Trước những hành động gây hấn ngày càng xấc xược của TQ tại biển Đông, với những áp lực về kinh tế, chính trị, ngoại giao và thậm chí quân sự… càng ngày càng đè mạnh, nhà cầm quyền VN không có phương cách nào khác ngoài việc nhẫn nhịn nuốt nhục chờ giông bão lướt qua. Nhưng vấn đề bây giờ giông bão không lướt qua mà sẽ hiện diện thường trực, với cường độ ngày càng mạnh bạo hơn. Phía TQ đã biểu lộ rõ rệt quyết tâm muốn chiếm trọn biển Đông, cùng các đảo TS, bằng đủ mọi phương cách.
VN cần phải có một phương án thích hợp để bảo vệ lãnh thổ. Nhưng VN sẽ làm được những gì trong lúc này, trong khi về mọi mặt xem chừng như đèn dầu leo lét trước gió.
Về kinh tế, theo những bình luận khả tín của các chuyên gia kinh tế gần đây, kinh tế VN không chóng thì chầy sẽ phải sụp đổ. Nợ nần ở các ngân hàng, các công ty nhà nước đã chất chồng thành núi nợ. Tin tức từ trong nước cho hay, hầu hết các hãng xưởng, công ty các loại của VN dường như đang trong tình trạng ngưng hoạt động. Văn phòng vẫn mở cửa mà nhân viên không có việc gì để làm. Để duy trì bề mặt sinh hoạt, các công ty, hãng xưởng đã vay ngân hàng, vừa để trả tiền lời ngân hàng, vừa trang trải chi phí điều hành. Kinh tế VN đang trong tình trạng chết lâm sàng, chết nhưng chưa chôn. Núi nợ ngày càng lớn, sức đè của nó ngày càng mạnh. Hậu quả sẽ nhấn chìm VN trong suy thoái dài hạn.
Về chính trị, sự việc Tổng Thống B. Obama đã không thăm viếng VN, theo như lịch trình mà Ngoại trưởng H. Clinton đã vạch ra từ nhiệm kỳ 1, cho thấy VN đã vi phạm nhân quyền ở mức độ rộng lớn. Một bài báo nước ngoài vừa bình luận rằng VN và Miến Điện đi ngược chiều nhau về nhân quyền. TT Obama đã thăm viếng Miến Điện, một nước mà cách đây hơn một năm, lãnh đạo VN đã sang đây cổ võ cho nước này từ bỏ con đường độc tài quân phiệt. Trong hai nhiệm kỳ làm thủ tướng của NTD, các vụ bắt bớ vì tội “đe dọa an ninh quốc gia” đột ngột tăng cao. Nếu xét lại từ vụ án một, ta sẽ thấy những người bị kết án đơn thuần chỉ phát biểu ý kiến của họ, cách này hay cách khác, không có vụ án nào bị can có vũ khí để “đe dọa an ninh quốc gia”. Thực chất các vụ án là tạo một không gian chính trị căng thẳng để che dấu những thất bại do bất tài của lãnh đạo trong các chính sách về kinh tế, xã hội… Nhưng nguyên nhân việc TT Obama không thăm viếng VN không hoàn toàn do tình trạng tệ hại về nhân quyền, mà còn do nạn tham nhũng ở các cấp lãnh đạo VN. Qua kỳ họp TU vừa qua, những đấu đá nội bộ đã tung ra hàng loạt hồ sơ tham nhũng của cán bộ lãnh đạo, đứng đầu là NTD. TT Obama không thăm viếng VN vì không thể bắt tay với lãnh đạo VN, những người đại diện cho dân tộc VN, thực tế là những tên tội phạm.
