Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Vì sao đại ngàn Hoàng Liên Sơn lại bốc hỏa?

-(VTC News) - Gặp vị thiền sư gầy nhóp, có cái đầu cứng như thép ở thị trấn La Xa (Tây Tạng), ông Trần Ngọc Lâm đã đi theo vị thiền sư này.
Kỳ 5: Học bài thuốc quý

Cuốc bộ suốt 3 ngày thì đến “bệnh viện”. Đó là một cái hang đá rất lớn trên sườn núi. Trong hang, nhà sư ngồi tu thiền, bệnh nhân nằm la liệt.

Các bệnh nhân đều mắc bệnh nan y, được bệnh viện trả về chờ chết, đi hàng ngàn dặm đến vùng núi băng tuyết này cầu cứu các thiền sư, như thể đi tìm các vị thánh cứu rỗi linh hồn.

Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân.

Thot khỏi tử thần ung thư nhờ kỳ duyn ở Ty Tạng
Ông Lâm đã có kỳ duyên với vùng đất Tây Tạng 
Ông Lâm chỉ biết tiếng Quan Hỏa và tiếng lóng của giới giang hồ Trung Quốc nên không thể giao tiếp với họ. Rất may, trong số bệnh nhân chữa trị có một vị giáo sư ngành ngôn ngữ của Trung Quốc, bị ung thư tuyến tiền liệt di căn, tên là Lỉ Coỏng, biết tiếng Phạn nên dịch cho ông.

Vị thiền sư này có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho các bệnh nhân.

Bệnh nhân được hướng dẫn cách thiền, luyện khí công, niệm Phật. Bệnh nhân chỉ có mỗi việc ngồi thiền, ăn và ngủ. Đến giờ có người mang thuốc cho uống mà lại miễn phí hoàn toàn.
Thot khỏi tử thần ung thư nhờ kỳ duyn ở Ty Tạng
Tác giả đã có hàng chục chuyến đi rừng dài ngày với "người rừng" Trần Ngọc Lâm 
Tuy nhiên, việc ăn uống vô cùng khổ ải. Ông Lâm là người từng trải trận mạc và chịu khổ nhiều nhưng cũng phải ớn trước những món ăn ở đây.

Người ta đổ cả rổ lá cây và hạt kê, hạt răng ngựa vào chiếc nồi to rồi ninh kỹ. Mỗi người mỗi bữa chỉ được ăn một bát nhỏ, trông không khác gì cám lợn. Vừa đói, vừa khổ nhưng cố phải chịu, vì các nhà sư cũng ăn vậy.

Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư "à à..." mấy tiếng và tỏ ra rất vui.

Ông hỏi rằng: "Có phải nước nhỏ của thí chủ đã 3 đánh thắng quân Nguyên không?".
Thot khỏi tử thần ung thư nhờ kỳ duyn ở Ty Tạng
Ông Lâm đã được vị thiền sư Tây Tạng chỉ cho nhiều cây thuốc quý 
Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một người Tạng, là giáo viên tiểu học ở vùng này, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch cho ông và vị thiền sư.

Người phiên dịch này bảo rằng, vị thiền sư rất khâm phục người Việt Nam, vì Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh dũng.

Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông một phần là vì ông là người ở đất nước phía Nam, "rất nóng và có quả chuối", đã đánh thắng cả quân Mông Cổ. Trong khi đó, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.

Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Tiếng hát lên cao xuống thấp, vang vọng não nề giữa cảnh núi rừng mênh mông.
Thot khỏi tử thần ung thư nhờ kỳ duyn ở Ty Tạng
Ông Lâm và khung cảnh tuyệt đẹp trên dãy Hoàng Liên Sơn 
Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát ru, đại để: "Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh...".

Đây là bài hát ru có từ 700 năm trước mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở.

