngăn không cho đi nhậu, chồng tạt nước sôi vợThanh Niên
Quyền con người (Nguyễn Gia Kiểng) (TL 275)
Nhắm mắt ăn mày dĩ vãng (DLB).

- Đến Sở Y tế đòi làm rõ cái chết của chồng (TP). – Từ 1/1/2013, lao động nữ được nghỉ sinh 6 tháng (VNE).
- Kinh hoàng ‘công nghệ’ chế biến đặc sản bóng bì lợn (VietQ). – Nói không với sản phẩm ‘ba không’ (Tin tức). – Không cấm dùng hóa chất vặt lông gà vịt làm sẵn? (Infonet).
- “Tập đoàn” móc túi xuống phố Sài Gòn (VNN/PLTP).
- Tiếng mõ Hòa Phong (DV).
- Quyết liệt xử lý “cát tặc” trên sông Lô (DV).- Không hiểu biết quốc sử là điều đáng hổ thẹn nhất (GDVN).- Thờ ơ là tội lỗi! (DT). - Phiếu bé ngoan phản cảm tái xuất, nhà trường nói gì? (VTC). - Giới trẻ sa ngã, trách nhiệm không của ai? (GDVN). - Tư vấn tâm lý trường học: Chủ yếu do giáo viên kiêm nhiệm (DT).
- Dịch bệnh làm chết trên 700.000 gia súc, gia cầm (TN).
- Kinh hoàng bì lợn bẩn (VTC/ NLĐ).
- Phản ứng trước thông tin ‘ma dược’? (Petrotimes).
- Khó như… đi làm từ thiện (Petrotimes).
- ‘Hại đời’ bé gái, đưa 60.000 đồng bắt im lặng (VNN). - Bắt được 2 đối tượng chặt xác người ở Đồng Nai (TTXVN). –Vụ giết người chặt xác ở Đồng Nai: Bắt 1 nghi can nhí (NLĐ/ GDVN). – Lời khai rùng rợn của kẻ giết người chặt xác(VNN). - Kẻ nổ súng trước Agribank tự sát khi bị vây bắt (VNE/ VTC).
- Tục trả nợ bằng một đêm “mây mưa” của người K’Ho (NĐT).
- Năm 2013, Hà Nội phấn đấu giảm 30% số điểm ùn tắc (VNN).

Tổng số lượt xem trang