Về ngoại giao, thái độ của Kampuchia trong các hội nghị ASEAN trong năm qua, cho thấy nước này đã tách khỏi quĩ đạo của VN để đi vào quĩ đạo của TQ. Kể cả nước Lào. Hiện nay Lào đang cho xây dựng nhiều con đập trên sông Cửu Long vởi chủ đầu tư là TQ hay Thái Lan, hệ quả của việc này sẽ đe dọa lẽ sống của hàng chục triệu người dân VN đang sinh sống tại hạ nguồn. Hai nước Kampuchia và Lào đã từng là vệ tinh của VN trong hàng vài thập niên. TT Hunsen là “người” của VN đưa lên. Điều này cho thấy sự phá sản của ngành ngoại giao VN. Mối liên hệ “chính trị” giữa các đảng cộng sản của các nước VN, Lào, Kampuchia không còn là hấp lực để VN giữ hai nước này trong vòng ảnh hưởng của mình. Hấp lực hiện nay là “kinh tế”. VN không có 50 triệu đô la để biếu cho Kampuchia, như TQ đã biếu, dĩ nhiên nước này “đâm sau lưng VN để đi vào quĩ đạo TQ. (Hiện nay có “tuyên bố phản đối TQ” của các trí thức VN về vấn đề đường 9 đoạn chữ U in trên hộ chiếu của TQ, trong đó có phần yêu cầu TQ “từ bỏ mọi âm mưu bẻ từng chiếc đũa trong bó đũa” chia rẽ các nước ASEAN. Điểm tuyên bố này không thực tế, nếu không nói là phi lý. Khối ASEAN chưa từng đoàn kết để gọi là “bó đũa”. Vả lại, trong bang giao quốc tế chỉ hiện hữu về quyền lợi, thể hiện qua kinh tế, chính trị hay chiến lược. Xương máu của VN đổ ra đánh đuổi bọn diệt chủng Pol Pot cho dân Kampuchia để được dân tộc này hôm nay trả ơn như vậy là điều không thể chấp nhận. Nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Nên trách ngoại giao VN bất tài hơn là trách TQ “bẻ đũa”.)
Về quân sự, VN sẽ làm được gì với khả năng quân sự của TQ, về mọi mặt không quân, hải quân ngày càng tối tân, mạnh bạo ? Những chiếc tàu ngầm của VN mua của Nga đến nay vẫn chưa giao. Nguyên nhân do VN không có tiền để trả, tàu đóng chưa xong, hay do áp lực của TQ khiến Nga chần chờ giao tàu ? Hiện nay nghe tin Nhật sẽ bán tàu ngầm cho VN. Đây là tin vui nhưng chừng nào thì có tàu ? VN có bao nhiêu giàn hỏa tiễn Bastion để phòng thủ hiệu quả bờ biển dài 3.000 km ? Và phòng thủ trong bao lâu ? Sẽ không ngạc nhiên khi nghe ông Phùng Quang Thanh, bộ trưởng Quốc phòng, luôn miệng “tụng niệm” câu thần chú “biết ơn đảng và nhân dân TQ… VN nguyện hợp tác chiến lược toàn diện với TQ…” để TQ không nổi điên “làm bậy”.
VN phải có phương án nào để tránh sụp đổ ?
Không có phương án nào xem chừng là điều tốt nhứt. Chế độ độc tài toàn trị CSVN sụp đổ là điều tốt nhứt để dẹp bỏ những bất công, thối nát, tham nhũng, bất tài… trong tập thể lãnh đạo. Có vậy VN mới có thể chấn hưng lại mọi mặt về kinh tế, giáo dục, xã hội…
Nhưng một sự sụp đổ như thế có thể đưa VN vào hỗn loạn, hay khủng hoảng lãnh đạo lâu dài, có nguy cơ mất trắng biển Đông cho TQ.
Phương án là phương án giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, hải phận của đất nước Việt Nam. Phương án đã có, người viết đã từng đưa ra. Vấn đề là CSVN không thực hiện, vì họ chủ trương thà mất nước chứ không để mất đảng.