Sau này ngồi tu trên đỉnh Fansipan, nghĩ lại lời ru đó cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình lang bạt ở Trung Quốc, ông đã nghiệm ra rằng: Dòng sông Hồng ở bên Trung Quốc chỉ là những nhánh sông, nhánh suối, nhưng khi về Việt Nam nó mới trở nên hùng vĩ.
Thot khỏi tử thần ung thư nhờ kỳ duyn ở Ty Tạng
Ông Lâm là người phát hiện ra cây giảo cổ lam và chỉ dẫn cho các nhà nghiên cứu ở Việt Nam. Người Tây Tạng gọi cây này là giảo thiền kê. 
Và những bộ tộc nhỏ bé, những nền văn minh nhỏ bé, khi di cư xuống phía Nam, bám theo sông Hồng mới tạo thành nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Cũng như cái trống đồng của các bộ tộc nơi thượng nguồn rất thô sơ, dùng để làm tang ma, nhưng khi về Việt Nam nó đã trở nên rất tinh xảo và dùng làm tiếng trống hiệu triệu vạn quân, khiến quân thù khiếp vía.

Sau nhiều ngày ngẫm nghĩ, ông mang ý tưởng đó gặp lãnh đạo Đài truyền hình Lào Cai và đề nghị họ làm phim như ý tưởng của ông để ca ngợi nền văn minh Sông Hồng.

Và bộ phim "Nơi ngọn nguồn sông Hồng" đã ra đời, dài 14 tập gây ấn tượng với khán giả cả nước. Cũng theo đề xuất của ông, các phóng viên Truyền hình Lào Cai tiếp tục làm bộ phim khám phá mang tên “Địa đàng Hoàng Liên Sơn”.
Thot khỏi tử thần ung thư nhờ kỳ duyn ở Ty Tạng
Quý mến người Việt Nam, nên vị thiền sư đã chỉ dẫn những cây thuốc điều trị ung thư cho ông Lâm 
Lại nói về chuyện vị thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Vị thiền sư này giữ bí quyết không phải để làm lợi cho mình mà nếu nói ra, người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng.

Sau mấy ngày cuốc bộ dọc sườn núi Hymalaya, ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm.

Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng.

Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Tuy nhiên, lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi của mình mà thôi.
Thot khỏi tử thần ung thư nhờ kỳ duyn ở Ty Tạng
Thot khỏi tử thần ung thư nhờ kỳ duyn ở Ty Tạng
Ông Lâm đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ cháy rừng Hoàng Liên Sơn. Và rừng đã cháy thảm khốc. Ông Lâm lại là người dẫn tác giả đi miên man nhiều ngày, xuyên qua mấy trăm héc-ta rừng pơ-mu khổng lồ cháy trụi để đau xót nhận ra rằng, rừng đã bị rút ruột sạch sẽ trước khi cháy. 
Trong số cây thuốc chữa bệnh của ông thì có 7 vị mà người Tạng gọi là mỹ nhân thang, là thuốc giải độc, làm đẹp cơ thể mà giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa hay dùng.

Bài thuốc này có rất nhiều tác dụng như tăng cường sức khỏe, tái tạo tế bào, giảm đau, giải độc cực mạnh. Cây ngũ trảo long giã ra uống vào hết đau ngay, xoa bóp bên ngoài cũng giảm đau rất tốt.

Cứ điều trị như vậy, dù ăn uống kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường. Ông Lâm không thấy biểu hiện khó thở, tức ngực nữa.
Toàn bộ phóng sự hấp dẫn của phóng viên Phạm Ngọc Dương liên quan đến "người rừng" ung thư Trần Ngọc Lâm
4 tháng sau, vị thiền sư này nhắc: "Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy". Ông Lâm buồn rầu nói: "Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?".

Vị thiền sư mang cho ông Lâm một bao thuốc dặn mang về uống. Ông Lâm hỏi: "Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?". "Còn duyên thì gặp được thôi!" - vị thiền sư nói rồi quay gót.