Ai cũng thấy đòi hỏi của TQ về biển như trình bày trong tấm bản đồ chín đoạn chữ U là phi lý, vì nó không dựa trên một nguyên tắc luật học nào. Nhưng đòi hỏi chủ quyền của TQ ở các đảo HS và TS là có căn cứ. Thái độ của VNDCCH trong một thời gian dài, từ 1949 cho đến năm 1975, đã minh thị hay ám thị, nhìn nhận chủ quyền của TQ.
Trong cùng quảng thời gian đó, VNCH là phía chính thống, theo công pháp quốc tế, có chủ quyền tại HS và TS. Vấn đề sẽ là nhà nước CHXHCVN phải « kế thừa » danh nghĩa của VNCH tại HS và TS. Nhưng việc kế thừa không hề là một việc tự động mà nó là một vấn đề pháp lý, với một trình tự pháp lý phù hợp. Trong bài « Vì sao VN không kiện TQ ra một trọng tài quốc tế ? », tác giả có viết :
Phía CS miền Bắc gọi VNCH là « ngụy », tức là giả, không phải là một thực thể chính trị. Người ta không thể kế thừa ở một cái gì đó không thật (ngụy). Vả lại, nếu có tư cách « thừa kế », thì theo bộ luật về « kế thừa » của VN hiện nay, nhà nước CHXHCNVN có thể bị truất quyền « kế thừa » theo điều 643, khoản a và b.
Ta thấy khi cộng sản miền Bắc chiếm được miền Nam, một chính sách trừng phạt dân miền Nam đã được áp dụng liên tục trong nhiều thập niên. Văn hóa miền Nam bị xem là « văn hóa đồi trụy », đã bị xóa bỏ. Hầu hết nhân sự có liên quan, xa hay gần, đến chính quyền VNCH đều bị trừng phạt như bắt đi tù, bị truất hữu tài sản, nhà cửa, cả gia đình bị đuổi đi kinh tế mới. Lính miền Nam bị khinh miệt gọi là « lính ngụy », chính quyền miền Nam là « ngụy quyền », thậm chí dân miền Nam bị khinh bỉ gọi là « ngụy dân ». Đến hôm nay, người dân miền Nam vẫn còn bị trừng phạt. Trên bình diện đầu tư, miền Nam đóng góp trên ¾ của cải cho cả nước, nhưng về hạ tầng cơ sở miền Nam không được đầu tư như miền Bắc. Thậm chí, trong vấn đề giáo dục, miền Nam chỉ được đầu tư một phần tỉ lệ rất nhỏ so với miền Bắc.
Nhà cầm quyền CSVN, liên tục từ nhiều thập niên, đã « ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm » của người miền Nam. Tư cách gì nhà cầm quyền CSVN lên tiếng đòi « kế thừa » di sản VNCH ngày hôm nay ?
Vì vậy, « phương án » là phương án hòa giải dân tộc và kế thừa di sản VNCH. Trong bài « Công hàm 1958 : Hành động chính trị trong bối cảnh hay hành động tự nguyện với sự cam kết kế thừa ? » tác giả có viết :
VN hiện nay đã thông qua Luật Biển 2012, theo đó khẳng định HS và TS thuộc VN. Điều này không mâu thuẩn với lịch sử nhưng mâu thuẩn với thái độ trước đây của nhà nước VNDCCH. Để tránh việc này, nhà nước CHXHCNVN cần phải « hóa giải » hiệu lực công hàm 1958, qua việc kế thừa danh nghĩa của VNCH. Trong các « bạch thư » về chủ quyền của VN tại HS và TS, nhà nước CHXHCNVN chỉ đưa ra các bằng chứng bảo vệ chủ quyền, qua các thời kỳ nhà nước phong kiến, nhà nước bảo hộ Pháp, Đế quốc VN và nhà nước VNCH. Không thấy dòng nào nói về công lao của VNDCCH, ngoài các hành vi tương ứng với việc từ bỏ chủ quyền của nhà nước này. Kế thừa danh nghĩa VNCH để có chính danh, vì danh có chính thì ngôn mới thuận.