Ông Lâm xách đồ xuống núi, nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng cả đời nằm trong hang chữa bệnh, không giúp được gì cho vợ con thì cuộc sống cũng không có ý nghĩa gì.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương



Loạt bài về "người rừng" Trần Ngọc Lâm:

» 'Người rừng' và bí ẩn thiền sư gầy còm có cái đầu thép
» 'Người rừng' ung thư tay không hạ 4 giang hồ biên ải
» 'Người rừng' đỉnh Fansipan đánh bại ung thư thế nào?
» Cuộc đời huyền thoại của "người rừng" trên đỉnh Fan


-Người "tiên tri" những vụ cháy rừng ở Sapa (kỳ 1)
(VTC News) - Nói là tiên tri thì hơi quá, nhưng ông Trần Ngọc Lâm, đã không dưới chục lần gọi điện cho tôi, bảo rằng: “Nhà báo ơi, nếu nhà báo không theo tôi vào rừng Hoàng Liên Sơn phản ánh tình trạng phá rừng, đốt nương, ủ than, sấy thảo quả thì rừng Hoàng Liên Sơn sẽ tiếp tục cháy và cháy hết mất thôi”.

Cũng đã có không ít lần tôi cùng ông Trần Ngọc Lâm cơm nắm thịt hộp đi bộ nhiều ngày trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn, và tôi đã tận mắt đầy đủ nhất sự tàn sát của con người với thiên nhiên, thế nhưng, cảm xúc của tôi là sự bất lực.

Và rồi, đúng như dự báo của ông Lâm, ngọn lửa oan nghiệt đã bùng lên, thiêu rụi hàng ngàn ha rừng pơ-mu nguyên sinh triệu năm tuổi vào năm 2010.
Người "tin tri" những vụ chy rừng ở Sapa (kỳ 1)
Ông Trần Ngọc Lâm trên hành trình dẫn PV đi xem cảnh tàn sát rừng pơ-mu. 

Mới đây, ông lại gọi tôi lên Lào Cai, đi tìm đỉnh núi “Dự báo thời tiết” và đỉnh núi sét đánh. Ông lại “tiên tri” lần nữa: “Cứ tình hình đốt nương làm rẫy, đào hầm sấy thảo quả thế này, rừng lại cháy mất thôi”. Và, đau lòng thay, tôi vừa trở về Hà Nội được vài ngày, ông gọi điện về: “Dương ơi, Séo Mý Tỷ cháy lớn lắm. Lửa sắp lan đến đỉnh Fan rồi. Lửa đã thiêu cả trăm ha rừng rồi”.

Tôi cứ bị ám ảnh mãi với chuyến cùng ông Trần Ngọc Lâm vào đại ngàn pơ-mu Séo Mý Tỷ ở đuôi dãy Hoàng Liên Sơn cách đây chừng dăm năm, tưởng chừng như dài dằng dặc ngàn dặm. Không biết trên thế giới này có nơi nào mà rừng già nguyên vẹn, đẹp rêu phong đến thế.
Người "tin tri" những vụ chy rừng ở Sapa (kỳ 1)
Thân pơ-mu rêu phong cách đây 5 năm. 
Người "tin tri" những vụ chy rừng ở Sapa (kỳ 1)
PV bên gốc pơ-mu khổng lồ, ngàn năm tuổi. 

Rồi cái ngày giữa thu năm 2009, khi người miền xuôi chịu cái nóng bỏng rát da thịt như những ngày hè, thì đại ngàn Hoàng Liên Sơn vẫn lạnh cóng, băng tuyết vẫn phủ kín đỉnh Fansipan huyền thoại. Khí hậu dãy Hoàng Liên năm đó thật khắc nghiệt, khô hanh hơn bao giờ hết.

Năm ấy, ông Lâm, người có mười mấy năm trời sống trong hang đá trên độ cao 2.900m, gọi điện cho tôi: “Cháu lên đây ngay với chú nhé. Lâm tặc phá hết rừng pơ-mu Séo Mý Tỷ rồi. Người dân đang trốc nốt gốc rễ pơ-mu lên đốt thành than gùi về xuôi bán. Khí hậu hanh khô thế này, mà cứ đốt lửa bùng bùng, dễ cháy rừng như chơi”. Tôi lập tức lên Sapa, rồi cùng ông Lâm với lỉnh kỉnh đồ ăn, túi ngủ vào rừng Séo Mý Tỷ.
Người "tin tri" những vụ chy rừng ở Sapa (kỳ 1)
Người "tin tri" những vụ chy rừng ở Sapa (kỳ 1)
Đại ngàn pơ-mu trong đại ngàn Hoàng Liên bị tàn sát thế này đây. 