Nếu không « kế thừa » danh nghĩa của VNCH tại HS và TS, CHXHCNVN không có chính danh để phản biện đòi hỏi của TQ, trước các học giả quốc tế cũng như trên quan điểm quốc tế công pháp.
Nhiều học giả VN nói rằng : « CHXHCNVH là người chính thức kế thừa VNCH » nhưng không chứng minh việc « kế thừa » này đã thể hiện như thế nào ? Tác giả đã viết trong bài viết « Vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa : Thử bàn về tính liên tục và sự kế thừa giữa các « quốc gia » Việt Nam sau năm 1945. » cho thấy việc kế thừa chưa được thực hiện.
Phương án giữ nước đã được viết rõ ràng trong bài viết “Về giải thưởng « hòa giải và yêu thuơng » Trần Nhân Tông” tại đây :
hàng năm kiều dân Việt gởi về nước khoảng 7 tỉ đô la. Với số tiền này VN mua khí giới gì lại không được ? Đợt mua vũ khí nhiều nhứt của Đài Loan chỉ mới có 4 tỉ đô la. Vấn đề là VN muốn mua mà HK không bán !
« Lobby » của dân Việt tại HK hiện nay cũng đã lớn mạnh, không kém « lobby » Hoa kiều năm 1979. Nếu vận dụng tận lực, rất có thể VN sẽ được hưởng một luật, tương tự luật « Taiwan Relations Act ». VN có thể được mua vũ khí của HK để tự vệ. Điều này bảo đảm an ninh cho VN trước mọi âm mưu bành trướng của TQ.
Việc bảo vệ đất nước sẽ dễ dàng hơn, nếu có một phương án hữu hiệu và thực tế trong việc sử dụng khối kiều hối. Trong bài đã dẫn, có viết :
CSVN đã sai lầm nhiều lần trong quá khứ. Năm 1975, cơ hội bằng vàng để hòa nhập với cộng đồng thế giới văn minh, cùng lúc hủy bỏ mọi hứa hẹn, mọi tuyên bố của VN về chủ quyền của TQ tại HS và TS. Thập niên 90, cơ hội bằng vàng khác để « giả từ ý thức hệ », VN gia nhập vào hàng ngũ các nước văn minh, đồng thời tuyên bố xóa bỏ mọi hứa hẹn của lãnh đạo CSVN về lãnh thổ với TQ trước đó. Bây giờ, do mù quáng bởi quyền lợi và quyền lực, lãnh đạo VN tiếp nối nhau đi TQ, cam kết với lãnh đạo TQ quan hệ Việt – Trung cần được “kế thừa, gìn giữ và phát huy ». Điều này có nghĩa lãnh đạo VN hôm nay sẽ phải nhìn nhận tất cả các hứa hẹn, các tuyên bố của lãnh đạo miền bắc xưa kia về chủ quyền của TQ tại HS và TS. Trong khi, nếu thực thi đứng đắn chính sách hòa giải dân tộc, VN hôm nay sẽ có được tính chính thống để kế thừa danh nghĩa của VNCH, phủ nhận mọi đòi hỏi của TQ.
Đây là phương án, nếu không nói là phương án duy nhứt hiện nay, để có thể bảo vệ đất nước và dân chủ hóa VN.
VN phải có quan hệ mật thiết hơn với HK và các nước dân chủ phương Tây. Ngả về TQ thất sách, là mất nước, là làm nô lệ cho Tàu. -Việt Nam phải làm gì ?
- Việt Nam phải làm gì ? (Trương Nhân Tuấn).
Trung Quốc in bản đồ lưỡi bò trên hộ chiếu
-Thêm một lần tự chứng minh sự tráo trở
- Không đóng dấu vào hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
- Hộ chiếu mới cãi của Trung Quốc mang ý đồ xấu
- Lực lượng biên phòng chỉ cấp thị thực rời cho công dân Trung Quốc dùng hộ chiếu in chìm “đường lưỡi bò”
- Mỹ quan ngại về hộ chiếu mới của Trung Quốc
- Mưu mô thao túng
- Mỹ không chứng thực hộ chiếu “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
- Trung Quốc “né” vụ bản đồ gây tranh cãi trên hộ chiếu
- Dư luận quốc tế quan ngại về hộ chiếu in hình “lưỡi bò” mới của Trung Quốc
- Việt Nam từ chối hộ chiếu "lưỡi bò"
- Việt Nam, Philippines trao công hàm phản đối Trung Quốc cấp hộ chiếu in hình “lưỡi bò”
Hành động này của Trung Quốc một lần nữa chứng minh sự tráo trở, lời nói không đi đôi với việc làm, thái độ sẵn sàng làm những việc sai trái để biến thành việc đã rồi của Trung Quốc. Phân tích những tuyên bố của những người có trách nhiệm trong chính quyền Trung Quốc và đối chiếu với những việc họ đã làm, sẽ thấy rõ sự tráo trở đó. Trong thế giới đầy bất trắc này, quả thật, lòng tin đã là một thứ quá xa xỉ, không có thực trong quan hệ với nước láng giềng này.
Những tuyên bố đầy thiện chíXin bỏ qua những tuyên bố đầy tình hữu nghị cao cả như những núi liền núi sông liền sông... và cả những tuyên bố gần đây về phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”... chỉ mới đây thôi, ngày 11-10-2011, ngay sau các cuộc hội đàm, hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hồ Cẩm Đào cùng hai đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai Đảng, hai Nhà nước.Trong các văn kiện trên, có văn kiện thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thỏa thuận đó khẳng định: Hai bên, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Gần đây nhất ngày 20-9-2012 trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Tập Cận Bình (nay là Tổng Bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc), đã thảo luận về quan hệ hai nước. Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng với Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước không ngừng đi vào chiều sâu. Hai bên nhất trí cho rằng trong tình hình hiện nay việc không ngừng tăng cường sự tin cậy về chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cả hai nước. Mặc dù trong quá khứ chúng ta đã có nhiều bài học về sự bất nhất giữa lời nói và việc làm của họ, nhưng không ai phủ nhận rằng chúng ta cũng đã hy vọng rằng những tuyên bố, những ký kết ấy sẽ góp phần tạo nên sự ổn định của biển Đông, ngăn cản những thế lực hiếu chiến. Nhưng một lần nữa chúng ta lại thất vọng. Những hoạt động thực tiễn của họ đã thể hiện rõ tham vọng và dã tâm của họ.Tham vọng bành trướngTrong cuộc hội thảo quốc tế về biển Đông mới đây, Nhà nghiên cứu Hoàng Việt (ĐH Luật TP HCM) đã chỉ rõ, hành động cấp hộ chiếu cho công dân Trung Quốc có in bản đồ lưỡi bò thống nhất trong chiến lược, chính sách của Trung Quốc về biển Đông. Để đe dọa các nước trước những hành vi thể hiện vũ lực trên biển Đông, Trung Quốc dùng 3 cuộc "chiến tranh" để chèn ép các quốc gia nhỏ là chiến tranh tâm lý, chiến tranh truyền thông và chiến tranh kinh tế.Những hành vi dùng vũ lực trên biển Đông như dùng tàu hải giám, hải chính... ngăn cản việc thăm dò khai thác tài nguyên biển trên các vùng nước thuộc chủ quyền của Việt Nam và các nước khác, cắt cáp thăm dò dầu khí, xua đuổi thậm chí bắt cóc thuyền đánh cá, bắt nộp tiền chuộc... thành lập thành phố Tam Sa trên quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam, thành lập các tổ chức quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, tăng cường binh lực trên những đảo họ xâm chiếm trái phép trong quần đảo Trường Sa; Mới đây nhất, giới truyền thông Trung