Ông Trần Ngọc Lâm vốn bị bệnh ung thư phổi, bị bệnh viện trả về chờ chết từ 20 năm trước. Tuy nhiên, nhờ có kỳ duyên với các thiền sư Tây Tạng, ông đã học được bài thuốc bí truyền, nên vẫn sống khỏe đến ngày hôm nay.

Để có thuốc chữa bệnh, ông phải định cư trong một cái hang nhỏ trên độ cao 2.900m, gần đỉnh Fansipan. Hàng ngày, ông ngồi thiền trong giá lạnh để cái lạnh âm độ hạn chế sự phát triển của khối u, rồi lang thang đi khắp đại ngàn Hoàng Liên Sơn tìm những cây thuốc quý tự chữa bệnh cho mình và cứu giúp người đời.

Theo ông Lâm, ông phát hiện ra cánh rừng pơ-mu nằm trên độ cao 2.300m, thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên từ 5 năm trước, trong một chuyến đi tìm cây thuốc. Ông đã sững sờ khi tận mắt những thân pơ-mu xù xì, rêu mốc, gốc mấy người ôm mới xuể, tán xum xuê, che phủ cả vạt núi.
Người "tin tri" những vụ chy rừng ở Sapa (kỳ 1)
Xưởng mộc giữa rừng pơ-mu Séo Mý Tỷ. 

Loài cây kỳ lạ này nảy mầm từ kẽ đã, rễ luồn vào khe, kẽ, phủ trùm những khối đá cứng triệu năm mà lên. Dưỡng chất của chúng rất nghèo, lại sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt, quanh năm mây mù, lạnh giá, nên lớn rất chậm.

Theo tính toán của các nhà khoa học, loài pơ-mu mọc trên núi đá, ở độ cao trên 2.000m, mỗi năm đường kính của chúng chỉ lớn thêm được 1mm mà thôi. Như vậy, để có được một thân pơ-mu có đường kính 1m, thì phải mất đúng 1.000 năm, bằng mấy chục đời người.

Đứng dưới gốc những thân pơ-mu lớn 3-4 người ôm, đường kính gốc lên tới 1,5m, thậm chí đến 2m, “người rừng” Trần Ngọc Lâm rưng rưng xúc động. Những thân cây nảy mầm từ khi con người còn ăn hang ở lỗ, đến bây giờ vẫn hiên ngang cùng gió núi mây ngàn, đã mang lại cho ông Lâm cảm xúc đặc biệt. Cái thứ cảm xúc ấy, chỉ có những người sống với rừng, mạng sống phụ thuộc vào rừng như ông Lâm mới hiểu được.
Người "tin tri" những vụ chy rừng ở Sapa (kỳ 1)
Người "tin tri" những vụ chy rừng ở Sapa (kỳ 1)
Cháy rừng mới ra mặt... lâm tặc. 

Từ ngày phát hiện ra đại ngàn pơ-mu cổ thụ giữa rừng hoang, ông Lâm chẳng nói với ai. Trong nhiều chuyến đi rừng, có đôi lần ông kể về những cánh rừng vân sam khổng lồ, loài cây họ thông ngàn tuổi.

Từ những vết thương trên thân cây, mọc ra loại nấm phục linh vài trăm năm, quý như vàng. Rồi những vườn chè hoang cổ thụ. Loài thiết trúc nhân sâm nhiều trăm năm tuổi. Những bãi đá có hình khắc ẩn hiện trong sương mù, rêu phong. Và đặc biệt là cánh rừng pơ-mu khổng lồ mà cây nào cây nấy đều ngàn tuổi…

Cánh rừng pơ-mu ấy, chưa hề có dấu chân người. Nhiều lần tôi gặng hỏi, nhưng ông Lâm đều giấu, không nói rõ đại ngàn pơ-mu đó ở đâu.