Quốc ngày 29-11 đưa tin cảnh sát biển tỉnh Hải Nam sẽ có quyền lục soát những tàu nào "xâm phạm trái phép" những vùng biển mà Bắc Kinh xem là lãnh hải của mình ở biển Đông; Trung Quốc đã tuyên bố xúc tiến công cuộc xây dựng hạ tầng thành phố Tam Sa, biến quần đảo Hoàng Sa thành khu công nghiệp đóng tàu và hậu cần nghề cá, đồng thời lập tuyến du lịch biển tại Hoàng Sa. Những hành động này hoàn toàn trái ngược với những tuyên bố hòa bình hữu nghị và cả những văn kiện đã ký kết của những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ Trung Quốc. Trong chiến tranh tâm lý, họ đe dọa sử dụng chiến tranh tổng lực, tăng cường ngân sách quốc phòng (năm 2013 lên đến 110 tỷ USD, mua sắm vũ khí từ tàu sân bay đến những tàu chiến, tên lửa hiện đại nhằm làm nhụt ý chí chiến đấu chống lại sự xâm lấn bằng vũ lực của các nước có chủ quyền trên biển Đông.Về kinh tế, lợi dụng sức mạnh kinh tế của mình, Trung Quốc sẵn sàng gây khó khăn cho những nước phản đối sự bành trướng của họ trên biển. Việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, hạn chế du lịch với Philippines, gây khó khăn trong mậu dịch trên biên giới phía bắc Việt Nam là các hành động thường thấy của họ.Trong chiến tranh truyền thông, họ không ngần ngại sử dụng hệ thống báo chí của mình, thậm chí cả những tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc như Nhân dân nhật báo, Hoàn cầu… dùng các biện pháp phi quân sự để áp đảo buộc các nước mà không dùng đến vũ khí. Họ luôn sử dụng những luận điểm không có căn cứ pháp lý, cổ vũ tinh thần dân tộc cực đoan trong nước, lừa bịp dư luận quốc tế với phương châm nói dối mãi cũng sẽ có người tin. Hành vi in bản đồ hình lưỡi bò trên hộ chiếu của công dân Trung Quốc là thuộc loại này. Rõ ràng hình lưỡi bò in trên hộ chiếu không phải là căn cứ pháp lý để dư luận quốc tế công nhận tính pháp lý của cái biên giới tưởng tượng đó, nhưng những người làm ra tấm hộ chiếu hy vọng rằng việc đóng dấu thị thực lên tấm hộ chiếu ấy lâu dần sẽ được coi như đã thừa nhận cái đường lưỡi bò đó, hoặc lâu dần tiếp xúc với tấm hộ chiếu ấy sẽ tạo ra thói quen coi đường lưỡi bò đó có thật. Giả vờ... điếcNgay cả người phát ngôn của chính phủ Trung Quốc, sau khi nhận được phản ứng của dư luận quốc tế về hộ chiếu có in hình lưỡi bò cũng vẫn xưng xưng: "Hình ảnh trên hộ chiếu không nên bị diễn giải thái quá. Trung Quốc sẵn sàng duy trì thông tin với các nước có liên quan và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh trong trao đổi giữa nhân dân Trung Quốc và các nước”. Nói như vậy dư luận càng tin rằng chính ông ta cũng không nghe được lời ông ta nói, vì nếu nghe được chắc chắn ông ta không nói vậy. Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn không ngạc nhiên, khi họ đóng tàu chiến, hướng tên lửa vào các nước láng giềng, khi họ nổ súng xâm chiếm các đảo... họ sẽ nói đến hòa bình, khi họ bắt cóc tàu đánh cá, khi họ đấu thầu quốc tế các tài nguyên biển trên lãnh thổ nước khác họ sẽ nói về hữu nghị, khi họ chuẩn bị một âm mưu... họ sẽ nói đến lòng tin. Nhưng chúng ta đã cương quyết.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 22-11 đã khẳng định tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng “chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông". Ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động này của Trung Quốc trái ngược với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10-2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp". Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo là với các du khách mang hộ chiếu có hình đường lưỡi bò thì không đóng dấu những cuốn hộ chiếu này mà cấp thị thực trên một tờ giấy rời. Đó cũng là chính sách của rất nhiều nước trên thế giới trước hành vi ngang ngược này của Trung Quốc.