Ông bảo, ông chẳng giữ cho riêng mình, mà ông giữ cho quốc gia. Nếu tiết lộ cánh rừng pơ-mu ấy, chắc chắn lâm tặc sẽ tìm đến đốn hạ sạch sẽ. Đại ngàn pơ-mu Tà Xùa Phù Bắc Yên ở Sơn La và Yên Bái xa xôi, hiểm trở là thế, mà bao năm nay, hàng ngàn lâm tặc như đàn kiến tha mồi, đã tha gần hết pơ-mu về xuôi rồi.
Người "tin tri" những vụ chy rừng ở Sapa (kỳ 1)

Bài học nhãn tiền với “người rừng” Trần Ngọc Lâm vẫn còn đó. Hồi ông tiết lộ loài cây thuốc chữa ung thư với một nhà khoa học, nhà khoa học này công bố bằng một đề tài nghiên cứu, lập tức, người Trung Quốc sang thuê người Mông đi nhổ sạch sẽ.

Rồi con đường chinh phục Fansipan ngắn nhất do ông phát hiện, tự tay ông mở ra để làm lối đi cho riêng mình, khi công bố với thiên hạ, cũng để lại nỗi đau trong ông.

Đường ngắn mở ra, chỉ lợi cho bọn lâm tặc. Chúng ùn ùn kéo vào rừng xẻ gỗ khuân ra, người dân thì kéo nhau vào rừng đốt rẫy, làm nương, phá trụi những cánh rừng vốn vạn năm không có dấu chân người.

Vì những lý do đó, ông chẳng dại gì tiết lộ đại ngàn pơ-mu. Theo ông Lâm, ngay cả những đồng chí kiểm lâm, những người tưởng là đi rừng nhiều nhất, ngày đêm canh giữ đại ngàn, cũng chưa chắc đã biết khu rừng pơ-mu cổ thụ, hùng vĩ này.

Và cho đến lúc đó, khi đại ngàn pơ-mu ngàn tuổi về cơ bản đã bị đốn hạ sạch sẽ, chưa chắc các đồng chí kiểm lâm đã nắm được.

Cánh rừng pơ-mu Séo Mý Tỷ chỉ có núi đá và những thân pơ-mu sừng sững, không phát hiện ra cây thuốc quý, nên ông Lâm ít qua khu rừng đó, rồi ông quên bẵng mấy năm liền.
-Vì sao đại ngàn Hoàng Liên Sơn lại bốc hỏa?
(VTC News) - Và lại một lần nữa, tôi vừa rời đại ngàn Hoàng Liên, thảm họa cháy rừng đã bắt đầu. Lời “tiên tri” của “người rừng” Trần Ngọc Lâm lại lần nữa thành sự thật.
» Người "tiên tri" những vụ cháy rừng ở Sapa (kỳ 1)
Đợt đó, rỗi rãi, “người rừng” Trần Ngọc Lâm từ đỉnh Fansipan, cắt qua đại ngàn vân sam, về thăm khu rừng pơ-mu cổ thụ. Ông Lâm đã bàng hoàng khi phát hiện ra chi chít những con đường mòn mới mở, xuyên từ phía San Sả Hồ, Lao Chải, cắt ngang qua khu rừng pơ-mu, ra đến tận Quốc lộ 4D, cách Trạm Tôn, nơi đặt trụ sở Trạm kiểm lâm Vườn Quốc gia không xa.
V sao đại ngn Hong Lin Sơn lại bốc hỏa?
Lán lâm tặc dựng lên giữa rừng pơ-mu Hoàng Liên. 

Và rồi, ông đau đớn chết lặng khi phát hiện ra cánh rừng pơ-mu rộng cả ngàn héc-ta đang bị hàng trăm, hàng ngàn lâm tặc ngày đêm đốn hạ. Đại ngàn tan nát như vừa bị trúng ngàn vạn quả bom, như vừa bị cơn đại hồng thủy tràn qua.

Ông đi cả ngày cắt qua cánh rừng, nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy còn một thân pơ-mu khổng lồ nào nữa. Ông chỉ còn biết gọi điện thông báo cho tôi với những lời lẽ đau đớn, tuyệt vọng của một người yêu rừng hơn yêu bản thân mình.
V sao đại ngn Hong Lin Sơn lại bốc hỏa?
Chỉ việc chặt đứt rễ, những thân cây khổng lồ bám vào đá này sẽ đổ kềnh. 

Tôi và “người rừng” Trần Ngọc Lâm thả dốc từ phía Trạm Tôn, rồi cứ theo con đường mòn lâm tặc mở ra mà đi. Hết lên dốc, lại xuống dốc. Có những đoạn, phải vằm tay vào đá mà đu lên.

Với người thường, thì không thể tin tại sao con người lại có thể vác một súc gỗ lớn trèo qua được những cung đường này, trong khi đi người không còn khó khăn. Thế nhưng, tôi thì tin, vì đã rất nhiều lần chứng kiến người Mông vác gỗ leo núi.
V sao đại ngn Hong Lin Sơn lại bốc hỏa?
Những cây pơ-mu nhỏ cũng bị cạo vỏ để chết khô, vác cho nhẹ.  

Người Mông như loài dê núi, cuộc sống của họ gắn với rừng, với những dốc đá cheo leo, nên họ có thể vác cả súc gỗ trên vai mà vẫn “nhảy” tưng tưng lên dốc, hoặc chạy ầm ầm như bay khi xuống dốc. Những đoạn đường bằng, họ lại móc những súc gỗ vào sợi thừng và đàn trâu mộng tiếp tục nhiệm vụ.

Cứ cuốc bộ đều đặn không nghỉ từ sáng sớm đến chiều tối thì chúng tôi đến lãnh địa của loài pơ-mu ngàn tuổi. Chúng tôi vòng ngang rẽ dọc, tìm xuống thung lũng, rồi bò lên tận đỉnh những ngọn núi, nhưng chẳng còn thấy thân pơ-mu cổ thụ nào. Chỉ thấy những gốc pơ-mu trơ trụi, rỉ máu, vẫn bốc mùi thơm ngào ngạt.
V sao đại ngn Hong Lin Sơn lại bốc hỏa?
Đốt cả gốc pơ-mu để lấy than. 

Dọc cánh rừng ấy, những mái lều cũ kỹ, mục nát do lâm tặc dựng lên trú ngụ vẫn còn. Cứ cuốc bộ một đoạn lại gặp xưởng xẻ gỗ. Những súc gỗ đẹp đã được chuyển ra khỏi rừng, chỉ còn lại những đoạn cong, vênh, xấu xí, bị chúng vứt ngổn ngang. Những thân pơ-mu khổng lồ, bám rễ vào đá mà lớn lên, cả ngàn năm mới thành cổ thụ, bị chúng chặt rễ đổ kềnh.

Con suối chảy qua đại ngàn pơ-mu mùa khô chẳng còn giọt nước, nhưng dấu vết của những cơn lũ tràn qua vài tháng trước vẫn hiển hiện rõ rệt. Những súc gỗ khổng lồ bị lũ cuốn trôi ngổn ngang, những mảng núi sạt lở, những mảnh rừng bị nước lũ với bùn đất tràn qua vẫn còn hiện rõ.
V sao đại ngn Hong Lin Sơn lại bốc hỏa?
Lò sấy thảo quả. 

Đi mãi, đi mãi, chúng tôi chỉ gặp những gốc pơ-mu trơ trọi trên những khối đá rêu phong. Thậm chí, những gốc pơ-mu cũng bị lâm tặc phóng hỏa đốt lấy than mang về bán cho người miền xuôi nướng chả.