Có thể nói trong tuần qua dư luận quốc tế đã kịch liệt phản đối về tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc. Điều đó cho thấy, Trung Quốc cần phải từ bỏ cách hành xử với các nước láng giếng theo kiểu “một mình một chợ”. Hành động in bản đồ đường lưỡi bò lên hộ chiếu đã một lần nữa chứng minh sự tráo trở, nói một đằng làm một nẻo của Trung Quốc và tất cả các nước có chủ quyền ở Biển Đông đang bị Trung Quốc cố tình vẽ vào cái đường lưỡi bò phi lý kia đều không chấp nhận tấm hộ chiếu đó và coi là không có giá trị. Mặc dù Bắc Kinh đã lên tiếng nói về tấm hộ chiếu mới của mình là “cải tiến công nghệ”, nhưng “bài” đấy đã cũ mèm rồi. Một khi sự dối trá đã nhiều lần được phơi bày thì không còn ai tin vào những lời nói dối. Và các nước vẫn tiếp tục lên tiếng phản bác đường lưỡi bò in trên hộ chiếu của Trung Quốc. Cụ thể Ấn Độ đã dán visa có in hình bản đồ của nước này, để cấp cho công dân Trung Quốc. Ấn Độ cũng sẽ cấp thị thực mới tại sứ quán ở Bắc Kinh, trong đó sẽ bao gồm bản đồ có vùng lãnh thổ mà New Delhi tuyên bố chủ quyền. Sau Việt Nam từ chối đóng dấu chứng thực cho các công dân Trung Quốc có hộ chiếu in "đường lưỡi bò”, Philippines trở thành nước thứ hai từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mới của Trung Quốc. Trước đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cũng bày tỏ sự quan ngại: “Trung Quốc có quyền thiết kế hộ chiếu như ý muốn", nhưng bề ngoài của các quyển hộ chiếu không được "gây thù địch giữa các nước”. Trong khi đó, ông Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, nói: "Chính phủ Trung Quốc nên rút lại mẫu hộ chiếu mới, bởi hộ chiếu là một vật trung lập, dùng để khích lệ các mối quan hệ kinh tế và con người song họ lại dùng nó để đưa ra một tuyên bố chính trị".
- Hộ chiếu “lưỡi bò”: Thêm một lần tự chứng minh sự tráo trở (ANTĐ/ DT)..
– NĂM 2012 LÀ NĂM TRUNG QUỐC VI PHẠM MỘT CÁCH NGHIÊM TRỌNG, CÓ HỆ THỐNG NHẤT CHỦ QUYỀN CỦA TA TRÊN BIỂN ĐÔNG ?! (Phạm Viết Đào).
- Phỏng vấn nhà văn Võ Thị Hảo: Bị cấm vẫn xuất bản được sách (BBC).- Nguyên quan chức QH nói về chính sách tiết kiệm nghìn tỷ/năm (GDVN). Ghi ý kiến ông Trần Quốc Thuận – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
- Thu hồi nhà truyền thống của Hãng phim truyện Việt Nam: UBND quận Tây Hồ làm trái quy định? (TP).- Lời kêu cứu khẩn cấp của Hãng phim truyện Việt Nam (DT). - Hãng phim truyện VN kiến nghị về việc thu hồi nhà Thủy tạ (TN). - Nghệ sĩ bức xúc vì Hãng phim truyện VN bị xâm hại (VNN). – Nguyễn Thị Hồng Ngát: Hãng phim truyện VN bị BQL Hồ Tây chiếm đất (Trần Nhương). - Công viên Tuổi Trẻ ‘bỏ ngoài tai’ chỉ đạo của thành phố (Petrotimes).