Thi thoảng chúng tôi mới gặp những cây pơ-mu nhỏ, độ một người ôm. Tuy nhiên, những cây này đã bị lâm tặc dùng dao, rìu chém tới tấp vào thân. Hết nạc thì vạc đến xương, lâm tặc đã bóc vỏ những cây pơ-mu nhỏ này, để cây chết khô, rồi xẻ gỗ vác cho nhẹ.
V sao đại ngn Hong Lin Sơn lại bốc hỏa?
Lâm tặc đang xẻ gỗ thì cháy rừng, phải bỏ chạy. 

Ông Lâm dẫn tôi vào những hốc núi đất và chỉ cho tôi xem hàng chục lò đốt than giữa rừng. Sau khi lâm tặc xẻ hết pơ-mu, mở đường đi thuận lợi vào đại ngàn, thì người Mông từ các xã lân cận cũng kéo vào phá rừng đốt gỗ lấy than.

Họ đào núi thành cái bụng to tướng, rồi xẻ gỗ, trốc nốt những gốc pơ-mu do lâm tặc để lại tống vào cái “bụng núi” ấy, rồi phóng hỏa. Lò “hóa gỗ” ấy cháy âm ỉ ngày đêm, cho ra những lò than hoa, để họ gùi về trung tâm huyện bán cho các ông chủ chuyển về xuôi.
V sao đại ngn Hong Lin Sơn lại bốc hỏa?
Rừng cháy rồi, lâm tặc lại vào xẻ những khối gỗ chưa bị cháy hết để tận thu. 

Chỉ tay vào những “lò nung gỗ”, ông Lâm bảo: “Những lò đốt than này chính là thủ phạm của hàng chục vụ cháy rừng ở Sapa mỗi năm. Tuy nhiên, phần lớn những vụ cháy rừng là nhỏ, dập tắt kịp. Thế nhưng, ai dám khẳng định sẽ không có những vụ cháy rừng lớn?

Vụ thiêu rụi hàng ngàn ha rừng Hoàng Liên Sơn cách nay 12 năm là bài học nhãn tiền đó thôi! Thời tiết năm nay rất khắc nghiệt, giá lạnh, nhưng hanh khô, nên chỉ cần một tàn lửa bay từ lò đốt than vào rừng, sẽ tạo ra thảm họa khủng khiếp”.
V sao đại ngn Hong Lin Sơn lại bốc hỏa?
Tác giả bên những gốc cây bị lâm tặc đốn hạ nhưng chưa kịp xẻ thì rừng cháy. 

Sau chuyến đi cùng ông Lâm năm ấy, tôi chưa kịp đưa những tấm hình đốn rừng đau đớn, những tấm hình đào núi sấy thảo quả, những lò ủ than hoa lên báo, để nhắc với các cơ quan chức năng về một thảm họa mà ông Lâm cảnh báo trước, thì thảm họa cháy rừng khủng khiếp chưa từng có vào đúng những ngày tết 2010 ở Hoàng Liên Sơn đã xảy ra.

Điều đó có nghĩa là, lời tiên tri của “người rừng” Trần Ngọc Lâm về một vụ cháy rừng lịch sử suốt cả tuần, thiêu trụi cả ngàn ha rừng nguyên sinh triệu năm tuổi đã thành sự thật.
V sao đại ngn Hong Lin Sơn lại bốc hỏa?
Cháy rừng mới lộ ra chuyện lâm tặc đã đốn hạ sạch sẽ những cây gỗ lớn. 


Rồi những ngày đầu năm 2012 này, ông Trần Ngọc Lâm lại gọi tôi lên để tận mắt cảnh người dân đốt rừng làm nương, đốt củi lấy than hoa, sấy thảo quả, để tôi lần nữa nhắc các cơ quan chức năng rằng, thảm họa cháy rừng sẽ lặp lại.

Và lại một lần nữa, tôi vừa rời đại ngàn Hoàng Liên, thảm họa cháy rừng đã bắt đầu. Lời “tiên tri” của “người rừng” Trần Ngọc Lâm lại lần nữa thành sự thật.

Tổng số lượt xem trang