- Cử tri TPHCM kiến nghị: Ngăn chặn cướp giật, xử lý lãng phí đất công (SGGP). - Cử tri lo nạn cướp giật, quy hoạch “treo” (NLĐ). - HCM: Hàng triệu khối bùn thải đang tung hoành (SGTT). - Phú Yên: 80 vạn m3 bùn độc hại “treo” trên đầu dân (DV). - Nhà máy xi măng nhả bụi hành hạ dân (PLTP).
- Những con chuột trong buồng kiên giam (Người Buôn Gió).- Tá hỏa, hầm hiện đại nhất Thủ đô rò nước (ĐV).
- Trưởng công an xã gạ tình nữ sinh lớp 9 (DV). - Bình Phước: Dựng lại hiện trường vụ bóp cổ trưởng ban dân vận (DV).
- Đề nghị cách chức chức danh thẩm phán bị tố tại phiên xử (PLTP).
- Chồng làm ‘quan thuế’, vợ bán hàng lậu (TP).
- Tổng cục Thuế yêu cầu kiểm tra vụ thiếu tuyên truyền chính sách thuế (PLTP).
- Yêu cầu kiểm tra nhà xã hội sử dụng sai mục đích (LĐ).
- Ưu ái người phạm luật (NLĐ). - Đằng sau quyết định ban hành văn bản trái luật (LĐ). -Muốn làm việc, phải đóng tiền “thế chân” (NLĐ). - Bán nhà giùm con lại bị thu thuế (PLTP). - Chỉ mặt “chị Dậu” ngủ nhà lầu, lái xe hơi… ở VN (Kiến thức). - Quảng Nam: Xã chỉ đạo bất nhất, dân thiệt hại (DV).
- Thu phí đường bộ từ năm 2013: Lo ngại phí chồng phí? (TP). - Thu phí sử dụng đường bộ: Chưa sòng phẳng với người dân (TT). - Xoá trạm thu phí ngân sách nhưng tăng phí từ 1,5 đến 3,5 lần tại các trạm BOT (SGTT). - Tham gia ý kiến cho “sự đã rồi”? (SGTT). - Ô TÔ BIỂN XANH ƯỚC MƠ CỦA NGƯỜI VIỆT (Kha Trà Phương). - ‘Kẻ giấu mặt’ gây cháy xe (Petro Times). - Vẫn cấp đại trà CMND mẫu mới (NLĐ).
- Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình lún nứt vì ép tiến độ (TN).
- Một quy định làm khó báo chí (TN). - Vụ PV bị hành hung: Lấy lời khai một số đối tượng nghi vấn (DV). - TRẠNG QUÂN SANG TÀU THI VẼ (Huỳnh Ngọc Chênh). – Đối thoại thơ hay Đỗ Trung Quân và Ly Thuy Nguyen (I) (Phương Bích).
- Chính quyền nhân dân hay chính quyền lưu manh? (DLB).
- TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG GIẢI ĐÁP CHƯA THỎA ĐÁNG NHIỀU CÂU HỎI CỦA CỬ TRI HÀ NỘI TRONG CUỘC TIẾP XÚC NGÀY 1/12 (Phần 1) (Phạm Viết Đào).
- CHỈNH ĐỐN… CHÓ! (Nguyễn Văn Thiện).
- Nguyễn Ngọc Già – Thư gửi Nguyễn Chí Đức (Dân Luận). – CƯỚP ĐÊM LÀ GIẶC, CƯỚP NGÀY LÀ … X? (QLB). - Xem thực trạng mà hoan hô “ân huệ” – Xướng họa (Lê Khả Sỹ).
- Mời cùng tham gia ngày Internet Đen vì Quyền Con Người ở Việt Nam (Dân Luận).
- Thắng kiện vẫn bị “hành” (SGGP). – Làm rõ trách nhiệm UBND tỉnh do không thực hiện bản án (TT). – Kiện “quan”: Thắng chưa chắc đã hết khổ! (PLTP). - 10. Đám rước nhà tôi (Quê Choa).
- Vật dụng sinh hoạt thời bao cấp (Nguyễn Trọng Tạo).